1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thẩm quyền của tòa án việt nam Đối với các vụ việc hợp Đồng có yếu tố nước ngoài

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Tác giả Nguyễn Trúc Lan Hà, Nguyễn Thị Loan, Nguyễn Nhựt Minh, Nguyễn Trần Thị Anh Thư, Trần Thụy Phương Thảo, Nguyễn Hoàng Trung Hiếu, Ngô Minh Quang, Đặng Kim Nguyệt, Trần Tuấn Kiệt
Người hướng dẫn Vũ Thị Bích Hải
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Tư pháp quốc tế
Thể loại Đề tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam trong vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài...5 CHƯƠNG II: Xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc hợp đồng c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA LUẬT

Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các

vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Môn: Tư pháp quốc tế

Lớp học phần: 232_71LAWS40673_03

Giảng viên hướng dẫn: Vũ Thị Bích Hải

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024

Trang 2

NHÓM 6

Đề tài 6: Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với các

vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Trang 3

Mục lục

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I: Khái quát chung 2

1 Khái niệm về hợp đồng có yếu tố nước ngoài 2

2 Đặc điểm hợp đồng có yếu tố nước ngoài 3

3 Phạm vi 4

4 Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam trong vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài 5

CHƯƠNG II: Xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài 5

1 Điều ước quốc tế (Việt Nam là thành viên) 5

2 Thẩm quyền của Toà án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam 6

a) Thẩm quyền chung của Toà án Việt Nam 6

b) Thẩm quyền riêng của Toà án Việt Nam 6

3 Nguyên tắc về thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài 7

4 Một số trường hợp hạn chế về thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài 8

Kết luận 9

Tài liệu tham khảo 10

Trang 4

Lời mở đầu

Trước khi tìm hiểu về việc xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài Chúng ta cần làm rõ được hai vấn đề:

Thứ nhất: Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cần có những điều kiện gì để xác định một

vụ việc có yếu tố nước ngoài Quy định về khái niệm vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Khoản 2 Điều 464 BLTTDS 2015 Việc xác định có tồn tại vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài hay không có một ý nghĩa rất quan trọng, đây chính là cơ sở để Toà án của một quốc gia, khi nhận được đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu của nguyên đơn trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài phải xem xét xem Toà án của quốc gia mình có thẩm quyền để thụ lý và giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đó hay không Thứ hai: Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lại về phần thẩm quyền của Toà án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài Như ta đã biết thì nguồn của Tư pháp quốc tế rất

đa dạng, bao gồm ba nguồn luật: Điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia và tập quán quốc

tế Tuy nhiên, do thẩm quyền này là vấn đề liên quan đến chủ quyền của từng quốc gia, vì vậy nguồn để điều chỉnh lĩnh vực này không có tập quán quốc tế Việc quy định này chỉ

có thể thuộc sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia là những nguồn luật thể hiện rõ ý chí của quốc gia Cơ sở pháp lý cho việc xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 3 Điều 2 của BLTTDS 2015

Trang 5

CHƯƠNG I: Khái quát chung

1 Khái niệm về hợp đồng có yếu tố nước ngoài

- Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thường được hiểu là những tranh chấp, những yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, thương mại có các nguyên đơn, bị đơn mang quốc tịch khác nhau; hoặc có các đối tượng tài sản tranh chấp tọa lạc ở nước ngoài; hoặc sự kiện pháp lý như hành vi ký kết hợp đồng, hành vi gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài

- Hợp đồng được định nghĩa theo Điều 385 BLDS 2015 là văn bản, lời nói hay bất cứ hình thức nào thể hiện sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự Có những loại hợp đồng như: hợp1

đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ, hợp đồng chính, hợp đồng phụ, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba hoặc hợp đồng có điều kiện

- Căn cứ vào Bộ Luật Tố tụng dân sự hiện hành, yếu tố nước ngoài trong một vụ việc hợp đồng dân sự sẽ được thể hiện ở một số khía cạnh như sau:

