1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn cơ sở văn hóa việt nam bài tập 2 sự mai một của văn hóa làng quê trong xã hội hiện Đại

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Mai Một Của Văn Hóa Làng Quê Trong Xã Hội Hiện Đại
Tác giả Huỳnh Nguyễn Hữu Quốc
Trường học Đại Học Công Thương Tp.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại Bài Tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Tổng quan về văn hóa làng quê Việt Nam 2.1 Khái niệm Làng gắn với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam với 3 đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng ý thức dân chủ làng xã, cộng đồng t

Trang 1

ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

BÀI TẬP 2

SỰ MAI MỘT CỦA VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Nguyễn Hữu Quốc

Mã sinh viên: 2024240526 Lớp: QTDVDL&LH08

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

BÀI TẬP 2

SỰ MAI MỘT CỦA VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Họ và tên sinh viên: Huỳnh Nguyễn Hữu Quốc

Sinh ngày: 14/1/2006 Nơi sinh: 986 Hương Lộ 2 phường Bình Trị Đông A quận Bình Tân

Trang 3

SỰ MAI MỘT CỦA VĂN HÓA LÀNG QUÊ TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

1 Văn hóa làng quê Việt Nam

Văn hóa làng quê là cội nguồn của nền văn hóa Việt Nam Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa làng quê đã tạo dựng những giá trị riêng, đặc sắc, làm nên hồn cốt của dân tộc Văn hóa làng chính là cội nguồn, là hồn cốt của nền văn hóa Việt Nam Văn hóa làng góp phần tạo nên những giá trị riêng, đặc sắc cho mỗi vùng, miền

Tuy nhiên, ngày nay, dưới tác động và ảnh hưởng sâu sắc của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đất và người ở Việt Nam đang biến đổi từng ngày, từng giờ; văn hóa làng và góc nhìn về văn hóa làng vì thế cũng thay đổi

2 Tổng quan về văn hóa làng quê Việt Nam

2.1 Khái niệm

Làng gắn với hình ảnh làng xã cổ truyền ở Việt Nam với 3 đặc trưng cơ bản: ý thức cộng đồng làng (ý thức dân chủ làng xã, cộng đồng trong sản xuất bảo vệ xóm làng, xây dựng văn hoá, lối sống, đạo đức.v.v ); ý thức tự quản (thể hiện rõ nhất trong việc xây dựng hương ước); và tính đặc thù độc đáo, rất riêng của mỗi làng (có khi hai làng gần nhau nhưng không hề giống nhau) Nền văn hoá Việt Nam được tạo dựng trên cơ sở của

Trang 4

nền văn minh nông nghiệp Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng xã, quê hương Tập tục làng, truyền thống và văn hoá làng là chất keo đặc thù gắn kết mọi thế hệ thành viên của làng Cho đến nay, các nhà nghiên cứu sử học vẫn chưa xác định rõ làng xuất hiện từ khi nào Nhưng làng và văn hoá làng được xem là phát triển rực rỡ nhất vào thế kỷ XVI-XVIII Ngoài ra, làng và văn hoá làng chỉ có ở Việt Nam, ở nhiều nước làng cũng như tổ chức làng hầu như không có

2.2 Nét đặc trưng

Làng không chỉ là sản phẩm của một nền tổ chức chính trị nhà nước mà nó còn là sản phẩm văn hoá mang bản sắc người Việt Văn hoá làng được thể hiện thông qua các biểu trưng văn hoá mang giá trị truyền thống: cây đa, bến sông, con đê, mái đình, giếng nước đến các bản gia phả, hương ước, hội hè đình đám, những làn điệu dân ca, dân vũ Đó còn

là phong tục tập quán, cách ứng xử, tâm lý, tín ngưỡng tôn giáo, phương thức hoạt động, nghề đặc trưng.v.v…Có thể xem văn hoá làng chính là những khuôn thước ứng xử nằm sâu trong mỗi con người, những nhân tố tạo nên tính cộng đồng Và những ứng xử giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, giữa các cộng đồng với nhau được tổng kết qua kinh nghiệm sống đã trở thành văn hoá

Trang 5

Văn hóa làng như một dòng nước ngầm không thể nhìn thấy nhưng lại có sức mạnh chi phối, điều khiển mỗi người trong cộng đồng làng Các nhà nghiên cứu văn hoá cũng như

sử học Việt Nam đều khẳng định 80% văn hoá vật thể là ở làng Đó chính là “cây đa, bến nước, sân đình”, là ngôi chùa hay những ngôi nhà cổ Và cũng 80% văn hóa phi vật thể ra đời từ văn hoá làng Đó là những phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng.v.v…Nói sâu hơn thì văn hoá làng chính là cái gốc của văn hoá dân tộc Tổng thể nền văn hóa dân tộc đều mang bản sắc văn hoá vùng, miền Mà cái tạo nên văn hoá vùng miền chính là văn hoá làng, đơn vị tổ chức nhỏ nhất Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng biệt Vì vậy nền văn hóa Việt Nam cũng đa dạng và vô cùng phong phú

Hình 1

Trang 6

(Nguồn Internet)

2.3 Nét đặc thù

Với đơn vị là làng, văn hóa đã hiện ra như là những khuôn thước ứng xử nằm ở tầng sâu trong đời sống cộng đồng; như là hệ thống các giá trị đặc thù qui định và ngầm điều khiển các quan hệ cộng đồng; như là sự tổng hợp của những kinh nghiệm sống hình thành qua lịch sử của các cộng đồng Mỗi con người Việt Nam, nếu có được cái may mắn

là sinh ra và lớn lên ở làng, thì dù đi đâu, về đâu; dù làm nghề nay hay nghề kia; dù mang quốc tịch này hay quốc tịch khác cũng đều khó có thể thoát ly khỏi tâm thức làng, lề thói làng, giá trị làng, cái đã ăn sâu vào văn hóa cá nhân

"Phép vua thua lệ làng" thành ngữ gắn liền với quá trình phát triển của làng Việt Thông qua thành ngữ này, văn hóa làng luôn biểu đạt cái đặc trưng riêng, cái có ý nghĩa riêng, cái mang lại sức mạnh của làng Lịch sử cho thấy, tất cả những gì là ngoại nhập hay ngoại sinh, nếu muốn có chỗ đứng thực sự ở làng thì phải tìm cách "chung sống" với văn hóa làng

Chính từ thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt mà chúng ta nhận ra văn hóa làng Xác định

sự tồn tại hiện thực của văn hóa làng là sự phát triển phù hợp với sự tiến triển của các ngành tri thức về văn hóa Có lẽ chỉ khi đặt trong tương quan với các dạng thức văn hóa

Trang 7

vùng và các loại văn hóa cộng đồng khác, mới thấy rõ hơn tính đặc thù và ý nghĩa của văn hóa làng

2.4 Hội làng và lễ hội

Hội làng Hàng năm, có lẽ không có làng quê Việt Nam nào lại không mở hội làng, nhỏ thì một ngày, lớn thì nhiều ngày, nhất là những năm được mùa thì hội làng vui không kể xiết Hội làng ở các làng quê nước ta thường được tổ chức vào mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan Có thể nói, trên cái nền hết sức phong phú và đa dạng của hội hè, đình đám ở nông thôn Việt Nam, hội làng được coi là thời điểm cuốn hút nhất, tưng bừng nhất với những nghi thức tôn nghiêm và thuần Việt nối đời: tế lễ, rước, trò vui và hát xướng Ngoài các quốc lễ do Nhà nước phong kiến tổ chức, hội làng thường do một làng đứng ra tổ chức, hoặc có thể do một số làng gần nhau cùng thờ chung một thành hoàng, cùng có mối liên hệ lịch sử thông qua sự tích thánh mà

họ tôn phụng Nhưng, dù là hội của một làng hay liên làng thì hội làng như một mạch nước ngầm xuyên thời gian, bừng chảy tràn trề trong đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh người Việt

Hội làng đã có từ xa xưa, theo sử sách, nhiều hội làng nổi tiếng tiêu biểu cho tín

ngưỡng phồn thực được bảo lưu từ thời thượng cổ Ngay trên trống đồng cổ, cũng có

Trang 8

những nét hoa vǎn, dấu ấn của hội làng Có những hội làng trở nên tiêu biểu, nức tiếng gần xa như hội: Đền Hùng-tỉnh Phú Thọ, hội Cổ Loa, Lệ Mật, Phù Đổng của Hà Nội, các hội làng ở Hà Tây.v.v… Có thể nói, hội làng mang tính cộng đồng sâu sắc, đó là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã Hội làng thường được tổ chức thật vui, thật đầm ấm tình làng nghĩa xóm, điều đó thể hiện qua những khâu chuẩn bị cho đến khi nuối tiếc lúc tan hội Có xem hội làng mới cảm nhận hết ý nghĩa và lòng tự hào dân tộc với một truyền thống vàng son

Hình 2 (Nguồn Internet)

Lễ và hội Cũng như Lễ hội truyền thống, hội làng gồm hai phần lễ và hội, thường diễn

ra ở các ngôi đình làng Nhưng, ở hội làng, phần hội bao giờ cũng nổi trội hơn Lễ thể hiện lòng ngưỡng mộ, sùng bái anh hùng, tôn vinh danh nhân, người có công với dân, tổ nghề, có thể là những thần, thánh, phật, mẫu, những nhân vật siêu phàm, những đại diện

Trang 9

cho tôn giáo, người bảo trợ tinh thần và đem lại đời sống ấm no, hạnh phúc cho cộng đồng Phần lễ thường gồm các hoạt động rước nước và mộc đục, rước và tế Hội là dịp thể hiện những sinh hoạt văn hóa cộng đồng từ múa, hát giao duyên, hát thờ, các diễn xướng sân khấu cổ truyền, các cuộc thi tài mang tính thượng võ (bơi trải - hội làng Đăm, chạy cờ - làng Triều Khúc, thú chơi cờ người - làng Xuân Phương.v.v ), các trò diễn phong tục (thổi cơm thi - làng Thị Cấm, bơi cạn và bắt chạch trong chum - làng Hồ, trình nghề - làng Sài Đồng, thú chơi thi thơ, thú chơi tạo cây cảnh, con giống bằng sáp nến, thú chơi chọi gà, vùng Bưởi).v.v Trong các sinh hoạt hội, mọi người tham gia trình diễn, sáng tác, thưởng thức và hưởng thụ sau những ngày lao động vất vả, không kể sang hèn

Vì thế, có thể cho rằng, hội làng đã tạo nên niềm cộng cảm sâu sắc giữa các thành viên trong cộng đồng, là sự nhất quán trong việc trao truyền các giá trị vǎn hóa giữa các thế hệ

Trang 10

Hình 3 (Nguồn Internet)

3 Thực trạng sự mai một của văn hóa làng quê trong xã hội hiện đại

3.1 Biến đổi không gian làng

Làng quê Việt Nam truyền thống, nhất là các làng quê Bắc Bộ, với đặc trưng không gian tương đối khép kín, lũy tre làng bao quanh được xem như ranh giới giữa không gian

cư trú và không gian sản xuất của làng Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, cùng với sự thu hẹp đáng kể của diện tích đất nông nghiệp đã làm không gian cảnh quan ở các làng quê biến đổi rõ rệt Bên cạnh không gian cư trú truyền thống được định vị theo các lối xóm là những hình thức tập trung dân cư mới theo nghề nghiệp, những xóm mới, phố - làng mới… khiến cho không gian cư trú và không gian sản xuất ở các làng quê hiện nay gắn bó chặt chẽ với nhau, không phân biệt rõ ràng như trước kia Những ao, hồ, mương máng có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người nông dân xưa hiện cũng bị san lấp, thu hẹp đáng kể do sức ép của sự gia tăng dân số cũng như nhu cầu sản xuất, kinh doanh Các công trình như trường học, nhà văn hóa, sân chơi, thư viện, chợ… được xây dựng, mở mang cùng hệ thống đường giao thông quy hoạch rộng rãi khiến cho làng quê mang dáng dấp của các đô thị Nhìn chung,

Trang 11

không gian cảnh quan ở các làng quê hiện nay đã không còn khép kín như xưa mà ngày càng trở nên hiện đại với tính mở, linh hoạt rõ rệt

3.2 Biến đổi trong quan hệ gia đình, họ hàng, làng xã

Gia đình, họ hàng, làng xã là những thiết chế xã hội - văn hóa đặc trưng ở các làng quê Việt Nam truyền thống, thể hiện tập trung và tiêu biểu những đặc tính trong đời sống xã hội của cộng đồng làng quê Cùng với những tác động và ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa và hội nhập quốc tế, thiết chế gia đình, họ hàng, làng

xã và những mối quan hệ xã hội liên quan ở các làng quê hiện nay cũng đang chứng kiến những đổi thay rõ nét

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, sợi dây gắn kết giữa các thế hệ, thành viên trong gia đình nông thôn hiện nay đang có chiều hướng suy giảm Sự đa dạng hóa và khác biệt

về lao động, việc làm cùng những mối quan tâm, ưu tiên riêng của các thành viên khiến cho những hoạt động chung của các thành viên trong gia đình ngày càng ít đi Bên cạnh

sự gắn kết gia đình, mối quan hệ họ hàng, làng xã - mạng lưới liên kết đặc trưng cho lối sống cộng đồng làng quê cũng đang chứng kiến sự suy giảm đáng kể do tác động và ảnh hưởng của những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội Sự gắn bó, tương trợ lẫn nhau giữa các thành viên, gia đình trong họ tộc, hàng xóm láng giềng, nhất là mỗi khi có công

Trang 12

việc quan trọng như hiếu, hỷ… tuy vẫn được coi trọng, duy trì nhưng không còn đóng vai trò là nhân tố thiết yếu như trước đây

3.3 Biến đổi di tích, tín ngưỡng, lễ hội và các phong tục tập quán

Đời sống kinh tế ngày càng khởi sắc, người dân ở các làng quê có điều kiện quan tâm hơn đến việc bảo tồn, giữ gìn các di tích cũng như phục dựng các lễ nghi, lễ hội của làng Các di tích được đầu tư nhiều tiền của, công sức tu bổ, làm mới, được đưa trở lại với ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của cộng đồng Các sinh hoạt văn hóa truyền thống, nhất là lễ hội cổ truyền được tiếp nối, duy trì, ngày càng trở nên đặc sắc hơn với nguồn kinh phí tổ chức và nhân lực tham gia không ngừng được tăng cường, xã hội hóa Bên cạnh các nghi lễ, trò vui truyền thống, lễ hội làng cũng được bổ sung nhiều hoạt động mới mang hơi thở cuộc sống đương đại, các trò chơi giải trí, hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ đặc sắc Cùng với nỗ lực tiếp nối và bảo lưu giá trị, ý nghĩa của lễ hội làng, người dân ở các làng quê cũng đang ngày càng có xu hướng trở lại với những thực hành tín ngưỡng truyền thống khi điều kiện kinh tế, đời sống vật chất có bước tiến đáng

kể so với trước đây

Các phong tục tập quán, lối sống của người dân ở làng quê có sự biến đổi rõ nét khi tỷ

lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm và cùng với đó là xu hướng đa

Trang 13

dạng hóa trong cơ cấu nghề nghiệp, việc làm Một bộ phận dân cư đã chuyển hẳn sang các hoạt động kinh doanh, buôn bán, làm dịch vụ, làm công nhân trong các khu công nghiệp… khiến cho nhịp sống, lối sống của dân làng cũng trở nên sôi động, khẩn trương hơn; việc tuân thủ giờ giấc được chú trọng với tác phong nhanh nhẹn, năng động Cùng với sự mở rộng, phát triển của mạng lưới dịch vụ, người dân ở các làng quê ngày càng trở nên quen thuộc với kiểu tư duy cần gì là có thể mua chứ không phải chạy sang hàng xóm vay, mượn như trước kia; và đi cùng với đó là lối sống gắn với sự nhanh nhạy, năng động, linh hoạt và bình đẳng của thị trường Chính vì lẽ đó, bên cạnh lối sống nghĩa tình vẫn được duy trì, xuất hiện lối ứng xử, lối sống theo kiểu dịch vụ, thị trường, coi trọng sự minh bạch, sòng phẳng Nhìn chung, bức tranh lối sống ở nhiều làng quê hiện nay có sự pha trộn, đan xen giữa nông nghiệp và công nghiệp, truyền thống và hiện đại, nông thôn

và đô thị

3.4 Biến đổi trong hoạt động tiếp cận thông tin và giải trí

Đi cùng những đổi thay mạnh mẽ và sâu sắc của đời sống kinh tế - xã hội, nhu cầu và các hoạt động, phương thức trao đổi thông tin, giải trí của người dân ở làng quê cũng

Trang 14

không ngừng được mở rộng, đa dạng hóa Bên cạnh các hoạt động văn hóa quần chúng,

hệ thống đài truyền thanh, truyền hình cũng được phủ sóng đến từng thôn xóm, hệ thống thư viện, phòng đọc đáp ứng nhu cầu thông tin, tri thức đa dạng của người dân, hệ thống tiếp cận thông tin trong các gia đình cũng ngày càng được mở rộng, hiện đại hóa với những phương tiện nghe nhìn hiện đại: tivi, radio, điện thoại, máy vi tính có kết nối internet Nhiều kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ người tiêu dùng nông thôn sử dụng các sản phẩm công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số có kết nối internet đạt trên 90% và vẫn đang

có xu hướng gia tăng Bên cạnh các hoạt động giải trí, việc chăm sóc sức khỏe, hưởng thụ cuộc sống của người dân cũng ngày càng được quan tâm hơn Nhiều hoạt động, loại hình câu lạc bộ, hội nhóm văn nghệ, thể dục thể thao xuất hiện, thu hút sự tham gia đông đảo của người dân tùy theo sự phù hợp về sở thích, nghề nghiệp, lứa tuổi ; mức độ tin tưởng

và tham gia của người dân vào các tổ chức, hội nhóm không ngừng tăng lên Bên cạnh

đó, những hình thức giải trí, sử dụng thời gian nhàn rỗi vốn thường thấy ở các cư dân đô thị như mua sắm, tham quan, du lịch… cũng xuất hiện và ngày càng phổ biến trong đời sống của cộng đồng dân cư ở các làng quê

4 Giải pháp bảo tồn và phát huy văn hóa làng quê

Giải pháp 1: Bảo tồn kiến trúc và không gian làng quê:

Trang 15

 Khôi phục và bảo tồn các công trình văn hóa như đình làng, cổng làng, giếng nước.

 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới cần giữ gìn đặc trưng văn hóa làng quê

 Giải pháp 2: Bảo vệ và phát triển nghề truyền thống

 Hỗ trợ các làng nghề truyền thống bằng cách đào tạo nghề, phát triển sản phẩm và tìm đầu ra cho thị trường

 Tổ chức các chương trình quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong nước và quốc tế

Giải pháp 3: Khôi phục tập tục, lễ hội làng quê

 Tổ chức lễ hội truyền thống một cách bài bản, tránh thương mại hóa

 Giáo dục thế hệ trẻ về ý nghĩa và giá trị của các tập tục văn hóa truyền thống

Giải pháp 4: Xây dựng ý thức cộng đồng

 Đưa nội dung bảo tồn văn hóa làng quê vào chương trình giáo dục và tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông

 Phát huy vai trò của người cao tuổi và nghệ nhân trong việc truyền dạy văn hóa làng quê

Giải pháp 5: Phát triển du lịch văn hóa làng quê

Ngày đăng: 23/12/2024, 17:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w