1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên bất Động sản xanh tai việt nam khung pháp lý và một số kiến nghị

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bất động sản xanh tại Việt Nam: Khung pháp lý và một số kiến nghị
Tác giả Phạm Diệu Thu, Nguyễn Thùy Dương
Người hướng dẫn PGS. GVCC: Doãn Hồng Nhung
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Báo cáo nghiên cứu
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

Thị trường bất động sản xanh ở Việt Nam là một thị trường tiềmnăng và có nhiều triển vọng trong tương lai tuy nhiên còn nhiều khó khăn vềmặt pháp lý và quá trình áp dụng, xây dựng các dự

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN Bất động sản xanh tai Việt Nam: Khung pháp lý và một số kiến nghị

GVHD:

PGS GVCC: Doãn Hồng NhungNhóm sinh viên:

Phạm Diệu Thu, K68LKD-C,MSSV: 23063213

Nguyễn Thùy Dương, K68CLC-A, MSSV: 23061120

Thực hiện tại Bộ mônLuật kinh doanh

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

Tổng quan tóm lược đề tài

1 Đặt vấn đề

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài nghiên cứu

5 Cấu trúc của bài nghiên cứu

Phần 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ BẤT ĐỘNG SẢN XANH, BẤT ĐỘNG SẢN XANH TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.1 Bất động sản xanh là gì? Tại sao cần phải khuyến khích các dự án bất độngsản xanh?

1.2 Xu hướng bất động sản xanh trên thế giới hiện nay

1.3 Bất động sản xanh ở Việt Nam hiện nay

Phần 2 BẤT ĐỘNG SẢN XANH Ở VIỆT NAM TRÊN PHÁP LÝ, NHỮNG ƯU THẾ VÀ HẠN CHẾ PHÁT TRIỂN BẤT ĐỘNG SẢN XANH

Ở VIỆT NAM

2.1 Bất động sản xanh ở Việt Nam trên pháp lý

2.2 Ưu thế phát triển bất động sản xanh ở Việt Nam

2.3 Hạn chế trong phát triển bất động sản xanh ở Việt Nam

Phần 3 PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QYẾT NHỮNG HẠN CHẾ, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BẤT ĐỘNG SẢN XANH Ở VIỆT NAM

3.1 Phương hướng giải quyết những hạn chế trong phát triển bất động sản xanh

Trang 3

Tổng quan tóm lược đề tài

Bất động sản xanh là xu hướng phát triển tất yếu trong ngành bất độngsản toàn cầu Bất động sản xanh mang lại nhiều lợi ích, có ảnh hưởng tích cựcđến nhiều mặt của đời sống, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm thiểu sự tácđộng của con người tới môi trường thiên nhiên Cùng với sự phát triển của thếgiới, Việt Nam cũng đang trong bước đầu định hướng phát triển cho ngành bấtđộng sản xanh Thị trường bất động sản xanh ở Việt Nam là một thị trường tiềmnăng và có nhiều triển vọng trong tương lai tuy nhiên còn nhiều khó khăn vềmặt pháp lý và quá trình áp dụng, xây dựng các dự án bất động sản xanh Bàinghiên cứu của chúng em đã tìm hiểu tiềm năng phát triển và hiện trạng của thịtrường bất động sản xanh ở Việt Nam cùng với những vấn đề pháp lý liên quan

và đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm phát triển bền vững bất động sảnxanh ở Việt Nam

3

Trang 4

1 Đặt vấn đề

Lý do chọn đề tài:

Hiện nay, phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu dài hạn tại rất nhiềuquốc gia (trong đó có Việt Nam) bởi đây là một điều cần thiết đối với tương taicủa toàn nhân loại Ngoài vấn đề chú trọng khai thác các lợi ích ngắn hạn trướcmắt, việc tính toán các hệ quả dài hạn cho các kế hoạch, hành động là một chìakhóa quan trọng trong một cộng đồng cũng như một xã hội phồn thịnh Trong

đó, yếu tố về bảo vệ môi trường được xem như một yếu tố cốt lõi, và đặc biệtquan trọng đối với ngành bất động sản, nên việc xem xét và ứng dụng các chuẩnmực và tiêu chuẩn bền vững không chỉ tạo ra giá trị lâu dài cho các dự án màcòn đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cộng đồng

Trong lĩnh vực bất động sản, việc xây dựng các khu đô thị xanh, tòa nhàtiết kiệm năng lượng, và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường không chỉhạn chế các tác động tiêu cực lên Trái Đất mà còn tạo ra một môi trường sốnglành mạnh và bền vững Hơn nữa, xét về mặt kinh tế - xã hội đầu tư vào bấtđộng sản bền vững không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn đóng góp vào mụctiêu chung về bảo vệ môi trường và phát triển cân bằng của xã hội Qua đó,ngành bất động sản không chỉ trở thành một lĩnh vực kinh tế phát triển mà còn

là động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững và xanh hơn cho toàn xã hội.Tính cấp thiết của đề tài:

Tại Việt Nam, nhu cầu về bất động sản xanh ngày càng tăng cao do nhiều

lý do khác nhau như: Nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe

và môi trường sống của người dân; Biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trườngngày càng nghiêm trọng ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống của con người…Xây dựng bất động sản xanh đang dần là xu thế tất yếu của toàn cầu, là giảipháp hữu hiệu và bền vững trước những nguy cơ tiềm tàng của thiên nhiên,mang lại nhiều lợi ích tích cực và đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của đờisống Hiện nay tại Việt Nam, nhà nước ta cũng đã và đang trong giai đoạn xâydựng các chính sách khuyến khích phát triển bất động sản xanh nhằm khắc phục

và ứng phó kịp thời trước những biến động của môi trường Về mặt pháp lý, bấtđộng sản xanh đã được xây dựng và thực thi từ lâu nhưng vẫn chưa đạt đượcnhững hiệu quả tối ưu, còn nhiều khó khăn, không đạt dự kiến mong muốn.Điều này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là chính sách pháp

lý khuyến khích phát triển bất động sản xanh còn chưa thực sự hoàn thiện vàcông cuộc thực thi còn chưa chặt chẽ, nhiều lỗ hổng, gặp nhiều khó khăn Bàinghiên cứu dựa trên việc tìm kiếm, thu nhập những tài liệu đã có đề đánh giámức độ hoàn thiện và tìm ra những khuyết điểm của hệ thống pháp lý, từ đó đưa

4

Trang 5

ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện khung pháp pháp lý và việc thực thi dự ánkhuyến khích phát triển bất động sản xanh ở Việt Nam.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp luật liên quan đến bất động sảnxanh ở Việt Nam; Hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật về bất động sản xanh ởViệt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Khái niệm và đặc điểm của bất động sản xanh; Hệthống pháp lý về bất động sản xanh ở Việt Nam; Thực trạng phát triển bất độngsản xanh ở Việt Nam; Giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về bất động sản xanh

ở Việt Nam

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Nghiên cứu được dựa trên cơ sở phương pháp luậnduy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin Được coi làkim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của nhómtác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu,phương pháp nghiên cứu so sánh pháp luật, phương pháp thảo luận nhóm,phương pháp phân tích, tổng hợp và bình luận

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của bài nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học:

- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung, hoàn thiện và làm sâu sắc những vấn đềpháp lý hướng tới hoàn thiện pháp luật về khuyến khích phát triển BĐS xanh ởViệt Nam

- Xác định vấn đề đang gây áp lực lên khách hàng của thị trường bất động sảnxanh nói chung, từ đó khắc phục các vấn đề và nâng cao sự quan tâm của cácnhà đầu tư đối với lĩnh vực này

- Đề xuất những giải pháp cải thiện tình trạng hiện tại vì mục đích đi đúnghướng phát triển bền vững mà nhà nước đã đề ra

Trang 6

cái nhìn thận trọng hơn về những vấn đề đó và giải quyết được các khó khăngặp phải.

5 Cấu trúc của bài nghiên cứu

Ngoài phần đặt vấn đề, tổng quan tài liệu, kết luận và danh mục các tàiliệu tham khảo, nội dung của bài nghiên cứu gồm 3 phần chính:

Phần 1: Tổng quan chung về bất động sản xanh, bất động sản xanh trên thế giới

từ lâu (từ năm 2003) khi đó khái niệm còn khá “mơ hồ” và ít được quan tâm,mãi đến giai đoạn hậu Covid-19 (cuối năm 2021), khi vấn đề môi trường bị đặtlên bàn cân một cách cấp thiết hơn bao giờ hết, trở thành báo động đỏ ở khôngchỉ riêng Việt Nam mà trên toàn thế giới Khi đó, con người bắt đầu quan tâmnhiều hơn đến môi trường và khái niệm bất động sản xanh mới được biết đếnmột cách rộng rãi

Như vậy, theo hướng tổng quan và đơn giản, định nghĩa về bất động sảnxanh có thể được hiểu là mô hình nhà đất mang tới trải nghiệm sống về khônggian sống trong lành, gần gũi với thiên nhiên, đảm bảo hệ sinh thái an toàn cho

sự phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần Đó là một sự tái hiện cóthể nói là “tuyệt vời” của tiêu chuẩn sống kiểu mẫu: xanh - sạch - đẹp, thânthiện với môi trường và giảm thiểu tối đa các tác nhân gây ảnh hưởng xấu đếnmôi trường sống

6

Trang 7

Tuy nhiên, trên thực tế thì các dự án bất động sản xanh còn có nhiều kháiniệm khác nhau dưới từng góc nhìn riêng về chuyên môn xây dựng Theo TS-KTS Lê Trọng Bình, Viện Kiến trúc (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) cho biết, HộiKiến trúc sư Việt Nam đang xây dựng tiêu chí kiến trúc xanh, theo đó nguyêntắc phát triển xanh chủ yếu gồm: không làm tổn hại môi trường xung quanh, tậndụng thiên nhiên khai thác hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, cảnh quan, năng lượng;bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên đất đai, hệ sinh thái; thích ứng với cáchiện tượng biến đổi khí hậu Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc sử dụng côngnghệ xanh giảm tiêu hao năng lượng, giảm thải, kéo dài tuổi thọ tác phẩm.

tế, bất động sản xanh không phải một xu thế hoàn toàn mới trên thị trường nhàđất Bất động sản xanh là điều tồn tại từ rất sớm, thậm chí là vốn có ngay từđầu Tuy nhiên, những dấu hiệu của nó chưa hề rõ rệt mà chỉ đơn thuần là đặt racác yêu cầu về sinh thái, như tỷ lệ cây xanh, hồ bơi, Khách hàng, nói cáchkhác là những người dân, chỉ xem đó là những yếu tố, nhu cầu cần có đối vớimột không gian sống trong sạch và lành mạnh Chính vì thế, các dự án xanh ởthời điểm trước khi mô hình bất động sản xanh xuất hiện thường không bám sáttheo những yêu cầu trong xây dựng mà chỉ dành sự quan tâm đến việc cải tiếnmôi trường sống theo nhu cầu số đông Nhưng chính bởi nhu cầu của số đôngnên các dự án này liên tục phải phát triển sao cho phù hợp với thị hiếu củakhách hàng, cũng như chịu tác động của những yếu tố khách quan nên nó khôngngừng biến động

Đặc điểm nổi bật của bất động sản xanh:

Thứ nhất, bất động sản xanh sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên:

áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như sử dụng năng lượng tái tạo,thiết bị tiết kiệm năng lượng, hệ thống thông minh điều khiển năng lượng; Sửdụng hiệu quả tài nguyên nước, hạn chế tiêu thụ và tái sử dụng nước; Sử dụngvật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tái chế hoặc có nguồn gốc bềnvững

