DÀN Ý ĐÂY THÔN VĨ DẠ MB:
- Hàn Mặc Tử sinh ra trong một gia đình trí thức nghèo theo đạo thiên chúa, từng làm công chức ở Bình Định sau ra Sài Gòn làm báo
- Thơ ông mang diện mạo phức tạp, đầy bí ẩn, song, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu hướng về trần thế
- “Đây thôn Vĩ Dạ” là bài thơ về cuộc hành trình về thăm chốn cũ trong tâm tưởng của tác giả với bức tranh thiên nhiên xứ Huế và một hồn thơ đầy thiết tha với cuộc đời
TB:
Tổng:
- “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác vào năm 1938, in trong tập “Thơ điên”
- Khi ông đang chữa bệnh tại trại phong Quy Hòa, ông nhận được bức tranh phong cảnh mây nước hữu tình, từ đó gợi nên cảm hứng cho ông viết nên bài thơ này
- Thi phẩm chính là tiếng lòng của một tình yêu tha thiết với xứ Huế, nó còn là tiếng lòng khát khao được sống, được yêu của thi sĩ
Phân:
* Khổ 1: bức tranh thiên nhiên đang căng tràn sức sống của khu vườn thôn Vĩ vào buổi ban mai:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
- Mở đầu là một câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái:
+ Lời trách nhẹ nhàng của cô gái thôn Vĩ
Trang 2+ Lời mời gọi thiết tha của cô gái thôn Vĩ
+ Lời tự văn của bản thân nhà thơ, tự trách, tự hỏi mình
+ Ước ao thầm kín của người đi xa mong được về lại thôn Vĩ
=> Câu hỏi thấm thía một nỗi niềm day dứt vọng lên từ trong lòng nhà thơ, niềm nuối tiếc, đượm buồn.
- Hình ảnh “Nắng hàng cau” gợi vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết và trong trẻo Cau là cây cao nhất trong vườn nên sớm đón được những tia nắng đầu tiên của ngày
- Hai chữ “nắng” trong câu thơ dường như gợi đúng đặc điểm của nắng miền Trung: nắng nhiều, chói chang và rực rỡ
- Khu vườn “mướt” hàm chứa ý nghĩa của tính từ ướt và láng bóng thể hiện vẻ mượt mà, mơn mởn xanh tươi
- Hình ảnh “xanh như ngọc” thể hiện vẻ đẹp trong suốt, thanh thoát
=> Câu thơ là một sự cực tả vẻ tươi tốt, đầy sức sống, mượt mà, óng chuốt như cái sạch sẽ, láng bóng của từng chiếc lá dưới ánh mặt trời Trong ánh nắng của buổi sớm mai, hình ảnh vườn tược buổi bình minh hiện lên đầy sức sống.
- Câu thơ cuối cùng thể hiện mối quan hệ giữa người và cảnh Trước khuôn mặt, lá trúc phải che ngang để tôn thêm nét “chữ điền”
+ Liên hệ quan niệm người Huế: “mặt chữ điền” mang ý nghĩa cho một khuôn mặt phúc hậu, rắn rỏi
Trang 3=> Hàn Mặc Tử đã tinh tế gợi rõ thần thái thôn Vĩ: cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa với nhau
=> Cảnh vật hiện lên toát lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết Qua đó, thể hiện tấm lòng thiết tha và niềm đắm say mãnh liệt của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
* Khổ 2: Cảnh thiên nhiên lúc đêm tối với cảnh sông nước con thuyền tràn ngập ánh trăng:
“Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
- Mọi cảnh vật đều được tả thực với vẻ nhẹ nhàng, êm ả và nhịp điệu khoan thai của xứ Huế: gió khẽ lay, mây khẽ bay, cây cỏ khẽ đung đưa, Nhưng lại đượm buồn, chẳng có sự kết nối
- Mây gió vốn là những sự vật gắn liền với nhau nhưng ở đây
“mây” và “gió” lại rời xa nhau: “gió theo lối gió, mây đường mây” Sự chuyển động ngược chiều của gió, mây càng gợi lên sự riêng lẻ, làm tăng thêm cái trống vắng của không gian
- Dòng nước thì “buồn thiu” càng làm nổi bật lên nỗi buồn sâu lắng
ấy của cảnh vật
- Động từ “lay” của hoa bắp trong hoàn cảnh này thật hiu hắt, giống như một sự níu giữ vu vơ
Trang 4- Hình ảnh “hoa bắp lay” như hiện thân cho thân phận cô độc, bị cuộc đời lãng quên của thi sĩ
=> Nỗi buồn nhuốm cả vào không gian, cảnh vật
- Ánh trăng sáng vằng vặc soi rọi xuống dòng nước tạo thành những dải ánh vàng trên sông, làm cho dòng sông bỗng hóa thành “dòng sông trăng”
=> Cảnh thực mà cứ như ảo vì dòng sông không còn là dòng sông của sóng nước nữa mà là dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng, trở thành “sông trăng”.
- Câu thơ cuối là tâm trạng lo âu của tác giả Thi nhân mong muốn con thuyền chở trăng về kịp “tối nay” - một buổi tối cô đơn với ánh trăng bởi trăng từ lâu trăng luôn là người bạn thân thiết của thi sĩ
- Đại từ phiếm chỉ “ai” một lần nữa xuất hiện gợi sự mơ hồ, xa lạ
- Chữ “kịp” khiến cho khoảng thời gian càng trở nên ngắn ngủi, như một giới hạn trong quỹ thời gian ít ỏi còn lại của thi nhân
=> Nhà thơ rất yêu xứ Huế nhưng dường như cảnh Huế, người Huế không hiểu được tấm lòng thi sĩ, khiến người tìm đến trăng để xoa dịu nỗi xót xa và để bầu bạn
* Khổ 3: Sự đắm chìm trong thế giới hư ảo cùng khát khao mãnh liệt với cuộc đời:
"Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà"
Trang 5- Câu thơ đầu tiên như một cánh cửa chuyển tiếp từ cõi thực vào
cõi mơ
=> Thực tại quá đau đớn thi nhân đành tìm niềm an ủi trong cõi mộng
- “mơ” chỉ giấc mơ, gợi nỗi chơi vơi, mông lung Và “mơ” còn là
sự mong ngóng, mong ngóng “khách đường xa”
- “khách đường xa” ở đây có thể hiểu theo 2 nghĩa
+ Ám chỉ đến bản thân nhà thơ Ông tự ví mình là một vị khách đến thăm thôn Vĩ nhưng lại là vị khách trong mơ
=> Sự mờ ảo, không thực và cả sự mặc cảm về tình người
=> Câu thơ như nhấn mạnh thêm nỗi xót xa của thi sĩ: Trước lời mời của cô gái thôn Vĩ ở khổ đầu có lẽ nhà thơ chỉ là người khách trong mơ luôn khao khát trở về nhưng nào có dễ dàng
- “khách đường xa” cũng có thể chính là con người thôn Vĩ, hay người đời
=> Hàn Mặc Tử mong ngóng một vị khách đến để chia sẻ, giao cảm
- Điệp ngữ “khách đường xa” vang lên hai lần
=> tiếng kêu xót xa chìm đắm trong khát vọng được giao cảm, được bớt đi sự cô đơn dù tất cả chỉ là một giấc mộng hư ảo
- Hình ảnh áo trắng của “em” như bị lẩn khuất trong cái bằng bạc của sương khói
=> Sương khói làm tăng thêm vẻ mộng mơ của Huế nhưng cũng làm tăng thêm vẻ mộng ảo cho hình ảnh con người
- Con người xuất hiện với màu áo trắng tinh khôi, thanh khiết nhưng kết hợp với từ “quá” cực tả sắc trắng
=> Áo em trắng đến độ giữa màn sương khói chỉ hiện lên 1 bóng người thấp thoáng mờ ảo, và “nhìn không ra”
Trang 6- “Nhìn không ra” sắc áo và cả sắc lòng Câu thơ vừa là cái nhìn của thị giác, vừa là cái nhìn của tâm tưởng, vừa mang ý nghĩa tả thực, lại lồng ghép vào ý nghĩa ẩn dụ vô cùng tinh tế và đặc sắc
=> Cái sương khói làm mờ nhân ảnh, làm “nhìn không ra” kia phải chăng tượng trưng cho cái huyền hoặc của cuộc đời làm mờ đi tình người, khiến cho tình người trở nên khó hiểu và xa vời? Trong màn sương khói đó con người như nhòa đi và đồng thời phải chăng tình người cũng nhòa đi?
