1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tt nghiên cứu Đặc Điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh trong Đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi

27 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi
Tác giả Đào Duy Tuyến
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Hữu Song, PGS.TS. Nguyễn Đình Tiến
Trường học Viện Nghiên Cứu Khoa Học Y Dược Lâm Sàng 108
Chuyên ngành Nội khoa/Nội hô hấp
Thể loại Luận án tiến sĩ y học
Năm xuất bản 2025
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 874,73 KB

Nội dung

Các nghiên cứu gần đây cho thấy người bệnh NB đợt cấp BPTNMT nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn tới trên 4 lần so với nhóm không bị BPTNMT [1].. Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG

VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108

-

ĐÀO DUY TUYÊN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG VÀ CĂN NGUYÊN VI SINH TRONG ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH CÓ VIÊM PHỔI

Ngành/Chuyên ngành: Nội khoa/Nội hô hấp

Mã số: 9720107

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Hà Nội – 2025

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Lê Hữu Song

Vào hồi giờ ngày tháng năm 20

Có thể tìm hiểu luận án tại:

1 Thư viện Quốc gia Việt Nam

2 Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108

Trang 3

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh lý không đồng nhất, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp mạn tính và các đợt cấp do tình trạng bất thường của đường thở và/hoặc phế nang gây ra tắc nghẽn đường thở dai dẳng và tiến triển Các nghiên cứu gần đây cho thấy người bệnh (NB) đợt cấp BPTNMT nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn tới trên 4 lần so với nhóm không bị BPTNMT [1] Mặt khác, khi đợt cấp BPTNMT có viêm phổi làm tăng số NB suy hô hấp, phải can thiệp thở máy, hiệu quả điều trị kém và tỷ lệ tử vong cao [2]

Nuôi cấy đờm bán định lượng và làm kháng sinh đồ (KSĐ) có ý nghĩa trong phát hiện căn nguyên vi khuẩn và giúp lựa chọn kháng sinh điều trị đợt cấp BPTNMT có viêm phổi Tuy nhiên, có rất nhiều căn nguyên như vi khuẩn không điển hình, virus không thể phát hiện được bằng phương pháp này Vì vậy, nhiều tác giả trên thế giới đã áp dụng phương pháp real-time PCR đa tác nhân để tìm căn nguyên vi sinh Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn ít nghiên cứu về vi sinh trong đợt cấp BPTNMT

có viêm phổi, đặc biệt là kết hợp nuôi cấy đờm với phương pháp real-time PCR đa tác nhân Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh trong đợt cấp của

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi” với 3 mục tiêu:

1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của NB trong đợt cấp BPTNMT

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Đặc điểm đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi 1.1.1 Viêm phổi trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Theo Finney L.J và cs (2019) mối quan hệ giữa đợt cấp của BPTNMT và viêm phổi khá phức tạp vì có những quan niệm khác nhau,

có tác giả coi viêm phổi là nguyên nhân gây đợt cấp của BPTNMT trong khi những tác giả khác coi viêm phổi là thể lâm sàng và là bệnh lý riêng biệt với đợt cấp BPTNMT [2] Sự thiếu thống nhất này có thể do cách hiểu

Trang 4

2

về mối quan hệ giữa viêm phổi và đợt cấp của trong các hướng dẫn về BPTNMT cũng không nhất quán: hướng dẫn chung của Hội Lồng ngực Hoa Kỳ năm 2004 về BPTNMT đã liệt kê viêm phổi là một trong một số tình trạng bệnh kết hợp có nguy cơ cao dễ gặp trong đợt cấp, tài liệu của GOLD năm 2013 đã đưa viêm phổi vào danh sách các tình trạng có thể

“giống/làm nặng thêm các đợt cấp của bệnh BPTNMT”, hướng dẫn về BPTNMT của viện y tế và chăm sóc sức khỏe quốc gia Anh (NICE) từ năm

2018 cho rằng sự hiện diện các tổn thương đông đặc trên X-quang ngực là yếu tố nguy cơ nhập viện, ngụ ý rằng viêm phổi không cần loại trừ với chẩn đoán đợt cấp của BPTNMT mà là một thể lâm sàng của đợt cấp, làm đợt cấp nặng lên [2]