Thứ hai, bất động sản xanh bảo vệ môi trường: giảm thiểu tác động đếnmôi trường trong quá trình xây dựng và vận hành; Hạn chế phát thải khí nhàkính, ô nhiễm môi trường; Tăng cường mảng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học.Thứ ba, bất động sản xanh nâng cao chất lượng cuộc sống: cung cấp môitrường sống trong lành, an toàn và tiện nghi cho cư dân; Tăng cường kết nối vớithiên nhiên, mang lại không gian sống xanh mát và thư giãn; Ứng dụng cáccông nghệ thông minh để nâng cao tiện ích và chất lượng cuộc sống

Thứ tư, bất động sản xanh phát triển bền vững môi trường: Lập kế hoạch

và phát triển dự án theo hướng bền vững, cân nhắc tác động đến môi trường và

7

Trang 8

xã hội; Sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả và tiết kiệm; Góp phần xây dựngcộng đồng xanh và văn minh.

1.2 Xu hướng bất động sản xanh trên thế giới hiện nay

Trên thế giới hiện nay, các thành phố lớn đang dần được “làn sóng xanh”thay đổi suy nghĩ, lối sống, cùng với đó là tư duy và hành động của mọi người.Các dự án bất động sản xanh đã và đang có mặt tại nhiều nơi trên thế giới như:Singapore, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Đan Mạch… Không đâu xa với Việt Nam,Singapore là một trong những quốc gia châu Á tiên phong trong vấn đề quyhoạch đô thị gắn với bảo vệ môi trường Quốc gia này áp dụng rất nhiều chínhsách, trong đó có chính sách “Vườn ở bất kì đâu” (từ tường nhà tới mái) và đẩymạnh xây dựng công viên xanh trong đô thị Chính vì vậy nên diện tích câyxanh tại các thành phố là rất lớn (khoảng 53%) Ngoài ra, tại Nhật bản có mộtminh chứng rất rõ nét cho dự án bất động sản xanh thông minh, “FujisawaSustainable Smart Town” Tại thành phố đó, mỗi căn nhà được trang bị nhữngthiết bị thông minh với mục đích sử dụng năng lượng hiệu quả, cắt giảm được70% lượng phát thải carbon và 30% lượng cấp nước Hơn nữa, hệ thống nănglượng mặt trời sẽ đáp ứng gần như đầy đủ nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạtcủa mỗi hộ gia đình Tại Pháp, khu Confluence tại Lyon (được hoàn thành xâydựng vào 2011) cũng là một ví dụ điển hình Ngự tại hợp lưu của hai dòng sông,với diện tích 150ha với hơn 60% là không gian xanh và không gian công cộng,các công trình tại Confluence đã tiết kiệm ½ năng lượng so với tiêu chuẩn thiết

kế hiện hành.1

Phát triển bất động sản xanh là một dự án quan trọng thể hiện tầm nhìnchiến lược phát triển lâu dài của các quốc gia trên thế giới khi mà môi trườngđang lên tiếng phản đối trước sự tàn phá khủng khiếp của con người tới thiênnhiên Đây là một dự án lớn và cần nhiều thời gian để hoàn thiện nhưng cũnghứa hẹn một tương lai phát triển bền vững cho cuộc sống của con người khithiên nhiên được phục sinh trở lại

1.3 Bất động sản xanh ở Việt Nam hiện nay

1.3.1 Thực trạng phát triển của bất động sản xanh ở Việt Nam

Ngày nay, ô nhiễm môi trường ngày một nghiêm trọng và bất động sảnxanh là xu thế phát triển chung trên thế giới Ở các nước phát triển, bất động sảnxanh trở thành một trong những tiêu chuẩn để đánh giá về chất lượng cuộcsống Tại Việt Nam, bất động sản xanh cũng dần xuất hiện ngày một nhiều Vớihàng loạt động thái của Chính phủ và các bộ ngành liên quan, chuyển đổi xanh

1 Các quốc gia đang hướng tới kinh tế xanh như thế nào?, Trang Trần, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (ngày 05/10/2017)

8

Trang 9

trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng đang được thúc đẩy mạnh mẽ Nó gópphần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do được sử dụng năng lượng tái tạo, vậtliệu thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và không gian tiện ích câyxanh, mặt nước chiếm diện tích lớn Hơn nữa, bất động sản xanh cũng góp phầnthích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam cũng nhưthế giới.

Tình hình bất động sản xanh tại Việt Nam thời điểm hiện tại đang nhậnđược sự quan tâm đáng kể từ phía cả chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng.Vấn đề phát triển bất động sản xanh, thân thiện với môi trường đã dần trở thànhmột xu hướng tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tang, đặc biệt là dịchbệnh COVID-19 vừa qua - một yếu tố tác động mạnh mẽ đến Việt Nam nóichung và thị trường nói riêng Song song với đó là những nhu cầu từ phía kháchhàng về một không gian sống xanh, lành mạnh đang ngày một tăng cao, bởi lẽbất động sản xanh không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần đáng kểtrong việc bảo vệ môi trường và phục vụ phát triển bền vững của đất nước.Ngày nay, khi người mua nhà đứng trước những lựa chọn thì họ khôngchỉ chọn mà còn chú trọng đến những yếu tố xanh, có thể kể kể tới như: Cảnhquan (công viên, vườn, ); vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tiết kiệmnăng lượng; ứng dụng công nghệ cao để hướng tới sự hiện đại nhưng không

“hại điện”; Những điều này đặt ra những áp lực nhất định cho các chủ đầu tư,cũng như yêu cầu họ phải có những giải pháp để tăng tính cạnh tranh, đáp ứngđược các nhu cầu thị hiếu của khách hàng, đồng thời cũng phải thân thiện vớimôi trường và tối ưu hóa sử dụng tài nguyên

Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cũng đặt ra nhữngyêu cầu về “xanh” vào trong các tiêu chuẩn đầu tư xây dựng Tại Việt Nam, tiêuchuẩn Lotus - hệ thống tiêu chí công trình xanh đầu tiên được phát triển tại ViệtNam, mang tính tự nguyên và phát triển bởi Hội đồng Công trình xanh ViệtNam (VGBC) Hơn hết, chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ

và khuyến khích việc phát triển bất động sản xanh, bao gồm cả việc thúc đẩy sửdụng năng lượng tái tạo, chính sách thuế ưu đãi và các quy định hỗ trợ xây dựngcác dự án bất động sản xanh Doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản cũngđang chuyển dần sang phát triển các dự án bất động sản xanh nhằm đáp ứng nhucầu của thị trường và đảm bảo sự bền vững của các dự án này Chương trìnhquốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030(VNEEP3) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 đã đặt mục tiêu đến năm 2025 cả nước có 80 công trìnhxây dựng được chứng nhận công trình xanh và đến năm 2030 con số này là 150công trình

9

Trang 10

Tổng quan, tình hình bất động sản xanh tại Việt Nam đang được đánh giá

là tiềm năng với sự chuyển đổi tích cực từ cả chính phủ, doanh nghiệp và ngườitiêu dùng, nhằm hướng tới một môi trường sống bền vững và thân thiện hơn.Tuy nhiên hiện nay, dự án phát triển bất động xanh ở Việt Nam còn nhiều hạnchế, chưa thực sự được phát triển toàn diện Theo cập nhật vào ngày 19/9/2023của báo vneconomy.vn, tại Việt Nam hiện nay mới chỉ có 300 công trình xanhđược đánh giá, chứng nhận bởi các hệ thống, tiêu chuẩn của Lotus (VGBC),Edge (IFC-WB), LEED (Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ), Green Mark(Singapore) với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 7 triệu m2 Việt Nam hiệnđứng thứ 28 trên thế giới về số lượng công trình xanh được chứng nhận LEED.Đây là con số khiêm tốn hơn rất nhiều so với số lượng công trình được xâydựng, đưa vào hoạt động và so với tiềm năng cũng như yêu cầu về sử dụng nănglượng, tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường

1.3.2 Xu hướng phát triển bất động sản xanh ở Việt Nam

Trong nhiều năm trở lại đây, làn sóng xây dựng những công trình xanhngày càng bùng nổ: Từ bất động sản công nghiệp đến bất động sản nhà ở, bấtđộng sản nghỉ dưỡng đã áp dụng các tiêu chuẩn xanh của cả Việt Nam và nướcngoài Theo greenviet.net, hiện nay tại Việt Nam có gần 300 công trình xanhđược thực hiện đúng theo áp dụng chuẩn từ bộ tiêu chí của Việt Nam (hoặcnước ngoài) Tuy nhiên, đây vẫn là một con số khá khiêm tốn đối với các quốcgia khác tại châu Á, như Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Tuy nhiên, với nhucầu của khách hàng cũng như sự chuyển dịch không ngừng của ngành bất độngsản hiện nay, dự kiến bất động sản xanh sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanhtrong thời gian tới Ngày càng có nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng và bấtđộng sản nhà ở được đưa các yếu tố xanh vào, không chỉ đáp ứng về nhu cầu,gia tăng sự nổi tiếng về thương hiệu và hình ảnh sản phẩm, mà còn là một dấuhiệu rõ nét cho thấy tiềm năng, triển vọng lớn của ngành này trong tương laigần

Trong giai đoạn trước (2018-2021), khi thế giới đang phải đối mặt với tácđộng nặng nề của đại dịch COVID-19, thị trường bất động sản vẫn bùng nổ trênkhắp cả nước, đặc biệt là các dự án bất động sản xanh Phải chăng, trong thờigian dịch bệnh hoành hành và diễn biến phức tạp, con người đã có thời gianxem xét lại cuộc sống, nhận thức rõ về vấn đề môi trường đang phải đối mặt, và

họ mưu cầu một môi môi trường sống “an toàn, an tâm, an lành” Đồng thời,các dự án xanh bao hàm đầy đủ các yếu tố về một môi môi trường sống an toàn,lành mạnh, dường như là một giải pháp đối với những khó khăn và mong cầucủa con người lúc ấy Môi trường sống xanh sẽ không xảy ra dịch bệnh, không

có các tệ nạn môi trường và tất nhiên sẽ không gặp các vấn đề nghiêm trọng liên

10

Trang 11

quan tới sức khỏe tới từ những nguyên nhân khách quan như khói bụi gây nên ônhiễm không khí; rác thải khó phân hủy, khó xử lý gây ô nhiễm cho đất vànước;

Hơn nữa, trong khoảng thời gian cuối năm 2021, Chính phủ Việt Nam đãphê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầmnhìn 2050 Đây là chiến lược lâu dài, đề ra các mục tiêu chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tếtuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiênnhiên và năng lượng, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chấtlượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cựcđến môi trường

Sang đến năm 2022, nhiều dấu hiệu cho thấy sự khởi sắc nhờ nhiều tínhiệu lạc quan đến từ các yếu tố: Kinh tế Việt Nam cơ bản đã phục hồi, các chỉ

số kinh tế vô cùng lạc quan trong những năm gần đây Từ những yếu tố đó, ViệtNam được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng rất mạnh mẽ và đột phá, nhất làđối với những ngành như logistics, xây dựng, và đặc biệt là bất bất động sản

Nữ Thứ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư - bà Nguyễn Thị Bích Ngọc đã cho rằngNgoài ra, về xu hướng thị trường bất động sản, trong bối cảnh thị trườngchung, chính phủ cũng đã nhấn mạnh rất nhiều vấn đề liên quan đến bất độngsản, rà soát điều chỉnh các lỗ hổng chính sách với chứng khoán đất đai Đối vớivấn đề pháp lý, trong khoảng thời gian 2024-2025 mọi thứ mới có thể trở nên rõràng hơn vì vấn đề pháp lý luôn có độ trễ trong việc thi hành Về mặt quy hoạch

và hạ tầng, Việt Nam có một tốc độ phát triển rất tốt, được chính phủ đầu tư rấtnhiều vào đầu tư công Những nhà đầu tư bất động sản cần phải quan tâm đếnbáo cáo định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìnđến năm 2050 và một số vấn đề khác về pháp lý, nguồn vốn

Cùng với sức ép từ cuộc đua tăng trưởng GDP, cạnh tranh xúc tiến đầu

tư, nhiều địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi sai mục đích nhiều loại đất đểphát triển các dự án bất động sản

Trong khi đó, xu thế của hiện tại thì chính ngay các sản phẩm bất độngsản lại đang được khuyến khích hướng đến xu thế xanh hóa và hình thành các

đô thị thông minh Vậy, làm sao để mỗi dự án xanh là một viên gạch xây nềnmóng tương lai?

Đây là một câu hỏi khó mà có thể đưa ra một câu trả lời chính xác hoàntoàn về mặt chuyên môn, nhưng một số nguyên tắc cơ bản có thể được áp dụng

để đảm bảo rằng mỗi dự án xanh đều đóng góp vào việc xây dựng nền móngcho một tương lai bền vững Đối với khách hàng, các nhà đầu tư, họ ưu tiên,quy

11

Trang 12

trình thiết kế và phát triển dự án cần tích hợp các tiêu chí bền vững từ giai đoạnđầu, bao gồm việc chọn lựa vị trí, thiết kế hợp lý để tối ưu hóa việc sử dụngnguồn tài nguyên và giảm thiểu tác động đến môi trường Thứ hai là việc ápdụng công nghệ thông minh trong quản lý và vận hành dự án có thể giúp tối ưuhóa hiệu suất sử dụng năng lượng, nước và các nguồn tài nguyên khác, đồngthời cung cấp một môi trường sống thoải mái và tiện nghi cho cư dân Ngoài ra,việc tạo ra các cộng đồng xanh, nơi mà cư dân được khuyến khích tham gia vàocác hoạt động bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cũng đóng vai trò quantrọng trong việc xây dựng nền tảng cho một tương lai hài hòa giữa con người vàthiên nhiên.

Nhìn chung, mỗi dự án xanh đều đang được xem xét và thiết kế một cáchtổng thể, đảm bảo tích hợp đầy đủ các yếu tố bền vững từ quy trình phát triểncho đến vận hành, nhằm đóng góp vào việc xây dựng nền móng cho một tươnglai mà con người và môi trường có thể phát triển và phát triển cùng nhau

Phần 2 Bất động sản xanh ở Việt Nam trên pháp lý, những ưu thế và hạn chế phát triển bất động sản xanh ở Việt Nam

2.1 Bất động sản xanh ở Việt Nam trên pháp lý

2.1.1 Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2011-2020 và tầmnhìn đến năm 2030:

Tại Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được Thủ tướng Chính Phủphê duyệt ngày 25/09/2012 có đặt ra mục tiêu “Tăng trưởng xanh, tiến tới nềnkinh tế cacbon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trongphát triển kinh tế bền vững” Có thể thấy nhà nước đã đặt ra mục tiêu hướng tới2

phát triển xanh và bền vững, đây là cách thức tăng trưởng bền vững và lâu dàiphát triển kinh tế tối ưu và giảm thiểu tối đa sự tác động của con người tới môitrường

Cũng trong Chiến lược quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đềxuất giải pháp “xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh” baogồm:

- Nguyên cứu, ban hành hệ thống tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết

kế, sử dụng vật liệu, giải pháp xây dựng xanh thân thiện với môi trường, tiếtkiệm năng lượng, tài nguyên, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính, giải phápcông nghệ thích hợp xử lý chất thải đô thị

2 Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, ngày 25/09/2012, tr1

12

Trang 13

- Ban hành quy định buộc chủ đầu tư ứng dụng những công nghệ xanh phổ biếnkhi xây dựng những tòa nhà thương mại và cải tạo những khu chung cư hiện có

ở đô thị

- Áp dụng các công cụ kinh tế và kỹ thuật khuyến khích và hỗ trợ các doanhnghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng và sử dụng các công trìnhxanh.3

