Lời mở đầuSự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong đời sống của người dân, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm quần áo thời
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
KINH TẾ VI MÔ
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG QUẦN ÁO MAY SẴN TẠI VIỆT NAM TRONG 5 NĂM GẦN ĐÂY
Nhóm 3
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
KINH TẾ VI MÔ
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG QUẦN ÁO MAY SẴN TẠI
VIỆT NAM TỪ NĂM 2019-2023
Giảng viên giảng dạy: Ths Ngô Thị Hải An Lớp: QH - 2024 - E- TCNH 1 – Nhóm 3
Lê Minh Hoàng : 24052183 Nguyễn Trung Thành : 24052415 Chu Trần Anh Hưng : 24052188 Phạm Lê Thạch Anh : 24052064
Nguyễn Trần Phương Anh : 24052041 Trần Thị Thảo Ly : 24052291
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Bài khảo sát thị trường, nghiên cứu mối quan hệ cung cầu về dịch vụ quần áo may sẵn của chúng tôi nghiên cứu trong thời gian vừa qua là thành quả của quá trình học hỏi và tiếp thu kiến thức từ Thạc sĩ Ngô Thị Hải An bộ môn kinh tế vi mô và kinh nghiệm thực tế Vì vậy chúng tôi xin cam đoan rằng tất cả các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chúng tôi thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình
Trang 4Mục Lục
A Lời mở đầu 1
B Nội dung 2
I Khái quát chung về tình hình thị trường quần áo may sẵn từ năm 2019-2023 2
1.1 Tổng quan thị trường quần áo may sẵn thế giới 2
1.2 Tổng quan thị trường quần áo may sẵn Việt Nam 3
II Cầu về thị trường quần áo may sẵn tại thị trường Việt Nam từ năm 2019-2023 3
2.1 Phân loại người tiêu dùng 3
2.2 Xu hướng tiêu dùng 6
2.3 Mức tiêu thụ sản phẩm quần áo may sẵn 9
III Cung về quần áo may sẵn tại thị trường Việt Nam từ năm 2019-2023 9
3.1 Sự phân chia thị trường cung cấp quần áo may sắm 9
3.2 Vai trò của chính phủ trong việc tác động đến nguồn cung 10
IV Sự thay đổi giá của quần áo may sẵn trong thị trường Việt Nam 11
4.1 Phân tích sự thay đổi giá 11
4.2 Phân tích hình thức cạnh tranh 13
V Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường quần áo may sẵn Việt Nam 14
5.1 Triển vọng thị trường quần áo may sẵn Việt Nam 14
5.2 Một số kiến nghị 14
C Kết luận 15
D Tài liệu tham khảo 15
Trang 5A Lời mở đầu
Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong đời sống của người dân, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm quần áo thời trang và tiện lợi ngày càng tăng cao Điều này mở ra nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp quần áo may sẵn Việt Nam Trong vòng vài năm trở lại đây, ngành quần áo may sẵn tại Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng kể nhờ vào sự xuất hiện của nhiều thương hiệu nội địa và quốc tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng.Với ưu thế về chi phí sản xuất thấp và sự khéo léo của lao động, các sản phẩm quần áo may sẵn của Việt Nam ngày càng chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra quốc tế Nhờ đó, quần áo may sẵn giờ đây đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của nhiều gia đình Việt Nam Nhận thức được tiềm năng phát triển cũng như tầm quan trọng của ngành quần áo may sẵn, chúng tôi quyết định chọn đề
tài:”Phân tích thị trường quần áo may sẵn tại Việt Nam từ năm 2019” để tìm hiểu sâu
hơn về các yếu tố thúc đẩy sự phát triển, cũng như những thách thức mà ngành đang đối mặt
Bài tiểu luận gồm 5 phần như sau:
1 Khái quát chung về tình hình thị trường quần áo may sẵn từ năm 2019-2023
2 Cầu về thị trường quần áo may sẵn tại thị trường Việt Nam từ năm 2019-2023
3 Cung về quần áo may sẵn tại thị trường Việt Namtừ năm 2019-2023
4 Sự thay đổi giá của quần áo may sẵn trong thị trường Việt Nam
5 Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trường quần áo may sẵn Việt Nam
Trang 6B Nội dung
I Khái quát chung về tình hình thị trường quần áo may sẵn những năm gần đây
1.1 Tổng quan thị trường quần áo may sẵn thế giới
