1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài giải pháp Để thu hút Đầu tư nước ngoài nhằm phát triển du lịch việt nam

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Để Thu Hút Đầu Tư Nước Ngoài Nhằm Phát Triển Du Lịch Việt Nam
Tác giả Phùng Nguyễn Phong Hào
Người hướng dẫn Th.S Tô Hồng Gấm
Trường học Trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Du Lịch
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Ngược lại, du khách quốc tế sử dụng dịch vụ trong nước giống như "xuất khẩu", tăng thu nhập cho quốc gia Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nguyễn Thị Nguyên Hồng, 2020 Du lịch là một trong nhữ

Trang 1

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH -

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ DU LỊCH

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Phùng Nguyễn Phong Hào

Mã lớp: 24DHDDL1 MSSV: D24DL226 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Tô Hồng Gấm

Trang 2

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH -

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: KINH TẾ DU LỊCH

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Phùng Nguyễn Phong Hào

Mã lớp: 24DHDDL1 MSSV: D24DL226 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Tô Hồng Gấm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin cảm ơn Khoa Du lịch đã tạo điều kiện, cơ hội đểsinh viên năm nhất chúng em tiếp cận với học phần Kinh tế Du lịch ngay từhọc kỳ đầu Với môn này chúng em đã được tìm hiểu sâu hơn, có cái nhìntổng quan hơn về Du lịch, ngành chúng em đang theo học

Tiếp đến, em xin cảm ơn Quý thầy cô, đặc biệt là cô Thạc sĩ Tô HồngGấm – giảng viên học phần Kinh tế Du lịch đã tận tâm giảng dạy, hướng dẫn

em trong quá trình học và hoàn thành đề tài tiểu luận này Sự chỉ bảo của cô

đã giúp em có thể hoàn thành đề tài này thành công tốt đẹp

Sau cùng, xin cảm ơn các bạn Trung Kiên, Huy Tuấn, Công Huy vàTường Vi đã đồng hành cùng tôi trong quá trình viết nên bài tiểu luận này Sựđồng hành và cỗ vũ của các bạn là động lực to lớn để tôi hoàn thành thật tốt

Xin trân trọng cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2024

Sinh viên

Phùng Nguyễn Phong Hào

Trang 4

Nhận xét và đánh giá từ giảng viên

Trang 5

1.1.1 Khái niệm du lịch 1 1.1.2 Lịch sử phát triển của du lịch Việt Nam 1

1.1.2.1 Du lịch Việt Nam trước và sau giai đoạn đổi mới _1 1.1.2.2 Các cột mốc quan trọng của du lịch Việt Nam _2

1.1.3 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế 4

1.1.3.1 Đóng góp vào GDP, thu nhập quốc dân và tạo việc làm 4 1.1.3.2 Tác động đến các ngành kinh tế khác 5

1.2 Khái niệm đầu tư nước ngoài và tầm quan trọng trong du lịch Việt Nam 6

1.2.1 Khái niệm đầu tư 6 1.2.2 Đầu tư nước ngoài _7

1.2.2.1 Khái niệm 7 1.2.2.2 Các hình thức đầu tư nước ngoài 8

1.2.3 Tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài trong phát triển du lịch Việt Nam _10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM 14

Trang 6

2.1 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch Việt Nam 14

2.1.1 Tình hình chung _14

2.1.1.1 Thống kê và phân tích các nguồn vốn đầu tư nước ngoài hiện tại _14 2.1.1.2 Đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư nước ngoài 16

2.1.2 Các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài trong du lịch _19

2.2 Các cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch Việt Nam 24

2.2.1 Tiềm năng và lợi thế của du lịch Việt Nam 24

2.2.1.1 Vị trí địa lý chiến lược _24 2.2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên _25 2.2.1.3 Xã hội và văn hóa _26

2.2.2 Chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư 27

2.2.2.1 Chính sách hỗ trợ _27 2.2.2.2 Các ưu đãi về thuế và đất đai _27 2.2.2.3 Hỗ trợ tài chính và phi tài chính _28

2.2.3 Cơ sở vật chất – hạ tầng du lịch Việt Nam _28

2.2.3.1 Hạ tầng giao thông _28 2.2.3.2 Hạ tầng cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch _29 2.2.3.3 Sự phát triển của các dịch vụ hỗ trợ 30

2.2.4 Các cơ hội hợp tác và liên kết quốc tế _30

2.2.4.1 Hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực _31 2.2.4.2 Liên kết với các thị trường du lịch quốc tế _31

2.3 Thách thức trong thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch Việt Nam 32

2.3.1 Rào cản pháp lý và quy định _32

2.3.1.1 Thủ tục hành chính và quy định pháp lý phức tạp 32 2.3.1.2 Tiếp cận đất đai và thủ tục cấp phép xây dựng còn khó khăn _33

2.3.2 Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ 34

2.3.2.1 Đánh giá cơ sở hạ tầng hiện tại 34 2.3.2.2 Những hạn chế cần cải thiện 35

Trang 7

2.3.3.1 Tình hình nguồn nhân lực ngành du lịch hiện tại 35 2.3.3.2 Đánh giá nguồn nhân lực hiện tại 36

2.3.4 Sự cạnh tranh khu vực 36

2.3.4.1 So sánh tình hình phát triển du lịch của Việt Nam với các quốc gia Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Singapore) 36 2.3.4.2 Đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam _37

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM 38 3.1 Cải cách chính sách và môi trường đầu tư 38

3.1.1.Đơn giản hóa thủ tục hành chính 38

3.1.1.1 Tối ưu hóa quy trình cấp phép đầu tư _38 3.1.1.2 Ứng dụng công nghệ số trong quản lý hành chính _39

3.1.2 Tăng cường tính minh bạch và ổn định pháp lý 40

3.1.2.1 Xây dựng hệ thống pháp luật nhất quán và rõ ràng 40 3.1.2.2 Tăng cường kiểm tra và giám sát _42

3.1.3 Đề xuất chính sách ưu đãi _42

3.1.3.1 Chính sách ưu đãi thuế 43 3.1.3.2 Chính sách về đất đai 43 3.1.3.3 Hỗ trợ tài chính và tín dụng _44

3.2 Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch _45

3.2.1 Giao thông vận tải 45

3.2.1.1 Giao thông đường bộ 45 3.2.1.2 Giao thông hàng không 47 3.2.1.3 Giao thông đường sắt 47 3.2.1.4 Giao thông đường thủy 49

3.2.2 Cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch _49

3.2.2.1 Phát triển các cơ sở lưu trú cao cấp và chuyên biệt 50 3.2.2.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch 51

Trang 8

3.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực _51

3.3.1 Đào tạo và phát triển chuyên sâu 52

3.3.1.1 Hợp tác với các tổ chức quốc tế 52 3.3.1.2 Đào tạo theo nhu cầu thực tế 53

3.3.2 Tạo động lực và phát triển nghề nghiệp _54

3.3.2.1 Chính sách đãi ngộ hợp lí 54 3.3.2.2 Lộ trình phát triển nghề nghiệp 55

3.3.3 Tăng cường hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo _57

3.4 Chiến lược quảng bá và xúc tiến đầu tư _58

3.4.1 Xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia _59

3.4.1.1 Chiến dịch truyền thông toàn cầu 59 3.4.1.2 Ứng dụng công nghệ số 61

3.4.2 Hợp tác quốc tế và khu vực _63

3.4.2.1 Quan hệ hợp tác 63 3.4.2.2 Hiệp định thương mại và du lịch _64 3.4.2.3 Sự kiện quốc tế _65

3.5 Khuyến khích đầu tư du lịch bền vững _66

3.5.1 Khái niệm du lịch bền vững 66 3.5.2 Phát triển du lịch sinh thái _66

3.5.2.1 Khuyến khích các dự án du lịch sinh thái 67 3.5.2.2 Tạo các sản phẩm du lịch bền vững _68

3.5.3 Đầu tư vào công nghệ xanh 68

3.5.3.1 Khuyến khích sử dụng công nghệ xanh 69 3.5.3.2 Đào tạo và nâng cao nhận thức 70

3.5.4 Bảo tồn văn hóa và di sản 71

3.5.4.1 Khuyến khích đầu tư vào bảo tồn văn hóa và di sản 71 3.5.4.2 Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa 72

KẾT LUẬN _74

Trang 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO _78

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Nghị định 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam .3

Hình 1.2 Ảnh minh họa về đầu tư .7

Hình 2.1 Khu nghỉ dưỡng Six Senses 18

Hình 2.2 Dự án Nha Trang Marriott Resort & Spa 20

Hình 2.3 Toàn cảnh Sun World Phú Quốc 23

Hình 2.4 Bản đồ Việt Nam 25

Hình 3.1 Cao tốc Hà Nội-Móng Cái (Quảng Ninh) 46

Hình 3.2 Một trong hai phương án đầu tư đường sắt cao tốc Bắc-Nam 48

Hình 3.3 Bộ nhận diện thương hiệu “Vietnam – Timeless Charm 61

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Điểm số và vị trí xếp hạng của của Việt Nam với 10 tiêu chí 33

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Du lịch hiện nay là một ngành kinh tế và xã hội quan trọng, có sự đónggóp mạnh mẽ vào sự phát triển bền vững của các quốc gia Đặc biệt ở ViệtNam, du lịch được mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói” bởi sự tácđộng mạnh mẽ của nó vào nền kinh tế quốc gia và tạo ra nhiều cơ hội việc làmcho người dân Du lịch phát triển không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế màcòn góp phần quảng bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam ra thế giới Hiện nay,trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự canh tranh và hợp tác quốc tế luôn được đẩymạnh giữa các quốc gia Nhất là ở ngành du lịch, sự thu hút du khách ngàycàng gia tăng tính cạnh tranh Chình vì vậy, nghiên cứu các giải pháp để thuhút đầu tư nước ngoài là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả của ngành du lịch

Việt Nam sở hữu một nguồn tài nguyên du lịch vô cùng lớn, từ sự đadạng của những bãi biển tuyệt đẹp, sự phong phú của các di sản văn hóa – lịch

sử, đến sự hùng vĩ của những danh lam thắng cảnh kì vĩ Điều đó đã khiếnViệt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho cả khách nội địa và quốc tế Tuynhiên, tiềm năng này vẫn chưa được khai thác một cách tối đa và bài bản Vìthế, đòi hỏi sự đầu tư hiệu quả và bền vững hơn từ các nguồn vốn trong vàngoài nước Hơn thế, sự đầu tư nước ngoài không chỉ mang lại nguồn lực tàichính mà còn giúp chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ vàquản lý trong ngành du lịch

Cuối cùng, để phát triển ngành du lịch một cách bền vững và hiệu quả,Việt Nam cần có những giải pháp cụ thể để có thể thu hút đầu tư nước ngoài

Trang 11

tiễn cao Nó có thể cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chínhsách trong việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách thu hút đầu tư nướcngoài

Chính những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp để thu hútđầu tư nước ngoài nhằm phát triển du lịch Việt Nam” để nghiên cứu và đưa ranhững nội dung sát thực tế nhất để góp phần vào việc phát triển ngành du lịchmột cách bền vững và hiệu quả

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Ngành du lịch Việt Nam và các yếu tố ảnhhưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài như: Môi trường pháp lý, cơ sở

 Về nội dung: khái quát, phân tích và đề xuất giải pháp về việc thuhút đầu tư nước ngoài vào ngành du lịch ở Việt Nam

3 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch Việt Nam và thu hút đầu tư nướcngoài

Trang 12

Chương 2: Thực trạng, cơ hội và thách thức trong thu hút vốn đầu tưnước ngoài để phát triển du lịch Việt Nam

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển du lịch Việt Nam

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ THU

HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1.1 Giới thiệu về ngành du lịch ở Việt Nam

1.1.1 Khái niệm du lịch

Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tụcnhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tàinguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác

(Theo Luật Du lịch 2017, Nguyễn Hương , 2023)

1.1.2 Lịch sử phát triển của du lịch Việt Nam

1.1.2.1 Du lịch Việt Nam trước và sau giai đoạn đổi mới

* Trước giai đoạn đổi mới (trước năm 1986), ngành du lịch ViệtNam vẫn còn rất sơ khai và chưa được chú trọng phát triển Giai đoạn này, đấtnước vừa trải qua năm tháng kháng chiến khốc liệt, thời chiến loạn lạc và tìnhhình chính trị vẫn chưa thật sự ổn định Thời kì này, du lịch chủ yếu phục vụnhu cầu nội địa với hạ tầng cơ sở và các dịch vụ du lịch còn yếu kém và thiếuthốn Hệ thống giao thông không phát triển, các dịch vụ lưu trú thiếu đồng bộ

và chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của du khách Các chính sách quản lý

và phát triển du lịch của Chính phủ cứng nhắc và thiếu sự linh hoạt, cònvướng nhiều hạn chế dẫn đến kìm hãm sự phát triển của ngành, khiến chonước ta không thể hiện được cái tiềm năng du lịch vốn có của mình Song

Trang 14

song với đó, lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam rất ít do thiếu chiếnlược quảng bá hiệu quả đến trường quốc tế.

* Sau giai đoạn đổi mới (sau năm 1986), ngành du lịch tại ViệtNam đã nỗ lực vươn lên, phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng, khẳngđịnh vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế Những thành quả đó có đượcnhờ vào sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với việc ban hành những cơchế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển Chằnghạn như các chính sách như miễn visa cho một số quốc gia và đơn giản hóathủ tục nhập cảnh đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn Chính phủ đãđầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, xây dựng nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng

và điểm tham quan mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho dukhách Đồng thời, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử và thiênnhiên cũng được chú trọng, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững

1.1.2.2 Các cột mốc quan trọng của du lịch Việt Nam

Năm 1951: cột mốc đầu tiên của ngành du lịch Việt Nam khi Quốctrưởng Bảo Đại (sau này là vua Bảo Đại) ký quyết định thành lập Sở Du lịchQuốc gia

Ngày 09/07/1960, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Nghị định số 26 thànhlập Công ty Du lịch Việt Nam thuộc Bộ Ngoại thương Đây là dấu son lịch sửđánh dấu sự ra đời ngành Du lịch Việt Nam và ngày này cũng được lấy làm

“Ngày Du lịch Việt Nam”

Trang 15

Hình 1.1 Nghị định 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam

(Nguồn: http://thainguyentourism.vn/, internet,2024)Năm 1978: Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập, trực thuộc Hộiđồng Chính phủ Lần đầu tiên trong lịch sử phát triển, cơ quan quản lý nhànước về du lịch ở nước ta ở cấp Tổng cục

Trang 16

Năm 1990: Tổng công ty Du lịch Việt Nam được thành lập Một thờigian ngắn sau đó, Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch được thànhlập.

Năm 1992: Tổng cục Du lịch được kiện toàn với hệ thống Nghị định05-CP, 20-CP

Năm 2002: Hiệp hội Du lịch Việt Nam chính thức được thành lập nhằmmục đích tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước

(FPT POLYTECHNIC, 13/08/2018)

1.1.3 Vai trò của du lịch trong nền kinh tế

1.1.3.1 Đóng góp vào GDP, thu nhập quốc dân và tạo việc làm

Ngành du lịch đóng góp vào mọi khía cạnh của GDP Thứ nhất, chitiêu của du khách được coi là tiêu dùng cho du lịch trong nước và dịch vụ dulịch nước ngoài Thứ hai, chi tiêu của doanh nghiệp vào xây dựng và mua sắm

để cung cấp dịch vụ du lịch là đầu tư, trong đó đáng kể nhất là đầu tư củachính phủ vào cơ sở hạ tầng Thứ ba, du khách trong nước du lịch nước ngoài

sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nước ngoài giống như "nhập khẩu", tạo ra sự rò

rỉ tiền tệ Ngược lại, du khách quốc tế sử dụng dịch vụ trong nước giống như

"xuất khẩu", tăng thu nhập cho quốc gia

(Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nguyễn Thị Nguyên Hồng, 2020)

Du lịch là một trong những ngành kinh tế trụ cột của Việt Nam, đónggóp lớn vào GDP thông qua chi tiêu của du khách và đầu tư vào cơ sở hạ tầng.Ngành này kích thích các dự án xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và nhàhàng, với sự đầu tư công mạnh mẽ của chính phủ vào hệ thống giao thông và

Trang 17

cơ sở hạ tầng Khách du lịch quốc tế sử dụng dịch vụ trong nước giống như

"xuất khẩu" dịch vụ, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, trong khi người Việt dulịch nước ngoài tạo ra sự rò rỉ tiền tệ, tương tự như "nhập khẩu" hàng hóa vàdịch vụ

Ngành du lịch tạo ra hàng triệu việc làm, đặc biệt ở các khu vực nôngthôn, giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống Sự pháttriển của du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử vàthiên nhiên của Việt Nam, thu hút du khách Các dự án du lịch bền vững bảo

vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, duy trì cân bằng giữa lợi ích kinh tế

và bảo vệ môi trường Tổng thể, du lịch không chỉ là nguồn thu quan trọng màcòn là động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định vai tròchiến lược của Việt Nam trên trường quốc tế

1.1.3.2 Tác động đến các ngành kinh tế khác

Ngành nông nghiệp: Du lịch thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp

thông qua nhu cầu cao về thực phẩm sạch và các trải nghiệm du lịch nôngnghiệp Điều này không chỉ tăng thu nhập cho nông dân mà còn bảo tồn cácgiá trị nông sản bản địa và phát triển bền vững

Ngành công nghiệp: Du lịch ảnh hưởng đến công nghiệp, đặc biệt là sản

xuất hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ, với nhu cầu cao từ du khách Ngànhxây dựng cũng bùng nổ nhờ các dự án khách sạn và khu nghỉ dưỡng, tạo nhiềuviệc làm và thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ

Ngành dịch vụ: Du lịch là động lực phát triển dịch vụ lưu trú, ăn uống,

vận tải và giải trí, nâng cao chất lượng dịch vụ và áp dụng công nghệ mới Sựphát triển của du lịch kéo theo sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ phụ trợ, tạo

Trang 18

ra hệ sinh thái dịch vụ đa dạng và phong phú, góp phần quan trọng vào tăngtrưởng kinh tế xã hội của Việt Nam.

Tóm lại, ngành du lịch không chỉ đóng góp trực tiếp vào GDP mà còn

có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch

vụ, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững của nền kinh tế Việt Nam.Những tác động tích cực này không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống củangười dân mà còn giúp quảng bá hình ảnh đất nước, thu hút đầu tư và tăngcường hội nhập quốc tế

1.2 Khái niệm đầu tư nước ngoài và tầm quan trọng trong du lịch Việt Nam

1.2.1 Khái niệm đầu tư

Đầu tư, nói chung, là sự "hy sinh" hiện tại để đạt được kết quả có lợitrong tương lai Về kinh tế, đầu tư là việc sử dụng các nguồn tài nguyên hiệntại để thu được của cải nhiều hơn trong tương lai Theo Luật Đầu tư của ViệtNam, đầu tư bao gồm việc sử dụng tiền vốn và tài nguyên trong một thời giandài để thu lợi nhuận hoặc lợi ích xã hội

Theo các nhà kinh tế học, đầu tư là việc phân bổ các nguồn tài nguyênthành vốn cố định, giúp hoạt động sản xuất tăng thêm Ở giác độ vĩ mô, đầu tư

là một phần thu nhập không bị tiêu dùng và được sử dụng cho sản xuất Ở giác

độ vi mô, đầu tư liên quan đến việc phân phối các nguồn tài nguyên của doanhnghiệp thành các tài sản sản xuất Nhu cầu đầu tư thường tồn tại trong ba lĩnhvực: tài sản cố định mới, nâng cấp hoặc thay thế tài sản cố định cũ, và bổ sungvốn lưu động

Trang 19

Trong du lịch, đầu tư gắn liền với cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng,phát triển nguồn nhân lực và quảng bá du lịch Đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứngnhu cầu chung của nền kinh tế, trong khi đầu tư phát triển nguồn nhân lực vàquảng bá du lịch là đầu tư phi vật chất Tóm lại, đầu tư trong du lịch tập trungvào việc hình thành các tài sản sản xuất hữu hình và phát triển cơ sở hạ tầng

du lịch

(Giáo trình Kinh tế Du lịch, Nguyên Hồng, 2020)

Hình 1.2: Ảnh minh họa về đầu tư

(Nguồn: https://thuvienphapluat.vn , 2024)

1.2.2 Đầu tư nước ngoài

Trang 20

1.2.2.1 Khái niệm

Đầu tư nước ngoài là việc các tổ chức, cá nhân của một quốc gia đưavốn dưới các hình thức khác nhau vào một quốc gia khác để tiến hành các hoạtđộng kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận

Hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được quy định từ Nghị định

số 115/CP ngày 18.4.1977 ban hành bản điều lệ về đầu tư nước ngoài tại ViệtNam và thực sự phát triển sau khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam ngày 29.12.1987 Theo pháp luật Việt Nam thì đầu tư nước ngoài có cácdấu hiệu sau:

- Người bỏ vốn đầu tư là các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặcngười Việt Nam định cư ở nước ngoài

- Vốn đầu tư được: dịch chuyển từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc

có nguồn gốc đầu tư tại Việt Nam và có thể là tiền mặt, tài sản bằng hiện vậthoặc quyền tài sản

- Hoạt động đầu tư được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam để thulợi nhuận và lợi nhuận này có thể được chuyển ra nước ngoài hoặc dùng để táiđầu tư tại Việt Nam

- Hoạt động đầu tư có thể được thực hiện dưới hình thức hợp táckinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc thành lập doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Đầu tư nước ngoài có tác dụng mở rộng hợp tác kinh tế với nước ngoài,tranh thủ vốn, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí kinh tế tiên tiến củanước ngoài để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước

(LS.Lê Minh Trường, 2023)

* Định nghĩa FDI: vốn là cụm từ được viết tắt của Foreign Direct Investment,

Trang 21

các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thực hiện bằng cách mua

cổ phần, thành lập công ty con, liên doanh hoặc mở chi nhánh tại một quốc gia khác FDI được coi là một nguồn vốn quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc

tế của các quốc gia đón nhận

(VIB,2023)

1.2.2.2 Các hình thức đầu tư nước ngoài

a Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

Hình thức thành lập tổ chức kinh tế bao gồm hai phương thức đó là:

- Thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài

- Thành lập công ty giữa các nhà đầu tư trong nước hoặc Chínhphủ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự

án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đápứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của pháp luật vềchứng khoán, về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước và cácđiều kiện theo quy định của pháp luật và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên

 

b.Thực hiện dự án đầu tư

Nhà đầu tư nước ngoài có thể ký kết hợp đồng đầu tư theo phương thứcđối tác công tư (hợp đồng PPP) đây là phương thức đầu tư được thực hiện trên

cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc

Trang 22

ký kết hợp đồng PPP để thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia thực hiện dự ánđầu tư PPP.

c Đầu tư theo hợp đồng BCC

BCC là hình thức đầu tư được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm hợp táckinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lậppháp nhân mới Hình thức đầu tư này giúp các nhà đầu tư tiến hành hoạt độngđầu tư được nhanh chóng mà không mất thời gian, tiền bạc để thành lập vàquản lý một pháp nhân mới được thành lập Hợp đồng BCC được ký kết giữacác nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự Đốivới hợp đồng BCC có ít nhất 1 bên là nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiệnthủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

d Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế là hình thứcđầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư nước ngoài Hình thức đầu tư gián tiếp nàythông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác mà nhà đầu tưkhông trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Khi thực hiện hình thứcđầu tư này, nhà đầu tư cần tuân thủ các hình thức và thủ tục góp vốn, mua cổphần, phần vốn góp

(LS.Lê Minh Trường, 2023)

1.2.3 Tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài trong phát triển du lịch Việt Nam

Đầu tư nước ngoài trong ngành du lịch Việt Nam không chỉ là một yếu

tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn là động lực chính cho sự phát triển bền

Trang 23

vững và toàn diện của ngành này Với tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc

tế Dưới đây là những phân tích sâu sắc về tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài trong du lịch Việt Nam:

* Cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ

Đầu tư nước ngoài đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, bao gồm xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sân bay và các phương tiện giao thông Những dự án này không chỉ cải thiện chất lượng dịch

vụ mà còn tạo ra một môi trường du lịch hiện đại và hấp dẫn hơn Sự hiện diệncủa các thương hiệu quốc tế giúp nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ, từ đó thu hút nhiều du khách hơn và tạo ra trải nghiệm du lịch đáng nhớ

* Chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý

Các nhà đầu tư nước ngoài thường mang theo công nghệ tiên tiến và môhình quản lý hiện đại Việc áp dụng công nghệ mới trong quản lý khách sạn, đặt phòng trực tuyến và marketing giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam Sự chuyển giao này không chỉ giúp cải thiện quy trình vận hành mà còn tạo ra một lực lượng lao động có tay nghề cao hơn, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ

* Tạo ra việc làm và cải thiện đời sống người dân

Đầu tư nước ngoài trong du lịch tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động địa phương, từ nhân viên khách sạn, nhà hàng đến các dịch vụ hỗ trợ khác Điều này không chỉ giúp cải thiện thu nhập cho người dân mà còn góp

Trang 24

phần vào sự phát triển kinh tế địa phương, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao chất lượng cuộc sống Hơn nữa, việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho người lao động cũng được chú trọng, giúp họ có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

* Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và tạo chuỗi giá trị bền vững

Các dự án đầu tư nước ngoài thường tạo ra hiệu ứng lan tỏa tích cực chocác ngành kinh tế khác, như nông nghiệp, công nghiệp chế biến và dịch vụ Sựphát triển của du lịch kéo theo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm địa phương, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện và tạo ra một chuỗi giá trị bền vững Các sản phẩm nông sản và hàng thủ công mỹ nghệ địa phương được quảng bá

và tiêu thụ rộng rãi hơn, góp phần bảo tồn văn hóa và truyền thống địa

phương

* Quảng bá hình ảnh quốc gia và tăng cường hợp tác quốc tế

Đầu tư nước ngoài trong du lịch giúp nâng cao hình ảnh và thương hiệu

du lịch của Việt Nam trên trường quốc tế Các dự án lớn và sự kiện quốc tế được tổ chức tại Việt Nam không chỉ thu hút du khách mà còn tạo cơ hội để quảng bá văn hóa và di sản của đất nước Điều này không chỉ thu hút du khách

mà còn tạo cơ hội cho các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch,

từ đó mở rộng mạng lưới kết nối và giao lưu văn hóa

* Đóng góp vào ngân sách nhà nước và phát triển bền vững

Các dự án đầu tư nước ngoài trong du lịch thường đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước thông qua thuế và các khoản phí khác Nguồn thu nàygiúp chính phủ có thêm nguồn lực để đầu tư vào các lĩnh vực khác, như giáo

Trang 25

dục, y tế và phát triển hạ tầng Hơn nữa, việc phát triển du lịch bền vững cũng giúp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự phát triển lâu dài cho ngành.

* Khuyến khích đổi mới và sáng tạo

Đầu tư nước ngoài không chỉ mang lại nguồn vốn mà còn khuyến khích

sự đổi mới và sáng tạo trong ngành du lịch Các nhà đầu tư thường tìm kiếm những ý tưởng mới và mô hình kinh doanh sáng tạo

Đầu tư nước ngoài trong ngành du lịch Việt Nam đóng vai trò then chốttrong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng caochất lượng dịch vụ Nó không chỉ tạo ra hàng triệu việc làm và cải thiện đờisống người dân mà còn góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia và mở rộng mốiquan hệ hợp tác quốc tế Hơn nữa, đầu tư nước ngoài còn cung cấp nguồn lựccho ngân sách nhà nước và khuyến khích đổi mới sáng tạo, từ đó đảm bảo sựphát triển bền vững cho ngành du lịch và nền kinh tế Việt Nam

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT

Theo Báo cáo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tổng nguồn vốn đầu tư

nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam trong năm 2023 ước tính đạt khoảng

5 tỷ USD (tăng 12% so với năm 2022) với hàng loạt dự án lớn từ các tập đoànquốc tế, đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự phục hồi của du lịch sau đại dịchCOVID-19

Du lịch Việt Nam đã thu hút sự quan tâm đầu tư từ nhiều quốc gia trênthế giới Các quốc gia và khu vực đầu tư rất nhiều vào ngành du lịch tại ViệtNam như:

- Hàn quốc: các tập đoàn lớn của “xứ sở kim chi” đã đầu tư mạnhvào các dự án khu nghỉ dưỡng, khách sạn cao cấp cũng như các dịch vụ tổ hợpgiải trí Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào du lịch Việt Nam

- Nhật Bản: các nhà đầu tư Nhật Bản chú trọng vào các dự án dulịch bền vững và sinh thái Họ đã đầu tư vào các khu nghỉ dưỡng sinh thái,công viên tự nhiên và các dự án hạ tầng du lịch khác

Trang 27

- Singapore: Singapore là một trong những quốc gia đầu tư mạnh

mẽ vào cơ sở hạ tầng du lịch và các dịch vụ lưu trú cao cấp, với tổng vốn đầu

tư cao

- Châu Âu và Mỹ: các tập đoàn, doanh nghiệp đến từ 2 khu vực này thường đầu tư vào các khu nghỉ dưỡng ven biển, các dự án du lịch cao cấp

và các công viên giải trí Đây là sự đầu tư góp phần rất lớn đến sự phát triển

đa dạng loại hình du lịch ở Việt Nam

Phân bố đầu tư theo khu vực địa lý

- Miền Bắc: Hà Nội và Hạ Long là những điểm du lịch thu hút nhiều vốn

đầu tư nước ngoài Các dự án đầu tư ở đây chủ yếu tập trung vào khách sạn, khu nghỉ dưỡng và các dịch vụ du lịch cao cấp, giúp nâng cao trải nghiệm của

du khách và tăng cường tính đồng bộ hạ tầng du lịch

- Miền Trung: Đà Nẵng, Hội An, và Khánh Hòa là các khu vực trọng

điểm về du lịch, các điểm này thu hút đầu tư chủ yếu vào các khu nghỉ dưỡng, khách sạn và cơ sở hạ tầng du lịch Các dự án ở đây thường kết hợp giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, giúp nâng cao ý thức du khách và tạo nên những điểm đến hấp dẫn, bền vững

- Miền Nam: TP Hồ Chí Minh và Phú Quốc là hai điểm nóng về đầu tư

du lịch Về TP Hồ Chí Minh, là trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, với nhiều dự án khách sạn, khu vui chơi giải trí và dịch vụ du lịch cao cấp đã đượcđầu tư rất lớn Về Phú Quốc, là nơi có tiềm năng du lịch biển, đã thu hút nhiều

dự án khu nghỉ dưỡng và công viên giải trí lớn, đóng góp đáng kể vào phát triển du lịch

Trang 28

2.1.1.2 Đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư nước ngoài

Hiệu quả về kinh tế:

- Tăng trưởng doanh thu và GDP: Các dự án đầu tư nước ngoài đãtạo ra một làn sóng tăng trưởng đáng kể trong doanh thu của ngành du lịch.Các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế đầu tư vào các khu nghỉ dưỡng cao cấp,khu vui chơi giải trí, khách sạn và các dịch vụ du lịch đã đóng góp mạnh mẽ

vào sự tăng trưởng của du lịch Việt Nam Theo Báo cáo Ngân hàng Thế giới

(WB), trong năm 2023, ngành du lịch Việt Nam đã đóng góp khoảng 9,2%

GDP, với phần đóng góp trực tiếp từ các dự án nước ngoài lên tới 28% của

tổng doanh thu du lịch (khoảng 8,4 tỷ USD).

- Đa dạng các loại sản phẩm du lịch và tăng cường kết nối quan hệquốc tế: Các dự án đầu tư nước ngoài không chỉ giúp tăng trưởng về số lượngkhách du lịch, mà còn thúc đẩy sự đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Các môhình du lịch mới bao gồm: du lịch sinh thái, du lịch chăm sóc sức khỏe(wellness), du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị), hay du lịch nghỉ dưỡngcao cấp đang được phát triển mạnh mẽ, nó mang lại nguồn thu ổn định và lâudài Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài cũng thúc đẩy việc xây dựng cơ sở

hạ tầng giao thông, tạo ra sự kết nối dễ dàng giữa các điểm du lịch, làm tăngtính hấp dẫn đối với du khách quốc tế và nâng cao quan hệ quốc tế

Hiệu quả xã hội:

- Phát triển cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống: Các dự

án đầu tư nước ngoài trong ngành du lịch đã tạo ra nhiều cơ hội cho cộng đồngđịa phương thông qua các mô hình du lịch cộng đồng và bảo tồn văn hóa

Trang 29

Chẳng hạn, tại các địa phương như Quảng Ninh, Hạ Long hay Lào Cai, các dự

án du lịch sinh thái đã không chỉ giúp phát triển kinh tế địa phương mà còn tạo

ra sự hiểu biết và tôn trọng văn hóa bản địa

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: Các nhà đầu tư quốc tế mang đến không chỉ nguồn vốn mà còn cả các tiêu chuẩn quản lý và quy trình dịch vụ quốc tế Điều này giúp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại Việt Nam, tạo

ra những trải nghiệm du lịch đẳng cấp quốc tế, từ đó thu hút nhiều lượt khách, đặc biệt là khách quôc tế

- Tạo việc làm và bảo vệ lao động: Các dự án đầu tư nước ngoài đã tạo

ra hàng trăm nghìn việc làm cho người lao động Việt Nam Theo số liệu từ

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam năm 2023, các dự án FDI

trong du lịch đã tạo ra hơn 75,000 việc làm trực tiếp và gián tiếp Bên cạnh đó,các dự án này cũng chú trọng đến việc bảo vệ quyền lợi người lao động trongngành, đảm bảo môi trường làm việc công bằng, minh bạch và đãi ngộ tốt

Hiệu quả môi trường:

- Bảo vệ môi trường: Nhiều dự án đầu tư nước ngoài đã cam kếtbảo vệ môi trường và phát triển bền vững Các dự án này thường áp dụng cáccông nghệ xanh và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường

Ví dụ khu nghỉ dưỡng sinh thái Six Senses đã triển khai các chương trình bảo

vệ rừng, tái chế và sử dụng năng lượng tái tạo, góp phần vào bảo vệ tàinguyên thiên nhiên

- Phát triển bền vững: Các dự án đầu tư nước ngoài trong du lịchcũng chú trọng đến phát triển bền vững, đảm bảo lợi ích kinh tế đồng thời với

Trang 30

môi trường và tôn trọng văn hóa địa phương Điều này góp phần duy trì sứchấp dẫn lâu dài của các điểm đến du lịch và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên Ví

dụ, các dự án phát triển du lịch cộng đồng tại Sa Pa và Hội An đã kết hợp giữabảo vệ cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn văn hóa truyền thống và tạo thu nhậpcho cộng đồng địa phương, củng cố và tạo tiền đề cho du lịch phát triển ở qui

mô địa phương

Trang 31

Tóm lại, các dự án đầu tư nước ngoài đã mang lại nhiều hiệu quả tíchcực cho ngành du lịch Việt Nam, từ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nângcao chất lượng dịch vụ đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Nhữngđóng góp này không chỉ giúp ngành du lịch phát triển mà còn góp phần quantrọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, khẳng định vị thế củaViệt Nam là một điểm đến du lịch hấp dẫn trên bản đồ thế giới.

2.1.2 Các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài trong du lịch

Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp:

- Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp vẫn là lĩnh vực thu hút đầu tư đáng

kể từ các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam có nhữngbãi biển đẹp, di sản văn hóa thế giới và các địa điểm du lịch nổi tiếng Các khunghỉ dưỡng cao cấp tại đảo Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Quảng Ninh vànhiều nơi khác đang là mục tiêu đầu tư của các công ty lớn đến từ Hàn Quốc,Nhật Bản, Singapore và các nước Trung Đông

- Tình hình đầu tư:

+ Các dự án quy mô lớn như VinGroup (Đảo Ngọc), Sun WorldPhú Quốc (Phú Quốc Sun World), InterContinental (Tập đoàn kháchsạn InterContinental) đã tạo dựng mô hình nghỉ dưỡng cao cấp phục vụkhách du lịch cao cấp đến từ các thị trường quốc tế như Hàn Quốc vàNhật Bản , Châu Âu và Châu Mỹ

+ Đặc biệt, những khu nghỉ dưỡng tích hợp dịch vụ giải trí caocấp, spa, golf, hoạt động dưới nước đang trở thành xu hướng đầu tư lớn

Trang 32

Marriott Hotels đã phát triển chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại cácthành phố lớn và các điểm du lịch lớn

+ Với sự tăng trưởng của thị trường du lịch cao cấp, việc pháttriển bền vững các khu nghỉ dưỡng liên quan đến bảo vệ môi trường và

sử dụng năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng nổi bật trong các

dự án đầu tư

Hình 2.2: Dự án Nha Trang Marriott Resort & Spa

(Nguồn: https://newlifetravel.vn/ , 2024)

Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng:

Trang 33

- Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng không chỉ giúp phát triểnkinh tế địa phương mà còn giúp bảo vệ môi trường, bảo tồn các giá trị văn hóatruyền thống Xu hướng phát triển du lịch liên quan đến bảo tồn thiên nhiên,đặc biệt là ở khu vực miền núi, nông thôn, vùng di sản văn hóa đang thu hút

sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư quốc tế

- Tình hình đầu tư:

+ Các nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước châu Âu đổ tiềnvào các dự án du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại các vùng ven biểnnhư Hà Giang, Mộc Châu, Mai Châu cũng như các tỉnh Quảng Nam,Quảng Ngãi Các dự án này chủ yếu tập trung vào xây dựng các khunghỉ dưỡng sinh thái, homestay và các hoạt động du lịch liên quan đếngiáo dục môi trường và phát triển cộng đồng

+ Các dự án du lịch bền vững và bảo tồn tài nguyên thiên nhiênnhư mô hình du lịch cộng đồng ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kepang,Vườn quốc gia Cát Tiên hay các làng quê ở vùng lãnh thổ Tây Bắc đangtrở thành những ví dụ thành công về kết hợp phát triển du lịch với bảo

vệ môi trường

Du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị):

- Du lịch MICE tại Việt Nam đang trở thành một lĩnh vực đầy tiềmnăng với sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạncao cấp và các dịch vụ tổ chức sự kiện Các thành phố lớn như Hà Nội, TP

Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại và khả

Trang 34

năng tổ chức các sự kiện quốc tế với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngàycàng lớn của thị trường du lịch MICE.

- Tình hình đầu tư:

+ Các tập đoàn quốc tế như Marriott, Accor, Shangri-La đã phát

triển các chuỗi khách sạn và trung tâm hội nghị phục vụ cho các sự kiện

quốc tế Điển hình như các dự án của Sun Group tại Phú Quốc đã trở

thành những điểm đến chủ chốt cho các sự kiện MICE quốc tế

+ Du lịch MICE còn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến

từ các ngành phụ trợ như vận tải, logistics, và công nghệ thông tin, đặcbiệt là các công ty cung cấp dịch vụ truyền thông, dịch vụ hội nghị vàtriển lãm

Du lịch thể thao và mạo hiểm:

- Với cảnh quan thiên nhiên phong phú và địa hình đa dạng, du lịchthể thao mạo hiểm và các hoạt động giải trí đang trở thành một xu hướng pháttriển mạnh mẽ tại Việt Nam Các nhà đầu tư quốc tế đang tận dụng tiềm năngnày để phát triển các dự án thể thao dưới nước, du lịch leo núi, đua xe, và cáckhu vui chơi giải trí quy mô lớn

- Tình hình đầu tư:

+ Các tập đoàn quốc tế, đặc biệt là từ châu Âu, Mỹ và Nhật Bản,

đã tham gia vào các dự án du lịch thể thao và giải trí quy mô lớn tại cácđịa phương như Nha Trang, Phú Quốc, Đà Nẵng, và Quảng Ninh Cáchoạt động như lướt sóng, leo núi, đua xe địa hình, hoặc các khu vui chơi

Trang 35

giải trí như Sun World tại Đà Nẵng và Phú Quốc đang ngày càng thuhút đông đảo du khách quốc tế.

+ Các dự án như Vinpearl Safari Phú Quốc hay Bà Nà Hills

không chỉ cung cấp các dịch vụ giải trí mà còn trở thành những điểmđến du lịch hấp dẫn cho khách hàng yêu thích sự khám phá và mạohiểm

Hình 2.3: Toàn cảnh Sun World Phú Quốc

(Nguồn: https://www.kkday.com/ , 2022)

Du lịch y tế và chăm sóc sức khỏe:

- Du lịch y tế đang trở thành một thị trường tiềm năng tại Việt

Trang 36

các khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe Sự kết hợp giữa chăm sóc sức khỏe

và du lịch nghỉ dưỡng đang thu hút nhiều du khách quốc tế, đặc biệt là từ cácquốc gia châu Á

- Tình hình đầu tư:

+ Các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, và Singapore đangxây dựng các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Phú Quốc Các dự án như Bệnh viện FV hay Khu du lịch nghỉ dưỡng y tế tại Phú Quốc đang mở ra cơ hội phát triển du lịch y

tế tại Việt Nam

+ Du khách quốc tế tìm đến Việt Nam không chỉ để nghỉ dưỡng

mà còn để trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ, phụchồi chức năng, với chi phí hợp lý và chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốctế

Tóm lại, ngành du lịch Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ và trởthành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài nhờ vào những lợi thế

về thiên nhiên, di sản văn hóa và cơ sở hạ tầng hiện đại Các lĩnh vực thu hútđầu tư nước ngoài như du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái, du lịchMICE, thể thao, giải trí và y tế không chỉ giúp ngành du lịch tăng trưởng vượtbậc mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp liên quan và tạo

cơ hội việc làm cho hàng triệu lao động trong nước

2.2 Các cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào du lịch Việt Nam

2.2.1 Tiềm năng và lợi thế của du lịch Việt Nam

Trang 37

2.2.1.1 Vị trí địa lý chiến lược

Việt Nam sở hữu một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi tại khu vực ĐôngNam Á, với đường bờ biển dài 3.260 km, nối liền các cửa ngõ giao thươngquốc tế từ Biển Đông đến các tuyến đường biển quốc tế huyết mạch Khôngchỉ nằm gần các thị trường du lịch lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc

và các quốc gia ASEAN, Việt Nam còn nằm trên trục đường hàng không quantrọng, nối liền các châu lục, tạo ra cơ hội lớn cho du lịch hàng không và kếtnối các thị trường quốc tế Điều này giúp Việt Nam không chỉ thu hút dukhách từ khu vực mà còn là điểm đến lý tưởng cho du khách từ các thị trườngphát triển ở Bắc Mỹ và châu Âu Ngoài ra, chính sách mở cửa, không visa chomột số quốc gia, cũng giúp tăng cường khả năng thu hút khách du lịch quốctế

Trang 38

(Nguồn: https://maisonoffice.vn , 2024)

2.2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên

Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu nguồn tài nguyên thiênnhiên đa dạng và độc đáo bậc nhất Đông Nam Á, bao gồm những bãi biểntuyệt đẹp như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, hay những khu vực núi rừnghùng vĩ như Tây Bắc, Đông Bắc, đặc biệt là Vịnh Hạ Long, một trong bảy kỳquan thiên nhiên mới của thế giới Các di sản thiên nhiên này không chỉ thuhút khách du lịch mà còn mở ra những cơ hội phát triển các loại hình du lịchsinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, và du lịch nông thôn,phù hợp với các xu hướng du lịch bền vững và thân thiện với môi trường hiệnnay Thêm vào đó, Việt Nam có nhiều khu bảo tồn sinh thái, vườn quốc gia vàcác khu di tích được UNESCO công nhận, tạo tiềm năng phát triển mạnh mẽcác sản phẩm du lịch đặc sắc gắn liền với thiên nhiên và văn hóa bản địa.Theo báo cáo của UNESCO, Việt Nam hiện có 8 di sản thế giới và 4 di sảnvăn hóa phi vật thể, điều này không chỉ thu hút du khách mà còn tạo ra cơ hộiđầu tư lớn

2.2.1.3 Xã hội và văn hóa

Với hơn 4.000 năm lịch sử và một nền văn hóa đa dạng, Việt Nam làđiểm đến lý tưởng cho du khách yêu thích khám phá lịch sử, văn hóa và cácgiá trị truyền thống Các di sản văn hóa, từ những di tích lịch sử, đền chùa,thành cổ, các làng nghề thủ công đến các lễ hội truyền thống, đều mang lại sứchút đặc biệt Hơn thế, sự hiếu khách và thân thiện của người dân Việt Namcũng là một yếu tố quan trọng thu hút du khách quốc tế Theo khảo sát của Tổchức Du lịch Thế giới (UNWTO), 85% du khách quốc tế đánh giá cao sự thân

Trang 39

thiện của người dân Việt Nam, điều này tạo ra ấn tượng tốt và khuyến khích

họ quay lại

Ngoài ra, nền tảng nhân lực trong ngành du lịch Việt Nam ngày càngđược nâng cao về chất lượng, với sự đào tạo bài bản và sự phát triển nhanhchóng của các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo nghề chuyên sâu.Điều này không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành du lịch mà cònnâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần thu hút khách du lịch quốc tế, đồngthời tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế trong việc phát triểncác dự án du lịch cao cấp

2.2.2 Chính sách hỗ trợ và ưu đãi đầu tư

2.2.2.1 Chính sách hỗ trợ

Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tưnước ngoài trong lĩnh vực du lịch, bao gồm việc đơn giản hóa thủ tục hànhchính và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Chương trình "Đầu tư vào

du lịch" được triển khai nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược với mục tiêutăng cường cơ sở hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ

Các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dulịch cũng được chú trọng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhucầu ngày càng cao của du khách Ví dụ các khóa đào tạo về quản lý khách sạn,hướng dẫn viên du lịch và dịch vụ khách hàng đang được triển khai rộng rãivới sự hợp tác của các tổ chức quốc tế như UNWTO và ADB

Các chính sách này nhằm tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, ổn định

và hấp dẫn, từ đó thu hút được nhiều dự án FDI chất lượng vào ngành du lịch

Trang 40

2.2.2.2 Các ưu đãi về thuế và đất đai

Chính phủ và Nhà nước cung cấp các ưu đãi thuế và đất đai đặc biệt chocác nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch Các chính sách miễn giảm thuế thu nhậpdoanh nghiệp trong thời gian hoạt động có hạn, giảm thuế suất cho các dự ánthuộc lĩnh vực du lịch sinh thái, bảo tồn di sản, hay các dự án du lịch nghỉdưỡng trong khu vực kém phát triển là một trong những yếu tố thu hút đầu tư

Cùng với đó, các nhà đầu tư cũng được hưởng các chính sách ưu đãi vềđất đai như cho thuê đất dài hạn, miễn hoặc giảm phí sử dụng đất tại các khuvực ưu tiên phát triển du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cáckhu nghỉ dưỡng và cơ sở lưu trú Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệpgiảm chi phí đầu tư ban đầu mà còn tạo điều kiện để triển khai các dự án lớn,bền vững trong ngành du lịch

2.2.2.3 Hỗ trợ tài chính và phi tài chính

Bên cạnh các ưu đãi về thuế và đất đai, Chính phủ Việt Nam cũng hỗtrợ tài chính cho các dự án đầu tư du lịch thông qua các khoản vay ưu đãi từngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế Các quỹ đầu tư phát triển, đặc biệt

là quỹ đầu tư cho các dự án du lịch bền vững, có thể giúp các nhà đầu tư giảmthiểu rủi ro tài chính và gia tăng cơ hội thành công

Về hỗ trợ phi tài chính như tư vấn về chiến lược đầu tư, nghiên cứu thịtrường, cùng các dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch cũng đượcchính phủ chú trọng, giúp tăng cường năng lực cho các nhà đầu tư và doanhnghiệp trong ngành  Ngoài ra, Việt Nam ký kết hiệp định đầu tư với nhiềuquốc gia, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án lớnthông qua hình thức hợp tác công tư (PPP)

Ngày đăng: 04/01/2025, 00:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Ảnh minh họa về đầu tư. Internet. Accessed: 22 December 2024. Available at:https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/ho-tro-phap-luat/tu-van-phap-luat/59762/dau-tu-la-gi-hinh-thuc-va-doi-tuong-ap-dung-uu-dai-dau-tu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Available at
11.) Việt Nam xếp thứ 70 Toàn Cầu VỀ môi trường kinh doanh. Báo Chính phủ. (2021. (Accessed: 23 December 2024). Available at:https://baochinhphu.vn/viet-nam-tang-diem-xep-thu-70-toan-cau-ve-moi-truong-kinh-doanh-102263076.htm#:~:text=(Chinhphu.vn)%20%2D%20Vi%E1%BB%87t,%C4%91%E1%BB%99%20d%E1%BB%85%20d%C3%A0ng%20kinh%20doanh Sách, tạp chí
Tiêu đề: https://baochinhphu.vn/viet-nam-tang-diem-xep-thu-70-toan-cau-ve-moi-truong-kinh-doanh-102263076.htm#:~:text=(Chinhphu.vn)"%20%2D%20Vi%E1%BB%87t,%C4%91%E1%BB%99%20d%E1%BB
14.Hình Bộ nhận diện thương hiệu “Vietnam – Timeless Charm” (Accessed: 22 December 2024). Available at: https://congly.vn/bo- nhan-dien-thuong-hieu-vietnam-timeless-charm-va-cach-su-dung-72712.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam – Timeless Charm”
15.Những hạn Chế Trong Hoạt động đầu tư Nước Ngoài Tại Việt Nam và một số Kiến Nghị Giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thảo & Cương (2024). (Accessed: 23 December 2024).Available at: https://kinhtevadubao.vn/nhung-han-che-trong-hoat-dong-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-va-mot-so-kien-nghi-giai-phap-28541.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Available at: https://kinhtevadubao.vn/nhung-han-che-trong-hoat-dong-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-va-mot-so-kien-nghi-giai-phap-
Tác giả: Những hạn Chế Trong Hoạt động đầu tư Nước Ngoài Tại Việt Nam và một số Kiến Nghị Giải pháp, Tạp chí Kinh tế và Dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thảo & Cương
Năm: 2024
1. Du Lịch LÀ Gì Theo Luật du lịch? Chính Sách Phát Triển du Lịch Hiện Hành, LuatVietnam. Nguyễn Hương, L. (2023). Accessed: 20 December 2024. Available at: https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/du-lich-la-gi-theo-luat-du-lich-883-95698-article.html#demuc956980 Link
3. Đầu tư nước ngoài là gì? Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Lê Minh Trường. (2023). Accessed: 20 December 2024. Available at: https://luatminhkhue.vn/dau-tu-nuoc-ngoai-la-gi.aspx Link
5. Ảnh Nghị định 26 CP thành lập Công ty Du lịch Việt Nam  , CỔNG DU LỊCH THÁI NGUYÊN. Accessed: 22 December 2024. Available at:http://thainguyentourism.vn/vi/news/Tin-tuc/Ngay-09-7-1960-Dau-son-lich-su-danh-dau-su-ra-doi-Du-lich-Viet-Nam-895.html\ Link
6. FDI LÀ GÌ? Tìm Hiểu VỀ Doanh Nghiệp FDI. VIB (2023). (Accessed: 23 December 2024). Available at: https://www.vib.com.vn/vn/cam- nang/ngan-hang-so/tien-ich-va-trai-nghiem/fdi-la-gi Link
7. Hình khu nghỉ dưỡng Six Senses . (Accessed: 22 December 2024). Available at: https://www.booking.com/hotel/vn/six-senses-ninh-van-bay-vietnam.html Link
8. Hình Dự án Nha Trang Marriott Resort & Spa. (Accessed: 22 December 2024). Available at: https://newlifetravel.vn/nha-trang-marriott-resort-spa/ Link
9. Hình Toàn cảnh Sun World Phú Quốc (Accessed: 22 December 2024). Available at: https://www.kkday.com/vi/blog/58476/kham-pha-sun-world-phu-quoc-sun-world-hon-thom-nature-park/ Link
10.Hình Bản đồ Việt Nam (Accessed: 22 December 2024). Available at: https://maisonoffice.vn/tin-tuc/ban-do-viet-nam/ Link
19.Báo cáo thường niên của Tổng cục Du lịch Việt Nam năm 2019 20.Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam năm 2023 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w