2.1.2 Luật Xây dựng 2014 (Sửa đổi và bổ sung năm 2020) và Luật Bảo vệ môitrường 2014 số 55/2014/QH13

Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi và bổ sung năm 2020) có nhắc đến mộtnguyên tắc quan trọng được nhắc lại nhiều lần trong các điều khoản đó là xâydựng công trình phải tuân thủ các quy định về “tiết kiệm năng lượng, bảo vệmôi trường”

Bên cạnh đó, trong Luật bảo vệ môi trường cũng đề ra những điềukhuyến khích phát triển những hoạt động bảo vệ môi trường “Đầu tư xây dựng

cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môitrường; thực hiện kiểm toán môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh.” Nhà4

nước định hướng phát triển nền kinh tế xanh trong đó phần lớn là phát triển thịtrường bất động sản xanh

2.1.3 Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030Quyết định số 882/QĐ-TTg ngày 22/07/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phêduyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030

đã đề ra những chủ đề và nhiệm vụ hướng tới phát triển xanh toàn diện Trong

18 chủ đề có đến 5 chủ đề nhấn mạnh việc phát triển xanh, bao gồm:

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản

lý nhà nước gắn với các mục tiêu tăng trưởng xanh

- Phát triển nguồn nhân lực và việc làm xanh

- Huy động nguồn lực tài chính và thúc đẩy đầu tư cho tăng trưởng xanh

- Bình đẳng trong chuyển đổi xanh

- Tiêu dùng và mua sắm xanh, bền vững.5

3 Quyết định số 1658/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, ngày 25/09/2012, tr9

4 Khoản 7 Điều 6, Luật bảo vệ môi trường 55/2014/QH13

5Quyết định số 882/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, ngày 22/07/2022, tr2

13

Ngày đăng: 06/01/2025, 08:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2, Thủ tướng Chính phủ. 25/09/2012. Quyết định số 1393/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2012/09/1393.pdf Link
3, Thủ tướng Chính phủ. 25/09/2012. Quyết định số 1658/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2021/10/1658.signed.pdf 4, Văn phòng Quốc hội. 2022. Luật bảo vệ môi trường .https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Van-ban-hop-nhat-21-VBHN-VPQH-2022-Luat-Bao-ve-moi-truong-559085.aspx Link
5, Thủ tướng Chính phủ. 22/07/2022. Quyết định số 882/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030.https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2022/07/882.signed.pdf Link
6, Hạnh H. (2021, December 25). Ra mắt tổ hợp nghỉ dưỡng trên cao có nhiều vườn treo nhất Việt Nam. Báo Kinh Tế Đô Thị - Đọc Tin Tức.https://kinhtedothi.vn/ra-mat-to-hop-nghi-duong-tren-cao-co-nhieu-vuon-treo-nhat-viet-nam.html Link
7, Baotainguyenmoitruong.Vn. (2018, July 26). Bất động sản xanh - xu hướng của tương lai. baotainguyenmoitruong.vn.https://baotainguyenmoitruong.vn/bat-dong-san-xanh-xu-huong-cua-tuong-lai-250000.html Link
8, VietNamNet News. (n.d.). Tăng trưởng xanh là xu thế tất yếu . VietNamNet News. https://vietnamnet.vn/tang-truong-xanh-la-xu-the-tat-yeu-2239101.html9, Baotainguyenmoitruong.Vn. (2018, July 26). Bất động sản xanh - xu hướng của tương lai. baotainguyenmoitruong.vn.https://baotainguyenmoitruong.vn/bat-dong-san-xanh-xu-huong-cua-tuong-lai-250000.html Link
10, Hang, D. (2023, May 5). The Zen Residence: Giải Bạc Giải thưởng Kiến trúc Quốc Gia 2022 - 2023 - Tạp chí Kiến Trúc. Tạp Chí Kiến Trúc - Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam. https://www.tapchikientruc.com.vn/cuoc-thi/the-zen-residence-giai-bac-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-2022-2023.html Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN