Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nayQuản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
Trang 1 -BÙI THỊ LỰ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2025
Trang 2HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-
-BÙI THỊ LỰ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Thị Tính PGS.TS Nguyễn Thành Vinh
HÀ NỘI - 2025
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực, khách quan và chưa từngđược công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác Trong quá trìnhnghiên cứu Luận án, tôi có tham khảo một số tư liệu trong các tác phẩm được ghitrong danh mục tài liệu tham khảo
Tác giả Luận án
Bùi Thị Lự
Trang 4Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giảng dạy, giảng viên Khoa Quản lý,Hội đồng Đào tạo, cán bộ Phòng Quản lý đào tạo - Giáo dục chính trị và Côngtác sinh viên của Học viện Quản lý giáo dục, Bộ giáo dục và Đào tạo;
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý và các giảng viên của trườngđại học Mở Hà Nội, trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội), trườngđại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), trường đại học Côngnghiệp Hà Nội, trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp, trường Đại họcSài Gòn, trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Giaothông vận tải thành Phố Hồ Chí Minh, trường Đại học sư phạm (Đại học ĐàNẵng) đã hỗ trợ Tôi thực hiện Luận án này
Tôi xin đặc biệt dành sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Tính và PGS.TS Nguyễn Thành Vinh đã tận tình chỉ dạy và
hướng dẫn tôi hoàn thành Luận án này.Tôi cũng dành lời cảm ơn đến nhữngngười thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã dành nhiều tình cảm, thờigian, lời động viên và tạo động lực cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập vànghiên cứu
Tác giả Luận án
Bùi Thị Lự
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Trang 6LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ x
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 11
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 11
1.1.1 Các nghiên cứu về dạy học trực tuyến 11
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đào tạo trực tuyến 16
1.1.3 Các nghiên cứu về quản lý dạy học trực tuyến 21
1.1.4 Nhận xét chung 25
1.2 Một số khái niệm cơ bản 27
1.2.1 Dạy học trực tuyến 27
1.2.2 Quản lý dạy học 30
1.2.3 Quản lý dạy học trực tuyến ở trường đại học 32
1.3 Bối cảnh hiện nay và yêu cầu đặt ra đối với dạy học trực tuyến ở trường đại học 33
1.3.1 Bối cảnh hiện nay và tác động của nó tới dạy học trực tuyến ở trường đại học 33
1.3.2 Một số yêu cầu đặt ra đối với dạy học trực tuyến ở trường đại học 37
1.3.3 Một số yêu cầu đặt ra đối với quản lý dạy học trực tuyến ở trường đại học 39
1.4 Các mô hình dạy học trực tuyến ở đại học trong bối cảnh hiện nay 39
1.4.1 Mô hình Cộng đồng khám phá CoI (Community of Inquiry) 39
1.4.2 Mô hình kết nối (Connection model) 40
1.4.3 Mô hình học tập hợp tác trực tuyến OCL (Online Collaborative Learning) 40
1.4.4 Mô hình Đa phương thức của Picciano 41
1.4.5 Mô hình Blended learning (mô hình cách thức triển khai) 41
1.4.6 Mô hình chức năng TPAC - Mô hình điều kiện triển khai 43
1.5 Hoạt động dạy học trực tuyến ở trường đại học trong bối cảnh hiện nay 44
Trang 71.5.1 Các đặc điểm của dạy học trực tuyến trong bối cảnh hiện nay 44
1.5.2 Mục tiêu của dạy học trực tuyến ở trường đại học 46
1.5.3 Nội dung dạy học trực tuyến ở trường đại học 47
1.5.4 Quy trình dạy học trực tuyến ở trường đại học trong bối cảnh hiện nay 48
1.5.5 Điều kiện dạy học trực tuyến ở trường đại học trong bối cảnh hiện nay 53
1.6 Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở trường Đại học trong bối cảnh hiện nay 55
1.6.1 Phân cấp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở trường đại học 55
1.6.2 Nội dung quản lý dạy học trực tuyến ở trường đại học trong bối cảnh hiện nay 59
1.6.3 Đánh giá kết quả dạy học trực tuyến ở trường đại học và cải tiến 70
1.6.4 Quản lý các điều kiện dạy học trực tuyến ở trường đại học 71
1.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở trường đại học 75
Kết luận chương 1 77
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 78
2.1 Khái quát về địa bàn khảo sát và tổ chức khảo sát thực trạng 78
2.1.1 Khái quát về địa bàn khảo sát 78
2.1.2 Tổ chức khảo sát thực trạng 84
2.2 Thực trạng hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 88
2.2.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên về dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 88
2.2.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch và thiết kế bài giảng, học liệu dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 89
2.2.3 Thực trạng tổ chức dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 97
2.2.4 Thực trạng đánh giá kết học tập trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 102
2.2.5 Thực trạng về các điều kiện dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 104
2.3 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 108
Trang 82.3.1 Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch và thiết kế bài giảng, học liệu
dạy học trực tuyến ở các trường đại học 108
2.3.2 Thực trạng quản lý tổ chức hoạt động dạy học trực tuyến ở trường đại học trong bối cảnh hiện nay 113
2.3.3 Đánh giá kết quả hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 128
2.3.4 Thực trạng đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 130
2.3.5 Thực trạng về những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 139
2.4 Đánh giá chung về thực trạng 140
2.4.1 Những điểm mạnh 140
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 143
Kết luận chương 2 147
Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 148
3.1 Nguyên tắc xây dựng giải pháp 148
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 148
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 148
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 148
3.1.4 Đảm bảo tính mục tiêu 149
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, tính đồng bộ 149
3.2 Các giải pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường Đại học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học 150
3.2.1 Xây dựng khung năng lực dạy học trực tuyến của giảng viên ở trường Đại học 150
3.2.2 Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức, năng lực dạy học trực tuyến cho cán bộ quản lý và giảng viên 157
3.2.3 Chỉ đạo thiết kế và tổ chức dạy học trực tuyến theo hướng tăng cường sự tương tác, chủ động, tích cực của sinh viên trong học tập 164
3.2.4 Tổ chức hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn về dạy học trực tuyến ở trường Đại học 171
3.2.5 Chỉ đạo chuyển đổi số trong đào tạo và quản lý đào tạo hỗ trợ dạy học trực tuyến ở các trường Đại học 175
Trang 93.2.6 Tổ chức xây dựng và phát triển môi trường học tập trực tuyến ở các
trường Đại học 181
3.2.7 Quản lý hệ thống hạ tầng công nghệ và học liệu đáp ứng yêu cầu dạy học trực tuyến và quản lý dạy học trực tuyến 185
3.2.8 Tổ chức giám sát, đánh giá dạy học trực tuyến theo các tiêu chuẩn xác định 192
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường Đại học trong bối cảnh hiện nay 198
3.4 Khảo nghiệm và thử nghiệm các giải pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường Đại học trong bối cảnh hiện nay 199
3.4.1 Khảo nghiệm các giải pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường Đại học 199
3.4.2 Thử nghiệm các giải pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường ĐH đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học 206
3.4.3 So sánh kết quả trước và sau thử nghiệm 215
Kết luận chương 3 220
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 222
1 Kết luận 222
2 Khuyến nghị 223
TÀI LIỆU THAM KHẢO 226
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 239 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Quy mô mẫu khảo sát định lượng 85Bảng 2.2 Khoảng điểm trung bình theo 5 thang đánh giá 87Bảng 2.3 Đánh giá về thiết kế bài giảng DHTT ở các trường đại học trong
bối cảnh hiện nay 91Bảng 2.4 Đánh giá về thiết kế học liệu dạy học trực tuyến ở các trường đại
học trong bối cảnh hiện nay 94Bảng 2.5a Đánh giá về tổ chức DHTT ở các trường đại học trong bối cảnh
hiện nay (Khảo sát trên CB, GV) 98Bảng 2.5b Đánh giá về tổ chức dạy học trực tuyến ở các trường đại học
trong bối cảnh hiện nay (Khảo sát trên SV) 100Bảng 2.6 Ý kiến của cán bộ, giáo viên về đánh giá kết quả học tập trực
tuyến tại ở trường đại học trong bối cảnh hiện nay 102Bảng 2.7 Đánh giá về mức độ đáp ứng điều kiện cơ sở hạ tầng CNTT,
phương tiện dạy học trực tuyến và các yếu tố quản lý ở cáctrường đại học trong bối cảnh hiện nay 106Bảng 2.8 Ý kiến của CB, GV về xây dựng kế hoạch DHTT ở các trường
đại học trong bối cảnh hiện nay 109Bảng 2.9 Đánh giá về quản lý thiết kế bài giảng, học liệu DHTT 110Bảng 2.10 Đánh giá về quản lý nề nếp DHTT ở trường đại học 113Bảng 2.11 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung DHTT ở các
trường đại học trong bối cảnh hiện nay 116Bảng 2.12 Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học trực tuyến ở các trường
đại học trong bối cảnh hiện nay 118Bảng 2.13 Thực trạng quản lý hoạt động phát triển môi trường học tập
trực tuyến 122Bảng 2.14 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
trực tuyến của SV 124Bảng 2.15 Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động dạy học trực tuyến ở các
trường đại học 128
Trang 11Bảng 2.16 Ý kiến của CB, GV về hoạt động tổ chức bồi dưỡng nâng cao
năng lực DHTT cho GV và CBQL 130
Bảng 2.17 Ý kiến của CB, GV về đảm bảo cơ sở hạ tầng công nghệ dạy học trực tuyến 133
Bảng 2.18 Quản lý hồ sơ dạy học trực tuyến 135
Bảng 2.19 Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý DHTT ở các trường đại học hiện nay 139
Bảng 3.1 Khung năng lực dạy học trực tuyến của của GV 150
Bảng 3.2 Khoảng điểm trung bình theo 5 thang đánh giá 200
Bảng 3.3 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các giải pháp đề xuất 201
Bảng 3.4 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp đề xuất 204
Bảng 3.5 Kết quả đầu vào trước thử nghiệm về bồi dưỡng năng lực DHTT cho CBQL và GV 207
Bảng 3.6 Kết quả sau thử nghiệm bồi dưỡng năng lực của CBQL và GV về DHTT 212
Bảng 3.7 So sánh kết quả trước và sau thử nghiệm 215
Trang 12DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 Mô hình dạy học kết hợp 42
Hình 1.2 Mô hình TPAC cho DHTT - Mô hình theo chức năng 43
Hình 1.3 Quy trình dạy học trực tuyến ở trường đại học 48
Hình 1.4 Nội dung quản lý DHTT ở trường đại học 59
Biểu đồ 2.1 Thực trạng nhận thức của CB, GV về mức độ cần thiết của DHTT ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 88
Biểu đồ 2.2 Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay 90
Biểu đồ 2.3 Đánh giá về mức độ đáp ứng của GV, CB, NV trong DHTT 104
Biểu đồ 2.4 Ý kiến của CB, GV về tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ SV học trực tuyến 137
Biểu đồ 3.1 So sánh năng lực DHTT của CBQL và GV trước và sau thử nghiệm 218
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Trong sự phát triển không ngừng của kỷ nguyên số, hệ thống công nghệthông tin, trí tuệ nhân tạo, thành phố thông minh, đào tạo trực tuyến đã trởthành yêu cầu cấp thiết trong giáo dục đại học của các nước trên thế giới và ViệtNam, dạy học trực tuyến là một trong những hoạt động cơ bản của đào tạo trựctuyến cũng nằm trong xu hướng trên
Tổ chức dạy học trực tuyến ở trường đại học hướng tới thực hiện 2 mụctiêu cơ bản, đó là: Không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo thông qua việccung cấp tài nguyên học tập trực tuyến cho người học qua mạng Xây dựng vàphát triển một số mô hình dạy học trực tuyến, phục vụ đông đảo đối tượng ngườihọc (học trực tuyến) và hỗ trợ dạy học truyền thống, nhờ đó nâng cao hiệu quảđào tạo trong điều kiện chú trọng đảm bảo chất lượng Thông qua dạy học trựctuyến và kết hợp với dạy học truyền thống cùng với hệ thống đảm bảo chấtlượng đào tạo, các trường đại học nâng cao năng lực cạnh tranh trong đào tạocủa nhà trường nhằm thu hút người học tham gia học tập
Dạy học trực tuyến ở các trường đại học có vai trò vô cùng quan trọng
nó giúp cho lớp học không giới hạn về không gian, tạo cơ hội học tập chongười học được học tập để tích lũy tín chỉ và tiến tới một văn bằng khi có đủđiều kiện về điểm tích lũy Dạy học trực tuyến giúp GV phá bỏ được khoảngcách giữa người dạy và người học, là người truyền cảm hứng và thu hút ngườihọc có hứng thú, mong muốn được học, tiếp thu một cách có hiệu quả các kiếnthức thông qua học liệu điện tử, giáo trình e-book, thông qua diễn đàn lớp môn,thông qua việc giải quyết các bài tập tình huống,
Nhờ có dạy học trực tuyến, giảng viên có thể quản lý người học một cách
dễ dàng nhờ khai thác sử dụng chức năng cập nhật trạng thái học tập trên hệthống phần mềm Ngoài ra giảng viên còn có thể tiếp nhận và xử lý các thông tinphản hồi từ người học một cách kịp thời thông qua tiếp nhận và xử lý các ý kiếnphản hồi, thắc mắc của người học qua hệ thống
Dạy học trực tuyến ở trường đại học được tiến hành trên nền tảng số với
sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học và công nghệ giúp cho việc dạy và học trở
Trang 14nên linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn và người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc.Trong DHTT học tập của người học cho phép GV có thể cập nhật các nội dungtri thức mới một cách thường xuyên hơn thông qua hệ thống học liệu, bài giảngtrực tuyến và các video tương tác, phần mềm và công cụ hỗ trợ, đồng thời có thểkiểm soát được kết quả hoạt động của người học qua các buổi học bằng hệ thống
tự đánh giá, hệ thống thông tin phản hồi từ người học Trong dạy học trực tuyến,người học có thể chủ động tiếp thu kiến thức theo kế hoạch cá nhân, thể chủđộng sắp xếp thời gian Từ đó học ở bất cứ nơi nào, bất cứ đâu chỉ cần có công
cụ, thiết bị kết nối Internet để học
Dạy học trực tuyến ở đại học là việc giảng viên sử dụng công nghệ hiệnđại vào hỗ trợ giảng dạy, học tập Theo đó, các bài giảng sẽ được tạo ra trựctuyến với hệ thống học liệu điện tử, bài giảng điện tử, hình ảnh, video minh họa
đi kèm hấp dẫn và sinh động, giúp người học tiếp thu một cách nhanh chóngnhất các nội dung học tập Đồng thời giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí
đi lại cho giảng viên và người học
Hoạt động DHTT ở đại học phụ thuộc vào hệ thống tài liệu, học liệu điện
tử, năng lực DH của GV, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, thiết bị DH của nhàtrường và các yếu tố quản lý của cán bộ quản lý cấp trường, Phòng chức năngthừa lệnh Hiệu trưởng, CBQL cấp khoa, bộ môn thuộc chuyên ngành đào tạo
Dạy học trực tuyến thực sự có hiệu quả khi hệ thống học liệu trực tuyếnđược thiết kế một cách bài bản phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình dạyhọc, quá trình dạy học được thực hiện theo một quá trình xác định bắt đầu từkhâu xây dựng và thông qua đề cương dạy trực tuyến đến khâu thiết kế nội dungkhóa học trực tuyến; nghiệm thu khóa học trực tuyến và triển khai khóa học trựctuyến, đánh giá kết quả học tập trực tuyến Muốn thực hiện tốt được quá trìnhnêu trên đòi hỏi Hiệu trưởng, cán bộ quản lý trường đại học phải quản lý tốt quátrình tác nghiệp của người giảng viên trong DHTT: Quản lý quá trình thiết kế bàigiảng trực tuyến; biên soạn hệ thống học liệu DHTT phục vụ cho quá trình dạyhọc trực tuyến; Quản lý quá trình tổ chức bài dạy trực tuyến và tương tác giữa
GV với SV trên nền tảng số và phát triển môi trường học tập trực tuyến cho sinhviên cũng như quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập trực tuyến của sinh
Trang 15viên Đồng thời cơ sở đào tạo phải xây dựng và tổ chức được cơ chế kiểm tra,giám sát chất lượng DHTT và đảm bảo các điều kiện DHTT nhằm tạo động lựccho hoạt động DHTT đạt được mục tiêu đặt ra.
Năm 2019, 2020 và 2021 đại dịch covid bùng phát nhiều trường đại học
đã chuyển đổi từ DH trực tiếp sang DHTT và đã khai thác được thế mạnh củahoạt động DHTT trong bối cảnh dịch bệnh, tạo cơ hội học tập cho SV, để nângcao chất lượng và hiệu quả của DHTT, năm 2021 Bộ Giáo dục &Đào tạo đã banhành Thông tư 08/2021về Quy chế đào tạo trình độ đại học và Thông tư 17/2021
về Chuẩn chương trình đào tạo, nội dung các thông tư đã đề cập đến một số quyđịnh về DHTT để đảm bảo chất lượng dạy học
Trong bối cảnh cách mạng 4.0, các nước tập trung xây dựng và phát triểnchính quyền số và giáo dục số, DHTT ở các nước trên thế giới và khu vực đãđược đẩy mạnh, tạo ra giáo dục không biên giới Trước bối cảnh trên Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số 131/2022 về Đề án tăng cường ứng dụngCNTT và chuyển đổi số trong GD&ĐT giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đếnnăm 2030, đề án chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương thức tổ chức giáo dục, đưadạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngàyđối với mỗi người dạy và người học”[ 5]
Thực hiện Quyết định trên năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã banhành Thông tư 30 Quy định về ứng dụng CNTT trong DHTT ở trường đại học,nội dung Thông tư đã quy định rõ về nguyên tắc, nội dung và tổ chức quản lýDHTT ở người trường đại học [3]
Thực tế đào tạo tại các trường đại học cho thấy DHTT đã được triển khaithực hiện đồng loạt ở các trường đại học của Việt Nam từ năm 2020 và năm
2021 tới nay bước đầu giúp cho việc học của SV không bị gián đoạn trong đạidịch Covid-19, tạo cơ hội học tập từ xa để SV tích lũy tín chỉ, tùy theo điều kiệnDHTT mà các trường có những hình thức triển khai khác nhau: có trường triểnkhai cả học phần DHTT trong chương trình đào tạo trong quy định không vượtquá 30% tổng thời lượng chương trình; Có trường tổ chức DHTT theo hình thức
là chọn một phần nội dung trong học phần để giảng dạy với tổng thời lượngkhông quá 30% thời lượng của học phần đó Việc lựa chọn các phần mềm DHTT
Trang 16của các trường cũng khác nhau mỗi trường có thế mạnh khác nhau nên các điềukiện DHTT cũng khác nhau Tuy nhiên trong quá trình triển khai các trường còntồn tại một số bất cập về bài giảng trực tuyến; học liệu phục vụ học tập trựctuyến về sự tương tác giữa giảng viên với sinh viên; Tương tác giữa SV với tàiliệu học tập và tương tác giữa SV với SV trong quá trình học tập; Hoạt độngđánh giá kết quả học tập trực tuyến còn tồn tại một số bất cập trong triển khaithực hiện vv Nguyên nhân do các giải pháp quản lý DHTT hiện nay ở cáctrường ĐH còn có những bất cập chưa theo kịp những thay đổi của DHTT so vớidạy học trực tiếp truyền thống, năng lực CNTT của CBQL, GV còn hạn chế dẫntới việc quản lý hoạt động xây dựng giáo trình, bài giảng, học liệu trực tuyến còn
có những bất cập; Những biện pháp tổ chức DHTT và đánh giá KQHT trựctuyến của SV chưa theo kịp với sự thay đổi của công nghệ DHTT và sử dụng trítuệ nhân tạo AI trong DHTT, quản lý DHTT, các trường còn tỏ ra lúng túngtrong tổ chức chỉ đạo, còn thiếu những văn bản mang tính chỉ dẫn hoạt độngDHTT và thiếu những khung pháp lý cho hoạt động đánh giá kết quả học tậptrên nền tảng số và phát triển môi trường dạy học trên nền tảng số, cơ sở hạ tầngCNTT, điều kiện DHTT của các trường đại học hiện nay còn bất cập vv Với lý
do trên tác giả chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường
đại học trong bối cảnh hiện nay”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về DHTT và quản lý DHTT ở cáctrường đại học, luận án đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động DHTT ở cácTrường Đại học nhằm đáp ứng nhu cầu người học, nâng cao chất lượng dạy họctrực tuyến nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung, góp phần thực hiện chuyểnđổi số trong đào tạo ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Hoạt động DHTT ở trường đại học trong bối cảnhhiện nay
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động DHTT ở các trường đại họctrong bối cảnh hiện nay
Trang 174 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của quản lý hoạt động DHTT ở trường đại họctrong bối cảnh hiện nay
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động DHTT ở các trườngđại học trong bối cảnh hiện nay
Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động DHTT ở các trường đại học trongbối cảnh hiện nay, khảo nghiệm, thử nghiệm một số giải pháp để chứng minhmức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
5 Câu hỏi nghiên cứu
Dạy học trực tuyến, quản lý DHTT ở đại học được tiến hành như thế nàotrong bối cảnh hiện nay và điều kiện để thực hiện là gì?
