BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TIẾNG ANH TIỂU LUẬN MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG Đề tài nghiên cứu VẤN ĐỀ LẠM DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO HIỆN NA
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA TIẾNG ANH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề tài nghiên cứu VẤN ĐỀ LẠM DỤNG CHATGPT TRONG HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN HỌC VIỆN NGOẠI GIAO HIỆN NAY
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thị Minh Thúy
HỌ TÊN SINH VIÊN: Cao Mỹ Hạnh
LỚP XÃ HỘI HỌC: XHHĐC-NNA51.7_LT
MÃ SINH VIÊN: NNA51C11017
Hà Nội, tháng 11 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1.Tính cấp thiết của đề tài 3
2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4
2.1 Đối tượng nghiên cứu 4
2.2 Khách thể nghiên cứu 4
2.3 Phạm vi nghiên cứu 4
3 Mục đích nghiên cứu 4
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 5
6 Thao tác hóa khái niệm 5
6.1 Khái niệm “Vai trò xã hội” 5
6.2 Khái niệm “Lạm dụng ChatGPT trong học tập” 5
6.3 Ảnh hưởng của ChatGPT lên vai trò xã hội của sinh viên 5
II PHẦN NỘI DUNG – THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 6
1.Khái quát khảo sát và quá trình thực hiện khảo sát 6
2.Tổng hợp kết quả nghiên cứu, nêu các đánh giá, nhận xét và các phương pháp hỗ trợ 6
2.1 Về thông tin cá nhân 6
2.2 Tần suất sử dụng ChatGPT trong học tập 6
2.3 Mục đích sử dụng ChatGPT trong học tập 7
2.4 Về độ cần thiết của ChatGPT đối với sinh viên 7
2.5 Về vấn đề lạm dụng ChatGPT của sinh viên Học viện Ngoại giao 8
2.6 Về vai trò xã hội của sinh viên 9
2.7 Đề xuất một số giải pháp tránh tình trạng lạm dụng ChatGPT 10
III THẢO LUẬN - KẾT LUẬN 11
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3I ĐẶT VẤN ĐỀ - NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ số, nơi khoa học công nghệ cũng như trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, đem đến nhiều bước tiến vượt bậc cho con người Với khả năng xử lý thông tin nhanh chóng, hiệu quả, cùng với khả năng tương tác linh hoạt với người dùng, dù mới chỉ ra đời trong vòng 2 năm trở lại đây, Chat GPT đã trở thành một phương tiện đắc lực cho giới trẻ tại Việt Nam và được biết đến và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sáng tạo nội dung, ngôn ngữ dịch thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học
Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ này trong giáo dục đang gây ra một
số lo ngại và thách thức, đặc biệt là trong giáo dục đại học Nếu như trước đây chúng ta cần tiếp cận với thông tin qua giáo viên, trợ giảng, tài liệu, giáo trình trên trường , hoặc qua các bài báo, nghiên cứu, thì giờ đây, Chat GPT có thể thay thế hoàn toàn tất cả các vị trí đó, khiến học sinh, sinh viên trở nên lệ thuộc vào ứng dụng, để tìm kiếm câu trả lời nhanh chóng mà không cần phải tư duy phản biện, nghiên cứu và phân tích vấn đề Bên cạnh đó, Chat GPT còn dễ dàng tạo ra các bài luận văn, nghiên cứu khoa học, dẫn đến tình trạng sao chép, gian lận trong việc hoàn thành bài tập Điều này không những khiến giáo viên trở nên khó khăn trong việc đánh giá đúng năng lực của học sinh mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập và kết quả học đường của sinh viên Bởi vậy, sự xuất hiện của Chat GPT đã thay đổi thói quen, hành vi học tập của nhiều sinh viên, khiến nhiều sinh viên trở nên lạm dụng Chat GPT trong học tập
Theo như một kết quả khảo sát về việc sử dụng Chat GPT của sinh viên tại Châu Á bởi tiến sĩ Greeni Maheshwari, Có khoảng 50 - 70% sinh viên đã sử dụng ChatGPT ít nhất một lần cho mục đích học tập 80% trong số những sinh viên được khảo sát sử dụng để tìm kiếm thông tin bài học cũng như giải đáp thắc mắc 60% sử dụng ChatGPT để hỗ trợ viết bài luận, làm bài tập Tuy nhiên, trong khảo sát này, có đến hơn 40% sinh viên thừa nhận họ sử dụngChat GPT
mà không thực sự hiểu rõ vấn đề
Do đó, một số trường học và tổ chức giáo dục đã áp dụng quy định cấm
sử dụng các công cụ AI như ChatGPT trong các bài kiểm tra, bài tập về nhà hoặc các kỳ thi Các quy định này yêu cầu học sinh phải làm bài thi và bài tập
mà không được trợ giúp từ bên ngoài, từ đó bảo vệ tính trung thực trong học tập Không những vậy, giáo viên còn được trường học hỗ trợ triển khai các phần
Trang 4mềm giám sát để phát hiện việc sử dụng công cụ AI trong quá trình làm bài, giúp dễ dàng phát hiện gian lận và đảm bảo học sinh làm bài độc lập Sinh viên, trong môi trường học thuật, có vai trò và nghĩa vụ chính là học tập, nghiên cứu
và phát triển bản thân Họ được kỳ vọng không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn phát triển khả năng tư duy độc lập, phân tích, giải quyết vấn đề và tạo ra các đóng góp, sáng tạo cho xã hội, cho cộng đồng Nếu tình trạng lạm dụng
ChatGPT trong học tập lan rộng, vai trò xã hội của sinh viên trong môi trường học tập sẽ ngày càng suy giảm
Xuất phát từ thực trạng và tác động trên của ChatGPT đối với sinh viên trong học tập, em đã quyết định thực hiện đề tài “ Vấn đề lạm dụng ChatGPT trong học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay” nhằm nghiên cứu về thực trạng và nguyên nhân của vấn đề này Từ đó, đưa ra đề xuất, kiến nghị các hình thức, cách thức ứng phó với với việc lạm dụng ChatGPT, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên tại Học viện Ngoại giao
2 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
2.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề cương là vấn đề lạm dụng ChatGPT trong
học tập của sinh viên Học viện Ngoại giao hiện nay
2.2 Khách thể nghiên cứu.
Khách thể nghiên cứu của đề cương là sinh viên đang theo học tại Học viện Ngoại giao
2.3 Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề cương tập trung nghiên cứu về vấn đề lạm dụng ChatGPT của sinh viên đang theo học tại Học viện Ngoại giao
- Phạm vi địa bàn: Học viện Ngoại giao, số 69, Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
- Phạm vi thời gian: Hoạt động trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi được tiến hành từ ngày 2/12/2024 đến ngày 5/12/2024
3 Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng ChatGPT trong học tập, từ đó đưa ra 1 số phương pháp sử dụng công nghê AI trong học tập phù hợp, góp phần cải thiện hiệu quả khả năng học tập của sinh viên tại Học viện Ngoại giao
Trang 54 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Thực trạng vấn đề sử dụng ChatGPT của sinh viên đang theo học tại Học viện Ngoại giao
- Tìm hiểu và làm rõ mức độ ảnh hưởng của ChatGPT lên vai trò xã hội của sinh viên trong môi trường học tập
- Đưa ra các khuyến nghị về chính sách sử dụng ChatGPT cho sinh viên Học viện Ngoại giao
5 Phương pháp nghiên cứu.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, tôi đã sử dụng phương pháp khảo
sát được sử dụng trong quá trình nghiên cứu nhằm thu thập nhiều thông tin cơ bản trong thời gian ngắn như nghành học của sinh viên Ngọai giao, giới tính, tần suất sử dụng, mức độ phụ thuộc
6 Thao tác hóa khái niệm.
6.1 Khái niệm “Vai trò xã hội”.
Vai trò xã hội là sự mong đợi của xã hội về những hành vi đặc thù điển hình của những người giữ một vị trí xác định trong cấu trúc xã hội Có thể xem vai trò xã hội cúa cá nhân như là một tập hợp những hoạt động, ứng xử cúa mỗi cá nhân mà xã hội mong đợi ở họ (Nguyễn Thanh Bình 2023, tr.86-87)
Vì vậy, trong khuôn khổ đề cương nghiên cứu, có thể nói vai trò xã hội của sinh viên Học viện Ngoại giao bao gồm việc học tập, rèn luyện bản thân, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của nhà trường, của cộng đồng và đóng góp cho môi trường học thuật
6.2 Khái niệm “Lạm dụng ChatGPT trong học tập”
“Lạm dụng” là một từ Hán – Việt, nghĩa là sử dụng quá mức, tận dụng thứ gì
đó một cách không hợp lý, quá giới hạn, gây hại đến bản thân người dùng
Do đó, ta có thể hiểu khái niệm “Lạm dụng ChatGPT trong học tập” nghĩa là
sử dụng công cụ này một cách không hợp lý hoặc không đúng mục đích, dẫn đến việc không phát triển được khả năng tư duy phản biện, khả năng sáng tạo và quá trình tự học của người học
6.3 Ảnh hưởng của việc lạm dụng ChatGPT lên vai trò xã hội của sinh viên
Vai trò của sinh viên trong môi trường đại học là học tập, tuân thủ đạo đức học thuật, phát triển bản thân, và cống hiến cho cộng đồng, cho xã hội Tuy nhiên, việc sinh viên sử dụng quá mức ChatGPT để hỗ trợ trong học tập lại dẫn đến
Trang 6những tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vai trò của họ trong xã hội Bản chất việc sử dụng ChatGPT là để giúp sinh viên có thể tìm kiếm thông tin, tạo ra nội dung nhanh chóng và dễ dàng, do đó việc lạm dụng nó sẽ phần nào làm mất đi giá trị của việc học tập, khiến sinh viên thiếu đi khả năng sáng tạo trong công việc, ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò, đóng góp của họ trong các dự án cộng đồng
II PHẦN NỘI DUNG – THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
1.Khái quát khảo sát và quá trình thực hiện khảo sát.
Để hoàn thành bài nghiên cứu này, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng Bảng hỏi được thiết kế nhằm mục đích kiểm tra tần suất sử dụng ChatGPT trong học tập, mục đích sử dụng, kiểm tra mức độ phụ thuộc và ảnh hưởng của nó như thế nào đến sinh viên
Sau khi hoàn thành bảng hỏi, tôi đã tiến hành khảo sát bằng cách gửi thông tin biểu mẫu đến sinh viên trong các khoa, các chuyên ngành tại Học viện Ngoại giao Sau 4 ngày khảo sát (từ ngày 2/12/2024 - ngày 5/12/2024), tôi đã nhận được 39 phản hồi và rút ra được một số kết luận cho đề tài nghiên cứu này
2.Tổng hợp kết quả nghiên cứu, nêu các đánh giá, nhận xét và các phương pháp hỗ trợ.
2.1 Về thông tin cá nhân
Trong tổng số 39 người tham gia khảo sát bảng hỏi, số sinh viên năm nhất
chiếm đa số, với tỉ lệ 74,4%, trong khi số sinh viên năm 3 chiếm 12,8% Ngoài
ra, phần lớn sinh viên Học viện Ngoại giao trả lời bảng hỏi học chuyên nghành Ngôn ngữ Anh, tỷ lệ sinh viên theo học các nghành khác trả lời bảng hỏi tương đối ít và có sự đồng đều
Trang 72.2 Tần suất sử dụng ChatGPT trong học tập.
Kết quả cho biết, phần lớn sinh viên tại Học viện Ngoại giao thường xuyên ứng dụng ChatGPT trong học tập, với mức độ “Thường xuyên” chiếm tỉ lệ 56,4%, cao nhất trong 5 mức độ, tiếp đó là 17,9% và 15,4% sinh viên có tần suất
sử dụng “Thỉnh thoảng” và “Luôn luôn” trong học tập Trong đó, số sinh viên cho biết “Không bao giờ”và “Hiểm khi” sử dụng chỉ chiếm tỉ lệ ít, với chỉ số tương đồng là 5,1%
Như vậy, ta có thể thấy phần đông sinh viên Học viện Ngoại giao có thói quen
sử dụng ChatGPT thường xuyên trong học tập, cho thấy công cụ này đã trở thành một công cụ quan trọng trong quá trình học của họ
2.3 Mục đích sử dụng ChatGPT trong học tập.
Khi được hỏi về mục đích sử dụng ChatGPT để phục vụ cho việc học, tỉ lệ
sinh viên cho biết họ sử dụng để “Tìm kiếm nguồn tài liệu” chiếm đến 53.1%, cho thấy sinh viên chủ yếu sử dụng ChatGPT như một công cụ hỗ trợ cho việc tìm kiếm thông tin Tiếp đến, có đến 20.5% sinh viên sử dụng ChatGPT để viết bài luận hoặc nghiên cứu khoa học, nhằm mượn ý tưởng, xây dựng dàn ý, hoặc thậm chí là viết phần đầu của bài luận, nghiên cứu Đáng chú ý là không có sinh viên nào sử dụng ChatGPT để học ngoại ngữ, vì ChatGPT có thể hỗ trợ học ngôn ngữ khá tốt qua việc cung cấp từ vựng và luyện tập hội thoại Điều này có thể cho thấy sinh viên tại Học viện Ngoại giao chưa khai thác đầy đủ tiềm năng
Trang 8của công cụ này trong việc học ngoại ngữ hoặc không tin tưởng vào khả năng của ChatGPT trong mảng ngôn ngữ
2.4 Về độ cần thiết của ChatGPT đối với sinh viên.
Kết quả khảo sát trên cho thấy có đến 29/39 sinh viên đánh giá việc sử dụng ChatGPT khi tự giải quyết một vấn đề khó ở mức độ “Cần thiết” và “Rất cần thiết”, cho rằng ChatGPT đóng vai trò quan trọng trong quá tình tự học và giải quyết các vấn đề học tập phức tạp Đáng chú ý là ở đây không có một sinh viên nào nghĩ rằng việc sử dụng ChatGPT là không cần thiết Điều này phản ánh sự tin tưởng của sinh viên Học viện Ngoại giao về khả năng hỗ trợ của công cụ đắc lực này trong việc cung cấp thông tin, giúp họ tiếp cận hiệu quả với những kiến thức cần thiết
2.5 Về vấn đề lạm dụng ChatGPT của sinh viên Học viện Ngoại giao.
Trong khảo sát, khi được yêu cầu tự đánh giá mức độ phụ thuộc vào ChatGPT trong học tập trong thang điểm từ 1-5, kết quả trung bình đạt được từ bài khảo sát là 3.74/5 điểm, cho thấy mức độ phụ thuộc của sinh viên vào ChatGPT ở mức trung bình cao Cụ thể, phần lớn sinh viên đánh giá mức độ phụ thuộc vào ChatGPT ở mức độ 3 hoặc 4, tức là mức độ trung bình đến khá, ngoài ra còn có khoảng 7.7% sinh viên đánh giá ở mức 5 , tức mức phụ thuộc cao vào công cụ này Điều này phản ánh rằng sinh viên Ngoại Giao đang sử dụng ChatGPT khá
Trang 9nhiều trong học tập và cần lưu ý đến việc duy trì cân bằng giữa việc tự học và việc sử dụng công nghệ hỗ trợ
Cụ thể, khi được khảo sát về cách thức sử dụng ChatGPT, dựa theo báo cáo
từ biểu đồ trên, dễ nhận thấy rằng tỉ lệ sinh viên sao chép nội dung trên
ChatGPT rồi chỉnh sửa cho phù hợp với yêu cầu bài tập chiếm tỉ lệ cao nhất, khoảng 52,6%, cho thấy sinh viên có xu hướng sử dụng ChatGPT như một công
cụ hỗ trợ nhanh chóng, nhưng vẫn cần sự can thiệp và điều chỉnh của bản thân
để phù hợp với các yêu cầu học thuật Số sinh viên kiểm tra lại thông tin trên các trang khác rồi mới sử dụng chiểm 23.7% cho thấy ý thức cẩn thận trong việc xác minh độ chính xác và độ đáng tin cậy của thông tin Ngoài ra, một số tỷ lệ nhỏ sinh viên (13.2%) có ý thức tự làm bài và tránh phụ thuộc vào công nghệ khá cao khi chỉ lấy ý tưởng của ChatGPT rồi tự thực hiện bài tập Tuy nhiên số sinh viên sao chép hoàn toàn nội dung trên ChatGPT mà không chỉnh sửa hoặc kiểm tra lại cũng chiếm 10.5%, điều này có thể phản ánh việc 1 số người dùng lạm dụng công cụ mà không thực sự tham gia vào quá trình nghiên cứu, học tập Dựa theo phần phản hồi trên, có thể đánh giá rằng phần lớn sinh viên Học viện Ngoại giao có xu hướng sử dụng ChatGPT để hỗ trợ trong học tập, nhưng vẫn thể hiện được sự chủ động trong học tập qua việc chỉnh sửa và suy nghĩ ý tưởng Mặc dù vậy, vẫn tồn tại một số bộ phận sinh viên còn lạm dụng sự tiện ích của ChatGPT mà không hiểu rõ vấn đề, không tìm hiểu nội dung mà chỉ sao chép hoàn toàn nội dung của trí tuệ nhân tạo, điều này cần được chú ý để đảm bảo tính trung thực và chất lượng học tập cho sinh viên, nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện trong quá trình học tập, tránh việc lạm dụng quá mức ChatGPT
Trang 102.6 Vềvai trò xã hội của sinh viên.
Kết quả cho thấy tần suất sinh viên sử dụng ChatGPT cho các dự án chung hoặc bài tập nhóm khá cao, với tỉ lệ sinh viên sử dụng ở mức độ “Thường
xuyên” cao nhất, chiếm đến 46.2% Trong đó, 12.8% sinh viên “Luôn luôn” sử dụng ChatGPT cho các hoạt động nhóm, điều này thể hiện một lượng nhỏ sinh viên hoàn toàn phụ thuộc vào công cụ này trong quá trình làm việc nhóm Tuy nhiên, tần suất thỉnh thoảng sử dụng cũng chiếm đến 41%, thể hiện rằng khá nhiều sinh viên sử dụng công cụ này trong tình huống cần thiết nhưng không quá phụ thuộc Đáng chú ấy ở đây là không có một sinh viên nào “Chưa bao giờ” sử dụng chatgpt cho các bài tập nhóm, thể hiện độ phổ biến của ChatGPT trong việc hỗ trợ các dự án chung
Có thể kết luận việc sử dụng ChatGPT cho các bài tập nhóm rất phổ biến, với tần suất sử dụng cao Tuy nhiên đối với một số sinh viên lạm dụng nó có thể dẫn đến việc thiếu sự đóng góp cá nhân, do sinh viên không thực sự tham gia đầy đủ vào quá trình nghiên cứu và làm việc và đồng thời điều này còn làm giảm tính trung thực trong học tập, ảnh hưởng đáng kể đến vai trò xã hội của sinh viên trong môi trường đại học
Mặc dù tần suất sử dụng ChatGPT của sinh viên trong công việc chung khá nhiều, tuy nhiên khi được yêu cầu đánh giá mức độ ảnh hưởng tiêu cực của việc
sử dụng ứng dụng này, kết quả khảo sát lại cho thấy đa số sinh viên Học viện