 Có ít nhất một trong các bên tham gia giao kết trong hợp đồng là cá nhân,

cơ quan, tổ chức nước ngoài

 Các bên tham gia trong hợp đồng dân sự đó đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan

hệ đó xảy ra tại nước ngoài

 Các bên tham gia trong hợp đồng dân sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của hợp đồng đó đang ở nước ngoài.2

Ba dấu hiệu nước ngoài nêu trên có thể được xem xét dưới góc độ điều kiện là chủ thể, sự kiện pháp lý và đối tượng pháp lý tương ứng Một quan hệ dân sự được coi

là có yếu tố nước ngoài khi quan hệ đó thỏa mãn ít nhất một trong ba yếu tố nước ngoài nêu trên

Ví dụ về hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài:

- Cấp xét xử: Sơ thẩm

- Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang

- Trích dẫn nội dung: “Từ khi chị được anh Kang H bảo lãnh sang sinh sống tại chỉ chỉ cư trú của anh Kang H được 09 ngày thì giữa chị và anh Kang H bất đồng ngôn ngữ và cách sinh hoạt hàng ngày, nên chị đã về Việt Nam và chấm dứt quan hệ hôn nhân với anh Kang H Như vậy, quan hệ hôn nhân giữa chị M và anh Kang H không đảm bảo theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về tình nghĩa vợ chồng.”3

1 Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015: Khái niệm hợp đồng

2 Khoản 2 Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015: Phạm vi áp dụng

Bản án 32/2018/HNGĐ-ST ngày 18/05/2018 về xin ly hôn có yếu tố nước ngoài

Trang 6

3 Hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận trên văn bản giữa anh Kang H và chị M xác lập quan hệ hôn nhân giữa cả hai Trường hợp trên đáp ứng một trong ba dấu hiệu pháp lý, “có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài”

2 Đặc điểm hợp đồng có yếu tố nước ngoài

- Hợp đồng có yếu tố nước ngoài là loại hợp đồng có thể bao gồm lĩnh vực dân

sự, thương mại và tư pháp quốc tế có sự liên quan của yếu tố nước ngoài Do

đó, sẽ có ít nhất một trong các bên tham gia hợp đồng có sự hiện diện của một quốc gia khác ngoài Việt Nam Trong đó bao gồm:

 Sự hiện diện của chủ thể nước ngoài: Một trong các bên tham gia hợp

đồng là cá nhân hoặc tổ chức pháp nhân có quốc tịch hoặc trụ sở tại quốc gia nước ngoài Chủ thể này có thể là một doanh nghiệp nước ngoài, một công dân nước ngoài, hoặc một tổ chức quốc tế Pháp luật Việt Nam không

có quy định trực tiếp nào đưa ra khái niệm về pháp nhân nước ngoài Tuy nhiên, lại có quy định doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.4

 Sự kiện pháp lý xảy ra tại nước ngoài: Quá trình xác lập, thay đổi, thực

hiện hoặc chấm dứt hợp đồng diễn ra tại quốc gia nước ngoài Bao gồm việc thực hiện các giao dịch kinh doanh, quản lý tài sản, hoặc giải quyết tranh chấp tại nước ngoài Sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài là dấu hiệu của yếu tố nước ngoài được xét đến chỉ khi các bên đương sự trong vụ việc dân

sự đều là chủ thể có yếu tố nội, nghĩa là người Việt Nam, tổ chức, pháp nhân Việt Nam

Ví dụ: Việc ký kết hợp đồng mua bán lô hàng thực phẩm giữa cá nhân A (Việt Nam) với công ty B (Hàn Quốc), việc ký kết hợp đồng là sự kiện pháp

lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên

 Đối tượng của giao dịch có liên quan đến nước ngoài: Hợp đồng có yếu

tố nước ngoài thường liên quan đến tài sản, dịch vụ, hoặc quan hệ pháp lý

có liên quan đến quốc gia nước ngoài

Ví dụ: Công ty A cung cấp dịch vụ cho thuê xe ngắn hạn với những cá nhân nước ngoài khi họ sang Việt Nam du lịch

Luật áp dụng đặc biệt: Hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thể chịu sự ảnh

hưởng của luật pháp quốc tế hoặc các hiệp định quốc tế Quy định về lựa chọn luật áp dụng và việc giải quyết xung đột pháp lý trong hợp đồng này thường phức tạp hơn so với hợp đồng hoàn toàn trong phạm vi một quốc gia

 Thực hiện quyền và nghĩa vụ qua biên giới quốc gia: Các bên tham gia

hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thể phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của

Khoản 9 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014

Trang 7

họ ở cả hai quốc gia, có thể đối mặt với các quy định về thuế, xuất khẩu/nhập khẩu, và các vấn đề tài phán quốc tế

- Ngoài ra, hợp đồng có yếu tố nước ngoài còn bao gồm những đặc điểm như sau:

 Làm phát sinh vấn đề xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Vì hợp

đồng là quan hệ thể hiện sự định đoạt cao của các bên nên pháp luật cho các bên khả năng lựa chọn hệ thống cơ quan tài phán khi có tranh chấp (không

có Điều ước quốc tế)

 Kết quả của sự tự do định đoạt của các bên: Các nhà làm luật thường cho

các bên tự do xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng Nguyên tắc pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên là hệ thống pháp luật

mà các bên lựa chọn

 Làm phát sinh vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định nước ngoài:

Bao gồm quyết định của Tòa án nước ngoài và của Trọng tài nước ngoài

3 Phạm vi

Tùy theo cách thức quy định của trong pháp luật các nước, mỗi quốc gia có thể chọn cách liệt kê một số vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ thuộc về quyền xét xử riêng biệt của Tòa án quốc gia mình hoặc cũng có thể sử dụng quy định về việc hạn chế thẩm quyền của Tòa án quốc gia mình không giải quyết những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước khác

Trường

hợp

 Việc thường trú, làm ăn, sinh

sống lâu dài tại Việt Nam

 Việc có trụ sở chính hoặc chi

nhánh tại Việt Nam cho

những vụ việc liên quan đến

hoạt động của chi nhánh, văn

phòng đại diện tại Việt Nam

 Yếu tố bị đơn có tài sản tại

Việt Nam…5

 Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam

 Vụ án ly hôn giữa công dân Việt với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.6

Bản chất

Có thể chia sẻ được và đương sự có

thể chọn khởi kiện ở các Tòa án

khác nhau

Không chia sẻ được và không cho phép các bên lựa chọn Tòa án theo ý chí của mình

Hình

thức giải

quyết

Bản án vẫn có thể được xét công

khai và cho thi hành tại nước sở tại

Bản án không có cơ hội được xét công nhận và cho thi hành tại nước

sở tại

5 Khoản 1 Điều 469 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015.

6

Trang 8

4 Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam trong vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Trong Tư pháp quốc tế có ba vấn đề lớn chính, một trong số đó có thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với các vụ việc dân sự hay hợp đồng có liên quan tới yếu tố nước ngoài Đây cũng luôn là vấn đề hàng đầu đáng để suy nghĩ để giải quyết các

vụ việc dân sự, hợp đồng có liên quan đến yếu tố nước ngoài vì thẩm quyền tòa án quốc gia gắn liền với chủ quyền của quốc gia đó Để có thể xác định được Luật để giải quyết vụ việc dân sự hay hợp dồng có yếu tố nước ngoài chúng ta trước tiên cần xem xét thẩm quyền thụ lý giải quyết của Tòa án quốc gia đó hay xem quyết định dân sự của một Tòa án nước ngoài được xét công nhận và cho thi hành trên lãnh thổ của quốc gia nước sở tại.7

Vậy việc xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong vụ việc hợp đồng có yếu

tố nước ngoài có vai trò rất quan trọng vì cần phải xác định được vụ việc hợp đồng

đó có yếu tố nước ngoài như thời điểm giao kết hợp đồng có phải ở nước ngoài không? Các bên giao kết với nhau có phải người nước ngoài không? Để tòa án Việt Nam có thể xem xét về thẩm quyền của mình nên thụ lý giải quyết hợp đồng đó hay không? Việc xác định đúng thẩm quyền của Tòa án Việt Nam khi giải quyết hợp đồng có yếu tố nước ngoài còn tạo điều kiện mở rộng thẩm quyền xét xử của các quốc gia khác Ngoài ra còn những ý nghĩa quan trong như là cơ sở pháp lý về thẩm quyền để bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho các đương sự của Việt Nam, bên cạnh đó còn giúp phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam

và các quốc gia nước bạn.8

CHƯƠNG II: Xác định thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài

1 Điều ước quốc tế (Việt Nam là thành viên)

 Nếu có Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về thẩm quyền của Toà án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Toà án Việt Nam phải căn

cứ theo Điều ước quốc tế đó để xác định Một số HĐTTTP mà Việt Nam là thành viên có quy định về Toà án có thẩm quyền đối với hợp đồng có yếu tố nước ngoài

 Có thể căn cứ vào các trường hợp sau:

- Căn cứ vào pháp luật điều chỉnh Nếu pháp luật Việt Nam điều chỉnh => Toà án Việt Nam

- Căn cứ vào nơi có bị đơn thường trú, tạm trú

- Căn cứ vào nơi nguyên đơn thường trú, tạm trú và nơi này có tài sản hay đối tượng tranh chấp

7 Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2019), “Chương V: Thẩm Quyền của Tòa Án Quốc Gia Đối Với Các Vụ Việc Dân

Sự Có Yếu Tố Nước Ngoài”, Giáo trình Tư pháp Quốc tế, NXB Hồng Đức

8 Đại học Luật TP Hồ Chí Minh (2019), “Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong vụ việc

Trang 9

2 Thẩm quyền của Toà án Việt Nam theo pháp luật Việt Nam

a) Thẩm quyền chung của Toà án Việt Nam

- Theo Điểm a ,b ,c ,đ ,e Khoản 1 Điều 469 BLTTDS:

 Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

 Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

 Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

 Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy

ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

 Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy

ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam

- Thẩm quyền chung của tòa án Việt Nam thường là những xem xét quyền hạn để giải quyết rồi mới ra quyết định để giải quyết vụ việc đó theo thủ tục tố tụng của tòa án Thẩm quyền của tòa án được phân định theo loại để phù hợp với các thẩm quyền của các cơ quan khác khi giải quyết vụ việc đó Việc phân định thẩm quyền của tòa án Việt Nam rất quan trọng trong thủ tục tố tụng dân sự khi giải quyết các

vụ việc có liên quan đến yếu tố nước ngoài vì có một số vụ việc có yếu tố nước ngoài mà tòa án Việt Nam và tòa án nước ngoài đều có thẩm quyền để xét xử (Đặc biệt là những vụ xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền

và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam), cũng có một số vụ chỉ có Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền để giải quyết

b) Thẩm quyền riêng của Toà án Việt Nam

- Theo Khoản 2 Điều 470 BLTTDS:

 Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này;

 Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;

 Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

 Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;

 Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam

- Thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam là thẩm quyền riêng biệt có tính chất bắt buộc khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bằng tố tụng dân sự

Trang 10

7 của Việt Nam với mục đích bảo vệ công dân hay lợi ích của nước Việt Nam như những trường hợp tại Điều 470 BLTTDS 2015 có nêu rõ:

“Vụ việc dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam, những vụ việc dân sự hay hôn nhân mà một bên là người Việt Nam, bên còn lại là người nước ngoài, hoặc những dân sự khác mà các bên lựa chọn Tòa

án Việt Nam để giải quyết,….”

3 Nguyên tắc về thẩm quyền của Toà án Việt Nam đối với các vụ việc hợp đồng

có yếu tố nước ngoài

 Pháp luật Việt Nam quy định về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam trong giải

quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài như sau: 9

Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:

 Căn cứ vào bị đơn

- Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam (điểm a khoản

1 Điều 469 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015)

- Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam (điểm b khoản 1 Điều 469 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015)

- Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam (điểm c khoản 1 Điều 469 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015)

 Căn cứ vào tính chất vụ việc

- Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam (điểm d khoản 1 Điều 469 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015)

- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy

ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam (điểm đ khoản 1 Điều 469 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015)

- Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy

ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.” (điểm

e khoản 1 Điều 469 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015)

- Căn cứ quy định trên thì Toà án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết với vụ việc hợp đồng có yếu tố nước ngoài khi:

 Một bên là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam

 Là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến

9

Ngày đăng: 12/02/2025, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN