Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài FDI là quá trình mà một tổ chức hoặc cá nhân từmột quốc gia đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc dự án ở một quốc gia khác, thường là để sở hữu, kiểm soát hoặc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -BÀI TẬP NHÓM ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: Nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của một quốc gia Liên hệ Việt Nam.
Trang 2HÀ NỘI, NĂM 2024
MỤC LỤC
I LÝ THUYẾT CHUNG: 2
I.1 Khái niệm và đặc điểm: 2
I.2 Phân loại FDI: 3
II CƠ SỞ LÝ LUẬN: 5
II.1 Vì sao cần đầu tư trực tiếp ra nước ngoài? 5
II.2 Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tới nước nhận đầu tư và nước đầu tư: 7
2.1 Tác động của FDI đến các nước đi đầu tư: 7
2.2 Tác động của FDI đến các nước nhận đầu tư 9
II.3 Những nhân tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 13
III Liên hệ thực tiễn: 14
III.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam: 14
III.2 Các nhân tố tiềm năng thúc đẩy FDI: 16
2.1 Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên: 16
2.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm: 17
2.3 Nguồn nhân lực: 18
2.4 Sự phát triển của cơ sở hạ tầng: 18
2.5 Các chính sách ưu đãi của chính phủ: 19
III.3 Rào cản trong việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: 19
3.1 Các chính sách, thủ tục pháp lý còn nhiều khó khăn: 19
3.2 Vấn đề rào cản pháp lý: 20
3.3 Rủi ro về tài chính: 21
3.4 Rủi ro về văn hóa: 21
3.5 Rủi ro về thương mại: 21
3.6 Các rủi ro khác: 22
IV Đề xuất giải pháp: 22
Trang 3FDI xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản có ở một nước khác với
ý định quản lý nó Quyền kiểm soát (control- tham gia vào việc đưa ra các quyết địnhquan trọng liên quan đến chiến lược và các chính sách phát triển của công ty) là tiêu chí
cơ bản giúp phân biệt giữa FDI và đầu tư chứng khoán
Các khái niệm đều nhấn mạnh đến mục tiêu thực hiện các lợi ích dài hạn của mộtchủ thể cư trú tại một nước, được gọi là nhà đầu tư trực tiếp thông qua một chủ thể khác
cư trú ở nước khác, gọi là doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp Mục tiêu lợi ích dài hạnđòi hỏi phải có một quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp nhận đầu
tư trực tiếp, đồng thời nhà đầu tư có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với việc quản lýdoanh nghiệp này
- Đặc điểm:
FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận theocách phân loại ĐTNN cua nhiều tài liệu và theo quy định của luật pháp nhiều nước, FDI
là đầu tư tư nhân
Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiều trong vốn phápđịnh hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểmsoát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư
Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên,đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này
Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu tráchnhiệm về lỗ, lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không cónhững ràng buộc về chính trị
Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà
họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tưthông qua việc đưa máy móc, thiết bị, bằng phát mình, sáng chế, bí quyềt kỹ thuật, cán
bộ quản lý, vào nước nhận đầu tư để thực hiện dự án
I.2 Phân loại FDI:
a Theo cách thức xâm nhập:
Trang 4Theo tiêu chí này FDI được chia thành hai hình thức:
- Đầu tư mới (greenfield investment): Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng một
cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư Hình thức này thường được cácnước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng thêm vốn, tạo thêm việc làm và giátrị gia tăng cho nước này
- Sáp nhập và mua lại qua biên giới (Cross-border Merger & Acquisition) Chủ đầu tưnước ngoài mua lại hoặc sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầutư
b Theo quan hệ vê ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và đối tượng tiếp nhận đầu tư:
Theo tiêu chí này FDI được chia thành ba hình thức:
- FDI theo chiều dọc (vertical FDI): nhằm khai thác nguyên, nhiên vật liệu (Backwardvertical FDI) hoặc để gần gũi người tiêu dùng hơn thông qua việc mua lại các kênh phânphối ở nước nhận đầu tư (Forward vertical FDI) Như vậy, doanh nghiệp chủ đầu tư vàdoanh nghiệp nhận đầu tư nằm trong cùng một dây chuyền sản xuất và phân phối mộtsản phẩm cuối cùng
- FDI theo chiều ngang (horizontal FDI): hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuấtcùng loại sản phẩm hoặc các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất ở nước chủđầu tư
- FDI hỗn hợp (conglomerate FDI): Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhậnđầu tư hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau
c Theo định hướng của nước nhận đầu tư:
Theo tiêu chí này FDI được chia thành ba hình thức:
- FDI thay thế nhập khẩu: Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng chothị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu Cácyếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượng thị trường, các rào cảnthương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải
- FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này nhắm tới không phảihoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng lớn hơn trên toànthế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư
Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng vốn FDI theo hình thức này là khả năng cungứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bánthành phẩm
- FDI theo các định hướng khác của chính phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư có thể ápdụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nướcmình theo đúng ý đồ của mình, ví dụ như tăng cường thu hút FDI để giải quyết tình trạngthâm hụt cán cân thanh toán
d Theo định hướng của chủ đầu tư:
Theo tiêu chí này FDI được chia thành hai hình thức:
- FDI phát triển (expansionary FDI): nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu củadoanh nghiệp ở nước nhận đầu tư Hình thức đầu tư này giúp chủ đầu tư tăng lợi nhuậnbằng cách tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường ra nước ngoài
Trang 5- FDI phòng ngự (defensive FDI): nhằm khai thác nguồn lao động rẻ ở các nước nhậnđầu tư với mục đích giảm chi phí sản xuất và như vậy lợi nhuận của các chủ đầu tư cũng
Hình thức FDI này có sự tham gia của cả chủ đầu tư Việt Nam và chủ đầu tự nước ngoài.Điểm đặc biệt của hình thức này là không hình thành pháp nhân mới (các bên đối tácthực hiện quyền và nghĩa vụ của hợp đồng với tư cách pháp nhân cũ của mình) Hìnhthức này thường áp dụng đối với một số ngành kinh tế đặc biệt như viễn thông, dầukhí, hoặc chỉ áp dụng khi các chủ đầu tư nước ngoài thâm nhập vào một thị trường mới
mà họ chưa biết rõ
- Doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ
sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể đượcthành lập trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nướcngoài, để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam
Trong hình thức FDI này, cũng có sự tham gia của cả chủ đầu tư Việt Nam và chủđầu tư nước ngoài Khác với hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh hình thành phápnhân mới ở Việt Nam và là pháp nhân Việt Nam
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu
tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh
Hình thức này không có sự tham gia của chủ đầu tư Việt Nam Cũng như hìnhthức liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng hình thành pháp nhân mới ởViệt Nam và là pháp nhân Việt Nam
Trang 6II CƠ SỞ LÝ LUẬN:
II.1 Vì sao cần đầu tư trực tiếp ra nước ngoài?
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) là quá trình mà một tổ chức hoặc cá nhân từmột quốc gia đầu tư vào một doanh nghiệp hoặc dự án ở một quốc gia khác, thường là để
sở hữu, kiểm soát hoặc tham gia vào quản lý và hoạt động của doanh nghiệp đó Hiệnnay, FDI đóng vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnhcủa sự toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế Việc nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy FDI củamột quốc gia có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về quy luật và xu hướng của dòng vốn này,cũng như tạo ra những kiến thức quan trọng cho quản lý chính sách kinh tế và phát triểnkinh tế
1.1 Mở rộng thị trường:
FDI thường đi kèm với việc mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp Thị trườngnước ngoài có thể cung cấp cơ hội tiêu thụ mới cho sản phẩm và dịch vụ của các doanhnghiệp, giúp tăng doanh số bán hàng và doanh thu Điều này làm tăng cả nhu cầu và sựcạnh tranh trong thị trường đó, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của quốc gia đó Mộtnghiên cứu của Girma và Görg (2004) đã chỉ ra rằng sự mở rộng thị trường thông quaFDI có thể dẫn đến tăng trưởng tăng trưởng GDP và cải thiện hiệu suất lao động
1.2 Truy cập vào nguồn lực và nguyên liệu:
Quốc gia có thể cần FDI để truy cập vào nguồn lực và nguyên liệu mà họ không
có trong nước Ví dụ, các công ty sản xuất có thể đầu tư vào các quốc gia có dầu mỏ hoặckhoáng sản phong phú để khai thác và sử dụng nguyên liệu này trong quá trình sản xuất.Nghiên cứu của Blonigen và Davies (2004) đã chỉ ra rằng sự hiện diện của các nguồn lực
tự nhiên quan trọng có thể là một yếu tố quan trọng khi thu hút FDI
1.3 Tăng cường cạnh tranh:
FDI cũng có thể giúp tăng cường cạnh tranh trong quốc gia đó Các doanh nghiệp
có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh của các quốc gia khác, bao gồm cả chi phí lao độngthấp, các chính sách thuế thuận lợi, và cơ sở hạ tầng phát triển Nghiên cứu của Lipsey
và Sjöholm (2004) đã chỉ ra rằng FDI có thể dẫn đến tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu,giúp cải thiện cạnh tranh toàn cầu của một quốc gia
1.4 Tránh rủi ro thị trường nội địa:
Việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng có thể giúp doanh nghiệp tránh rủi ro thịtrường nội địa Bằng cách đa dạng hóa hoạt động kinh doanh trên quy mô quốc tế, doanhnghiệp có thể giảm thiểu tác động của các yếu tố không lường trước như biến động kinh
tế, chính trị và các vấn đề pháp lý trong quốc gia nội địa Nghiên cứu của Alfaro vàCharlton (2007) đã chỉ ra rằng FDI có thể giúp giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổnđịnh của một doanh nghiệp
5 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Việc thu hút vốn FDI không chỉ mang lại nguồn vốn mới mà còn thúc đẩy sự pháttriển của nền kinh tế và tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động trong nước Các chínhsách hỗ trợ FDI có thể bao gồm các gói khuyến mãi thuế, cải thiện hạ tầng, giảm bớt các
Trang 7ràng buộc hành chính và tài chính, và tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi Nghiêncứu của Borensztein, De Gregorio và Lee (1998) đã chỉ ra rằng FDI có thể dẫn đến tăngtrưởng kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh của một quốc gia.
Trong bối cảnh của Việt Nam, FDI đã đóng vai trò quan trọng trong quá trìnhphát triển kinh tế Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số vốn FDI mới đăng
ký trong năm 2020 đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với nhiều dự án lớn được thúcđẩy trong các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tài chính, và côngnghệ thông tin Việc thu hút vốn FDI đã giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượnglao động, và thúc đẩy sự chuyển đổi kinh tế từ nền nông nghiệp sang công nghiệp và dịchvụ
Trong bối cảnh này, nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy FDI của Việt Nam trở nêncực kỳ quan trọng Các nhân tố này có thể bao gồm chính sách đầu tư, môi trường kinhdoanh, hạ tầng, lao động và tình hình kinh tế chung của quốc gia Một nghiên cứu củaNguyen và Nguyen (2020) đã chỉ ra rằng các yếu tố như ổn định chính trị, chính sáchthuế thuận lợi, và hạ tầng giao thông được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư nước ngoàikhi quyết định đầu tư vào Việt Nam
Một yếu tố quan trọng khác là sự hội nhập kinh tế toàn cầu thông qua các hiệpđịnh thương mại và các khu vực kinh tế đặc biệt Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệpđịnh thương mại tự do và thúc đẩy hợp tác kinh tế với các quốc gia và khu vực trên thếgiới Điều này đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và tăng cơ hội đầu tư cho cácdoanh nghiệp nước ngoài
Ngoài ra, sự phát triển của nguồn nhân lực và cải thiện chất lượng lao động cũngđóng vai trò quan trọng trong việc thu hút FDI Chính sách giáo dục và đào tạo đã đượccải thiện để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp và dịch vụ, tạo ra một lực lượnglao động có trình độ cao và đa dạng kỹ năng
Trong khi đó, sự ổn định chính trị và dân chủ hóa cũng là yếu tố không thể bỏ qua.Một môi trường chính trị ổn định và dân chủ sẽ tạo ra niềm tin và lòng tin tưởng từ phíacác nhà đầu tư nước ngoài, giúp tăng cường luồng vốn FDI vào Việt Nam
Tóm lại, việc nghiên cứu các nhân tố thúc đẩy FDI của Việt Nam là một phầnquan trọng của việc hiểu và định hình chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia Bằngcách phân tích và đánh giá những yếu tố này, chúng ta có thể đề xuất các chính sách vàbiện pháp thúc đẩy FDI một cách hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần vào sự pháttriển bền vững của nền kinh tế Việt Nam
II.2 Tác động của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tới nước nhận đầu tư và nước đầu tư:
2.1 Tác động của FDI đến các nước đi đầu tư:
2.1.1 Tác động tích cực:
● Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Trang 8Thông qua Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) các nước đi đầu tư tận dụng được nhữnglợi thế về chi phí sản xuất thấp của các nước nhận đầu tư (giá nhân công rẻ, chi phí khai thác nguyên nhiên vật liệu tại chỗ thấp) để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu ở các nước tiếp nhận đầu tư.
● Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu, góp phần giải quyết vấn đề hàng tồn kho giúp tăng lợi nhuận
Đầu tư trực tiếp nước ngoài cho phép các công ty có thể kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm đã được sản xuất và tiêu thụ ở thị trường trong nước Thông qua FDI các công
ty của các nước phát triển chuyển được một phần các sản phẩm công nghiệp ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống sản phẩm sang các nước nhận đầu tư để tiếp tục sử dụng chúng như những sản phẩm mới ở các nước này, tạo thêm lợi nhuận cho nhà đầu tư
● Có nguồn cung nguyên vật liệu giá rẻ, nhiều ưu đãi
Giúp các công ty ở chính quốc tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu dồi dào, ổn định với giá rẻ cùng những chính sách ưu đãi của nước nhận đầu tư Bên cạnh
đó mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước tiếp nhận đầu tư, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các hàng hóa nhập từ các nước khác
2.1.2 Tác động tiêu cực:
● Rủi ro tài chính
Khi doanh nghiệp đầu tư vốn càng lớn thì rủi ro tài chính càng cao và nếu không có những hoạch định chính sách cụ thể cho sự phát triển của doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư và sử dụng các nguồn lực hiệu quả thì có thể dẫn đến rủi ro đầu tư thất bại hoặcgặp khó khăn Ví dụ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã khiến cho nhiều nước châu Âu phải gánh chịu khoản nợ lớn do đầu tư vào các ngân hàng ở Mỹ
● Mất kiểm soát công nghệ
Khi doanh nghiệp đầu tư vào nước ngoài, họ có thể chuyển giao công nghệ cho nước
sở tại
Điều này có thể dẫn đến việc nước đi đầu tư mất đi lợi thế cạnh tranh trong một số ngành công nghiệp Ví dụ việc các công ty công nghệ Mỹ chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc đã khiến cho Trung Quốc trở thành một cường quốc công nghệ trong những năm gần đây
Trang 9● Xung đột về văn hóa
FDI có thể dẫn đến xung đột văn hóa giữa người lao động ở nước sở tại và người lao động từ nước đi đầu tư Điều này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội của nước sở tại và gây ra nhiều vấn đề phát sinh tiêu cực khác
● Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư
Các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTTTNN) sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh
tế của nước nhận đầu tư vào vốn, kỹ thuật và mạng lưới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quốc gia ĐTTTNN có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư Thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nước ngoài để chúng ta cóthể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nước này sang nước khác Vậy nếu càng dựa nhiều vào ĐTTTNN, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nước công nghiệp phát triển sẽ càng lớn
2.2 Tác động của FDI đến các nước nhận đầu tư
● Tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) góp phần làm tăng tỉ trọng của những ngành công nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế đồng thời tạo điều kiện để hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn Khu vực có vốn FDI còn giúp hình thànhcác ngành công nghiệp và dịch vụ hiện đại nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch
Trang 10cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận theo nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu theo nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư…
● Góp phần vào sự phát triển công nghệ, kỹ thuật mới, cải thiện đáng kể kết cấu
hạ tầng
Các nước đang phát triển có đặc điểm là trình độ khoa học và công nghệ thấp, sử dụngcông nghệ lạc hậu, do đó năng suất lao động thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm yếu Trong khi phần lớn những kỹ thuật mới được phát minh trên thế giới vẫn xuất phát chủ yếu từ các nước công nghiệp phát triển Xét về nhu cầu, cần có quá trìnhchuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển Có hai hình thức chuyển giao công nghệ là trực tiếp và gián tiếp, trong đó FDI là hình thức chuyển giao công nghệ trực tiếp và có hiệu quả nhất Có nhiều phương thức chuyển giao công nghệ khác nhau như nhập khẩu thiết bị, kỹ thuật, mua hoặc hợp đồng sử dụng bản quyền, sáng chế, tự thiết kế và sản xuất theo bản thiết kế tổng thể do bên nước ngoài cung cấp… Bằng hình thức này, công nghệ được các công ty nước ngoài chuyển giao trực tiếp cả phần cứng (máy móc, thiết bị) lẫn phần mềm là bí quyết côngnghệ
Các doanh nghiệp FDI còn có tác dụng phổ biến những công nghệ hiện đại, công nghệsạch, giữ gìn môi trường theo các tiêu chuẩn tiên tiến cho các doanh nghiệp trong nước, nhờ thế mà thúc đẩy khoa học – công nghệ phát triển Ngoài ra, do áp lực cạnh tranh từ doanh nghiệp FDI, buộc các doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng học hỏi, vươn lên, đổi mới kỹ thuật
● FDI góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực
Các dự án FDI mới tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, và thông qua việc thực hiện các dự án đó, làm thay đổi cơ cấu lao động, nâng cao năng lực, kỹ năng lao động, năng lực quản lý doanh nghiệp, tác phong công nghiệp, phù hợp với nền sản xuất hiện đại
Như trên đã nói, FDI luôn gắn liền với chuyển giao công nghệ mới so với công nghệ trong nước, cho nên lao động của nước tiếp nhận đầu tư được đào tạo để sử dụng và quản lý công nghệ, tiếp cận với phương pháp quản lý chất lượng, tổ chức và quản lý công nghệ, biện pháp tiếp thị, tiếp cận với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế
Trang 11Như vậy việc cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, cải tiến quản lý, tăng cường cán bộ, thu hút nhân tài, nâng cao trình độ, năng lực của lao động cũng góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
● Thúc đẩy cải cách kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Cạnh tranh ngày một gay gắt của khu vực FDI buộc nền sản xuất trong nước phải kiệntoàn, tăng cường hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh Đồng thời khu vực FDI còn tạo ra sức ép đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng tự do hóa thương mại và đầu tư Một mặt các nhà đầu tư yêu cầu nước nhận đầu tư phải mở cửa thị trường hơn nữa và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư Mặt khác, khả năng cạnh tranh và tính chất hướng ngoại cao, đặc biệt là xuất khẩu của khu vực FDI
là cơ sở tốt để cho kinh tế nước nhận đầu tư tăng cường mở cửa với bên ngoài, thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu, làm quen với tập quán thương mại quốc tế, thích nghi nhanh hơn với những thay đổi trên thị trường thế giới… Đó là vai trò làm cầu nối và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế rất quan trọng của FDI, một nhân tố đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa kinh tế
● Phát triển quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa vì lợi ích chung, nâng cao vị thế trên trường quốc tế
Hoạt động FDI góp phần quan trọng đối với đẩy mạnh xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán Trong đó, xuất khẩu là một trong những giải pháp tăng trưởng kinh tế, gópphần tăng thêm thu nhập cho nền kinh tế, từ đó tạo điều kiện để giải quyết các vấn đề
xã hội Thông qua thặng dư xuất khẩu và chuyển vốn đầu tư về, hoạt động FDI góp phần vào việc hạn chế thâm hụt của cán cân thanh toán
Ngoài ra, FDI còn góp phần tích cực hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ quản lý xuất nhập khẩu theo tiến trình hội nhập quốc tế: như hải quan, thực hiện lộ trình cắt giảm thuế; nâng cao hệ thống kinh tế – kỹ thuật xuất nhập khẩu như: thương mại điện tử, ngân hàng điện tử, vận tải (cảng container, hệ thống vận tải bồn dầu theo tiêu chuẩn quốc tế, cầu cảng, hàng không….)
2.1.2 Những tác động tiêu cực:
● Mất cân đối trong đầu tư
Trang 12Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư nước ngoài nói chung và FDI nói riêng có thể dẫn đến việc thiếu chú trọng huy động và sử dụng tối đa vốn trong nước Từ đó, gây
ra sự mất cân đối trong cơ cấu đầu tư (giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài), có thểgây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn nước ngoài, vào nhà đầu tư nước ngoài (kể cả bí quyết kỹ thuật, công nghệ, đầu mối cung cấp vật tư, nguyên liệu, thị trường sản phẩm…) Lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI có xu hướng chuyển ra nước ngoài, do vậy FDI tuy tác động đẩy mạnh tăng trưởng ngắn hạn và trung hạn nhưng cókhả năng làm giảm tiềm lực tăng trưởng dài hạn Nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh
tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc Đồng thời, các hoạt động FDI chỉ tập trung tại một số địa phương có nhiều lợi thế nên đã tạo ra khoảng cách phát triển giữa các địa phương làm mất cân đối đầu tư giữa các địa phương
● Lợi dụng biện pháp chuyển giá để trốn thuế gây thiệt hại cho ngân sách và người tiêu dùng, gây sức ép cạnh tranh đến các doanh nghiệp trong nước
Các nhà đầu tư nước ngoài thường sử dụng lợi thế của mình đối với doanh nghiệp ở nước tiếp nhận, nhất là trong trường hợp liên doanh, để thực hiện biện pháp
“chuyển giá” (transfer pricing) thông qua cung ứng nguyên vật liệu, chi tiết, linh kiện,
bộ phận, sản phẩm dở dang với giá cao, thu lợi ngay từ khâu này, làm cho giá thành sản phẩm cao một cách giả tạo, giảm lợi nhuận, thậm chí gây ra “lỗ giả, lãi thật”, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, trốn thuế làm giảm thu ngân sách của nước sở tại
Ngoài việc lợi dụng “chuyển giá”, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước, doanhnghiệp FDI còn gây sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nước Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, công nghệ, các doanh FDI tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt đến các doanh nghiệp trong nước Các doanh nghiệp trong nước nếu không
đủ mạnh dễ bị mất thị phần, làm ăn thua lỗ, thậm chí phá sản Đôi khi, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh tranh bằng con đường bán phá giá, chịu lỗ trong giai đoạn đầu và các hình thức cạnh tranh không bình đẳng khác để loại trừ đối thủ cạnh tranh độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn át các doanh nghiệp trong nước, làm cho một ngành hoặc một số ngành sản xuất trong nước không phát triển được
● Nguy cơ trở thành bãi thải công nghệ