1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Dàn ý và phân tích Chí Phèo

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dàn Ý Nhân Vật Chí Phèo
Tác giả Nam Cao
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Văn Học
Thể loại bài luận
Năm xuất bản 1941
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 39,36 KB

Nội dung

Trang 1

DÀN Ý NHÂN VẬT CHÍ PHÈO SAU KHI RA TÙ ĐẾN KHI GẶP THỊ NỞ MB:

- Nam Cao là nhà văn của dòng văn hiện thực, của tiếng lòng đau

khổ thốt ra từ những kiếp lầm than

- Trong những sáng tác của ông về đề tài ấy, nổi bật lên hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên

- Chí Phèo có lẽ được Nam Cao thể hiện đặc sắc nhất qua đoạn trích từ đầu đến khi gặp Thị Nở

TB:

Tổng:

- Dựa vào hiện thực cuộc sống làng quê mình, năm 1941, Nam Cao

đã viết nên thiên truyện “Chí Phèo”

- “Chí Phèo là kiệt tác văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc

- Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi, lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến Năm 20 tuổi, Bá Kiến vì ghen đã đẩy Chí vào tù Để rồi khi trở về, hắn trở thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại Trong một lần say, Chí Phèo gặp Thị Nở, sự chăm sóc chân thành của thị đã đưa Chí

về với bản chất lương thiện, với giấc mơ gia đình hạnh phúc

Phân:

- Chí Phèo xuất hiện trong ngoại hình đáng sợ sau khi ra tù: “trông đặc như thằng săng đá, cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết, ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng”.

=> Sự biến dạng về nhân hình của người nông dân bị tha hóa

- Hắn chìm ngập trong cơn say, liều mạng rạch mặt ăn vạ, đập phá

và dùng tiếng chửi của mình như một phản ứng tự nhiên với cuộc đời

Trang 2

=> Song sắt nhà tù không chỉ làm hắn biến đổi về nhân hình

mà còn cả nhân tính

- Chí Phèo lần đầu xuất hiện không phải bằng xương bằng thịt mà

bằng tiếng chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ uống rượu xong là hắn chửi Hắn chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn”

=> Sự vùng vẫy để thoát ra khỏi cái ngó lơ của mọi người.

- Nhưng đáp lại Chí Phèo chỉ có tiếng chó sủa: “thành thử chỉ có

ba con chó với một thằng say rượu”

=> Hắn bị gạt ra khỏi xã hội loài người.

- Hắn đổi đối tượng sang chửi người đã sinh ra mình Giá như hắn chưa từng được sinh ra, có lẽ bây giờ hắn đã không đau đớn như thế này khi bị mọi người xem như vô hình đến mức bần cùng

=> Sự tuyệt vọng về một kiếp sống cô độc của người nông dân

bị tha hóa, mất đi quyền làm người

- Hắn tìm đến nhà Bá Kiến để chửi bới nhưng sau đó bị lợi dụng làm tay sai và dần trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại

=> Chí Phèo bị chính cái xã hội mình đang sống tha hóa dần bản tính lương thiện vốn có.

=> Chí Phèo bây giờ sống bằng rượu, bằng máu và nước mắt của những con người lương thiện trong làng

- Chí Phèo gặp gỡ Thị Nở, một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng nhưng lại có thứ mà người khác không có - tình thương

- Tình thương của thị làm cho Chí Phèo như sống dậy, đánh thức phần người bên trong Chí, đưa Chí ra khỏi những cơn say triền miên

+ Lần đầu tiên trong cuộc đời, hắn tỉnh rượu và cảm nhận được

“tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”, “tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, làm hắn “bâng khuâng và mơ hồ buồn”

=> Âm hưởng của tiếng gọi tha thiết từ cuộc sống mà hôm nay Chí Phèo mới nghe thấy

Trang 3

+ Hắn nhớ lại quá khứ với ước mơ giản dị về một gia đình nhỏ

“chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải rồi nuôi lợn, khá giả thì mua dăm

ba sào ruộng để làm” Rồi hắn lại nghĩ về thực tại “đã đến cái dốc bên kia của đời” và nhìn thấy tương lai mịt mờ với cái “đói rét, ốm đau và cô độc”, nhưng với hắn, cô độc đáng sợ hơn tất thảy

- Thị Nở bước vào với bát cháo hành mang hương vị của tình yêu, làm nên sự thức tỉnh lương tâm của Chí Hắn “ngạc nhiên” đến cảm động

“mắt hình như ươn ướt” rồi “bâng khuâng” một cảm giác “ăn năn” và

cuối cùng là thức tỉnh hoàn toàn trong sự thèm khát trở lại với cuộc sống

lương thiện: “Trời ơi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!” Hắn tin Thị Nở sẽ mở đường cho hắn bởi “Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được?”

=> Mặc dù Chí Phèo bị xã hội hủy diệt nhân phẩm nhưng trong đầu hắn vẫn le lói ánh lửa thiên lương, khao khát được làm người và nhờ tình yêu mộc mạc và chân thành của Thị Nở, hắn đã hoàn toàn thức tỉnh lương tâm, trở lại với bản chất người nông dân lương thiện ngày xưa.

Hợp:

- Chí Phèo là nạn nhân tiêu biểu nhất ở làng Vũ Đại, điển hình cho một bộ phận nông dân nghèo, thể hiện quy luật phổ biến trong xã hội cũ -quy luật bần cùng hóa, lưu manh hóa con người

- Cuộc đời Chí Phèo phản ánh mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân lương thiện Đồng thời bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã biến thành quỷ dữ cũng được nhà văn phát hiện và khẳng định

Nghệ thuật:

- Cách vào truyện độc đáo, mới mẻ

- Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết kịch tính

- Ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày

Trang 4

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, để Chí Phèo chênh vênh giữa hai

bờ thiện - ác

- Bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật độc đáo

KB:

- Tác phẩm “Chí Phèo” đã trở thành một bản tố cáo đanh thép xã hội tước đoạt đi sự lương thiện vốn có, đẩy người nông dân vào cảnh lầm than, tha hóa

- Nam Cao đã vô cùng tài hoa khi viết nên tác phẩm Ông tự thoát

ly với thứ văn chương lãng mạn thi vị hóa cuộc sống và chọn cho mình con đường đến với đời sống lầm than của người dân lao động

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT CHÍ PHÈO SAU KHI RA TÙ ĐẾN KHI GẶP THỊ NỞ MB:

Nguyễn Minh Châu: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc như kẻ nâng giấc cho những người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hay số phận đen đủi dồn đến chân tường” Minh chứng cho điều ấy

là nhà văn Nam Cao - nhà văn của dòng văn hiện thực, của tiếng lòng đau khổ thốt ra từ những kiếp lầm than Trong những sáng tác của ông về đề tài ấy, nổi bật lên hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên

đã gây ám ảnh cho biết bao người về một số phận bị xã hội tha hóa, biến dạng cả nhân hình lẫn nhân tính Chí Phèo có lẽ được Nam Cao thể hiện đặc sắc nhất qua đoạn trích từ đầu đến khi gặp Thị Nở

TB:

Dựa vào hiện thực cuộc sống làng quê mình, năm 1941, Nam Cao

đã viết nên thiên truyện “Chí Phèo” “Chí Phèo là kiệt tác văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi, lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến Năm 20 tuổi, Bá Kiến vì ghen đã đẩy Chí vào tù Để rồi khi trở về, hắn

Trang 5

trở thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại Trong một lần say, Chí Phèo gặp Thị Nở, sự chăm sóc chân thành của thị đã đưa Chí về với bản chất lương thiện, với giấc mơ gia đình hạnh phúc

Cuộc đời Chí Phèo có lẽ chỉ là một anh nông dân nghèo lương thiện, nhưng vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí vào tù, làm mất đi bản tính vốn có của hắn Để rồi 7,8 năm sau trở về, hắn như trở thành một con

người hoàn toàn khác: “trông đặc như thằng săng đá, cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết, ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng”

Song sắt nhà tù không chỉ làm hắn biến đổi về nhân hình mà còn cả nhân tính Hắn trở thành một kẻ chìm ngập trong cơn say, liều mạng rạch mặt ăn vạ, đập phá hay dùng tiếng chửi của mình như một phản ứng tự nhiên với cuộc đời Như đoạn đầu của tác phẩm, đứa con làng Vũ Đại lần đầu xuất hiện không phải bằng xương bằng thịt mà lại bằng tiếng chửi:

“Hắn vừa đi vừa chửi Bao giờ cũng thế, cứ uống rượu xong là hắn chửi” Hắn “chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn” Hắn chửi

như cố vùng vẫy để thoát ra khỏi cái ngó lơ của mọi người Chửi chính là con đường giao tiếp duy nhất, là minh chứng cho việc mọi người vẫn còn quan tâm đến hắn Nhưng cay đắng thay khi đáp lại Chí Phèo chỉ có tiếng

chó sủa: “thành thử chỉ có ba con chó với một thằng say rượu” Và như

thế, một cách nhẹ nhàng mà đắng cay, hắn bị gạt ra khỏi xã hội loài người Hắn cố gắng giao tiếp dẫu là dùng cách hạ đẳng nhất nhưng người dân Vũ Đại đã coi hắn là quỷ dữ mất rồi

Chẳng ai quan tâm hắn, hắn đổi đối tượng sang chửi người đã sinh

ra mình Nhưng ai đã sinh ra Chí Phèo, ta không biết Ta chỉ biết rằng thượng đế ban cho hắn một cuộc đời nghiệt ngã, không nguồn gốc, không nơi nương tựa Giá như hắn chưa từng được sinh ra, có lẽ bây giờ hắn đã không đau đớn như thế này khi bản thân lại bị mọi người xem như vô hình đến mức bần cùng, chửi để giao tiếp nhưng cũng chẳng ai đáp lại

Đó là sự tuyệt vọng về một kiếp sống cô độc của người nông dân bị tha hóa, mất đi quyền làm người

Trang 6

Hắn còn tìm đến nhà Bá Kiến để chửi bới Thế nhưng sau đó, lại bị lợi dụng trở thành tay sai cho kẻ đã từng là nguyên nhân khiến hắn trở nên như bây giờ Hắn dần dần trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại Chí Phèo bây giờ sống bằng rượu, bằng máu và nước mắt của những con người lương thiện trong làng Nam Cao xót thương cho nhân vật, cũng như đang xót thương cho những kiếp người lúc bấy giờ, bị chính cái xã hội mình đang sống tha hóa dần bản tính lương thiện vốn có

Cuộc đời Chí Phèo trải dài trên một tấm bi kịch, bi kịch bị cha mẹ

bỏ rơi, bi kịch bị tha hóa, lưu manh hóa Những tưởng hắn sẽ mãi mãi chìm vào bóng tối như thế nhưng Nam Cao đã vô cùng nhân đạo khi cho hắn một tia sáng le lói để làm lại cuộc đời Ánh sáng đó chính là cuộc gặp

gỡ với Thị Nở, một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, ế chồng nhưng lại có thứ mà người khác không có - tình thương

Tình thương của thị làm cho Chí Phèo như sống dậy, đánh thức phần người bên trong Chí, đưa Chí ra khỏi những cơn say triền miên Lần đầu tiên trong cuộc đời, hắn tỉnh rượu và cảm nhận được tia nắng ấm áp

của mặt trời, cảm nhận được “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá”,

“tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”, làm hắn “bâng khuâng và

mơ hồ buồn” Đó chính là âm hưởng của tiếng gọi tha thiết từ cuộc sống

mà hôm nay Chí Phèo mới nghe thấy Và rồi hắn nhớ lại quá khứ xa xôi

với ước mơ giản dị về một gia đình nhỏ “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vải rồi nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng để làm” Rồi hắn lại nghĩ về thực tại “đã đến cái dốc bên kia của đời” và nhìn thấy tương lai mịt mờ với cái “đói rét, ốm đau và cô độc”, nhưng với hắn, cô độc

đáng sợ hơn tất thảy

Đúng lúc Chí Phèo đang nghĩ vẩn vơ thì Thị Nở bước vào với bát cháo hành Bát cháo hành của thị mang hương vị của tình yêu, làm nên sự thức tỉnh hoàn toàn lương tâm của Chí Lần đầu tiên hắn được chăm sóc bởi bàn tay phụ nữ, hương vị cháo hành chính là hương vị của tình yêu thương chân thành, của hạnh phúc giản dị mà to lớn Điều đó làm cho Chí

Phèo “ngạc nhiên” đến cảm động “mắt hình như ươn ướt” rồi “bâng khuâng” một cảm giác “ăn năn” và cuối cùng là thức tỉnh hoàn toàn trong sự thèm khát trở lại với cuộc sống lương thiện: “Trời ơi hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!” Hắn tin Thị Nở

sẽ mở đường cho hắn bởi “Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người

Trang 7

khác lại không thể được?” Mặc dù Chí Phèo bị xã hội hủy diệt nhân

phẩm nhưng trong đầu hắn vẫn le lói ánh lửa thiên lương, khao khát được làm người và nhờ tình yêu mộc mạc và chân thành của Thị Nở, hắn đã hoàn toàn thức tỉnh lương tâm, trở lại với bản chất người nông dân lương thiện ngày xưa

Chí Phèo là nạn nhân tiêu biểu nhất ở làng Vũ Đại, điển hình cho một bộ phận nông dân nghèo, thể hiện quy luật phổ biến trong xã hội cũ -quy luật bần cùng hóa, lưu manh hóa con người Cuộc đời Chí Phèo phản ánh mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân lương thiện Đồng thời bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã biến thành quỷ dữ cũng được nhà văn phát hiện và khẳng định Làm nên thành công cho tác phẩm còn

có cả những biện pháp nghệ thuật sâu sắc như cách vào truyện độc đáo, mới mẻ, cốt truyện hấp dẫn, tình tiết kịch tính cùng ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày Đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật, để Chí Phèo chênh vênh giữa hai bờ thiện - ác và bút pháp miêu

tả tâm lý nhân vật độc đáo

Thạch Lam: “Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly trong sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo vừa thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn” Tác phẩm “Chí Phèo” đã thể hiện được điều ấy, trở thành một bản tố cáo đanh thép xã hội tước đoạt đi sự lương thiện vốn

có, đẩy người nông dân vào cảnh lầm than, tha hóa Nam Cao quả thật vô cùng tài hoa khi viết nên tác phẩm Ông tự thoát ly với thứ văn chương lãng mạn thi vị hóa cuộc sống và chọn cho mình con đường đến với đời sống lầm than của người dân lao động

Trang 8

DÀN Ý NHÂN VẬT CHÍ PHÈO KHI BỊ THỊ NỞ TỪ CHỐI ĐẾN LÚC GIẾT BÁ KIẾN VÀ TỰ SÁT MB:

- Nam Cao là nhà văn của dòng văn hiện thực, của tiếng lòng đau

khổ thốt ra từ những kiếp lầm than

- Trong những sáng tác của ông về đề tài ấy, nổi bật lên hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên

- Chí Phèo có lẽ được Nam Cao thể hiện đặc sắc nhất qua đoạn trích từ khi bị Thị Nở từ chối đến lúc đâm chết Bá Kiến rồi tự sát

TB:

Tổng:

- Dựa vào hiện thực cuộc sống làng quê mình, năm 1941, Nam Cao

đã viết nên thiên truyện “Chí Phèo”

- “Chí Phèo là kiệt tác văn xuôi Việt Nam hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc

- Chí Phèo là một đứa trẻ mồ côi, lớn lên làm canh điền cho Bá Kiến Năm 20 tuổi, Bá Kiến vì ghen đã đẩy Chí vào tù Để rồi khi trở về, hắn trở thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại Trong một lần say, Chí Phèo gặp Thị Nở, sự chăm sóc chân thành của thị đã đưa Chí

về với bản chất lương thiện, với giấc mơ gia đình hạnh phúc Nhưng bị bà

cô Thị Nở ngăn cản, Chí Phèo rơi vào bi kịch Cuối cùng hắn đâm chết

Bá Kiến rồi tự sát

Phân:

- Bà cô Thị Nở dứt khoát không cho cháu mình lấy Chí bởi bà cũng coi Chí là quỷ dữ Thị Nở cũng lại dở hơi đến giải tỏa sự tức giận với Chí Phèo rồi khước từ hắn Khi thấy Thị Nở rời đi, Chí Phèo sửng sốt bật dậy

gọi lại, “nắm lấy tay”

=> Chí níu thị như níu lấy con đường sống duy nhất, níu lấy

“cầu nối” để hắn “làm hòa với mọi người”.

Trang 9

- Nhưng thị gạt hắn ra, “lại còn giúi thêm một cái” rất phũ phàng

=> Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người của chính mình, không còn được công nhận là người nữa Một hạnh phúc nhỏ bé, chớm nở đã bị chính cái xã hội vô nhân tính lúc bấy giờ giết chết

- Trong Chí Phèo lúc này có sự đấu tranh và giằng xé mãnh liệt giữa phần quỷ dữ và phần người Hắn có ý nghĩ đến tận nhà Thị Nở để đâm chết cả nhà thị, không được thì sẽ đập đầu ăn vạ

=> Sự tuyệt vọng khiến hắn quay trở về con đường cũ, thành con quỷ của làng Vũ Đại

- Hắn lại tìm đến rượu và uống cho thật say:“Không có rượu, lấy gì làm máu cho nó chảy!” Nhưng lần này “càng uống lại càng tỉnh ra Tỉnh

ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành Hắn ôm mặt khóc rưng rức”

=> Tiếng khóc của hắn mang đầy sự cay đắng và bất lực của một con người bị đẩy vào đường cùng Một người đàn ông, đặc biệt

là con quỷ dữ như Chí Phèo cũng có lúc rơi nước mắt, bởi hắn đã chịu đựng quá nhiều bi kịch

=> Nỗi đau khổ, là bi kịch của một con người không được làm người.

- Chí Phèo lại tiếp tục uống rượu, uống đến say mềm Hắn cầm dao

đi trả thù cho những nỗi uất hận trong lòng hắn Nỗi đau đớn, vật vã hiện tại cộng với niềm đau tiềm thức lại đưa chân Chí Phèo tới nhà Bá Kiến thay vì Thị Nở

- Hắn chỉ thẳng vào mặt Bá Kiến, dõng dạc đòi lại cuộc đời lương

thiện và quyền làm người: “Tao muốn làm người lương thiện” Nhưng hắn cũng đau đớn thừa nhận rằng: “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa”.

=> Đó là câu nói tỉnh táo nhất và cũng là cay đắng nhất của Chí Phèo khi hắn ý thức được sự chối từ của xã hội và tình cảnh tuyệt vọng của mình.

Trang 10

- Chí Phèo đâm chết Bá Kiến để trả thù cho tất cả bi kịch mà Bá Kiến gây ra cho hắn và tự sát

=> Đó là hành động tất yếu, duy nhất mang ý nghĩa giải thoát -trả thù - và cũng là đền tội của Chí Phèo Chí Phèo khép lại cuộc đời ngay khi vừa chạm chân đến ngưỡng cửa hoàn lương Nhưng chỉ có điều đó mới giải thoát hắn khỏi kiếp sống quỷ dữ.

=> Niềm khao khát được sống lương thiện đối với hắn cao hơn

cả tính mạng Hắn từ bỏ cả tính mạng để được làm người.

=> Cái chết của Chí Phèo đã tố cáo mãnh liệt xã hội thực dân phong kiến không những đẩy người nông dân lương thiện vào con đường lưu manh hóa mà còn đẩy họ vào chỗ chết Đồng thời cho thấy cuộc xung đột giai cấp gay gắt giữa nông dân và địa chủ ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.

Hợp:

- Chí Phèo là nạn nhân tiêu biểu nhất ở làng Vũ Đại, điển hình cho một bộ phận nông dân nghèo, thể hiện quy luật phổ biến trong xã hội cũ -quy luật bần cùng hóa, lưu manh hóa con người

- Cuộc đời Chí Phèo phản ánh mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của người nông dân lương thiện Đồng thời bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã biến thành quỷ dữ cũng được nhà văn phát hiện và khẳng định

Nghệ thuật:

- Cách vào truyện độc đáo, mới mẻ

- Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết kịch tính

- Ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật, để Chí Phèo chênh vênh giữa hai

bờ thiện - ác

- Bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật độc đáo

Ngày đăng: 26/01/2025, 11:52

w