Vấn đề về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho việc phát triển kinh tế - xã hội đều được các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm, trong đó có Việt Nam.. Trong thời gian
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KTXH
Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
Nhóm: 4
Mã lớp học phần: FECO202130A
HÀ NỘI, 2024
Trang 28 Hoàng Thu Trang 27/01/2001 A
9 Hoàng Thị Quỳnh Trang 14/04/1991 A
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC HÌNH ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 2
1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài 2
1.2 Các hình thức đầu tư nước ngoài 2
1.2.1 Theo chủ đầu tư 2
1.2.2 Theo Luật Đầu tư 2020 3
1.3 Tác động của đầu tư nước ngoài đối với nước nhận đầu tư 4
1.3.1 Tác động tích cực 4
1.3.2 Tác động tiêu cực 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 7
2.1 Thực trạng thu hút FDI 7
2.2 Thu hút FPI 9
2.3 Tín dụng quốc tế 11
2.4 Thu hút ODA 12
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 13
3.1 Những điểm tích cực 13
3.1.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 13
3.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 13
3.1.3 Chuyển giao công nghệ, thúc đẩy cải tiến sản xuất và đổi mới sáng tạo 14 3.1.4 Tạo việc làm và cải thiện thu nhập người lao động 15
3.2 Những điểm hạn chế 16
3.2.1 Cơ cấu đầu tư bất hợp lý 16
3.2.2 Công nghệ lạc hậu 16
3.2.3 Tác động xấu đến môi trường 17
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Vốn đầu tư nước ngoài các năm 2019 – 2023 7
Hình 2.2: Đầu tư nước ngoài năm 2023 phân theo địa phương 8
Hình 2.3: Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo đối tác 9
Hình 2.4: Giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài từ 2019-2023 10
Hình 2.5: Giá trị giao dịch ròng trên sàn HoSE của khối ngoại 2011-2023 10
Hình 2.6: 10 thương vụ M&A lớn nhất giai đoạn 2009-2023 11
Hình 2.7: ODA ròng đã nhận của Việt Nam 2018-2022 12
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2019 và 2023 14
Hình 3.2: Tỷ lệ chuyển giao công nghệ của dự án FDI 16
DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Vốn đầu tư nước ngoài theo các ngành và tỷ trọng 8
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ một quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì vốn
có một vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề chính trị, văn hóa và xã hội Nguồn vốn để phát triển kinh tế
có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang phát triển như Việt Nam Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia
Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế phát triển, tự do hoá thương mại và ngày càng hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế Vai trò của vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài để phát triển kinh tế được đánh giá là rất quan trọng Bất
kỳ một quốc gia nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể thiếu được, đó là phải thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho nền kinh tế Vấn
đề về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho việc phát triển kinh tế - xã hội đều được các quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm, trong đó có Việt Nam
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn nước ngoài và đạt được nhiều thành tựu lớn, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Chính vì vậy, bài thảo luận này của nhóm sẽ nghiên cứu về tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và đánh giá vai trò của đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Vì thời gian thảo luận và nghiên cứu có hạn, rất mong Thầy/Cô và bạn đóng đóng góp ý kiến để bài thảo luận được hoàn thiện hơn Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!
Trang 6CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài
Đầu tư nước ngoài là việc bỏ vốn để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc các hoạt động khác ở nước ngoài nhằm mục đích thu lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế,
xã hội
Theo khoản 12 Điều 3 Luật Đầu tư 2005, "Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư", tuy nhiên, Luật Đầu tư năm 2014 đã không còn quy định nội dung này
Đồng thời, cũng cần phân biệt khái niệm đầu tư quốc tế và đầu tư nước ngoài Đầu
tư quốc tế là hình thức di chuyển vốn từ nước này sang nước khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác nhằm mục đích thu lợi nhuận và/hoặc lợi ích kinh tế, xã hội Như vậy, đầu tư quốc tế và đầu tư nước ngoài giống nhau về bản chất, chỉ khác ở góc độ nhìn nhận sự di chuyển vốn ra khỏi biên giới quốc gia Đầu tư quốc tế có phạm vi rộng hơn, xem xét dòng vốn trên tổng thể nền kinh tế thế giới hoặc góc nhìn từ một nước thứ 3 Còn đầu tư nước ngoài có phạm vi hẹp hơn, tập trung vào dòng vốn từ một quốc gia này (nước chủ đầu tư) di chuyển tới quốc gia khác (nước thu hút đầu tư)
1.2 Các hình thức đầu tư nước ngoài
1.2.1 Theo chủ đầu tư
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment): là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát Đây là hình thức đầu tư phổ biến nhất và chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Chính vì vậy, trong đầu tư nước ngoài thường sẽ tập trung phân tích dòng vốn FDI là chủ yếu
- Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI - Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty, các
tổ chức phát hành ở một nước khác với một mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với công ty hoặc tổ chức phát hành chứng khoán
Trang 7- Tín dụng quốc tế (IL - International Loans) là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước cho các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh tế ở một nước khác vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiền cho vay
- Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assistance): là các khoản viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các
tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ dành cho các nước đang và chậm phát triển
1.2.2 Theo Luật Đầu tư 2020
Luật Đầu tư năm 2020 quy định các hình thức đầu tư cụ thể như sau:
- Đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế;
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;
- Thực hiện dự án đầu tư;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC và các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ
1.2.2.1 Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
Hình thức thành lập tổ chức kinh tế bao gồm hai phương thức đó là:
- Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài;
- Thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chính phủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về
tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật về chứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và các điều kiện theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
1.2.2.2 Thực hiện dự án đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (hợp đồng PPP - Public Private Partnership) đây là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự án đầu
tư PPP
Trang 81.2.2.3 Đầu tư theo hợp đồng BCC
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC - Business Cooperation Contract) là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới Hình thức đầu tư này giúp các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư được nhanh chóng mà không mất thời gian, tiền bạc để thành lập và quản lý một pháp nhân mới được thành lập Hợp đồng BCC được
ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự Đối với hợp đồng BCC có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1.2.2.4 Đầu tư góp vốn , mua cổ phần, mua phần vốn góp
Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư gián tiếp (FPI) của các nhà đầu tư nước ngoài Hình thức đầu tư gián tiếp này thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Khi thực hiện hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các hình thức và thủ tục góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp
1.3 Tác động của đầu tư nước ngoài đối với nước nhận đầu tư
1.3.1 Tác động tích cực
- Bổ sung vốn cho đầu tư phát triển: Đầu tư nước ngoài cung cấp nguồn vốn quan trọng để phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng các ngành công nghiệp, và thúc đẩy đổi mới sáng tạo Nguồn vốn này giúp nâng cao hiệu suất kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng, nhất
là đối với các nước đang phát triển, nơi mà nguồn lực tài chính thường hạn chế
- Tiếp thu công nghệ phù hợp, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Công ty nước ngoài thường mang theo công nghệ tiên tiến và các phương pháp quản lý hiệu quả khi họ đầu tư vào một quốc gia khác Sự chuyển giao này giúp tăng cường năng lực các doanh nghiệp nước sở tại, đặc biệt trong các ngành như sản xuất, công nghệ thông tin và dịch vụ
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: Đầu tư nước ngoài góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của nước sở tại theo chiều hướng tích cực hơn, thường tập trung vào những ngành công nghệ cao có sức cạnh tranh như công nghiệp hay thông tin Nếu quốc gia nhận đầu tư là một nước nông nghiệp thì sau một thời gian mở cửa, trong cơ cấu kinh tế các ngành đòi hỏi cao hơn như công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên về tỷ trọng và sức đóng góp cho ngân sách, GDP và cho xã hội nói
Trang 9chung Ngoài ra về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư nước ngoài có tác dụng giải quyết một số mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo đói, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, đưa những tiềm năng chưa khai phá vào quá trình sản xuất và dịch vụ và làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác nhau cùng phát triển
- Mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới: Các công ty nước ngoài thường liên kết các doanh nghiệp địa phương với chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng thị trường cho sản phẩm của nước nhận đầu tư Điều này giúp các doanh nghiệp địa phương tiếp cận thị trường mới và nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế
- Phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động: Đầu
tư nước ngoài tạo ra việc làm và cơ hội đào tạo cho người lao động tại địa phương Sự phát triển này không chỉ cải thiện đời sống người lao động mà còn giúp nâng cao kỹ năng và năng lực của nguồn nhân lực trong nước
- Củng cố mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, đẩy mạnh tiến trình hội nhập: Thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các quốc gia thông qua hợp tác kinh tế thương mại, giao lưu văn hoá Nó cũng giúp các quốc gia hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, qua
đó cải thiện vị thế và ảnh hưởng quốc tế
1.3.2 Tác động tiêu cực
- Phụ thuộc về kinh tế: Khi một nền kinh tế trở nên quá phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài, các quyết định kinh tế và chính sách có thể bị ảnh hưởng bởi lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài Điều này có thể hạn chế khả năng tự quyết của nước nhận đầu tư và khiến họ dễ bị tổn thương trước những biến động kinh tế toàn cầu
- Tiếp thu công nghệ lạc hậu: Mặc dù đầu tư nước ngoài có thể mang lại công nghệ mới, nhưng một số công ty nước ngoài chỉ chuyển giao công nghệ đã lỗi thời hoặc không còn phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại, làm cho nước nhận đầu tư kém cạnh tranh hơn so với các thị trường khác
- Ô nhiễm môi trường: Nhiều dự án đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong ngành công nghiệp nặng và khai khoáng, có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường đáng kể Các công ty nước ngoài có thể không tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt do tìm kiếm lợi nhuận tối đa hoặc lợi dụng lỗ hổng trong luật pháp môi trường của nước nhận
Trang 10- Triệt tiêu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước: Sự hiện diện của các công ty nước ngoài có thể đè nặng lên các doanh nghiệp địa phương do chênh lệch lớn về nguồn lực, công nghệ và quản lý Điều này có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp trong nước thất bại hoặc bị thâu tóm, làm suy yếu năng lực cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế
- Các vấn đề văn hoá xã hội: Sự khác biệt văn hoá và tiêu chuẩn lao động giữa các nhà đầu tư nước ngoài và cộng đồng địa phương có thể gây ra xung đột Các công ty nước ngoài có thể mang lại một phong cách làm việc hoặc giá trị không phù hợp, gây ra căng thẳng và bất đồng trong cộng đồng địa phương
- Cán cân thanh toán quốc tế: Trong khi đầu tư nước ngoài có thể cải thiện cán cân vãng lai thông qua xuất khẩu và thu nhập từ đầu tư, nó cũng có thể làm xấu đi cán cân vốn Khi các công ty nước ngoài chuyển lợi nhuận trở về nước, điều này có thể dẫn đến dòng vốn ròng ra ngoài, ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và tình hình tài chính của nước nhận đầu tư
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT
NAM 2.1 Thực trạng thu hút FDI
Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn FDI, trở thành ngôi sao đang lên trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu Trong khi phần lớn khoản đầu tư ban đầu đổ vào lĩnh vực dệt may và giày dép có giá trị gia tăng thấp, Việt Nam nhanh chóng thăng hạng trong chuỗi giá trị, phát triển thành trung tâm lắp ráp điện tử quan trọng Bất chấp những thách thức thương mại diễn ra gay gắt, Việt Nam vẫn tiếp tục đi đầu trong việc thu hút FDI chất lượng Đầu tư trong lĩnh vực sản xuất đã chiếm 85% tổng vốn FDI mới
Vốn đăng ký và thực hiện duy trì ở mức trên 20 tỉ USD từ năm 2019-2023 Mục tiêu thu hút FDI năm 2023 nhằm phát triển bền vững là yêu cầu trong suốt quá trình phát triển kinh tế, kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội, bảo
vệ môi trường, độc lập, chủ quyền quốc gia Vốn FDI vào Việt Nam đạt 36,61 tỉ USD (tính đến ngày 20/12/2023), giải ngân đạt 23,18 tỉ USD - mức cao kỉ lục trong giai đoạn
2018 - 2023
Hình 2.1: Vốn đầu tư nước ngoài các năm 2019 – 2023
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2024)
Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng
số 21 ngành kinh tế quốc dân Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 23,5 tỉ USD, chiếm 64,2% tổng vốn đầu tư đăng kí và tăng 39,9% so với cùng kì Đây là cơ hội để các doanh nghiệp nội địa tham gia sâu hơn vào