Các nghiên cứu gần đây cho thấy NB đợt cấp BPTNMT hay bị viêm phổi do phổi bị suy giảm cơ chế bảo vệ ở tất cả các phương diện về

cơ học, dịch thể và tế bào làm cho những NB này dễ mắc nhiễm trùng đường hô hấp dưới dẫn tới tăng nguy cơ và tỷ lệ xuất hiện viêm phổi Theo Restrepo M.I và cs (2018): bề mặt niêm mạc phế quản, phổi của NB BPTNMT thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân vi sinh có khả năng gây viêm phổi Nguy cơ viêm phổi xuất hiện có thể liên quan đến các yếu tố tính nhạy cảm của vật chủ hoặc sự thay đổi hệ vi sinh vật cho phép tăng sự hiện diện của các vi sinh vật gây bệnh Sự mất cân bằng hệ vi sinh vật có thể góp phần gây ra viêm phổi vì chúng phá vỡ môi trường vi mô bình thường làm các vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập và phát triển ở đường

hô hấp dưới [3] NB BPTNMT có thể dễ mắc viêm phổi hơn do biểu hiện viêm phế quản mạn tính với tình trạng tiết chất nhầy dai dẳng và sự hiện diện của vi khuẩn gây bệnh thường xuyên trong đường thở ở cả giai đoạn

ổn định và số lượng tăng cao trong đợt cấp [4] Ngoài ra, nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn ở NB BPTNMT còn được chứng minh là do việc sử dụng corticosteroide tại chỗ (ICS) trong điều trị [5]

1.1.2 Đặc điểm lâm sàng của người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi

Biểu hiện lâm sàng của đợt cấp BPTNMT có viêm phổi không có nhiều điểm khác với các NB BPTNMT đợt cấp không có viêm phổi Triệu chứng vẫn gồm sự thay đổi cấp tính các triệu chứng hô hấp (khó thở, ho và/hoặc khạc đờm) vượt quá mức bình thường hàng ngày Tuy nhiên, đợt cấp BPTNMT có viêm phổi thường diễn biến nặng với triệu chứng rầm rộ và nguy cơ tử vong cao hơn NB thường có sốc nhiễm khuẩn, thở nhanh, PaO2 và bão hòa oxy máu thấp, ho khạc đờm mủ nhiều hơn, ran nổ tại vị trí viêm phổi Kết quả nghiên cứu của Restrepo

Trang 5

3 M.I và cs cho thấy, các NB đợt cấp BPTNMT có viêm phổi điều trị tại khoa điều trị tích cực có tỷ lệ tử vong cao (39%) Tỷ lệ tử vong sau 30 ngày và 90 ngày cao hơn so với các NB BPTNMT không có viêm phổi [6]

1.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng của người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi

* Đặc điểm hình ảnh của đợt cấp BPTNMT có viêm phổi trên CT ngực ngoài ra các dạng tổn thương của do đợt cấp BPTNMT khi có viêm phổi sẽ có thể thấy các hình ảnh trên phim chụp cắt lớp vi tính [7]:

- Tổn thương phế nang: các đám mờ đồng nhất ở nhiều phân thùy hoặc toàn bộ thùy phổi, có dấu hiệu phế quản hơi (dạng viêm phổi thùy) hoặc đông đặc lan tỏa

2 phổi

- Tổn thương phế quản phổi: nhiều nốt mờ có thể tập trung lại thành đám và rải rác

ở các phân thùy phổi, phân bố không đồng nhất xen lẫn nhau giữa phần phổi lành

và vùng phổi tổn thương

- Tổn thương mô kẽ: tổn thương dày thành phế quản, tổn thương mô kẽ dạng nốt không đều hoặc dạng lưới

* Đặc điểm xét nghiệm máu của BPTNMT đợt cấp có viêm phổi

- Biến đổi trong xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu ở NB đợt cấp BPTNMT

có viêm phổi và không có viêm phổi ít có sự khác biệt Tuy nhiên ở các NB đợt cấp có viêm phổi có thể thấy mức độ biến đổi nặng hơn ở các xét nghiệm về tình trạng viêm và suy hô hấp

1.2 Đặc điểm vi sinh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi

Trên thế giới, kết quả nghiên cứu của tác giả Huerta A và cs (2013) nhận

thấy S pneumonia là vi khuẩn thường gây bệnh ở NB đợt cấp BPTNMT có viêm

phổi (24/116 mẫu chiếm 20,68%), nhiều hơn ở NB đợt cấp không viêm phổi

(6/133 mẫu chiếm 4,51%), H influenzae lại thường gặp ở NB đợt cấp BPTNMT

(11/133 mẫu - 8,27%) hơn NB đợt cấp BPTNMT viêm phổi (3/116 mẫu - 2,58%) [8] Kết quả nghiên cứu của Finney L.J và cs (2019) tác giả so sánh đặc điểm vi khuẩn phân lập được bằng nuôi cấy đờm ở 2 nhóm: 235 NB BPTNMT đợt cấp có viêm phổi so với 706 NB đợt cấp BPTNMT không có viêm phổi Tác giả nhận thấy nhiều loài vi khuẩn phân lập được ở 2 nhóm, cấy đờm dương tính

ở 28% NB đợt cấp BPTNMT có viêm phổi và 15% NB đợt cấp BPTNMT, vi

khuẩn thường gặp nhất ở nhóm đợt cấp BPTNMT có viêm phổi là P aeruginosa

Trang 6

4 chiếm 7,23% còn ở nhóm đợt cấp BPTNMT là 4,98% [2] Điểm hạn chế trong các nghiên này là tiến hành định tác nhân vi sinh từ mẫu đờm bằng phương pháp nuôi cấy định danh, ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả, có thể bỏ sót các trường hợp tác nhân vi sinh khó nuôi cấy hoặc không nuôi cấy được trong môi trường thông thường như các vi khuẩn không điển hình hoặc virus

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Gồm 138 NB đợt cấp BPTNMT vào điều trị nội trú tại khoa Nội hô hấp - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chia thành 2 nhóm: nhóm I là 92 NB chẩn đoán xác định đợt cấp BPTNMT có viêm phổi, nhóm II là 46 NB chẩn đoán xác định đợt cấp BPTNMT không có viêm phổi để so sánh

- Thời gian lấy số liệu: từ tháng 12/2019 đến tháng 09/2023

- Tiêu chuẩn chọn người bệnh

+ NB được chẩn đoán xác định BPTNMT bằng đo TKP sau khi đợt cấp ổn định NB đợt cấp BPTNMT có viêm phổi cộng đồng sẽ xếp vào nhóm I

NB đợt cấp BPTNMT không có viêm phổi sẽ xếp vào nhóm II

+ NB tỉnh táo, đủ khả năng trả lời các câu hỏi nghiên cứu

+ NB đồng ý tham gia nghiên cứu

- Tiêu chuẩn chẩn đoán BPTNMT: theo tiêu chuẩn GOLD 2019 [9] + Dấu hiệu lâm sàng: có yếu tố nguy cơ (tuổi > 40, hút thuốc, sống và/hoặc làm việc trong môi trường không khí ô nhiễm), có ho, khạc đờm, khó thở mạn tính

+ Đo TKP: chỉ số Gaensler (FEV1 /FVC) < 70% sau test phục hồi phế quản

và test phục hồi phế quản âm tính

- Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt cấp BPTNMT: theo tiêu chuẩn Anthonisen (1987) [10]

+ Có từ hai triệu chứng: khó thở tăng lên, lượng đờm tăng lên, đờm chuyển màu (đờm vàng, xanh)

+ Hoặc khi có một triệu chứng kể trên nhưng kèm theo ít nhất một trong các triệu chứng sau: sốt không do nguyên nhân nào khác, thở khò khè tăng lên,

ho tăng lên, nhịp thở và nhịp tim tăng trên 20% so với trước khi có đợt cấp

- Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi: theo CDC/NHSN 2014 [11]

+ Bất thường trên phim X-quang, CT ngực có tổn thương đông đặc

Trang 7

5 + Và ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn chính sau: sốt trên 38 độ C không lý giải bằng nguyên nhân khác; tăng BC ≥ 12 G/L hoặc giảm BC < 4 G/L; thay đổi tinh thần không do nguyên nhân khác ở NB ≥ 70 tuổi

+ Và 2 trong những triệu chứng phụ sau: khạc đờm mủ mới xuất hiện; thay đổi đặc tính của đờm; tăng tiết đường hô hấp; tăng số lần phải hút đờm; ho mới xuất hiện hoặc tăng dần; khó thở, hoặc thở nhanh >25 lần/phút; nghe phổi có ran hoặc tiếng thổi ống; khí máu thay đổi: độ bão hòa oxy giảm (PaO2/FiO2<240, tăng nhu cầu oxy hoặc tăng nhu cầu thông khí)

- Tiêu chuẩn loại trừ

+ NB mắc các bệnh phổi mạn tính khác như u phổi, lao phổi, giãn phế quản,

xơ phổi (dựa vào lâm sàng, xét nghiệm đờm, X-quang, CT ngực)

+ NB có kết hợp suy tim, hoặc biến chứng suy hô hấp nặng không chụp được phim CT ngực, không đo được TKP