- Kết thúc bài thơ là câu hỏi tu từ vang lên đầy khắc khoải, đau đớn
mà tha thiết
- Đại từ phiếm chỉ “ai” càng tô đậm thêm tính đa nghĩa cho câu thơ
và gợi lên một nỗi niềm mênh mang sâu lắng
+ “Ai”có thể là người thôn Vĩ và “tình ai” là tình của thi nhân Hàn Mặc Tử
=> Ông tự hỏi rằng liệu người thôn Vĩ có thấu chăng tấm lòng thi
sĩ thiết tha với xứ Huế? Liệu họ có biết con người Hàn Mặc Tử vẫn luôn khao khát yêu thương, sự đồng điệu đồng cảm và tha thiết với cuộc đời?
+ “Ai” ngược lại là người thi sĩ và “tình ai” là tình người thôn Vĩ, tình đời
=> Tác giả bất an, hoài nghi rằng: Liệu tình người thôn Vĩ có đậm
đà, tình người có mặn mà hay chóng tan như màn sương khói đang làm
mờ nhân ảnh kia?
=> Đó là tâm trạng của một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời
=> Khổ 3 mang màu sắc ảo ảnh, đượm buồn Nỗi cô đơn trống vắng như bao trùm lấy hồn thơ đau thương Hàn Mặc Tử khiến người thi sĩ bất lực tìm vào cõi mộng.
=> Đồng thời khổ 3 đã thể hiện khát khao được giao cảm, được sống trong tình yêu thương, tha thiết với cuộc đời, với con người của nhà thơ.
Hợp:
Trang 7- “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh thiên nhiên đẹp trong buổi ban mai lẫn màn đêm tối
- Nó còn là tiếng nói của một cái tôi bơ vơ khao khát hướng về cuộc đời, là khát vọng ngàn đời của con người về sự đồng điệu, đồng cảm
- Những nghệ thuật đặc sắc như so sánh, nhân hóa, câu hỏi tu từ ở đầu và cuối bài thơ kết hợp với những hình ảnh sáng tạo, hòa quyện giữa thực và ảo Cùng với đó là bút pháp hòa điệu giữa tả thực, tượng trưng và lãng mạn, trữ tình
KB:
- Hàn Mặc Tử đã để lại những tác phẩm giá trị, đặc biệt là thi phẩm
“Đây thôn Vĩ Dạ”
- “Đây thôn Vĩ Dạ” chính là kết tinh tiêu biểu nhất cho tài năng, tấm lòng của Hàn Mặc Tử
- Bằng tài năng và thế giới tình cảm dạt dào của người thi sĩ gửi gắm vào tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được khát khao được sống, giao hòa với cuộc đời mà còn xót xa, đồng cảm với số phận của người thi
sĩ tài hoa bạc mệnh qua tác phẩm
Nhận định có thể sử dụng:
Chế Lan Viên: “Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”
Chế Lan Viên: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử.”
Trần Đăng Khoa: “Hàn Mặc Tử có khoảng bảy bài hay, trong đó có bốn bài đạt đến độ toàn bích Còn lại là những câu thơ thiên tài Những câu thơ này, phi Hàn Mặc Tử, không ai có thể viết nổi Tiếc là những câu thơ ấy lại nằm trong những bài thơ còn rất nhiều xộc xệch…”
Trang 8Huy Cận: “…Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ còn lại nhiều Ông là người rất có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới.”
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi nói về thơ Hàn Mặc Tử: “… Một nguồn thơ rào rạt và lạ lùng…” và “Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến càng đi xa càng ớn lạnh…”
Nguyễn Đăng Mạnh: “Thơ không cần nhiều từ ngữ, nó cũng không quan tâm đến hình xác sự sống Nó chỉ cần cảm nhận và chuyển đi một chút linh hồn của cảnh vật thông qua linh hồn thi sĩ”
PHÂN TÍCH ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Trong dòng chảy của văn học, đã có không ít nghệ sĩ rẽ ngược dòng thời gian để tìm về một “miền nhớ”, ví như “Hai cây phong” của Ai-ma-tốp, “Việt Bắc” của Tố Hữu, Những mảnh đất ấy đã trở thành nơi ấp ôm tiếng lòng của người cầm bút, là bến đỗ ngàn năm vỗ về tâm hồn con người Cũng là ngòi bút tuôn chảy trong nguồn cảm hứng vô tận
ấy là Hàn Mặc Tử Thơ ông mang diện mạo phức tạp, đầy bí ẩn, song, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu hướng về trần thế Bằng tài năng của mình, ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trên thi đàn Việt Nam với thi phẩm
“Đây thôn Vĩ Dạ” Bài thơ là cuộc hành trình về thăm chốn cũ trong tâm tưởng của tác giả với bức tranh thiên nhiên xứ Huế và một hồn thơ đầy thiết tha với cuộc đời
“Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác vào năm 1938, in trong tập “Thơ điên” Khi ông đang chữa bệnh tại trại phong Quy Hòa, ông nhận được bức tranh phong cảnh mây nước hữu tình, từ đó gợi nên cảm hứng cho ông viết nên bài thơ này Thi phẩm chính là tiếng lòng của một tình yêu tha thiết với xứ Huế, nó còn là tiếng lòng khát khao được sống, được yêu của thi sĩ
Đến với khổ đầu tiên, người đọc như chìm đắm vào bức tranh thiên nhiên đang căng tràn sức sống của khu vườn thôn Vĩ vào buổi ban mai:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Trang 9Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Mở đầu là một câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái Nó vừa như lời trách nhẹ nhàng lại vừa như lời mời gọi thiết tha của cô gái thôn Vĩ Song
nó còn có thể là lời tự văn của bản thân nhà thơ, tự trách, tự hỏi mình, đồng thời còn là ước ao thầm kín của người đi xa mong được về lại thôn
Vĩ Câu hỏi thấm thía một nỗi niềm day dứt vọng lên từ trong lòng nhà thơ, niềm nuối tiếc, đượm buồn
Ngay sau đó là thế giới sự sống hiện ra trong hoài niệm của thi nhân Hình ảnh “Nắng hàng cau” gợi vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết và trong trẻo Cau là cây cao nhất trong vườn nên sớm đón được những tia nắng đầu tiên của ngày Loài cây ấy chiếu rọi bởi ánh nắng đặc biệt, nắng mới lên, nắng đầu tiên của một ngày ấm áp Hai chữ “nắng” trong câu thơ dường như gợi đúng đặc điểm của nắng miền Trung: nắng nhiều, chói chang và rực rỡ
Khu vườn “mướt” hàm chứa ý nghĩa của tính từ ướt và láng bóng thể hiện vẻ mượt mà, mơn mởn xanh tươi Hình ảnh “xanh như ngọc” thể hiện vẻ đẹp trong suốt, thanh thoát Câu thơ là một sự cực tả vẻ tươi tốt, đầy sức sống, mượt mà, óng chuốt như cái sạch sẽ, láng bóng của từng chiếc lá dưới ánh mặt trời Trong ánh nắng của buổi sớm mai, hình ảnh vườn tược buổi bình minh hiện lên đầy sức sống
Câu thơ cuối cùng thể hiện mối quan hệ giữa người và cảnh Sự xuất hiện của con người càng làm cho cảnh vật thêm sinh động Trước khuôn mặt, lá trúc phải che ngang để tôn thêm nét “chữ điền” Trong quan niệm người Huế, “mặt chữ điền” mang ý nghĩa cho một khuôn mặt phúc hậu, rắn rỏi Hàn Mặc Tử đã tinh tế gợi rõ thần thái thôn Vĩ: cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng Cảnh vật hiện lên toát lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết Qua đó, thể hiện tấm lòng thiết tha và niềm đắm say mãnh liệt của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người
Nếu khổ một là bức tranh làng quê lúc bình minh đẹp đẽ thơ mộng thì khổ hai lại chìm vào đêm tối với cảnh sông nước con thuyền tràn ngập ánh trăng:
Trang 10“Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Hàn Mặc Tử đã gợi lên linh hồn của xứ Huế mộng mơ giữa đêm trăng Mọi cảnh vật đều được tả thực với vẻ nhẹ nhàng, êm ả và nhịp điệu khoan thai của xứ Huế: gió khẽ lay, mây khẽ bay, cây cỏ khẽ đung đưa, Nhưng cảnh vật ấy lại đượm buồn, chẳng có sự kết nối Bởi mây gió vốn
là những sự vật gắn liền với nhau nhưng ở đây “mây” và “gió” lại rời xa nhau như chẳng có chút vương vấn nào: “gió theo lối gió, mây đường mây” Sự chuyển động ngược chiều của gió, mây càng gợi lên sự riêng lẻ, làm tăng thêm cái trống vắng của không gian Cùng với dòng nước “buồn thiu” càng làm nổi bật lên nỗi buồn sâu lắng ấy của cảnh vật
Trong không gian, hoa bắp khẽ “lay” Động từ “lay” trong hoàn cảnh này thật hiu hắt, giống như một sự níu giữ vu vơ Hình ảnh “hoa bắp lay” như hiện thân cho thân phận cô độc, bị cuộc đời lãng quên của thi sĩ Dường như nỗi buồn nhuốm cả vào không gian, cảnh vật Cùng với bầu trời trong vắt, ánh trăng sáng vằng vặc tạo thành những dải ánh vàng trên sông, làm cho dòng sông bỗng hóa thành “dòng sông trăng” Đây là cảnh thực mà cứ như ảo vì dòng sông không còn là dòng sông của sóng nước nữa mà là dòng sông ánh sáng, lấp lánh ánh trăng vàng, trở thành “sông trăng”
Tiếp đó là tâm trạng lo âu của tác giả Thi nhân mong muốn con thuyền chở trăng về kịp “tối nay” - một buổi tối cô đơn với ánh trăng bởi trăng từ lâu trăng luôn là người bạn thân thiết của thi sĩ Đại từ phiếm chỉ
“ai” một lần nữa xuất hiện gợi sự mơ hồ, xa lạ Chữ “kịp” khiến cho khoảng thời gian càng trở nên ngắn ngủi, như một giới hạn trong quỹ thời gian ít ỏi còn lại của thi nhân Nhà thơ rất yêu xứ Huế nhưng dường như cảnh Huế, người Huế không hiểu được tấm lòng thi sĩ, khiến người tìm đến trăng để xoa dịu nỗi xót xa và để bầu bạn
Trang 11Nếu hai khổ đầu là bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ thì đến khổ thơ cuối là sự đắm chìm trong thế giới hư ảo cùng khát khao mãnh liệt với cuộc đời:
"Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà"
Câu thơ đầu tiên như một cánh cửa chuyển tiếp từ cõi thực vào cõi
mơ Thực tại quá đau đớn thi nhân đành tìm niềm an ủi trong cõi mộng Điều đó thể hiện qua từ “mơ” chỉ giấc mơ, gợi nỗi chơi vơi, mông lung
Và “mơ” còn là sự mong ngóng, mong ngóng “khách đường xa”
“khách đường xa” ở đây ám chỉ đến bản thân nhà thơ Ông tự ví mình là một vị khách đến thăm thôn Vĩ Có lẽ các thi sĩ đều ví mình là vị khách của cuộc đời Nhưng hiếm có thi sĩ nào ví mình là vị khách trong
mơ Bởi nó gợi nên sự mờ ảo, không thực và cả sự mặc cảm về tình người Câu thơ như nhấn mạnh thêm nỗi xót xa của thi sĩ: Trước lời mời của cô gái thôn Vĩ ở khổ đầu có lẽ nhà thơ chỉ là người khách trong mơ luôn khao khát trở về nhưng nào có dễ dàng Tuy nhiên có người cho rằng “khách đường xa” chính là con người thôn Vĩ, hay người đời Hàn Mặc Tử mong ngóng một vị khách đến để chia sẻ, giao cảm Điệp ngữ
“khách đường xa” vang lên hai lần như tiếng kêu xót xa chìm đắm trong khát vọng được giao cảm, được bớt đi sự cô đơn dù tất cả chỉ là một giấc mộng hư ảo
Trong không gian hư ảo của cõi mộng, hình ảnh áo trắng của “em” như bị lẩn khuất trong cái bằng bạc của sương khói Sương khói làm tăng thêm vẻ mộng mơ của Huế nhưng cũng làm tăng thêm vẻ mộng ảo cho hình ảnh con người Con người xuất hiện với màu áo trắng tinh khôi, thanh khiết nhưng kết hợp với từ “quá” cực tả sắc trắng Áo em trắng đến
độ giữa màn sương khói chỉ hiện lên 1 bóng người thấp thoáng mờ ảo, và
“nhìn không ra”
“Nhìn không ra” sắc áo và cả sắc lòng Câu thơ vừa là cái nhìn của thị giác, vừa là cái nhìn của tâm tưởng Cái sương khói làm mờ nhân ảnh, làm “nhìn không ra” kia phải chăng tượng trưng cho cái huyền hoặc của cuộc đời làm mờ đi tình người, khiến cho tình người trở nên khó hiểu và
xa vời? Trong màn sương khói đó con người như nhòa đi và đồng thời phải chăng tình người cũng nhòa đi?