Đánh giá thực hiện công việc là đánh giá một cách có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trên cơ sở so sánh kết quả làm việc thực tế với các tiêu chuẩ
Trang 1CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
I Mục đích và vai trò của hoạt động đánh giá
1.1 Khái niệm
Khái niệm đánh giá thực hiện công việc ?
Đánh giá thực hiện công việc là đánh giá một cách có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trên cơ sở so sánh kết quả làm việc thực tế với các tiêu chuẩn đã được xây dựng từ trước và cung cấp thông tin phản hồi
về kết quả đánh giá
Trong quản trị nhân sự, việc xây dựng một hệ thống đánh giá thành tích công tác một cách chính xác, có hiệu quả là một việc hết sức khó khăn Bởi vì không có một ai lại thích để người khác đánh giá mình, ngoại trừ người đó luôn hoàn thành công việc xuất sắc Cũng ít ai muốn tự mình đánh giá mình và thật ra thì cũng chẳng
có mấy ai làm được điều này một cách thật khách quan Khó khăn nhất vẫn là làm cách nào để đánh giá một cách khách quan, đúng mức về một người nào đó
Trang 2Đánh giá thành tích công tác của nhân viên là một công việc rất quan trọng bởi
vì nó là cơ sở để các nhà quản trị xem xét việc động viên khen thưởng hay kỷ luật, là căn cứ tính toán trả lương cho nhân viên một cách công bằng và khách quan
1.2 Mục đích của hoạt động đánh giá
(TS Trương Minh Đức, 2012, Quản trị nhân sự, Bộ kế hoạch và đầu tư cục phát triển doanh nghiệp, Hà Nội)
Cải thiện hiệu năng công tác nhờ thông tin phản hồi
Mục tiêu tổng quát của hệ thống đánh giá thành tích công tác là để cấp trên khảo sát, đánh giá và đi đến những nhận định về việc thực hiện công việc của nhân viên qua đó
mà cung cấp các thông tin phản hồi cho họ Việc phản hồi lại cho nhân viên các đánh giá, nhận định này nhằm tạo ra các tác động cần thiết để nâng cao và cải thiện hiệu năng công tác của nhân viên, nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn công ty
Hoạch định tài nguyên nhân sự
Trang 3Khi hoạch định tài nguyên nhân sự, các nhà quản trị cần có các thông tin đánh giá về tiềm năng phát triển của nguồn tài nguyên nhân lực trong đơn vị Nhờ vào các thông tin thu được từ hệ thống đánh giá thành tích công tác của nhân viên, các nhà quản trị
đã có sẵn các dữ kiện cho biết khả năng thăng tiến nghề nghiệp cũng như tiềm năng của nhân viên, đặc biệt là các cấp quản trị Nhờ vào các đánh giá này, công ty có thể hoạch định các kế hoạch đề bạt thăng tiến ngay trong hàng ngũ các cấp quản trị
Tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên
Mức thang điểm đánh giá thành tích công tác của nhân viên có thể giúp cho công ty
dự báo khả năng hoàn thành công việc của ứng viên sau này Chẳng hạn như trong công ty có một số người thành công trong công tác là nhờ họ đã theo học một số trường lớp nào đó Cũng vậy đối với các cuộc trắc nghiệm tuyển chọn nhân viên Mức thang điểm đánh giá nhân viên được sử dụng như là một biến số mà điểm trắc nghiệm cần dựa vào để so sánh Các cuộc trắc nghiệm tuyển chọn có hiệu quả hay không tùy thuộc phần lớn vào sự chính xác của kết quả đánh giá nhân viên
Phát triển nguồn nhân lực
Trang 4Đánh giá sự hoàn thành công việc của nhân viên sẽ cho công ty biết nhu cầu về đào tạo, giáo dục, và phát triển đối với nhân viên Nhờ hệ thống đánh giá thành tích công tác, cấp quản trị sẽ xác định được những khiếm khuyết của nhân viên, từ đó ngườìi phụ trách bộ phận tài nguyên nhân sự sẽ triển khai các chương trình đào tạo và phát triển tài nguyên nhân sự nhằm làm cho họ có điều kiện khắc phục được các khuyết điểm, phát huy được các điểm mạnh của mình Chẳng hạn như khi đánh giá thành tích công việc của cán bộ xuất nhập khẩu, người ta nhận thấy người này còn yếu về mặt ngoại ngữ, đựa vào thông tin đó phòng nhân sự có thể xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ ngoại ngữ của người cán bộ này
Lương bổng và đãi ngộ
Dựa vào hệ thống đánh giá thành tích công tác, các cấp quản trị sẽ có thông tin chính xác làm cơ sở cho việc ra các quyết định tăng lương, tăng thưởng cho nhân viên Để khuyến khích nhân viên hoàn thành công tác tốt, công ty nên thiết kế và thực hiện một hệ thống đánh giá hoàn thành công việc công bằng và khách quan từ đó mà có các quyết định thăng thưởng cho các nhân viên có năng suất cao, xử lý đối với những người không hoàn thành nhiệm vụ
Trang 5 Đánh giá tiềm năng của nhân viên
Một số công ty nỗ lực đánh giá tiềm năng của nhân viên bằng cách đánh giá việc hoàn thành công việc của họ Người ta cho rằng những chỉ số tiên đoán hành vi trong tương lai của một người chính là hành vi của họ trong quá khứ Tuy nhiên hạn chế của việc đánh giá này là thành tích trong quá khứ của một nhân viên không thể cho biết việc hoàn thành công việc của người đó một cách chính xác trong tương lai khi được bố trí ở cấp cao hơn hoặc ở vị trí khác
1.3 Vai trò của đánh giá kết quả hoạt động quản trị nguồn nhân lực
Vai trò của đánh giá kết quả đối với doanh nghiệp
Giúp người quản lý đề ra quyết định đúng đắn về lương thưởng, lập kế hoạch đào tạo, bổ nhiệm,
(Hệ thống đánh giá kết quả ở mức độ rộng là sự phát triển của quá trình thiết kế công việc, và có ảnh hưởng đến doanh nghiệp nói chung Bên cạnh đó việc đánh giá
là cơ sở cho các vấn đề như trả lương, thưởng, đề bạt kết quả của quá trình đánh giá
Trang 6còn cung cấp các thông tin quan trọng cho các hoạt động quản trị nhân sự khác như lựa chọn nhân viên, định hướng, đào tạo…)
Vai trò của đánh giá kết quả đối với cá nhân
Biết rõ kết quả công việc cần đạt và có hướng để hoàn thành công việc
Xác định lĩnh vực cần cải thiện và đề ra kế hoạch cho tương lai
Tăng động lực làm việc cho nhân viên
(Các phương pháp được sử dụng trong đánh giá kết quả cũng như các cách thức để truyền đạt các kết quả đó sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đạo đức
và sự nhiệt tình của nhân viên Khi kết quả đánh giá được sử dụng cho việc kỷ luật, tăng lương, đề bạt, thải hồi hay buộc thôi việc, thì thường có những thắc mắc hoặc băn khoăn trong số những nhân viên được đánh giá thấp, có năng suất lao động thấp, hoặc những người cảm thấy sự đánh giá là tùy tiện và không công bằng Những cảm giác tuơng tự sẽ xảy ra khi nhân viên không biết và không hiểu về các tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá các kết quả của họ
Trang 7Do vậy, nhân viên càng hiểu rõ về quá trình đánh giá, càng tạo ra các cơ hội để các kết quả đánh giá thực hiện mục tiêu hướng dẫn và phát triển, chứ không chỉ đơn thuần là đánh giá để chỉ trích, để phê phán
Trang 8II PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
1 Quy trình đánh giá
2 Các phương pháp đánh giá
2.1 Phương pháp xếp hạng
Các nhân viên sẽ được đánh giá và xếp hạng theo thứ tự mỗi yếu tố.
Có 2 cách: pp xếp hạng luân phiên & pp so sánh cặp
PP xếp hạng luân phiên
Trang 9- Chọn ra người hoàn thành tốt nhất tiêu chí đó và hoàn thành tệ nhất ghi tên vào bảng tương ứng hạng 1 và hạng thấp nhất
- Chọn ra người hoàn thành tốt tiếp theo và hoàn thành tệ tiếp theo ghi tên vào bảng tương ứng hạng 2 và hạng thấp nhất tiếp theo
PP so sánh cặp
- Đánh tên tất cả các nhân viên vào cùng một phiếu.
- Người quản lý so sánh mỗi nhân viên với những nhân viên khác.
Nếu nhân viên đó tốt thì ghi +, ngược lại
-Ưu điểm: Dễ thực hiện và đơn giản, không tốn chi phí
Hạn chế: + Khó so sánh giữa các vị trí khác nhau
+ Khó đánh giá hết với số lượng nhân viên nhiều
2.2 Phương pháp quản trị theo mục tiêu
2.3.
Trang 10Hình: Sơ đồ thực hiện phương pháp quản trị mục tiêu
Trang 11Ví dụ:
được
Mức độ hoàn thành
Đánh giá
Đạt doanh thu ít
nhất 300 triệu/
quý
Doanh thu đạt
350 triệu/quý
Tiếp cận và giới
thiệu sản phẩm
cho 5000 khách
hàng/quý
Tiếp cận 4500 khách hàng
Ưu điểm:
+ Nhân viên nắm rõ các mục tiêu, định hướng để chủ động thực hiện + Đánh giá chính xác dựa trên số liệu
+ Có sự thỏa thuận giữa quản lý và nhân viên
Trang 12+ Xây dựng mối quan hệ tốt với cấp trên
Hạn chế: Nhân viên mong muốn đề ra các mục tiêu thấp
Mục tiêu không phù hợp sẽ làm mất thời gian
2.4 Phương pháp danh mục kiểm tra
Đánh giá công việc nhân viên dựa trên một danh mục các câu hỏi mô tả thái độ, hành vi theo ý kiến của nhà quản lý.
Cách thực hiện:
Bước 1: Xác định tiêu chí đánh giá.
Bước 2: Thiết lập danh mục bảng với các tiêu chí.
Bước 3: Nhà quản lý tích vào những tiêu chí phù hợp với nhân viên.
Tiêu chí đánh giá Nhân viên A Nhân viên B Nhân viên C
Trang 13A- Hoàn thành
công việc
1 Không hoàn
thành
x
3 Hoàn thành
xuất sắc
x
B- Thái độ
1 Bị thụ động,
thiếu trách
nhiệm
2 Tương đối
chủ động
3 Luôn chủ
động, có trách
nhiệm
x
Ưu điểm
Trang 14- Tiết kiệm thời gian, chi phí, dễ triển khai.
- Có kết quả nhanh chóng.
Hạn chế: Bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của nhà quản lý.
2.5 Ghi chép các sự kiện quan trọng
Nhà quản lý sẽ ghi chép lại các hành vi xuất sắc hoặc yếu kém trong công việc và thống kê các sự kiện đó.
Ví dụ
Thời gian Vụ việc
Ngày tháng
Vụ việc
15/8
Làm phần công việc của nhân
viên khác bận
18/8 Đi làm trễ 30 phút
28/8
Tự học hỏi phần mềm photoshop để thiết kế poster
cho công việc
25/8
Hành vi cự cãi, xung đột với
đồng nghiệp
Ưu điểm: Đánh giá tương đối đầy đủ, tỉ mỉ và toàn diện.
Hạn chế: Tiêu tốn thời gian và nỗ lực theo dõi, ghi chép các sự kiện.
Trang 152.6. Đánh giá bằng thang điểm dựa trên hành vi
Nhà quản lý thực hiện công việc quan sát các hành vi của nhân viên và đánh giá dựa trên thang điểm số.
Phạm vi công việc Hoạch định tổ chức và triển khai dự
án
7- Xuất sắc Triển khai kế hoạch dự án tổng thể, tư
liệu đầu đủ, đã ược chấp nhận và phân bổ kế hoạch cho mọi người liên hệ.
6- Rất giỏi Lên kế hoạch, truyền thông, và quan sát
các giai đoạn quan trọng; tường trình hàng tuần tiến độ của
kế hoạch.
5-Giỏi
4- Trung bình
3- Dưới trung bình
………
………
………
2- Rất kém Ít khi nào hoàn thành dự án vì thiếu
Trang 161- Không chấp nhận được hoạch định và thiếu thận trọng.
Ưu điểm: Đánh giá khách quan, chính xác dựa trên hành vi cụ thể.
Hạn chế:
- Tốn thời gian để quan sát theo dõi, chỉ đánh giá được hành vi nhân viên chưa thể giúp nhà quản lý nhìn nhận tổng thể kết quả.
- Các hành vi được sử dụng hướng về hoạt động hơn là về kết quả
2.7 Đánh giá hiệu suất bằng KPI
KPI ( Key performance Indiacator) là chỉ số hiệu suất, là chỉ số quan trọng khi
đánh giá sự tiến bộ với các nhân, phòng ban, tổ chức.
Các bước xây dựng KPI
- Bước 1: Tên KPI
- Bước 2: Cách thức đo lường.
- Bước 3: Tần suất đo lường.
- Bước 4: Nguồn dữ liệu.
Trang 17- Bước 5: Mục tiêu.
Đặt mục tiêu đi kèm với 5 tiêu chí SMART.
Ví dụ:
đo lường
Tần suất Nguồn
dữ liệu
Mục tiêu cần đạt
1 Tỷ lệ
cung ứng
nhân sự
theo kế
hoạch
Số lượng ứng viên
đi làm/ số lượng yêu cầu tuyển dụng trong tháng
Hàng tháng
Báo cáo tuyển dụng
90%
2 Tỷ lệ
hoàn
thành chỉ
tiêu học
Số lượng nhân viên hoàn thành/ số lượng nhân viên
Hàng tháng
Phần mềm đào tạo
95%
Trang 18có chỉ tiêu học
3 Chi phí
tuyển dụng
Tổng chi phí tuyển dụng/Tổng
số lượng tuyển dụng
Hàng tháng
Phần mềm tài chính
500.000/người
Ưu điểm:
- Chỉ số rõ ràng, có thể đo lường được.
- Tạo động lực cho nhân viên phấn đấu thực hiện.
Hạn chế:
- Khó khăn trong việc tạo dựng KPI
- Xác định KPI sai tạo áp lực cho nhân viên.
2.8 Đánh giá bằng văn bản tường thuật
Cuối mỗi kỳ, người quản lý sẽ viết một văn bẳn tường thuật là các hành vi, thái
độ của nhân viên.
Trang 19Ưu điểm: Nhanh chóng, dễ thực hiện, không tốn chi phí.
Hạn chế: Bị ảnh hưởng bởi các khả năng diễn đạt của người viết.