+ NB không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi

Đặc điểm lâm sàng: tuổi, giới tính, yếu tố nguy cơ, bệnh sử, bệnh lý đồng mắc, sốt, BMI, thang điểm CAT, đánh giá khó thở theo mMRC, triệu chứng

cơ năng, thực thể, giai đoạn bệnh và phân nhóm bệnh, đánh giá mức độ nặng đợt cấp theo Anthonisen, BAP65, Burge, mức độ nặng viêm phổi bằng điểm PSI, SMART-COP và CURB 65.Đặc điểm cận lâm sàng: đánh giá công thức máu, sinh hóa máu, nồng độ CRP, PCT, đặc điểm TKP, khí máu động mạch, đặc điểm tổn thương trên X-quang phổi, CT ngực

2.2.2 Đặc điểm căn nguyên vi sinh ở người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi và tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn

Xác định tỷ lệ các loài vi khuẩn bằng cấy đờm bán định lượng và tính nhạy cảm kháng sinh của chúng Xác định tỷ lệ một số vi khuẩn, vi khuẩn không điển hình, virus bằng real-time PCR đa tác nhân

2.2.3 So sánh giá trị của phương pháp real-time PCR đa tác nhân với nuôi cấy trong phát hiện căn nguyên vi sinh và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

Khả năng phát hiện căn nguyên vi sinh, số lượng tác nhân của nuôi cấy bán định lượng và real-time PCR đa tác nhân Đặc điểm căn nguyên vi sinh, khả năng phát hiện các phân loài vi sinh và sự phù hợp của nuôi cấy bán

Trang 8

6 định lượng và real-time PCR Mối liên quan giữa kết quả vi sinh với một

số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

2.3 Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu có đối chứng

- Cỡ mẫu: số lượng NB nghiên cứu nhóm I được tính dựa vào công thức tính cỡ mẫu cho ước lượng tỷ lệ [12], từ đó tính được yêu cầu n≥82 NB, trong nghiên cứu chúng tôi lấy 92 NB nhóm I, nhóm II lấy với tỷ lệ bằng ½ nhóm I là 46 NB

- Đạo đức nghiên cứu: đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức của Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 cho phép thực hiện nghiên cứu, NB

và người thân tự nguyện tham gia

- Xử lí số liệu theo phương pháp thống kê y học, sử dụng phần mềm thống kê SPSS 20.0 Kết quả định tính được thể hiện bằng các tỷ lệ Các kết quả định lượng được thể hiện bằng trị số trung bình ± độ lệch chuẩn (SD) Giá trị p < 0,05

là có ý nghĩa thống kê

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh trong đợt cấp BPTNMT có viêm phổi cộng đồng

3.1.1 Đặc điểm lâm sàng

Bảng 3.8 Triệu chứng cơ năng của 2 nhóm NB nghiên cứu

Triệu chứng

Nhóm I (n=92)

Nhóm II (n=46)

p Số

NB

Tỷ lệ (%)

Số

NB

Tỷ lệ (%)

Nhận xét: Các triệu chứng: Ở nhóm I phần lớn NB (57,61%) đều có sốt

trong khi nhóm II có tỷ lệ sốt thấp hơn rõ rệt (21,74%) sự khác biệt này có

ý nghĩa thống kê với p< 0,05 Tỷ lệ NB ho đờm xanh, đau ngực ở nhóm I cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm II với p<0,05

Trang 9

(%) Số NB

Tỷ lệ (%)

Tím môi, đầu chi 15 16,30 8 17,39 0,87 Hội

chứng

phế quản

Ran rít 89 96,73 44 95,65 0,74 Ran ngáy 25 27,17 21 45,65 0,03

Nhận xét: Các triệu chứng thực thể như ran nổ, ran ẩm gặp ở nhóm I với

tỷ lệ 86,95% và 39,13% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm II (17,39% và 19,56%) với p<0,05 Tuy nhiên, tỷ lệ gặp các triệu chứng thực thể khác như ran ngáy, rì rào phế nang giảm lại gặp tỷ lệ thấp hơn so với nhóm II, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Nhận xét: Trung vị nồng độ của CRP ở nhóm I (51,85 (15,53 – 136,65)

mg/L) cao hơn rõ rệt so với nhóm II (7,60 (2,95 - 27,78) mg/L) và tỷ lệ các

NB có mức tăng CRP ở nhóm I cũng chiếm 93,48% cao hơn so với nhóm

II (58,70%), sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Trang 10

Nhận xét: Trung vị nồng độ PCT trong máu ở nhóm I (0,23 (0,10 – 0,69)

ng/mL) cao hơn so với nhóm II (0,09 (0,05 - 0,22) ng/mL) và tỷ lệ số NB

có nồng độ PCT trong máu tăng ở nhóm I (50%) cũng cao hơn nhóm II (23,91%) có ý nghĩa thống kê với p<0,05

Hình 3.1 Đường cong ROC của bạch cầu, N, CRP, PCT máu trong

khả năng chẩn đoán viêm phổi cộng đồng

Nhận xét: Diện tích dưới đường cong trong đánh giá khả năng viêm phổi

cộng đồng ở nhóm NB đợt cấp BPTNMT của BC là 0,67, của BC đa nhân trung tính là 0,68, của PCT là 0,67, của CRP là 0,78 CRP là chỉ dấu có mức độ tin cậy khá tốt trong dự đoán viêm phổi cộng đồng ở NB đợt cấp BPTNMT với chỉ số Youden là 0,43 tại điểm cắt CRP ≥ 40,8 mg/L cho độ nhạy 56% và độ đặc hiệu 87%

Trang 11

9

3.2 Đặc điểm căn nguyên vi sinh ở người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có viêm phổi cộng đồng và tính nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn phân lập được

3.2.1 Kết quả nuôi cấy vi khuẩn đờm và tính nhạy cảm kháng sinh của

vi khuẩn mẫu đờm phân lập được

Biểu đồ 3.2 Kết quả nuôi cấy đờm của 2 nhóm NB nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ NB cấy đờm dương tính ở nhóm I là 50/92 (54,35%), ở

nhóm II là 30/46 (65,22%), tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm về tỷ lệ cấy đờm dương tính với p>0,05

Bảng 3.24 Các loài vi khuẩn phân lập được của 2 nhóm người bệnh

nghiên cứu có kết quả cấy đờm dương tính

Nhận xét: Trong số các loài vi khuẩn gram âm phân lập được bằng cấy đờm K

pneumoniae là vi khuẩn gặp với tỷ lệ cao nhất ở nhóm I chiếm 20,00%, tiếp theo

Trang 12

10

là M catarrhalis chiếm 16,00% và A.baumannii chiếm 14,00% Trong các vi

khuẩn gram dương Streptococcus mitis (S mitis) chiếm tỷ lệ cao nhất (6,00%) ở

nhóm I Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ các loài vi khuẩn nuôi cấy được từ mẫu đờm ở nhóm I và nhóm II với p>0,05

Biểu đồ 3.4 Kết quả kháng sinh đồ của Moraxella catarrhalis Nhận xét: M catarrhalis có tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh cao với

Cloramphenicol (84,62%), Amoxicillin/Clavulanic acid (84,62%), Cefotaxime (71,43%), song kháng Trimethoprim/Sulfamethoxazole

(72,73%), kháng Levofloxacin và Ciprofloxacin cùng với tỷ lệ 64,29%

Biểu đồ 3.5 Kết quả kháng sinh đồ của Klebsiella pneumoniae

84,62 84,62 71,43 28,57

28,57 18,18

15,38 7,69 7,14 7,14

7,14 9,09

0 7,69 21,43 64,29

64,29 72,73

0

12,5 0

0 0 0 0 0 0 18,75 7,69

12,5 20

6,25

0 23,08 25 25 26,67 37,5 37,5 37,5 18,75 38,46 37,5 60 93,75

Trang 13

11

Nhận xét: Kết quả KSĐ của K pneumoniae cho thấy tỷ lệ nhạy cảm cao

nhất là Amikacin (87,50%), tiếp theo là Fosfomycin (76,92%), Ertapenem

và Meronem (cùng là 75,00%), Gentamicin (73,33%), tỷ lệ kháng cao gặp

ở Ampicillin (93,75%), Nitrofurantoin (60,00%)

3.2.2 Kết quả vi sinh trong đờm bằng phương pháp real-time PCR

đa tác nhân

Biểu đồ 3.7 Kết quả vi sinh trong đờm bằng phương pháp real-time PCR

đa tác nhân của 2 nhóm người bệnh nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ NB xét nghiệm real-time PCR đờm dương tính ở nhóm I

là 79,35%, ở nhóm II là 67,39% Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê ở 2 nhóm về tỷ lệ đờm dương tính với p>0,05

Bảng 3.25 Đặc điểm vi sinh trong đờm bằng phương pháp real-time

PCR đa tác nhân

0 20 40 60 80

Ngày đăng: 21/01/2025, 10:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w