1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn bộ môn pháp luật kinh tế giảng viên pgs ts phạm nguyên ánh

18 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Lớn Bộ Môn: Pháp Luật Kinh Tế
Tác giả Phạm Nguyên Ánh, Nguyễn Đức Huy, Lâm Thành Vinh, Nguyễn Hải Bằng, Phạm Ngọc Đệ
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Nguyên Ánh
Trường học Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
Chuyên ngành Pháp Luật Kinh Tế
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 806,56 KB

Nội dung

Mặc dù cả hai đều thuộc loại công ty tư nhân, nhưng chúng có những khác biệt cơ bản về khái niệm, cấu trúc vốn, quyền và nghĩa vụ của chủ thể góp vốn, cơ cấu tổ chức quản lý, và đặc biệt

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

****************

BÀI TẬP LỚN

BỘ MÔN: PHÁP LUẬT KINH TẾ Giảng Viên: PGS.TS Phạm Nguyên Ánh

NĂM HỌC 2022-2023 Sinh viên thực hiện:

1 Phạm Nguyên Ánh: MSV 222630253 Lớp QTKD VA K63

2 Nguyễn Đức Huy: MSV 222600275 Lớp QTKD VA K63

3 Lâm Thành Vinh: MSV 222630306 Lớp QTKD VA K63

4 Nguyễn Hải Bằng: MSV 222 Lớp QTKD VA K63

5 Phạm Ngọc Đệ: MSV 222630256 Lớp QTKD VA K63

HÀ NỘI 2023

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thế giới kinh doanh đa dạng ngày nay, việc chọn hình thức công ty phù hợp

là một quyết định quan trọng đối với những ai muốn bước vào lĩnh vực kinh doanh Trong tập trung này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai hình thức công ty phổ biến: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) và Công ty TNHH một thành viên (Công ty TNHH 1 TV) Mặc dù cả hai đều thuộc loại công ty tư nhân, nhưng chúng có những khác biệt cơ bản về khái niệm, cấu trúc vốn, quyền và nghĩa vụ của chủ thể góp vốn, cơ cấu tổ chức quản lý, và đặc biệt là những lợi thế và khó khăn trong quá trình kinh doanh

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét về khái niệm của hai hình thức công ty này DNTN

là một hình thức công ty mà có thể có nhiều chủ sở hữu và không giới hạn số lượng thành viên, trong khi Công ty TNHH 1 TV chỉ có một thành viên duy nhất Điều này tạo ra một sự khác biệt quan trọng về cấu trúc và quyền lực trong quá trình ra quyết định kinh doanh và quản lý công ty

Thứ hai, chúng ta tìm hiểu về cấu trúc vốn của hai hình thức công ty này DNTN

có thể có nhiều chủ sở hữu góp vốn, trong khi Công ty TNHH 1 TV chỉ có một chủ sở hữu duy nhất Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng vốn, phân chia lợi nhuận và đảm bảo tính liên tục của doanh nghiệp

Tiếp theo, chúng ta nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ của chủ thể góp vốn trong hai loại công ty này Trong DNTN, các chủ sở hữu có quyền và nghĩa vụ tham gia vào quyết định kinh doanh và quản lý công ty Trong khi đó, trong Công ty TNHH

1 TV, chủ sở hữu duy nhất có quyền và nghĩa vụ hoạt động và quản lý công ty Cuối cùng, chúng ta xem xét về những lợi thế và khó khăn mà hai hình thức công

ty này đối mặt trong quá trình kinh doanh DNTN có thể hưởng lợi từ khả năng tăng cường vốn và phân chia rủi ro giữa các chủ sở hữu, nhưng việc đưa ra quyết định và thống nhất ý kiến giữa các chủ sở hữu có thể gây ra mâu thuẫn và khó khăn trong quá trình kinh doanh Với Công ty TNHH 1 TV, lợi thế là quyền quyết định nhanh chóng và linh hoạt của chủ sở hữu duy nhất, nhưng khó khăn có thể phát sinh từ sự giới hạn về khả năng tăng vốn và phát triển quy mô

Việc hiểu rõ sự khác biệt và lợi thế, khó khăn của DNTN và Công ty TNHH 1 TV

là một bước quan trọng để đưa ra quyết định tổ chức công ty phù hợp với mục tiêu kinh doanh và tận dụng các cơ hội trong môi trường kinh doanh ngày nay

Trang 3

MỤC LỤC

LÝ CỦA CTTNHH MỘT THÀNH VIÊN 2

1 Khái niệm: 2

2 Góp vốn là gì? 2

3 Vốốn điềều l c a CTTNHH MTV: ệ ủ 2

4 Quyềền và nghĩa v c a ch th góp vốốn: ụ ủ ủ ể 3

5. C cấốu t ch c qu n lý ơ ổ ứ ả 4

II KHÁI NI M, VỐỐN QUYỀỀN VÀ CH TH GÓP VỐỐN, C CẤỐU T CH C QU N LÝ C A DOANH Ệ Ủ Ể Ơ Ổ Ứ Ả Ủ NGHI P T NHẤN Ệ Ư 7

1 Khái ni m ệ : 7

2 Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân: 7

3 Một số quyền của DNTN 8

a) Quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân 8

a Quyền bán doanh nghiệp tư nhân 8

4 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp tư nhân: 8

III MỘT SỐ ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU CƠ BẢN CỦA DNTN VÀ CTTNHH MỘT THÀNH VIÊN 9

1 Điểm giống nhau: 9

2 Điểm khác nhau: 9

NHỮNG LỢI THẾ VÀ KHÓ KHĂN CỦA 2 LOẠI HÌNH CÔNG TY NÀY TRONG KINH DOANH 13

1 Doanh nghiệp tư nhân 13

2 TNHH MTV 14

Trang 4

I. KHÁI NIỆM, VỐN QUYỀN VÀ CHỦ THỂ GÓP VỐN, CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CTTNHH MỘT THÀNH VIÊN.

1 Khái niệm:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty) Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân

kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Không được quyền phát hành cổ phần trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật

2 Góp vốn là gì?

- Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty Góp vốn bao gồm góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã thành lập

- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty HD; là tổng giá trị mệnh giá

cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối cới công ty CP

3 Vốn điều lệ của CTTNHH MTV:

- Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng

ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty

- Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp Thời hạn góp vốn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Trường hợp không góp

Trang 5

đủ, Chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục thay đổi vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên

4. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể góp vốn:

* Chủ thể góp vốn có quyền sau đây:

a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền

và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công

ty và nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;

b) Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty;

c) Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;

d) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

e) Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;

f) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công tyy g) Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

h) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

* Chủ thể góp vốn có nghĩa vụ sau:

Trang 6

- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;

- Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;

- Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên

- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

 Cơ cấu tổ chức, quản lý cảu công ty TNHH MTV:

 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH MTV được tổ chức theo hai mô hình:

 Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định

 Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

 Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật này

5 Cơ cấu tổ chức quản lý

Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn

nhiệm Gồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm

- Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các

quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa

Trang 7

vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Quyền, nghĩa vụ và quan hệ làm việc của Hội đồng thành viên

đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều

lệ công ty và pháp luật có liên quan

- Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu bổ nhiệm hoặc do

các thành viên Hội đồng thành viên bầu Theo nguyên tắc quá bán, theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, thì nhiệm kỳ, quyền

và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 57 và quy định khác có liên quan của Luật này

- Công ty được tổ chức, quản lý theo mô hình của chủ tịch công ty

 Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm.

- Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty Nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty Trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty

- Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật này và pháp luật có liên quan

 Giám đốc, Tổng giám đốc

- Có thể được bổ nhiệm hoặc thuê Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch

công ty bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng thuê Nhiệm kỳ không quá 05 năm Giám đốc, Tổng Giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc

Trang 8

hoặc Tổng giám đốc hoặc Chủ tịch công ty cũng có thể kiêm chức vụ này Trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác

 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây

 Tổ chức thực hiện quyết định kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty

 Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty Trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty

 Ký kết hợp đồng nhân danh công ty Trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty

 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty

 Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty

 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty

 Kiến nghị phương án +sử dụng lợi nhuận hoặc xử lí lỗ trong kinh doanh

 Tuyển dụng lao động

 Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty Hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty

Trang 9

 Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu.

- Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm tổng

giám đốc, giám đốc Tổng giám đốc, giám đốc có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại điều lệ công ty hoặc tại hợp đồng lao động

- Bên cạnh đó, luật doanh nghiệp còn quy định quyền và nghĩa vụ của

các thành viên Họ phải tuân thủ pháp luật, điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty Đồng thời các cá nhân này phải trung thành với lợi ích của công ty và chủ sở hữu công ty Không sử dụng thông tin, bí quyết, công nghệ kinh doanh, lạm dụng chức vụ quyền hạn để

tư lợi hoặc phục vụ lợi ích cho tổ chức khác

Ví dụ: Công ty TNHH MTV Tôn Hoa Sen ( thuộc Công ty Cổ phần Hoa Sen nắm giữ 100% cổ phần công ty ) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

và kinh doanh thép nguội

Trang 10

II.KHÁI NIỆM, VỐN QUYỀN VÀ CHỦ THỂ GÓP VỐN, CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN.

1 Khái niệm:

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và

chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản

- Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủ

doanh nghiệp tư nhân không đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh Doanh nghiệp tư nhân không góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty CP

2 Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân:

- Là khoản vốn mà chủ doanh nghiệp tư nhân đăng ký với cơ quan

đăng ký kinh doanh để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp sẽ do chủ doanh nghiệp tự đăng ký Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư Trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam (VND), ngoại tệ, vàng và các tài sản khác Đối với các loại vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại, số lượng và giá trị còn lại

3 Một số quyền của DNTN

a) Quyền cho thuê doanh nghiệp tư nhân

- Chủ DNTN có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng

phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 3 ngày làm vệc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực thi hành

- Trong thời hạn cho thuê, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm trước

pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân Quyền,

Trang 11

nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê được qui định trong hợp đồng cho thuê

a Quyền bán doanh nghiệp tư nhân

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho

cá nhân, tổ chức khác

- Sau khi bán DNTN, chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về các

khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp chủ DNTN, người mua và chủ nợ của DNTN có thỏa thuận khác

- Chủ DNTN, người mua DNTN phải tuân thủ quy định của pháp luật

về lao động

- Người mua DNTN phải đăng ký thay đổi chủ DNTN theo quy định

của pháp luật

4 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp tư nhân:

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản, gọn nhẹ vì toàn

bộ hoạt động của doanh nghiệp thuộc quyền quyết định của chính chủ doanh nghiệp

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân

- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện

cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Ngày đăng: 18/01/2025, 20:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN