1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao

289 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ẩn Dụ Ý Niệm Về Con Người Trong Tác Phẩm Của Nam Cao
Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Hương Quỳnh, PGS. TS. Phạm Tất Thắng
Trường học Học viện Khoa học xã hội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại luận án
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 289
Dung lượng 3,25 MB

Nội dung

Thực chất của việc nghiên cứu ẩn dụ là việcxác định cơ chế ánh xạ ý niệm ẩn tàng trong tư duy những người sử dụng ngôn ngữ.Thông qua phân tích các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ và xác lập cácẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

**********

NGUYỄN THỊ LAN ANH

ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của bản thân tôi Các sốliệu trong luận án do tôi trực tiếp thu thập và thống kê Kết quả thống kê là trungthực Đề tài nghiên cứu và các kết luận khoa học của luận án chưa được công bốtrong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận án "Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao" được thực

hiện tại Học viện Khoa học xã hội dưới sự giúp đỡ tận tình của các tập thể và cá nhân

Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thày cô giáo viên hướngdẫn vì sự dẫn dắt, góp ý, chỉ bảo quý báu của của các thày cô trong suốt quá trình tôithực hiện luận án này

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thày cô giáo tại Học việnKhoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học và các nhà khoa học đã giảng dạy, trang bị chotôi những kiến thức hữu ích và cần thiết khi tôi học tập và nghiên cứu tại Học viện.Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ tại Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện, giúp

đỡ tôi tận tình để tôi có thể hoàn thành việc học tập một cách thuận lợi

Tôi xin ghi nhận sự giúp đỡ, động viên của các bạn bè đồng nghiệp, các anhchị em Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu

Tôi đặc biệt muốn bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ, chồng, các con cùng toàn thểgia đình và những bạn bè thân thiết đã động viên, khích lệ, tiếp sức và tiếp thêmđộng lực cho tôi trong chặng đường học hành và phấn đấu

Trân trọng!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2024

Tác giả luận án

Trang 4

MỞ ĐẦU

MỤC LỤC

Trang

1 Lý do chọn đề tài……… 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… 2

3 Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu……… 3

4 Phương pháp nghiên cứu……… 4

5 Đóng góp của luận án……… 4

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án……… 5

7 Cấu trúc của luận án……… 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 7 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu………. 7

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trên thế giới……… 7

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam……… 19

1.1.3 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao……… 24

1.2 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu………. 25

1.2.1 Những vấn đề lý luận cơ bản của ẩn dụ ý niệm……… 25

1.2.2 Phong cách sáng tác của Nam Cao và cách nhận diện ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao……… 44

1.3 Tiểu kết chương 1……… 52

CHƯƠNG 2 ẨN DỤ CẤU TRÚC VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM 54 CỦA NAM CAO 2.1 Dẫn nhập……… 54

2.2 Thống kê ẩn dụ cấu trúc về con người trong tác phẩm của Nam Cao………. 54

2.3 Phân tích các ẩn dụ cấu trúc về con người trong tác phẩm của Nam Cao………. 56

2.3.1 Ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT……… 56

2.3.2 Ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT……… 67

2.3.3 Ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ ĐỒ VẬT……… 80

Trang 5

2.4 Tiểu kết chương 2……… 87

CHƯƠNG 3 ẨN DỤ BẢN THỂ VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM 89 CỦA NAM CAO 3.1 Dẫn nhập……… 89

3.2 Thống kê ẩn dụ bản thể về con người trong tác phẩm của Nam Cao 89 3.3 Phân tích các ẩn dụ bản thể về con người trong tác phẩm của Nam Cao………. 90

3.3.1 Ẩn dụ bản thể CƠ THỂ CON NGƯỜI LÀ BẦU CHỨA TINH THẦN 90 3.3.2 Ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ MÀU SẮC 101

3.3.3 Ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ NHIỆT ĐỘ 110

3.3.4 Ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ ĐỘ SÁNG 115

3.3.5 Ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ TRẠNG THÁI THỂ CHẤT 120

3.3.6 Ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ MÙI VỊ 127

3.4 Tiểu kết chương 3 132

CHƯƠNG 4 ẨN DỤ ĐỊNH HƯỚNG VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO 134 4.1 Dẫn nhập……… 134

4.2 Thống kê ẩn dụ định hướng về con người trong tác phẩm của Nam Cao 134

4.3 Phân tích các ẩn dụ định hướng về con người trong tác phẩm của Nam Cao 135

4.3.1 Ẩn dụ định hướng CẢM XÚC TÍCH CỰC HƯỚNG LÊN CAO, CẢM XÚC TIÊU CỰC HƯỚNG XUỐNG THẤP 135

4.3.2 Ẩn dụ định hướng ĐỊA VỊ XÃ HỘI CAO HƯỚNG LÊN TRÊN, ĐỊA VỊ XÃ HỘI THẤP HƯỚNG XUỐNG DƯỚI 142

4.3.3 Ẩn dụ định hướng CÓ ĐẠO ĐỨC HƯỚNG LÊN TRÊN, VÔ ĐẠO ĐỨC HƯỚNG XUỐNG DƯỚI 148

4.3.4 Ẩn dụ định hướng CUỘC SỐNG CÓ Ý NGHĨA LÀ MỞ RỘNG RA, CUỘC SỐNG VÔ NGHĨA LÀ THU HẸP VÀO 157

4.4 Tiểu kết chương 4 163

Trang 6

KẾT LUẬN 166 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO 171 PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTAD:

BTNN:

Biểu thức ẩn dụBiểu thức ngôn ngữ

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1 Thống kê thuộc tính miền nguồn của các ẩn dụ cấu trúc về con

người

55

Sơ đồ 3.1 Phân cấp ánh xạ của ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ MÀU SẮC 102

Sơ đồ 3.2 Phân cấp ánh xạ của ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ NHIỆT ĐỘ 110

Sơ đồ 3.3 Phân cấp ánh xạ của ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ ĐỘ SÁNG 116

Sơ đồ 3.4 Phân cấp ánh xạ của ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ TRẠNG

THÁI

THỂ CHẤT

121

Sơ đồ 3.5 Phân cấp ánh xạ của ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ MÙI VỊ 128

Sơ đồ 4.1 Định hướng không gian cho miền đích CẢM XÚC 135

Sơ đồ 4.2 Định hướng không gian cho miền đích ĐỊA VỊ XÃ HỘI 143

Sơ đồ 4.3 Định hướng không gian cho miền đích ĐẠO ĐỨC 150

Sơ đồ 4.4 Định hướng không gian cho miền đích CUỘC SỐNG 158

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics) là một trường phái ngôn ngữ học

hiện đại được khơi nguồn từ đầu những năm 1970, có nền tảng từ sự ra đời, phát triểncủa các bộ môn khoa học tri nhận, đặc biệt là tâm lý học tri nhận Các nhà ngôn ngữhọc tri nhận tập trung sâu sắc vào phương diện ngữ nghĩa trên cơ sở thừa nhận ngônngữ phản ánh các thuộc tính cơ bản và các cấu trúc đặc trưng trong quá trình tư duycủa con người Họ nhấn mạnh rằng việc nghiên cứu ngôn ngữ chính là nghiên cứu

mô hình của sự ý niệm hóa và từ đó tập trung vào khám phá những ảnh hưởng củacấu trúc tri nhận, các quy luật của cấu trúc tri nhận đối với ngôn ngữ Đây cũng làđiểm khác biệt, là bước tiến quan trọng của trường phái này so với nhiều khuynhhướng nghiên cứu ngôn ngữ khác trước đó

Lý thuyết ẩn dụ ý niệm (Conceptual Metaphor Theory) là hướng nghiên cứunổi bật của ngữ nghĩa tri nhận (Cognitive Semantics) - một trong hai nhánh chính củangôn ngữ học tri nhận G Lakoff, người khởi xướng lý thuyết này, nhấn mạnh rằngmột trong những cách thức quan trọng để ý niệm hóa thế giới chính là ẩn dụ Ôngkhẳng định ẩn dụ không phải là một hiện tượng ngôn ngữ đơn thuần mà là một quátrình tư duy ý niệm, chi phối đến cách thức hiểu biết, lĩnh hội thế giới và giúp conngười hình thành tri thức mới Các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ chỉ là sự biểu hiện bềngoài về mặt ngôn ngữ của các ẩn dụ Do vậy, các biểu thức ngôn ngữ có tính ẩn dụ

là một sự biểu đạt của tư duy ý niệm Thực chất của việc nghiên cứu ẩn dụ là việcxác định cơ chế ánh xạ ý niệm ẩn tàng trong tư duy những người sử dụng ngôn ngữ.Thông qua phân tích các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ và xác lập các mô hình ánh xạ ýniệm, chúng ta sẽ biết được cơ chế tư duy cũng như các yếu tố đã ảnh hưởng đến sựtri nhận của con người

1.2 Văn học được xem là một hình thái ý thức xã hội, nhận thức "toàn bộ thế giới

trong tính sinh động và toàn vẹn" [70, tr.56] Trung tâm của thế giới ấy là con người

với đầy đủ bản chất tự nhiên, tính người, tình người và các mối quan hệ xã hội phứctạp Qua sáng tác văn học, nhà văn lí giải, cắt nghĩa các vấn đề liên quan đến conngười, từ đó biểu hiện thế giới quan, nhân sinh quan riêng của họ về cuộc sống và sựsống của con người Bên cạnh tư cách là một hình thái ý thức xã hội, văn học còn làmột loại hình nghệ thuật lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tạo Ngôn từ là phương tiệngiúp nhà văn miêu tả con người, xây dựng các hình tượng nhân vật và cũng là hình

Trang 11

thức vật chất chứa đựng

Trang 12

tư tưởng, quan điểm của các nhà văn Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, khimuốn tìm hiểu tư tưởng, quan niệm về con người của một nhà văn cụ thể, chúng ta cóthể dựa vào phân tích chất liệu ngôn ngữ, cụ thể là các biểu thức ngôn ngữ có tính ẩn

dụ, trong sáng tác của nhà văn đó để tìm ra các ẩn dụ ý niệm về con người

1.3 Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Nam Cao được đánh giá là một nhà văn

hiện thực tài năng "Ông đã để lại trong kho tàng văn chương dân tộc một gia tài không đồ sộ về số lượng nhưng lại luôn ẩn chứa sức sống, sức bền lâu của một giá trị văn chương vượt lên trên "các bờ cõi và giới hạn" [78, tr 5] Một trong những yếu

tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công cho các tác phẩm của Nam Cao chính

là cách nhận thức và lý giải về con người vừa có chiều sâu, vừa độc đáo, mới mẻ củaông Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về các sáng tác của Nam Cao nhưng chưa

có công trình, bài viết nào tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận và lý thuyết ẩn

dụ ý niệm Do vậy, đề tài nghiên cứu “Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao” với hướng tiếp cận từ góc độ lý thuyết ẩn dụ ý niệm sẽ góp phần lấp đầy

khoảng trống nghiên cứu, làm rõ nét thêm phương thức tư duy về con người của nhàvăn Qua đó góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị các tác phẩm, phong cáchsáng tác, quan niệm nghệ thuật về con người và những đóng góp của nhà văn đối vớinền văn xuôi Việt Nam hiện đại Hơn nữa, Nam Cao còn là một tác gia lớn, có tácphẩm được lựa chọn để giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn bậc THPT và ngànhNgữ Văn bậc ĐH Do vậy, việc nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về CON NGƯỜI trong sángtác của Nam Cao còn mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng khi mà kết quả nghiên cứucủa đề tài có thể ứng dụng vào quá trình dạy học tác phẩm của ông ở THPT và ĐH

