Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, khi muốn tìm hiểu tư tưởng, quan niệm về con người của một nhà văn cụ thể, chúng ta có thể dựa vào phân tích chất liệu ngôn ngữ, cụ thể là các biểuẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam CaoẨn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Nguyễn Thị Lan Anh
ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO
Ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9229020
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI - năm 2024
Trang 2LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học:
1 TS Phạm Thị Hương Quỳnh
2 PGS.TS Phạm Tất Thắng
Phản biện 1: PGS.TS Trịnh Cẩm Lan
Phản biện 2: PGS.TS Phạm Văn Tình
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Văn Thạo
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học xã hội
Vào hồi… giờ … Phút, ngày… tháng… năm…
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trang 3DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1 Nguyễn Thị Lan Anh (2022), "Ánh xạ ẩn dụ từ miền nguồn
"ĐỘNG VẬT" đến miền đích "CON NGƯỜI" trong các tác phẩm
của nhà văn Nam Cao", Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 10 (331),
10/2022, tr 27-32
2 Nguyễn Thị Lan Anh (2022), "Conceptual metaphor theory: A
brief introduction", Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp Học viện:
"Nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ trực tuyến tại Học viện Tài chính" (2022), Học viện Tài chính và Nhà xuất bản Tài chính,
tr 356-363
3 Nguyễn Thị Lan Anh (2023), "Ontological metaphor
"EMOTION IS BODILY MOVEMENT" in Nam Cao's works",
Journal of Language and Life, 5B (340), 5/2023, tr 185-191
4 Nguyễn Thị Lan Anh (2024), "Analyzing the conceptualization
of EMOTION in Nam Cao's works", Journal of Language and Life,
6B (355), 6/2024, tr.72-80
5 Nguyễn Thị Lan Anh (2024), “Investigating the ontological
metaphor of EMOTION in Nam Cao's stories”, Kỷ yếu Hội thảo
khoa học Quốc tế “Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu giữa các ngôn ngữ”, Nhà xuất bản Thế giới, tr 1127-1134
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 G Lakoff, người khởi xướng lý thuyết ẩn dụ ý niệm, đã nhấn mạnh rằng một trong những cách thức quan trọng để ý niệm hóa thế giới chính là ẩn dụ Ông khẳng định ẩn dụ không phải là một hiện tượng ngôn ngữ đơn thuần mà là một quá trình tư duy ý niệm, chi phối đến cách thức hiểu biết, lĩnh hội thế giới và giúp con người hình thành tri thức mới Các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ chỉ là sự biểu hiện bề ngoài về mặt ngôn ngữ của các ẩn dụ Do vậy, các biểu thức ngôn ngữ có tính ẩn dụ là một sự biểu đạt của tư duy ý niệm Thực chất của việc nghiên cứu ẩn dụ là việc xác định cơ chế ánh xạ ý niệm ẩn tàng trong tư duy những người sử dụng ngôn ngữ Thông qua phân tích các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ và xác lập các
mô hình ánh xạ ý niệm, chúng ta sẽ biết được cơ chế tư duy cũng như các yếu tố đã ảnh hưởng đến sự tri nhận của con người 1.2.Văn học được xem là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh thế giới hiện thực một cách sinh động, toàn diện Qua sáng tác văn học, nhà văn lí giải, cắt nghĩa các vấn đề liên quan đến con người, từ đó biểu hiện thế giới quan, nhân sinh quan riêng của họ về cuộc sống
và sự sống của con người Ngôn từ văn học là phương tiện giúp nhà văn miêu tả con người, xây dựng các hình tượng nhân vật và cũng là hình thức vật chất chứa đựng tư tưởng, quan điểm của các nhà văn Nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, khi muốn tìm hiểu
tư tưởng, quan niệm về con người của một nhà văn cụ thể, chúng
ta có thể dựa vào phân tích chất liệu ngôn ngữ, cụ thể là các biểu thức ngôn ngữ có tính ẩn dụ, trong sáng tác của nhà văn đó để tìm
ra các ẩn dụ ý niệm về con người
Trang 51.3 Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Nam Cao được đánh giá là một nhà văn hiện thực tài năng Một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm nên sự thành công cho các tác phẩm của Nam Cao chính là cách nhận thức và lý giải về con người vừa có chiều sâu, vừa độc đáo, mới mẻ của ông Khi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao”, chúng tôi mong muốn tìm hiểu và phân tích những nét riêng trong phương thức tư duy về con người của Nam Cao từ góc nhìn của lý thuyết
ẩn dụ ý niệm Từ đó có thể góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị các tác phẩm và những đóng góp của nhà văn đối với nền văn xuôi Việt Nam hiện đại Hơn nữa, Nam Cao còn là một tác gia lớn,
có tác phẩm được lựa chọn để giảng dạy trong chương trình Ngữ Văn bậc THPT và ngành Ngữ Văn bậc ĐH Do vậy, việc nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về CON NGƯỜI trong sáng tác của Nam Cao còn mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng khi mà kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào quá trình dạy học tác phẩm của ông
ở THPT và ĐH
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu: Luận án hướng đến mục đích nghiên
cứu các ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao,
từ đó chỉ ra được cách thức tư duy của nhà văn về con người, các yếu tố nghiệm thân, văn hóa đã ảnh hưởng đến cách thức tư duy
đó cũng như làm sáng rõ hơn những điểm đặc trưng trong phong cách sáng tác, quan niệm nghệ thuật của Nam Cao
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: (1) Tổng quan tình hình nghiên cứu về
ẩn dụ ý niệm, ẩn dụ ý niệm về con người trên thế giới và Việt Nam, tình hình nghiên cứu ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao; (2)
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về ẩn dụ ý niệm và các
Trang 6khái niệm có liên quan theo quan niệm của lý thuyết ẩn dụ ý niệm làm cơ sở phân tích ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao; (3) Thống kê các ẩn dụ ý niệm về con ngườivà phân tích
mô hình ánh xạ của các ẩn dụ này qua các biểu thức ngôn ngữ có tính ẩn dụ trong các tác phẩm của Nam Cao; (4) Tìm hiểu, phân tích sự ảnh hưởng của yếu tố bối cảnh văn hóa, lịch sử và trải nghiệm cá nhân đến cách thức nhà văn tri nhận con người
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận án không coi ý niệm CON
NGƯỜI là miền đích khảo sát duy nhất mà nhìn nhận tất cả những yếu tố thuộc về con người đều là các miền đích cần phải khảo sát
Do vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao, trong đó sẽ bao gồm các
ẩn dụ ý niệm có miền đích là CON NGƯỜI và các ẩn dụ ý niệm
có miền đích là ý niệm bậc dưới của ý niệm "CON NGƯỜI" bao gồm: BỘ PHẬN CƠ THỂ CON NGƯỜI, CẢM XÚC, ĐẠO ĐỨC, ĐỊA VỊ XÃ HỘI, CUỘC SỐNG
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận án nghiên cứu là ba loại ẩn
dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao, bao gồm ẩn
dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng
Luận án khảo sát 1 tiểu thuyết (Sống mòn), 1 truyện dài (Truyện người hàng xóm) và 68 truyện ngắn và truyện vừa của
Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (trong đó
có 58 truyện ngắn được in trong Nam Cao toàn tập (tập 1, 2)
(2002), do Hà Minh Đức sưu tầm, giới thiệu và 8 truyện vừa in
trong tuyển tập Người câm biết nói (2021) do Lại Nguyên An sưu
tầm, giới thiệu)
Trang 74 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa của ngôn ngữ học tri nhận
- Thủ pháp thống kê, phân loại
- Cách tiếp cận liên ngành khoa học xã hội
5 Đóng góp của luận án
5.1 Đóng góp về lý luận: Luận án đã tổng hợp lại các nghiên cứu
lý thuyết ẩn dụ ý niệm trong và ngoài nước; hệ thống lại các vấn
đề cơ bản về ẩn dụ ý niệm, ẩn dụ ý niệm văn học, cơ chế xây dựng
ẩn dụ ý niệm văn học, quy trình nhận diện ẩn dụ ý niệm cũng như trình bày các khái niệm liên quan đến việc diễn giải các biểu thức
ẩn dụ Luận án cũng góp phần làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của trải nghiệm cá nhân, của các nhân tố văn hóa đối với tư duy của người
sử dụng ngôn ngữ nói chung, đối với tư duy nghệ thuật của nhà văn nói riêng
5.2 Đóng góp về thực tiễn: Luận án là công trình đầu tiên vận dụng
lý thuyết ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu các sáng tác của nhà văn Nam Cao Qua quá trình thống kê, phân loại và phân tích cơ chế ánh xạ của các ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao, luận án chỉ ra những đặc trưng trong cách thức nhà văn tri nhận về con người, góp phần làm sáng tỏ hơn phong cách sáng tác và quan niệm nghệ thuật của Nam Cao Bên cạnh đó, những kết quả nghiên cứu của đề tài cũng gợi mở một cách tiếp cận trong việc nghiên cứu, giảng dạy tác phẩm văn chương dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận: Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp
phần thúc đẩy khuynh hướng nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận ở
Trang 8Việt Nam, đóng góp cho Việt ngữ học một ví dụ điển hình về nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về con người trên tư liệu ngôn ngữ văn chương
6.2 Ý nghĩa thực tiễn:
Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên về Nam Cao từ góc
độ lý thuyết ẩn dụ của ngôn ngữ học tri nhận Luận án cung cấp những hiểu biết về đặc trưng tư duy, quan niệm nghệ thuật về con người và phong cách sáng tác của nhà văn Nam Cao thông qua các
ẩn dụ ý niệm về con người Luận án cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với hoạt động dạy học tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường phổ thông và đại học
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án cũng có ý nghĩa nhất định đối với những người làm công tác nghiên cứu ngôn ngữ, Việt ngữ Luận án giúp họ có cái nhìn tổng quan về lý thuyết ẩn dụ ý niệm của ngôn ngữ học tri nhận và sự vận dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm vào nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, nghiên cứu ngôn ngữ
văn học nói riêng
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm ở nước ngoài
1.1.1.1 Nghiên cứu lý thuyết ẩn dụ ý niệm
Về tổng thể, lý thuyết ADYN có hai trọng tâm chính: (1) nghiên cứu tính phổ quát của ADYN; (2) nghiên cứu sự biến đổi của ẩn dụ ý niệm Trọng tâm đầu tiên quan tâm đến cách khía cạnh đơn nhất của ADYN như: các miền nguồn (MN) và miền đích (MĐ) phổ biến; mô hình tri nhận; nghiệm thân; lược đồ hình ảnh; các cấp
Trang 9độ ADYN v.v Trọng tâm thứ hai quan tâm chủ yếu đến sự biến đổi gồm: các nghiên cứu lý giải cách thức mà các ngôn ngữ, văn hóa, bối cảnh xã hội ảnh hưởng đến tư duy ẩn dụ, làm sản sinh ra số lượng phong phú các biến thể ẩn dụ; các nghiên cứu đa ngôn ngữ góp phần phân tích và chứng minh ảnh hưởng của văn hóa, bối cảnh xã hội cụ thể đến sự biến đổi đa dạng của ADYN ở các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới
Hai trọng tâm này của lý thuyết ADYN không phải là hai hướng đi khác nhau mà kết nối chặt chẽ với nhau bởi ẩn dụ ý niệm liên quan chặt chẽ đến các trải nghiệm thể chất của con người Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của các lý thuyết mới như:
lý thuyết của Grady về ẩn dụ sơ cấp và ẩn dụ phức hợp (1997), lý thuyết kết hợp của Christopher Johnson (1997), lý thuyết thần kinh
về ngôn ngữ của Narrayanan (1997) đã dẫn tới một số thay đổi và
bổ sung cho lý thuyết ADYN
1.1.1.2 Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về con người
CON NGƯỜI là một ý niệm mang tính phổ quát cao Do vậy,
sự ý niệm hóa về CON NGƯỜI đã được các nhà ngôn ngữ học tìm hiểu ngay khi lý thuyết ẩn dụ ý niệm mới xuất hiện Việc nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về con người hướng vào ba phương diện, cụ thể như sau: (1) nghiên cứu về tính phổ quát của các ẩn dụ ý niệm về con người trong tư duy của người sử dụng ngôn ngữ nói chung dưới ảnh hưởng của hệ thống phân cấp Chuỗi vĩ đại của sự tồn tại (The Great Chain of Being); (2) nghiên cứu sự ý niệm hóa con người từ các miền nguồn phổ dụng như: ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT,
ĐỒ VẬT, THỰC PHẨM; (3) nghiên cứu sự ý niệm hóa các miền đích cấp thấp hơn của ý niệm CON NGƯỜI như: TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, TÌNH BẠN, TÌNH CẢM/CẢM XÚC…
Trang 101.1.2 Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ý niệm ở Việt Nam
1.1.2.1 Nghiên cứu giới thiệu và ứng dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm
Lý thuyết ẩn dụ ý niệm được giới thiệu vào Việt Nam thông qua những công trình giới thiệu về ngôn ngữ học tri nhận vào đầu những năm 2000 thông qua nhiều công trình chuyên khảo, bài viết, dịch thuật của các nhà nghiên cứu Gần hai mươi năm qua, tại Việt Nam, ngành ngôn ngữ học cũng được chứng kiến sự nở rộ của các công trình, bài viết ứng dụng lý thuyết ẩn dụ ý niệm vào nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trên nhiều lĩnh vực sử dụng ngôn từ như báo chí, kinh tế, diễn ngôn chính trị, ngôn ngữ đời thường, thành ngữ - tục ngữ, ca từ âm nhạc v.v
1.1.2.2 Nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về con người
Tại Việt Nam, sự ý niệm hoá về CON NGƯỜI cũng được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm phân tích, luận giải nhằm phát hiện cách tư duy của người Việt về chính bản thân mình trong thế giới cũng như làm sáng tỏ những điểm tương đồng và dị biệt khi tri nhận con người của cộng đồng người Việt so với các cộng đồng khác Các công trình, bài viết đã đi phân tích sự ý niệm hóa miền đích CON NGƯỜI được chia thành hai nhóm chính: nhóm 1 gồm các công trình, bài viết nghiên cứu ẩn dụ ý niệm về con người chỉ trên tư liệu tiếng Việt hoặc nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ ý niệm về con người trên tư liệu hai ngôn ngữ (tiếng Việt và ngoại ngữ); nhóm 2 gồm các công trình, bài viết nghiên cứu sự ý niệm hóa các miền đích bậc thấp của ý niệm CON NGƯỜI, cung cấp hiểu biết chi tiết hơn về cách thức tri nhận đối với từng phương diện cụ thể của con người ở tiếng Việt và một số ngoại ngữ, cũng như xác lập các yếu tố nghiệm thân (nghiệm thân đời sống và nghiệm thân sinh lý) làm nền tảng cho sự tri nhận đó
Trang 111.1.3 Nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao
Các nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm của Nam Cao gồm những bài viết phân tích, nhận diện sự độc đáo trong ngôn ngữ tác phẩm, tập trung ở các bình diện: đặc điểm phong cách ngôn ngữ Nam Cao; đặc điểm ngôn ngữ trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa; đặc điểm ngôn ngữ trên bình diện ngữ pháp
Về tổng thể, quá trình khảo sát tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài đã giúp cho chúng tôi nhận thấy vấn đề ẩn dụ
ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao hiện nay vẫn đang là một trong những khoảng trống nghiên cứu Khoảng trống này chính là nguồn động lực để chúng tôi thực hiện đề tài luận án nhằm góp thêm tiếng nói đánh giá nét riêng trong cảm quan đời sống và phương thức tư duy của nhà văn về con người
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái quát về ẩn dụ ý niệm
- Ẩn dụ ý niệm là cách thức ý niệm hóa về một miền đích trừu tượng, phi vật chất dựa trên một miền nguồn có tính vật chất, cụ thể hơn
- Các biểu thức ngôn ngữ có tính ẩn dụ hiện diện trong miền nguồn và là cơ sở để nhận diện ẩn dụ ý niệm
- Ánh xạ ẩn dụ ý niệm có các đặc điểm: 1/ mang tính hệ thống
và tuân theo Nguyên tắc bất biến; 2/ ánh xạ ẩn dụ ý niệm mang
tính đơn hướng từ miền nguồn sang miền đích; 3/ ánh xạ ẩn dụ ý niệm mang tính bộ phận; 4/ ánh xạ ẩn dụ ý niệm được xây dựng dựa trên kinh nghiệm, kiến thức thường ngày của con người
- Ẩn dụ ý niệm có nền tảng nghiệm thân (nghiệm thân sinh học và nghiệm thân văn hóa) Văn hóa như một bộ lọc, tạo nên sự nổi trội ở một số thuộc tính miền nguồn ánh xạ lên miền đích Văn
Trang 12hóa là cơ sở để giải thích các biến thể ẩn dụ ý niệm đa dạng ở các cộng đồng ngôn ngữ
- Ẩn dụ ý niệm được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Luận án chọn cách phân loại ẩn dụ ý niệm theo tiêu chí chức năng tri nhận Theo tiêu chí này, ADYN được chia thành: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng
- Một số khái niệm liên quan đến ADYN bao gồm: 1/ ý niệm
và hệ thống ý niệm; 2/ lược đồ hình ảnh Ý niệm là những tri thức
về thế giới mang dấu ấn văn hóa cộng đồng, dân tộc đã được khúc
xạ qua lăng kính tư duy của con người Hệ thống ý niệm của con người mang tính hiện thân, tính tương đối, tính cấp bậc và được tổ
chức chặt chẽ theo các khung hoặc miền Lược đồ hình ảnh là
những cấu trúc đơn giản nảy sinh dựa trên mô hình lặp lại của các trải nghiệm vận động, tương tác tri giác của cơ thể nhằm tạo ra sự liên kết và cấu trúc cho trải nghiệm của chúng ta Lược đồ hình ảnh có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích về nguồn gốc hiện thân của ý nghĩa và tư tưởng
- Ẩn dụ ý niệm văn học được xây dựng trên cơ sở ẩn dụ thường quy và thực chất là sự sử dụng sáng tạo các ẩn dụ thường quy Lakoff và Turner (1989) cho rằng các nhà thơ thường sử dụng một số cơ chế để tạo ra các ẩn dụ văn học như: mở rộng, chi tiết hóa, kết hợp, đặt nghi vấn Kovecses (2015) bàn luận và đề xuất một số trường hợp trong đó sự sáng tạo ẩn dụ có thể diễn ra gồm: sáng tạo từ nguồn, sáng tạo từ đích và sáng tạo dựa trên ngữ cảnh
1.2.2 Khái quát về phong cách sáng tác của Nam Cao và quy trình nhận dạng ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
a Phong cách sáng tác của Nam Cao
Trang 13- Tư tưởng sáng tác hướng đến thâm nhập vào đời sống nhân dân lao động lầm than, cụ thể là người nông dân và trí thức tiểu
tư sản;
- Xây dựng các điển hình tâm lý;
- Sự mới mẻ ở điểm nhìn trần thuật, ngôn từ kể chuyện, kết cấu truyện theo mạch tâm lý, dòng hồi tưởng
b Quy trình nhận dạng ẩn dụ ý niệm về con người trong tác phẩm của Nam Cao
- Khảo sát các biểu thức ẩn dụ về ý niệm CON NGƯỜI và các ý niệm bậc thấp hơn
- Quy trình nhận dạng ADYN về con người: thủ pháp MIP của nhóm Pragglejaz và thủ pháp 5 bước của G Steen
- Ý niệm CON NGƯỜI và các ý niệm bậc thấp hơn như CƠ THỂ CON NGƯỜI, CẢM XÚC, ĐẠO ĐỨC, ĐỊA VỊ XÃ HỘI, CUỘC SỐNG là những miền đích điển hình trong khung tri nhận
về con người của Nam Cao Luận án xác lập khung phân tích ba loại ADYN về con người (ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hướng) dựa trên các miền đích điển hình này
CHƯƠNG 2
ẨN DỤ CẤU TRÚC VỀ CON NGƯỜI
TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO
2.1 Đặt vấn đề
Trong sáng tác của Nam Cao, các ẩn dụ cấu trúc chỉ xuất hiện ở một miền đích cơ sở CON NGƯỜI, không xuất hiện với các miền đích bậc dưới của ý niệm này Đây là phương thức tư duy
mà nhà văn sử dụng để nhận thức một cách tổng thể về con người trong tư cách là một thực thể sinh học - xã hội Đáng lưu ý, khi tồn
Trang 14tại dưới hình thức các BTAD trong tác phẩm, phương thức tư duy này một mặt góp phần truyền tải sâu sắc các thông điệp riêng của nhà văn về con người đến các thế hệ người đọc, mặt khác lại tạo nên sự sinh động, cuốn hút cho ngôn ngữ trần thuật của tác giả
2.2 Thống kê ẩn dụ cấu trúc về con người trong tác phẩm của Nam Cao
Kết quả khảo sát ngữ liệu đã giúp chúng tôi phát hiện 183 BTAD trong đó nhà văn ý niệm hóa miền đích CON NGƯỜI từ các miền nguồn: THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT, ĐỒ VẬT Ánh xạ ý niệm từ các MN này đã làm hình thành một loạt các ẩn dụ cấu trúc: CON NGƯỜI LÀ THỰC VẬT; CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT; CON NGƯỜI LÀ ĐỒ VẬT Trong số bốn miền nguồn được sử dụng để ý niệm hóa các đặc tính của miền đích CON NGƯỜI, miền nguồn THỰC VẬT và ĐỘNG VẬT chiếm ưu thế hơn hẳn
về số lượng BTAD so với miền nguồn còn lại là ĐỒ VẬT Điều này có thể được lý giải là do sự ảnh hưởng sâu sắc và lâu đời của nền văn minh lúa nước, văn hóa nông nghiệp thiên về chăn nuôi, trồng trọt của Việt Nam đối với quá trình tư duy của Nam Cao Ngoài ra, cuộc sống hòa mình với thiên nhiên, gần gũi với cây cỏ, động vật tại vùng quê nông thôn Bắc Bộ đã giúp tác giả có được vốn hiểu biết phong phú và chi tiết về động thực vật
2.3 Phân tích các ẩn dụ cấu trúc về con người trong tác phẩm của Nam Cao
2.3.1 Ẩn dụ cấu trúc CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT
Trong số các ẩn dụ cấu trúc về con người trong tác phẩm của Nam Cao, ẩn dụ CON NGƯỜI LÀ ĐỘNG VẬT có số lượng biểu thức ẩn dụ (BTAD) nhiều nhất và cũng có số lượng thuộc tính miền nguồn ánh xạ lên con người phong phú nhất so với các miền nguồn