1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn kinh tế vi mô Đề tài phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Tác giả Nguyễn Thị Kim Khuê
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đặc biệt là nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển như hiện nay việc tìm hiểu lạm phát, sự ảnh hưởng và phù hợp với tăng

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

KHOA KINH TẾ -

-TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI: Phân tích mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Họ và tên: NGUYỄN THỊ KIM KHUÊ

Khóa/Lớp: LC24.21-02

STT: 34

Trang 2

Hà Nội,ngày 6 tháng 3 năm 2021

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 2

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

I, LẠM PHÁT 3

1 Khái niêm 3

2 Các thước đo lạm phát 3

3 Phân loại lạm phát 4

4 Tác hại của lạm phát 4

5 Các nguyên nhân gây ra lạm phát 5

6 Biện pháp kiềm chế lạm phát 7

II, Tăng trường kinh tế 7

1 Khái niệm 7

2 Phương pháp xác định tăng trưởng kinh tế 7

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế quốc dân 8

4 Các dạng tăng trưởng kinh tế 9

5 Các biểu hiện điển hình về kinh tế 9

Phần II: THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2021 10

Phần III: Kết luận 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên đà phát triển rực rỡ, chúng

ta càng ngày càng thấy được tầm quan trọng của vấn đề tăng tưởng kinh tế và lạm phát Đó là 2 vấn đề cơ bản của nền kinh tế vi mô, ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả của quá trình phát trưởng kinh tế trong nhiều thập kỉ qua và trong hiện tại lẫn tương lai của mỗi đất nước sau này Mối quan hệ giữa hai vấn đề này thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế Tuy vậy, sự tác động và ảnh hưởng qua lại giữa tăng tưởng kinh tế và lạm phát là hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những nguyên tắc kinh tế Trong đó lạm phát

là một vấn đề không phải xa lạ nó chính là một đặc điểm của nền kinh tế hang hóa Ở mỗi thời kì kinh tế với các mức tăng trưởng kinh tế khác nhau sẽ có những mức lạm phát khác nhau của nền kinh tế Trong thời gian gần đây, kinh tế thế giới đang có nhiều biến động hơn đó là cuộc khủng hoảng toàn cầu làm giảm tốc độ tăng trưởng và khiến lạm phát tăng cao ở nhiều nước

Vì vậy, trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đặc biệt là nước

ta đang trên đà hội nhập và phát triển như hiện nay việc tìm hiểu lạm phát, sự ảnh hưởng và phù hợp với tăng trưởng và phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng Xuất phát từ tầm quan trọng của hai vấn đề lạm phát và tăng trưởng kinh tế nên tôi muốn chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời liên hệ thực tiễn Việt Nam giai đoạn 2015-2021” để làm chủ đề nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình

Mục tiêu nghiên cứu: hoàn thiện, hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề

lý luận về mối quan hệ giữa lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế đồng thời trên

cơ sở số liệu thực tế phản ánh thực trạng về các vấn đề xoay quanh lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế gần đây

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

kinh tế

Phương pháp nghiên cứu: quan sát, mô tả, thống kê, mô hình hóa, phân tích, tổng hợp

Kết cấu của bài tiểu luận gồm:

- Phần 1: Cơ sở lý luận (lý thuyết)

- Phần 2: Thực tiễn ở Việt Nam

- Kết luận và tài liệu tham khảo

Trang 5

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I, LẠM PHÁT

1 Khái niêm

- Lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên trong một thời gian nhất

định

- Hay đó là tình trạng phát hành tiền quá mức.

- Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm xuống theo thời gian (sự

phát hành tiền tệ không đủ mức cần cho lưu thông hàng hóa)

2 Các thước đo lạm phát

2.1 Chỉ số giá

- Mức giá chung là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa dịch vụ

Mức giá đó được đo bằng chỉ số giá

- Chỉ số giá tiêu dung phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng

hóa và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dung của xã hội Công thức tính có thể viết như sau

Ip = i dp

Trong đó: I – chỉ số giá chung (có thể viết là CPI)p

i – chỉ số giá cả từng loại hàng.p

d – tỷ trọng mức tiêu dung của từng loại

2.2 Tỷ lệ lạm phát

- Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kì

Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hường lạm phát

- Tỷ lệ lạm phát được tính như sau:

G - 1) x 100p

Trong đó: G – tỷ lệ lạm phát(%)p

I – chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu.p1

I – chỉ số giá chung thời kì trước đó.p0

Trang 6

3 Phân loại lạm phát

3.1 Căn cứ quy mô lạm phát

- Lạm phát vừa phải (một chữ số): tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm.

Giá tăng chậm, đồng tiền tương đối ổn định

- Lạm phát phi mã (ba chữ số ): tỷ lệ 10%-999% Khi lạm phát phi mã ở

mức cao thì tiền mất giá nhanh, gây tác động không tốt đối với sản xuất và đời sống

- Siêu lạm phát (trên ba chữ số): từ 1000% trở lên Loại này gây tác hại

nghiêm trọng đối với nền kinh tế

3.2 Căn cứ vào thời gian lạm phát

- Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên ba năm với tỉ lệ lạm phát đến

50% một năm

- Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên ba năm với tỉ lệ lạm phát

trên 50% một năm

- Siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỉ lệ lạm phát trên 200% một

năm

3.3 Căn cứ vào nguyên nhân lạm phát

- Lạm phát do cầu

- Lạm phát do cung

- Lạm phát do tiền

- Lạm phát dự kiến

- Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều

4 Tác hại của lạm phát

Trang 7

 Sản lượng và việc làm: đi đôi với tăng giá, sản lượng quốc dân cũng

thay đổi theo có thể tăng hoặc giảm, cũng có khi không thay đổi

 Phân phối lại thu nhập:

- Giữa người cho vay và người vay

- Giữa người hưởng lương và trả lương

- Giữa người mua và bán các loại cổ phiếu

- Giữa chính phủ với dân chúng

 Thay đổi cơ cấu kinh tế

Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế, đặc biệt khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay đổi mạnh mẽ của giá

cả tương đối

 Nền kinh tế kém hiệu quả

- Lạm phát làm sai lệch tín hiệu giá

- Mất nhiều thời gian và sức lực đối phó lạm phát

- Chi phí thực đơn

- Rối loạn thị trường vốn

- Giảm năng lực cạnh tranh hàng hóa trong nước

5 Các nguyên nhân gây ra lạm phát

5.1 Lạm phát cầu kéo

Trang 8

Xảy ra khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu theo giá dịch chuyển sang bên phải Kết quả là nền kinh tế xảy ra lạm phát và có tăng trưởng Lạm phát và tăng trưởng cùng chiều

5.2 Lạm phát do cung

Xảy ra khi có các cơn sốt giá của thị trường đầu vào, làm tăng chi phí sản xuất đẩy AS dịch trái P tăng Đường AS dịch trái còn do các cú sốc cung tiêu cực vì thế gọi chung là lạm phát do cung

Trang 9

5.3 Lạm phát dự kiến

Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra

trong tương lai

Giá cả trong trường hợp này tăng đều với một tỷ lệ tương đối ổn định Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó lên được gọi là lạm phát dự kiến

5.4 Lạm phát do tiền tệ

Lượng tiền phát hành quá nhiều trong lưu thông gây ra mất cân đối giữa

cung tiền và cầu tiền

5.5 Lạm phát do nhập khẩu quá nhiều

Do nhu cầu nhập khẩu tăng dẫn đến cầu ngoại tệ tăng => giá ngoại tệ tăng

=> cầu tiền nội tệ nhiều tiền hơn

6 Biện pháp kiềm chế lạm phát

 Lạm phát do cầu kéo (tác động lên cầu):

 Thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp

 Giảm chi ngân sách

 Phát hành công trái, tung vàng, ngoại tệ ra bán

 Lạm phát do chi phí đẩy (tác động lên cung):

 Khai thông các nguồn lực trong nước

 Thực hiện chiến lược thị trường cạnh tranh tự do và bình đẳng

 Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất

II, Tăng trường kinh tế

1 Khái niệm

Trang 10

Là sự tăng lực lượng kinh tế của năm này so với năm trước hoặc năm được chọn làm xuất phát điểm của chu kỳ nghiên cứu

Hoặc: là sự tăng theo quy mô sản lượng hay thu nhập bình quân đầu người của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) Đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế

2 Phương pháp xác định tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng hàng năm phản ánh % thay đổi của sản lượng năm sau so với năm trước

a% x 100

Trong đó: a% – tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm

GDP , GDP – sản lượng thực tế cuối năm và đầu năm nghiên cứur1 r0 Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kì theo công thức:

% = -1) x100

Trong đó: GDP – sản lượng thực tế của năm báo cáo thời kì nghiên cứuRn GDP – sản lượng thực tế của năm gốc thời kì nghiên cứu 0

3 Những nhân tố ảnh hưởng đến mức tăng trưởng kinh tế quốc dân 3.1 Tỉ lệ tích lũy và tiêu dung

- Khi tăng tích lũy, giảm tiêu dùng sẽ hạn chế tăng trưởng.

- Nếu tăng tiêu dùng sẽ tăng sản xuất.

Có: YD = C + S

Trang 11

3.2 Tích lũy, đầu tư và để dành

- Tích lũy là sự để dành mục đích có đầu tư, chờ cơ hội, chờ đủ sức sẽ

đầu tư

- Đầu tư là biến tính lũy thành cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự tăng

trưởng kinh tế

Sự tác động của tiết kiệm đầu tư đến thu nhập và tăng trưởng kinh tế Tại điểm E mức tiết kiệm mong muốn bằng mức đầu tư mong muốn.

Trang 12

4 Các dạng tăng trưởng kinh tế

4.1 Tăng trưởng kiểu “bong bóng xà phòng”

- Đó là sự tăng trưởng nhanh và kém bền vững

- Đặc điểm

 Có khát vọng tăng trưởng nhanh, dẫn đến đầu tư ồ ạt, đầu tư không những bằng vốn vay dài hạn mà còn bằng vốn vay ngắn hạn và trung hạn Điều đó dễ dẫn đến khủng khoảng tài chính, và kết cục

là sự suy thoái kinh tế

 Vay nợ nước ngoài lớn nhưng sử dụng vốn kém hiệu quả

 Chỉ tập trung đầu tư một số ngành, nên khi những ngành này thất bại trong cạnh tranh quốc tế, nền kinh tế đất nước sẽ sụp đổ nhanh chóng

4.2 Tăng trưởng kinh tế nóng

- Đó là sự tăng trưởng kinh tế cao nhưng phải trả giá quá lớn về nhiều

mặt như về môi trường, dân số, cơ sở hạ tầng,… đồng thời đó là sự phát triển phiến diện về kinh tế, không xuất phát từ tiềm năng của đất nước

4.3 Tăng trưởng cân đối

- Đó là sự tăng trưởng kinh tế trong khi giữ nguyên cơ cấu sử dụng thu

nhập quốc dân

- Tăng trưởng cân đối khác với tăng trưởng đều đặn Tăng trưởng đều

đặn nói đến việc tăng trưởng đều đặn với nhịp độ không đổi, liên tục trong nhiều năm của GNP, và GDP

4.4 Tăng trưởng tối ưu

- Tăng trưởng tối ưu là vị trí nền kinh tế nằm trên đường cong sản lượng

tiềm năng Tại đó mức thất nghiệp bằng với thất nghiệp tự nhiên

Trang 13

5 Các biểu hiện điển hình về kinh tế

5.1 Giá cả tăng do đó lạm phát tăng

P tăng do một số nguyên nhân sau:

 Do mở rộng sản xuất kinh doanh=>nhu cầu về TLSX tăng=>P tăng

 Do giá cả hàng hóa đầu vào tăng lên giá thành, giá cả đầu ra phải tăng

 Do sự kì vọng về lợi nhuận của các nhà đầu tư tăng=>I tăng=>AD tăng

 Xuất khẩu tăng => AD tăng

Tóm lại AD tăng dẫn đến P tăng

5.2 Đầu tư tăng

I tăng => AD tăng

5.3 Lãi xuất ngân hàng tăng (i tăng)

I tăng => MD tăng => i tăng

5.4 Sự chu chuyển của vốn tăng

5.5 Những biến động bất thường về mức độ chi tiêu, tích lũy và đầu tư

- Khi nền kinh tế tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm sẽ tạo nên

tâm lý lạc quan từ đó dẫn đến cung lớn hơn cầu, đầu tư ồ ạt, …

Trang 14

Phần II: THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015 – 2021

Trong những năm gần đây, kinh tế thế giới có rất nhiều biến động như: chiến tranh, dịch bệnh, … đã làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và khiến lạm phát tăng cao ở nhiều nước trên thế giới Các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu ít nhiều có ảnh hưởng đến Việt Nam Trong tiến trình hội nhập, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức về kiểm soát lạm phát và mục tiêu tăng trưởng ổn định

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn 2011 - 2020, Chính phủ đã triển khai thực hiện Đề án đổi mới mô hình tăng trưởng ở Việt Nam Đề

án bắt đầu triển khai vào năm 2013, đến năm 2016 được hoàn thiện lại và đặt ra những yêu cầu chủ yếu cho giai đoạn 2016 - 2020 Theo đó: (i) Mục tiêu đặt ra

là thực hiện tăng trưởng nhanh, hiệu quả, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế; (ii) Phương thức thực hiện theo hướng chú trọng nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng theo chiều sâu

là hướng chủ đạo, tăng trưởng dựa vào năng suất chất lượng lao động, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Tốc độ tăng năng suất bình quân hằng năm cao hơn 5,5%, năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 30 - 35% Cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng chiều sâu, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh Mặc dù trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm

2016 - 2020 còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, những yếu tố bất định; nhưng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tương đối toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 để vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội

Giá cả các mặt hàng diễn biến tương đối ổn định Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016 2020 đạt khoảng 4%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011

Trang 15

-2015 (7,65%), trong phạm vi mục tiêu đề ra (dưới 4%) Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016

- 2020 dự báo đạt 1,81%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15% Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích lũy - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô, mức độ chống chịu của nền kinh tế được cải thiện đáng kể Tỷ lệ tích lũy tài sản so với GDP theo giá hiện hành ước đến năm 2020 khoảng 26,7%

Giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt bình quân 25,5% GDP, cao hơn mức bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (23,4% GDP) Giai đoạn

2016 - 2020, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước ước tính đạt khoảng 24,5% GDP

Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 chiếm khoảng 81,6%, cao hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 (68%) Các nhiệm vụ chi cơ bản được thực hiện theo đúng dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm Trong đó, tỷ trọng chi đầu tư phát triển tăng lên mức 27 - 28%; giảm tỷ trọng chi thường xuyên từ 63 - 65% trong giai đoạn 2011 - 2015 xuống khoảng 62 - 63%; trong khi vẫn thực hiện tăng lương, lương hưu, trợ cấp người có công và các chính sách xã hội khác, ưu tiên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh Thực hiện lộ trình tính giá dịch

vụ sự nghiệp công, từng bước tính chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp trong giá dịch

vụ theo khả năng của ngân sách nhà nước và thu nhập của người dân…

Phần III: Kết luận

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế tồn tại mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn,

do đó, Chính phủ cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, toàn diện giữa các chính sách kinh

tế vĩ mô, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ từ khâu hoạch định chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách tỷ giá và các chính sách khác để giải quyết để đạt được các mục tiêu kiềm chế, duy trì ổn định lạm phát và kích thích tăng trưởng

Trang 16

Để duy trì lạm phát mục tiêu, Chính phủ cần điều chỉnh đồng bộ cả chính sách tài khóa và tiền tệ, gồm:

Về chính sách tài khóa: Cần điều chỉnh chính sách thuế theo hướng tăng thu

ngân sách nhưng giảm dần thuế suất, mở rộng phạm vi và đối tượng nộp thuế; Giảm bớt các nhóm mặt hàng không chịu thuế và thuế suất ưu đãi, đảm bảo nguyên tắc công bằng trong thu thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế; Kiểm soát chi tiêu công và nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công; Giải quyết thâm hụt ngân sách hợp lý nhưng không gây áp lực lên lạm phát

Về chính sách tiền tệ: Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay, chính sách

thắt chặt tiền tệ nên tiếp tục duy trì nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát Theo đó, cần tăng dự trữ bắt buộc, hạn chế gia tăng lãi suất cho vay nhằm khuyến khích đầu tư sản xuất, giảm lợi ích giữ đồng USD để tránh tình trạng nắm giữ đồng USD và phân tán nguồn ngoại tệ trong nền kinh tế

Việc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững là vô cùng quan trọng Trong chính sách quản lý kinh tế, cần tuân thủ nghiêm các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra, tránh tình trạng phải từ bỏ mục tiêu tăng trưởng hiện tại để kiềm chế lạm phát, hoặc đặt kỳ vọng tăng trưởng quá cao sẽ gây hiện tượng tăng trưởng nóng, gây áp lực lên lạm phát

và đời sống của người dân

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô trong mọi tình huống ổn định để phát triển và phát triển trong ổn định Đây là biện pháp tiên quyết, trong đó luôn chủ động bảo đảm

ở mức tốt nhất các cam đối kinh tế vĩ mô, kịp thời có biện pháp xử lý hoặc làm giảm các biểu hiện như thâm hụt quá mức cán cân thanh toán, nhập siêu, tình trạng căng thẳng và mất cân đối về vốn đầu tư, nợ tồn đọng vốn đầu tư…

Chính phủ không nên theo đuổi mục tiêu giữ lạm phát thấp bằng mọi giá, cần thực hiện các chính sách hướng tới mục tiêu ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy tăng trưởng nhanh để rút ngắn thời gian thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Ngày đăng: 03/01/2025, 21:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN