1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn cơ sở văn hóa việt nam Đề tài Đặc sản Đồng bằng sông cửu long

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc sản Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả Nguyễn Thị Phương Linh, Nguyễn Thị Hồng Liên, Cao Thị Trúc Mai, Nguyễn Diễm My, Võ Hoài Thu, Ngô Thị Kim Tiền, Trần Thị Hồng Vân, Trang
Người hướng dẫn Hoàng Thị Tuyền
Trường học Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 7,06 MB

Nội dung

Cùng với văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo của các vùng miền khác trongnước, văn hóa ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng là yếu tố góp phần tạonên bản sắc cho văn hóa ẩm thực Việt Na

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN -

TIỂU LUẬN MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: ĐẶC SẢN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trang 2

MỤC LỤC

1 Lý do lựa chọn đề tài 3

2 Bố cục luận văn 4

PHẦN NỘI DUNG 4 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 4

1.1 Đặc trưng vùng đồng bằng sông cửu long 4

1.1.1 Địa lý vùng đồng bằng sông cửu long 4

1.1.2 “Vương quốc trái cây” của cả nước 5

1.2 Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá và lịch sử đối với thực phẩm ẩm thực của vùng 6

1.3 Tầm quan trọng của văn hoá ẩm thực đối với du lịch vùng 7

1.4 Tầm quan trọng của văn hoá ẩm thực đến việc phát triển du lịch 9

1.5 Các món ăn nổi tiếng ĐBSCL 11

1.5.1 Các món ăn nổi tiếng ĐBSCL 11

1.5.2 Bún mắm 11

1.5.3 Lẩu cá linh bông điên điển 11

1.5.4 Cá lóc nướng trui 12

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC ĐBSCL HIỆN NAY TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 13

2.1 Đặc trưng văn hóa ẩm thực 13

2.1.1 Văn hóa ẩm thực chung ĐBSCL 13

2.2 Ẩm thực đặc trưng phục vụ du lịch ở ĐBSCL 13

2.3 Sự kiện ẩm thực ở ĐBSCL 16

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC ĐBSCL TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG TƯƠNG LAI: 17

3.1 Định hướng chung về phát triển ẩm thực ở ĐBSCL 17

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển văn hóa ẩm thực trong du lịch của ĐBSCL 18

3.2.1 Các yếu tố thuận lợi 18

Trang 3

3.2.2 Các yếu tố khó khăn 19 3.2.3 Nhu cầu mong muốn của khách hàng: 20 3.3Giải pháp khai thác văn hóa ẩm thực ĐBSCL trong phát triển du lịch 20 3.3.1 Giải pháp chung 20 3.3.2 Các giải pháp cụ thể 22

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Ẩm thực là một phần tất yếu của bản sắc văn hóa dân tộc, một trong nhữnglĩnh vực thể hiện nét đặc sắc của một dân tộc Món ăn Việt Nam độc đáo và nổitiếng đến mức ông Philip Kotler (cha đẻ của marketing hiện đại) đã khuyên nên sửdụng “ẩm thực” như một bước đột phá trong chiến dịch quảng bá thương hiệu ViệtNam ra toàn thế giới

Cùng với văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo của các vùng miền khác trongnước, văn hóa ẩm thực vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng là yếu tố góp phần tạonên bản sắc cho văn hóa ẩm thực Việt Nam Món ăn của người dân vùng ĐBSCL làkết quả của quá trình cộng đồng lâu đời, giao lưu văn hóa và tình hữu nghị thânthiết giữa các dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa, Chăm Kết hợp nhiều dòng chảy văn hóaphương Đông và phương Tây, với các yếu tố môi trường địa phương đã tạo nênnhững sắc thái văn hóa trong ăn uống vừa đa dạng, phong phú vừa độc đáo củaNam Bộ

Theo xu hướng du lịch hiện nay, ngoài việc tham quan các danh lam thắngcảnh khách du lịch còn quan tâm văn hóa ẩm thực của nơi đến thông qua các món

ăn đặc sản Mặc dù ĐBSCL bắt đầu khai thác hoạt động du lịch muộn hơn một chút

so với các vùng khác trong cả nước nhưng vùng này cũng đã xây dựng thành côngcác loại hình du lịch phù hợp và đặc trưng như: du lịch sinh thái, miệt vườn sôngnước, du lịch văn hóa - những món ăn dân dã mang đậm sắc thái địa phương đã thuhút một lượng lớn du khách đến đây Từ những nhận định trên, tôi quyết định chọn

