1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài nghiên cứu chất lượng sản phẩm bia lon sài gòn 333

52 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiờn Cứu Chất Lượng Sản Phẩm Bia Lon Sài Gòn 333
Tác giả Lờ Kiều Trỉnh, Nguyễn Thị Bớch Hạnh, Nguyễn Thị Huyền Anh, Phạm Lỳ Uyờn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Quốc Tuấn
Trường học Trường Đại Học Phenikaa
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 213,21 KB

Nội dung

Các khái niệm cơ bản Nghiên cứu chất lượng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ 13 vấn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH

NHÓM 41

ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu chất lượng sản phẩm bia lon Sài Gòn 333”

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Quốc Tuấn

Thành viên nhóm: 1 Lê Kiều Trinh – 22011374

2 Nguyễn Thị Bích Hạnh – 22011683

3 Nguyễn Thị Huyền Anh – 22011714

4 Phạm Tú Uyên – 22014686

HÀ NỘI, Tháng 05 Năm 2024

Trang 2

BẢNG GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN, PHÂN CÔNG CHI TIẾT NHIỆM VỤ

trạng Giải pháp

nghị

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 3

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Mục tiêu nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

4 Kết cấu nghiên cứu 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 9

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 9

1.1.1.1.Khách hàng và thỏa mãn khách hàng 9

1.1.1.2.Chất lượng sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm 9

1.1.1.3.Quản trị chất lượng 10

1.1.1.4.Hệ thống quản lý chất lượng 11

1.1.1.5.Quản trị chất lượng dịch vụ 11

1.1.1.6.Tiêu chuẩn hóa chất lượng 12

1.1.1.7.Đảm bảo và cải tiến chất lượng 12

1.1.1.8.Kiểm tra chất lượng sản phẩm 12

1.1.1.9.Đo lường chất lượng 13

1.1.1.10.Chi phí, chất lượng 13

1.1.1.11.Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng 13

1.1.1.12.Benchmarketing 13

1.1.1.13.Đào tạo về quản trị chất lượng 14

1.1.2 Nội dung nghiên cứu 14

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng 15

1.1.3.1 Môi trường vĩ mô 15

1.1.3.2 Môi trường ngành 18

1.1.3.2.Môi trường nội bộ 19

1.2 Phương pháp 21

1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 21

Trang 4

1.2.1.1.Thu thập số liệu thứ cấp 21

1.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp: 21

1.2.2 Phương pháp phân tích, so sánh 21

1.2.3 Phương pháp phân tích SWOT 22

1.2.3.1.Strengths (Điểm mạnh) 22

1.2.3.2.Weaknesses (Điểm yếu) 22

1.2.3.3.Opportunities (Cơ hội) 22

1.2.3.4 Threats (Mối đe dọa) 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM BIA LON SÀI GÒN 333 23

2.1 Khái quát về đối tượng nghiên cứu 23

2.1.1 Tổng công ty CP Bia rượu- Nước giải khát Sài Gòn ( SABECO) 23

2.1.2.Sản phẩm Bia lon Sài Gòn 333 24

2.2.1 Phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm bia lon Sài Gòn 333 25

2.2.1.1.Khách hàng và thỏa mãn khách hàng 25

2.2.1.2 Chất lượng sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm 26

2.2.1.3.Quản trị chất lượng 26

2.2.1.4 Hệ thống quản trị chất lượng 26

2.2.1.5.Quản trị chất lượng dịch vụ 26

2.2.1.6 Đảm bảo và cải tiến chất lượng 26

2.2.1.7 Tiêu chuẩn hóa chất lượng 27

2.2.1.8 Kiểm tra chất lượng sản phẩm 27

2.2.1.9 Đo lường chất lượng 27

2.2.1.10 Chi phí và chất lượng 27

2.2.1.11 Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng 27

2.2.1.12 Benchmarking 27

2.2.1.13 Đào tạo về quản trị chất lượng 28

2.3 Phân tích theo phiếu điều tra 28

2.3.1 Khái quát số liệu 28

2.3.2 Tổng hợp số liệu 28

2.2.3 Đánh giá số liệu 31

Trang 5

2.2.2.1.Khách hàng và thoả mãn khách hàng 31

2.2.2.2.Chất lượng sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm: 31

2.2.2.3.Quản trị chất lượng 31

2.2.2.4 Hệ thống quản trị chất lượng 31

2.2.2.5 Quản trị chất lượng dịch vụ 31

2.2.2.6.Đảm bảo và cải tiến chất lượng 31

2.2.2.7 Tiêu chuẩn hóa chất lượng 32

2.2.2.9.Đo lường chất lượng: 32

2.2.2.10 Chi phí, chất lượng: 32

2.2.2.11 Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng: 32

2.2.2.12 Benchmarking: 32

2.2.2.13.Đào tạo về quản trị chất lượng: 32

2.2.2.13 Tiêu chuẩn chất lượng 32

2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng 33

2.4.1 Môi trường vĩ mô 33

2.4.2 Môi trường ngành 34

2.4.3.Môi trường bên trong 34

2.5 Đánh giá chung 35

2.5.1 Ưu điểm 35

2.5.1.1.Khách hàng và thỏa mãn khách hàng 35

2.5.1.2 Chất lượng sản phẩm 35

2.5.1.3 Quản trị chất lượng 36

2.5.1.4.Hệ thống quản trị chất lượng 36

2.5.1.5.Quản trị chất lượng dịch vụ 36

2.5.1.6.Tiêu chuẩn hóa chất lượng 36

2.5.1.7 Đảm bảo và cải thiện chất lượng 36

2.5.2 Tồn tại và nguyên nhân 36

2.5.2.1.Tồn tại 36

2.5.2.2.Nguyên nhân 39

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ 42

3.1 Giải pháp 42

Trang 6

3.1.1 Khách hàng và thỏa mãn khách hàng 42

3.1.2 Chất lượng sản phẩm 42

3.1.3 Kiểm tra chất lượng sản phẩm 43

3.1.4 Đo lường chất lượng 43

3.1.5 Chi phí chất lượng 44

3.1.6 Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng sản phẩm 45

3.1.7 Benchmarking 45

3.1.8 Đào tạo về quản trị chất lượng 46

3.2.1 Khách hàng và thỏa mãn khách hàng 47

3.2.2 Chất lượng sản phẩm 47

3.2.3 Kiểm tra chất lượng sản phẩm 47

3.2.4 Đo lường chất lượng 48

3.2.5 Chi phí chất lượng 48

3.2.6 Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng sản phẩm 49

3.2.7 Benchmarking 49

3.2.8 Đào tạo về quản trị chất lượng 50

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhắc đến bia, không thể không nhắc đến một trong những thương hiệu nổi tiếngcủa Việt Nam - Bia Sài Gòn 333 Không chỉ là một đồ uống phổ biến, bia còn là một phầncủa văn hóa và lối sống của nhiều quốc gia trên thế giới Trong thị trường đa dạng củangành công nghiệp bia tại Việt Nam, Bia Sài Gòn 333 đã từ lâu thu hút sự quan tâm củangười tiêu dùng bởi vị đậm đà và chất lượng ổn định Nghiên cứu về chất lượng sảnphẩm Bia Sài Gòn 333 không chỉ tập trung vào việc đánh giá các yếu tố về hương vị vàchất lượng kỹ thuật, mà còn đưa ra cơ hội để khám phá sâu hơn về văn hóa và lịch sửđằng sau sản phẩm này Sự kết hợp giữa các yếu tố kỹ thuật và yếu tố văn hóa là điểm đặcbiệt của đề tài nghiên cứu này, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sức hấp dẫn và tầm quantrọng của Bia Sài Gòn 333 trong thị trường bia Việt Nam

Bia Sài Gòn 333 tự hào với một loạt ưu điểm nổi bật, khiến cho nó trở thành mộttrong những lựa chọn hàng đầu trên thị trường bia Việt Nam Một trong những điểmmạnh đáng chú ý nhất của Bia Sài Gòn 333 là chất lượng vượt trội Với việc sử dụngnguyên liệu tốt nhất và quy trình sản xuất hiện đại, Bia Sài Gòn 333 không chỉ đảm bảo

sự tươi mát và đồng đều về hương vị mà còn mang lại trải nghiệm thưởng thức tinh tế chongười uống Sự đa dạng trong loại hình sản phẩm cũng là một điểm mạnh của Bia SàiGòn 333

Mặc dù Bia Lon Sài Gòn 333 đã áp dụng các quy trình sản xuất chuyên nghiệp,nhưng vẫn có thể gặp phải vấn đề về độ ổn định của chất lượng sản phẩm Sự không đồngđều trong thành phần hoặc quá trình sản xuất có thể dẫn đến sự biến động trong vị và chấtlượng của sản phẩm cuối cùng Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quá trình vậnchuyển và bảo quản cũng là một thách thức đối với Bia Lon Sài Gòn 333

Trong đề tài: “Nghiên cứu về chất lượng sản phẩm bia lon Sài Gòn 333”, chúng

tôi sẽ tập trung khám phá và đánh giá sâu hơn về những yếu tố nào tạo nên sự xuất sắccủa Bia Lon Sài Gòn 333, cũng như những khía cạnh nào cần được cải thiện để nâng caochất lượng sản phẩm Bằng cách này, hy vọng rằng nghiên cứu của chúng tôi sẽ đóng gópvào việc tăng cường sự hài lòng của khách hàng và duy trì vị thế của thương hiệu trongthị trường cạnh tranh hiện nay

Trang 8

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích và đánh giá chất lượng sản phẩm củaBia lon Sài Gòn 333, một biểu tượng của ngành công nghiệp bia Việt Nam Việc nàykhông chỉ giúp làm sáng tỏ về chất lượng của sản phẩm mà còn đóng góp thông tin quantrọng cho việc cải thiện và phát triển ngành công nghiệp bia trong tương lai

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu chất lượng sản phẩm bia lon Sài Gòn 333 của Tổng công ty Cổ phầnBia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn SABECO

3.2.Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu chất lượng sản phẩm bia lon Sài Gòn 333 trên địa bàn

phường Yên Nghĩa

Về thời gian: Tháng 3/2024

Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng chất lượng sản phẩm và đề xuất

giải pháp hoàn thiện chất lượng sản phẩm bia lon Sài Gòn 333 của Tổng công ty Cổ phầnBia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn( SABECO)

4 Kết cấu nghiên cứu

Ngoài các Phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục và các Danh mục,phần Nội dung của bài báo cáo chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng nghiên cứu chất lượng sản phẩm bia lon Sài Gòn 333 Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị.

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

Nghiên cứu chất lượng dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức

độ hài lòng của khách hàng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ 13 vấn

đề trong giáo trình

1.1.1.1.Khách hàng và thỏa mãn khách hàng

Nói một cách chung nhất, khách hàng là các đối tượng (cá nhân, nhóm, hay tổ

chức) có liên quan đến việc tiêu dùng hàng hóa (sản phẩm hay dịch vụ) của doanhnghiệp Hầu hết các khái niệm về khách hàng đều sử dụng hàng hóa là cơ sở để xác địnhkhách hàng Theo đó, khách hàng là toàn bộ những đối tượng có nhu cầu về hàng hóa và

có khả năng thanh toán hàng hóa đó trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai Quan điểmcủa quản trị chất lượng cho rằng khách hàng là toàn bộ những đối tượng có liên quan trựctiếp đến những đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà doanhnghiệp phải đáp ứng

Sự thỏa mãn của khách hàng: Đối với một sản phẩm hay dịch vụ là trạng thái cảm

giác mà khách hàng có được do sản phẩm hay dịch vụ đó đáp ứng hoặc không đáp ứngđược những kỳ vọng của họ Hay nói một cách khác, sự thỏa mãn của khách hàng là kếtquả của việc sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng hay không đáp ứng được nhu cầu của kháchhàng Sự thỏa mãn của khách hàng chính là điều kiện cơ bản để từ đó khách hàng có hànhđộng mua tiếp theo

1.1.1.2.Chất lượng sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm

Trước khi nghiên cứu về “chất lượng sản phẩm” chúng ta cần tập trung vào sảnphẩm là gì? Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động của con người để phục vụ chonhững nhu cầu của con người Còn về chất lượng, trên thế giới có rất nhiều quan điểm cánhân về khái niệm dựa trên tiêu chí và môi trường khác nhau, nói một cách đơn giản thìchất lượng đề cập đến mức độ tốt của hàng hóa hoặc dịch vụ khi so sánh với bất kỳ hànghóa hoặc dịch vụ cùng loại

Theo Barbara Tuchman “Chất lượng là sự tuyệt hảo của sản phẩm” điều này hàm

ý rằng sản phẩm chất lượng là sản phẩm tốt nhất Thế nhưng theo từ điển Tiếng Việt địnhnghĩa “Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật làm cho sự

Trang 10

vật này phân biệt với sự vật khác” Quan điểm này thể hiện tính khách quan, đánh giáchất lượng sản phẩm dựa vào số lượng và chất lượng của các đặc tính của nó Tuy nhiênquan niệm này chỉ dựa trên giả định là sự có mặt của các thuộc tính chất lượng thể hiệnchất lượng cao nhưng chưa tính đến những yếu tố như cung, cầu và giá cả.

Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng là sự đảm bảo đạt được vàduy trì một tập hợp các tiêu chuẩn, quy cách hoặc yêu cầu đã được đặt ra từ trước Quanniệm này đưa ra hệ thống tiêu chuẩn khách quan để đo lường đánh giá chất lượng sảnphẩm, tuy nhiên cũng quan niệm này vẫn chưa quan tâm đầy đủ đến nhu cầu từ ngườitiêu dùng

Trong nền kinh tế thị trường, người ta đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về chấtlượng sản phẩm Những khái niệm được xuất phát từ sự gắn bó chặt chẽ từ các yếu tố cơbản của thị trường với chất lượng sản phẩm Có thể gọi chung là quan niệm “chất lượngtheo hướng thị trường” Đại diện cho những quan điểm này có thể kể đến những nhàquản lý chất lượng hàng đầu thế giới như Philip Crosby, Eward Deming, Juran… TheoPhilip Crosby định nghĩa “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”, hoặc theo tiến sĩEward Deming “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng hay sự thỏa mãn kháchhàng”

Theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015 được tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO)đưa ra “Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính chất đặc trưng của thực thể có khảnăng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn”

1.1.1.3.Quản trị chất lượng

Do có nhiều quan điểm khác nhau về quản trị nêm trong quản trị chất lượng cũngtồn tại một số quan điểm sau Theo GHOST 15467-70, quản trị chất lượng là xây dựng,đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông

và tiêu dùng Theo học giả A.G Robertson – một chuyên gia người Anh về chất lượngcho rằng quản trị chất lượng chính là một hệ thống quản lý nhằm xây dựng chương trình

và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chấtlượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có tính hiệu quảnhất, đồng thời cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng

Nhà khoa học người Mỹ A.V Feigenbaum cho rằng quản trị chất lượng là một hệthống hoạt động thống nhất có hiệu quả của những bộ phận khác nhau trong tổ chức chịu

Trang 11

trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt được vànâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng sản phẩm một cách kinh tế nhất, thỏa mãnnhu cầu của tiêu dùng.

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cho rằng quảntrị chất lượng là hoạt động có chức năng quản trị chung nhằm đề ra mục tiêu chất lượng,chính sách chất lượng và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng,kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng theo khuôn khổ một hệthống quản trị chất lượng nhất định

1.1.1.4.Hệ thống quản lý chất lượng

Mỗi chương trình hay dự án quản trị chất lượng đều bắt đầu với những mục tiêu,

cơ chế chính sách để thực hiện các hoạt động, những kỹ thuật hay biện pháp đo lường,kiểm soát nhằm xác định và thực hiện các giải pháp điều chỉnh và cải tiến công việcnhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra Để có thể thực hiện được những công việc nàymột cách thống nhất, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một hệ thống các yếu tố hay một cơchế hài hòa để thực hiện những công việc này Hệ thống các yếu tố hay cơ chế hài hòa đóchính là hệ thống quản trị chất lượng

Theo TCVN ISO 9000:2007 thì “hệ thống quản trị chất lượng là tập hợp các yếu

tố có liên quan và tương tác để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng" Hiểumột cách đơn giản nhất, hệ thống quản trị chất lượng là hệ thống quản trị trong đó có sựphân rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong doanh nghiệp, tất cả các côngviệc được qui định thực hiện theo những cách thức nhất định nhằm duy trì hiệu quả và sự

ổn định của các hoạt động Hệ thống quản trị chất lượng chính là phương tiện để thựchiện mục tiêu và các chức năng quản trị chất lượng

1.1.1.6.Tiêu chuẩn hóa chất lượng

Tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trong sản xuất, thương mại và đời sống hàngngày Định nghĩa tiêu chuẩn được định nghĩa trong hướng dẫn 2 của ISO/IEC 2004

Trang 12

“Tiêu chuẩn là một tài liệu được xây dựng trên cơ sở đồng thuận và được thông qua bởimột cơ quan được thừa nhận, dùng để sử dụng chung và nhiều lần, trong đó các quy tắc,hướng dẫn hoặc đặc tính của hoạt động hoặc kết quả của chúng, nhằm đạt được mức độtrật tự tốt nhất trong điều kiện quy định.

Theo Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 của Việt Nam định nghĩanhư sau “Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn

để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đốitượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệuquả của đối tượng này Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tựnguyện áp dụng.”

1.1.1.7.Đảm bảo và cải tiến chất lượng

Đảm bảo chất lượng là các hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hànhtrong hệ thống chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để chứng minh rằngngười tiêu dùng sẽ được thoả mãn các yêu cầu chất lượng Theo ISO 9000: 2000 thì

“đảm bảo chất lượng là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào cung cấp lòng tinrằng các yêu cầu sẽ được thực hiện" Cải tiến chất lượng là một trong những nội dungquan trọng của quản trị chất lượng Cải tiến chất lượng có nghĩa là những tác động củadoanh nghiệp nhằm làm tăng hiệu quả và hiệu suất của mọi nguyên công, mọi quá trình

để đạt tới những tăng trưởng có lợi cho doanh nghiệp và cho khách hàng Theo ISO9000: 2000 thì: “cải tiến chất lượng là một phần của quản lý về chất lượng tập trung vàonâng cao khả năng thực hiện các yêu cầu”

1.1.1.8.Kiểm tra chất lượng sản phẩm

Kiểm tra chất lượng được hiểu là hoạt động theo dõi, đo lường, thu thập thông tin

về chất lượng nhằm đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch chấtlượng đã đề ra trong mọi quá trình, mọi hoạt động và các kết quả thực hiện các chỉ tiêuchất lượng thực hiện xuyên suốt quá trình tự thiết lập hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu chấtlượng, thiết kế sản phẩm, quá trình sản xuất chuyển hóa đầu vào thành đầu ra cho đến quátrình phân phối và tiêu dùng sản phẩm

1.1.1.9.Đo lường chất lượng

Kiểm tra chất lượng được hiểu là hoạt động theo dõi, đo lường, thu thập thông tin

về chất lượng nhằm đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch chất

Trang 13

lượng đã đề ra trong mọi quá trình, mọi hoạt động và các kết quả thực hiện các chỉ tiêuchất lượng thực hiện xuyên suốt quá trình tự thiết lập hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu chấtlượng, thiết kế sản phẩm, quá trình sản xuất chuyển hóa đầu vào thành đầu ra cho đến quátrình phân phối và tiêu dùng sản phẩm.

1.1.1.10.Chi phí, chất lượng

Theo TCVN ISO 8402:1999 thì những chi phí liên quan đến chất lượng là "cácchi phí này sinh để tin chắc và đảm bảo chất thỏa mãn, cũng như những thiệt hại này sinhkhi chất lượng không thỏa mãn"

Như vậy, theo định nghĩa trên thì chi phí liên quan đến chất lượng bao gồm hai bộphận lớn là:

Những chi phí cần thiết đầu tư cho các mức chất lượng khác nhau mà tổ chức cầnphải hoạch định, tính toán và kiểm soát một các có chủ địch

Những chi phi do những thiệt hại về chất lượng gây ra, những chi phí này cònđược hiểu là những thiệt hại do không sử dụng được tiềm năng của những nguồn lựctrong các quá trình và các hoạt động

1.1.1.11.Các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng

Năm 1931 lần đầu tiên W.Shewhart đề cập sử dụng các công cụ thống kê trongkiểm soát các quá trình hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra ổnđịnh nằm trong khoảng giới hạn tiêu chuẩn cho phép Từ đó phương pháp kiểm soát quátrình bằng thống kê do W.Shewhart đã được triển khai áp dụng rộng rãi trong các doanhnghiệp ở Mỹ và sau đó là lan ra các nước khác

Kiểm soát quá trình bằng thống kê là việc sử dụng các kỹ thuật thống kê trong thuthập, phân loại, xử lý và phản ánh các dữ liệu chất lượng thu được từ kết quả các một quátrình hoạt động dưới những hình thức nhất định giúp nhận biết được thức được thực trạngcủa quá trình và sự biến động của quá trình đó

1.1.1.12.Benchmarketing

Khái niệm Benchmarking được Xerox đưa ra vào năm 1979 Ban đầu,Benchmarking chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu, học hỏi để xây dựng tiêu chuẩn cho sảnphẩm hay dịch vụ Theo thời gian Benchmarking đã trở thành nghiên cứu quy trình và trởthành một công cụ có tính chiến lược

Trang 14

Ủy ban Benchmarking của Viện kế hoạch chiến lược (SPI) đã định nghĩaBenchmarking là “một quy trình liên tục và có hệ thống để so sánh các sản phẩm, dịch vụ

và các hoạt động của mình với các đối tác bên ngoài để cải tiến thực hiện”

1.1.1.13.Đào tạo về quản trị chất lượng

Đào tạo về chất lượng là các hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang bị chongười lao động nhận thức, kỹ năng tay nghề về chất lượng Chất lượng ở đây bao gồm:chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ, chất lượng quá trình Kiểm định chất lượng đàotạo là một quá trình đánh giá bên ngoài nhằm đưa ra một quyết định công nhận mộttrường hay một chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng các chuẩn mực quy định(SEAMEO, 2003) Một đánh giá không nhằm mục đích đưa ra một quyết định công nhậnthì không phải là kiểm định chất lượng

1.1.2 Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm.

Sau đó xem xét, đánh giá nhu cầu và sự thỏa mãn nhu cầu này tác động như thế nào đếnchất lượng sản phẩm

Nghiên cứu chất lượng sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm.

Nghiên cứu thực trạng quản trị chất lượng và hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ cung ứng, chăm sóc khách hàng của công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên.

Nghiên cứu tiêu chuẩn hoá chất lượng của sản phẩm: Nhằm theo sát và đảm bảo

những yêu cầu, cải tiến chất lượng sản phẩm

Nghiên cứu quy trình kiểm tra, đo lường, cùng các công cụ thống kê trong kiểm soát chất lượng và những chi phí liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm.

Nghiên cứu về quy trình và cách thức đào tạo về quản trị chất lượng của tổ

chức/doanh nghiệp

Nghiên cứu quy trình Benchmarking của tổ chức.

Nghiên cứu hoạt động nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm của tổ

chức/doanh nghiệp

Trang 15

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng

1.1.3.1 Môi trường vĩ mô

Tình hình kinh tế: Yếu tố kinh tế là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong

môi trường vĩ mô Nó bao gồm các chỉ số kinh tế như tăng trưởng GDP, lạm phát, thươngmại, tài chính, lao động và sản xuất Nghiên cứu về yếu tố kinh tế trong môi trường vĩ môgiúp các nhà quản lý và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế của một quốc gia hoặckhu vực, từ đó đưa ra các quyết định và chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế Các chỉ

số kinh tế quan trọng như GDP, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thương mại được sửdụng để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế Nghiên cứu về các chỉ số này giúp các nhàquản lý và nhà đầu tư đưa ra các quyết định về đầu tư, sản xuất và tiêu dùng Nghiên cứu

về tình hình lao động và sản xuất cũng giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về tình hình việclàm và sản xuất trong một quốc gia hoặc khu vực, từ đó đưa ra các quyết định về đầu tư

và phát triển kinh tế Nghiên cứu về tình hình tài chính và thương mại giúp các nhà quản

lý và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và thương mại của một quốc gia hoặckhu vực, từ đó đưa ra các quyết định về đầu tư và phát triển kinh tế Nghiên cứu về tìnhhình tài chính cũng giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định về chính sách tiền tệ và tàichính

Yếu tố xã hội và văn hóa: Yếu tố xã hội và văn hoá bao gồm các yếu tố như giá trị

văn hoá, tôn giáo, đạo đức, hành vi xã hội, địa vị xã hội, giới tính, tuổi tác và giáo dục.Nghiên cứu về yếu tố xã hội và văn hoá trong môi trường vĩ mô giúp các nhà quản lý vànhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình xã hội và văn hoá của một quốc gia hoặc khu vực, từ

đó đưa ra các quyết định và chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế Các yếu tố xã hội vàvăn hoá quan trọng như giá trị văn hoá, tôn giáo và đạo đức được sử dụng để đánh giátình hình xã hội và văn hoá của một quốc gia hoặc khu vực Nghiên cứu về các yếu tố nàygiúp các nhà quản lý và nhà đầu tư đưa ra các quyết định về đầu tư, sản xuất và tiêu dùngphù hợp với giá trị và tôn giáo của địa phương Nghiên cứu về hành vi xã hội, địa vị xãhội, giới tính, tuổi tác và giáo dục cũng giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về tình hình xãhội và văn hoá của một quốc gia hoặc khu vực, từ đó đưa ra các quyết định về đầu tư vàphát triển kinh tế Nghiên cứu về yếu tố xã hội và văn hoá cũng giúp các nhà quản lý vànhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình đa dạng văn hoá và xã hội trong một quốc gia hoặckhu vực, từ đó đưa ra các quyết định về đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để phù hợp với

Trang 16

nhu cầu của địa phương Nghiên cứu về yếu tố xã hội và văn hoá cũng giúp các nhà quản

lý đưa ra các quyết định về chính sách nhân sự và quản lý nhân viên phù hợp với giá trị

và tôn giáo của địa phương

Chính sách và pháp luật: Yếu tố chính sách và pháp luật bao gồm các chính sách

và pháp luật của chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức quốc tế Nghiêncứu về yếu tố chính sách và pháp luật trong môi trường vĩ mô giúp các nhà quản lý và nhàđầu tư hiểu rõ hơn về các quy định và chính sách của chính phủ, từ đó đưa ra các quyếtđịnh và chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế Các chính sách và pháp luật quan trọngnhư chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại và chính sách đầu tưđược sử dụng để đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực Nghiên cứu

về các chính sách này giúp các nhà quản lý và nhà đầu tư đưa ra các quyết định về đầu tư,sản xuất và tiêu dùng phù hợp với chính sách của chính phủ Nghiên cứu về các chínhsách và pháp luật cũng giúp các nhà quản lý hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế của một quốcgia hoặc khu vực, từ đó đưa ra các quyết định về đầu tư và phát triển kinh tế Nghiên cứu

về yếu tố chính sách và pháp luật cũng giúp các nhà quản lý và nhà đầu tư hiểu rõ hơn vềtình hình pháp lý và quy định của một quốc gia hoặc khu vực, từ đó đưa ra các quyết định

về đầu tư và phát triển kinh tế Nghiên cứu về yếu tố này cũng giúp các nhà quản lý đưa

ra các quyết định về chính sách nhân sự và quản lý nhân viên phù hợp với quy định phápluật của địa phương

Môi trường tự nhiên: Yếu tố tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa

hình, tài nguyên thiên nhiên, động thực vật và các yếu tố môi trường khác Nghiên cứu vềyếu tố tự nhiên trong môi trường vĩ mô giúp các nhà quản lý và nhà đầu tư hiểu rõ hơn vềtình hình môi trường và tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia hoặc khu vực Cácnghiên cứu về yếu tố tự nhiên trong môi trường vĩ mô bao gồm đánh giá tình hình khíhậu, địa hình và tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia hoặc khu vực Nghiên cứu nàygiúp các nhà quản lý và nhà đầu tư đưa ra các quyết định về đầu tư và phát triển kinh tếphù hợp với tình hình môi trường và tài nguyên thiên nhiên của địa phương Nghiên cứu

về yếu tố tự nhiên cũng giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định về quản lý tài nguyênthiên nhiên và bảo vệ môi trường Nghiên cứu về yếu tố tự nhiên trong môi trường vĩ môcũng liên quan đến các vấn đề về biến đổi khí hậu, sự suy thoái môi trường và sự suygiảm tài nguyên thiên nhiên Nghiên cứu này giúp các nhà quản lý và nhà đầu tư đưa ra

Trang 17

các chiến lược và chính sách phù hợp để giảm thiểu tác động của các vấn đề này đến kinh

tế và xã hội Nghiên cứu về yếu tố tự nhiên trong môi trường vĩ mô cũng giúp các nhàquản lý đưa ra các quyết định về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cho các thế hệtương lai

Công nghệ: Yếu tố công nghệ bao gồm các công nghệ mới, các sản phẩm và dịch

vụ mới được phát triển, cũng như các quy trình sản xuất mới và cách thức tổ chức sảnxuất mới Nội dung nghiên cứu của yếu tố công nghệ trong môi trường vĩ mô bao gồm:Tầm quan trọng của công nghệ trong sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ, bao gồm các chính sách công nghệ,các chính sách đầu tư, các chính sách giáo dục và đào tạo, và các yếu tố khác Các ứngdụng của công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm sản xuất, dịch vụ, y tế, giáodục, năng lượng, môi trường, và nhiều lĩnh vực khác Các thách thức và cơ hội của côngnghệ trong môi trường vĩ mô, bao gồm các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, anninh thông tin, và các vấn đề khác Các chiến lược và chính sách để phát triển công nghệtrong môi trường vĩ mô, bao gồm các chính sách đầu tư, chính sách quản lý, và các chínhsách khác để đảm bảo sự phát triển bền vững của công nghệ

Môi trường nhân khẩu học: Yếu tố nhân tố nhân khẩu học bao gồm các yếu tố như

dân số, độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, học vấn và thu nhập Nghiên cứu về yếu tốnhân tố nhân khẩu học trong môi trường vĩ mô giúp các nhà quản lý và nhà đầu tư hiểu rõhơn về dân số và các yếu tố nhân khẩu học của một quốc gia hoặc khu vực Các nghiêncứu về yếu tố nhân tố nhân khẩu học trong môi trường vĩ mô bao gồm đánh giá tình hìnhdân số, độ tuổi và giới tính của một quốc gia hoặc khu vực Nghiên cứu này giúp các nhàquản lý và nhà đầu tư đưa ra các quyết định về đầu tư và phát triển kinh tế phù hợp vớitình hình dân số và các yếu tố nhân khẩu học của địa phương Nghiên cứu về yếu tố nhân

tố nhân khẩu học cũng giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định về chính sách xã hội vàgiáo dục Nghiên cứu về yếu tố nhân tố nhân khẩu học trong môi trường vĩ mô cũng liênquan đến các vấn đề về sức khỏe, an sinh xã hội và phát triển bền vững Nghiên cứu nàygiúp các nhà quản lý và nhà đầu tư đưa ra các chiến lược và chính sách phù hợp để giảiquyết các vấn đề này đối với dân số và các yếu tố nhân khẩu học Nghiên cứu về yếu tốnhân tố nhân khẩu học trong môi trường vĩ mô cũng giúp các nhà quản lý đưa ra cácquyết định về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai

Trang 18

1.1.3.2 Môi trường ngành

Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Đối thủ cạnh tranh trong ngành là các công ty hoặc tổ chức hoạt động trong cùngmột lĩnh vực hoặc ngành công nghiệp, cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tựhoặc thay thế nhau, và cạnh tranh để giành được cùng một nhóm khách hàng Đối thủcạnh tranh có thể bao gồm:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Các công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ giốnghoặc rất tương tự, và hướng tới cùng một nhóm khách hàng Ví dụ, trong ngành hàngkhông, các hãng hàng không như Vietnam Airlines và VietJet Air là đối thủ cạnh tranhtrực tiếp của nhau

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Các công ty cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ khácnhau nhưng có thể thay thế lẫn nhau trong việc đáp ứng cùng một nhu cầu của kháchhàng Ví dụ, trong ngành giải trí, rạp chiếu phim có thể coi các dịch vụ streaming nhưNetflix là đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Đối thủ tiềm ẩn: Các công ty chưa hiện diện trong ngành nhưng có tiềm năngtham gia và gây ra sự cạnh tranh trong tương lai Ví dụ, các công ty công nghệ lớn có thểtham gia vào ngành sản xuất ô tô bằng cách phát triển xe điện hoặc xe tự lái

Đối thủ tiềm năng

Đối thủ tiềm năng là các công ty hoặc tổ chức hiện chưa hoạt động trong mộtngành cụ thể nhưng có khả năng tham gia vào ngành đó trong tương lai và trở thành đốithủ cạnh tranh Sự xuất hiện của các đối thủ tiềm năng có thể làm thay đổi cấu trúc cạnhtranh của ngành, gây áp lực lên các công ty hiện tại về cả thị phần, giá cả, và chất lượngsản phẩm/dịch vụ Việc đánh giá đối thủ tiềm năng là một phần quan trọng trong phântích ngành và chiến lược cạnh tranh

Sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là các sản phẩm hoặc dịch vụ khác có thể đáp ứng được cùngmột nhu cầu hoặc giải quyết cùng một vấn đề mà sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại đanggiải quyết Sản phẩm thay thế có thể không phải là sản phẩm cạnh tranh trực tiếp nhưngchúng có khả năng thu hút khách hàng từ sản phẩm chính nếu chúng cung cấp giá trịtương đương hoặc tốt hơn

Nhà cung ứng

Trang 19

Những cá nhân doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra các yếu tố đầu vào trong chutrình sản xuất và cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Số lượng, chất lượng của cácnhà cung cấp sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành của sản phẩm làm ra, từ đó ảnhhưởng tới hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Khách hàng

Là những cá nhân tổ chức có nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệpcung cấp Mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp là mối quan hệ qua lại Yếu tốkhách hàng có ảnh hưởng rất lớn trong chiến lược thu hút kinh doanh của từng doanhnghiệp Nắm bắt được thị phần khách hàng riêng sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững

1.1.3.2.Môi trường nội bộ

Chất lượng nguyên liệu

Chất lượng nguyên liệu đề cập đến các đặc điểm và tính chất của nguyên liệu thô được sử dụng trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm Chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm cuối cùng, hiệu suất sản xuất, và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Đảm bảo chất lượng nguyên liệu là một yếu tố quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng và sản xuất

Tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất là quá trình lập kế hoạch, điều phối và kiểm soát các hoạt động sản xuất để chuyển đổi nguyên vật liệu và tài nguyên khác thành các sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn chỉnh một cách hiệu quả Mục tiêu của tổ chức sản xuất là đảm bảo rằng sản phẩm được sản xuất đúng chất lượng, đúng số lượng, đúng thời gian và với chi phí tối thiểu

Marketing

Marketing là quá trình tạo ra, giao tiếp, phân phối và trao đổi các giá trị nhằm thỏamãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng Marketing không chỉ dừng lại ở việc bánhàng và quảng cáo, mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm hiểu rõ kháchhàng, phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu, và duy trì mối quan hệ với khách hàng

Nhân sự

Nhân sự là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân làm việc cho một tổ chức hoặc công

ty và cũng là tên của bộ phận trong công ty chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan

Trang 20

đến con người Bộ phận nhân sự có nhiệm vụ quản lý và điều phối các hoạt động liênquan đến nhân viên nhằm đảm bảo sự hiệu quả và hài lòng của cả tổ chức và nhân viên.

Tài chính

Một trong những cơ sở để đưa ra quyết định về quy mô kinh doanh cũng như đảmbảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường là nguồn tài chính Đây là yếu tốquyết định đến việc có thể thực hiện các hoạt động đầu tư, mua sắm và phân phối haykhông Những doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính tốt chắc chắn sẽ có điều kiện thuậnlợi hơn trong vấn đề tiếp cận, đổi mới công nghệ, đầu tư hệ thống trang thiết bị và nângcao cơ sở hạ tầng Điều này sẽ tạo lợi thế để doanh nghiệp củng cố được vị thế của mìnhtrên thị trường

Nghiên cứu và phát triển:

Nghiên cứu và phát triển (R&D - Research and Development) là một tập hợp cáchoạt động được thực hiện bởi một tổ chức nhằm khám phá, phát triển và triển khai cácsản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình mới Mục tiêu của R&D là đổi mới, cải thiện chấtlượng sản phẩm và dịch vụ, và duy trì tính cạnh tranh của tổ chức trên thị trường

Thông tin là dữ liệu hoặc kiến thức được biểu diễn dưới dạng số hoặc văn bản và

có ý nghĩa hoặc giá trị cho người nhận Thông tin có thể là một phần quan trọng của một

dự án, bao gồm dữ liệu về tiến độ, ngân sách, nguồn lực, và các yêu cầu khác của dự án.Các quy trình quản lý thông tin trong dự án bao gồm thu thập, lưu trữ, xử lý, truyền tải và

sử dụng thông tin một cách hiệu quả để hỗ trợ quản lý dự án và ra các quyết định liên

quan

Hành chính pháp chế và dịch vụ chung

Hành chính pháp chế là lĩnh vực trong tổ chức hoặc chính phủ chịu trách nhiệmquản lý và thực thi các quy định, chính sách và quy trình pháp lý Mục tiêu của hành chính pháp chế là đảm bảo sự tuân thủ của các quy định, tăng cường sự minh bạch và công bằng, và bảo vệ quyền lợi và nhu cầu của cộng đồng

Trang 21

1.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp:

Phương pháp khảo sát điều tra bảng hỏi

Thực hiện thu thập thông tin từ bảng khảo sát, đối tượng là người dân trên 18 tuổi,đang sống và làm việc tại Phường Yên Nghĩa - Quận Hà Đông – TP Hà Nội theo bảngkhảo sát đã chuẩn bị sẵn

Số lượng: 51 người

Xây dựng một cái nhìn tổng thể và chính xác về trải nghiệm chất lượng sản phẩmbia lon Sài Gòn 333 Phương pháp khảo sát là một phương pháp thu thập dữ liệu bằngcách sử dụng bảng hỏi (phiếu câu hỏi hoặc điền form) để thu thập thông tin từ những đốitượng đã khảo sát Quá trình khảo sát được tiến hành trong thời gian từ 1/3/2024 –31/3/2024

1.2.2 Phương pháp phân tích, so sánh

Từ đầu tháng 3/2024, chúng tôi đã bắt đầu xây dựng các bảng câu hỏi để thu thập

dữ liệu, một trong những phương pháp chúng tôi sử dụng để nắm bắt tâm lý của kháchhàng Tất cả những người tham gia trả lời các câu hỏi và cung cấp thông tin đều là nhữngngười đã sử dụng sản phẩm bia lon Sài Gòn 333

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến đốitượng nghiên cứu Sử dụng EXCEL để xử lý và phân tích dữ liệu Từ đó đưa ra được kếtquả Và sử dụng các bảng tần suất và biểu đồ để đánh giá những đặc điểm cơ bản của mẫuđiều tra

1.2.3 Phương pháp phân tích SWOT

1.2.3.1.Strengths (Điểm mạnh)

Sài Gòn 333 có một thương hiệu mạnh mẽ và lâu đời trong ngành công nghiệp biatại Việt Nam Bia lon Sài Gòn 333 được biết đến với chất lượng tốt và hương vị đặctrưng, là sự lựa chọn yêu thích của nhiều người tiêu dùng Bia lon Sài Gòn 333 có mạnglưới phân phối rộng khắp cả trong và ngoài nước, giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận người

Trang 22

tiêu dùng Công ty đã triển khai các chiến lược marketing hiệu quả để tăng cường nhậnthức thương hiệu và tăng doanh số bán hàng.

1.2.3.2.Weaknesses (Điểm yếu)

Trong ngành công nghiệp bia, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu rất cao, đặc biệt

là với các thương hiệu nước ngoài Bia lon Sài Gòn 333 có thể gặp khó khăn trong việcđổi mới sản phẩm để thu hút khách hàng mới do sự truyền thống và giới hạn về sáng tạo.Mặc dù đã mở rộng sang nhiều quốc gia, nhưng Sài Gòn 333 vẫn chủ yếu phụ thuộc vàothị trường nội địa Việt Nam

1.2.3.3.Opportunities (Cơ hội)

Với sự tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người tiêu dùng, thị trường bia có tiềmnăng phát triển mạnh mẽ Mở rộng hoạt động sang các thị trường quốc tế có thể mang lại

cơ hội mới cho Sài Gòn 333 để mở rộng thị phần và tăng doanh số bán hàng Đổi mới sảnphẩm có thể giúp Sài Gòn 333 thu hút được đối tượng khách hàng mới và duy trì sự hấpdẫn với khách hàng hiện tại

1.2.3.4 Threats (Mối đe dọa)

Các thương hiệu bia nước ngoài có nguồn lực và khả năng cạnh tranh lớn, có thểgây áp lực lên thị phần của Sài Gòn 333 Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến nguyênliệu sản xuất và quy trình sản xuất của Sài Gòn 333, gây ra các vấn đề về nguồn cung vàchất lượng sản phẩm Sự thay đổi trong quy định pháp lý hoặc thuế có thể ảnh hưởng đếnchi phí sản xuất và giá thành của Sài Gòn 333, làm giảm lợi nhuận hoặc tăng giá sảnphẩm

Trang 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG

SẢN PHẨM BIA LON SÀI GÒN 333 2.1 Khái quát về đối tượng nghiên cứu

2.1.1 Tổng công ty CP Bia rượu- Nước giải khát Sài Gòn ( SABECO)

Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) có tiền thân là Nhàmáy bia Sài Gòn được thành lập năm 1977 Năm 2004, công ty chuyển sang hoạt độngtheo mô hình công ty mẹ-công ty con và chính thức cổ phần hóa, đổi tên thành Tổng công

ty CP bia rượu nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vào đầu năm 2008

Hình 1: Tổng Công ty CP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn( SABECO)

Ngày 06/12/2016, cổ phiếu của Tổng Công ty được niêm yết trên sàn giao dịchcủa Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Ngày 18/12/2017, sau khi Nhà nướcthoái vốn khỏi Sabeco, công ty Vietnam Beverage sẽ trở thành cổ đông lớn nhất nắm giữ53,59% cổ phần của Sabeco Vietnam Beverage được thành lập tháng 10/2017 với vốnđiều lệ 681,66 tỷ đồng Hãng bia Thái Lan ThaiBev của tỷ phú CharoenSirivadhanabhakdi gián tiếp sở hữu 49% cổ phần của F&B Alliance Việt Nam, công ty

mẹ sở hữu 100% vốn của Vietnam Beverage

Trong suốt quá trình hoạt động, Sabeco luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầungành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao,đóng góp vào sự phát triển kinh tế của ngành, địa phương và đất nước Sabeco hiện đang

Trang 24

nắm giữ 40% thị phần sản xuất bia tại Việt Nam, phân phối khắp cả nước và xuất khẩutới gần 20 quốc gia trên thế giới Trong những năm qua, Sabeco luôn duy trì được tốc độphát triển vượt trội hàng năm trên 20% Với 2 loại bia chai Larue dung tích 610 ml và biachai 33 dung tích 330 ml thời kỳ đầu tiếp quản, đến nay, SABECO đã phát triển 10 dòngsản phẩm là bia chai Saigon Lager 450, bia chai Saigon Export, bia chai Saigon Special ,bia chai Saigon Lager 355, bia chai 333 Premium, bia chai Lạc Việt, bia lon 333, bia lonSaigon Special, bia lon Saigon Lager, bia lon Lạc Việt góp mặt đầy đủ trên thươngtrường Trải qua bao khó khăn và thách thức, đến nay , dù trên thị trường đã xuất hiện rấtnhiều thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới, nhưng Bia Sài Gòn và Bia 333 vẫn đang làthương hiệu Việt dẫn đầu thị trường bia Việt Nam và đang trên đường chinh phục các thịtrường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan

Tầm nhìn đến năm 2025: Phát triển SABECO thành Tập đoàn công nghiệp đồ

uống hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế

Sứ mệnh: Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới Đề

cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việccung cấp các sản phẩm đồ uống chất lượng cao, an toàn và bổ dưỡng Mang lại lợi íchthiết thực cho cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động và xã hội Thỏa mãn và đápứng nhu cầu đồ uống theo chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế “An toàn vệ sinhthực phẩm và bảo vệ môi trường” Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước trên

cơ sở minh bạch trong kinh doanh Tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng Đảm bảophát triển theo hướng hội nhập

2.1.2.Sản phẩm Bia lon Sài Gòn 333

Bia lon Sài Gòn 333 là thương hiệu bia lon đầu tiên được sản xuất tại thị trườngViệt Nam kể từ năm 1985

Bia 333 là thành quả kết hợp từ những tinh hoa của 3 quốc gia: hoa bia Hallertau

từ vùng Bavaria nước Đức luôn được lưu giữ dưới 10 độ C để lưu trọn sự nồng nàn, kếthợp cùng công thức và men bia trăm năm kế thừa từ Pháp, và được ủ bởi tài năng và tinhthần của các nghệ nhân nấu bia SABECO.Với sự kết hợp giao thoa của 3 tinh hoa trên đãđang mang lại hương bia nồng nàn và vị bia đầy đặn đặc trưng của Bia 333

Trải nghiệm vị Bia 333 là trải nghiệm vị bia đậm chất huyền thoại đã khôngngừng được kế thừa và gìn giữ suốt hơn 150 năm qua

Trang 25

Hình 2: Bia lon Sài Gòn 333

Trang 26

2.2.1.2 Chất lượng sản phẩm và vai trò của chất lượng sản phẩm

Phần lớn khách hàng cho biết họ hài lòng với bia lon Sài Gòn 333, đặc biệt là

về hương vị, chất lượng và giá trị sản phẩm Sự hài lòng này có thể là kết quả của việc sản phẩm đáp ứng được mong đợi về chất lượng và giá cả, cũng như sự nhấn mạnh vào kỹ thuật quảng cáo và maketing Từ những yếu tố này đã đem đến cho sản phẩm lượng khách hàng với tần suất mua hàng ổn định, cũng như thành công xây dựng đượcniềm tin đối với người tiêu dùng

2.2.1.3.Quản trị chất lượng

Bia lon Sài Gòn 333 thực hiện quản trị chất lượng từ khâu chọn nguyên liệu đếnquy trình sản xuất và đóng lon Mỗi bước đều được kiểm soát chặt trẽ để đảm bảo tính nhất quán và chất lượng sản phẩm Sản phẩm thường xuyên tiến hành kiểm định chất lượng thông qua các phương pháp thử nghiệm và kiểm tra chất lượng đối với mẫu hàng từ mỗi lô sản xuất, điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề chất lượng và can thiệp kịp thời để khắc phục Ngoài ra sản phâm đã liên tục cải tiển về quy trình sản xuất và quản trị chất lượng giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh

2.2.1.4 Hệ thống quản trị chất lượng

Hệ thống quản trị chất lượng của bia lon Sài Gòn 333 được thiết lập một cách tổchức và chi tiết để đảm bảo tính nhất quán và chất lượng sản phẩm Các yếu tố chính của hệ thống này bao gồm: quy trình sản xuất kiểm soát, kiểm định và kiểm tra chất lượng định kỳ, liên tục cải tiến, đào tạo nhân viên

2.2.1.5.Quản trị chất lượng dịch vụ

Ngoài việc chú trọng vào chất lượng sản phẩm bia lon Sài Gòn 333 còn đặt sự chăm sóc khách hàng là ưu tiên hàng đầu Bia lon Sài Gòn 333 đã thiết lập các tiêu chuẩn cao cho việc phục vụ khách hàng bao gồm thời gian, sự chuẩn bị và bảo quản sản phẩm cùng với sự tương tác cùng khách hàng Còn liên tục thu thập và phản hồi vào ý kiến của người dùng Bên cạnh đó để giải quyết khiếu lại một cách kịp thời, hệ thống quản lý phản hồi và xử lý khiếu nại đã được xây dựng để giải quyết vấn đề của người dùng nhanh chóng và hiệu quả

2.2.1.6 Đảm bảo và cải tiến chất lượng

Ngày đăng: 30/12/2024, 21:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10.(No date a) Studocu.com. Available at: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-luat-dai-hoc- quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh/cong-nghe-tien-dien-tu/on-tap-dao-duc-fintech-giua-ky/61073250 (Accessed: May 29, 2024) Link
11.(No date b) Luatminhkhue.vn. Available at: https://luatminhkhue.vn/moi- truong-vi-mo-la-gi.aspx (Accessed: May 29, 2024) Link
12.(No date c) Studocu.com. Available at: https://www.studocu.com/vn/document/cao-dang-kinh-te-doi-ngoai/quan-tri/sabeco-abc/77233166/ (Accessed: May 29, 2024) Link
13.(No date d) Baodautu.vn. Available at: https://baodautu.vn/bia-saigon-va-su- menh-nang-tam-vi-the-thuong-hieu-bia-cua-nguoi-viet-d204182.html/(Accessed: May 29, 2024) Link
14. (No date e) Bachhoaxanh.com. Available at: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/bia-sai-gon-gom-may-loai-va- co-nong-do-con-bao-nhieu-1189971 (Accessed: May 29, 2024) Link
15. (No date f) Studocu.com. Available at: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-mo-thanh-pho-ho-chi- minh/quan-tri-hoc/thao-luan-3-quan-tri-hoc/81638782 (Accessed: May 29, 2024) Link
16. (No date g) Com.vn. Available at: https://www.sabeco.com.vn/san-pham/bia/333/ (Accessed: May 29, 2024) Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG  GIỚI  THIỆU  THÀNH  VIÊN,  PHÂN  CÔNG  CHI  TIẾT  NHIỆM  VỤ - Đề tài nghiên cứu chất lượng sản phẩm bia lon sài gòn 333
BẢNG GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN, PHÂN CÔNG CHI TIẾT NHIỆM VỤ (Trang 2)
Hình  1:  Tống  Công  ty  CP  Bia-  Rượu-  Nước  giải  khát  Sài  Gòn(  SABECO) - Đề tài nghiên cứu chất lượng sản phẩm bia lon sài gòn 333
nh 1: Tống Công ty CP Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn( SABECO) (Trang 23)
Hình  2:  Bia  lon  Sài  Gòn  333 - Đề tài nghiên cứu chất lượng sản phẩm bia lon sài gòn 333
nh 2: Bia lon Sài Gòn 333 (Trang 25)
Bảng  6:  Mức  độ  hài  lòng  của  người  tham  gia  khảo  sát  với  chất  lượng  bia - Đề tài nghiên cứu chất lượng sản phẩm bia lon sài gòn 333
ng 6: Mức độ hài lòng của người tham gia khảo sát với chất lượng bia (Trang 30)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w