Với sự bùng nổ của đại dịch COVID ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đã gây ra sự suy giảm mạnh trong cả sản xuất, thương mại và du lịch; từ đó gây đứt gãy chuỗi cung ứng củ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP.HCM
Nguyễn Thảo Mai Quỳnh – 225102588
Phan Ngô Thiên Ý – 225991462
Trang 2Tóm tắt nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2020- 2023Trong năm 2020 – 2023, Việt Nam đã phải đối mặt với rất nhiều thử thách đặc biệt trong đó là đại dịch COVID 19 và một vài yếu tố khác, do đó đã gây ra không ít biến động về mặt kinh tế cũng như là chính trị
Với sự bùng nổ của đại dịch COVID ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đã gây ra sự suy giảm mạnh trong cả sản xuất, thương mại và du lịch; từ đó gây đứt gãy chuỗi cung ứng của các ngành nồng cốt làm sụt giảm GDP toàn quốc
Do thất nghiệp kéo dài, doanh nghiệp đóng cửa trong thời gian dài dẫn đến việc người dân không có nguồn thu nhập khiến cho GDP Việt Nam trong thời gian đó giảm xuống một cách rõ rệt
Để khắc phục tình trạng đó, chính phủ nước ta đã ráo riết tiến hành các biện pháp phòng tránh cũng như là khắc phục, trước là đối với dịch bệnh sau là phải thực hiện các chính sách tài khóa hợp lí nhằm đẩy lùi được tình trạng suy thoái của nền kinh tế Bên cạnh đó, để đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế, chính phủ đã tăng cường hội nhập quốc tế nhằm kéo vốn đầu tư nước ngoài về Việt Nam cũng như là thuận lợi cho việc xuất khẩu sản phẩm sang các nước có nền kinh tế phát triển hơn
Trang 3PMI được tính toán dựa trên khảo sát các nhà quản lý mua hàng về mức độ hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng và các dịch vụ Các nhà quản lý mua hàng được hỏi về các yếu tố như sản lượng, đơn hàng mới, hàng tồn kho, giá
cả, việc làm và thời gian giao hàng
Năm 2020
PMI ngành sản xuất Viê tt Nam đã giảm nhẹ xuống dưới ngưỡng trung tính 50 điểmcòn 49,9 trong tháng 11, cho thấy các
điều kiện kinh doanh hầu như không
thay đổi trong tháng Kết quả này
được ghi nhận tiếp sau kết quả 51,8
điểm trong tháng 10 và là lần đầu tiên
rơi xuống dưới 50 điểm trong ba
tháng (Bão lụt tàn phá lĩnh vực sản xuất trong tháng 11, 2020)
Năm 2021
Ngày 01/7/2021, IHS Markit công bố chỉ số Nhà quản trị mua hàng - PMI ngành sản xuất của Viê tt Nam đã giảm mạnh từ 53,1 (tháng 5/2021) xuống còn 44,1 (tháng 6/2021) Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh suy giảm mạnh nhất trong hơn một năm và kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 6 tháng.Nhưng đến tháng 11 Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) của Việt Nam đã tăng lên 52,2 điểm trong tháng 11 so với 52,1 điểm trong tháng 10, cho thấy các điều kiện kinh doanh cải thiện tháng thứ hai liên tiếp sau thời kỳ giảm do làn sóng đại dịch Covid-19 thời trước trong năm
Năm 2022
PMI - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global
giảm xuống dưới ngưỡng trung tính 50 điểm trong
tháng 11, từ đó kết thúc thời kỳ tăng kéo dài 13
tháng Với kết quả 47,4 điểm so với 50,6 điểm của
tháng 10, chỉ số kỳ này cho thấy các điều kiện kinh
doanh suy giảm mạnh trong tháng
PMI
Trang 4PMI ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đã giảm thành mức thấp của năm tháng là 47,3 điểm trong tháng 11 so với 49,6 điểm của tháng 10 Kết quả chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đã giảm mạnh so với thángtrước, từ đó kéo dài thời kỳ giảm hiện nay thành ba tháng ( Số lượng đơn đặt hàng mới giảm lần đầu , 2023)
Trong suốt ba năm, bắt đầu từ năm 2020 và kết thúc vào năm 2023, PMI của Việt Nam đã trải qua những biến động kinh tế đáng chú ý Chỉ số này đóng vai trò là thước đo đáng tin cậy để theo dõi sự thay đổi của các số liệu quan trọng liên quan đến lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế một quốc gia PMI của Việt Nam sụt giảm đáng kể trong năm 2020 do các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội
do đại dịch Covid-19 Tuy nhiên, nhờ thực hiện thành công các biện pháp phòng, chống dịch, nền kinh tế đã phục hồi nhanh chóng và đạt mức tăng trưởng ổn định trong những tháng gần đây
Năm 2021 chứng kiến sự tăng trưởng đáng chú ý của chỉ số PMI của Việt Nam, cho thấy sự hồi sinh mạnh mẽ ở cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sau tác động của đại dịch Sự hồi sinh của hoạt động kinh doanh cùng với sự đầu tư từ các quốc gia đối tác đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng vượt bậc này Mặc dù bắt đầu năm với những thách thức từ dịch bệnh, nhưng sự kiểm soát dịch bệnh hiệu quả cùng với việc triển khai các biện pháp hỗ trợ kinh tế đã giúp nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng Cả ngành sản xuất và dịch vụ đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực
Với việc mở cửa lại nền kinh tế và sự hỗ trợ của chính phủ, các ngành sản xuất và dịch vụ đã có sự gia tăng đáng kể Các ngành công nghiệp chủ chốt như sản xuất,
du lịch và xuất khẩu đã có sự phục hồi thành công Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều vấn đề, trong đó có sự bất ổn của thị trường toàn cầu, giá nguyên liệu thô cao
Trang 5và chi phí lao động ngày càng tăng Vậy nên đến cuối năm 2022 tình trạng PMI của Việt Nam có dấu hiệu suy giảm.
Nền kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ suy thoái vào năm 2023 do xung đột Ukraine đang diễn ra Xung đột này đã dẫn đến sự gia tăng giá nguyên liệu thô cũng như chi phí nhiên liệu và vận chuyển do sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng Ngoài ra, lãi suất ngân hàng cao khiến doanh nghiệp phải vay vốn sản xuất nhiều hơn Để đối phó với sự bất ổn kinh tế, các cá nhân đã bắt đầu cắt giảm chi tiêu, dẫnđến nhu cầu tiêu dùng giảm
Nga-Dự đoán PMI trong năm 2024
Theo đó, PMI ngành sản xuất Việt Nam đạt kết quả 50,4 trong tháng 2, tăng nhẹ sovới 50,3 điểm của tháng 1 và nằm trên ngưỡng 50 điểm tháng thứ hai liên tiếp.(Nguyễn, PMI Việt Nam tháng 2/2024 tăng nhẹ lên mức 50,4 điểm, chuyên gia chỉ
ra hai yếu tố được cải thiện tích cực, 2024) Mức độ cải thiện sức khỏe ngành sản xuất thể hiện thông qua chỉ số vẫn chỉ là nhẹ
Tuy nhiên, mức tăng trưởng chung vẫn còn yếu, và điều này khiến các công ty vẫn thận trọng trong việc mua hàng và quản lý hàng tồn kho
PMI 2024 của Việt Nam có thể tăng nếu dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, Chính phủ có giải pháp hỗ trợ phù hợp, nhu cầu tiêu thụ tăng cao, giá nguyên vật liệu đầu vào giảm và chuỗi cung ứng toàn cầu hồi phục Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm tàng có thể gây suy giảm PMI 2024 Như COVID-19 bùng phát trở lại và tình trạng suy thoái kinh tế không được cải thiện
Trang 6Đây là chỉ số kinh tế được sử dụng để đo lường mức
độ thay đổi trung bình của giá cả hàng hóa và dịch
vụ tiêu dùng theo thời gian Trong giai đoạn này
2020 – 2023 chỉ số này đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực
Năm 2020
Nhìn lại vào năm
2020, mặt bằng giá cả trên thị trường tiêu dùng đã trải qua sự biến động đáng kể, đặcbiệt là từ tháng 1 với mức tăng CPI đáng kể lên đến 6,43% (KIỂM SOÁT THÀNH CÔNG LẠM PHÁT NĂM 2020, ĐẠT MỤC TIÊU QUỐC HỘI ĐỀ RA DƯỚI 4%, 2021) đặt ra những thử thách lớn cho việc kiểm soát trong việc lạm phát trong năm bằng các chính sách thắt chặt chi tiêu, giảm trợ cấp, tăng lãi suất nhằm kiểm soát tình trạng chi tiêu của người dân
Từ tháng 1 – tháng 6, tốc độ tăng của CPI giảm dần từ 6,43% xuống 4,19% Điều này cho thấy Chính phủ và các cơ quan liên quan đã đưa ra các biện pháp kiểm soát lạm phát và được triển khai một cách có hiệu quả để có thể kiểm soát được lạm phát (Hạnh, 2020)
Từ tháng 7 – tháng 12, tốc độ tăng của CPI tiếp tục giảm từ 4.07% xuống còn 3.23% dưới 4% Điều này là một kì tích đáng kể trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lượng Sự giảm dần như vậy lại tiếp tục cho thấy hiệu quả của các biện pháp kiểm soát lạm phát và quản lý giá của Chính phủ Đồng thời nó còn phảnánh được sự ổn định trong nền kinh tế nói chung (Hạnh, 2020)
Có một số nguyên nhân chính dẫn đến việc gia giảm chỉ số CPI trong năm 2020 Trước hết, giá các mặt hàng lương thực đã tăng mạnh, phần lớn do tình hình cung cầu không cân đối và ảnh hưởng của thiên tai như mưa bão và lũ lụt tại miền Trung Tiếp theo, giá thuốc và dịch vụ y tế cũng tăng do tình hình dịch Covid 19 trên toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp Tuy nhiên, cũng có một số yếu tố đã giúp kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020
CPI
Trang 7Mặc dù vậy, chỉ số CPI này không hẳn là một chỉ số tốt để biểu thị mức độ mạnh hay yếu của một nền kinh tế do nó dựa vào lượng tiêu dùng của người sử dụng Doảnh hưởng của COVID 19 nên sức mua của người dân giảm sút rất nhiều, do đó chỉ số CPI giảm không hẳn là một tín hiệu rõ ràng trong việc chính phủ đã thành công trong việc điều tiết tốt lạm phát
Tóm lại, năm 2020 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát mặc dù
CPI cao ở giai đoạn đầu năm nhưng qua các biện pháp, tốc độ tăng dần giảm xuống và đạt dưới mức 4%, đạt mục tiêu đã đề ra của Quốc hội trong một năm có nhiều biến đổi khó lường với nhiều yếu tố tác động bất lợi
Nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động của CPI trong năm 2021 cũng tương đương với năm 2020, bao gồm việc giá xăng dầu và giá gas giảm giá theo giá nhiên liệu thế giới, cùng với tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước và giá các mặt hàng thực phẩm so với năm trước (CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG, CHỈ SỐ GIÁ VÀNG VÀ CHỈ SỐ GIÁ ĐÔ LA MỸ THÁNG 12 NĂM 2021, 2021)
Tóm lại Trong bối cảnh phải đối mặt với đại dịch và biến động về giá cả , việc
giảm tốc độ tăng CPI có thể phản ánh sự giảm đột ngột trong nhu cầu tiêu dùng do các biện pháp hạn chế xã hội và khó khăn kinh tế gây ra bởi đại dịch Tuy nhiên, sốliệu này cũng thể hiện sự duy trì sự ổn định và kiểm soát được lạm phát trong quản
lý giá cả và tiêu dùng, giúp giảm bớt áp lực tài chính đối với người dân.tuy nhiên, việc duy trì ổn định giá cả vẫn còn là một thách thức, đặc biệc là trong bối cảnh tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hét sức phức tạp
Trang 8Năm 2022
Tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm 2022 ở mức 2,44% tăng 0,97% so với cùng kỳ năm trước CPI bình quân quý IV/2022 tăng 4,41% so với cùng kỳ năm trước Tínhchung cả năm 2022, CPI tăng 3,15% so với năm 2021, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.So sánh với các nước khác, Việt Nam thuộc nhóm các nước có mức lạm phát thấp so với mặt bằng chung, điều này thể hiện sự ổn định trong việc quản lí giá cả,
dù có một số biến động và thách thức (Nguyễn, 2022)
Yếu tố chủ yếu đóng góp vào tăng CPI là xăng dầu và các mặt hàng thức phẩm, giáxăng dầu đã được điều chỉnh 34 đợt trong năm 2022, là yếu tố chủ yếu đẩy CPI tăng mạnh, góp phần lớn vào tỷ lệ tăng CPI 3,15% Giá các mặt hàng thực phẩm đãtăng 1,62% so với năm trước, góp phần vào tăng CPI 0,35 điểm phần trăm Đây là một yếu tố quan trọng khác đóng góp vào sự tăng trưởng của CPI Lạm phát cơ bảnbình quân năm 2022 tăng 2,59%, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,15%) (Nguyễn, 2022)
Tóm lại áp lực lạm phát vẫn rất lớn và cần được quản lý cẩn thận trong năm 2023, đặc biệt là trong bối cảnh các yếu tố địa phương và quốc tế có thể tác động tiêu cựcđến giá cả và nền kinh tế nước nhà
Năm 2022 là một năm đầy biến động và thách thức với nền kinh tế Việt Nam Với con số tăng đáng kể so với năm trước, số liệu đó đã phản ánh sự tăng trưởng mạnh
mẽ của giá cả trong thời kì bị tác động bởi nhiều yếu tố như xung đột giữa Nga Ucraina và sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới Tuy vậy, chỉ số CPI Việt Nam vẫn
-có thể kiểm soát và ổn định đạt được mục tiêu đã đề ra Năm 2022 là một năm đầy biến động và thách thức với nền kinh tế Việt Nam hồi kinh tế trong bối cảnh đại dịch vẫn còn ảnh hưởng
Trang 9Năm 2023
So với cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng CPI các tháng đầu năm có xu hướng giảm dần, từ tháng Bảy theo xu hướng tăng trở lại Trong năm 2023, CPI tháng Một tăngcao nhất với 4,89%, sau đó giảm dần đến tháng Sáu mức tăng chỉ còn 2%, đến tháng Mười Hai tăng 3,58% CPI bình quân quý IV/2023 tăng 3,54% so với quý IV/2022 Lạm phát cơ bản bình quân năm 2023 tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung ( tăng 3,25%) Tính chung cả năm 2023, CPI tăng 3,25% so với năm trước, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra (TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUÝ I NĂM 2023 CỦA 5 THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG, 2023)
Nguyên nhân tăng CPI năm 2023 là do nhiều yếu tố khác nhau như ở nhóm giáo dục CPI tăng do một số địa phương tăng học phí, nhóm điệm sinh hoạt tăng do nhucầu sử dụng điện tăng và giá bán lẻ bình quân được điều chỉnh, nhóm lương thực
và thực phẩm tăng do giá gạo tăng theo giá xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng,…
Tóm lại sự tăng giảm phản ánh sự biến động yếu tố cung cầu và giá cả trong thị
trường Tuy CPI trong mức ổn định và đạt mục tiêu Quốc hội đề ra nhưng nó vẫn phản ánh sự áp lực lạm phát trong nền kinh tế Tăng giá các nhóm hàng như giáo dục, nhà ở, lương thực, và thực phẩm đã đóng góp vào tăng CPI, trong khi giảm giá xăng dầu và gas đã giúp kiềm chế tốc độ tăng của CPI Chính sách quản lý giá
và các biện pháp kiềm chế lạm phát là cần thiết để duy trì ổn định kinh tế và giá cả trong năm tiếp theo
Kết luận và dự đoán: Từ năm 2020-2023, CPI đã trải qua nhiều biến động khác
nhau nhưng tổng thể Chính Phủ vẫn áp dụng được những biện pháp và chính sách
Trang 10để kiểm soát lạm phát và duy trì trong mức ổn định, không vượt mức mục tiêu đề
ra, không có biến động đáng kể
Biến động trên thị trường hàng hóa thế giới và thị trường tài chính có thể ảnh hưởng đến xu hướng CPI trong năm 2024 Tuy nhiên, các biện pháp quản lý và kiểm soát của Chính phủ có thể giúp giảm bớt tác động của những yếu tố này Còn
về phía nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ duy trì sự ổn định và phục hồi từ tác động của đại dịch COVID-19 Sự phục hồi kinh tế có thể giúp giảm áp lực lạm phát và duy trì mức tăng CPI ở mức ổn định Trong 2024, chúng ta có thể dự báo rằng mức độ CPI sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định dưới sự điều chỉnh của yếu
tố kinh tế và chính sách của Chính phủ hoặc có thể sẽ tăng nhẹ so với năm trước nhưng có thể sẽ không cao như những năm trước đó Tuy vậy mặc dù đã có sự ổn định trong việc kiểm soát lạm phát những sự biến động bởi nhiều yếu tố vẫn có thểảnh hưởng đến xu hướng của CPI trong năm 2024 và việc đảm bảo ổn định và kiểm soát lạm phát vẫn là một thách thức và yêu cầu sự quản lý chặt chẽ từ phía Chính phủ và các cơ quan liên quan
Trang 11là một chỉ tiêu quan trọng trong kinh tế, đánh giá tốc
độ phát triển ngành công nghiệp hàng tháng, quý và năm Đây là tỉ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kì hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kì gốc IIP được tính dựa trên khối lượng sản phẩm sản xuất chủ yếu với quyền số là giá trị tăng thêm
Năm 2020
Dịch covid-19 được kiểm soát tốt ở trong nước Tính chung cả năm 2020, giá trịtăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,36% trong đó công nghiệp chế biến, chế tạotăng 5,82%, giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành côngnghiệp và toàn nền kinh tế Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2020.
ước tính tăng 3,36% so với năm trước Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chếtạo tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung củatoàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, đóng góp 0,19điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nướcthải tăng 5,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 5,62%,làm giảm 0,36 điểm phần trăm trong mức tăng chung
Tóm lại Năm 2020 là một năm đầy biến động với dịch bệnh covid-19 Tuy vậy cácngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn có chiều hướng tăng 5.82% và ngànhcông nghiệp cấp II bị ảnh hưởng nhất là dịch vụ khai thác mỏ và quặng giảm tới33,5%.Ngoài ra sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng tồn kho tới 231,6%.Trong năm
2020 ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu có chiều hướng tích cực nhấtkhi giảm tổn kho tới 75%
Năm 2021
Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2021 ước tính tăng 4,82% so vớinăm trước Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,37%, đóng góp1,61 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sảnxuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; ngành cungcấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4%, đóng góp 0,02điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm 6,21%, làm giảm 0,23 điểm phần trămtrong mức tăng chung (Ngọc, 2022)
Chỉ số IIP toàn ngành công nghiệp năm 2021 ước tính tăng 24,64% so với năm
2020 (năm 2020 tăng 39,43%) Trong đó, ngành công nghiệp sản xuất và phânphối điện tiếp tục là điểm sáng của toàn ngành với mức tăng 43,11% (Ngọc, 2022)
IIP
Trang 12Năm 2021 là một năm của ngành công nghiệp chế biến sáng tạo khi trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu đã kịp thời tổ chức sản xuất linh hoạt phù hợp với điều kiện diễn biến đại dịch trong từng giaiđoạn cụ thể Tuy nhiên ngành sản xuất và phân phối điện là điểm sáng với mức tăng 43,11%
Năm 2022
Sản xuất công nghiệp quý IV/2022 có xu hướng tăng chậm lại, tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 3,6% so với cùng kỳ năm trước Tính chung cả năm 2022, giá trịtăng thêm ngành công nghiệp tăng 7,69% so với năm trước (quý I tăng 7,16%; quý
II tăng 9,51%; quý III tăng 11,06%; quý IV tăng 3,6%) Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 5,19%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm trong mức tăng chung Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý IV/2022 tăng 3%, là mức tăng thấp nhất so với các quý của năm 2022 do đơn hàng sụt giảm, chi phí đầu vào ở mức cao và thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu (CHỈ
SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP THÁNG 12 NĂM 2022, 2022)
Tóm lại Trong năm 2022 hoạt động sản xuất công nghiệp nước ta chịu ảnh hưởng
từ các yếu tố từ bên ngoài như sự phục hồi chậm và khó khăn của các đối tác thương mại lớn, tiền tệ gia tăng trước bối cảnh lạm phát kỷ lục ở một số nước,… Tuy nhiên ngành sản xuất đồ uống tại nước ta tăng 32,3%, các sản phẩm từ sản xuất da tăng 15,6% và sản xuất trang phục tăng 14,8% đã cho thấy nền kinh tế dần hồi phục khi nhu cầu ăn mặc của con người sau đại dịch đang có chiều hướng tích cực
Năm 2023
Tính chung cả năm 2023, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,02% so với năm trước Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,62%, đóng góp 0,93 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 3,79%, đóng góp 0,14 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,18%,
Trang 13đóng góp 0,03 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 3,17%, làm giảm 0,10 điểm phần trăm
Tóm lại Năm 2023 là một năm ổn định đối với nước ta trong tình hình diễn biến