“Văn hóa ẩm thực vùng ĐBSCL trong phát triển du lịch” làm đề tài luận văn củamình

Trang 5

Chương 3 GIẢI PHÁP KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC ĐBSCL TRONG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TƯƠNG LAI

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ẨM THỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG1.1 Đặc trưng vùng đồng bằng sông cửu long

1.1.1 Địa lý vùng đồng bằng sông cửu long

- Phía tây vùng Đông Nam Bộ

- Phía bắc giáp Cam-pu-chia

- Phía tây nam giáp vịnh Thái Lan

- Phía đông nam là Biển Đông

Ý nghĩa vị trí

- Giao lưu văn hóa ẩm thực góp phần làm phong phú hơn nét ẩm thực vùng ĐBSCL

- Mở rộng quan hệ với các nước trong tiểu vùng sông Mê Công

- Phát triển nền kinh tế mở

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển

Đồng Bằng Sông Cửu Long còn đươc thiên nhiên ưu ái ban tặng hệ thốngsông nước ưu đãi, kênh gòi chằng chịt, nguồn nguyên liệu ẩm thực phong phú, dồidào Nhờ có nhiều sông rạch, kênh mương, ao hồ rừng ngập nước, đường bờ biểndài cả trăm km nên thủy sản ở ĐBSCL có rất nhiều giống loài Cá ở đây rất phongphú về chủng loại, trong đó có những loại có giá trị kinh tế cao như cá chép, cá tra,

cá bống trăng, cá chích,

Trang 6

Theo nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm, hiếm có con sông lớn mà lạo hiềnhòa như sông Mê-kông chảy qua ĐBSCL Mỗi năm sông đều dâng nước, nhưng chỉlàm ngập mà ít khi gây lụt Con nước vận hành theo quy luật, có tính chu kỳ, khôngnhững không làm hại ai mà còn đem lại tài nguyên thủy sản, phù sa,…hằng nămgiúp tháo chua rửa phèn cho đất Bởi vậy, người dân ĐBSCL có truyền thống sốngchung với nước, tận dụng nước, coi “ nước nổi” là một phần cuộc sống của mình.

1.1.2 “Vương quốc trái cây” của cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long được coi là “Vương quốc” trái cây của cả nướcvới hơn 295.000 ha, trong đó có nhiều loại trái cây đặc sản địa phương nổi tiếng

Do được phù sa bồi đắp nên vùng đất màu mỡ, trù phú này sở hữu không ít nguồnsản vật vô cùng phong phú

Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi với rất nhiều loại trái câynổi tiếng, mệnh danh là vựa trái cây của cả nước bởi nhiều loại thơm ngon Nơi đây

có những loại trái cây đặc sản nổi tiếng như: xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn VĩnhKim, sầu riêng Ngũ Hiệp, quýt hồng Cái Bè (Tiền Giang), bưởi Năm Roi BìnhMinh, chôm chôm An Bình (Vĩnh Long), dâu Hạ Châu Phong Điền, mận An PhướcTân Lộc (Cần Thơ),… Với các loại trái cây tươi ngon, đa dạng và thay đổi theomùa cùng với không gian xanh mát và thanh bình, không khí trong lành, thoángđãng

1.2 Ảnh hưởng của yếu tố văn hoá và lịch sử đối với thực phẩm ẩm thực của vùng

- Đồng bằng sông Cửu Long, miền sông nước với mạng lưới sông ngòi chằng chịt

Từ lâu, bà con nơi đây ngược xuôi trên những dòng sông, con kênh và làm nên nétvăn hoá đặc trưng riêng có của miền sông nước, đó là chợ nổi Từ trước đến nay,chợ nổi miền Tây đã trở thành “đặc sản” văn hóa của vùng đồng bằng sông CửuLong và các địa phương của vùng đã sử dụng ưu thế này để phát triển

- Đi chợ nổi, người ta thường được dịp ngắm nhìn hàng chục cây bẹo cao thấp khácnhau Ghe bán loại nông sản nào thì treo đại diện loại hàng đó lên một cây sào nhôcao trên ghe để chào hàng - gọi là cây bẹo Đây là một hình thức chào hàng riêng có

ở chợ nổi Ví dụ, nếu ghe chuyên bán bí đỏ thì trên cây sào sẽ treo lủng lẳng vài trái

bí, còn nếu ghe bán thơm thì trên cây sào treo vài trái thơm

Trang 7

- Đến chợ nổi, ngoài việc mua sắm, tham quan, tìm hiểu về chợ, người ta còn có thể

ăn uống theo phong cách “lênh đênh” rất đặc sắc Nơi đây có đầy đủ các món ăn từmón khô tới món nước, và một tô bún riêu cua miền Tây là một sự lựa chọn khôngthể phù hợp hơn Sóng nước chồng chềnh, ghe lắc lư và tô bún cũng lắc lư theo

- Chợ nổi Cái Răng bán mua đa dạng các loại trái cây và các mặt hàng nông sản củavùng đồng bằng sông Cửu Long Từ xa xa, chúng ta có thể thấy những chiếc ghebồng bềnh và đó cũng là gia đình thương hồ sinh sống, với nhiều thế hệ Nó mangđậm chất Nam bộ ngay trong lòng Tây Đô – thủ phủ của miền Tây sông nước.Thường thì mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng Chúng tôi thấy, giữa mộtvùng mênh mông sóng nước, rất nhiều loại trái cây được treo lên bán, từ màu xanhcủa quả dưa hấu đang căng tròn mọng nước đến màu đỏ của chôm chôm, vàngruộm của xoài rồi nào là rau củ quả các loại Trái cây, nông sản nơi đây luônmang trong mình vị ngọt ngào của dòng sông hiền lành quanh năm có phù sa dồidào bồi đắp

- Hàng hóa được bán tại chợ nổi Cái Răng gồm nhiều nhóm như nhóm hàng nôngsản, nhóm hàng thủ công, gia dụng; nhóm hàng thực phẩm chưa chế biến và chếbiến sẵn; hàng gia dụng thiết yếu hằng ngày Nhờ vậy, tại chợ, có hàng trăm ghethuyền tụ hội mua bán rất tấp nập Thường thì ghe của người Việt bán trái cây, raucủ; ghe buồm của đồng bào Khmer chở bán cà ràng (bếp bằng đất nung); nhà bè củangười Hoa bán tạp hóa Các ghe chở hàng gia dụng, gốm sứ từ Biên Hòa, thànhphố Hồ Chí Minh, Lái Thiêu; các ghe chở lá lợp nhà, chiếu, than đước, thủy sản từ

Cà Mau, Rạch Giá

Trang 8

- Chợ nổi không chỉ là nơi buôn bán, mua sắm, mà còn là nơi giao lưu văn hóa, tạonên nét đẹp truyền thống của vùng quê sông nước Cần Thơ Sức hút của chợ nổiCái Răng đối với khách thập phương không chỉ là nét văn hóa độc đáo của chợ nổi,

mà còn là tấm lòng khoáng đạt, rộng mở, hiếu khách hiếm có của những người dânsông nước miền Tây Con người của vùng đất “trọng nghĩa khinh tài” sống rất tìnhcảm và gần gũi Văn hóa, tình người chính là điều làm nên sự đặc sắc của văn hóachợ nổi Cái Răng, để mỗi du khách qua đây khi trở về đều thấy nhớ Nhớ cái hương

vị miền quê ấy và nhớ cái hình ảnh khu chợ Cái Răng với những con thuyền lênhđênh trên mặt nước mang theo cái hồn của miền sông nước Việt Nam

1.3 Tầm quan trọng của văn hoá ẩm thực đối với du lịch vùng

Văn hóa ẩm thực là đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền, địa phương Vănhóa ẩm thực đã trở thành một trong những nhân tố thu hút du khách đến với điểmđến du lịch Bên cạnh những loại hình du lịch khác nhau như: du lịch tâm linh, dulịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh,… du lịch ẩm thực đang ngày càng trở thành xuthế và chiếm vai trò không hề nhỏ trong sự phát triển du lịch địa phương Theo Tổchức Du lịch thế giới, cơ cấu chi tiêu của du khách trong chuyến du lịch thì đến 1/3

là chi tiêu cho nhu cầu ẩm thực Ẩm thực là yếu tố góp phần tạo nên chất lượng vàthương hiệu du lịch Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực là một phần không thể thiếutrong hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi quốc gia Qua đó có thể thấy giá trị, vaitrò quan trọng của ẩm thực trong sự phát triển du lịch

Trang 9

- Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu ăn uống của du khách được coi như vai trò đầu tiêncủa ẩm thực Ẩm thực có vai trò trong việc duy trì nhu cầu sự sống và sự phát triểntinh thần của con người Nhu cầu ăn uống của con người là một trong những nhucầu hết sức tự nhiên Đây được coi như bản năng vốn có của con người Các cụngày xưa đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để nhắc nhở một đứa trẻchào đời thì khâu đầu tiên là “học ăn” Tháp nhu cầu của Maslow cũng đã chỉ ra, ănuống là nhu cầu tối thiểu, chỉ khi được thỏa mãn trọn vẹn, con người mới quan tâmtới các nhu cầu khác Đối với du khách, ăn uống không chỉ để thỏa mãn nhu cầuthiết yếu mà cần được nâng lên thành nghệ thuật Ẩm thực là một “nghệ thuật đặcbiệt” Nếu các môn nghệ thuật như nhạc họa, điện ảnh đáp ứng nhu cầu tinh thầncủa con người thì ẩm thực là để thỏa mãn… cái dạ dày Sau đó mới đến nhu cầuthưởng thức: món ăn ngon, trình bày đẹp, không gian yêu thích… Ẩm thực hay nóicách khác chính là ăn uống là những hoạt động không thể thiếu trong mỗi chuyến

du lịch nhằm đáp ứng nhu cơ bản của con người

- Thứ hai, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của khách du lịch Theo định nghĩa

Du lịch trong Luật Du lịch năm 2018 đã chỉ ra: Du lịch là hoạt động nhằm đáp ứngnhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch Vănhóa ẩm thực chính là một loại tài nguyên du lịch đặc biệt trong phát triển kinhdoanh du lịch Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người dân Việt Nam đã sáng tạo và

để lại một kho tàng ẩm thực phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phù hợp khẩu vị nhiềuđối tượng khách Trong kho tàng ẩm thực thế giới, Việt Nam là xứ sở của nhữngmón ăn ngon Bởi vậy mà không phải ngẫu nhiên mà

nhà marketing huyền thoại Philip Kotker khi đến với Việt Nam đã có đánh giá nhậnđịnh: Việt Nam nên trở thành “Bếp ăn của thế giới” Ẩm thực là một sản phẩm dulịch thu hút du khách với nhu cầu tham quan, tìm hiểu khám phá văn hóa ẩm thựcđịa phương Đây là một trong những dịch vụ tạo dấu ấn đối với du khách qua điểmđến nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá văn hóa ẩm thực của địa phương Đôi khichính sự hấp dẫn văn hóa ẩm thực của địa phương trở thành động cơ và mục đích đi

du lịch của du khách Bởi lẽ, ẩm thực chính là một bức tranh đầy màu sắc mà bất kỳ

du khách nào đến với một vùng đất mới cũng có khát khao được khám phá, thưởngthức dư vị đặc trưng văn hóa vùng miền

- Thứ ba, ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột chính trong ngoại giao toàndiện (ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa) Năm 2019, lầnđầu tiên Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO quyết định tổ chức “Ngày ẩm thực

Trang 10

Việt Nam” thành chuỗi sự kiện tại một số quốc gia đại diện với điểm đến đầu tiên làthành phố bên bờ Địa Trung Hải Perpignan, niềm Nam nước Pháp Với Việt Nam,tinh hoa văn hóa được kết tinh qua ẩm thực Đó chính là nguồn cảm hứng để VụNgoại giao văn hóa và UNESCO lựa chọn ẩm thực như một cách tiếp cận mới, tạonên điểm nhấn trong dòng chảy chung giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam rathế giới.

- Và cuối cùng vai trò của văn hóa ẩm thực chính là phát triển kinh tế du lịch Vănhóa ẩm thực đặc trưng của điểm đến góp phần thu hút thêm khách du lịch, kéo dàithời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu du lịch vàtạo nguồn thu cho địa phương Văn hóa ẩm thực được xem là yếu tố không thể táchrời của du lịch Hoạt động du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách dulịch, tạo ra việc làm và mang lại thu nhập kinh tế cho một bộ phận người dân địaphương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch địa phương

1.4 Tầm quan trọng của văn hoá ẩm thực đến việc phát triển du lịch

Cần Thơ, cửa ngõ đưa du khách đến với đồng bằng sông Cửu Long của AirAsia

- Về kinh tế:

- Theo thống kê của Sở Du lịch TP.HCM, qua 3 năm triển khai thực hiện Chươngtrình liên kết hợp tác du lịch, TP.HCM và 13 tỉnh ĐBSCL đã từng bước tạo nênhiệu ứng lan tỏa và mang đến nhiều kết quả tích cực Tính chung 8 tháng đầu năm

2023, vùng đồng bằng sông Cửu Long đón 28.908.675 lượt khách, tăng 34% so vớicùng kỳ năm 2022, trong đó khách quốc tế tăng mạnh nhất với 980.463 lượt, tăng636% so với cùng kỳ năm 2022 Tổng doanh thu du lịch vùng đồng bằng sông CửuLong ước đạt hơn 26.215 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2022

- Về văn hoá:

Với sự phong phú, đa dạng về đặc sản ẩm thực mang đậm nét văn hóa sôngnước miệt vườn miền Tây, ngành du lịch các địa phương vùng ĐBSCL cần pháthuy hơn nữa vai trò của văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch

Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) lần thứ

26-2019 dành cho khu vực châu Á và châu Ðại Dương, Việt Nam lần đầu được vinhdanh ở hạng mục Ðiểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á Sự kiện này một lần nữa chothấy, nghệ thuật ẩm thực nước ta ngày càng khẳng định sức hấp dẫn đối với bạn bèquốc tế Ðây cũng là kho tàng phong phú để “ngành công nghiệp không khói” khai

Trang 11

thác, hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc Việt Vớinhững quốc gia có nền ẩm thực đa dạng, hấp dẫn, nếu bỏ qua việc tận dụng lợi thế

về ẩm thực có nghĩa là đã bỏ qua cả “mỏ vàng” để phát triển du lịch

Thời gian gần đây, nhằm khai thác lợi thế của ẩm thực trong phát triển dulịch, một số công ty du lịch trong nước đã bắt đầu xây dựng những tour khám phá

ẩm thực cho du khách, như đưa khách đi cùng đầu bếp ra chợ để chọn thực phẩm,cùng tham gia vào quá trình chế biến; hay tổ chức các lớp học nấu ăn (kéo dài nửangày, một ngày) với sự hướng dẫn của các đầu bếp nổi tiếng; hoặc dẫn khách tớinhững khách sạn lớn trải nghiệm món ăn theo yêu cầu…

Theo Hiệp hội Du lịch Ẩm thực thế giới – WHFTA (2017) thì du lịch ẩmthực là việc tìm kiếm các trải nghiệm độc đáo và đáng nhớ liên quan đến việc ăn vàuống Hall và Michell (2001) thì cho rằng du lịch ẩm thực được hiểu là hoạt độngcủa khách du lịch với mục đích chính là các điểm sản xuất, chế biến món ăn, các lễhội ẩm thực, các nhà hàng hoặc những điểm đến cụ thể nơi họ được trải nghiệmnhững món ăn điển hình của điểm đến

Du lịch ẩm thực không chỉ đơn giản là thưởng thức những món ăn, đồ uốngngon, độc đáo, mà còn là cung cấp những trải nghiệm, khám phá về bản sắc vănhóa, sinh hoạt cộng đồng của điểm đến gắn với từng món ăn, đồ uống nơi đó Đểtạo ra mô hình liên kết từ trang trại đến bàn ăn giúp thực khách du lịch có đượcnhững trải nghiệm sinh động Không chỉ dừng lại ở mức độ trải nghiệm, thưởngthức ẩm thực, người làm du lịch cần chú trọng về không gian ăn, hay những vănhóa ứng xử trong khi ăn theo truyền thống của người Việt, từ đó mới tạo ra hànhtrình khám phá du lịch ẩm thực lên một tầm cao mới, cũng là để quảng bá nhữngnét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam Đó là điều thiết yếu quan trọng trong xâydựng một sản phẩm du lịch ẩm thực đúng nghĩa và mang giá trị

1.5 Các món ăn nổi tiếng ĐBSCL

1.5.1 Các món ăn nổi tiếng ĐBSCL

1.5.2 Bún mắm

Bún mắm là một món ăn truyền thống đồng bằng sông Cửu Long Đây là một mónđược nấu bằng mắm cá linh hay cá sặc là loại cá có nhiều ở miền tây, đặc biệt là cáctỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng

Trang 12

Bún mắm có hương vị đậm đà, thơm ngon và đầy đặn Món ăn này thườngđược người dân đồng bằng sông Cửu Long ưa thích và thường được ăn trong bữatrưa hoặc bữa tối Bún mắm là một phần không thể thiếu trong danh sách các món

ăn nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long

1.5.3 Lẩu cá linh bông điên điển

Bông điên điển là món ăn kinh điển của người miền tây, đặc biệt là vàonhững mùa nước nổi, khi những chùm hoa điên điển nở rộ cả một góc trời, ngườimiền tây thường hái những chùm hoa này về chế biến rất nhiều món ăn ngon như:gỏi bông điên điển, canh chua bông điên điển, và đặc biệt là lẩu cá linh bông điênđiển – một trong những đặc sản cực kì nổi tiếng ở miền tây

Trang 13

Tuy là món đặc sản nhưng không phải khi nào về miền tây bạn cũng được ănmón này bởi lẽ hai nguyên liệu chính của món ăn này chỉ có theo mùa Đó là vàotrong tầm tháng 9-10, đó là thời điểm mùa cá linh sinh sôi nảy nở, cá khi đó ngon,mềm thịt và rất ít xương, ngọt thịt Và đó cũng là thời điểm mà điên điển nở trộnhất với những chùm hoa vàng ươm, giòn, bùi và béo ngậy Khi kết hợp vị ngọt từ

cá linh, vị chua chua của bông điên điển ăn kèm với nước mắm ớt… tạo nên mộtmón ăn đồng quê vô cùng đặc sắc mà chỉ có khi về miền tây sông nước mới có cơhội được thưởng thức

1.5.4 Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui là một món ăn truyền thống đặc sản của đồng bằng sôngCửu Long Cá lóc được chọn lọc tỉ mỉ, sau đó được chế biến bằng cách nướng truitrên rơm để tạo ra một vị thơm ngon đặc trưng

Trang 14

Cá lóc nướng trui có da giòn, thịt thơm và ngọt, và thường được ăn kèm vớibánh tráng, rau sống và nước mắm chua ngọt Món ăn này là một sự kết hợp hoànhảo giữa hương vị tự nhiên của cá lóc và kỹ thuật nướng trui đậm chất miền tây.CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ẨM THỰC ĐBSCL HIỆN NAY

TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.1 Đặc trưng văn hóa ẩm thực

2.1.1 Văn hóa ẩm thực chung ĐBSCL

Văn hóa ẩm thực vùng đồng bằng ĐBSCL mang nhiều nét của một miền quêsông nước Không chỉ có sông mà còn có rừng có biển, nguồn tài nguyên nông lâmthủy sản dồi dào Con người ĐBSCL sống trong điều kiện thiên nhiên ưu đãi nêntính cách họ phóng khoáng, ít cầu kì và trong ăn uống cũng thế, món ăn đơn giảnnhưng lại khiến biết bao người khi ăn một lần liền nhớ mãi nơi đây Văn hóa ẩmthực nói chung, món ăn ở đồng bằng nói riêng phải đặt đúng vào vị trí không gianmới thấy được hồn quê, tình người cùng chiều sâu văn hóa ẩn chứa trong nó Môitrường của trời nước mênh mông cộng với ngọn gió đồng phóng khoáng vùng châuthổ đã hòa nhập toàn vẹn với không khí thắm tình làng nghĩa xóm và không phânbiệt sang hèn giàu nghèo trên mâm cơm, bàn tiệc nơi đây Theo tập quán đã hìnhthành từ lâu ở đây, hễ ai có mặt tại chỗ thì xin mời tham dự cuộc vui, bởi vì họ chorằng chim trời cá nước ở giữa đồng hoang là một thứ “lộc trời” chung chứ khôngphải của riêng ai.Có thể nói văn hóa ẩm thực của người Việt ở ĐBSCL là kết quảcủa quá trình thích ứng với thiên nhiên, tạo dựng nét riêng mình trên cơ sở hài hòavới thiên nhiên, con người xung quanh

Ngày đăng: 13/11/2024, 20:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w