Dạy học trực tuyến, quản lý hoạt động DHTT ở các trường đại học trongbối cảnh hiện nay có điểm gì bất cập về các nội dung quản lý hệ thống học liệu,bài giảng trực tuyến; Quản lý hoạt động của giảng viên, sinh viên và kiểm trađánh giá kết quả dạy học và điều kiện thực hiện?
Có những giải pháp nào có thể khắc phục được những bất cập trong quản lýhoạt động DHTT ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay nhằm nâng caochất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay?
6 Giả thuyết khoa học
Quản lý DHTT ở Trường Đại học gồm quản lý xây dựng kế hoạch dạyhọc, tổ chức thực hiện DHTT, đánh giá kết quả học tập trực tuyến và đảm bảocác điều kiện để tổ chức DHTT Trong bối cảnh hiện nay, DHTT ở các trường
ĐH đã được triển khai, tuy nhiên quản lý DHTT còn thể hiện những bất cập nhưviệc quản lý xây dựng bài giảng, học liệu trực tuyến; tổ chức DHTT và đánh giáKQHT cũng như các điều kiện DHTT vv còn hạn chế Nghiên cứu đề xuấtđược các giải pháp khắc phục những bất cập trong DHTT và quản lý DHTT ởcác trường đại học hiện nay sẽ nâng cao chất lượng DHTT nói riêng và chấtlượng đào tạo nói chung đáp ứng yêu cầu về chuyển đổi số trong đào tạo đại họchiện nay
Trang 187 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phạm vi nghiên cứu
7.1.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quản lý DHTT ở các trường đại học áp dụng với đàotạo trình độ cử nhân với vai trò chủ thể quản lý của Hiệu trường, CBQLtrường đại học Phạm vi nội dung quản lý được thực hiện theo Thông tư 30năm 2023 của Bộ GD&ĐT “Quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trongđào tạo trực tuyến đối với giáo dục đại học”
7.1.2 Phạm vi về khách thể khảo sát
Do điều kiện nghiên cứu và thời gian có hạn nên các số liệu nghiên cứuthực trạng về DHTT và quản lý DHTT được tiến hành khảo sát trên cán bộ quản
lý, giảng viên và sinh viên của 9 trường Đại học trên cả nước
7.1.3 Phạm vi về thời gian khảo sát
Các số liệu khảo sát thống kê từ năm 2022 đến 2024
7.2 Phương pháp luận nghiên cứu
i Tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp của giảng viên đối với dạy học trực tuyến
Để DHTT giảng viên trường ĐH phải tiến hành xây dựng kế hoạch DHTT
và chuẩn bị bài giảng trực tuyến, tài liệu, học liệu DHTT sau khi các tài liệu, họcliệu DHTT được phê duyệt, giảng viên tổ chức hoạt động DHTT thực hiện mụctiêu, nội dung chương trình dạy học để đạt CĐR của học phần và thực hiện đánhgiá kết quả học tập trực tuyến của sinh viên kèm theo là phải đảm bảo các điềukiện DHTT Tương ứng với quá trình tác nghiệp trên của giảng viên đòi hỏi Hiệutrưởng trường Đại học phải có các hoạt động quản lý DHTT tương ứng: Quản lýlập kế hoạch DHTT; quản lý tổ chức hoạt động DHTT; quản lý hoạt động đánhgiá kết quả học tập trực tuyến và quản lý các điều kiện đảm bảo DHTT
ii Quan điểm tiếp cận hệ thống
Nghiên cứu quản lý hoạt động DHTT ở trường đại học theo quan điểm tiếpcận hệ thống đảm bảo thống nhất từ khâu xây dựng kế hoạch dạy học; biên soạntài liệu phục vụ DHTT đến khâu tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quảdạy học trực tuyến; phát triển môi trường học tập trực tuyến cho người học Tiếp
Trang 19cận hệ thống trong quản lý DHTT còn thể hiện đảm bảo tính thống nhất giữa dạyhọc trực tiếp với DHTT trong thực hiện mục tiêu, nội dung của chương trình dạyhọc để đạt CĐR của hoạt động đào tạo.
iii Quan điểm tiếp cận thực tiễn
Nghiên cứu quản lý hoạt động DHTT theo quan điểm thực tiễn triểnkhai thực hiện hoạt động dạy học ở các trường ĐH hiện nay: Quản lý DHTT ởtrường ĐH gắn với thực tiễn hoạt động dạy học của GV và người học ở cáctrường ĐH hiện nay; gắn với việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trìnhđào tạo của ngành đào tạo ở trường đại học, gắn với cơ sở hạ tầng công nghệthông tin và hoạt động chuyển đổi số trong các trường ĐH hiện nay
iv Quan điểm tiếp cận năng lực
Nghiên cứu quản lý hoạt động DHTT theo quan điểm tiếp cận năng lựcngười học, hoạt động DHTT phải hướng tới đạt chuẩn đầu ra hay năng lực cầnđạt ở người học mà chương trình đào tạo đã công bố, đặc biệt là phải đạt CĐRcủa học phần dạy học tổ chức DHTT về kiến thức, kỹ năng và thái độ của ngườihọc đã được xác định
v Quan điểm tiếp cận giáo dục số
Nghiên cứu quản lý hoạt động DHTT dựa trên quan điểm giáo dục số vàquản lý số, tài liệu giảng dạy, học tập và hệ thống bài giảng cũng như hệ thốngđánh giá kết quả dạy học cần được số hóa Năng lực DTTT của giảng viên đượcxác định dựa trên khung năng lực số của giảng viên
vi Tiếp cận chức năng quản lý
Quản lý DHTT ở trường đại học được tiếp cận theo các chức năng của quản
lý đi từ việc lập kế hoạch DHTT đến tổ chức thực hiện DHTT theo hướng phâncấp từ phòng, tới khoa, bộ môn và giảng viên và chỉ đạo thực hiện kế hoạchDHTT hiệu quả đồng thời kiểm tra, đánh giá kết quả DHTT để cải tiến, điềuchỉnh nâng cao chất lượng dạy học
7.3 Phương pháp nghiên cứu
7.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và hệ thốnghóa để nghiên cứu hệ thống các công trình, tài liệu về DHTT và quản lý dạy học
Trang 20trực tuyến, những văn bản có tính pháp lý về dạy học và quản lý DHTT để xâydựng cơ sở lý luận về DHTT và cơ sở lý luận của quản lý dạy học trực tuyến ởtrường Đại học trong bối cảnh hiện nay.
7.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để đánh giá thực trạngDHTT và quản lý hoạt động DHTT hiện nay ở các trường ĐH, phân tíchnhững ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong thực trạngDHTT và quản lý DHTT ở các trường ĐH làm cơ sở đề xuất các giải phápnâng cao chất lượng DHTT ở các trường ĐH hiện nay
Sử dụng phương pháp phỏng vấn giảng viên, sinh viên và CBQL về dạy
và học trực tuyến, quản lý DHTT để làm rõ thực trạng DHTT và quản lý hoạtđộng DHTT hiện nay ở các trường ĐH
Sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm DHTT và sản phẩm quản lýDHTT để làm rõ thực trạng DHTT và quản lý hoạt động DHTT hiện nay ở cáctrường ĐH hiện nay
Sử dụng phương pháp khảo nghiệm, xin ý kiến chuyên gia về khung nănglực DHTT của giảng viên, bộ công cụ tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng và cácgiải pháp quản lý DHTT ở các trường ĐH hiện nay nhằm khẳng định mức độ cầnthiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Phương pháp thử nghiệm để khẳng định tính khả thi của các giải phápquản lý DHTT ở các trường ĐH
7.3.3 Các phương pháp bổ trợ
Sử dụng phương pháp thống kê toán học: thống kê các hình thức giảng dạytrực tuyến của đội ngũ giảng viên, xử lý các số liệu, kiểm định độ tin cậy của cácgiải pháp quản lý hoạt động giảng dạy trực tuyến của đội ngũ giảng viên theo tiếpcận năng lực, từ đó đề xuất nhằm đưa ra kết luận phục vụ cho công tác nghiên cứu
Xử lý kết quả điều tra và số liệu bằng phương pháp thống kê toán họcthông qua các phần mềm máy tính
8 Đóng góp mới của nghiên cứu đề tài
Xác lập cơ sở lý luận về DHTT và quản lý DHTT ở trường đại học trongbối cảnh hiện nay, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý DHTT ở trường
Trang 21ĐH, giúp giảng viên và các nhà quản lý trường ĐH nhận diện vận dụng trongDHTT, quản lý DHTT để nâng cao chất lượng DHTT ở trường ĐH.
Khái quát hóa thực trạng DHTT và thực trạng quản lý DHTT ở các trường
ĐH trong bối cảnh hiện nay, phân tích những kết quả đạt được và những hạnchế, tồn tại về bài giảng, học liệu DHTT; nội dung, phương pháp và hình thức tổchức DHTT, mối quan hệ tương tác trong dạy học và các điều kiện DHTT, cácyếu tố ảnh hưởng tới quản lý DHTT trong bối cảnh hiện nay Kết quả nghiên cứutrên sẽ giúp các trường ĐH và GV khắc phục những tồn tại bất cập trong DHTT
và quản lý DHTT để nâng cao chất lượng hoạt động DHTT đáp ứng yêu cầuchuyển đổi số ở các trường ĐH trong bối cảnh hiện nay
Đề xuất được khung năng lực DHTT của giảng viên và các giải pháp quản
lý DHTT mang tính đồng bộ khắc phục được những bất cập trong DHTT vàquản lý DHTT ở các trường ĐH trong bối cảnh hiện nay nhằm tạo động lực chohoạt động DHTT phát triển, tạo cơ hội học tập cho SV trong quá trình học tập.Những kết quả nghiên cứu này giúp các trường ĐH có thể vận dụng để quản lýDHTT đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục ĐH hiện nay
9 Những luận điểm cần bảo vệ
Bối cảnh cách mạng 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng đòi hỏi đẩy mạnhchuyển đổi số trong giáo dục đại học và DHTT, Hiệu trưởng nhà trường cần tiếnhành đồng bộ các nội dung quản lý xây dựng kế hoạch DHTT, thiết kế bài giảngtrực tuyến, tổ chức dạy học trực tuyến; đánh giá kết quả DHTT và đảm bảo các điềukiện DHTT để nâng cao hiệu quả của DHTT ở trường đại học
Quản lý hoạt động DHTT ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay đãđược triển khai tuy nhiên còn hạn chế trong tất cả các khâu của quá trình quản lýDHTT bao gồm từ thiết kế bài giảng, học liệu DHTT đến tổ chức DHTT, kiểmtra đánh giá kết quả học tập trực tuyến của SV và các điều kiện thực hiện DHTT.Nguyên nhân do năng lực của giảng viên, CBQL và nền tảng công nghệ, cơ sởvật chất, tài chính của nhà trường, cơ chế chính sách pháp lý còn hạn chế
Các giải pháp: Xây dựng khung năng lực DHTT của GV và tổ chức bồidưỡng năng lực DHTT cho đội ngũ GV theo khung năng lực; Tổ chức, chỉ đạokiểm tra, giám sát quy trình DHTT và các điều kiện DHTT theo mục tiêu xác
Trang 22định sẽ nâng cao chất lượng DHTT ở các trường ĐH hiện nay, góp phần thựchiện chuyển đổi số trong giáo dục ĐH.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường
Đại học trong bối cảnh hiện nay
Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường
Đại học trong bối cảnh hiện nay
Trang 23Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về dạy học trực tuyến
DHTT là hình thức dạy học sử dụng các ứng dụng trên môi trườnginternet tạo ra một không gian học tập hiện đại, trong đó GV và SV có thể tươngtác đồng thời hoặc không đồng thời
Căn cứ theo mức độ sử dụng các phần mềm trên môi trường internet vàohoạt động dạy học, DHTT được chia thành hai loại: hình thức dạy học E-learning và hình thức dạy học B-learning Trong đó, dạy học E-learning là hìnhthức DHTT hoàn toàn, còn B-learning là hình thức dạy học kết hợp giữa dạy họctrực tiếp (mặt giáp mặt) và DHTT thông qua môi trường internet
DHTT với cả hai hình thức E-learning và B-learning đã và đang đượcnghiên cứu rộng rãi trên thế giới Cụ thể:
Từ thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 đến nửa đầu thế kỷ 21, DHTT learning đã phát triển mạnh mẽ Đầu tiên, E-learning được triển khai trong cáccông ty, doanh nghiệp tại Mỹ, đến cuối năm 1999, trên thế giới đã có 1000trường đại học triển khai các khóa học trực tuyến E-learning, gần 2500 trụ sở cơquan trong 81 quốc gia có các hoạt động liên quan đến E-learning như ứng dụngE-learning trong giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, huấn luyện nhânviên… Đầu thế kỷ 21, E-learning được nghiên cứu và triển khai trong giáo dụcphổ thông ở nhiều nước, tiêu biểu là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
E-Theo hướng nghiên cứu cụ thể về E-learing, có rất nhiều công trìnhnghiên cứu:
Tác giả Deborah Swinglehurst đã nghiên cứu về: “Đồng quan sát giảngdạy trong môi trường trực tuyến: phương pháp nghiên cứu hành động” Bài viếtnày mô tả một phương pháp nghiên cứu hợp tác hành động được sử dụng để
Trang 24khám phá sự quan sát ngang nhau của giảng dạy (POT- peer observation ofteaching) trong môi trường trực tuyến [88].
UNESCO có bài viết về “Học tập mở và từ xa - Các xu hướng, chính sách
và chiến lược xem xét có đề cập tới một số chiến lược học tập mà người học cóthể áp dụng tùy vào các khóa học Đó là: người học tích cực suy nghĩ về việchọc, sẵn sàng chia sẻ với giảng viên, sinh viên [126]
Trong công trình nghiên cứu lí luận về B-learning, nhóm tác giả Curtis J.Bonk, Charles R Graham (2005) đã trình bày khái niệm về B-learning, phân tíchnhững lí do để sử dụng B-learning trong dạy học, phân loại các hình thức B-learning, những thách thức đối với việc sử dụng mô hình B-learning và dự báo
về sự phát triển của B-learning trong tương lai [84]
Về phân loại các hình thức dạy học theo B-learning, trong tài liệu, tác giảIntel-learning đã đưa ra 6 hình thức dạy học theo B-learning, bao gồm: (1) Mô hìnhgiáp mặt là chủ đạo; (2) Mô hình vòng xoay; (3) Mô hình linh hoạt; (4) Mô hình kếthợp đặc thù; (5) Mô hình kết hợp tự do; (6) Mô hình trực tuyến là chủ đạo [104].Như vậy các tác giả đã đề cao xu thế phát triển của mô hình học trực tuyến trongcác mô hình học tập của người học trong tương lai
Anthony G Picciano, Charles D Dziuba (2007) nghiên cứu về
“B-Learning Research Perspectives” đã trình bày khá rõ nét nền tảng lí luận và ứng
dụng của dạy B-learninng như: Khung khái niệm; Tổng quan các tư liệu; Phântích các xu hướng phát triển; Phân tích thiết kế và tổ chức thực hiện các khóahọc; Nhận thức của người học với hiệu quả của đánh giá trên B-learning; …trong một số trường học ở Mỹ của các tác giả khác [68]
Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới DHTT, nhóm tác giả Bagarukayo
và Kelema (2015) cho rằng: mặc dù DHTT là công nghệ mang nhiều lợi íchtrong việc giảng dạy, học tập và đánh giá nhưng nhiều trường đại học quan ngạirằng họ không tận dụng được hết tiềm năng của phương thức này Mức độ sửdụng DHTT và cách thức áp dụng tại các trường khác nhau xuất phát từ một sốthách thức về nền tảng công nghệ, văn hóa giáo dục, năng lực giảng viên, tầmnhìn chiến lược của tổ chức, sự hài lòng của người học, sự hỗ trợ người dùng,nhận thức của lãnh đạo [73]
Trang 25Thuật ngữ hình thức dạy học B-learning được sử dụng từ cuối thế kỷ 20khi xuất hiện nhu cầu kết hợp hình thức dạy học trực tiếp với DHTT nhằm tậndụng tối đa những ưu thế của 2 hình thức dạy học này Từ năm 2006 đến nay,cụm từ B-learning được hiểu là một sự kết hợp dạy học giáp mặt và dạy học trênnền tảng công nghệ.
Cùng với sự phát triển của mô hình dạy học E-learning thì mô hình dạy họcB-learning đã trở thành xu hướng học tập, nghiên cứu, ứng dụng trên toàn cầu vàđược áp dụng rộng rãi trong các môi trường giáo dục, kinh doanh Theo Lisa R.Halverson, Charler R Graham (2019), trong thập kỷ 2007- 2017, các khóa học B-learning đã được mở ra rộng rãi và tăng lên đáng kể, nhất là đối với mô hình giáodục K-12 (hệ thống học tập trực tuyến của Mỹ và các nước Bắc Mỹ, châu Âu,châu Á… nơi học sinh học tập bậc phổ thông theo hệ 12 lớp) [110] Theo tác giảDHTT đã phát triển ở phổ thông tại các nước Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á trongnhững năm 2007 - 2017
Tại Việt Nam, hình thức DHTT (E-learning và B-learning) đã và đang từngbước được nghiên cứu, triển khai vận dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tronggiáo dục Trong một số hội nghị, hội thảo như “Hội thảo nâng cao chất lượng đàotạo Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000”, “Hội nghị giáo dục đại học năm 2001”,…
đã đề cập đến hình thức E-learning và ứng dụng của nó Đặc biệt, hội thảo “Nghiêncứu và triển khai E-learning” do Khoa công nghệ thông tin (Đại học Bách khoa HàNội) và Viện công nghệ thông tin (ĐH quốc gia) phối hợp tổ chức đầu tháng 3 năm
2005 là hội thảo khoa học đầu tiên về DHTT được tổ chức tại Việt Nam Hội thảođánh dấu một bước ngoặt mới trong nghiên cứu và phát triển DHTT tại Việt Nam
Nhóm tác giả Trần Thị Mai Phương, Phùng Chí Dũng, Nguyễn Việt Hà(2009) trong nghiên cứu về “Một mô hình chia sẻ nội dung cho các hệ thống đàotạo trực tuyến” được công bố trên tạp chí khoa học tại ĐH Quốc gia Hà Nội đã đềxuất mô hình chia sẻ nội dung động dựa trên cơ chế phân tách hệ thống đào tạo trựctuyến thành hai hệ thống độc lập là hệ thống quản trị dạy/học, hệ thống quản lý nộidung bài giảng, đồng thời xác định một giao diện chuẩn hóa giữa hai hệ thống này[29] Các nghiên cứu của tập thể tác giả đã quan tâm đến các nội dung DHTT
Trang 26Nghiên cứu “E-learning và ứng dụng trong dạy học” của nhóm tác giả LêHuy Hoàng và Lê Xuân Quang (2011) đã chỉ ra khá cụ thể và dễ hiểu về E-learningcùng các ứng dụng của nó trong dạy học các môn học [12].