1.1.1 Cầu về quần áo may sẵn
Đã có sự phát triển đáng kể trong cầu của quần áo may sẵn trong những năm 2019 đến năm
2023 do những yếu tố về mặt kinh tế, những tiến bộ về mặt công nghệ điện tử và hành vi của người tiêu dùng
Trong những năm tháng dịch bệnh của năm 2019, cầu của quần áo may sẵn có sự giảm mạnh trong khoảng thời gian này Nhưng sau đó, ở giai đoạn phục hồi nền kinh tế những năm
2021 đến năm 2023, các quốc gia đẩy mạnh việc phục hồi kinh tế và nhịp sống của người dân trở lại, Từ đó, cầu của quần áo may sẵn tăng trở lại, nhưng người tiêu dùng có xu hướng chuyển qua hướng tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn thương mại, online…như Shopee, Lazada, Tiki…
Trong những năm đó, mức chi tiêu trên các sàn thương mại điện tử đã tăng 20% so với các năm trước Thị trường về quần áo mây sẵn đã có sự phục hồi và dần trở lại ổn định, ước tính trung bình có thể đạt khoảng 2468,62 tỷ vào năm 2032 Trung bình mỗi người sẽ tiêu thụ khoảng 68 mặt hàng về quần áo may sẵn mỗi năm
1.1.2 Cung về quần áo may sẵn
Trước những năm đại dịch (2019), các hãng sản xuất quần áo may sẵn như Zara, H&M đã
có những kế hoạch sản xuất với chi phí thấp và lợi nhuận cao bằng cách tăng cường và dịch chuyển sản xuất sang các quốc gia như Việt Nam, Bangladesh và Ấn Độ và một số nước Châu Phi như Ethiopia, chiếm hơn 60% sản lượng toàn cầu Trong khoảng thời gian đại dịch Covid-19 diễn ra, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, toàn bộ thị trường cung ứng may mặc giảm sản lượng sâu Sau đại dịch Covid-19, thị trường cung quần áo may sẵn được phục hồi và có những bước biến chuyển tích cực Trong đó, xuất khẩu may mặc đạt 45,7 tỷ USD, chiếm 85
% tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này (2022) Bên cạnh đó, dẫn đầu thị trường cung cấp mặt hàng quần áo may sẵn là Trung Quốc với 33% sản lượng may mặc toàn cầu Với các công nghệ tự động hóa và sự nâng cao trong các sàn thương mại điện tử, nhu cầu về sự thuận
2
Trang 7tiện trong mua bán tăng cao, xu hướng thời trang nhanh phát triển mạnh mẽ đã đẩy mạnh các nguồn cung bao gồm nguồn cung nhỏ lẻ và nguồn cung có quy mô lớn
1.2 Tổng quan thị trường quần áo may sẵn Việt Nam
Năm 2019, đại dịch Covid 19 bắt đầu làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc Cùng với những chính sách hỗ trợ của Chính Phủ,
sự ra đời của vaccine Covid-19 đã giúp quốc gia dần ổn định tình hình trở lại và cho phép nhập khẩu hàng hóa Những tháng đầu năm 2021, thị trường dệt may có xu hướng phục hồi bởi các gói hỗ trợ kinh tế và thông tin tích cực về triển khai vắc xin phòng dịch Covid-19, nhu cầu mặt hàng nói chung và may mặc nói riêng đã phần nào phục hồi trở lại Bước sang năm 2022, ngành dệt may chịu nhiều áp lực lớn Song với nhiều nỗ lực,chung cả năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam vẫn đạt khoảng 4,4 tỷ USD, tăng 8,8% so với 2021
Bên cạnh những điều đó,thị trường Việt Nam vẫn phải đối mặt với những áp lực, nhiều công ty dệt may phải giảm giá trị đơn hàng do chịu sức ép giảm giá từ các nhà bán lẻ nước ngoài Hiện tượng giãn hủy đơn hàng, điều kiện kinh doanh khó khăn khiến các doanh nghiệp dự báo phải đối mặt với rủi ro chậm thanh toán từ đối tác, ảnh hưởng đến dòng tiền, thậm chí là phát sinh nợ xấu.Trong năm 2023, thị trường dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn, với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm 2022 Xuất khẩu hàng may mặc giảm khoảng 8,9%, trong khi doanh thu bán lẻ dệt may đạt 246 nghìn tỷ đồng, cho thấy sự tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn
II Cầu về thị trường quần áo may sẵn tại thị trường Việt Nam những năm gần đây 2.1 Phân loại người tiêu dùng
2.1.1 Phân loại theo mức thu nhập
2.1.1.1 Người tiêu dùng có thu nhập cao, thường có mức thu nhập bình quân đầu người từ 15 triệu VND/tháng trở lên mỗi tháng.
Những người như thế gồm các chuyên gia trẻ, chủ doanh nghiệp và người nước ngoài Họ
có xu hướng ưu tiên tên thương hiệu, xu hướng thời trang, chất lượng và tính bền vững Họ
Trang 8thường mua sắm tại các cửa hàng cao cấp hoặc các thương hiệu quốc tế, lựa chọn các loại quần áo cao cấp và sang trọng
2.1.1.2 Người tiêu dùng có thu nhập trung bình, thường có mức thu nhập bình quân đầu người từ 5-15 triệu VNĐ/ tháng.
Phần lớn gồm các cư dân thành thị, quản lý cấp trung, giáo viên và nhân viên dịch vụ Họ tìm kiếm sự cân bằng giữa chất lượng và giá cả Thường mua sắm tại cả chuỗi bán lẻ trong nước và quốc tế (như Zara, HM và các cửa hàng thời trang địa phương) và sử dụng thương mại điện tử để thuận tiện Do nhu cầu về quần áo hợp thời trang, xu hướng thịnh hành với giá cả phải chăng ngày càng tăng, từ đó đã thúc đẩy sự gia tăng của các thương hiệu thời trang may sẵn tại Việt Nam
2.1.1.3 Người tiêu dùng có thu nhập thấp, thường có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 5 triệu VNĐ/ tháng
Đó là những người lao động, sinh viên và các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là ở các vùng nông thôn Họ thường ưa chuộng quần áo giá rẻ, thiết thực Các thương hiệu địa phương, cửa hàng giảm giá và chợ (như chợ Bến Thành, chợ Nhà Xanh, hoặc chợ Đồng Xuân…) Các nền tảng trực tuyến cung cấp các lựa chọn giá cả phải chăng cũng thấy lượng truy cập đáng kể từ nhóm này Họ chính là những người tập trung vào tính thực tế và giá cả phải chăng hơn là xu hướng thời trang
KẾT LUẬN
Xu hướng chung: Trong 5 năm qua, tầng lớp trung lưu tại Việt Nam ngày càng tăng, từ đó
làm tăng nhu cầu đối với cả các thương hiệu trong nước và quốc tế Các nền tảng thương mại điện tử và ứng dụng di động đã giúp mọi nhóm thu nhập dễ dàng tiếp cận nhiều loại quần áo hơn Các thương hiệu cũng đã trở nên phù hợp hơn với sở thích của từng vùng, cung cấp nhiều thiết kế địa phương hơn Tuy nhiên, những xu hướng này có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố kinh tế như lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và mức thu nhập ở các khu vực
cụ thể
4
Trang 92.1.2 Phân loại theo độ tuổi
Theo thống kê của CIA Factbook-Việt Nam, cấu trúc tuổi của dân số Việt Nam từ 0-14 tuổi
là 23,2% (nam 12.953.719/nữ 11.579.690), 15-64 tuổi: 68,5% (nam 36.591.845/nữ
35.887.201), và 65 tuổi trở lên: 8,3% (ước tính năm 2024) (nam 3.563.611/nữ 5.182.909) Việc phân loại độ tuổi người Việt tiêu dùng quần áo may sẵn trong 5 năm gần đây có thể được dựa trên các nhóm khách hàng chính với đặc điểm và xu hướng tiêu dùng khác nhau Dưới đây là phân loại cơ bản của người tiêu dùng quần áo may sẵn tại Việt Nam trong giai đoạn này
2.1.2.1 Nhóm từ 0-14 tuổi
Những người trẻ tuổi thường xuyên cập nhật xu hướng thời trang mới, đặc biệt là các sản phẩm có thiết kế thời thượng, hợp mốt và dễ dàng phối hợp với nhiều kiểu trang phục Họ chú trọng vào quần áo thể thao, streetwear, trang phục casual, và các bộ đồ phục vụ cho phong cách sống năng động và cũng thường xuyên đổi mới tủ đồ, đặc biệt là các món đồ phù hợp với môi trường học đường
2.1.2.2 Nhóm từ 15-64 tuổi
Họ là đối tượng trung thành với các thương hiệu quần áo may sẵn có chất lượng ổn định và kiểu dáng thanh lịch, phù hợp với môi trường công sở hoặc các hoạt động xã hội Nhóm tuổi
Trang 10này thường chọn quần áo may sẵn có thiết kế đơn giản, dễ mặc và dễ phối hợp, với chất liệu bền đẹp Họ ưu tiên sự tiện dụng, thoải mái và dễ bảo quản thay vì chạy theo xu hướng
2.1.2.3 Nhóm từ 65 tuổi trở lên
Những người lớn tuổi thường chọn quần áo may sẵn chủ yếu dựa trên sự thoải mái và tiện dụng, dễ mặc, các sản phẩm có tính năng hỗ trợ sức khỏe (chống tia UV, chống vi khuẩn, v.v.) Họ thường chọn các sản phẩm có chất liệu mềm mại, dễ chịu và phù hợp với các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, phù hợp với tuổi tác
2.2 Xu hướng tiêu dùng
2.2.1 Xu hướng theo thu nhập
2.2.1.1 Thu nhập thấp ( dưới 5 triệu VNĐ/tháng )
Mức chi tiêu trung bình khoảng 200.000 - 500.000 VNĐ/tháng Năm 2019, khoảng 15-20% tổng chi tiêu tiêu dùng hàng tháng bởi nhóm này tập trung vào các sản phẩm bình dân, giá rẻ. Từ năm 2020 đến năm 2021,thời kỳ đại dịch: giảm khoảng 10-15%, do ưu tiên nhu cầu thiết yếu hơn.Từ 2022 đến 2023, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, đạt khoảng 20-25% tổng chi tiêu tiêu dùng
2.2.1.2 Thu nhập trung bình ( 5-15 triệu VNĐ/tháng )
Mức chi tiêu trung bình khoảng 500.000 - 1,5 triệu VNĐ/tháng Năm 2019, khoảng 25-30% tổng chi tiêu tiêu dùng hàng tháng bởi nhóm này chịu đầu tư vào các sản phẩm giá cao dùng Giữa năm 2021 đến năm 2022, với ảnh hưởng của dịch bệnh, tỷ lệ chi tiêu giảm khoảng 10-20%, nhưng vẫn duy trì khoảng 20-25% do nhu cầu về thời trang hàng dùng.Trong năm 2022 đến năm 2023, không chỉ chiếm 30-35% tổng chi tiêu, mà còn phục hồi mạnh mẽ nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng sau đại dịch và thói quen mua sắm trực tuyến, đặc biệt là trong các đợt khuyến mãi lớn
2.2.1.3 Thu nhập cao ( trên 15 triệu VNĐ/tháng )
Là những người có mức chi tiêu trung bình: 2 - 10 triệu VND/tháng hoặc hơn, tùy vào sở thích của mỗi người Năm 2019, khoảng 35-40% tổng chi tiêu tiêu dùng đầu tư vào các sản phẩm của các thương hiệu cao cấp, có giá thành cao Từ 2020 đến 2021, dù bị ảnh hưởng
6
Trang 11bởi đại dịch COVID nhưng nhóm này vẫn duy trì mức độ tiêu dùng ổn định chiếm khoảng 30-35% tổng chi tiêu tiêu dùng Năm 2022 đến 2023, khoảng 40-45% tổng chi tiêu dành cho quần áo may sẵn đồng thời với sự phục hồi mạnh mẽ, nhóm này tập trung vào các mặt hàng cao cấp, các sản phẩm có giá trị bền vững
2.2.2 Xu hướng theo dân số
Dân số nước ta có xu hướng tăng dần đều trong giai đoạn từ 2019-2023 và đã gần chạm đến con số 100 triệu dân (99.186.471 người vào năm 2023) Vì thế nên nhu cầu về sinh hoạt hằng ngày cũng tăng theo và quần áo may sẵn không nằm ngoài xu hướng đó
Trang 122.2.3 Xu hướng theo GenZ trong 5 năm gần đây
Mức độ chi tiêu trung bình hàng năm thay đổi theo thời gian:
Năm 2019, trung bình sẽ chi 8-10 triệu/người/năm, chủ yếu chi vào các mặt hàng quần áo may sẵn nhanh (Fast Fashion) với các thương hiệu như Zara, H&M,
Năm 2020,do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến thương mại điện tử phát triển mạnh như các kênh mua sắm trực tuyến Shopee, Lazada, Tiki có nhiều khuyến mãi, làm lượng chi tiêu tăng lên 9-11 triệu/người/năm
Đến năm 2021, sau đại dịch, các trang thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh bởi
sự tiện lợi và nhiều ưu đãi, ngoài ra GenZ bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các loại quần áo bền vững nên chi tiêu trung bình tăng dần 10-12 triệu/người/năm
Vào năm 2022,“Năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt
16 tỷ 400 triệu USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.” Với
sự bùng nổ của TikTok shop lại càng thúc đẩy lượng tiêu dùng quần áo may sẵn qua các mạng xã hội, người tiêu dùng chi đến 11-14 triệu/người/năm
Năm 2023, trong bối cảnh khủng hoảng về chi phí sinh hoạt nên người tiêu dùng Việt ngày càng thắt chặt chi tiêu “Có đến 33% người được khảo sát cho biết họ đang cố gắng hình thành phong cách sống tối giản và không mua các vật dụng mới nếu không thiết” Dù vậy, chất lượng cuộc sống vẫn là ưu tiên hàng đầu của người Việt “51% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều tiền hàng cho quần áo chất lượng tốt” Vì vậy, GenZ vẫn sẵn sàng chi
12-15 triệu/người/năm
2.3 Mức tiêu thụ sản phẩm quần áo may sẵn
Quy mô thị trường thời trang việt nam được ước tính đạt 5,6 tỷ USD, với sự gia tăng cả về tiêu thụ nội địa và xuất khẩu trong năm 2019
8