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Luận án hướng đến mục đích nghiên cứu các ẩn dụ ý niệm về con người trongtác phẩm của Nam Cao, từ đó chỉ ra được cách thức tư duy của nhà văn về conngười, các yếu tố nghiệm thân, văn hóa đã ảnh hưởng đến cách thức tư duy đó cũngnhư làm sáng rõ hơn những điểm đặc trưng trong phong cách sáng tác, quan niệmnghệ thuật của Nam Cao

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, luận án hướng đến giải quyết cácnhiệm vụ cơ bản sau:

Trang 13

(1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm, ẩn dụ ý niệm về conngười trên thế giới và Việt Nam, tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm củaNam Cao.

(2) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ẩn dụ ý niệm và các kháiniệm có liên quan theo quan niệm của lý thuyết ẩn dụ ý niệm làm cơ sở phân tích ẩn

dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao

(3) Thống kê các ẩn dụ ý niệm về con ngườivà phân tích mô hình ánh xạ củacác ẩn dụ này qua các biểu thức ngôn ngữ có tính ẩn dụ trong các tác phẩm của NamCao

(4) Tìm hiểu, phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố bối cảnh văn hóa, lịch sử vàtrải nghiệm cá nhân đến cách thức nhà văn tri nhận con người

3 Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Luận án không coi ý niệm CON NGƯỜI là miền đích khảo sát duy nhất mànhìn nhận tất cả những yếu tố thuộc về con người đều là các miền đích cần phải khảosát Do vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống ẩn dụ ý niệm về con ngườitrong tác phẩm của Nam Cao, trong đó sẽ bao gồm các ẩn dụ ý niệm có miền đích làCON NGƯỜI và các ẩn dụ ý niệm có miền đích là ý niệm bậc dưới của ý niệm CONNGƯỜI

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của luận án nghiên cứu là ba loại ẩn dụ ý niệm về con

người trong tác phẩm của Nam Cao, bao gồm ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng về con người.

3.3 Ngữ liệu nghiên cứu

Luận án khảo sát 1 tiểu thuyết (Sống mòn), 1 truyện dài (Truyện người hàng xóm) và 68 truyện ngắn và truyện vừa của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (trong đó, tiểu thuyết Sống mòn, truyện dài Người hàng xóm và 60 truyện ngắn được in trong Nam Cao toàn tập (tập 1, 2) (2002), do Hà Minh Đức sưu tầm, giới thiệu; 8 truyện vừa in trong tuyển tập Người câm biết nói (2021) do Lại Nguyên Ân sưu tầm, giới thiệu) Các tác phẩm này đã được mã hóa theo cú pháp: TP + số thứ tự để đưa vào trích nguồn cho các BTAD dùng làm ví dụ trong quá trình

phân tích ánh xạ ý niệm Việc nhận diện các từ biểu lộ ẩn dụ và ánh xạ ý niệm đượcthực hiện dựa trên cơ sở quy trình nhận diện ẩn dụ ý niệm MIP của Pragglejaz (2007)

Trang 15

Steen giúp nhận diện các miền nguồn, miền đích và xây dựng mô hình ánh xạ xuyên miền từ miền nguồn sang miền đích.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.2 Phương pháp phân tích ngữ nghĩa của ngôn ngữ học tri nhận

Nếu như ngôn ngữ học truyền thống thiên về phân tích các nét nghĩa thì ngônngữ học tri nhận hướng tới việc tìm hiểu sơ đồ tư duy trong tâm trí của con người.Chính vì vậy, phương pháp phân tích ngữ nghĩa của ngôn ngữ học tri nhận sẽ được sửdụng để phân tích các sơ đồ tư duy và mô hình ánh xạ trong các ẩn dụ ý niệm về conngười trong tác phẩm của Nam Cao

4.3 Thủ pháp thống kê, phân loại

Thủ pháp thống kê, phân loại được sử dụng để định lượng số lượng và phân loạimột cách hệ thống các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ thuộc phạm trù con người xuất hiệntrong tác phẩm của Nam Cao

4.4 Cách tiếp cận liên ngành

Ẩn dụ ý niệm là cơ chế tư duy của con người nên chịu sự chi phối của nhiềuyếu tố về lịch sử, văn hóa, trải nghiệm nghiệm thân của người sử dụng ngôn ngữ.Cách tiếp cận liên ngành tâm lý học - xã hội giúp luận án có thể phân tích, lý giải sâusắc và toàn diện các yếu tố nghiệm thân, văn hóa cộng đồng, dân tộc, địa phương, bốicảnh lịch sử làm nền tảng cho các ẩn dụ ý niệm về con người trong sáng tác của NamCao

5 Đóng góp của luận án

5.1 Đóng góp về lý luận

Luận án đã tổng hợp lại các nghiên cứu lý thuyết ẩn dụ ý niệm trong và ngoàinước; hệ thống lại các vấn đề cơ bản về ẩn dụ ý niệm, ẩn dụ ý niệm văn học, cơ chếxây dựng ẩn dụ ý niệm văn học, quy trình nhận diện ẩn dụ ý niệm cũng như trình bàycác khái niệm liên quan đến việc diễn giải các biểu thức ẩn dụ Luận án cũng gópphần làm

Trang 16

sáng tỏ sự ảnh hưởng của trải nghiệm cá nhân, của các nhân tố văn hóa đối với tưduy của người sử dụng ngôn ngữ nói chung, đối với tư duy nghệ thuật của nhà vănnói riêng

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần thúc đẩy khuynh hướngnghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam, đóng góp cho Việt ngữ học một ví dụđiển hình về nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về con người trên tư liệu ngôn ngữ vănchương

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án cũng có ý nghĩa nhất định đốivới những người làm công tác nghiên cứu ngôn ngữ, Việt ngữ Luận án giúp họ cócái nhìn tổng quan về lý thuyết ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận và sự vậndụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm vào nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, nghiên cứu ngônngữ văn học nói riêng

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, các phần Bảng biểu, Phụ lục, Tài liệu thamkhảo, phần nội dung chính của luận án được triển khai trong bốn chương sau đây:

Trang 17

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của luận án

Trang 18

Chương này đưa ra một cái nhìn tổng quan đối với các nghiên cứu về ẩn dụ ýniệm, ẩn dụ ý niệm về con người trong và ngoài nước; trình bày chi tiết các vấn đề lýluận cơ bản về ẩn dụ ý niệm và các khái niệm có liên quan đến ẩn dụ ý niệm, phongcách sáng tác của Nam Cao và đưa ra quy trình nhận diện ẩn dụ ý niệm về con ngườitrong tác phẩm của Nam Cao để xây dựng khung lý thuyết làm cơ sở cho việc thống

kê, phân tích các ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao ở cácchương sau

Chương 2: Ẩn dụ cấu trúc về con người trong tác phẩm của Nam Cao

Chương 2 thống kê các ẩn dụ cấu trúc về con người trong tác phẩm của NamCao và phân tích mô hình ánh xạ ý niệm ẩn dụ từ các miền nguồn ĐỘNG VẬT,THỰC VẬT, ĐỒ VẬT lên miền đích cơ sở CON NGƯỜI Đồng thời tìm hiểu vàphân tích sự ảnh hưởng của trải nghiệm cá nhân và của văn hóa Việt Nam lên cáchthức tri nhận của Nam Cao

Chương 3: Ẩn dụ bản thể về con người trong tác phẩm của Nam Cao

Chương này thống kê các ẩn dụ bản thể về con người trong tác phẩm của NamCao với hai miền đích phái sinh là CƠ THỂ CON NGƯỜI và CẢM XÚC; sau đóphân tích mô hình ánh xạ ý niệm của các MN có tính vật chất lên MĐ CƠ THỂ CONNGƯỜI và CẢM XÚC; đồng thời, chương này cũng giải thích ảnh hưởng của cácyếu tố nghiệm thân đối với phương thức tri nhận của nhà văn về hai MĐ thứ cấp đó

Chương 4: Ẩn dụ định hướng về con người trong tác phẩm của Nam Cao

Chương 4 thống kê 4 cặp định hướng về con người trong tác phẩm của NamCao với các MĐ điển hình là CẢM XÚC, ĐỊA VỊ XÃ HỘI, ĐẠO ĐỨC và CUỘCSỐNG; sau đó tiến hành phân tích mô hình ánh xạ định hướng không gian lên các

MĐ này và làm rõ sự tác động của các nhân tố nghiệm thân, văn hóa đã ảnh hưởnglên các ẩn dụ định hướng về con người trong tác phẩm của nhà văn

Trang 19

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Dựa trên việc tổng hợp và phân loại nội dung các công trình, bài viết nghiêncứu trong và ngoài nước được công bố từ năm 1979 đến nay, luận án trình bày tổngthuật về sự ra đời và ý nghĩa của lý thuyết ADYN; về quá trình ứng dụng lý thuyếtADYN vào nghiên cứu thực tiễn sử dụng ngôn ngữ ở nước ngoài cũng như quá trìnhgiới thiệu, ứng dụng lý thuyết này vào nghiên cứu thực tiễn sử dụng ngôn ngữ tạiViệt Nam Đồng thời, luận án cũng trình bày và đánh giá một cách tổng quát cácnghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao từ trước đến nay để xây dựngnên bức tranh tổng quan về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trên thế giới

1.1.1.1 Nghiên cứu lý thuyết ẩn dụ ý niệm

Ngôn ngữ học tri nhận có hai khuynh hướng nghiên cứu chính là ngữ nghĩa trinhận (Cognitive Semantics) và ngữ pháp tri nhận (Cognitive Approaches toGrammar) Trong đó, ngữ nghĩa tri nhận tập trung làm sáng tỏ cấu trúc ý niệm, sự ýniệm hóa trong tư duy của con người, điển dạng, các mô hình nhận thức lý tưởng;đồng thời khảo sát, nghiên cứu mối liên hệ giữa kinh nghiệm, văn hóa với hệ thống ýniệm và cấu trúc ý nghĩa được tạo dựng trong ngôn ngữ Lý thuyết ADYN là mộttrong những lý thuyết khởi phát sớm nhất, nổi bật nhất và gần như mang tính thốngtrị trong ngữ nghĩa học tri nhận [110, tr 16] Nó ảnh hưởng sâu sắc và kết hợp nghiêncứu chặt chẽ với các nhánh lý thuyết khác trong khuynh hướng này như: lý thuyếtlược đồ hình ảnh (Image Schema Theory), lý thuyết không gian tinh thần (MentalSpaces Theory), lý thuyết pha trộn ý niệm (Conceptual Blending Theory) Giá trị và

ý nghĩa của lý thuyết ẩn dụ ý niệm nằm ở những điểm khác biệt quan trọng của nó sovới lý thuyết truyền thống về ẩn dụ

Trước đây, ngôn ngữ học truyền thống vốn chỉ xem ẩn dụ là một cách tạo nên

sự bóng bẩy cho ngôn từ trong các diễn ngôn cụ thể (xem thêm Evans V & Green M,

2006 [109]; Lakoff G & Johnson M., 1980 [157]; Ning Yu, 1998 [202]) Với quanniệm truyền thống, việc sử dụng ẩn dụ làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động, đồngthời thể hiện sự độc đáo và sáng tạo của người viết/nói Trong lý thuyết truyền thống

tồn tại ba quan điểm chính về ẩn dụ: quan điểm so sánh (comparison view) của

Trang 20

Aristotle, quan

Trang 21

điểm thay thế (substitution view) và quan điểm tương tác (interaction view) của

Black [202, tr 10-11] Tất cả các quan điểm này đều thừa nhận các đặc điểm sau của

ẩn dụ: 1/ ẩn dụ là một hiện tượng ngôn ngữ và là một thuộc tính của từ; 2/ ẩn dụ không tồn tại trong giao tiếp thường ngày mà chỉ được sử dụng cho mục đích nghệ thuật và tu từ; 3/ ẩn dụ là cách sử dụng từ có chủ đích và ý thức; 4/ ẩn dụ dựa trên

sự tương đồng giữa hai thực thể được xác định và so sánh; 5/ chỉ những người có tài năng đặc biệt trong sử dụng ngôn ngữ mới có thể tạo ra những ẩn dụ hay [152, tr x].

Năm 1975, Ortony đã chỉ trích quan điểm so sánh về ẩn dụ, cho rằng nó khônggiải thích được giá trị thực sự của ẩn dụ [175, tr 45-53] và đưa ra ý tưởng ẩn dụ làvấn đề của tư duy chứ không đơn giản chỉ là một đặc điểm của phong cách ngôn ngữ

[176] Cùng quan điểm với Ortony, trong bài viết The Conduit Metaphor, Reddy

(1979) đã thông qua việc phân tích kỹ lưỡng một ví dụ về ẩn dụ trong tiếng Anh giao

tiếp để đưa ra kết luận rằng: "vị trí của ẩn dụ là ở trong suy nghĩ, không phải trong ngôn ngữ; phép ẩn dụ là một phần chính yếu và không thể thiếu trong cách ý niệm thế giới thông thường của chúng ta, và hành vi hàng ngày của chúng ta tạo nên những hiểu biết ẩn dụ về kinh nghiệm" [dẫn theo 110, tr 268] Đến năm 1980, ý

tưởng này đã được G Lakoff và M Johnson phân tích, lý giải một cách cụ thể hơn ở

một loạt các ví dụ trong cuốn Metaphor We live by Họ đã nhấn mạnh rằng: ẩn dụ,

trong nghĩa rộng của nó, lan tỏa và thâm nhập trong ngôn ngữ và tư duy; hệ thống ýniệm của con người về bản chất là mang tính ẩn dụ Thông qua trải nghiệm nghiệmthân, chúng ta phóng chiếu những đặc điểm của một miền ý niệm nguồn sang mộtmiền ý niệm đích và sau đó lưu trữ các ánh xạ ý niệm trong thế giới tinh thần củachính chúng ta Do vậy, ẩn dụ phản ánh tư tưởng, cách thức suy luận của ngườinói/viết và những tương tác của họ với thế giới Mặc dù không phải là những ngườiđầu tiên đưa ra ý tưởng ẩn dụ là một phần của tư duy nhưng Lakoff và Johnson lại là

những người đầu tiên "định nghĩa một cách rõ ràng thế nào là ẩn dụ ý niệm và đưa

ra phương pháp giải thích ẩn dụ ý niệm trong ngôn ngữ thường ngày" [124, tr 14] cũng như "xác lập những nguyên tắc và quy ước cho việc nghiên cứu ẩn dụ sau này"

[127, tr 5] Vì điều này, họ được xem như những người sáng lập lý thuyết ẩn dụ ýniệm

Lý thuyết ADYN ra đời đã tạo nên một bước ngoặt mang tính cách mạngtrong cách nhìn nhận và nghiên cứu về ẩn dụ Với việc thừa nhận ẩn dụ không phải làmột hiện tượng hiếm, thuần túy ngôn ngữ hay chỉ là một khía cạnh thực dụng của

Trang 22

13quá trình

Trang 23

dụng ngôn, mà là một ý niệm gắn kết với tâm trí và tư duy, lý thuyết này đã "lấp đầy một khoảng trống mà người ta vẫn cảm thấy sâu sắc trong quan điểm truyền thống"

[111, tr 110] Nhờ những quan điểm mới mẻ về ẩn dụ ý niệm do Lakoff và Johnsonkhởi xướng mà ẩn dụ ý niệm đã trở thành một vấn đề trung tâm trong quá trìnhnghiên cứu tư duy ngôn ngữ của con người Sau khi lý thuyết ADYN xuất hiện,

quang cảnh nghiên cứu về ẩn dụ trong ngôn ngữ học thực sự là "một giai đoạn hoạt động lý thuyết và thực nghiệm sôi nổi" [124, tr 14] Các học giả từ các ngành học

thuật khác nhau như tâm lý học, ngôn ngữ học, triết học, nhân chủng học, giáo dụchọc, nghiên cứu phê bình văn học và tu từ học v.v đều tham gia khảo sát, nghiên cứunhững cách thức ẩn dụ ý niệm ảnh hưởng tới tư tưởng và ngôn ngữ Trải qua hơn bốnthập kỷ, lý thuyết này đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ giới nghiên cứu Trong suốtquá trình hình thành và phát triển, lý thuyết ẩn dụ ý niệm cũng có nhiều điều chỉnh,

bổ sung hoàn thiện hơn về các khái niệm, quan điểm thành phần Về tổng thể, lýthuyết ADYN có hai trọng tâm chính Trong đó, một trọng tâm nghiên cứu tính phổquát và một trọng tâm hướng đến nghiên cứu sự biến đổi của ẩn dụ ý niệm

Trọng tâm đầu tiên quan tâm đến các khía cạnh đơn nhất của ẩn dụ ý niệm, tập trung vào nghiên cứu các phương diện sau:

(1) Chứng minh sự phổ biến của các hệ thống ẩn dụ khác nhau trong tư duy và

giao tiếp thường ngày của con người thông qua việc khám phá cấu trúc ánh xạ giữanhững miền nguồn và miền đích phổ biến nhất của tri nhận con người người (Lakoff

& Johnson 1980 [157]; Kovecses Z 2010 [152]); giải thích các khái niệm cơ bản như

khung (Fillmore C.J 1982a [114], 1982b [115]), miền (Langacker R.W 1987 [166],

2008 [167]), mô hình tri nhận, nguyên tắc bất biến (Kovecses Z 2010 [152]; Lakoff

G 1993 [161]), nghiệm thân (Casasanto D 2015 [105]; Francisco J Varela, Evan T.

Thompson, Eleanor Rosch 1991 [119]; Gibbs R.W 2005 [123]; Johnson M 1987

[136]; Kovecses Z 2015 [154]; Lakoff G & Johnson M 1999 [158]), lược đồ hình ảnh (Hampe B., Grady J.E 2005[128]; Johnson M 1987 [136]; Lakoff G & Johnson

M 1999 [158]; Lakoff G 1987 [160]; Langacker R.W 1987 [166], 2008 [167]).Thông qua nghiên cứu về phương diện này, các nhà ngôn ngữ học tri nhận đã xác lậpbản chất nghiệm thân của ẩn dụ; chỉ ra đặc điểm ánh xạ một phần; chỉ ra một số miền

nguồn phổ biến như cơ thể con người, sức khỏe, động vật, thực vật, thực phẩm, nhiệt

và lạnh, lực, ánh sáng và bóng tối v.v và một số miền đích phổ biến như cảm xúc, ước vọng, đạo đức,

Trang 24

tâm trí, xã hội, chính trị, sự kiện v.v.; chỉ ra cách thức các lược đồ hình ảnh hoặc

nghiệm thân về không gian, thời gian, lực, nhân quả, vật chứa, chuyển động v.v ràngbuộc sự phóng chiếu ẩn dụ lên các ý niệm trừu tượng; giải thích sự tồn tại của các ẩn

dụ ý niệm mang tính phổ quát toàn nhân loại là do ảnh hưởng của cấu trúc cơ thể conngười đến tư duy; khẳng định mối tương quan bản thể luận và tương quan về cấu trúcnhận thức luận tạo nên nền tảng cho các ẩn dụ ý niệm

(2) Thảo luận về hệ thống và sự phân loại ẩn dụ: về phương diện này, các họcgiả đã mô tả được hệ thống ẩn dụ bao gồm ẩn dụ Cấu trúc sự kiện và ẩn dụ Chuỗi vĩđại (Lakoff G & Turner M 1989 [159]; Lakoff G 1993 [161]; Kovecses Z 2010[152]; đưa ra các tiêu chí để phân biệt ẩn dụ cấp độ cụ thể và cấp độ chung (Lakoff

G & Turner

M 1989 [159]; Kovecses Z 2016 [155]); phân tích cụ thể các mức độ quy ước của

ẩn dụ ý niệm (Lakoff G & Johnson M 1980 [157]; Lakoff G & Turner M 1989[159]; Kovecses Z 2010 [152], 2015 [154])

(3) Xác nhận thực tế tri nhận của tư duy ẩn dụ trong một loạt các lĩnh vực

khác nhau của đời sống con người như: ngôn ngữ ký hiệu (Alan Cienki and Cornelia Muller 2008 [96]; Wilcox P 2000 [201]), phim ảnh (Carroll N 1994 [103], 1996 [104]), diễn ngôn chính trị (Lakoff G 1996 [162], 2006 [163]), văn học (Lakoff G & Turner M 1989 [159]), toán học (Lakoff G & Núñez R E 2000 [165]), các cách biểu đạt bằng hình ảnh (Forceville Charles 2005 [116], 2007 [117], 2008 [118]), âm nhạc (Johnson Mark L & Steve Larson 2003 [138], Zbikowski Lawrence M 2002

[208] v.v Các nghiên cứu về phương diện này đã cho thấy ẩn dụ không chỉ tồn tạitrong các lĩnh vực ngôn ngữ mà còn tồn tại trong các lĩnh vực phi ngôn ngữ (quảngcáo hình ảnh, ngôn ngữ cử chỉ…), xác nhận quan niệm về ẩn dụ đa phương thức

Điều đó giúp cho ẩn dụ "đặc biệt có giá trị đối với những người không sử dụng ngôn ngữ, đồng thời giúp chúng ta khám phá các ẩn dụ ý niệm trong nhiều lĩnh vực phi ngôn ngữ của kinh nghiệm con người" [152, tr 73].

Trọng tâm thứ hai quan tâm chủ yếu đến sự biến đổi, bao gồm:

(1) Các nghiên cứu lý giải cách thức mà các nhân tố văn hóa, bối cảnh xã hộiảnh hưởng đến tư duy ẩn dụ và làm sản sinh ra số lượng phong phú các biến thể ẩn

dụ gồm (Ning Yu 1998 [202]; David Ritchie L 2006 [106]; Evans, V., Bergen, B &Jinken J 2007 [110]; Stern J 2008 [191]; Kovecses Z 2005 [147], 2007 [150], 2014[153], 2015 [154])

Trang 25

(2) Các nghiên cứu đa ngôn ngữ góp phần phân tích và chứng minh ảnh hưởngcủa văn hóa, bối cảnh xã hội cụ thể đến sự biến đổi đa dạng của ẩn dụ ý niệm ở cácngôn ngữ khác nhau trên thế giới gồm (Sweetser E 1990 [192]; Ning Yu 1998 [202],

2000 [203], 2003 [204]); phân tích so sánh ý niệm miền đích về cảm xúc như tứcgiận, hạnh phúc, giận dữ, thời gian hoặc là phân tích so sánh về cách ý niệm hóa từmiền nguồn không gian như (Ning Yu 1998 [202]; Kovecses Z 1990 [143], 2000[146], 2005 [147], 2007 [150], 2020 [156]; Callies M and Degani M 2021 [102])

Hai trọng tâm này của lý thuyết ADYN không phải là hai hướng đi khác nhau

mà kết nối chặt chẽ với nhau bởi ẩn dụ ý niệm liên quan chặt chẽ đến các trải nghiệmthể chất của con người Sự giống nhau về cấu trúc thể chất dẫn đến những trảinghiệm tương tự nhau, từ đó làm hình thành các ẩn dụ cơ sở mang tính phổ quátchung cho toàn nhân loại Tuy nhiên, do các trải nghiệm thể chất được định hình nhờcác bối cảnh văn hóa khác nhau nơi con người sinh sống nên tư duy ẩn dụ ở từngcộng đồng người cũng có khác biệt Từ đó, có thể thấy, trong tư duy ý niệm của mộtcộng đồng, cái phổ quát và cái độc đáo cùng tồn tại Việc nghiên cứu ẩn dụ ý niệm sẽđồng thời hướng đến cả hai vấn đề này (xem [126; tr 171] [168, tr 50])

Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của các lý thuyết mới như: lý thuyếtcủa Grady J E về ẩn dụ sơ cấp và ẩn dụ phức hợp (1997), lý thuyết kết hợp củaChristopher Johnson (1997), lý thuyết ẩn dụ - thần kinh của Narrayanan (1997) đãdẫn tới một số thay đổi và bổ sung cho lý thuyết ADYN Để hiểu rõ hơn về nhữngđiều chỉnh này, luận án trình bày sơ lược những điểm mới trong ba lý thuyết vừa nêunhư sau:

- Lý thuyết về ẩn dụ ý niệm sơ cấp và ẩn dụ ý niệm phức hợp (Theory of primary metaphors and complex/compound metaphors): Trong công trình Foundation

of Meaning: primary metaphors and primary scenes công bố năm 1997 [127], khi

xem xét động lực kinh nghiệm của ẩn dụ, để giải quyết vấn đề ánh xạ chỉ một phần,

sự nghèo nàn về ánh xạ, khoảng trống trong ánh xạ hoặc sự thiếu động lực trảinghiệm, Grady đã đề xuất lý thuyết về ẩn dụ sơ cấp và ẩn dụ phức hợp Lý thuyếtnày giải thích cách thức các ADYN phức hợp (complex/compound metaphors) đượchình thành từ các ADYN sơ cấp (primary metaphors) mang tính phổ quát hơn TheoGrady, ẩn dụ sơ cấp là cái đại diện cho sự ý niệm hóa ẩn dụ cơ bản nhất được nảysinh trực tiếp từ kinh nghiệm và trải nghiệm cơ thể thông thường của chúng ta, và do

đó mang tính phổ quát Các ẩn dụ phức hợp lại là sự kết hợp của nhiều ẩn dụ sơ cấp

Trang 26

Ví dụ: ẩn dụ phức hợp TÌNH YÊU

Trang 27

LÀ MỘT CUỘC HÀNH TRÌNH được hình thành nhờ sự kế thừa và kết hợp các ẩn

dụ sơ cấp như MỤC ĐÍCH LÀ ĐIỂM ĐẾN, KHÓ KHĂN LÀ CẢN TRỞ VẬNĐỘNG, THÂN THIẾT LÀ SỰ GẦN GŨI, MỐI QUAN HỆ LÀ MỘT VẬT CHỨA

- Lý thuyết kết hợp (Theory of Conflation) của Christopher Johnson: C.

Johnson (1997) đã mô tả lại ba giai đoạn giúp cho trẻ em đạt được năng lực hiểu và

sử dụng ẩn dụ [134] Trong giai đoạn đầu, một đứa trẻ sử dụng các thuật ngữ như ấm,mát, nóng, lạnh chỉ theo nghĩa đen của nó Nghĩa là trong giai đoạn này, các thuậtngữ chỉ được sử dụng trong miền nguồn, cụ thể là miền trải nghiệm nhiệt độ thực tế.Trong giai đoạn thứ hai (giai đoạn kết hợp), các thuật ngữ này được sử dụng trongtrường hợp cả miền nguồn và đích đều hoạt động cùng nhau Ở giai đoạn này, một sốkinh nghiệm và phán đoán chủ quan nhất định được kết hợp với một số trải nghiệmvận động - giác quan nhất định; từ đó, đứa trẻ tự động có được một số lượng lớn cácmối liên hệ giữa lĩnh vực nhiệt độ với một số lĩnh vực khác, chẳng hạn như lĩnh vựctình cảm (nhiệt độ ấm áp gắn liền với tình cảm ấm áp) Vì vậy, đứa trẻ sẽ sử dụngthuật ngữ miền nguồn với ý nghĩa phù hợp với miền đích Trong giai đoạn thứ ba(giai đoạn phân biệt), các thuật ngữ về nhiệt độ được sử dụng một cách ẩn dụ cho cáctrạng thái của tình cảm, tính cách con người

Như thế, kết hợp phân tích của Grady và C Johnson, chúng ta được một giảthiết bổ sung là các phép ẩn dụ sơ cấp được phát triển trong thời thơ ấu do kết quảcủa các trải nghiệm khác nhau Ví dụ: khi còn nhỏ, chúng ta trải nghiệm tình cảm từcha mẹ, nó thường ở dạng gần gũi và ấm áp; đến lúc trưởng thành, chúng ta tiếp tục

mô tả một cách ẩn dụ các mối quan hệ của chúng ta là "gần gũi", "ấm áp", tạo nên ẩn

dụ sơ cấp TÌNH CẢM LÀ ẤM ÁP trong tư duy Các mối quan hệ của con ngườiđược nội tại hóa và dẫn đến các ánh xạ miền chéo mà Lakoff và Johnson (1980) đã

đề cập đến

- Lý thuyết ẩn dụ - thần kinh (The neural Theory of Metaphor) của Narrayanan

được phát triển dựa trên lý thuyết ngôn ngữ - thần kinh học (một nghiên cứu liênngành thú vị giữa Lakoff và Jerme Feldman năm 1988) Điểm mới của lý thuyết ẩn

dụ - thần kinh là ở chỗ gợi ý rằng: ẩn dụ sơ cấp được tạo nên từ các hoạt động đồngthời xảy ra lặp đi lặp lại giữa hai vùng não liên quan tương ứng với miền đích vàmiền nguồn của ADYN và điều này dẫn đến sự phát triển của các kết nối thần kinhvật lý giữa hai miền (xem thêm Feldman J and Narayanan S 2004 [113]; Feldman J

2006 [112] [Narayanan S & Feldman J 1997 [173])

Trang 28

Dựa trên sự kết hợp với các yếu tố mới trong lý thuyết kết hợp, lý thuyết ẩn dụ

- thần kinh, lý thuyết ẩn dụ sơ cấp và ẩn dụ phức hợp, Lakoff và Johnson đã thựchiện các nghiên cứu mở rộng hơn về nền tảng trải nghiệm nghiệm thân của ẩn dụ ýniệm Họ thừa nhận sự kết nối trực tiếp của ẩn dụ sơ cấp với trải nghiệm nghiệmthân, còn ẩn dụ phức hợp chính là sự kế thừa từ các ẩn dụ sơ cấp; đồng thời họ phântích bốn ẩn dụ sơ cấp phổ biến như những ví dụ điển hình để thu thập ý nghĩa và cấutrúc của trải nghiệm cơ thể con người đối với các ý niệm và tư duy trừu tượng (xem[137], [158]) Bên cạnh đó, Lakoff và Johnson (1999) còn đưa ra những đề xuất bổsung về sự phân biệt giữa các ẩn dụ sơ cấp và ẩn dụ phức hợp: ẩn dụ sơ cấp trực tiếpsinh ra từ kinh nghiệm và trải nghiệm cơ thể thông thường của chúng ta, mang tínhphổ quát hơn; còn ẩn dụ phức hợp là sự kết hợp của nhiều ẩn dụ sơ cấp và niềm tinvăn hóa, có xu hướng mang đặc trưng văn hóa Họ cũng nhấn mạnh nền tảng của các

ý niệm là kết quả của mối tương quan giữa các trải nghiệm được mã hóa ở tế bàothần kinh [158] và tính đa nghĩa của ngôn ngữ là hệ quả của sự đa phương thức của

hệ thống cảm giác - vận động của bộ não, sự đa phương thức trong hoạt động của hệthống thần kinh [137]

Một lý thuyết khác có liên quan đến việc diễn giải các ẩn dụ là lý thuyết phatrộn ý niệm (Theory of conceptual blending) của Fauconnier và Turner Hai nhà

nghiên cứu này đưa ra đề xuất "một tập hợp con của các thuộc tính và cấu trúc quan

hệ từ miền nguồn và miền đích được nhập vào một không gian hỗn hợp, nơi chúng có thể được kết hợp và bổ sung thông tin từ kiến thức nền" [110, tr 108] Nếu như mô

hình ADYN chỉ có nguồn và đích thì mô hình pha trộn ý niệm của Fauconnier vàTurner gồm có bốn vùng không gian: hai không gian đầu vào (tương tự như miềnnguồn và miền đích của ADYN), không gian chung đại diện cho cấu trúc ý niệm củahai không gian đầu vào và không gian hòa kết Không gian hòa kết là nơi mà haikhông gian đầu vào kết hợp và tương tác với nhau Mô hình pha trộn ý niệm là mộtgợi ý để lý thuyết ADYN có thể phân tích và giải thích một số cấu trúc phức tạp nảysinh trong các ẩn dụ phức hợp

1.1.1.2 Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về con người

CON NGƯỜI là một ý niệm mang tính phổ quát cao Do vậy, sự ý niệm hóa

về CON NGƯỜI đã được các nhà ngôn ngữ học tìm hiểu ngay khi lý thuyết ẩn dụ ýniệm mới xuất hiện Việc nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về con người tập trung ở baphương diện, cụ thể như sau:

Trang 29

1/ Nhóm thứ nhất gồm các nghiên cứu về tính phổ quát của các ẩn dụ ý niệm

về con người trong tư duy của người sử dụng ngôn ngữ nói chung Lakoff và Turner(1989) [159], Kovecses (2010) [152] đã phân tích hệ thống phân cấp của Chuỗi vĩ đạicủa sự tồn tại (The Great Chain of Being) Trọng tâm của hệ thống này là thứ bậc của

sự vật trên thế giới và các ý niệm tương ứng được sắp xếp từ cao xuống thấp, trong

đó con người đại diện cho sinh vật bậc cao và các thực thể khác nằm ở vị trí thấp

hơn Cách tổ chức của hệ thống phân cấp như sau: con người -> động vật -> thực vật -> vật thể phức tạp -> thực thể tự nhiên Hệ thống này sẽ trở thành một hệ thống ẩn

dụ khi một cấp độ cụ thể của chuỗi được sử dụng để hiểu một cấp độ khác Lakoff vàTurner (1989), Kovecses (2010) đều nhấn mạnh rằng, ý niệm CON NGƯỜI đứng ở

vị trí cao nhất trong Chuỗi vĩ đại của tồn tại; các thuộc tính và hành vi của con người

có thể được hiểu dựa trên các thuộc tính của miền nguồn cấp thấp hơn như: ĐỘNGVẬT, THỰC VẬT, THỰC THỂ VÔ TRI, VẬT THỂ TỰ NHIÊN Cách thức ý niệmhóa về con người như vậy mang tính phổ quát trong tư duy con người ở các cộngđồng văn hóa nói chung

2/ Nhóm thứ hai nghiên cứu sự ý niệm hóa con người từ các miền nguồn phổdụng như: ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT, ĐỒ VẬT, THỰC PHẨM Số lượng bài nghiêncứu trong nhóm này khá phong phú và hướng đến tìm hiểu sự ý niệm hóa miền đíchCON NGƯỜI trên ngữ liệu ngôn ngữ của một cộng đồng người nhất định hoặcnghiên cứu đối sánh giữa ngôn ngữ của các cộng đồng người khác nhau Các nghiêncứu tập trung ở bốn vấn đề:

Vấn đề 1 : Sự ý niệm hóa CON NGƯỜI từ miền nguồn ĐỘNG VẬT Về vấn

đề này, các bài viết được chia thành hai nhóm dựa trên phạm vi ngữ liệu khảo sát,bao gồm:

- Những nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT trên một

ngôn ngữ cụ thể như: tiếng Anh (Velasco-Sacristan M 2009 [195], Wierzbicka 1985

[198], 1996 [199]; Kovecses 1997 [145], 2006b [149]; Rodriguez I.L 2007 [181];Allen

Pace Nilsen 1996 [99]; Zahra JAFARI 2018 [207]; Robert Sommera & Barbara A

Sommera 2011 [179]); tiếng Trung (Pei-chin Shih 2006 [186]; Henrieta HATALOVÁ

2007 [129]; Kiełtyka R & Kleparski G.A 2007 [141]; Yao Siqi 2017 [187]); tiếng Do Thái (Alec Basson 2008 [97]); tiếng Mã Lai (Imran Ho-Abdullah 2011 [130]); tiếng Zulu (Eric A Hermanson & J.A du Plessis 1997 [108], N.G Biyela 2014 [172]);

Trang 30

tiếng Tzintzuntzan (Stanley Brandes 1984 [188]); tiếng Khezel (Mohammad Aliakbari and Elham Faraji 2014 [170]); tiếng Kurd (Sharifi and Karimipour 2012 [185]).

Trang 31

- Những nghiên cứu đối sánh ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT

giữa hai hay nhiều ngôn ngữ như: tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha (Fontecha A.F &

Catalán

R.M 2003 [100], Rodríguez I.L 2009 [182]); tiếng Pháp và tiếng Anh (Paul E O'Donnell 1990 [177]); tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Litva (Aida Sakalauskaite 2010 [95]); tiếng Anh và tiếng Ba Tư (Talebinejad M.R & Dasterdi H.V 2005 [194]), tiếng Anh và một số ngôn ngữ châu Âu (Kleparski 2002 [142]); tiếng Serbia và tiếng Romani (Annamaria Kilyeni & Nadezđa Silaski 2015 [101]); tiếng Anh và tiếng Trung (Ahrens, Kathleen/Say, Alicia L T 1999 [94], Wang, C & Dowker, A 2007

[196], Wong Wei, L and Wong, B E 2012 [197]); phương ngữ Bukusu và tiếng Gusii ở Kenya (Margaret N Barasa, Ph.D & Isaac Nilson Opande, Ph.D 2017 [169]); tiếng Sinhala và tiếng Pháp (Jayawardena, H 2014 [133]); tiếng Mã Lai và tiếng Ả Rập (Sabariah, M.R, Pabiyah,

H and Nurul, N M 2012 [183]; tiếng Anh và tiếng Mã Lai (Muhammad, N and Rashid.

S 2014 [171]); tiếng Anh và tiếng Kurd (Dilovan Sayfuddin Saady 2021 [107]); tiếng Anh và tiếng Thái (Chatchawadee Saralamba 2021 [184]).

Kết quả tổng hợp nghiên cứu của các bài viết trên cho thấy: mặc dù phạm vingữ liệu nghiên cứu khác nhau nhưng đa phần các tác giả đều xác nhận quan niệmcủa Lakoff và Johnson, Kovecses về tính phổ quát của ẩn dụ CON NGƯỜI LÀĐỘNG VẬT trong các ngôn ngữ trên thế giới Almudena Fernández Fontecha, RosaMaría Jiménez Catalá (2003) cho rằng ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT phổbiến là do nguồn gốc của nó nằm trong xã hội nông thôn truyền thống Từ xa xưa,con người đã tiếp xúc và tích lũy hiểu biết về động vật nên các cộng đồng bản ngữ

đều sử dụng đặc điểm thể chất, hành vi của động vật để ánh xạ lên con người và "ẩn

dụ ý niệm động vật đáp ứng cả chức năng ngữ nghĩa và xã hội học trong giao tiếp của con người" [141, tr.96] Bên cạnh đó, các tác giả đều hướng đến phân tích ý

nghĩa biểu trưng về con người ở các loài động vật trên các ngôn ngữ cụ thể; chỉ ranhững đặc trưng văn hóa đã chi phối đến cách thức tư duy về con người của mộtcộng đồng nhất định Các bài viết trên đều chia sẻ các quan điểm chung như sau:

* Thứ nhất, các công trình, bài viết trên đều thống nhất rằng quá trình ý niệm hóa CON NGƯỜI từ các đặc tính của ĐỘNG VẬT chịu sự chi phối của yếu tố nội văn hóa, niềm tin dân tộc của các cộng đồng bản ngữ nhất định Chẳng hạn, vua

Shaka được dân tộc Zulu tôn kính vì đã đặt ra chính quyền, hệ thống quân sự, lý

Trang 32

23tưởng thống trị nên người Zulu đã lồng ghép ý nghĩa chỉ sức mạnh, dũng cảm và vinhquang đối với các loài

Trang 33

vật như báo, sư tử, tê giác, trâu, voi khi nói về vua Shaka [172] Ở Tây Ban Nha cótruyền thống đấu bò tót nên trong tiếng Tây Ban Nha, bò tót được sử đụng để ẩn dụcho những đặc tính tích cực (quyền lực tối cao hoặc sức mạnh bất khả chiến bại) củacon người [182] Trong xã hội Ả Rập, do điều kiện sống trên sa mạc khô hạn nên conngựa là loài động vật quan trọng dùng để cưỡi khi đi săn hoặc di chuyển từ nơi nàyđến nơi khác Người Ả Rập rất tự hào khi sở hữu một con ngựa Vì nét văn hóa nàynên trong ngôn ngữ Ả Rập, ngựa được gán ghép cho những ý nghĩa ẩn dụ mang tínhtích cực như sự vâng lời, sức mạnh và lòng dũng cảm [183] Với người Kurd, do ảnhhưởng của Thánh kinh Coran Hồi giáo, liên quan đến sự tuân thủ và chấp nhận mệnhlệnh của Allah, nên người Kurd có ấn tượng tiêu cực về một số loài động vật nhấtđịnh như chó, cú, ngỗng Họ sử dụng các loài động vật này trong thành ngữ, tục ngữ

để ẩn dụ cho những đặc điểm tiêu cực của con người, cụ thể: chó tượng trưng cho sựbẩn thỉu hoặc không tinh khiết; ngỗng tượng trưng cho người vô tổ chức, vô kỷ luật,

cú là biểu tượng cho những người lươn lẹo, không đáng tin [107]

Do sự chi phối của các đặc trưng văn hóa của cộng đồng bản ngữ nên ẩn dụCON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT ở các dân tộc khác nhau cũng có sự khác biệt Sharifi

and Karimipour (2012) nhấn mạnh: "Động vật được các nền văn hóa khác nhau sử dụng để diễn đạt nghĩa bóng của thành ngữ dựa trên ngữ cảnh và chúng có thể truyền đạt các ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa" [185, tr.55] Margaret N Barasa, Ph.D & Isaac Nilson Opande, Ph.D (2017) cũng chỉ ra: "văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định ý nghĩa gắn liền với ẩn dụ ý niệm động vật vì ngôn ngữ khác nhau sẽ có nghĩa khác nhau được gán cho cùng một loài động vật Điều này có nghĩa là một con vật giống nhau có thể không được khái niệm như nhau trong các ngôn ngữ và nền văn hóa khác nhau" [169, tr.85] Khi

nghiên cứu đối sánh ý nghĩa biểu trưng cho con người của các loài động vật giữa cácngôn ngữ khác nhau, các bài viết đã chỉ ra sự khác biệt ở hai điểm dưới đây:

(i) Với cùng một loài động vật, mỗi cộng đồng có thể gán ghép những ý nghĩa

ẩn dụ khác nhau cho con người Chẳng hạn, trong tiếng Trung, "chó" được đưa vàodiễn ngôn để biểu thị tính cách trung thành, trách nhiệm của con người [129, tr 164];trong khi đó, trong tiếng Mã Lai, loài này xuất hiện trong các thành ngữ, tục ngữ như

là ẩn dụ cho những người yếu ớt hoặc bị khinh thường [130, tr 127] "Lừa" trongtiếng Anh được dùng để nói đến những người dốt nát, ngớ ngẩn; ngược lại, trongtiếng Ả Rập, lại có thể

Trang 34

mang ý nghĩa ẩn dụ tích cực (nói về sự kiên nhẫn, bền bỉ của con người) hoặc tiêu cực (chỉ người ngu ngốc) [183, tr 38] Hình ảnh "cá mập" trong tiếng Ba Tư hoàn toàn khác với hình ảnh trong tiếng Anh Mặc dù trong tiếng Anh, cá mập là “kẻ không trung thực, kẻ lừa đảo”, trong tiếng Ba Tư, cá mập là “người không có hoặc rất ít râu mọc trên người” [194, tr 146] Theo M Reza Talebinejad & H Vahid Dastjerdi (2005),hình ảnh con én trong tiếng Ba Tư là đại diện cho một người “nhẹ nhàng, dễ tính và di chuyển rất nhẹ nhàng và dễ dàng” hoặc "những người ăn rất ít" Cùng mang ý nghĩa biểu trưng tiêu cực nhưng con gà tây trong tiếng Anh có ý nghĩa biểu trưng là “thằng con trai ngu ngốc”, còn trong tiếng Ba Tư biểu thị cho “kẻ đạo đức giả”, “người dễ đổi phe” và “kẻ cơ hội” [194, tr 146] "Gà mái" trong tiếng Anh chỉ phụ nữ còn trong tiếng Thái lại chỉ gái điếm [184, tr 140]

(ii) Với cùng một ý nghĩa biểu trưng cho đặc điểm nào đó của con người, một

số cộng đồng người sẽ sử dụng loại các động vật khác nhau Ví dụ: để nói về "ngườivụng về, thiếu cẩn thận", người Anh dùng "con bò", người Pháp lại dùng "con voi"[177]; để nói về "kẻ có trái tim hèn nhát", tiếng Anh sử dụng "trái tim gà", tiếng Ba

Tư sử dụng "trái tim dê", tiếng Khezel dùng "trái tim gà gô" [170]

* Thứ hai, các công trình, bài viết trên đều chỉ ra rằng: khi sử dụng ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT, các cộng đồng bản ngữ đưa vào diễn ngôn cả đánh giá tích cực và tiêu cực Theo Wierzbicka, có 5 thông số quan trọng lý giải tại sao

một số động vật mang ý nghĩa ẩn dụ tích cực, một số khác thì mang ý nghĩa tiêu cực,hoặc một số thì mang cả ẩn ý tích cực và tiêu cực là: môi trường sống, kích thước,

ngoại hình, hành vi và mối quan hệ với con người (xem [198] [199]) "Những loại động vật được nhắc đến và nội hàm của chúng ngoài sự thân thuộc, gần gũi còn có thể phụ thuộc vào tình yêu và sự trân trọng của mọi người đối với những loài động vật đó" [170] Tuy nhiên, các nghiên cứu đều xác nhận khía cạnh tiêu cực trong ý

nghĩa biểu trưng của động vật về con người thường nổi trội hơn; các đặc điểm, hành

vi của con người có xu hướng bị giảm giá trị khi được mô tả từ đặc điểm, hành vi củađộng vật Điều này xuất phát từ thứ bậc thấp và đặc trưng bản năng nổi bật của độngvật so với con người trong hệ thống phân cấp Chuỗi vĩ đại của tồn tại [141] [152][186] [194]

* Thứ ba, các nghiên cứu trên đều nhấn mạnh rằng: có sự phân biệt về giới tính trong các diễn ngôn chứa ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT Velasco-Sacristan

M (2009) cho rằng: ẩn dụ động vật có thể được xếp vào ẩn dụ theo giới tính, là "ẩn

Trang 35

thức hệ trong đó các ánh xạ ý niệm chiếu từ nguồn đến đích có thể tạo và/hoặc phản ánh một số loại phân biệt đối xử với nam giới hoặc phụ nữ" [195, tr 142] Sự phân

biệt thể hiện trước hết ở thái độ đối với người được nói đến Ví dụ: AlmudenaFernández Fontecha, Rosa María Jiménez Catalán (2003) khi phân tích các diễn ngôntiếng Anh thì thấy số lượng ẩn dụ động vật dùng để xúc phạm phụ nữ cao hơn so vớidùng để mô tả nam giới [100] Kovecses (2006), thông qua nghiên cứu tiếng lóng mànam giới sử dụng để nói về phụ nữ trong tiếng Anh, khẳng định rằng: ẩn dụ ý niệmPHỤ NỮ LÀ ĐỘNG VẬT NHỎ được thúc đẩy bởi cảm xúc quan tâm, bản năngmuốn che chở của nam giới dành cho phụ nữ [149] Irene Lospez Rodríguez (2007,2009) khi khảo sát ngôn ngữ trong các tạp chí về phụ nữ và thiếu niên đã phát hiệnthấy ẩn dụ về phụ nữ xuất hiện dựa trên thành kiến giới tính/niềm tin giới tính, về vaitrò của người phụ nữ, về đức hạnh, sự thông minh, vẻ đẹp, quyền lực, lòng nhân ái,

sự hấp dẫn [181]; phụ nữ có xu hướng bị coi là thấp kém hơn nam giới trong các diễnngôn tiếng Anh và Tây Ban Nha do quan điểm gia trưởng tồn tại ở các cộng đồngnày [182] Bên cạnh đó, sự phân biệt giới tính còn thể hiện trong thái độ của namgiới và phụ nữ khi tạo dựng diễn ngôn có chứa ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT.Annamaria Kilyeni (2015) phát hiện thấy ở cộng đồng người Serbia và Romani,người nói là phụ nữ có xu hướng chỉ trích và hàm ý tiêu cực khi sử dụng động vật đểnói về những phụ nữ khác hơn là nam giới [101]

Vấn đề 2 : Sự ý niệm hóa CON NGƯỜI từ miền nguồn THỰC VẬT Quá trình

khảo sát cho thấy các bài viết bàn luận về ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT có sốlượng khiêm tốn hơn Alec Basson (2006) chỉ ra rằng nền kinh tế nông nghiệp và các

lễ hội tôn giáo lớn được tổ chức dựa vào lịch nông nghiệp đã ảnh hưởng sâu sắc đến

ẩn dụ này Ông nhận thấy trong Kinh thánh tiếng Do Thái, hệ thực vật đa dạng là cơ

sở để người Do Thái dùng thực vật khi mô tả mối quan hệ thần thánh - con người vàkhắc họa người dân Israel trong các tình huống lịch sử khác nhau [97] SylwiaFilipczuk-Rosińska (2016) so sánh mẫu các biểu thức ẩn dụ CON NGƯỜI LÀTHỰC VẬT giữa tiếng Anh và tiếng Ba Lan để áp dụng vào giảng dạy tiếng Anh[193]

Vấn đề 3 : Sự ý niệm hóa CON NGƯỜI từ miền nguồn ĐỒ VẬT Kovecses

(2006b) đã phân tích ẩn dụ PHỤ NỮ LÀ ĐỒ VẬT trong các từ lóng tiếng Anh [149];Kehinde

Y (1997) phân tích sự ý niệm hóa PHỤ NỮ từ miền nguồn NGÔI NHÀ, CÁNH

Trang 36

ĐỒNG ĐƯỢC CÀY XỚI trong tiếng Yoruba [140]; Margaret N Barasa, Ph.D &Isaac Nilson Opande (2017) phân tích ẩn dụ PHỤ NỮ LÀ VẬT THỂ VÔ TRI để chỉ

ra quan điểm

Trang 37

gia trưởng, sự phân biệt đối với người phụ nữ Ở các cộng đồng này, người phụ nữ làtài sản, được sở hữu bởi nam giới, và thường bị gạt ra ngoài lề, bị coi là kém cỏi, yếuđuối do định kiến trong văn hóa [169].

Vấn đề 4 : Sự ý niệm hóa CON NGƯỜI từ miền nguồn THỰC PHẨM.

Kovecses (2006) nhấn mạnh ẩn dụ này xuất phát từ thái độ coi phụ nữ như đối tượngtình dục của nam giới Kehinde (2005) thì thấy rằng trong tiếng Yoruba, phụ nữ đượcxem như một loại thịt, việc làm tình với người phụ nữ được ẩn ý từ hành động ăn thịt.Hàm ý của sự gán ghép này xuất phát từ quan điểm coi phụ nữ là đối tượng tình dục,

có vai trò làm thỏa mãn ham muốn của nam giới của cộng đồng Yoruba

3/ Nhóm thứ ba gồm các bài viết nghiên cứu sự ý niệm hóa các miền đích cấpthấp hơn của ý niệm CON NGƯỜI như: TÌNH YÊU (Kovecses 2010 [152]); HÔNNHÂN (Lakoff & Turner 1989 [159], Kovecses 2010 [152]); TÌNH BẠN (Kovecses

1995 [144]); TÌNH CẢM/CẢM XÚC (Kovecses 1990 [143], 2000 [146], 2005 [147],2006a [148], 2007 [150], James A Russel, José-Miguel Fernández-Dols, Antony S

R Manstead and J C Wellenkamp (eds.) 1995 [131], Karandashev V 2021 [139],Robinson M D., Watkins E R., Harmon-Jones E (eds.) 2013 [180], Wierzbicka A

1999 [200], Yu, Ning 1998 [202], 2008 [206]) Các nghiên cứu tập trung vào ý niệmcảm xúc/tình cảm vì đây là miền ý niệm biểu hiện rõ sự nghiệm thân và sự chi phốicủa văn hóa Các phương diện nổi bật được làm sáng tỏ như: lý thuyết dân gian vềcảm xúc và nghiệm thân của các cảm xúc cụ thể [131] [143] [146] [150] [180], đặctrưng trong cách thức phạm trù hóa cảm xúc ở các nền văn hóa khác nhau [131] [139][147] [200] [202] [206]

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam

1.1.2.1 Nghiên cứu giới thiệu và ứng dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm

Lý thuyết ẩn dụ ý niệm được giới thiệu vào Việt Nam thông qua những côngtrình giới thiệu về ngôn ngữ học tri nhận vào đầu những năm 2000 thông qua nhiềucông trình chuyên khảo, bài viết của các nhà nghiên cứu như: Trần Văn Cơ (2007a,2007b), Nguyễn Thiện Giáp (2011, 2012), Lý Toàn Thắng (2008, 2009), Lê Thị KiềuVân (2011), Nguyễn Hoà (2007), Nguyễn Lai (2010), Dương Hữu Biên (2017) Cácnghiên cứu này đã đưa ra cái nhìn khái quát về những đặc điểm nổi bật của lý thuyết

ADYN Ngoài ra, một số tài liệu dịch thuật của các tác giả: Đào Hà Ninh (Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận) (2011), Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Hoàng An (2016),

Nguyễn Thị Kiều Thu (2014)

Trang 38

đã giúp cho giới nghiên cứu ngôn ngữ trong nước thuận lợi hơn trong việc tiếp cậntrực tiếp với các công trình nghiên cứu lý thuyết ẩn dụ ý niệm bằng chính tiếng Việt.Bên cạnh đó, nhiều chuyên khảo, bài viết tập trung giới thiệu lý thuyết ADYN; phântích góc nhìn mới về ẩn dụ của lý thuyết ẩn dụ ý niệm so với quan điểm truyền thống;

giải thích một số khái niệm cơ bản liên quan đến ẩn dụ ý niệm (ý niệm, khung, miền, nghiệm thân, lược đồ hình ảnh, mô hình tri nhận) như (Trần Văn Cơ 2009), (Bạch

Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Kiều Thu 2009, 2015), (Phan Thế Hưng 2007); lý giải sựảnh hưởng của văn hoá đến tư duy ẩn dụ (Trần Xuân Điệp 2014), (Nguyễn Thị KiềuThu 2014); giới thiệu phương pháp nhận dạng ẩn dụ ý niệm (Đào Duy Tùng 2015,2016) Một số công trình khác tuy không đề cập trực tiếp đến lý thuyết ẩn dụ ý niệmnhưng việc nghiên cứu lại đi theo khuynh hướng lý thuyết này (Nguyễn Đức Tồn

2008, 2009)

Gần hai mươi năm qua, tại Việt Nam, ngành ngôn ngữ học cũng được chứngkiến sự nở rộ của các công trình, bài viết ứng dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm vào nghiêncứu ẩn dụ ý niệm trên nhiều lĩnh vực sử dụng ngôn từ như báo chí, kinh tế, diễn ngônchính trị, ngôn ngữ đời thường, thành ngữ - tục ngữ, ca từ âm nhạc v.v Các nghiêncứu cũng triển khai theo hai hướng trọng tâm của lý thuyết ẩn dụ ý niệm: một hướngnghiên cứu tập trung vào những khía cạnh đơn nhất của ẩn dụ ý niệm trên ngữ liệutiếng Việt như (Đặng Nguyên Giang 2020), (Nguyễn Thị Bích Hạnh 2022), (PhạmThị Hương Quỳnh 2023), (Nguyễn Thị Bích Hạnh, Đoàn Hồng Nhung 2018),(Nguyễn Thị Quyết 2015) v.v.; một hướng tập trung vào nghiên cứu so sánh đốichiếu để làm rõ sự khác biệt trong việc tạo dựng ẩn dụ ý niệm giữa tiếng Việt với mộtngoại ngữ và chỉ ra cơ sở văn hóa đã chi phối đến sự khác biệt đó như (Mai Thị Ngọc

An 2013), (Nguyễn Tiến Dũng 2015, 2019), (Trần Trương Mỹ Dung 2005), (PhạmThu Hà 2018), (Hà Thanh Hải 2011), (Phạm Ngọc Hàm 2017), (Lưu Quý Khương2015), (Võ Thị Mai Hoa 2016) v.v Đặc biệt, nhiều công trình đã vận dụng lý thuyết

ẩn dụ ý niệm vào nghiên cứu các sáng tác văn học Việt Nam, đặt nền móng cho việctiếp cận, giải mã ngôn ngữ tác phẩm cũng như lý giải phương thức tư duy về thế giớicủa các nhà văn/nhà thơ Việt Nam Có thể kể đến các công trình và bài viết của (TrầnThị Lan Anh 2017), (Nguyễn Thị Hiền 2012), (Nguyễn Lai 2009), (Trần Văn Nam

2017, 2018), (Nguyễn Thị Quyết 2012, 2015), (Nguyễn Thu Quỳnh

2014a, 2014b, 2016, 2019), (Phạm Thị Hương Quỳnh 2017), (Đào Duy Tùng 2018)

1.1.2.2 Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về con người

Trang 39

Tại Việt Nam, sự ý niệm hoá về CON NGƯỜI cũng được các nhà nghiên cứungôn ngữ quan tâm phân tích, luận giải nhằm phát hiện cách tư duy của người Việt vềchính bản thân mình trong thế giới cũng như làm sáng tỏ những điểm tương đồng và

dị biệt khi tri nhận con người của cộng đồng người Việt so với các cộng đồng khác.Các công trình, bài viết phân tích sự ý niệm hóa miền đích CON NGƯỜI được chiathành hai nhóm chính:

1/ Nhóm 1 gồm các công trình, bài viết nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về con người

chỉ trên tư liệu tiếng Việt hoặc nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ ý niệm về conngười trên tư liệu hai ngôn ngữ (tiếng Việt và ngoại ngữ) Nhóm này được phân thànhhai nhóm nhỏ hơn dựa trên phạm vi tư liệu nghiên cứu:

* Thứ nhất là các công trình, bài viết chỉ thực hiện khảo sát trên tư liệu tiếng Việt Các nghiên cứu này đi sâu tìm hiểu sự ý niệm hóa CON NGƯỜI từ các miền nguồn phổ biến, cụ thể như sau:

- Khảo sát, phân tích sự ý niệm hóa CON NGƯỜI từ miền nguồn ĐỘNGVẬT trên các tư liệu như: cao dao Nam Bộ (Đào Duy Tùng 2018), thành ngữ, tụcngữ tiếng Việt (Ngô Tuyết Phượng 2022), các tác phẩm văn học Việt Nam (Trần BíchLan 2021)

- Khảo sát, phân tích sự ý niệm hóa CON NGƯỜI từ miền nguồn THỰC VẬTtrên các tư liệu như: thơ Xuân Quỳnh (Phạm Thị Hương Quỳnh 2017), ca từ TrịnhCông Sơn (Nguyễn Thị Bích Hạnh 2015), thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Thị BíchHạnh 2022), truyện Kiều của Nguyễn Du (Huỳnh Ngọc Mai Kha 2015), kịch LưuQuang Vũ (Trần Thị Lan Anh 2017), ca dao Nam Bộ (Đào Duy Tùng 2018)

- Khảo sát, phân tích sự ý niệm hóa CON NGƯỜI từ miền nguồn ĐỒ VẬTtrên các tư liệu như: kịch Lưu Quang Vũ (Trần Thị Lan Anh 2017), báo mạng tiếngViệt (Nguyễn Thị Bích Hạnh 2022), thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt (Nguyễn Đình Việt2020) (Ngô Tuyết Phượng 2023), các tác phẩm văn học Việt Nam (Phạm Thùy Giang2020) (Lưu Ngọc Khánh Phương 2023)

- Khảo sát, phân tích sự ý niệm hóa CON NGƯỜI từ miền nguồn THỰCPHẨM trên các tư liệu như: trường từ vựng - ngữ nghĩa chỉ món ăn (Đặng Thị HảoTâm 2011) (Nguyễn Thị Bích Hợp 2016), thành ngữ tiếng Việt (Nguyễn Thị BíchHạnh 2022)

- Khảo sát, phân tích sự ý niệm hóa CON NGƯỜI từ miền nguồn THỰC THỂ

TỰ NHIÊN trên tư liệu ca dao Nam Bộ (Đào Duy Tùng 2018)

Trang 40

Nhìn chung, các bài viết về ẩn dụ ý niệm CON NGƯỜI trong tiếng Việt đượcthực hiện trên cả ngữ liệu ngôn ngữ đời thường (lời ăn tiếng nói hàng ngày của ngườiViệt) và ngôn ngữ nghệ thuật (gồm ca từ âm nhạc, ngôn ngữ văn học) Nội dung cácbài viết trên đa phần đều mô tả các ánh xạ ý niệm từ miền nguồn (ĐỘNG VẬT,THỰC VẬT, ĐỒ VẬT, THỰC PHẨM, THỰC THỂ TỰ NHIÊN) lên đặc tính củaCON

NGƯỜI (như ngoại hình, trạng thái, tính cách, hành động, cảm giác, cảm xúc…).Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng thảo luận, làm rõ sự chi phối của yếu tố văn hóađến cách tư duy của cộng đồng người Việt nói chung, của nhà văn/nhà thơ, nhạc sĩnói riêng

Trên tư liệu tiếng Việt đời thường, các nghiên cứu hướng đến làm rõ cách tưduy và ảnh hưởng của văn hóa lên cách tư duy của người Việt về con người Ví dụ:

Đặng Thị Hảo Tâm (2011) xuất phát từ trường từ vựng - ngữ nghĩa món ăn để khảo

sát cách thức người Việt sử dụng hiểu biết về tên gọi món ăn, mùi vị món ăn, hoạtđộng thưởng thức món ăn, cảm giác với món ăn v.v để diễn tả, khám phá giá trị hiệntồn của bản thân trong mối quan hệ với các cá nhân khác Đáng chú ý, Đặng Thị HảoTâm cũng chỉ rõ rằng những trải nghiệm nghiệm thân (trải nghiệm vật lý và trảinghiệm sinh lý cơ thể) trong hoạt động ẩm thực thường ngày đã thâm nhập vào cáchsống, cách nghĩ và trở thành nền tảng cho sự ý niệm hóa CON NGƯỜI từ miềnnguồn MÓN ĂN Nguyễn Đình Việt (2020) xem xét thành ngữ, tục ngữ, ca dao vànhận thấy một trong những cách thức tư duy của người Việt là dùng miền nguồnTRANG PHỤC để hàm ý về đặc điểm của con người Các ẩn dụ bậc dưới như CONNGƯỜI/BỘ PHẬN CỦA CON NGƯỜI LÀ TRANG PHỤC, ĐỊA VỊ CỦA CONNGƯỜI LÀ TRANG PHỤC, HOÀN CẢNH CỦA CON NGƯỜI LÀ TRANGPHỤC, TÌNH CẢM CỦA CON NGƯỜI LÀ TRANG

PHỤC v.v cũng lần lượt được Nguyễn Đình Việt phân tích, lý giải, từ đó giúp chúng

ta thấy được một nét đặc trưng trong tư duy của người Việt về con người Khi tìmhiểu thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, Ngô Tuyết Phượng (2022) nhận ra cộng đồng

người Việt thường sử dụng các loại động vật sống dưới nước như cá, tôm, cua, ốc, ếch để tri nhận về con người Cách thức tri nhận này có nguồn gốc từ nền văn minh

lúa nước và đời sống sinh hoạt gắn liền với sông nước của người Việt bao đời nay.Nguyễn Thị Bích Hạnh (2022), qua khảo sát thành ngữ tiếng Việt, đã nhận diện vàphân tích khung tri nhận CON NGƯỜI LÀ CÂY; đồng thời, nhấn mạnh ẩn dụ này có

Ngày đăng: 30/12/2024, 16:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Hoài An (2019), Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tác phẩm hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao, Luận án T.S Ngôn ngữ học, ĐHKHXH và NV, ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trong một số tácphẩm hiện thực phê phán của Nguyễn Công Hoan và Nam Cao
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài An
Năm: 2019
2. Lê Hải Anh (2005), “Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trần thuật của Nam Cao”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3, tr. 36-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng phong cách ngôn ngữ trần thuật của Nam Cao”,"Tạp chí Nghiên cứu văn học
Tác giả: Lê Hải Anh
Năm: 2005
3. Lê Hải Anh (2006), Ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao trong sáng tác trước cách mạng tháng 8 - 1945, Luận án T.S Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ nghệ thuật của Nam Cao trong sáng tác trước cách mạng tháng 8 - 1945
Tác giả: Lê Hải Anh
Năm: 2006
4. Mai Thị Ngọc Anh (2013), “So sánh ẩn dụ của từ mắt trong tiếng Hán và tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4 (210), tr. 20-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh ẩn dụ của từ "mắt "trong tiếng Hán và tiếng Việt”, "Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Mai Thị Ngọc Anh
Năm: 2013
5. Trần Thị Lan Anh (2017), Ẩn dụ ý niệm trong thơ và kịch của Lưu Quang Vũ, Luận án TS Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ý niệm trong thơ và kịch của Lưu Quang Vũ
Tác giả: Trần Thị Lan Anh
Năm: 2017
6. Dương Hữu Biên (2017), “Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lập trường chung đến một số luận thuyết cơ bản”, Tạp chí Khoa học ĐH Đà Lạt, tập 7 số 4, tr. 419 - 437 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận: Từ lập trường chung đến một số luận thuyết cơ bản”, "Tạp chí Khoa học ĐH Đà Lạt
Tác giả: Dương Hữu Biên
Năm: 2017
7. Lê Thị Bình (2014), “Đề ngữ và chức năng nghĩa của Đề ngữ trong các tác phẩm của Nam Cao”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9, tr. 7-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề ngữ và chức năng nghĩa của Đề ngữ trong các tác phẩm của Nam Cao”, "Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống
Tác giả: Lê Thị Bình
Năm: 2014
8. Chevalier J. & Gheerbrant A. (1997) (Phạm Vĩnh Cư dịch), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB. Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới
Nhà XB: NXB. Đà Nẵng
9. Trần Văn Cơ (2007a), Ngôn ngữ học tri nhận: ghi chép và suy nghĩ, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học tri nhận: ghi chép và suy nghĩ
Nhà XB: NXB. Khoahọc xã hội
10. Trần Văn Cơ (2007b), “Nhận thức, tri nhận - hai hay một (Tìm hiểu thêm về ngôn ngữ học tri nhận)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức, tri nhận - hai hay một (Tìm hiểu thêm về ngôn ngữ học tri nhận)”, "Tạp chí Ngôn ngữ
11. Trần Văn Cơ (2009), Khảo luận ẩn dụ tri nhận, NXB. Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận ẩn dụ tri nhận
Tác giả: Trần Văn Cơ
Nhà XB: NXB. Lao động xã hội
Năm: 2009
12. Vũ Hoàng Cúc (2020), “Ẩn dụ ý niệm hôn nhân là sông nước của người Việt”, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 2 (64) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ý niệm hôn nhân là sông nước của người Việt”,"Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư
Tác giả: Vũ Hoàng Cúc
Năm: 2020
13. Phạm Sỹ Cường (2017), Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao, Luận án T.S Ngữ Văn, ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ đối thoại trong sáng tác Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao
Tác giả: Phạm Sỹ Cường
Năm: 2017
14. Trần Trương Mỹ Dung (2005), “Tìm hiểu ý niệm “Buồn” trong tiếng Nga và tiếng Anh”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 8, tr. 61-67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ý niệm “Buồn” trong tiếng Nga và tiếng Anh”, "Tạp chí Ngôn ngữ
Tác giả: Trần Trương Mỹ Dung
Năm: 2005
15. Nguyễn Tiến Dũng (2015), “Ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ MỘT TOÀ NHÀ trong các diễn ngôn chính trị tiếng anh trong sự liên hệ với tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, số 45, tr. 37- 48 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ ý niệm QUỐC GIA LÀ MỘT TOÀ NHÀtrong các diễn ngôn chính trị tiếng anh trong sự liên hệ với tiếng Việt”, "Tạp chíKhoa học Ngoại ngữ
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2015
16. Nguyễn Tiến Dũng (2019), “Ẩn dụ bản thể “nhân cách hoá” trong diễn ngôn chính trị tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ, số 57, tr. 3-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ẩn dụ bản thể “nhân cách hoá” trong diễn ngônchính trị tiếng Anh và tiếng Việt”, "Tạp chí Khoa học Ngoại ngữ
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2019
17. Nguyễn Đăng Duy (2004), Văn hóa Việt Nam - Đỉnh cao Đại Việt, NXB. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Việt Nam - Đỉnh cao Đại Việt
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: NXB. Hà Nội
Năm: 2004
18. Dương Văn Duyên (2013), Giáo trình Đạo đức học đại cương, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đạo đức học đại cương
Tác giả: Dương Văn Duyên
Nhà XB: NXB. Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2013
19. Trần Xuân Điệp (2014), “Bước đầu tìm hiểu quan hệ giữa ngữ nghĩa học tri nhận và bộ lọc văn hoá qua một số ví dụ dịch Việt – Anh”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 12 (230), tr. 13-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu quan hệ giữa ngữ nghĩa học trinhận và bộ lọc văn hoá qua một số ví dụ dịch Việt – Anh”, "Tạp chí Ngôn ngữ vàđời sống
Tác giả: Trần Xuân Điệp
Năm: 2014
20. George L. & Johnson M. (1980) (Nguyễn Thị Kiều Thu dịch, 2017), Chúng ta sống bằng ẩn dụ, NXB. Đại học Quốc gia, thành phố HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chúng tasống bằng ẩn dụ
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc gia

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Thống kê thuộc tính miền nguồn của các ẩn dụ cấu trúc về con người - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Sơ đồ 2.1. Thống kê thuộc tính miền nguồn của các ẩn dụ cấu trúc về con người (Trang 89)
Bảng 2.2. Mô hình ánh xạ ý niệm của ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Bảng 2.2. Mô hình ánh xạ ý niệm của ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT (Trang 90)
Sơ đồ 4.2. Định hướng không gian cho miền đích ĐỊA VỊ XÃ HỘI - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Sơ đồ 4.2. Định hướng không gian cho miền đích ĐỊA VỊ XÃ HỘI (Trang 207)
Sơ đồ 4.3 như sau: - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Sơ đồ 4.3 như sau: (Trang 216)
Bảng 2.1.a. Thống kê số liệu khảo sát các ẩn dụ ý niệm về con người trong tác  phẩm của Nam Cao - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Bảng 2.1.a. Thống kê số liệu khảo sát các ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao (Trang 265)
Bảng 3.1.a. Thống kê các dụ dẫn của ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Bảng 3.1.a. Thống kê các dụ dẫn của ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT (Trang 266)
Bảng 3.2.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Bảng 3.2.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT (Trang 267)
Bảng 3.3.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ ĐỒ VẬT - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Bảng 3.3.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ ĐỒ VẬT (Trang 270)
Hình ảnh của những người trên lạo xạo trong óc - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
nh ảnh của những người trên lạo xạo trong óc (Trang 273)
Bảng 4.2.a Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ MÀU SẮC - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Bảng 4.2.a Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ MÀU SẮC (Trang 277)
Bảng 4.5.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ TRẠNG THÁI THỂ CHẤT - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Bảng 4.5.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ TRẠNG THÁI THỂ CHẤT (Trang 280)
Bảng 4.6.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ MÙI VỊ - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Bảng 4.6.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ bản thể CẢM XÚC LÀ MÙI VỊ (Trang 282)
Bảng 5.1.a Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ định hướng CẢM XÚC TÍCH CỰC HƯỚNG - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Bảng 5.1.a Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ định hướng CẢM XÚC TÍCH CỰC HƯỚNG (Trang 284)
Bảng 5.3.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ định hướng CÓ ĐẠO ĐỨC HƯỚNG LÊN - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Bảng 5.3.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ định hướng CÓ ĐẠO ĐỨC HƯỚNG LÊN (Trang 287)
Bảng 5.4.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ định hướng CUỘC SỐNG CÓ Ý NGHĨA LÀ - Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Bảng 5.4.a. Thống kê dụ dẫn của ẩn dụ định hướng CUỘC SỐNG CÓ Ý NGHĨA LÀ (Trang 288)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w