Tác giả Lê Thanh Huy (2013) trong luận án “Tổ chức hoạt động dạy họcVật lý đại cương trong các trường đại học theo học chế tín chỉ với sự hỗ trợ củaE-learning” đã đưa ra được định hướng nghiên cứu sử dụng E-learning trong dạyhọc theo học chế tín chỉ ở trường Đại học Nghiên cứu của tác giả cũng đã đềxuất những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế nhược điểm và phát huy ưu điểmcủa E-learning, đặc biệt là trong quá trình dạy học và kiểm tra đánh giá theo họcchế tín chỉ ở bậc Đại học [13] Tác giả đã khai thác và vận dụng E-learning trong
tổ chức DH một học phần và đánh giá kết quả DH ở trường đại học
Trong nghiên cứu “Dạy học trên lớp Vclass - Thực trạng và biện pháp thuhút SV tham gia”, tác giả Ngô Văn Đức (2016) trong công bố khoa học tại Hội thảokhoa học trường ĐH Mở Hà Nội đã trình bày những hoạt động dạy học cơ bản trênlớp học, khảo sát và phân tích thực trạng dạy học trực tuyến, từ đó đề xuất một sốbiện pháp thu hút SV tham gia lớp học Vclass [9] Nghiên cứu của tác giả đã khaithác khía cạnh thu hút người học tham gia lớp học Vclass để nâng cao chất lượngDHTT
Bên cạnh hình thức E-learning, hình thức dạy học kết hợp B-learning cũngđược nghiên cứu rộng rãi ở Việt Nam, biểu hiện ở một số công trình như sau:
Tác giả Nguyễn Thế Dũng (2018) nghiên cứu “Dạy học tương tác theotiếp cận năng lực trong B-learning cho sinh viên sư phạm tin học” [8] với đề tàiluận án tiến sĩ công bố các kết quả nghiên cứu đã khẳng định: “B-learning là sựkết hợp hữu cơ, bổ sung lẫn nhau giữa dạy học giáp mặt (face to face) truyềnthống và dạy học với sự hỗ trợ của CNTT và truyền thông (ICT), trong đó cácphương pháp dạy học được vận dụng mềm dẻo để tận dụng tối đa ưu thế củaCNTT và truyền thông nhằm mang lại hiệu quả học tập tốt nhất; Tác giả đã đềxuất quy trình thiết kế và biện pháp dạy học tương tác theo tiếp cận năng lựctrong B-learning cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học”
Viện Sư phạm kỹ thuật, ĐHSPKT thành phố Hồ Chí Minh (2018) nghiêncứu về DHTT ở trường đại học trong tài liệu hướng dẫn về DHTT, nhóm tác giả
Trang 27đã đề xuất quy trình thiết kế DHTT, tổ chức DHTT, những yêu cầu đối với GV
và người học trong DHTT và những kỹ năng cần thiết trong DHTT như thiết kếkhóa học trực tuyển, tài liệu học tập và kĩ năng tương tác trên nền tảng số Đây
là những lý thuyết cơ bản giúp giảng viên các trường đại học có thể vận dụng vàtiến hành DHTT một cách hiệu quả [59]
Trong công bố “Dạy học kết hợp - một hình thức phù hợp với dạy học đạihọc ở việt nam thời đại kỉ nguyên số” [11], trong công bố khoa học trên Tạp chíquốc tế, nhóm tác giả Vũ Thái Giang, Nguyễn Hoài Nam (2019) đã chỉ ra sự phùhợp của mô hình dạy học B-learning đối với việc giảng dạy các học phần ở bậcđại học nói chung, tại Việt Nam nói riêng Nhóm tác giả nhấn mạnh: cần phảiquan tâm đến đặc điểm đối tượng và những điều kiện cụ thể của lớp học khithiết kế dạy học theo mô hình B-learning nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,
tự học, sáng tạo của sinh viên
Tác giả Trần Thị Huệ, Nguyễn Thị Kim Oanh (2020) công bố trên Tạp chíGiáo dục, trong nghiên cứu của mình đã chỉ rõ những những khó khăn và tháchthức khi áp dụng một mô hình mới như B-learning vào giáo dục đại học ViệtNam, đặc biệt là vấn đề thiết kế khóa học sao cho phù hợp với mục tiêu, nộidung và điều kiện lớp học Từ đó, nhóm tác giả đã đề xuất 6 nguyên tắc và 6bước thiết kế các khóa học theo mô hình dạy học kết hợp B-learning [14]
Lê Văn Toán, Trương Thị Diễm (2020), nghiên cứu về DHTT dưới góc
độ tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả của DHTT ở trường đại học đáp ứngyêu cầu của cách mạng 4.0 và chuyển đổi số trong giáo dục đại học, được công
bố trong Tạp chí Giáo dục, tác giả cũng đã chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng vàkhó khăn trong DHTT [52]
Nguyễn Văn Toản và cộng sự, (2021) nghiên cứu về đánh giá tính hiệuquả của DHTT trong giáo dục thể chất được công bố trên Tạp chí Đào tạo vàHuấn luyện thể thao đã chỉ ra rằng, “việc học trực tuyến không những không ảnhhưởng đến kết quả của sinh viên, mà kết quả các môn học giáo dục thể chất cókết quả cao hơn học trực tiếp Kết quả học tập trực tuyến môn GDTC của sinhviên Học viện Nông nghiệp năm học 2020-2021 bước đầu tốt hơn so với năm
Trang 28học 2019-2020 ở các học phần như Điền kinh, Cờ vua, Khiêu vũ thể thao, Bóngchuyền, Bóng đá, Cầu lông, Thể dục Aerobic” [53].
Lê Ngọc Đức (2021) nghiên cứu về DHTT dưới tiếp cận đổi mới đánh giá
kết quả học tập của người học trên nền tảng số được công bố trong“Kỷ yếu
chuyển đổi số trong giáo dục đại học; Hiệp hội các trường đại học cao đẳng ViệtNam”, đã đề xuất các biện pháp đổi mới đánh giá kết quả học tập của người họctrên nền tảng số với nội dung nghiên cứu này giúp cho DHTT có tính đồng bộ vàhiệu quả hơn [10]
Tóm lại, DHTT là một chủ đề đã và đang nhận được sự quan tâm nghiêncứu của nhiều cá nhân, tổ chức trên nhiều khía cạnh như lý luận DHTT, xâydựng hệ thống quản lý học tập trực tuyến, đánh giá hiệu quả của DHTT cũngnhư xu hướng phát triển của hình thức dạy học này trong tương lai… Nhữngcông trình này chính là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình thựchiện luận án này
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đào tạo trực tuyến
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, các cơ sở giáo dụcđào tạo trên khắp thế giới đã và đang ngày càng chú trọng đầu tư vào hệ thốngĐTTT Tuy nhiên, sự hiệu quả của ĐTTT phụ thuộc rất lớn vào vai trò của côngtác quản lý nhưng như nhiều nhân tố tác động khác Từ đó, có rất nhiều côngtrình đã tập trung nghiên cứu phân tích các vấn đề quản lý ĐTTT với nhiều góc
độ khác nhau trong đó có DHTT
Nghiên cứu về các mô hình và chiến lược áp dụng ĐTTT ở các trường
ĐH tại Châu Âu, nhóm tác giả Benedetto và cộng sự (2003) đã chỉ ra phần lớncác trường ĐH được khảo sát tổ chức triển khai ĐTTT nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục cho người học và mở rộng, phát triển các khóa học trong chươngtrình giảng dạy của họ Nhóm tác giả nhận định, việc áp dụng ĐTTT trong đó cóDHTT chắc chắn sẽ trở thành xu thế lan rộng ra tất cả các trường ĐH tuy nhiên
nó không phải là sự thay thế hoàn toàn hình thức dạy học truyền thống Thay vào
đó, trong quan điểm chiến lược của các trường ĐH châu Âu, ĐTTT sẽ giúp cácnhà trường ĐH cung cấp các khóa học đa dạng hơn Các trường đại học coiĐTTT nói chung DHTT như một giải pháp sử dụng sự hỗ trợ của công nghệ để
Trang 29thu nhập sự phản hồi để xác định rõ nét nhu cầu, nguyện vọng của người học đốivới các cơ sở đào tạo [theo 45] Đây chính là lý do khiến cho phần lớn cáctrường ĐH coi ĐTTT là giải pháp hỗ trợ và cải thiện hoạt động giảng dạy truyềnthống chứ không thể thay thế hoàn toàn hoạt động giảng dạy truyền thống.
Brandon (2007) trong bài viết của mình “The e-learning Guild’s
Handbook of e-learning Strategy, The eLearning Guild, Santa Rosa, CA” đã cho
rằng lãnh đạo nhà trường cần đưa ra tầm nhìn dài hạn về các vấn đề: (1) Duy trìchiến lược ĐTTT thông qua các bước lập chiến lược học tập và quy trình pháttriển chiến lược ĐTTT; (2) Các chiến lược chuyển đổi sang ĐTTT: Thẩm định,thiết kế và lựa chọn, ứng dụng, triển khai, đánh giá; (3) Các chiến lược thiết kếcho học tập online và hỗn hợp liên quan đến lớp học online hoặc trực tiếp, đồng
bộ hay không đồng bộ; (4) Hoạt động marketing và quản lý sự thay đổi về dạyhọc ĐTTT nhằm thúc đẩy người học, tạo động lực cho nhà quản lý và cả tổ chức.Đặc biệt, tác giả khẳng định, dù ĐTTT có thể chỉ là việc giảng viên dẫn dắt lớphọc với một khóa học trực tuyến thì nó vẫn là một sự thay đổi trong nhà trường,
nó đòi hỏi GV, CBQL, nhà quản lý cao cấp cũng như các thành viên khác trong tổchức đều cần thay đổi Nói cách khác, quản lý ĐTTT nói chung và quản lý DHTTchính là quản lý sự thay đổi về quy trình, hoạt động và cách tổ chức dạy học từtruyền thống chuyển sang trực tuyến Trọng tâm của quản lý thay đổi này là thái
độ và hành vi của các thành viên trong nhà trường về ĐTTT [77]
Bài viết “Perceptions of Roles and Responsibilities in Online Learning: A
Case Study Deakin University, Victoria, Australia”, Interdisciplinary Journal of
E-Learning and Learning Objects, Australia” của Annemieke và đồng nghiệp
(2008) đã thể hiện quan điểm: việc tăng cường chất lượng giảng dạy và học tậpthường được xem là một ưu tiên trong chiến lược quản lý Đào tạo và Truyềnthông Tri thức (ĐTTT) của các trường đại học Tuy nhiên, để đạt được một chiếnlược quản lý ĐTTT nói chung và quản lý DHTT nói riêng thành công, cáctrường đại học cần đảm bảo rằng họ đã chuẩn bị đầy đủ về cả văn hóa và côngnghệ [66]
Nhóm nghiên cứu Wheelen và Hunger (2008) trong “ Wheelen T., Hunger
D (2008), Strategic management and business policy, Person International
Trang 30Edition, eleventh edition, USA” cho rằng, mục đích của công tác quản lý ĐTTTnói chung và DHTT nói riêng là nhằm đáp ứng những kỳ vọng về trải nghiệmhọc tập của người học tại trường đại học, đồng thời làm cho họ hiểu rõ được vaitrò của mình cũng như những gì họ có thể mong đợi thực tế đối với giảng viên
và trường đại học [128]
Bên cạnh đó, các tác giả nước ngoài cũng rất quan tâm đến các tiêu chuẩnchất lượng khi quản lý ĐTTT trong đó có quản lý DHTT như Belawati và
Baggaley (2010) trong “ Leading ICT in Education practices: A
Capacity-building Toolkit for teacher Education Institutions in the Asia-pacific” đã
nhấn mạnh đảm bảo chất lượng là nhân tố quan trọng nhất trong công tác quản lý
và phát triển DHTT, trong đó có 9 tiêu chuẩn cơ bản là: Chính sách và kế hoạch,nhân lực; quản lý và điều hành; người học; chương trình; học liệu; dịch vụ hỗ trợngười học; đánh giá học tập; phương tiện dạy học…[80]; Tổ chức các Bộ trưởnggiáo dục Đông Nam Á (2003), đã nêu rõ những yếu tố quản lý chất lượng, xâydựng khung lý thuyết về chất lượng đào tạo và áp dụng tiêu chuẩn ISO để đánhgiá chất lượng đào tạo ở một số nước Đông Nam Á [121] Bussakorn và cộng sự(2012) đưa ra năm nhân tố tạo nên sự thành công của DHTT trong đó nhấn mạnhđến yếu tố cơ chế quản lý, vì nó giúp cho nhà quản lý và cấp dưới biết được họcần phải làm những gì để tổ chức thành công hệ thống ĐTTT [78]
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Ali, Kate và Xiaohui (2013) trong
“Factors Affecting Students‟ Acceptance of e-Learning Environments in
Developing Countries: A Structural Equation Modeling Approach, International
Journal of Information and Education Technology vol 3, no 1, pp 54-59” chothấy, bốn nhân tố, bao gồm: nhận thức về tính hữu ích của ĐTTT, nhận thức vềtính hữu dụng của DHTT, các chuẩn mực xã hội, sự cải thiện chất lượng vàcuộc sống…có tác động đến hành vi lựa chọn học tập trực tuyến của sinh viên
ĐH ở các nước đang phát triển Có thể coi đây là một cơ sở để hiểu rõ hơnnhững đặc điểm của ĐTTT cũng như những nhìn nhận và nhu cầu của SV đốivới hình thức đào tạo này, từ đó thêm cơ sở cho công tác quản lý ĐTTT mộtcách hiệu quả hơn [65]
Trang 31Nguyễn Văn Linh và cộng sự (2013) đã chỉ ra, để xây dựng thành công hệthống đào tạo trực tuyến đòi hỏi các nhà quản lý phải chọn giải pháp xây dựng hệthống đào tạo trực tuyến phù hợp, nghiên cứu lựa chọn chuẩn và hệ quản lý đàotạo nền cho đào tạo trực tuyến; xây dựng một số công cụ hỗ trợ đào tạo trực tuyến,
đề xuất cấu trúc bài giảng điện tử và hệ thống kiến thức yêu cầu… Nhóm tác giảcũng khuyến nghị các trường đại học có thể thực hiện đào tạo trực tuyến ở nhữnglớp tập huấn ngắn hạn, hỗ trợ đào tạo giáo dục phổ thông và sau đại học [22] Cácnghiên cứu của tập thể tác giả đã đề cập đến bài giảng điện tử và hệ thống kiếnthức yêu cầu trong DHTT
Tác giả Thạch Thị Tuyến (2015) trong “Thực trạng hệ thống e-learning
tại Trường Đại học Cần Thơ” đã nghiên cứu đánh giá thực trạng về DHTT từ
kinh nghiệm triển khai đào tạo trực tuyến của trường đại học Cần Thơ đã đề xuấtbiện pháp quản lý hoạt động đào tạo trực tuyến như: Nghiên cứu về phần mềm
mã nguồn mở Moodle để hướng chuyển sang dùng Moodle nhằm khắc phụcnhững nhược điểm của phần mềm Dokeos; Xây dựng quy định về bản quyền họcliệu; Tổ chức tập huấn cho GV có nhu cầu DHTT cũng như cán bộ thư viện vì
họ là người tư vấn tìm kiếm thông tin cho người đọc; Cấu trúc lại cây thư mục
để người dùng dễ tiếp cận; Nâng cấp đường truyền tốc độ cao; Hỗ trợ chế độkhuyến khích GV soạn bài giảng dạy học trực tuyến; GV nên kết hợp DHTT vàdạy học truyền thống để rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội cho SV [56] Nghiêncứu của tác giả đã đề cập đến các phần mềm hỗ trợ DHTT và bồi dưỡng nănglực DHTT cho GV và bồi dưỡng năng lực tư vấn hỗ trợ cho cán bộ thư việntrong DHTT
Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Bùi Kiên Trung (2016)
trong “E -learning trong trường học Việt Nam” đã chứng minh sự hài lòng của
SV là nền tảng hình thành lòng trung thành của SV trong môi trường đào tạotrực tuyến, từ đó tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lýnhà nước, các đơn vị tổ chức đào tạo trực tuyến [54]
Trần Thị Lan Thu và cộng sự (2016) trong nghiên cứu luận án tiến sĩ về
“Quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường đại học ở Việt Nam” đã nhấn mạnh
vai trò của công tác đánh giá và đảm bảo chất lượng trong đào tạo trực tuyến
Trang 32Nhóm nghiên cứu đã tổng thuật cơ sở lý luận và xây dựng bộ tiêu chuẩn đảmbảo chất lượng đào tạo đại học hệ từ xa trực tuyến áp dụng cho Đại học Mở HàNội Nghiên cứu đặt ra yêu cầu mới cho các nhà quản lý giáo dục trong việc đặt
ra tiêu chuẩn chất lượng cho loại hình đào tạo này Tuy nhiên, nghiên cứu mớichỉ cung cấp một phần nội dung của công tác quản lý đào tạo trực tuyến [44]
Picciano A G (2017) trong nghiên cứu “Theopries and frameworks for
online education: Seeking an integrated model” đã nghiên cứu về đào tạo trực
tuyến trong đó có DHTT, tác giả đã chỉ rõ đào tạo trực tuyến là mô hình đào tạo
mà việc dạy và học được diễn ra hoàn toàn hoặc phần lớn trên nền tảng số vàmôi trường trực tuyến Đây là mô hình đào tạo cung cấp kiến thức cho người họckhả năng tiếp cận từ xa và tương tác từ xa với giảng viên, tạo cơ hội học tập chongười học trong quá trình học tập để học ở mọi nơi, mọi chỗ [117]
Tại Việt Nam, ĐTTT đã bắt đầu được triển khai trong thập kỷ gần đây vàđặc biệt phát triển từ khi Covid - 19 xuất hiện Nhiều trường đại học đã quan tâmđến sự tiện ích và ý nghĩa của ĐTTT đối với giáo dục đại học trong kỷ nguyên
số và bối cảnh chuyển đổi số giáo dục nên đã bắt đầu khai thác nó như một hìnhthức đào tạo hiệu quả bên cạnh hình thức đào tạo truyền thống Do vậy, các côngtrình nghiên cứu về quản lý ĐTTT còn khá hạn chế
Tác giả Trần Thị Lan Thu (2019) nghiên cứu về “Quản lý đào tạo trựctuyến tại các trường Đại học ở Việt Nam” Tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận
về quản lý đào tạo trực tuyến theo hướng tiếp cận các chức năng quản lý đã tiếnhành khảo sát, đánh giá thực tiễn quản lý đào tạo trực tuyến tại các trường Đạihọc Việt Nam, từ đó đề xuất bảy giải pháp quản lý đào tạo trực tuyến ở cáctrường Đại học Việt Nam [45]
Bùi Thị Huế và cộng sự (2022) trong nghiên cứu “ Chuyển đổi số trong
giáo dục và đào tạo: Thực trạng và giải pháp” đã nghiên cứu về quản lý đào tạo
trực tuyến theo tiếp cận chuyển đổi số trong giáo dục - đào tạo, các tác giả đã chỉ
rõ những hạn chế trong chuyển đổi số hiện nay về năng lực thực hiện và cơ sở hạtầng, nguồn lực hỗ trợ và đề xuất các giải pháp chuyển đổi số trong giáo dục vàđào tạo, kết quả nghiên cứu này giúp cho tác giả có những tiếp nhận và kế thừacác định hướng trong nghiên cứu đề tài [15] Nguyễn Minh Tân (2015), Nghiên
Trang 33cứu về mô hình đào tạo trực tuyến ở Đại học Thái Nguyên và đề xuất một số giảipháp hỗ trợ cho đào tạo trực tuyến trong dạy học một số môn học nhằm nâng caohiệu quả của đào tạo trực tuyến ở trường Đại học trong bối cảnh hiện nay [48].
Nhận xét chung: Nghiên cứu về quản lý đào tạo trực tuyến ở trường Đạihọc đã được triển khai theo các cách tiếp cận sau đây:
Nghiên cứu về tầm quan trọng của đào tạo trực tuyến và quản lý đào tạotrực tuyến ở trường Đại học
Nghiên cứu về quản lý đào tạo trực tuyến và các giải pháp nâng cao chấtlượng đào tạo trực tuyến ở các trường Đại học
Nghiên cứu về chiến lược, mô hình đào tạo trực tuyến và quản lý đào tạotrực tuyến ở các trường Đại học
Nhìn chung các hướng nghiên cứu đều có đề cập đến việc dạy và họctrong đào tạo và quản lý đào tạo trực tuyến
1.1.3 Các nghiên cứu về quản lý dạy học trực tuyến
Với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, các trường đại học trên khắp thếgiới đang coi trọng và đầu tư mạnh vào DHTT bên cạnh hoạt động dạy họctruyền thống Tuy nhiên, sự thành công của DHTT phụ thuộc rất lớn vào côngtác quản lý vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề quản lý DHTT vớinhiều cách tiếp cận khác nhau
i.Các nghiên cứu về mô hình và chiến lược quản lý DHTT:
Curran (2004) nghiên cứu mô hình dạy học và quản lý dạy học đã khẳngđịnh những thay đổi trong môi trường kinh tế - xã hội và sự phát triển của CNTT
đã thúc đẩy các trường đại học thay đổi chiến lược truyền thống sang chiến lượcDHTT [85]
Wheelen và Hunger (2008) cho rằng mục đích quản lý DHTT thành công
là thỏa mãn được những kỳ vọng về trải nghiệm học tập của SV đại học giúp họhiểu được vai trò của mình cũng những những gì họ mong đợi nhận được từ GV
và nhà trường [128]
Theo Uvasara và Heshan (2010) để quản lý DHTT hiệu quả cần phải xácđịnh rõ tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường, phân tích hiện trạng của nhà trườngthông qua phân tích mô hình năm lực lượng của Porter hoặc phân tích SWOT để
Trang 34xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà nhà trường đang có Đây
sẽ là căn cứ để nhà trường xây dựng chiến lược DHTT phù hợp và tối ưu [127]
Arwa và cộng sự (2016) xem xét việc thực hiện các chiến lược dạy họctrực tuyến, xuất phát từ một số mục tiêu chính như: Nâng cao năng lực và khảnăng ứng dụng dạy học trực tuyến; Hướng tới các công nghệ học tập mới và cácứng dụng của chúng; Cung cấp thông tin chất lượng để áp dụng các chiến lượcdạy học trực tuyến; Phát triển chất lượng của nguồn học liệu hoặc sử dụng lạinhững tài liệu đã được tạo ra [69]
ii.Một số công bố đề cập đến các vấn đề quản lý và giải pháp đảm bảo các điều kiện để triển khai dạy học trực tuyến:
Tác giả Boulton (2008) trong công trình của mình lại tập trung vào khíacạnh tư vấn, hỗ trợ người học Tác giả cho rằng, các nhà quản lý trong quá trìnhquản lý DHTT phải đối mặt với một thách thức lớn cần giải quyết là mức độ hàilòng hay không hài lòng của sinh viên, thể hiện ở yếu tố như sự chậm trễ trongviệc tải các tài liệu phục vụ học tập, sự nhàm chán của tài liệu, sự hỗ trợ thiếuchu đáo của người dạy, cán bộ kỹ thuật, việc học nhóm, sự phản hồi chính thức
mà sinh viên nhận được, cơ hội làm việc, các vấn đề kỹ thuật, … Từ đó, tác giảBoulton nhấn mạnh rằng, việc giới thiệu cho sinh viên hiểu về DHTT và cáccông cụ phục vụ học tập kết hợp để học có thể thiết lập các kỹ năng học tập trựctuyến và phát triển nhanh thành học tập suốt đời như quản lý tốc độ học tập củamình, rèn luyện để trở thành người tự lập và chịu trách nhiệm nhiều hơn về việchọc của bản thân mình nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường
lao động Với những lợi thế của DHTT, các nhà trường ngày càng có thể cung
cấp các chương trình giảng dạy, các khóa học một cách linh hoạt Tuy vậy, đểđạt được hiệu quả DHTT, lãnh đạo các nhà trường cần quan tâm, tổ chức chongười học các kỹ năng học tập trực tuyến, đặc biệt là kỹ năng sử dụng học liệutrực tuyến và phát triển kỹ năng tự học cũng như nghiên cứu sự tham gia của phụhuynh trong công tác trợ giúp sinh viên học trực tuyến ở nhà… [75]
Liên quan đến việc quản lý nội dung - học liệu trong dạy học trực tuyến,Hao Shi (2010) làm rõ học liệu điện tử là gì và xác định quản lý học liệu phục vụDHTT thông qua hệ thống phần mềm cho phép SV truy cập dễ dàng Từ đó, tác
Trang 35giả đề xuất thiết kế lại các chương trình dạy học lấy người học làm trung tâm,đặt trách nhiệm kiểm soát hoạt động học tập cho người học [99].
Bagarukayo và Kelema (2015) đã nhận xét: dù DHTT có nhiều lợi ích đốivới người học, người dạy và nhà trường song cũng tiềm ẩn nhiều thách thức chủyếu đến từ yếu tố công nghệ, văn hóa giáo dục, năng lực GV, tầm nhìn của nhàtrường, sự hài lòng của SV, nhận thức của người lãnh đạo… Từ đó, nhóm tác giả
đề xuất một loạt các biện pháp: (1) Đào tạo và hỗ trợ về chính sách và kỹ năngliên quan đến ứng dụng CNTT và truyền thông trong DHTT cho GV, SV,CBQL; (2) Quan tâm đến vấn đề chi phí và công nghệ: đầu tư đổi mới côngnghệ; sử dụng các phần mềm miễn phí…; (3) Mở rộng khả năng truy cập chonhiều đối tượng người học ở bất kỳ đâu trên thế giới; (4) Quy mô lớp học có thểlớn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ trong quản lý; (5) Đánh giá, đổi mới chươngtrình giảng dạy phù hợp với hình thức dạy học trực tuyến; (6) Đảm bảo các vấn
đề về cơ sở hạ tầng và kỹ thuật phục vụ dạy học trực tuyến; (7) GV cần khuyếnkhích sự tham gia tích cực, hiệu quả của người học vào môi trường học tập trựctuyến [73]
Nhóm tác giả Taghreed và cộng sự (2016) đã đưa ra cái nhìn khá sâu sắc
về nguồn gốc, đặc điểm cũng như những ưu điểm, hạn chế của hệ thống DHTT,trong đó, nhóm tác giả đặc biệt xem xét đến các yếu tố liên quan đến người họcnhư hành vi, thái độ, nguồn gốc văn hóa và các yếu tố về nhân khẩu học khác cóảnh hưởng đến các hoạt động DHTT Những phân tích này có thể giúp các nhàhoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu giáo dục, nhà giáo dục, giảng viên vàcác chuyên gia có thể thiết kế các khóa học nhằm thúc đẩy mở rộng kiến thứccủa sinh viên, làm cho việc học trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn, đáp ứng yêucầu và mục tiêu mong đợi của hệ thống quản lý học tập Điều này giúp cho nhàquản lý triển khai hệ thống DHTT hiệu quả nhất cũng như đưa ra được các quyếtđịnh chiến lược về công nghệ trong tương lai [125]
Oiha Pinchuk và cộng sự (2019) nghiên cứu về quản lý chuyển đổi sốtrong đào tạo đã chỉ rõ nhờ có chuyển đổi số trong đào tạo đã làm thay đổiphương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học sự tương tác giữaCBQL và giảng viên; Người dạy và người học; người học với người học; ứng
Trang 36dụng công nghệ số trong dạy học giúp cho người học có nhiều cơ hội để học tập,học ở mọi nơi, mọi chỗ trong mọi hoàn cảnh, khắc phục được giới hạn vềkhoảng cách và thời gian học tập [116].
Ở Việt Nam, mặc dù DHTT không còn quá mới mẻ nhưng các công trìnhnghiên cứu về quản lý DHTT còn khá hạn chế Các công trình nghiên cứu đangchủ yếu xuất phát từ lý luận và thực tiễn quản lý DHTT trên một địa bàn cụ thể để
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý DHTT
Nhóm tác giả Trần Quang Thuận, Bùi Văn Hồng (2020), trong bài báo
“Quản lý DHTT trong các trường đại học kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh”
đã coi công tác quản lý DHTT là khâu quyết định để thực hiện có hiệu quả cácmục tiêu DHTT và đảm bảo chất lượng DHTT Trên cơ sở phân tích các tácđộng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến hệ thống DHTT cũng như phântích, đánh giá thực trạng công tác quản lý DHTT tại các trường kỹ thuật, nhómtác giả đã đề xuất bốn giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý DHTTtại trường đại học kỹ thuật, bao gồm: Ban hành quy định thiết kế khóa học trựctuyến; quy trình tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động hỗ trợ DHTT Tổ chứcbồi dưỡng kỹ năng DHTT, quản lý DHTT, ứng dụng CNTT và phương pháp sưphạm cho giảng viên; kỹ năng học tập trực tuyến cho sinh viên; xây dựng chế độthù lao hợp lý cho đội ngũ tham gia chương trình DHTT; Xây dựng cơ chế thúcđẩy và kiểm soát các hoạt động tương tác giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinhviên và sinh viên nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học; Tăng cường giám sát hoạtđộng quản lý việc đánh giá kết quả học tập của giảng viên và kết quả học tập củasinh viên [41]
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Nam Phương, Nguyễn văn Tú (2023), trong
nghiên cứu về “Sự sẵn sàng tham gia các khóa học trực tuyến của sinh viên”.
Nghiên cứu trường hợp tại trường Đại học sư phạm Hà Nội, Tạp chí giáo
dục 2023, 23(1) Nhóm tác giả dựa trên cơ sở đánh giá sự sẵn sàng tham giacác khóa học trực tuyến của sinh viên trường đại học sư phạm Hà Nội đã đề xuấtnăm biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, cải thiện sự sẵn sàng tham gia của SVvào các khóa học trực tuyến Đây là một nghiên cứu có ý nghĩa góp phần làm
Trang 37căn cứ cho công tác quản lý DHTT quan tâm đến những khía cạnh nhu cầu vàmức độ sẵn sàng của người học để đảm bảo DHTT đạt hiệu quả cao [31].
Nguyễn Văn Tấn (2024) trong luận án tiến sĩ “Quản lý chuyển đổi số
trong hoạt động đào tạo ở trường đại học” nghiên cứu về quản lý chuyển đổi số
trong hoạt động đào tạo ở trường đại học đã xác định nội dung cơ bản củachuyển đổi số trong hoạt động đào tạo là chuyển đổi số trong dạy học, tác giả đãđánh giá năng lực chuyển đổi số của giảng viên trong đó có năng lực DHTT củagiảng viên, chỉ ra những hạn chế về năng lực quản lý của cán bộ quản lý và hạnchế về năng lực chuyển đổi số của giảng viên nói chung và trong đó có năng lựcdạy học số [49]
Nhận xét: Các nghiên cứu về quản lý DHTT đã được tiếp cận dưới cácgóc độ sau đây:
Các công trình nghiên cứu về quản lý DHTT ở trường đại học được tiếpcận theo các hướng sau đây:
Tầm quan trọng của DHTT và điều kiện để tiến hành DHTT hiệu quả.Những giải pháp đảm bảo DHTT thành công ở trường đại học trong đóđánh giá cao về tổ chức thiết kế học liệu trực tuyến và tầm quan trọng của thiết
Nghiên cứu về quản lý DHTT được nghiên cứu trong quản lý ĐTTT đãcho thấy có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý ĐTTT trong đó có đề cập đếnviệc dạy và học trực tuyến trong quản lý đào tạo trực tuyến bao gồm các hướngnghiên cứu: Nghiên cứu về tầm quan trọng của đào tạo trực tuyến và quản lý đàotạo trực tuyến ở trường Đại học; Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trực
Trang 38tuyến ở các trường Đại học; Chiến lược, mô hình đào tạo trực tuyến và quản lýđào tạo trực tuyến ở các trường Đại học.
Các nghiên cứu về quản lý DHTT được tách riêng được các nhà nghiêncứu triển khai theo các hướng sau đây: Tầm quan trọng của DHTT và điều kiện
để tiến hành DHTT hiệu quả; Các giải pháp đảm bảo DHTT thành công và quản
lý DHTT là một trong những nội dung của chuyển đổi số trong trường đại họchiện nay
Tuy nhiên nghiên cứu về quản lý DHTT ở trường đại học áp dụng đối với
hệ đào tạo đại học với cơ chế không quá 30% chương trình đào tạo và được tiếpcận theo quá trình tác nghiệp của người GV trong DHTT ở các trường đại họctrong bối cảnh chuyển đổi số trong giáo dục đại học thì chưa có công trình nàonghiên cứu vì vậy tác giả muốn nghiên cứu đề tài theo cách tiếp cận trên
Luận án kế thừa những thành tựu và kết quả nghiên cứu kể trên để nghiêncứu quản lý hoạt động DHTT ở các trường đại học đã và đang triển khai trongmối quan hệ với dạy học trực tiếp được tiến hành theo Thông tư 30/2023 của BộGiáo dục - Đào tạo và hoạt động tác nghiệp dạy học của giảng viên, các điềukiện thực hiện DHTT của nhà trường để thực hiện chương trình đào tạo hệ đạihọc đáp ứng chuẩn đầu ra và mục tiêu của chương trình dạy học các học phần
v Những vấn đề đặt ra luận án cần giải quyết đó là:
- Xác lập quy trình và điều kiện để tiến hành DHTT ở trường đại họctrong bối cảnh hiện nay
- Xác định các nội dung quản lý DHTT theo quy trình DHTT đã xác lậptrong bối cảnh hiện nay và quản lý các điều kiện đảm bảo DHTT đạt hiệu quả
- Nghiên cứu chỉ rõ những bất cập của DHTT, quản lý DHTT ở cáctrường đại học trong bối cảnh hiện nay, phân tích nguyên nhân của những bấtcập đó
- Đề xuất được khung năng lực DHTT của GV và các giải pháp quản lýDHTT ở các trường đại học hiện nay góp phần thực hiện thành công chuyển đổi
số trong giáo dục đại học và nâng sức cạnh trong trong đào tạo đại học, tạo môitrường học tập cho SV, học tập ở mọi nơi, mọi chỗ
Kế thừa kết quả nghiên cứu trên đề tài sẽ làm sáng tỏ về quản lí hoạt độngDHTT ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
Trang 391.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Dạy học trực tuyến
Dạy học là thuật ngữ xuất hiện và được sử dụng rộng rãi từ lâu đời Dạyhọc được coi là một con đường quan trọng trong nhiều con đường thực hiện cácmục tiêu và nhiệm vụ giáo dục
Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu, “Dạy học là quá trình tác động qua lạigiữa người dạy và người học nhằm truyền thụ và lĩnh hội tri thức khoa học,những kỹ năng và kỹ xảo hoạt động nhận thức và thực tiễn để trên cơ sở đó hìnhthành thế giới quan, phát triển năng lực sáng tạo và xây dựng các phẩm chất củanhân cách người học” [7]
Đặng Thành Hưng (2014) quan niệm: “Dạy học chính là gây ảnh hưởng
có chủ định đến hành vi học tập và quá trình học tập của người khác, tạo ra môitrường và những điều kiện để người học duy trì việc học, cải thiện hiệu quả, chấtlượng học tập, kiểm soát quá trình và kết quả học tập của mình” [17] Theo tácgiả DH là hoạt động có chủ định của GV nhằm điều khiển, tổ chức, hướng dẫnquá trình học tập của người học và phát triển môi trường học tập theo mục tiêuđặt ra Để thực hiện được mục tiêu DH, giáo viên cần hình thành phát triển nhucầu học tập của người học; giáo dục kỹ năng và phương pháp học tập và động cơhọc tập đúng đắn cho người học; Rèn luyện ý chí học tập, tính chủ động và độclập trong học tập cho người học để đạt được mục đích học tập đề ra
Phạm Như Phong (2020) quan niệm: “Dạy học là một quá trình trong đódưới vai trò chủ đạo của giáo viên (hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh),người học tự giác tích cực, tự tổ chức hoạt động học tập nhằm thực hiện có hiệuquả mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đề ra” [28] Theo tác giả dạy học là quá trình
tổ chức, hướng dẫn của GV đối với hoạt động học của HS nhằm thực hiện mụctiêu dạy học
Có thể hiểu dạy học là một quá trình được tổ chức có mục đích, có kếhoạch nhằm phát triển người học được thực hiện thông qua các mối quan hệtương tác giữa người dạy và người học với nội dung tài liệu học tập, trong đóngười dạy giữ vai trò chủ đạo (tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn); người học giữ vai
Trang 40trò chủ động (tự giác, tích cực, chủ động) tự tổ chức hoạt động học tập để hìnhthành phẩm chất và năng lực theo yêu cầu cần đạt
Dạy học ở đại học là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằmphát triển nhân cách người học theo mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trìnhdạy học, được thực hiện thông qua vai trò chủ đạo của giảng viên (tổ chức, chỉđạo, hướng dẫn) người học tự giác, tích cực, tự tổ chức, tự nghiên cứu để chiếmlĩnh nội dung và tài liệu học tập hình thành phẩm chất và năng lực theo yêu cầuchuẩn đầu ra của chương trình dạy học
Dạy học ở đại học gồm các thành tố cơ bản: Mục tiêu dạy học; Nội dungdạy học; GV, SV; Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; Đánh giá kết quảdạy học trong đó chủ thể tiến hành tổ chức, hướng dẫn hoạt động dạy học là GV.Đối tượng dạy học ở đại học là sinh viên là người trưởng thành có khả năng tựhọc, tự nghiên cứu
Mục tiêu của dạy học ở đại học là hình thành phẩm chất, năng lực chung
và năng lực nghề nghiệp cho SV theo CĐR của chương trình đào tạo
Nội dung dạy học là hệ thống kiến thức, kỹ năng giáo dục đại cương; kiếnthức, kỹ năng cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành
Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp giữa GV và SVnhằm thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học, phương pháp dạy học ở đại học đòihỏi người học tự học, tự nghiên cứu Phương tiện dạy học là những đồ dùng,thiết bị phục vụ cho dạy học được sử dụng trong quá trình vận dụng các phươngpháp dạy học giúp cho việc dạy học đạt hiệu quả: các phần mềm công nghệ dạyhọc; các phương tiện thí nghiệm, thực hành; các phương tiện nghe, nhìn …
Hình thức tổ chức dạy học ở ĐH là những hình thái tồn tại khác nhau củaquá trình dạy học ở đại học: Học toàn lớp trực tiếp, học trực tuyến; kết hợp giữahọc trực tiếp với học trực tuyến; Học theo nhóm; tự học; Seminar; Tham quan,trải nghiệm; học từ xa vv…
Đánh giá kết quả dạy học là quá trình thu thông tin về thực trạng dạy học
để phát hiện những kết quả đạt được và những điểm còn hạn chế tồn tại trên cơ
sở đó điều chỉnh quá trình dạy và quá trình học đạt mục tiêu và CĐR