quốc tế phức tạp Tính chung năm 2023 chỉ số tiêu thụ ngành chế biến sáng tạo tăng 1,8% so với năm 2022 và chỉ số tồn kho toàn ngành chế biến sáng tạo giảm 1,3% Điểm sáng duy nhất với năm 2023 là ngành sản xuất cao su và plastic tăng 13,2% là ngành tăng cao nhất
Trang 14FDI là quá trình mà một tổ chức hoặc cá nhân từ một quốc gia đầu
tư vào một quốc gia khác thông qua việc mua cổ phần, thành lập công ty con hoặc chi nhánh, hoặc thực hiện các hợp đồng đối tác kinh doanh FDI có thể diễn ra trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau và có thể mang lại lợi ích kinh tế cho cả quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư Việc thu hút FDI thường được coi là một mục tiêu quan trọng của nhiều quốc gia để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển
Năm 2020
Nhập khẩu của khu vực FDI đạt 168,8 tỷ USD, chiếm tới 64,3% kim ngạch nhập khẩu của cả nước nhưng tính chung cho năm 2020, khu vực FDI đã xuất siêu 33 tỷ USD không kể dầu thô, giúp bù đắp 15,6 tỷ USD nhập siêu của khu vực doanh nghiệp trong nước (Tổng cục Thống kê, 2020), từ đó, đảo ngược cán cân thương mại của Việt Nam về kết quả xuất siêu 19,1 tỷ USD FDI cũng giúp đẩy mạnh xuất khẩu, đóng góp vào thặng dư cán cân thương mại của Việt Nam, từ đó thúc đẩy tăng trưởng GDP Những đóng góp này ngày càng được nâng cao Giá trị xuất khẩu hàng hoá của khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 27% vào năm 1995 và tăng gấp gần 3 lần lên tới 71,7% kim ngạch xuất khẩu cả nước vào năm 2020 (Thu, 2021)
Nhập khẩu của khu vực FDI chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, đồng thời xuất khẩu cũng đóng góp lớn cho tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước FDI đã đạt được xuất siêu, giúp cân bằng cán cân thương mại của Việt Nam, đồng thời đảo ngược tình trạng nhập siêu trong nhiều năm trước đó Với vai trò tích cực trong xuất khẩu và cân bằng cán cân thương mại, FDI đã góp phần vào tăng trưởng GDP của Việt Nam Giá trị xuất khẩu hàng hóa của khu vực doanh nghiệp FDI ngày càng tăng, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước, từ 27% vào năm 1995 lên đến 71,7% vào năm 2020
Năm 2021
Vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2%; vốn thực hiện đạt 19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm 2020 Kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI năm
2021 đạt 247,54 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2020, chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu cả nước Kim ngạch nhập khẩu của khu vực FDI đạt 218,18 tỷ USD, tăng 21,9% so với 2020, chiếm 65,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước; xuất siêu gần29,36 tỷ USD, bù được nhập siêu 25,36 tỷ USD của doanh nghiệp trong nước, tạo
FDI
Trang 15ra xuất siêu 4 tỷ USD, mặc dù chưa bằng năm 2020, nhưng là 6 năm liền Việt Namxuất siêu Đóng (FDI)góp của khu vực FDI đã đưa tổng kim ngạch thương mại hàng hóa Việt Nam vượt 668,5 tỷ USD, thuộc 20 quốc gia hàng đầu thương mại quốc tế năm 2021 (THU HÚT FDI NĂM 2021, DỰ BÁO NĂM 2022, 2021)Chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc của nước ta theo hướng nâng cao chất lượng
và hiệu quả thu hút FDI và khu vực kinh tế FDI đã bắt đầu phát huy tác dụng, các
dự án đầu tư mới dưới 5 triệu USD giảm nhiều làm tăng quy mô bình quân của dự
án FDI so với năm 2020, hai dự án công nghệ cao điều chỉnh vốn đầu tư tăng hơn 2,66 tỷ USD Các nhà đầu tư và nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao việc nhà nước Việt Nam nổ lực hoàn thiện thể chế, cải cách nền hành chính quốc gia, giảm thiểu hàng nghìn thủ tục hành chính, chuyển nhanh sang chính phủ số, do đó số doanh nghiệp FDI dự kiến mở rộng sản xuất và kinh doanh chiếm tỷ lệ trên 65%
Vốn đầu tư FDI tiếp tục tăng trong năm 2021, dù mức tăng không cao bằng năm trước nhưng vẫn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là xuất khẩu, giúp cân bằng cán cân thương mại
và tạo ra xuất siêu Chính sách thu hút đầu tư có chọn lọc và các cải cách trong môi trường đầu tư được thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động của cácdoanh nghiệp FDI
Năm 2022
Tổng vốn FDI đăng kí vào Việt Nam đạt gần 27,72 tỉ USD, mức vốn FDI thực hiệnđạt kỉ lục 22,4 tỉ USD, tăng 13,5% so với cùng kì năm 2021 Đây là số vốn FDI thực hiện cao nhất trong 5 năm (2017 - 2022) Tính lũy kế trong giai đoạn 1986 -
2022, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn FDI; trong đó, 274 tỉ USD
đã được giải ngân, chiếm 62,5% tổng vốn đầu tư đăng kí còn hiệu lực Năm 2022, mặc dù doanh nghiệp FDI có những đánh giá tích cực về môi trường kinh doanh ở Việt Nam như hoạt động thanh, kiểm tra đã giảm, những chuyển biến tương đối tích cực trong cải cách thủ tục hành chính ở nhiều lĩnh vực, chi phí không chính thức tiếp tục được xóa bỏ, chất lượng lao động và chất lượng hạ tầng có những cải thiện tương đối rõ Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục khắc phục như: Tập trung cải cách những thủ tục hành chính mà một số doanh nghiệp vẫn gặp phiền hà về thuế, phòng cháy, xuất nhập khẩu, đăng kí đầu tư và bảo hiểm xã hội Việt Nam cần tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục triển khai dự án đầu tư có công trình xây dựng như cấp phép xây dựng, thẩm duyệt phòng cháy, đánh giá tác động môi trường Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cần tiếp tục đẩy mạnh, đặc biệt trong một số lĩnh vực như xuất nhập khẩu, thanh kiểm tra, thủ tục tố tụng tòa án và thủ tục hành chính đất đai
Trang 16Năm 2022 ghi nhận mức vốn đầu tư FDI đạt mức kỉ lục, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Có những cải thiện đáng kể trong môi trường đầu tư như giảm thiểu thủ tục hành chính và cải cách hành chính Dòng vốn FDI mới chủ yếu đổ vào lĩnh vực sản xuất, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng sản xuất và gia tăng giá trị gia tăng.
Năm 2023
Vốn FDI vào Việt Nam đạt 36,61 tỉ USD (tính đến ngày 20/12/2023), giải ngân đạt 23,18
tỉ USD - mức cao kỉ lục trong giai đoạn 2018 - 20232, tăng 32,1% so với cùng kì, bao gồm tổng vốn đăng kí cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài Vốn đăng kí mới tăng 20,19 tỉ USD và số dự án đăng kí mới tăng 3.188 dự án - là điểm rất đáng ghi nhận Số dự án mới tăng 66,3%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng vốn đầu tư mới (tăng 43,6%) cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam nên
đã đưa ra các quyết định đầu tư mới Dù vốn đầu tư điều chỉnh giảm nhưng xu hướng giảm đã có sự cải thiện Vốn đăng kí mới và vốn góp mua cổ phần tăng, số lượt dự án điều chỉnh vốn cũng duy trì mức tăng, khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam và tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu Điểm nổi bật là dòng vốn FDI mới đổ vào lĩnh vực sản xuất tăng mạnh, bất chấp nhiều khó khăn kinh tế toàn cầu và những hạn chế sau đại dịch Covid-19 Vốn FDI vẫn được xem là “cơn gió thuận” đối với Việt Nam trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu Mặc dù còn những tồn tại liên quan đến chất lượng nguồn nhân lực, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá có môi trường đầu tư hấp dẫn với nhiều ưu thế vượt trội, cũng như chính sách thu hút đầu tư nước ngoài hấp dẫn
Năm 2023 ghi nhận mức vốn đầu tư FDI và giải ngân đạt mức cao kỉ lục, đồng thời có sựtăng trưởng đáng kể trong số dự án đầu tư mới Việt Nam vẫn được đánh giá là có môi trường đầu tư hấp dẫn và được các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng