1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tính toán chỉ số an ninh nước và Đề xuất giải pháp nhằm Đảm bảo an ninh nước của tỉnh ninh thuận trong bối cảnh biến Đổi khí hậu

110 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tính Toán Chỉ Số An Ninh Nước Và Đề Xuất Giải Pháp Nhằm Đảm Bảo An Ninh Nước Của Tỉnh Ninh Thuận Trong Bối Cảnh Biến Đổi Khí Hậu
Tác giả Lê Thị Minh Hạnh
Người hướng dẫn TS. Hà Hải Dương
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Biến đổi khí hậu
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 4,69 MB

Nội dung

Nghiên cứu tính toán chỉ số an ninh nước và Đề xuất giải pháp nhằm Đảm bảo an ninh nước của tỉnh ninh thuận trong bối cảnh biến Đổi khí hậu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

LÊ THỊ MINH HẠNH

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN CHỈ SỐ AN NINH NƯỚC

VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH NƯỚC CỦA TỈNH NINH THUẬN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

LÊ THỊ MINH HẠNH

NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN CHỈ SỐ AN NINH NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO AN NINH NƯỚC CỦA TỈNH NINH THUẬN TRONG

BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Hải Dương

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Hà Hải Dương – Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công

bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Lê Thị Minh Hạnh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Các khoa học Liên ngành, trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Hà Hải Dương, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam – là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi từ lúc xây dựng ý tưởng tới khi kết thúc Bên cạnh

đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tiểu ban đánh giá đề cương luận văn gồm GS.TS Phan Văn Tân - trưởng tiểu ban, PGS TS Ngô Đức Thành - uỷ viên đã có những góp ý chi tiết để tôi có định hướng đúng đắn trong quá trình thực hiện đề tài Tôi muốn dành sự cảm ơn đặc biệt tới PGS TS Trần Ngọc Anh, chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn cùng các thành viên trong Hội đồng đã có những ý kiến xác đáng và

tỉ mỉ giúp tôi hoàn thiện nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ Ủy ban Nhân dân và một số

sở ban ngành Tỉnh Ninh Thuận đã tạo điều kiện cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu trên địa bàn Tôi cũng trân trọng cảm ơn Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam, Tổng Cục Khí tượng Thủy văn cung cấp và cho phép tôi

sử dụng nguồn số liệu quý báu cần thiết trong quá trình tính toán

Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn

bè và đồng nghiệp luôn quan tâm, động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Giới thiệu về kết cấu của luận văn 6

Chương I NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ AN NINH NƯỚC 7

1 Các khái niệm cơ bản và cách tiếp cận nhằm đảm bảo an ninh nước 7

1.1 Các khái niệm 7

1.2 Một số cách tiếp cận nhằm đảm bảo an ninh nước trên thế giới 8

1.3 Thách thức toàn cầu đối với an ninh nước trên thế giới 13

2 Nghiên cứu tổng quan các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nước trên thế giới 16

2.1 Giải pháp đối với sự phụ thuộc vào nguồn nước ngoại sinh 16

2.2 Giải pháp đối với gia tăng nhu cầu và xung đột giữa các quốc gia, giữa các ngành sử dụng nước 17

2.3 Giải pháp đối với gia tăng rủi ro thiên tai liên quan đến nước 18

2.4 Giải pháp về nâng cao năng lực của hệ thống công trình ngành nước 19

2.5 Giải pháp đối với rủi ro mất an toàn đập, hồ chứa nước 19

2.6 Giải pháp về chuyển nước 21

3 Các kết quả nghiên cứu về an ninh nước của Việt Nam 26

Chương II HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN NINH NƯỚC TỈNH NINH THUẬN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 29

1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Ninh Thuận 29

1.1 Nguồn nước mặt 29

1.2 Dòng chính sông Cái – Phan Rang 29

1.3 Các sông suối nhánh 29

1.4 Số lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh 32

2 Biến đổi khí hậu và thiên tai đối tại tỉnh Ninh Thuận 33

2.1 Nhiệt độ trung bình 33

2.2 Lượng mưa năm 35

2.3 Kịch bản nước biển dâng cho Ninh Thuận 37

2.4 Tác động của thiên tai (hạn hán) tại Ninh Thuận 38

3 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước liên quan đến an ninh nước tỉnh Ninh Thuận 41

3.1 Thể chế, chính sách trong quản lý tài nguyên nước mặt 41

Trang 6

3.2 Nguồn lực trong quản lý tài nguyên nước mặt 42

4 Hiện trạng và các thách thức đối với an ninh nước tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu 47 4.1 Hiện trạng, thách thức đối với cấp nước hộ gia đình tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu 47 4.2 Hiện trạng, thách thức đối với nước cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu 50 4.3 Đánh giá hiện trạng, thách thức đối với nước cho đô thị tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu 51 4.4 Đánh giá hiện trạng, thách thức đối với nước cho bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu 52 4.5 Đánh giá hiện trạng, thách thức cho việc ứng phó với các loại thiên tai liên quan đến nước tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu 52

Chương III PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ AN NINH NƯỚC CỦA TỈNH NINH THUẬN 54

1 Lựa chọn khung đánh giá an ninh nước cho tỉnh Ninh Thuận 54

2 Phương pháp và số liệu tính toán chỉ số an ninh nước đối với cấp nước hộ gia đình tỉnh Ninh Thuận hiện tại và đến năm 2030 (KD1) 55

3 Phương pháp và số liệu tính toán chỉ số an ninh nước đối với nước cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận hiện tại và đến năm 2030 (KD2) 56

4 Phương pháp và số liệu tính toán chỉ số an ninh nước đối với nước cho đô thị tỉnh Ninh Thuận hiện tại và đến năm 2030 (KD3) 57

5 Phương pháp và số liệu tính toán chỉ số an ninh nước đối với nước cho bảo

vệ môi trường tỉnh Ninh Thuận hiện tại và đến năm 2030 (KD4) 59

6 Phương pháp và số liệu tính toán chỉ số an ninh nước cho việc ứng phó với các loại thiên tai liên quan đến nước tỉnh Ninh Thuận hiện tại và đến năm 2030.61

7 Phương pháp và số liệu tính toán Chỉ số an ninh nước tổng hợp cho tỉnh Ninh Thuận hiện tại và Kịch bản năm 2030 68

Chương IV KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ĐẢM BẢO

AN NINH NƯỚC CỦA TỈNH NINH THUẬN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 71

1 Kết quả tính toán chỉ số an ninh nước đối với cấp nước hộ gia đình tỉnh Ninh Thuận hiện tại và đến năm 2030 (KD1) 71 1.1 Kết quả tính toán hiện trạng 71 1.2 Kết quả tính toán kịch bản năm 2030 72

2 Kết quả tính toán chỉ số an ninh nước đối với nước cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận hiện tại và đến năm 2030 (KD2) 73 2.1 Kết quả tính toán hiện trạng 73 2.2 Kết quả tính toán kịch bản năm 2030 74

3 Kết quả tính toán chỉ số an ninh nước đối với nước cho đô thị tỉnh Ninh Thuận hiện tại và đến năm 2030 (KD3) 75

Trang 7

3.1 Kết quả tính toán hiện trạng 75

3.2 Kết quả tính toán kịch bản năm 2030 76

4 Kết quả tính toán chỉ số an ninh nước đối với nước cho bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Thuận hiện tại và đến năm 2030 (KD4) 77

4.1 Kết quả tính toán hiện trạng 77

4.2 Kết quả tính toán kịch bản năm 2030 78

5 Kết quả tính toán chỉ số an ninh nước cho việc ứng phó với các loại thiên tai liên quan đến nước tỉnh Ninh Thuận hiện tại và đến năm 2030 79

5.1 Kết quả tính toán hiện trạng 79

5.2 Kết quả tính toán kịch bản năm 2030 81

6 Kết quả tính toán Chỉ số an ninh nước tổng hợp cho tỉnh Ninh Thuận hiện tại và Kịch bản năm 2030 83

6.1 Kết quả tính toán hiện trạng 83

6.2 Kết quả tính toán kịch bản năm 2030 83

7 Thảo luận kết quả tính toán chỉ số an ninh nước 84

8 Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nước của tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu 85

8.1 Xác định thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước 85

8.2 Nguyên tắc phân bổ nước 86

8.3 Giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt 86

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nguyên nghĩa

ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á

ATĐ : An toàn đập, hồ chứa nước

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

IWRM : Quản lí tổng hợp tài nguyên nước

KD : Key Dimension (Chỉ số chính)

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0.1 Các hợp phần về an ninh nước của Việt Nam (2013, 2016 và 2020) 1

Bảng 0.2 Cân bằng tài nguyên nước ở quy mô Tỉnh (Triệu m3/năm) 4

Bảng 2.1 Đặc trưng các sông, suối nhánh chính của sông Cái Phan Rang 31

Bảng 2.2 Đặc trưng các sông, suối ngoài hệ thống sông Cái Phan Rang 32

Bảng 2.3 Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) tỉnh Ninh Thuận so với thời kỳ cơ sở (1986 – 2005) 33

Bảng 2.4 Biến đổi của lượng mưa (%) năm tỉnh Ninh Thuận so với thời kỳ cơ sở (1986 – 2005) 35

Bảng 2.5 Mực nước biển dâng (cm) trung bình khu vực ven biển Ninh Thuận trong thế kỉ 21 so với thời kì cơ sở (1986 – 2005) theo các kịch bản 37

Bảng 2.6 Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương chung theo ngành và vùng tại Ninh Thuận 40

Bảng 2.7 Vị trí các trạm đo khí tượng 44

Bảng 2.8 Vị trí các trạm Thủy văn 44

Bảng 2.9 Vị trí các trạm đo mưa 44

Bảng 2.10 Vị trí các trạm đo mưa tự động 45

Bảng 2.11 Tổng hợp các hệ thống cấp nước nông thôn đến hết năm 2017 48

Bảng 2.12 Cân bằng tài nguyên nước ở quy mô Tỉnh (Triệu m3/năm) 51

Bảng 3.1 Bảng điểm chỉ số tiếp cận nguồn nước 55

Bảng 3.2 Bảng điểm chỉ số tiếp cận điều kiện vệ sinh 56

Bảng 3.3 Bảng điểm chỉ số tiếp mắc bệnh tiêu chảy 56

Bảng 3.4 Số liệu thu thập phục vụ tính toán chỉ số an ninh nước cho cấp nước hộ gia đình 56

Bảng 3.5 Bảng điểm chỉ số an ninh nước cho phát triển kinh tế - xã hội 57

Bảng 3.6 Nguồn số liệu tính toán chỉ số an ninh nước cho phát triển KT-XH 57

Bảng 3.7 Tỷ lệ cấp nước máy đô thị 58

Bảng 3.8 Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom 58

Bảng 3.9 Chỉ số Thiệt hại do bão lũ 58

Bảng 3.10 Chỉ số sức khỏe dòng sông 58

Bảng 3.11 Chỉ số phát triển đô thị 59

Bảng 3.12 Nguồn số liệu thu thập phục vụ tính toán chỉ số an ninh nước đô thị 59

Bảng 3.13 Chỉ số sức khỏe dòng sông 60

Bảng 3.14 Chỉ số thay đổi dòng chảy 60

Bảng 3.15 Chỉ số quản lý môi trường 60

Bảng 3.16 Nguồn số liệu phục vụ tính toán chỉ số an ninh nước bảo vệ môi trường 61

Bảng 3.17 Nguồn số liệu thu thập phục vụ tính toán chỉ số an ninh nước ứng phó thiên tai – Lũ Bão (Hiện trạng và Kịch bản năm 2030) 62

Trang 10

Bảng 3.18 Nguồn số liệu thu thập phục vụ tính toán chỉ số an ninh nước ứng phó

thiên tai – Hạn hán (Hiện trạng và Kịch bản năm 2030) 64

Bảng 3.19 Nguồn số liệu thu thập phục vụ tính toán chỉ số an ninh nước ứng phó thiên tai – Bão và lụt ven biển (Hiện trạng và tương lai 2030) 66

Bảng 3.20 Cấp độ an ninh nguồn nước theo các chỉ số 69

Bảng 4.1 Kết quả tính toán hiện trạng chỉ số an ninh nước cho cấp nước hộ gia đình 71

Bảng 4.2 Kết quả tính toán các chỉ số an ninh nước cho cấp nước hộ gia đình - Năm 2030 72

Bảng 4.4 Kết quả tính toán các chỉ số an ninh nước cho Phát triển kinh tế - Xã hội Kịch bản năm 2030 74

Bảng 4.5 Kết quả tính toán Hiện trạng chỉ số an ninh nước cho đô thị 75

Bảng 4.6 Kết quả tính toán các chỉ số an ninh nước cho đô thị Kịch bản năm 2030 76

Bảng 4.7 Kết quả tính toán hiện trạng chỉ số an ninh nước cho bảo vệ môi trường 77

Bảng 4.8 Kết quả tính toán chỉ số an ninh nước cho bảo vệ môi trường – Kịch bản năm 2030 78

Bảng 4.9 Các giá trị được chuẩn hóa giá trị Vb,H, E, Cmax 79

Bảng 4.10 Giá trị tính toán Vb,H, E, Cmax cho lũ lụt và gió bão 79

Bảng 4.11 Giá trị tính toán Vb,H, E, Cmax cho Hạn hán 80

Bảng 4.12 Giá trị tính toán Vb,H, E, Cmax cho lũ lụt ven biển 80

Bảng 4.13 Giá trị tính toán Res cho các huyện 80

Bảng 4.14 Giá trị tính toán Vb,H, E, Cmax cho lũ lụt và gió bão-kịch bản năm 2030 81

Bảng 4.15 Giá trị tính toán Vb,H, E, Cmax cho Hạn hán - kịch bản năm 2030 81

Bảng 4.17 Bảng giá trị tính toán Res cho các huyện - kịch bản năm 2030 82

Bảng 4.18 Chỉ số An ninh nước hiện trạng các huyện tỉnh Ninh Thuận 83

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 0.1 Bản đồ tỉnh Ninh Thuận 3

Hình 1.1 Điểm đầu của tuyến chuyển nước phía Đông (Trung Quốc) 23

Hình 1.2 Công trình hồ, đường ống của dự án đường ống Quốc gia Israel 24

Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống chuyển nước của dự án 24

Hình 1.4 Phần còn lại của hồ Aral, Liên bang Nga (2014) 25

Hình 2.1 Bản đồ mạng lưới sông, suối tỉnh Ninh Thuận 31

Hình 2.2 Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) tại một số trạm khí tượng Ninh Thuận trong thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở (1986-2005) 34

Hình 2.3 Xu thế biến đổi lượng mưa năm (%) tại một số trạm tại Ninh Thuận trong thế kỷ 21 so với thời kỳ cơ sở (1986-2005) 36

Hình 2.4 Kịch bản nước biển dâng (cm) khu vực ven bờ Ninh Thuận 37

Hình 2.5 Hạn hán ở Ninh Thuận giai đoạn 2015-2016 39

Hình 2.6 Bản đồ các trạm khí tượng, thủy văn, đo mưa nhân dân, tự động tại tỉnh Ninh Thuận 45

Hình 3.1 Khung đánh giá an ninh nước 54

Hình 3.2 Các Hợp phần chính (KD) và các chỉ số phụ tương ứng phục vụ đánh giá an ninh nguồn nước 68

Hình 3.3 Quy trình xác định các Hợp phần chính (KD) và Chỉ số an ninh nguồn nước (WSI) 69

Hình 4.1 Hiện trạng chỉ số an ninh nước cho cấp nước hộ gia đình 71

Hình 4.2 Biểu đồ chỉ số an ninh cho cấp nước hộ gia đình - Năm 2030 72

Hình 4.3 Biểu đồ Hiện trạng chỉ số an ninh nước cho phát triển kinh tế xã hội 73

Hình 4.4 Chỉ số an ninh nước cho phát triển kinh tế xã hội – kịch bản năm 2030 74 Hình 4.5 Biểu đồ Hiện trạng chỉ số an ninh nước cho đô thị 75

Hình 4.6 Chỉ số an ninh nước cho đô thị - Kịch bản năm 2030 76

Hình 4.7 Biểu đồ Hiện trạng chỉ số an ninh nước cho bảo vệ môi trường 77

Hình 4.8 Chỉ số an ninh nước cho bảo vệ môi trường - Kịch bản năm 2030 78

Hình 4.9 Chỉ số Hiện trạng an ninh cho việc ứng phó thiên tai 81

Hình 4.10 Chỉ số an ninh nước cho ứng phó thiên tai – Kịch bản năm 2030 82

Hình 4.11 Chỉ số an ninh nước hiện trạng các huyện tỉnh Ninh Thuận 83

Hình 4.12 Chỉ số an ninh nước các huyện tỉnh Ninh Thuận – kịch bản năm 2030 84

Trang 12

Năm

Hợp phần

2013 2016 2020

KD2- An ninh nước trong các loại hình kinh tế 15.78 12.6 9.5

KD5- Khả năng chống chịu thiên tai liên quan đến nước 20.96 6.6 15.4

ANN bao trùm lên nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong khi lại chịu tác động của nhiều yếu tố, do đó cần phải có sự chung tay của toàn xã hội để bảo đảm ANN Các yếu tố chủ yếu tác động đến ANN của Việt Nam bao gồm: Sự phụ thuộc vào nguồn nước các sông từ nước ngoài; nguồn nước phân bố không đều theo thời gian và không gian; phân chia nguồn nước còn bất cập; hạ tầng ngành nước xuống cấp trầm trọng, năng lực chưa đáp ứng nhu cầu; áp lực từ phát triển kinh tế, đô thị hóa, gia tăng dân số dẫn đến nhu cầu dùng nước tăng, làm suy giảm nguồn nước, ô nhiễm môi trường trầm trọng; thách thức từ biến đổi khí hậu, nước biển dâng; suy giảm thảm thực vật nghiêm trọng, đặc biệt là rừng đầu nguồn và rừng ngập mặn, làm gia tăng các loại hình thiên tai liên quan đến nước; công tác quản lý và khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn bất cập, ý thức trách nhiệm về sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nước chưa cao

Đối với vấn đề ANN ở nước ta, mặc dù có nhiều văn bản quy định về bảo vệ tài nguyên nước như các quy định về cấp phép khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước nhưng ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nguồn nước vẫn đang là vấn đề gây bức xúc ở nhiều địa phương Các vấn đề mang tính liên ngành, như: quy hoạch,

Trang 13

phát triển, khôi phục rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn sinh thủy; bảo vệ nguồn nước trong quá trình thực hiện các dự án thủy điện, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản… chưa có

sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan quản lý tài nguyên nước và các cơ quan,

bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã làm phát sinh thêm nhiều vấn đề, khó khăn cho công tác bảo vệ tài nguyên nước Trong khi, nhiều địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có tầm nhìn tổng thể, dài hạn; ý thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về bảo vệ tài nguyên nước còn rất hạn chế, vì vậy trên thực tế nguồn nước vẫn tiếp tục bị đe dọa bởi các hoạt động phát triển kinh tế

Mặc dù các vấn đề liên quan đến an ninh nước đã được nhiều cơ quan trong và ngoài nước nghiên cứu, nhưng các nghiên cứu này còn mang tính đơn ngành và chủ yếu tập trung vào các vấn đề khai thác nguồn nước mà chưa đi sâu vào quản lý tài nguyên nước tổng hợp trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo phát triển bền vững

Trước những thách thức như trên, cần có một tiếp cận mới, mang tính đột phá toàn diện đối với vấn đề ANN nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả khai thác, sử dụng nước đáp ứng được các yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai Để đạt được điều

đó, cần nghiên cứu những nội dung cơ bản của an ninh nước và định hướng, chiến lược dài hạn về ANN với các giải pháp căn cơ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế – xã hội của Việt Nam Nhiệm vụ hàng đầu trong đảm bảo ANN là tăng cường thể chế, chủ động được nguồn nước trong mọi tình huống, đảm bảo an toàn, phát huy đầy đủ công năng của hạ tầng ngành nước; đề xuất được các giải pháp an toàn công trình để tích trữ nước nhằm điều hòa nguồn nước giữa các mùa, các vùng (Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long)

Đảm bảo ANN cũng đòi hỏi nâng cao năng lực cho tất cả các bên liên quan từ nhà quản lý đến người sử dụng nước, doanh nghiệp và cộng đồng, nhằm thường xuyên đánh giá, giải quyết các rủi ro về nước thông qua các kế hoạch và hành động mạnh mẽ Phát triển kết cấu hạ tầng ngành nước sẽ không thể mang lại các lợi ích mong muốn, nếu không tiếp cận theo nguyên tắc quản lý tổng hợp nguồn nước, củng cố và phát triển rừng đầu nguồn, thay đổi nhận thức và hành vi xã hội cùng với cải cách chính sách, thể chế

Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích tự nhiên 3.358 km2, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng Tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố thuộc tỉnh và 6 huyện

Trang 14

Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới

gió mùa điển hình với đặc trưng khô

nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ

trung bình năm từ 26-270C, lượng mưa

trung bình 700-800mm/năm ở Phan

Rang và tăng dần đến trên 1.100mm/năm

ở miền núi, độ ẩm không khí từ 75-77%

Năng lượng bức xạ khá lớn 160 Kcl/cm2

Tổng nhiệt độ năm 9.500 – 10.0000

C

Khí hậu của Ninh Thuận có 2 mùa rõ rệt:

mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa

khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau

Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây

Bắc xuống Đông Nam, với 3 dạng địa

hình chủ yếu là: Vùng núi, chiếm 63,2%;

vùng đồi gò bán sơn địa, chiếm 14,4% và

vùng đồng bằng ven biển, chiếm 22,4%

diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hình 0.1 Bản đồ tỉnh Ninh Thuận Nguồn nước chính của tỉnh là từ sông Cái, tổng chiều dài 135 km, diện tích đầu nguồn 3.043 km2 (trong đó 82.0% diện tích lưu vực thuộc tỉnh Ninh Thuận) Sông Cái

có đặc thù là nhận các dòng chảy đáng kể từ đầu nguồn lân cận thông qua một chuỗi thủy điện (từ hồ chứa Đơn Dương) Tổng lượng nước mặt trung bình hiện nay trên lưu vực sông Cái được đánh giá là 2,103 tỷ mét khối, trong năm khô hạn

Nhu cầu nước của tỉnh Ninh Thuận

Hiện nay tỉnh Ninh Thuận có khoảng 30 công trình thủy lợi với tổng diện tích là 27,000 ha vào mùa mưa và 22,000 ha vào mùa khô Trong năm khô hạn, nhu cầu sử dụng nước cho toàn tỉnh ước tính khoảng 511 Triệu m3

Nếu xem xét các dự án thủy lợi mới tiềm năng dọc theo tuyến ống Tân Mỹ và sông Than trong tương lai rất gần, nhu cầu nước trong một năm khô hạn của toàn tỉnh

là khoảng 773 Triệu m3 Có nghĩa là hệ thống tưới mới sẽ cần thêm 177 Triệu m3 / năm

Năm 2019, tổng tiêu thụ nước sinh hoạt ước tính đạt 26,6 triệu m3 và dự kiến đạt gần 60 triệu m3/năm vào năm 2050 do tăng dân số và nhu cầu cá nhân tăng

Trang 15

Trong khi đó, nhu cầu nước cho thương mại và dịch vụ ước tính khoảng 10Triệu m3,

và cho công nghiệp là 22Triệu m3 Dự kiến, nhu cầu này sẽ tăng ít nhất gấp đôi trong vòng 30 năm tới: lần lượt là 23 và 44 triệu m3 vào năm 2050

Cân bằng tài nguyên nước của tỉnh Ninh Thuận ước tính so với nhu cầu nước năm 2020 và ở thời điểm 2050 được thể hiện trong Bảng dưới đây:

(Nguồn: Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, 2019)

Tham khảo chỉ số khan hiếm nước do UNESCO và WMO đề xuất, tỉnh Ninh Thuận hiện đang ở trong tình trạng mức độ khan hiếm từ trung bình đến cao Trong những thập kỷ tới, mức độ khan hiếm sẽ tăng lên mức cao, hoặc hơn nữa nếu tính đến 40% tài nguyên nước hiện tại là nhân tạo và đến từ lưu vực nước lân cận (chuỗi thủy điện)

Kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Ninh Thuận

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ 21, lượng mưa năm tỉnh Ninh Thuận tăng lên 7,2 % so với thời kỳ cơ sở 1986 † 2005 với mức biến đổi từ -0,3% đến 14,8%; giữa thế kỷ 21, lượng mưa năm của tỉnh Ninh Thuận tăng lên 12,3% với mức biến đổi

từ 2,8% đến 22,5% và đến cuối thế kỷ 21 lượng mưa năm Ninh Thuận tăng lên 12,3 % với mức biến đổi từ - 1,3% đến 24,6%

Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ 21 lượng mưa năm tỉnh Ninh Thuận tăng lên khoảng 16,7% so với thời kỳ cơ sở 1986 † 2005 với mức biến đổi từ 6,7% đến 26,1%; giữa thế kỷ 21, lượng mưa năm của tỉnh Ninh Thuận tăng xấp xỉ 10,3% với mức biến đổi từ 1,6% đến 18,5% và đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm Ninh Thuận tăng lên 6,1% với mức biến đổi từ - 3,8% đến 15,1%

Theo kịch bản RCP4.5, vào đầu thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình năm tăng lên trên phạm vi toàn tỉnh Ninh Thuận với mức tăng phổ biến từ 0,5 † 0,6oC so với thời kỳ cơ sở 1986 †2005 Đến giữa thế kỷ 21, mức tăng của nhiệt độ tối cao là 1,3 †

Trang 16

1,5oC; trong đó tăng nhanh nhất trên các huyện Bắc Ái, Ninh Sơn và xu thế tăng chậm hơn khi về phía biển Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao tăng lên khoảng 1,8 † 2,0oC; trong đó hai huyện Bắc Ái và Ninh Sơn vẫn có mức tăng nhanh nhất và các huyện vùng núi tăng nhanh hơn các huyện ven biển

Theo kịch bản RCP8.5, vào đầu thế kỷ 21, nhiệt độ tối cao trung bình năm tỉnh Ninh Thuận có mức tăng phổ biến từ 0,7 † 0,9oC so với thời kỳ cơ sở; trong đó khu vực ven biển có xu thế tăng nhiệt độ chậm hơn so với các vùng khác trong tỉnh Đến giữa và cuối thế kỷ 21, phân bố không gian và xu thế biến đổi của nhiệt độ tối cao trung bình tỉnh Ninh Thuận tương tự như thời kỳ đầu thế kỷ, với xu thế tăng nhanh hơn ở các huyện vùng núi phía Tây của tỉnh Vào giữa thế kỷ 21, mức tăng phổ biến khoảng 1,8 † 2,0oC Đến cuối thế kỷ, nhiệt độ tăng lên 3,3 † 3,6oC so với thời kỳ cơ sở

Vào giữa thế kỷ 21, theo kịch bản RCP4.5, ước tính trung bình của mực nước biển dâng tổng cộng tại khu vực ven biển Ninh Thuận là 23 cm (14-33cm) Theo kịch bản RCP 8.5, ước tính trung bình của mực nước biển dâng tổng cộng tại khu vực ven biển Ninh Thuận là 25 cm (16-35cm) Không có sự khác biệt nhiều về dự tính nước biển dâng giữa 2 kịch bản RCP4.5 và RCP8.5

Vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản RCP4.5, ước tính trung bình của mực nước biển dâng tổng cộng tại khu vực ven biển Ninh Thuận là 54 cm (33-78cm) Theo kịch bản RCP8.5, ước tính trung bình của mực nước biển dâng tổng cộng tại khu vực ven biển Ninh Thuận là 74 cm (48-105cm)

Như vậy có thể thấy rằng, hiện tại và trong tương lại, đặc biệt dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng bất định và khó dự đoán sẽ có tác động nghiêm trọng đến

an ninh nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Thuận

Chính vì vậy việc thực hiện đề tài "Nghiên cứu tính toán chỉ số an ninh nước

và đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nước của tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu" là cần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xác định các tác động và tính tính toán chỉ số an ninh ninh nước tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu;

Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nước của tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung vào các nhiệm vụ nghiên cứu chính như sau:

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Ninh Thuận;

- Đánh giá các tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động phát triển kinh tế

xã hội đến an ninh nước tỉnh Ninh Thuận;

- Lựa chọn xác định các tác động chính phục vụ tính toán chỉ số an ninh nước

Trang 17

của tỉnh Ninh Thuận

- Đề xuất giải pháp ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo an ninh nước của tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các yếu tố tác động đến tài nguyên nước của tỉnh Ninh Thuận

Phạm vi về mặt không gian: Đối với cấp huyện/thành phố của tỉnh Ninh Thuận Phạm vi về mặt thời gian: Hiện tại và năm 2030

Giới hạn nội dung nghiên cứu chỉ tập trung vào các yếu tố tác động đến tài nguyên nước mặt của tỉnh Ninh Thuận

5 Giới thiệu về kết cấu của luận văn

Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về an ninh nước

Chương 2: Hiện trạng và thách thức đối với an ninh nước tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Chương 3: Phương pháp và số liệu phục vụ đánh giá mức độ an ninh nước của tỉnh Ninh Thuận

Chương 4 Kết quả tính toán và đề xuất giải pháp đảm bảo an ninh nước của tỉnh Ninh Thuận trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Kết luận và khuyến nghị

Trang 18

Chương I NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ AN NINH NƯỚC

1 Các khái niệm cơ bản và cách tiếp cận nhằm đảm bảo an ninh nước

1.1 Các khái niệm

Nguồn nước đang suy thoái trầm trọng và khan hiếm nước diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới Ước tính đến năm 2025, có 1,8 tỷ người sẽ sống ở các khu vực hoặc quốc gia khan hiếm nước tuyệt đối, đến năm 2030, gần 50% dân số sẽ phải chịu căng thẳng cao về nước Dự báo đến năm 2050, để duy trì sự sống cho 9 tỷ người, cần tăng 60% sản lượng nông nghiệp, tương ứng cần tăng 15% nhu cầu về nước (WB, 2019) Sự suy giảm chất lượng nước sẽ ảnh hưởng nặng nề đến phát triển KT-XH và môi trường Các tổ chức quốc tế coi an ninh nguồn nước là một khái niệm cốt lõi của các chiến lược quản trị nước An ninh nước có thể trở thành công cụ để quản lý thích ứng chế độ nước (Bolognesi T và Kluser S., 2018)

Với quan điểm coi việc tiếp cận nước uống an toàn và cơ sở vệ sinh là quyền cơ bản của con người, các nhà lãnh đạo trong khu vực đã cùng tụ họp để thảo luận hiện trạng ANN khu vực và vai trò của quản lý nhà nước tại Hội nghị Thượng đỉnh Nước Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ nhất diễn ra tại Beppu, Nhật Bản tháng 12-2007

Kể từ đó, nhiều quốc gia đã thành công trong việc đưa nước lên đầu chương trình nghị

sự phát triển quốc gia và là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư

Theo Đối tác vì nước toàn cầu (GWP, 2002), bản chất của an ninh nước là sự quan tâm đối với chính nguồn nước đi đôi với mối quan tâm đối với các dịch vụ khai thác tài nguyên nước cho sự tồn tại và hạnh phúc của con người, cũng như cho nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác, việc khai thác tài nguyên nước cần được phát triển và quản lý một cách công bằng, hiệu quả và với cách thức phù hợp

Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP, 1994), an ninh nước được quan niệm là “tất cả các khía cạnh của an ninh con người liên quan đến việc sử dụng

và quản lý nước”

Theo Đối tác nước bền vững, an ninh nước là “năng lực thích ứng để bảo vệ khả năng được tiếp cận bền vững đủ về số lượng nước, chất lượng nước bảo đảm cho sức khỏe, sinh kế, môi trường sinh thái và hoạt động sản xuất kinh tế”

Theo ADB (2013), các xã hội có thể đạt được an ninh nước khi họ quản lý thành công các nguồn tài nguyên và dịch vụ nước của mình trên 5 trụ cột: “Đáp ứng nhu cầu nước sạch và vệ sinh của hộ gia đình tại tất cả các cộng đồng; hỗ trợ các nền kinh tế sản xuất trong nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng; xây dựng các thành phố và đô thị năng động và đáng sống; phục hồi các dòng sông và hệ sinh thái lành mạnh; xây dựng các cộng đồng kiên cường có khả năng thích nghi với thay đổi”

Theo Báo cáo “Việt Nam - Hướng tới một hệ thống nước có tính thích ứng, sạch

và an toàn” (2019) của Ngân hành thế giới (WB), mục tiêu của an ninh nguồn nước là cân bằng rủi ro và cơ hội để đạt được các kết quả tích cực liên quan tới nước trên ba khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường: 1) tài nguyên nước được quản lý hiệu quả và bền vững; 2) giảm thiểu các rủi ro liên quan tới nước; và 3) dịch vụ nước hiệu quả, bền vững và công bằng

Trang 19

An ninh nước là loại hình an ninh phi truyền thống có đặc điểm chung bao hàm yếu tố phi quân sự, liên quan đến các yếu tố tự nhiên, KT-XH từ cả bên trong và bên ngoài lãnh thổ, phát tán nhanh, lan tỏa rộng, có tác động đến ổn định, phát triển bền vững của quốc gia Theo Ủy ban Nước của Liên Hợp Quốc, An ninh nước được hiểu

là khả năng người dân có thể được đảm bảo bền vững trong tiếp cận đủ lượng nước với chất lượng có thể chấp nhận được để duy trì sinh kế, đời sống con người và phát triển KT-XH; đảm bảo việc chống lại ô nhiễm nguồn nước và các thảm họa liên quan đến nước; bảo tồn các hệ sinh thái Để đạt được mục tiêu bảo đảm an ninh nước yêu cầu phải có sự phân bổ công bằng, hiệu quả, minh bạch giữa các đối tượng dùng nước; mọi người đều có thể tiếp cận nguồn nước với chi phí hợp lý; nguồn nước phải được bảo vệ, xử lý để ngăn ngừa ô nhiễm và dịch bệnh Do đó, cần có cơ chế công bằng, dễ tiếp cận để quản lý và giải quyết các tranh chấp hoặc xung đột có thể phát sinh liên quan đến an ninh nước

Như vậy có thể thấy rằng, khái niệm của thuật ngữ “an ninh nước” đã phát triển theo thời gian Có nhiều khái niệm về an ninh nước và hầu hết đều định hướng cho một ngành nhất định Các khái niệm sau được coi là toàn diện nhất và được sử dụng nhiều nhất:

(i) An ninh nước phản ánh “sự sẵn sàng đáp ứng của một lượng nước với số lượng và chất lượng chấp nhận được phục vụ các nhu cầu về sức khỏe, sinh kế, hệ sinh thái và sản xuất, kèm theo những mức độ rủi ro đối với con người, môi trường và nền kinh tế” (David G and Claudia W S., 2007)

(ii) An ninh nước phản ánh “năng lực của một cộng đồng bảo vệ được sự tiếp cận bền vững đủ lượng nước có chất lượng chấp nhận được để duy trì sinh kế, sức khỏe con người, và phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo chống lại sự ô nhiễm lây lan qua đường nước và thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái trong môi trường hòa bình và ổn định chính trị” (UN-Water, 2013)

1.2 Một số cách tiếp cận nhằm đảm bảo an ninh nước trên thế giới

Trên thế giới, Israel và Úc là các quốc gia sớm nhận diện được thách thức và triển khai nhiều giải pháp quan trọng để đảm bảo ANN Từ một quốc gia thiếu nước, Israel đã trở thành quốc gia đi đầu trong kỹ thuật chuyển nước (mạng lưới đường ống quốc gia dẫn nước từ biển hồ Galiee đến sa mạc Negev), công nghệ lọc nước biển và

sở hữu một nền nông nghiệp hiện đại Năm 2007, để giải quyết tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở khu vực Đông Nam, Úc đã tiến hành xây dựng kế hoạch quốc gia về ANN Thời điểm đó, kế hoạch này được cho là rất táo bạo với nhiều phương pháp tiếp cận mới nhằm đảm bảo việc sử dụng nước bền vững ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Với quan điểm coi tiếp cận nước uống an toàn và cơ sở vệ sinh là quyền cơ bản của con người, các nhà lãnh đạo đã cùng tụ họp để thảo luận hiện trạng ANN khu vực

và vai trò của quản lý nhà nước tại Hội nghị Thượng đỉnh Nước Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ nhất diễn ra tại Beppu, Nhật Bản tháng 12/2007 Kể từ đó, nhiều quốc gia đã thành công trong việc đưa nước lên đầu chương trình nghị sự phát triển quốc gia

và là lĩnh vực được ưu tiên đầu tư Tại Trung quốc, quốc gia xếp vào nhóm các nước chịu nhiều sức ép liên quan đến nước trên thế giới hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn về ANN do nhu cầu sử dụng nước của hầu hết các ngành kinh tế ngày càng tăng, trong bối cảnh chịu tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm nguồn nước gia

Trang 20

tăng, hệ sinh thái bị suy giảm dẫn đến giảm khả năng về nguồn cấp Năm 2011, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định tăng gấp đôi ngân sách đầu tư hàng năm trong giai đoạn 2011-2020 cho lĩnh vực nước (khoảng 608 tỷ USD) nhằm tăng cường ANN như một cơ sở thiết yếu của nền kinh tế, trong đó phải kể đến dự án chuyển nước Nam - Bắc (Nam Thủy Bắc Điều) có nhiệm vụ chuyển 44,8 tỷ m3 nước ngọt hàng năm từ sông Trường Giang ở phía Nam về các khu vực khô hạn của miền Bắc

Tại Châu Phi, khu vực khô hạn nhất của thế giới, trước áp lực về gia tăng dân số

đã và đang đặt ra nhiều thách thức hơn về ANN Một số quốc gia đã bắt tay vào xây dựng khung ANN với sự hỗ trợ của các tổ chức phát triển như WB, ADB Cụ thể, Nam Phi đã xây dựng khung ANN quốc gia, là một trong số nội dung chiến lược của

kế hoạch phát triển có tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu tổng quát là xóa nghèo, giảm bất bình đẳng và tăng việc làm Khung ANN quốc gia của Nam Phi xác định nhu cầu

và các giải pháp chính ở cấp độ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, sử dụng tiếp cận tổng hợp để lập kế hoạch ANN, tạo cơ chế thuận lợi để thực hiện và làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia

Đảm bảo ANN đòi hỏi phải xây dựng và phát triển hạ tầng ngành nước có khả năng chống chịu các tác động bất lợi, trong đó đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước đóng vai trò rất quan trọng Đặc điểm về ANN và an toàn đập, hồ chứa nước ở mỗi quốc gia có thể khác nhau, nhưng quan điểm, mục tiêu về xây dựng đề án hay chiến lược về ANN đều hướng đến việc đưa ra các chính sách, cải tiến hoạt động quản lý và định hướng đầu tư để tăng cường ANN của quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người gây ra

Cùng với hội nhập kinh tế toàn cầu, các quốc gia cũng chú trọng mở rộng mối quan hệ song phương, đa phương nhằm phân phối công bằng, quản lý và giải quyết các tranh chấp hoặc xung đột có thể phát sinh liên quan đến nước, nhằm mang lại các lợi ích mà một quốc gia riêng lẻ không thể có được

Mỗi quốc gia trên thế giới có những đặc thù và quan điểm riêng trong việc đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo ANN của mình Kinh nghiệm về đảm bảo an ninh nguồn nước trên thế giới có thể tổng hợp lại như sau:

a) Về thể chế, chính sách

- Về thể chế

Quản lý ANN của các quốc gia được xây dựng trên nền tảng Luật Nước và các đạo luật liên quan về đất đai, môi trường Bên cạnh đó một số quốc gia còn có quy định riêng về một số lĩnh vực liên quan đến ANN, như: Y tế (Jordan); Phòng chống lũ (Trung Quốc); Phát triển đô thị (Hàn Quốc); Kinh doanh cấp nước (Nhật Bản) Riêng Ghana do đặc thù có nhiều lưu vực sông quốc tế nên tuân thủ theo các công ước quốc

tế với các quốc gia láng giềng

Các quốc gia luôn quan tâm rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách để làm rõ trách nhiệm và khuyến khích sự hợp tác giữa các bên tham gia, thực hiện sửa đổi quy định để phân định rõ trách nhiệm trong thực hiện chính sách đảm bảo ANN và an toàn đập, hồ chứa nước, đảm bảo hiệu quả, hiệu lực trong thực thi các Luật, chính sách về quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quản lý và xử lý nước thải

- Về tổ chức bộ máy

Trang 21

Quản lý nguồn nước nói chung và ANN nói riêng đều cần sự tham gia của cả hệ thống chính quyền từ Trung ương đến địa phương, trong đó trách nhiệm chủ trì được giao cho một cơ quan cấp Bộ ở một số quốc gia Quá trình triển khai thực hiện cho thấy, theo tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước (IWRM), việc giao quyền lực quản lý nguồn nước cho một đơn vị cấp Bộ nếu không có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành có liên quan có thể dẫn đến những kết quả không như mong đợi (bài học từ Trung Quốc, Nam Phi, Thái Lan, Jordan, Ấn Độ) Đối với những nước này, Bộ được giao chủ trì quản lý chủ yếu chịu trách nhiệm chính quản lý, phân bổ nguồn nước trên toàn quốc, còn việc quản lý khai thác cụ thể được phân giao cho từng

Bộ khác nhau Tuy nhiên, do việc hợp tác, phân giao nhiệm vụ giữa các Bộ ngành còn những hạn chế nhất định đã dẫn đến những chồng lấn trong điều hành, quản lý nguồn nước như ghi nhận ở Trung Quốc, Nam Phi, Thái Lan, Jordan và Ấn Độ

Một số quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc nguồn nước được nhiều

Bộ, ngành tham gia quản lý (Bộ hạ tầng, Bộ Nông nghiệp, quân đội, cơ quan cải tạo đất), cơ chế phối hợp được thực thi đồng bộ, hiệu quả góp phần khai thác, bảo vệ bền vững nguồn nước, môi trường, cho nên quản lý nguồn nước ở những nước này được xem là khá hiệu quả

Bên cạnh đó, thành lập Ban Quản lý lưu vực sông để triển khai quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực được một số nước áp dụng như Trung Quốc, Nam Phi đã tiến hành thành lập các Ban quản lý lưu vực sông Cụ thể, Trung Quốc đã thành lập Ban quản lý ở 7 lưu vực sông lớn từ năm 2014, và triển khai thí điểm thị trường trao đổi quyền sử dụng nước từ 2016 Tuy nhiên do những rào cản về chính trị và hành chính, tiến trình quản lý tổng hợp lưu vực sông cơ bản không đạt được kết quả mong đợi Các Ban QLLVS trực thuộc Bộ Thuỷ lợi của Trung Quốc không có thực quyền điều phối giữa các tỉnh, cũng như những bên liên quan khác trong lưu vực Thực trạng này cũng

đã được ghi nhận ở Nam Phi, Thái Lan và Jordan Theo khuyến nghị của ADB và WB,

để khắc phục tình trạng trên Trung Quốc cần một cơ quan cấp cao hơn trực thuộc chính phủ có đầy đủ thực quyền, như Uỷ ban ANN trực thuộc Chính phủ do Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng là Chủ tịch, với thành viên là các Bộ có liên quan đến ngành nước (Nông nghiệp, Thủy lợi, Bảo vệ môi trường, Năng lượng), tư vấn, giúp Chính phủ chỉ đạo giải quyết những công tác quan trọng, mang tính liên ngành, lĩnh vực, liên quan đến đảm bảo ANN

- Về chính sách

Nguồn tài chính bền vững là một trong những điểm quan trọng để đảm bảo sự thành công trong việc chực hiện chính sách an ninh nước quốc gia Các chính sách về đầu tư cũng như cơ chế tài chính bền vững trong quản lý sau đầu tư là rất quan trọng

và được hầu hết các nước quan tâm triển khai

Về chính sách đầu tư: Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngành nước hầu hết

được thực hiện từ nguồn kinh phí của Chính phủ và một phần của chính quyền địa phương ở tất cả các nước Một số nước có quy định mức đầu tư của chính phủ rất cụ thể cho loại công trình và mục đích phục vụ như Pakistan (tối đa 50%), Nhật Bản (40-70%), Hàn Quốc đầu tư với mức 30% hoặc theo tỷ lệ lợi ích được hưởng cho các công trình cấp nước, xử lý nước thải, trong khi Úc hỗ trợ đầu tư hàng trăm tỷ đô la Úc để nâng cấp, hiện đại các hệ thống tưới tiết kiệm nước thông qua các chương trình, kế hoạch hàng năm Một số lĩnh vực đã thu hút đầu tư của người hưởng lợi và tư nhân (PPP) là cấp nước, xử lý nước thải ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và Nhật Bản

Trang 22

Về chính sách tài chính: Cơ chế tài chính, giá nước để hoàn trả chi phí đầu tư và

trang trải cho các hoạt động quản lý vận hành cũng như các dịch vụ nguồn nước được

áp dụng ở nhiều nước với các mức độ khác nhau Mức giá cho các dịch vụ nước sinh hoạt, sản xuất và đô thị được tính với mức hoàn trả chi phí tối đa bao gồm cả chi phí đầu tư và khấu hao (Pa-ki-xtan, Úc, Nhật Bản) Riêng dịch vụ tưới trong nông nghiệp, tất cả các nước đều có hỗ trợ giá nước, hoặc là chi phí đầu tư, khấu hao (Úc, Jordan), hoặc hỗ trợ lên đến 77,5% như Nhật Bản Mức giá dịch vụ tưới cao nhất mà người dân phải chịu chỉ là đủ toàn bộ chi phí vận hành và bảo dưỡng Theo thống kê, mức giá nước thấp nhất là ở Ấn Độ, Trung Quốc, tiếp đến là Hàn Quốc Người nông dân ở Thái Lan không phải thanh toán giá nước tưới, trừ phần chi phí nội đồng Một số nước đã xây dựng cơ chế hạn mức sử dụng nước và áp dụng thị trường nước như đã triển khai

ở Úc, hoặc đang thí điểm như Trung Quốc

b) Về đổi mới quản trị ngành nước

Quản lý tổng hợp nguồn nước: Đổi mới quản lý nguồn nước ở nhiều quốc gia

được thực hiện theo tiếp cận IWRM với nguyên tắc vừa đảm bảo yêu cầu tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội vừa đảm bảo môi trường tự nhiên Tuy nhiên, việc thực hiện tiếp cận này cần được xem xét để vận dụng phù hợp cho từng quốc gia, vì trong khi

mô hình này hoạt động tương đối hiệu quả ở Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc thì vẫn còn những hạn chế nhất định ở Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Ghana

Tiếp cận quản lý theo cầu dùng nước: Một số nước đã triển khai thực hiện tiếp

cận quản lý cầu thay vì quản lý cung thông thường như: chính sách khuyến khích sử dụng công nghệ tiết kiệm nước, tái sử dụng nước thải (Úc, Pa-ki-xtan, Nhật Bản, Hungary), hoàn thiện cơ chế giá nước theo khối lượng và xây dựng thị trường nước (Úc) hoặc thử nghiệm thị trường nước (Trung Quốc) Khuyến khích tư nhân tham gia vào quản lý, vận hành dịch vụ tưới cho nông nghiệp (Nhật Bản) Ngoài ra, một số nước đã đưa tiếp cận quản lý cầu vào chính sách quản lý nước nhưng chưa triển khai được hoặc mới triển khai thử nghiệm là Nam Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan

Giám sát đánh giá: Việc giám sát, đánh giá hoạt động trong quản lý, sử dụng

nguồn nước là rất quan trọng, góp phần sử dụng tối ưu và hiệu quả nguồn nước Hầu hết các nước có chính sách ANN đều ghi nhận việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát, cơ sở dữ liệu dùng chung về nguồn nước trong đó có công tác quản lý, phân

bổ nguồn nước cho các ngành dùng nước với các mức độ khác nhau, bao gồm Úc, ki-xtan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Thái Lan Các nội dung chính đã được triển khai bao gồm: Xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về nguồn nước quốc gia, nhu cầu

Pa-sử dụng, áp dụng công nghệ viễn thám và GIS (Pa-ki-xtan, Ấn Độ, Trung Quốc, Úc)

để hỗ trợ việc ra quyết định về quản lý, phân phối nguồn nước; Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá với các tiêu chí cụ thể (Úc, Nam Phi, Thái Lan, Pa-ki-xtan), trong

đó Úc và Pa-ki-xtan đã triển khai áp dụng tương đối hiệu quả trên thực tế

Tập trung cho quản lý rủi ro thiên tai liên quan đến nước: Xây dựng hệ thống

quản lý rủi ro thiên tai để giảm thiểu thiệt hại, tổn thất và tăng khả năng chống chịu bao gồm các nhiệm vụ: Xây dựng, cập nhật thường xuyên hệ thống bản đồ giám sát và cảnh báo thiên tai; Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các tác hại do nước gây ra như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước đặc biệt tại các đô thị và vùng sản xuất nông nghiệp chính; Ưu tiên nguồn lực nhằm nâng cao năng lực ứng phó thiên tai cho các vùng có mức độ rủi ro cao; Thí điểm và tiến tới áp dụng trên quy mô toàn quốc chính sách bảo hiểm các rủi ro trước thiên tai, trước mắt là bảo hiểm nông

Trang 23

nghiệp Đối với cấp nước đô thị và nước sạch nông thôn, thực cải thiện chất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt để tránh những hiểm họa tiềm tàng đối với sức khỏe con người bao gồm kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt hoặc các cơ sản sản xuất công nghiệp, làng nghề Lồng ghép vấn đề quản lý chất lượng nước trong các quy hoạch phát triển đô thị, thủy lợi quốc gia và vùng

c) Về đầu tư cơ sở hạ tầng

Xây dựng, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai bao gồm việc đầu tư xây dựng hạ tầng ngành nước thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng tới cấp nước theo nhu cầu của người sử dụng, đảm bảo đủ số lượng, chất lượng tại mọi thời điểm Trong đó tập trung đầu tư: Nâng cấp, hiện đại hóa mạng lưới cấp nước đô thị, cấp nước sạch nông thôn, giảm thiểu tổn thất cấp nước ở khu vực đô thị, nông thôn; Ưu tiên đầu tư các giải pháp công trình tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả sử dụng nước, đặc biệt trong nông nghiệp thông qua áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Xây dựng chương trình, dự án, nhiệm vụ để thực hiện Đề án đảm bảo ANN và an toàn đập, hồ chứa nước đồng bộ, kịp thời, thống nhất và có hiệu quả, đồng thời huy động được nguồn lực từ ngân sách nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và người dân

để thực hiện các mục tiêu của đề án

d) Về khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ hỗ trợ việc ra quyết định ở phạm vi không gian và thời gian cho việc quản lý nguồn nước, bao gồm quy hoạch lưu vực sông; lập kế hoạch phân bổ nước; dự báo và cảnh báo về lũ và hạn hán; quản lý vận hành theo thời gian thực của

cơ sở hạ tầng nguồn nước Quan trắc, giám sát toàn cầu đang nhanh chóng trở thành công cụ hữu hiệu cho phân tích, đánh giá nguồn nước ở các lưu vực sông Các công cụ phân tích mới dựa trên nền tảng đám mây ở cấp độ toàn cầu sẽ đồng hóa dữ liệu có sẵn

và tạo ra các ước tính về một loạt các thông số quan trọng liên quan đến tính toán cân bằng nước, kiểm kê nước, phân tích và dự báo các kịch bản của lưu vực sông Các công cụ này cho phép truy cập vào các kho lưu trữ được quản lý và tính toán thời gian thực về tình trạng nước cho bất kỳ lưu vực nào ở bất kỳ đâu trên thế giới, hỗ trợ cả lập

kế hoạch chiến lược và vận hành thông qua việc trực quan hóa dữ liệu và cảnh báo sớm

Công nghệ đã tạo ra những cách tiếp cận mới khả thi để sử dụng và tiết kiệm nước cũng như quản lý giới hạn sử dụng (ví dụ: sử dụng vệ tinh để ước tính lượng bốc hơi thực tế), áp dụng quan điểm hệ thống để cải thiện năng suất nước trong nông nghiệp, hệ thống tiêu chuẩn và khuyến khích tính bền vững Công nghệ in 3D, robot, vận chuyển tự động, vật liệu tiên tiến, công nghệ nano, công nghệ sinh học và công nghệ sạch đang hỗ trợ việc vận hành các hệ thống ngành nước một cách tốt hơn so với các phương pháp tiếp cận truyền thống

Áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến, thông minh trong sản xuất đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, là ngành sử dụng nhiều nước, thông qua việc ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt) để nâng cao hiệu suất sử dụng nước Một số nước như Úc, Israel, Jordan đã và đang triển khai trên diện rộng các chương trình đầu tư, hiện đại hoá các hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trong nông nghiệp

đ) Về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng

Trang 24

Xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về ANN, thúc đẩy tuyên truyền để góp phần nâng cao kiến thức của cán bộ nhà nước tại trung ương và địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội và doanh nghiệp

về ANN

1.3 Thách thức toàn cầu đối với an ninh nước trên thế giới

1.3.1 Suy thoái tài nguyên nước

Mặc dù là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo, nhưng nguồn nước đang đối diện với nguy cơ suy thoái cả về số lượng và chất lượng trên quy mô toàn cầu Quá trình tăng dân số, phát triển kinh tế-xã hội cũng như biến đối khí hậu dẫn đến gia tăng khai thác, sử dụng nước để đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, năng lượng và công nghiệp Sử dụng quá mức dẫn đến cạn kiệt, mất khả năng tự phục hồi của nguồn nước, làm suy thoái hệ sinh thái thủy sinh, xung đột trong chia sẻ nguồn nước diễn ra ngày càng phổ biến và là minh chứng rõ nét cho tình trạng mất an ninh nguồn nước (ANN)

Hiện nay, trên Thế giới nguồn nước đang đối diện với nguy cơ suy thoái cả về số lượng và chất lượng trên quy mô toàn cầu Quá trình tăng dân số, phát triển kinh tế-xã hội cũng như biến đối khí hậu dẫn đến gia tăng khai thác, sử dụng nước để đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, năng lượng và công nghiệp Sử dụng quá mức dẫn đến cạn kiệt, mất khả năng tự phục hồi của nguồn nước, làm suy thoái hệ sinh thái thủy sinh, xung đột trong chia sẻ nguồn nước diễn ra ngày càng phổ biến và là minh chứng rõ nét cho tình trạng mất ANN Kết quả đánh giá trên phạm vi toàn cầu cho thấy, có trên 1/3 số quốc gia trên thế giới nằm trong danh sách thiếu nước Ước tính đến năm 2025, khoảng 1,8 tỷ người sẽ sống ở các khu vực hoặc quốc gia có mức độ khan hiếm nước tuyệt đối Đến năm 2030, ước tính 50% dân số toàn cầu sẽ phải sống trong các khu vực có mức độ căng thẳng cao về nguồn nước, khoảng 24-700 triệu người đang sinh sống ở các vùng khô hạn sẽ phải di cư sang nơi khác Dự báo đến năm 2050, để duy trì nguồn cung lương thực cho 9 tỷ người, sản lượng nông nghiệp cần tăng 60%, tương ứng với tăng 15% về nhu cầu nước Mất ANN không chỉ

là vấn đề với các quốc gia đang phát triển, mà còn là hiện tượng phổ biến tại nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Nhật… Các quốc gia này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan ANN như: ô nhiễm nguồn nước, tình trạng khô hạn, thiếu nước, nhu cầu căng thẳng giữa các ngành dùng nước, mâu thuẫn gia tăng giữa các vùng, địa phương hạ lưu và thượng lưu

1.3.2 Nhu cầu sử dụng nước tăng cao

Lượng nước bình quân tính trên đầu người đang giảm nghiêm trọng ở nhiều nước trên thế giới Tại Trung Đông, trong điều kiện không xảy ra hạn hán, lượng mưa giữ ở mức bình thường thì tình trạng khan hiếm nước ngọt vẫn gia tăng nghiêm trọng ở hầu hết các nước Tại Ai Cập nằm ở hạ du sông Nile, 98% lượng nước sử dụng ở quốc gia này bắt nguồn từ sông Nile, nhưng có tới 85% lượng nước của sông này có nguồn gốc

từ Ê-ti-ô-pi-a, một quốc gia có tỷ lệ gia tăng dân số cao và nhu cầu về nước đang tăng lên nhanh chóng Bùng nổ dân số và gia tăng các hoạt động phát triển tại các quốc gia thuộc tiểu vùng lưu vực sông Mê Công kéo theo đòi hỏi gia tăng nguồn nước phục vụ cho việc mở rộng các hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đang tác động lớn đên môi trường và hệ sinh thái nước Tại Campuchia, dân số đã tăng gấp đôi từ 7 triệu người (năm 1979) lên đến hơn 16 triệu (năm 2017), dự báo sẽ tăng lên 22,5 triệu

Trang 25

người vào năm 2050, dẫn tới nhu cầu về thực phẩm tăng, trong khi sinh kế của người dân Campuchia chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy, hải sản, đang gây áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên nước của nước này Tương tự, dân số Thái Lan cũng tăng rất nhanh từ 49 triệu người (năm 2008) lên 69 triệu người (năm 2017) Tổng nhu cầu nước ở Thái Lan trong năm 2008 chỉ vào khoảng hơn 70 tỷ mét khối, song tới năm

2018 đã tăng lên 152 tỷ mét khối Nhu cầu về nước của Thái Lan dự kiến sẽ tăng thêm 35% trong 20 năm tới Trung Quốc, quốc gia sở hữu 7% lượng nước ngọt toàn cầu, có tới 300 thành phố lớn đang ở trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, bùng nổ dân số

ở nước này vào những năm 1990-2000 đã tạo ra áp lực lớn đến nguồn cung nước hiện nay và trong 10 năm sắp tới, lượng nước sạch bình quân đầu người của Trung Quốc hiện chỉ bằng 1/3 mức trung bình của thế giới và đang phải đối mặt với thực trạng mất ANN nghiêm trọng nhất kể từ năm 1960

1.3.3 Xung đột về nguồn nước

Xung đột tranh giành nước đã diễn ra tại một số nơi và chưa có hồi kết Sử dụng nguồn nước như một công cụ chiến tranh làm cho đối phương dưới hạ nguồn khốn đốn

đã từng được thực hiện trong chiến tranh vùng Vịnh, đồng minh tiến công liên tục vào

hệ thống thuỷ lợi của I-rắc, hay quân Séc-bi trong khủng hoảng Ban căng năm 1993 Trong trường hợp quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia nằm trên cùng lưu vực

có vấn đề thì quốc gia nằm ở đầu nguồn các lưu vực sông sẽ có nhiều ưu thế trong việc hạn chế lượng nước cho các nước ở hạ lưu Ví dụ Thổ Nhĩ Kỳ chiếm ưu thế với Xy-ri-

a, I-rắc; Nepal với Ấn Độ; Ấn Độ với Băng-la-đét Năm 1978, Ai Cập ký một hiệp ước hòa bình với Ixraen sau một cuộc chiến dài,khi đó, các nhà lãnh đạo Ai Cập nói rằng lý do duy nhất để họ phát động một cuộc chiến trở lại là nước Mười năm sau, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Boutros Boutros-Ghali, một người Ai Cập, từng dự báo rằng cuộc chiến tiếp theo trong khu vực này sẽ diễn ra vì nước sông Nile chứ không phải chính trị Năm 2011, Ê-ti-ô-pi-a khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Đại Phục Hưng trên nhánh sông Nile với công suất lắp máy hơn 6.000 MW, khi hoàn thành sẽ là nhà máy thủy điện lớn nhất của Châu Phi Tuy nhiên, dự án gặp phải sự phản đối của các nước hạ nguồn sông Nile là Ai Cập và Xu-đăng Hiện hồ thủy điện đã bắt đầu tích nước, dự kiến khi đưa vào vận hành từ năm 2023 làm thay đổi rất lớn nguồn nước về

hạ du, sẽ tác động bất lợi lớn đến Ai Cập ở hạ nguồn sông Nile (có thể làm giảm đến 67% diện tích canh tác nông nghiệp, giảm 40% sản lượng điện từ Đập thủy điện Aswan của Ai Cập) Những bài học về xung đột nguồn nước ở Trung Đông và Nam Á cho thấy một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nước từ bên ngoài nguy cơ mất ANN càng cao

1.3.4 Biến đổi khí hậu và thiên tai

Biến đổi khí hậu được coi là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà con người phải đối mặt trong thời đại ngày nay Theo dự tính, trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình toàn cầu tiếp tục tăng, các hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra thường xuyên và với cường độ mạnh hơn như nắng nóng gay gắt, cháy rừng, lũ, ngập lụt, ngập úng, bão Các tác động tiêu cực không chỉ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe

và sinh kế của hàng triệu người mà còn ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển bền vững dài hạn Do đó, đặt ra yêu cầu phải tích hợp và tăng cường các biện pháp thích ứng và chống chịu, đặc biệt cần đảm bảo an ninh nguồn nước trong mọi tình huống

1.3.5 Mất an toàn hồ, đập chứa nước

Trang 26

An toàn đập, hồ chứa nước là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ANN Cho đến nay, trên thế giới đã ghi nhận 8000 vụ vỡ đập lớn tại 84 quốc gia Trung Quốc có gần 4000 vụ vỡ đập kể từ năm 1954, trong đó đã có 500 hồ đập bị vỡ vào năm 1973 Ngoài ra, hơn 37.000 hồ đập khác được xếp vào loại nguy hiểm Theo thông kê, có ít nhất 5000 đập, hồ chứa nước lớn trên thế giới có tuổi đời trên 50 năm, nguy cơ rủi ro mất an toàn công trình ngày càng lớn Sự kiện vỡ đập có sức tàn phá lớn nhất trong lịch sử đã được ghi nhận tại Trung Quốc là vỡ đập Banqiao vào năm 1975

Sự sụp đổ của đập Banqiao đã dẫn đến vỡ 60 đập khác trên bậc thang ở hạ lưu làm thiệt mạng hơn 80.000 người, 200.000 người khác chết do dịch bệnh và thiếu lương thực Uớc tính có gần 11 triệu người đã phải sơ tán do sự cố của hồ đập này Trường hợp điển hình vỡ đập khác là đập Teton ở Idaho, Hoa Kỳ năm 1976 đã gây thiệt hại khoảng 2 tỷ USD Gần đây nhất, ngày 23/7/2018, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy nằm ở tỉnh đông nam Attapeu (Lào) bị vỡ sau một trận mưa lớn, xả ra một lượng nước lên đến 0,5 tỉ mét khối xuống hạ du, gây ra một trận lũ lụt kinh hoàng khiến nhiều người thiệt mạng, hàng trăm người mất tích, hơn 6.600 người mất nhà cửa, hàng trăm ngôi nhà bị ngập, đường sá và cầu bị cuốn trôi

Sự cố đập, hồ chứa nước lớn bị vỡ trên thế giới đã cho thấy những thiệt hại thảm khốc về người và cơ sở vật chất Ngoài thiệt hại lớn nhất không thể bù đắp là hàng trăm đến hàng ngàn người và thậm chí là hàng chục ngàn người chết và mất tích, kèm với đó là thiệt hại vô cùng lớn về tài sản, môi trường, làm thay đổi cả hệ sinh thái trong khu vực Nhiều quốc gia đã đặt vấn đề an toàn đập, hồ chứa nước thành nội dung

ưu tiên trong xây dựng kế hoạch, phát triển KT-XH Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia có nhiều đập, hồ chứa nước lớn đã phát triển chương trình, hệ thống chính sách, thể chế để đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước nhằm giảm thiểu rủi ro từ sự cố của các công trình này

Trong báo cáo năm 2019, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nêu ba vấn đề lớn liên

quan đến “nước” hiện nay, đó là: “quá nhiều”, “quá ít” và “quá bẩn” Quá nhiều do

gia tăng về mưa, lũ trong điều kiện BĐKH; quá ít do tình trạng khô hạn kéo dài; và quá bẩn do gia tăng xả thải chất ô nhiễm, nước thải vào môi trường Đánh giá về ANN trên thế giới nói chung và tại các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng được

đề cập lần đầu tiên trong các báo cáo: “ANN và Chương trình nghị sự nước toàn cầu 2013” của Tổ chức Nước thuộc Liên Hợp Quốc và “Triển vọng Phát triển Nước Châu

Á 2013 (AWDO 2013)” của Ngân hàng Phát triển Châu Á

Để xác định được tình trạng ANN của một quốc gia, Tổ chức Nước của LHQ (UN WATER, 2013) đã tiến hành đánh giá định lượng ANN thông qua bốn nhóm tiêu chí, bao gồm: Nước sử dụng cho sinh hoạt; Nước sử dụng cho sản xuất; Nước cho hệ sinh thái; Thiên tai liên quan đến nước và BĐKH ADB trong loạt báo cáo về Triển vọng Phát triển Nước Châu Á với trọng tâm về ANN đã sử dụng Khung đánh giá với năm nhóm tiêu chí then chốt có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, đó là: An ninh nước

hộ gia đình; An ninh nước cho sản xuất kinh doanh; An ninh nước đô thị; An ninh nước môi trường; Chống chịu trước các thảm họa liên quan tới nước Năm 2019, WB

đề cập một tiếp cận đơn giản dựa vào ba trụ cột chính để xây dựng viễn cảnh ANN toàn cầu, đó là: đảm bảo nguồn nước bền vững; Tăng hiệu quả trong việc cấp nước; Tăng khả năng chống chịu trước thiên tai và BĐKH Ở mức độ đơn giản hơn, Viện Nguồn lực thế giới chỉ sử dụng hai chỉ tiêu là nguồn nước (số lượng và chất lượng) và quản trị nguồn nước để đo lường tình trạng ANN

Trang 27

Tính đến nay, ở phạm vi khu vực, ADB là tổ chức thường xuyên thực hiện các đánh giá về ANN cho 49 quốc gia thành viên Đánh giá đầu tiên được thực hiện trong năm 2013; các đánh giá tiếp theo thực hiện trong các năm 2016 (cập nhật về phương pháp so với năm 2013) và 2020 (với tầm nhìn 2030) Kết quả đánh giá qua các năm cho thấy Úc và Niu Dilân luôn nằm trong top đầu các nước đảm bảo về ANN, tiếp đó

là các quốc gia như Nhật Bản, Malaixia, Hồng Kông (Trung Quốc) Các nước thuộc nhóm mất ANN đa phần nằm ở khu vực Nam Á như: Ấn Độ, Ápganixtan, Pakixtan, Bănglađét Trong đó, năm 2013 Việt Nam có chỉ số ANN quốc gia đứng thứ 26/49 và thuộc nhóm nguy cơ cao về mất ANN

Về an toàn đập, hồ chứa nước, một số tổ chức quốc tế đã phát triển hệ thống chính sách an toàn nhằm giảm thiểu rủi ro từ các hồ đập Hội Đập lớn Thế giới (ICOLD) thành lập năm 1928 đã ưu tiên phổ biến thông tin về thiết kế và vận hành các đập dựa trên kinh nghiệm trong cộng đồng kỹ sư đập toàn cầu Ngân hàng Thế giới từ lâu đã nhận ra tầm quan trọng và sự liên quan của an toàn đập, hồ chứa nước Ngay từ năm 1977, WB đã ban hành Hướng dẫn Vận hành về “An toàn đập” Hướng dẫn đã chỉ

ra rằng việc vỡ đập là do các hiện tượng tự nhiên hoặc thiết kế không phù hợp có thể gây ra những hậu quả tai hại và nhấn mạnh tầm quan trọng của an toàn đập

2 Nghiên cứu tổng quan các giải pháp nhằm đảm bảo an ninh nước trên thế

giới

2.1 Giải pháp đối với sự phụ thuộc vào nguồn nước ngoại sinh

Singapore, Israel: Đây là các quốc gia có chung quan điểm khi xác định “ANN

là an ninh quốc gia” Đặc điểm cơ bản trong các chính sách về ANN của các quốc gia nêu trên là đưa ra chiến lược phải đảm bảo “chủ động về nước trong mọi tình huống” Hai quốc gia này trong quá trình phát triển đã có những giai đoạn phụ thuộc nặng nề vào nguồn nước bên ngoài lãnh thổ (đối với Israel là Jordan và Syria) hoặc phải mua nước sạch từ các quốc gia khác (Singapore phải mua 2/3 lượng nước cần sử dụng từ Malaysia) Thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo ANN, Israel đã giải quyết cơ bản vấn đề mất ANN và từ một quốc gia thiếu nước đã trở thành quốc gia đi đầu về công nghệ lọc nước biển, sở hữu một nền nông nghiệp hiện đại Trong khi đó, Singapore đưa ra chính sách “Bốn nguồn nước quốc gia” với trọng tâm là công nghệ NEWater - tái sử dụng nước từ nước thải Từ một quốc gia luôn nằm trong nhóm

có nguy cơ mất ANN trong giai đoạn trước năm 2010, Singapore đã xây dựng và thực hiện thành công Kế hoạch ANN,cơ bản đảm bảo tự chủ về nguồn nước từ năm 2011.Chính sách đảm bảo ANN của Singapore tập trung giải quyết các vấn đề: nâng cao hiệu quả sử dụng nước, xây dựng thể chế, chính sách quản lý, đầu tư hạ tầng (bao gồm hệ thống nhà máy cấp/lọc nước từ nước biển), tái sử dụng nước thải, quản lý hạ tầng cấp nước, quản lý lưu vực và tiến tới tự chủ hoàn toàn về nguồn nước khi các

thỏa thuận mua nước với Malaysia chấm dứt vào năm 2061

CHLB Đức (lưu vực sông Rhine): Đức là quốc gia có diện tích, dân số gần tương

đương Việt Nam Đức cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức như phân bổ nguồn nước không đều trong năm, phụ thuộc các quốc gia thượng nguồn trong chia sẻ, sử dụng nguồn nước do nằm trên các lưu vực sông xuyên biên giới, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Ngoài ra, Đức cũng gặp phải các vấn đề trong quá khứ như ô nhiễm nguồn nước, sử dụng quá mức nước ngầm Nhằm đảm bảo ANN, bên cạnh thực hiện theo khung chính sách chung về nước của EU (Water Framework Directive), CHLB Đức cũng chú trọng xây dựng chính sách riêng về ANN, trong đó tập trung giám sát

Trang 28

tình trạng nguồn nước, đánh giá rủi ro về cấp nước, tham gia tích cực, chủ động vào các cơ chế hợp tác trên các lưu vực sông quốc tế chảy qua lãnh thổ như: Công ước quốc tế bảo vệ sông Rhine

Các quốc gia trên lưu vực sông Mê Công: Trong xây dựng và thực hiện chiến

lược ANN, đối với các quốc gia nằm tại hạ nguồn hoặc trung lưu của các lưu vực sông thì vấn đề hợp tác quốc tế trong chia sẻ khai thác, sử dụng nguồn nước rất quan trọng

Cụ thể, Chiến lược phát triển lưu vực 2021-2030 và Kế hoạch lưu vực 2021-2025, bên cạnh yêu cầu phát triển bền vững, đã đặt ra vấn đề đảm bảo ANN trong dài hạn Đây là chuyển hướng chiến lược của Uỷ hội sông Mê Kông (MRC) so với các chiến lược phát triển trước đây

Mỹ (đối với các bang trên lưu vực sông Colorado): Mỹ là quốc gia đa chủng tộc,

đa văn hóa, có mức độ phân cấp, phân quyền cao, việc quản lý nguồn nước chủ yếu do các bang tự chịu trách nhiệm Điển hình là quản lý nguồn nước lưu vực sông Colorado nằm ở Tây Đông nước Mỹ, có hoạt động sử dụng nước đa dạng, đa mục tiêu, trong đó

có tưới tiêu cho vùng sản xuất nông nghiệp quan trọng tại các bang Arizona, Colorado

và California Đây là vùng thường xuyên phải chịu các nguy cơ dẫn đến mất ANN, phổ biến là việc khó khăn trong cấp nước cho các vùng dọc sông do tình trạng khí hậu khô hạn, hiện tượng xâm nhập mặn ở hạ du, suy giảm dòng chảy trong mùa khô đe dọa

đến chất lượng môi trường sinh thái,hiện tượng khai thác và sử dụng nước quá mức

Để giải quyết các vấn đề mất ANN, Ủy ban lưu vực sông Thượng Colorado được thành lập vào năm 1948 với 4 thành viên là các bang: Colorado, New Mexico, Wyoming và Utah Ủy ban có chức năng báo cáo trực tiếp cho Tổng thống Hoa Kỳ theo cơ chế định kỳ và đột xuất về các vấn đề liên quan đến nguồn nước trên lưu vực

Ủy ban đã đảm bảo việc thực thi hiệu quả các chính sách về ANN, trong đó nổi bật là:Rà soát toàn diện quy hoạch các công trình thủy lợi-thủy điện để đánh giá hiệu quả

và tác động đến môi trường, xã hội và đặc biệt giữa thượng lưu - hạ lưu và đề ra các giải pháp giảm thiểu phù hợp; Điều chỉnh mục tiêu của các công trình trên bậc thang trong điều kiện cho phép nhằm bảo đảm lợi ích của tất cả các nhu cầu dùng nước và quyền lợi phát triển của các vùng; Lồng ghép các đánh giá về quy hoạch/kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội - môi trường trong điều kiện biến đổi khí hậu; Đảm bảo việc tuân thủ yêu cầu quan trắc và dự báo nguồn nước trên quy mô lưu vực

2.2 Giải pháp đối với gia tăng nhu cầu và xung đột giữa các quốc gia, giữa các ngành sử dụng nước

Tại một số quốc gia, lượng nước bình quân trên đầu người đang giảm đáng kể Ngay tại nước phát triển như nước Mỹ, nhiều dòng sông không còn đủ khả năng cung cấp nước ngọt cho các thành phố, vùng canh tác nông nghiệp, mực nước ngầm đang ngày càng bị hạ thấp Tại hầu hết các quốc gia ở khu vực Trung Đông tình trạng khan hiếm nước ngọt xảy ra thường xuyên, đặc biệt gia tăng nghiêm trọng trong mùa khô hoặc trong điều kiện hạn hán Ở khu vực Mê Công, sự gia tăng dân số nhanh chóng vàbùng nổ các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội kéo theo việc gia tăng nhu cầu nước, đặc biệt nước phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, đang tác động lớn đến môi trường và hệ sinh thái nước tại các quốc gia Tại Campuchia, dân số đã tăng gấp đôi từ 7 triệu người (năm 1979) lên đến hơn 16 triệu (năm 2017), dự báo sẽ tăng lên 22,5 triệu người vào năm 2050dẫn tới nhu cầu về thực phẩm tăng, trong khi sinh kế của người dân Cam-pu-chia chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đánh bắt thủy, hải sản, đang gây áp lực lớn đối với nguồn tài nguyên nước của nước này Tương tự,

Trang 29

dân số Thái Lan cũng tăng rất nhanh từ 49 triệu người (năm 2008) lên 69 triệu người (năm 2017) Tổng nhu cầu nước ở Thái Lan trong năm 2008 chỉ vào khoảng hơn 70 tỷ mét khối, song đến năm 2018 đã tăng lên 152 tỷ mét khối Nhu cầu về nước của Thái Lan dự kiến sẽ tăng thêm 35% trong 20 năm tới Tại Trung Quốc, bùng nổ dân số ở nước này vào những năm 1990 - 2000 đã tạo ra áp lực lớn đến nguồn cung nước hiện nay và trong 10 năm sắp tới, lượng nước sạch bình quân đầu người của Trung Quốc hiện chỉ bằng 1/3 mức trung bình của thế giới, và đang phải đối mặt với thực trạng mất

an ninh nguồn nước nghiêm trọng nhất kể từ năm 1960

Trong trường hợp mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia nằm trên cùng lưu vực có vấn đề thì những quốc gia nằm ở đầu nguồn sẽ có rất nhiều ưu thế trong việc hạn chế khối lượng nước cho các nước ở hạ lưu Ví dụ Thổ Nhĩ Kỳ chiếm ưu thế trong chuyện này với Syria; Irắc, Nepal với Ấn Độ, Ấn Độ với Bangladesh Năm 1978, Ai Cập ký một hiệp ước hòa bình với Israel sau một cuộc chiến dài Khi đó, các nhà lãnh đạo Ai Cập nói rằng lý do duy nhất để họ phát động một cuộc chiến trở lại là nước 10 năm sau, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Boutros Boutros-Ghali, một người Ai Cập, từng

dự báo rằng cuộc chiến tiếp theo trong khu vực này sẽ diễn ra vì nước sông Nile chứ không phải chính trị Chiến tranh vì nước sông Nile đã nằm sâu trong tiềm thức những người Ai Cập.Năm 2011, Ethiopia khởi công xây dựng nhà máy thủy điện Đại Phục hưng trên nhánh sông Nile với khả năng sản xuất hơn 6.000 Mgw điện, khi hoàn thành

sẽ là nhà máy thủy điện lớn nhất của châu Phi Tuy nhiên, dự án đã gặp phải các ý kiến phản đối của các nước hạ nguồn sông Nile là Ai Cập và Sudan Thống kê cho thấy, lượng nước cung cấp cho mỗi người dân Ai Cập ước tính năm 2016 đã giảm hơn một nửa so năm 1970 Những bài học về xung đột nguồn nước ở Trung Đông và Nam Á cho thấy một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nước từ bên ngoài hay có ưu thế

về nước quá cảnh thì nguy cơ mất an ninh nguồn nước càng cao

2.3 Giải pháp đối với gia tăng rủi ro thiên tai liên quan đến nước

Tại Châu Phi, khu vực khô hạn nhất thế giới cộng với áp lực về gia tăng dân số

đã và đang đặt ra nhiều thách thức hơn với ANN Gần đây, một số quốc gia đã bắt tay vào xây dựng khung về ANN với sự hỗ trợ của các tổ chức phát triển như WB và ADB Cụ thể, Quốc gia Nam Phi đã xây dựng Khung ANN quốc gia, là một trong các nội dung chiến lược của kế hoạch phát triển có tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu tổng quát là xóa nghèo, giảm bất bình đẳng và tăng việc làm Khung ANN quốc gia xác định nhu cầu và giải pháp chính ở các cấp độ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với mục tiêu tạo điều kiện tiếp cận tổng hợp để lập kế hoạch ANN, tạo cơ chế thuận lợi để thực hiện và làm rõ vai trò và trách nhiệm của các bên tham gia

Tại Úc, dưới tác động của biến đổi khí hậu, quốc gia này sớm nhận diện những thách thức về đảm bảo ANN Tình trạng hạn hán nghiêm trọng ở khu vực Đông Nam

Úc đã đặt ra yêu cầu sử dụng tài nguyên nước hiệu quả Năm 2007, Úc đã tiến hành xây dựng Kế hoạch Quốc gia về ANN Ở thời điểm đó, Kế hoạch được cho là rất mới, táo bạo với phương pháp tiếp cận nhằm đảm bảo việc sử dụng nước bền vững ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

Tại Philippin, cơn bão Ketsana năm 2009 gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhiều khu vực ở Philippin đã thúc đẩy Chính phủ ban hành Luật Biến đổi khí hậu nhằm tăng cường khả năng chống đỡ của các cộng đồng trước những thảm họa liên quan tới nước

Trang 30

2.4 Giải pháp về nâng cao năng lực của hệ thống công trình ngành nước

Đối với Trung Quốc, năm 2016, ADB sử dụng cách tiếp cận và phương pháp đã được xây dựng để đo lường chỉ số ANN cho các tỉnh/thành phố của Trung quốc, đóng góp đầu vào cho việc xây dựng kế hoạch KT-XH 2016-2020 Bên cạnh đó, các giải pháp kết nối, liên kết nguồn nước được thực hiện thông qua dự án chuyển nước Nam - Bắc nhằm vận chuyển 44,8 tỷ m3

nước hàng năm, tạo nguồn cấp nước, cải thiện sinh

kế cho 150 triệu người dân Trung Quốc sinh sống tại các vùng khan hiếm nguồn nước

ở phía Bắc

Ở Thái Lan, đối với khu vực khô hạn phía Bắc, việc đảm bảo chiến lược ANN được thực hiện thông qua xây dựng các dự án liên kết nguồn nước nhằm mở rộng diện tích canh tác lúa, nuôi trồng thủy sản, song song với đó là khuyến khích việc thực hiện chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng nước và năng lực quản lý công trình thủy lợi Thái Lan cũng là một ví dụ cho quốc gia có chính sách quản lý rủi ro thiên tai liên quan đến nước rất hiệu quả Trong đợt hạn hán lịch sử 2015-2016, Chính phủ Thái Lan

đã kích hoạt chính sách chuyển đổi mục đích canh tác để chuyển 0,3 triệu ha đất lúa ở miền Bắc đang chịu ảnh hưởng của hạn hán sang cây trồng khác, chủ yếu là ngô, giúp tiết kiệm 1,25 triệu m3

nước tưới

2.5 Giải pháp đối với rủi ro mất an toàn đập, hồ chứa nước

An toàn đập, hồ chứa nước (dưới đây gọi là an toàn đập, viết tắt là ATĐ) liên quan đến an toàn bản thân công trình, an toàn cho hồ chứa, an toàn vùng hạ du hồ chứa, an toàn vận hành và quản lý an toàn các đập và hồ chứa trong tất cả các giai đoạn trong vòng đời của hồ đập nhằm bảo vệ con người, tài sản và môi trường khỏi những tác động thảm khốc có thể xảy ra do vỡ đập hoặc do xả lũ hồ chứa

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã đặt vấn đề an toàn đập, hồ chứa nước (ATĐ) là vấn đề ưu tiên trong xây dựng kế hoạch, phát triển kinh tế xã hội Cùng với tổ chức quốc tế, Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như các quốc gia khác có nhiều hồ đập lớn, thông qua quốc hội, đã phát triển chương trình, hệ thống chính sách và thể chế an toàn

hồ đập nhằm giảm thiểu rủi ro từ các hồ đập này, giải quyết hai khía cạnh liên quan chặt chẽ nhưng khác nhau của an toàn đập bằng các giải pháp công trình và phi công trình: (i) An toàn của đập và các công trình đầu mối liên quan; và (2) An toàn cho cộng đồng, đặc biệt là an toàn của người dân và cơ sở hạ tầng ở vùng lân cận và hạ lưu đập

Một số tổ chức quốc tế đã phát triển hệ thống chính sách an toàn nhằm giảm

thiểu rủi ro từ các hồ đập Ủy ban quốc tế về đập lớn ICOLD (thành lập năm 1928) đã

ưu tiên phổ biến thông tin về thiết kế và vận hành các đập dựa trên kinh nghiệm trong cộng đồng kỹ sư đập toàn cầu Cùng với sự phổ biến thông tin này, việc tập trung mạnh mẽ vào ATĐ đã xuyên suốt cho đến thời kỳ hiện đại Nỗ lực chung của các chính phủ, quốc hội, tổ chức tài chính và các nhà phát triển khác sẽ đóng góp to lớn vào tầm nhìn bao quát của ICOLD "Hồ đập tốt hơn cho một thế giới tốt đẹp hơn" Ngay từ năm 1977, WB đã ban hành Hướng dẫn Vận hành (OMS 3.80) về “An toàn của đập” Chính sách hiện tại của Ngân hàng đã được ban hành vào tháng 10/2001 (Chính sách hoạt động [OP] 4.37, cùng với Quy trình ngân hàng [BP] 4.37) OP 4.37,

về an toàn của các đập, là một trong số 10 “Chính sách bảo vệ” của WB Ngân hàng Thế giới thực hiện sàng lọc tất cả các tiểu dự án được tài trợ theo khoản vay, để xác định sự phù hợp của tiểu dự án với OP 4.37

Trang 31

Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) đã sử dụng các một số hướng dẫn để đánh giá an toàn đập cho các đập hồ chứa nước xây dựng trên dòng chính Mê Công, gồm tài liệu của WB; Bản tin ICOLD; Bản tin 125-Đập và lũ lụt; Bản tin 130-Đánh giá rủi ro trong quản lý an toàn đập; Bản tin 142-Vượt qua an toàn khi lũ lụt khắc nghiệt; Bản tin 148-Lựa chọn các thông số địa chấn cho các đập lớn; Bản tin 156-Quản lý rủi ro lũ lụt tổng hợp Ngoài ra MRC còn sử dụng các tài liệu khác cho các công trình xây dựng trên quốc gia đó: Tiêu chuẩn kỹ thuật điện Lào, LEPTS (mới sửa đổi trong giai đoạn xem xét cuối cùng); Hướng dẫn An toàn đập của Lào.Ủy hội khuyến nghị: đánh giá vỡ đập phải được thực hiện và phân loại hậu quả phải được thiết lập cho đập; các tiêu chí thiết kế lũ cần được xem xét và nâng cấp nếu cần thiết để có cách tiếp cận nhất quán

về việc an toàn lũ cực đoan thông qua bất kỳ đập nào được đề xuất trên dòng chính

Tại Hoa Kỳ: Ở cấp liên bang, Chương trình hành động an toàn đập quốc gia

(National Dam Safety Program Act) đã được thông qua bởi Thượng viện và Hạ viện của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ trong kỳ họp Quốc hội năm 1996 và sửa đổi năm 2006

và 2020 Trách nhiệm về an toàn đập ở Hoa Kỳ chủ yếu nằm ở cấp tiểu bang Các đập

do liên bang sở hữu và vận hành thuộc thẩm quyền của các cơ quan liên bang tương ứng (tức là tự quản lý) Các đập thủy điện, bao gồm cả những đập do chính quyền bang sở hữu và vận hành, được Ủy ban điều tiết năng lượng liên bang (FERC) quản lý

Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) cùng với Hiệp hội Quan chức ATĐ tiểu bang và Quân đoàn Kỹ sư Hoa Kỳ xây dựng các tiêu chuẩn an toàn và các hướng dẫn cho các chủ đập tuân theo FEMA không vận hành bất kỳ đập nào hoặc thực thi các quy định nhưng có trách nhiệm điều phối thực hiện ATĐ giữa các cơ quan liên bang, chính quyền tiểu bang và các tổ chức tư nhân sở hữu đập FEMA cũng chủ trì Ủy ban Đánh giá ATĐ Quốc gia, tổ chức này tiến hành xem xét các biện pháp ATĐ

do các tiểu bang và cơ quan liên bang thực hiện

Một thể chế quan trọng trong việc lồng ghép ATĐ là Chương trình ATĐ Quốc gia (NDSP), được xây dựng vào năm 1996 NDSP là sự hợp tác của các bang, cơ quan liên bang và chủ sở hữu tư nhân, do FEMA đứng đầu nhằm nghiên cứu, chia sẻ kiến thức, nâng cao năng lực và nâng cao nhận thức của cộng đồng FEMA đã ban hành các hướng dẫn chi tiết về ATĐ và đánh giá rủi ro, có các hướng dẫn riêng để chuẩn bị bản

đồ ngập lụt và lập hồ sơ về nguy cơ của đập Để hỗ trợ an toàn đập trên toàn quốc, FEMA phối hợp với các đối tác liên bang, tiểu bang và khu vực tư nhân thông qua hai

ủy ban cố vấn: Ban Đánh giá An toàn Đập Quốc gia (NDSRB) và Ủy ban Liên ngành

về An toàn Đập (ICODS)

Tại Trung Quốc, sau nhiều vụ vỡ đập đã xảy ra trong những năm 1970, Quốc vụ

viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã ban hành một số luật về ATĐ vào năm

1991 Luật Phòng chống lụt bão (năm 1997) áp dụng đối với tất cả các đơn vị và cá nhân thực hiện nhiệm vụ phòng chống lũ lụt Luật tài nguyên nước (năm 1988) quy định để kiểm tra và các quy tắc hành chính về vấn đề nước Chính phủ đã ban hành Quy định ATĐ hồ chứa (năm 1991) và Quy định chống lũ lụt (năm 1991) Bộ Thủy lợi ban hành Quy định chứng nhận ATĐ hồ chứa (năm 1995) Bộ Công nghiệp Điện lực

đã ban hành Quy định về ATĐ thủy điện (năm 1997), trong khi đó Bộ Năng lượng đã ban hành Quy tắc chi tiết về kiểm tra ATĐ thủy điện (năm 1988)

Hồ đập ở Trung Quốc được chia thành hồ thủy lợi thuộc thẩm quyền của Bộ Thủy lợi và hồ thủy điện để sản xuất điện thuộc thẩm quyền của Tổng công ty Điện lực Nhà nước Cả hai loại hồ đập này trước đây đều thuộc Bộ Thủy lợi và Điện lực Ở

Trang 32

các tỉnh, các cơ quan điện lực chịu trách nhiệm quản lý các đập liên quan tới các trạm thủy điện của họ, trong khi các nhà máy điện tự chịu trách nhiệm để vận hành đập Ngoài ra, có hai ủy ban chịu trách nhiệm về ATĐ là Trung tâm Giám sát ATĐ lớn (LDSSC), do Tổng Công ty Điện lực Nhà nước thành lập năm 1985 Năm 1992,

Bộ Năng lượng công bố Chương trình sửa đổi giám sát ATĐ cho các nhà máy thủy điện Bộ Thủy lợi đã thành lập Trung tâm Quản lý ATĐ thuộc Viện Nghiên cứu thủy lực Nam Kinh và Trung tâm Giám sát ATĐ lớn để tiến hành đánh giá và nghiên cứu ATĐ trong ATĐ, và xây dựng các tiêu chuẩn và quy định Viện Nghiên cứu Thủy lực Nam Kinh tiến hành phân tích sự cố vỡ đập và phân tích hậu quả đối với tất cả các đập lớn Thông qua nghiên cứu, Trung Quốc đã phát triển các hệ thống quản lý rủi ro tinh

vi để giảm thiểu rủi ro do vỡ đập Các phân tích hậu quả cho các kịch bản vỡ đập khác nhau được sử dụng để xác định mức độ phơi nhiễm và tính dễ bị tổn thương của các môi trường sống ở vùng hạ lưu Phân tích tính dễ bị tổn thương này sau đó được sử dụng để điều chỉnh việc sử dụng đất ở các khu vực hạ lưu và thiết kế các hệ thống cảnh báo sớm và các kế hoạch quản lý khẩn cấp cho khu vực

2.6 Giải pháp về chuyển nước

Sự phân bố nước ngọt là không đồng đều cả về không gian và thời gian, và ngày càng mất cân đối hơn do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu Nhu cầu nước tăng cao cùng sự nóng lên toàn cầu làm gia tăng nguy cơ hạn hán, thiếu nước vào một số thời điểm và địa điểm [3] Theo Liên hợp quốc, từ năm 1998 đến năm 2017, ít nhất 1,5 tỷ người trên thế giới đã bị ảnh hưởng bởi hạn hán, gây thiệt hại cho các nền kinh tế hơn 124 tỷ USD, và dự báo tình hình sẽ nghiêm trọng hơn ở khu vực châu Phi, Trung và Nam Mỹ, Trung Á, Nam Australia, Nam Âu, Mexico và Mỹ Điều này đòi hỏi phải có những phương án cấp bách để chuyển nước từ khu vực dư thừa sang khu vực khan hiếm hơn, và siêu dự án chuyển nước đang có xu hướng là lựa chọn ưu tiên của nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển

Theo Shumilova của Đại học Trento (Ý) [4], siêu dự án chuyển nước (Water

Transfer Mega-Projects) được định nghĩa: “Là các can thiệp kỹ thuật có quy mô lớn để chuyển nước trong và giữa các vùng, các lưu vực sông, và đáp ứng 1 trong các tiêu chí sau: Chi phí xây dựng > 1 tỷ USD, khoảng cách chuyển dẫn > 190 km (hoặc) khối

mỗi năm”

Thống kê năm 2018, thế giới đã có 34 siêu dự án chuyển nước với tổng chiều dài 13.049 km và khoảng cách chuyển nước trung bình của các dự án là 358 km Tương lai, sẽ có thêm 76 siêu dự án khác có tổng chiều dài là 80.396 km với khoảng cách chuyển nước trung bình của các dự án là 482 km, hiện các dự án này đã được chấp thuận chủ trương đầu tư (hoặc) hoàn thành bước lập kế hoạch (hoặc) đang trong quá trình xây dựng, chủ yếu tại Bắc Mỹ (34), Châu Á (17) và Châu Phi (9) với tổng kinh phí đầu tư 2,7 nghìn tỷ USD, riêng Châu Á có 17 siêu dự án để chuyển dẫn 321 tỷ m3

nước, khoảng cách là 28.631 km với tổng kinh phí đầu tư 532 tỷ USD (Trung Quốc nhiều nhất là 150 tỷ USD) Như vậy, với tổng số 110 siêu dự án hiện có và dự kiến xây dựng trong tương lai sẽ góp phần vận chuyển được 1.910 tỷ m3

[4] mỗi năm, tổng chiều dài khoảng 94.000 km, trong đó, có 15 dự án chuyển nước xuyên biên giới, 25

dự án chuyển nước dài trên 1.000 km Lớn nhất hiện nay là siêu dự án “Sông nhân tạo

vĩ đại” của Libya (dài 2.820 km), tiếp đó dự án nước của Bang California, Hoa Kỳ (1.128 km), trong tương lai, lớn nhất là dự án “Liên kết nước quốc gia” của Ấn Độ (14.900 km), tiếp đến là dự án NAWAPA, Bắc Mỹ (10.620 km)

Trang 33

Hầu hết siêu dự án chuyển nước đều là các dự án đa mục tiêu, như phát triển nông nghiệp kết hợp cấp nước cho khu công nghiệp của dự án “Thung lũng mới Toshka” (chuyển nước từ hồ Naser) và dự án “El Salam” (chuyển nước từ sông Nile) của Ai Cập; kết hợp cấp nước hộ gia đình như dự án “Disi Water Conveyance” (chuyển nước từ tầng nước ngầm Disi đến Amman, Thủ đô Jordan), hoặc như đường ống chuyển nước từ tầng chứa nước ở Đông Bang Nevada đến Thành phố Las Vegas, Hoa Kỳ; kết hợp chống hạn hán và đẩy lùi sa mạc hóa như đề án Bradfield ở Úc (nhằm chuyển nước từ các sông Tully, Herbert và Burdekin để tưới các vùng khô hạn của Queensland và tạo ra một hồ nhân tạo ở giữa lục địa) hoặc dự án “Đường ống nước quốc gia” từ hồ Galilee đến sa mạc Negev, Israel

Hằng năm, riêng nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp chiếm đến 70% (tương ứng 2.710 tỷ m3) [2, 4], nguồn nước chủ yếu đến từ việc khai thác nước mặt (bằng công trình thủy lợi) và các tầng nước ngầm (giếng đào) Hạn hán, thiếu nước là những yếu

tố chính dẫn đến suy thoái đất và giảm năng suất của các loại cây trồng Vì vậy, có đến 54/110 siêu dự án chuyển nước có mục tiêu cấp nước tưới phục vụ nông nghiệp

Khác với các dự án thủy lợi thông thường, phương án kỹ thuật công trình của các siêu dự án chuyển nước đòi hỏi kỹ thuật rất cao, nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, đồng

bộ lớn, đa dạng, phức tạp Điển hình cho giải pháp chuyển nước bằng kênh hở là siêu

dự án chuyển nước Nam - Bắc của Trung Quốc [7] với mục tiêu chuyển 44,8 tỷ m3

nước ngọt hằng năm từ sông Dương Tử ở miền nam đến các vùng đất canh tác khô cằn

ở miền bắc của Trung Quốc Cho đến nay, đây là dự án chuyển nước lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, trục chính là kênh thủy lợi, đường hầm, đường ống với tổng chiều dài là 4.350 km Cụ thể:

- Tuyến kênh phía Đông (dài 1.155 km): Kéo dài từ hạ lưu sông Dương Tử đến Thiên Tân Nước từ sông Dương Tử chảy vào đầu kênh đào ở tỉnh Giang Tô, nơi đặt một trạm bơm công suất 400 m³/s (ước đạt 12,6 tỷ m3/ năm nếu hoạt động liên tục) được xây dựng năm 1980, và trữ tại các hồ chứa nước gần Thiên Tân Do địa hình phức tạp của đồng bằng Dương Tử và đồng bằng Hoa Bắc, nên phải sử dụng 23 trạm bơm (tổng công suất 453,7 MW) để hỗ trợ nâng đầu nước trên toàn tuyến Ngoài ra, còn có 1 đường hầm (dài 9,3 km, ngang 70 m) chuyển nước dưới lòng sông Hoàng Hà, bao gồm 1 đoạn xi phông dài 634 m

- Tuyến kênh Trung tâm (dài 1.267 km): Từ Đan Giang Khẩu đến Bắc Kinh, kế hoạch vận chuyển từ 9,5 – 14 tỷ m3/ năm Công trình gồm 1 tuyến kênh đào nằm phía tây của đồng bằng Hoàng Hoài Hải chảy qua các tỉnh Hà Nam và Hà Bắc đến Bắc Kinh, bao gồm cả việc xây dựng 2 đường hầm dài 7 km có đường kính 8,5 m, lưu lượng thiết kế 500 m³/s

- Tuyến kênh phía Tây (dài 500 km): Là công trình có nhiều khó khăn, thách thức về mặt kỹ thuật và khí hậu Sau khi hoàn thành vào năm 2050, dự án sẽ chuyển khoảng 4 tỷ m3

nước từ 3 nhánh của sông Dương Tử là sông Tongtian, Yalong và Dadu - qua dãy núi Bayankala đến Cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng phía Tây Bắc của Trung Quốc (độ cao từ 3.000 m - 5.000 m so với mực nước biển)

Trong tương lai, Trung Quốc có kế hoạch tiếp tục chuyển 200 tỷ m3

nước hằng năm từ thượng lưu của 6 con sông lớn ở khu vực Tây Nam của Trung Quốc là: Sông Mekong, Yarlung Zangbo, Salween, Dương Tử và Hoàng Hà đến các vùng khô hạn phía Bắc Trung Quốc thông qua hệ thống các kênh, đường hầm, đường ống, sông tự nhiên và đập, hồ chứa nước

Trang 34

Hình 1.1 Điểm đầu của tuyến chuyển nước phía Đông (Trung Quốc)

Nguồn: China Global Television Network

Hệ thống chuyển dẫn nước có kênh dẫn và các công trình phụ trợ phức tạp khác

là siêu dự án Trung tâm Arizona của Hoa Kỳ, nhằm chuyển nước từ sông Colorado phục vụ sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho những vùng đất khô cằn ở miền Trung và miền Nam bang Arizona; phục vụ nước sinh hoạt cho 80% dân số của Bang Arizona Nước từ sông Colorado đi vào nhà máy bơm Mark Wilmer, tại đây có 6 máy bơm (công suất 49.236 KW, tiêu thụ hằng năm từ 2,5- 2,8 triệu MWh điện - tương đương lượng điện dùng cho 250.000 ngôi nhà) nâng nước lên cao hơn 243 m và chảy vào đường hầm Núi Buckskin (dài 11,26 km), và chảy vào tuyến kênh Hayden- Rhodes dài hơn 500 km và bắt đầu cuộc hành trình xuyên Bang Arizona Nước chảy từ 5-7 ngày để đi từ công trình đầu mối đến cuối kênh Thực tế, dọc theo tuyến kênh còn

có một loạt các các công trình khác, như 14 nhà máy bơm hỗ trợ nâng hơn 800 m chênh cao từ công trình đầu mối đến điểm cuối, 1 nhà máy bơm kết hợp phát điện tại đập New Waddell; hồ chứa nước Pleasant; 39 cửa cống điều tiết nước; 3 đường ống thép dài 13,12 km; 3 đường hầm xuyên các dãy núi Buckskin, Burnt và Agua Fria; 6 xi phông chuyển nước dưới lòng sông Centennial Wash, Jackrabbit Wash, Hassayampa, Agua Fria, New River và Salt River

Tuy được xây dựng từ thập niên 60 của Thế kỷ trước, nhưng siêu dự án đường dẫn nước quốc gia của Israel [9, 10] vẫn là công trình chuyển dẫn nước bằng đường ống tiêu biểu trên thế giới Mục tiêu là chuyển nước từ hồ Galilee ở phía Bắc cho các vùng trên khắp đất nước, đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng và phát triển nông nghiệp trên diện rộng, đặc biệt là sa mạc Negev ở phía Nam của đất nước; cung cấp 10% nhu cầu nước uống của Israel Ngoài kênh hở, hồ chứa, đường hầm, trục chính là các đường ống thép đồ sộ (nhiều đoạn trong số đó được thu mua từ các đường ống nước được sản xuất đặc biệt để ngăn ngừa các đám cháy ở thủ đô Luân Đôn trong Chiến tranh Thế giới thứ 2), chiều dài toàn tuyến là 220 km

Nước từ hồ chảy vào một đường ống dài hơn 300 mét 1

, đặt chìm phía dưới mặt

hồ Galilee Sau đó, dẫn đến 1 hồ chứa trên bờ và chảy vào bể hút của nhà máy bơm Sapir (với 4 máy bơm trục ngang, 20.000 KW/ máy, công suất bơm là 6,75 m3

/ giây) bơm nước liên tục vào 3 đường ống, và đẩy qua 1 đường ống bằng thép chịu áp lực

Trang 35

cao (dài 2,2 km), nâng nước thẳng đứng lên từ độ cao [-213 m] dưới mực nước biển đến cao trình [+44 m]

Từ đây, nước chảy vào kênh đào Jordan dài 17 km, đáy kênh lót và nén chặt bằng đá bazan, phủ bằng 1 lớp nhựa đường bảo vệ dày khoảng 1 cm, trên cùng là 1 lớp

bê tông dày 10 cm

Khi qua 2 vực sâu Nahal Amud [-150 m] và Nahal Tsalmon [-50 m], nước được bơm liên tục qua những xi-phông ngược khổng lồ (hoạt động theo quy tắc bình thông nhau) Khi chảy đến hồ chứa Tzalmon (dung tích 1 triệu m3, nằm trong thung lũng Nahal Tzalmon), được trạm bơm Tzalmon nâng cao thêm [+115 m] trước khi đổ vào kênh Beit Netofa dài 17 km Từ độ cao này, nước chảy theo trọng lực xuống vùng ven biển, sau đó chuyển đến sa mạc Negev bằng hệ thống bơm, ống ngầm, kênh, đường hầm và hồ chứa

Tại điểm cuối của kênh Beit Netofa, nhà máy lọc nước tiên tiến Eshkol sẽ tiến hành xử lý nước với độ tinh khiết cao trước khi đưa vào 1 đường ống kín (dài 86 km; mỗi đoạn dài 5 m, đường kính 2,74 mét, nặng 50 tấn) để chuyển đến hệ thống cấp nước Yarkon-Negev gần Thủ đô Tel Aviv và Petah Tikva phục vụ cấp nước hộ gia đình

dự án đường ống Quốc gia Israel

nước của dự án

Trang 36

Có những dự án chuyển nước không mang lại hiệu quả như mục tiêu dề ra Ví

dụ như siêu dự án kênh Kara-kum của Liên bang Nga với mục tiêu chuyển 13 tỷ m3

nước từ sông Amu Darya để tưới bông và lúa mì ở sa mạc Kara-kum (Turkmenistan) thay vì để chảy tự nhiên đến hồ Aral (hồ nước mặn lớn thứ 4 trên thế giới) thông qua

hệ thống kênh đào Kara-kum với tổng chiều dài là 1.375 km Do kỹ thuật xây dựng sơ khai, thiết kế yếu kém, nên có đến 50% lượng nước trên kênh bị tổn thất Kênh Kara-kum là nhân tố chính gây ra thảm họa môi trường lớn nhất của mọi thời đại, do lượng nước ngọt chảy về hồ Aral hằng năm bị giảm (chỉ còn dưới 10% so trước đây) khiến cho diện tích mặt biển liên tục thu hẹp Theo quan sát của Chuyên gia tài nguyên nước Philip Micklin, Đại học Western Michigan (Mỹ) cho thấy từ năm 1960, hồ Aral đã mất đến 88% diện tích bề mặt và 92% lượng nước, nước biển bị ô nhiễm nặng, và là nguyên nhân gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng Công tác quản

lý, vận hành kênh yếu kém nên xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra ở các khu vực quanh hồ Aral (1,6 triệu ha); úng, ngập ở khu vực cuối kênh ở Kara-kum, dẫn đến có đến 46.000 ha đất canh tác bị bỏ hoang mỗi năm, ngành công nghiệp đánh bắt cá nổi tiếng của vùng đã bị phá sản và biến đổi khí hậu cục bộ do diện tích mặt biển thu hẹp

Để khắc phục hậu quả trên, chính quyền Turkmenistan đang tiến hành xây dựng hồ nhân tạo Turkmen (thuộc tỉnh Dashoguz) ở giữa sa mạc Kara-kum nhằm điều hòa nguồn nước tại khu vực này, với diện tích bề mặt là 1.994,29 km2, sâu 70m, dung tích khoảng 130,26 tỷ m3 nước; tổng kinh phí đầu tư là 8 tỷ USD Việc lấp đầy hồ nước có thể mất đến 15 năm từ mạng lưới các kênh nhánh thu nước tiêu từ các cánh đồng bông dài khoảng 2.655 km, với chi phí đầu tư là 4,5 tỷ USD

Trang 37

Để thực hiện các siêu dự án chuyển nước, các quốc gia đã phải thu xếp nguồn tài chính khổng lồ, như siêu dự án chuyển nước của Trung Quốc ước tính 79 tỷ USD (gấp hơn 2 lần chi phí xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp), dự án Trung tâm Arizona của Hoa Kỳ là 4,4 tỷ USD (vượt hơn 5 lần so với dự kiến ban đầu là 832,8 triệu USD),

dự án đường ống xuyên quốc gia của Israel là 420 triệu lira Israel (thời điểm năm

1964, và là dự án hạ tầng tốn kém nhất trong lịch sử Israel) Chi phí đầu tư, xây dựng cho mỗi siêu dự án chuyển nước trung bình khoảng 5,2 tỷ USD, và khác nhau ở từng quốc gia (Trung Quốc trung bình là 3,5 tỷ USD/ siêu dự án [6])

3 Các kết quả nghiên cứu về an ninh nước của Việt Nam

Ở Việt Nam, đã có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà Nước và cấp Bộ

về nghiên cứu tạo cơ sở khoa học cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước như sau:

- Lê Bắc Huỳnh (2013) đã nghiên cứu tầm quan trọng của nước và đảm bảo ANN đối với phát triển kinh tế, khái quát hóa hiện trạng suy kiệt và thoái hóa nguồn nước, nguy cơ mất ANN tại Việt Nam Nghiên cứu đã cho thấy, TNN của Việt Nam thuộc loại trung bình trên thế giới và tiềm ẩn nhiều yếu tố kém bền vững

- Phạm Thành Dung (2014) đã trình bày 4 nguy cơ thách thức đối với ANN tại Việt Nam, bao gồm: (i) Lượng nước trên lãnh thổ Việt Nam tương đối dồi dào nhưng 60% bắt nguồn ở ngoài lãnh thổ Việt Nam Việc sử dụng nguồn nước để phát triển KT-XH của các nước thượng nguồn các con sông như sông Hồng, sông Cửu Long đã

và đang gây khó khăn, bất lợi đối với Việt Nam do các đập thủy điện lớn nhỏ đã, đang

và sẽ xây dựng tại Trung Quốc, Lào, Campuchia; gây giảm sút nguồn nước, nguồn lợi thủy sản, phù sa, hệ sinh thái,… đối với Việt Nam Mặt khác, tổng lượng nước mưa của Việt Nam là cao nhưng phân bố không đồng đều theo thời gian (thừa nước ở mùa mưa lũ nhưng lại thiếu nước và khô hạn vào mùa kiệt) và theo không gian (vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có lượng nước dồi dào nhưng các vùng duyên hải ven biển lại thiếu nước, nhất là ven biển Nam Trung Bộ, trong đó tập trung nhiều tại Ninh Thuận, Bình Thuận); từ đó dẫn đến việc xuất hiện chênh lệch cung và cầu, thừa

và thiếu giữa các vùng miền, ở các khoảng thời gian khác nhau, gây bất lợi lớn đối với việc quản lý, điều tiết sử dụng có hiệu quả nguồn nước ở Việt Nam; (ii) BĐKH đã và đang đe dọa nghiêm trọng đến TNN; (iii) Chất lượng nguồn nước đang có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng, TNN Việt Nam đang trên đà suy thoái, thiếu hụt không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng nước; nguyên nhân do áp lực tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh lương thực,… trong đó công tác là quản lý nhà nước về KT-XH thiếu đồng bộ, kém hiệu quả trong đó có quản

lý về TNN; (iv) Nhu cầu sử dụng nước ở Việt Nam ngày càng tăng cao, do áp lực phát triển KT-XH, dân số tăng cùng với nhu cầu chất lượng cuộc sống nâng lên cả về vật chất và tinh thần; trong khi đó, TNN suy giảm cả về số lượng và chất lượng

Vũ Trọng Hồng (2015) đã chỉ ra 7 thách thức nổi bật của ANN ở Việt Nam bao gồm: (i) Sự mất cân bằng giữa nhu cầu dùng nước và khả năng trữ nước; (ii) Sự phụ thuộc vào nguồn nước các con sông bên ngoài lãnh thổ; (iii) Việt Nam chưa xây dựng được Chiến lược sử dụng nước; (iv) Thiếu sự hài hòa trong sử dụng nguồn nước giữa các cấp, các ngành, lĩnh vực (Trung ương địa phương, địa phương - địa phương, địa phương - doanh nghiệp); (v) Tác động của thiên tai và BĐKH; (vi) Ý chí chủ quan của đại đa số người dân cho rằng “nước là của trời cho, là vô tận”; (vii) Phát triển kinh tế

và xu thế hội nhập

Trang 38

- Nghiên cứu của Huỳnh Thị Lan Hương (2015) về những tác động của BĐKH đến TNN ở Quảng Ngãi theo các kịch bản BĐKH đã chỉ ra như sau: (i) Lượng mưa ở Quảng Ngãi giảm (mức giảm mạnh hơn ở các khu vực miền núi và trung du) sẽ làm giảm nguồn nước; (ii) Bốc hơi tiềm năng tăng (mức tăng mạnh hơn ở các khu vực miền núi và trung du) do đó cũng có khả năng làm giảm nguồn nước và gia tăng nguy

cơ hạn hán; (iii) Dòng chảy tại các trạm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sẽ gia tăng có khả năng gây xói lở; (iv) Diện tích ngập ở Quảng Ngãi có thể gia tăng đáng kể, đặc biệt ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức và Đức Phổ

- Nghiên cứu của Tạ Đình Thi và nnk (2017) đã đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến ANN ở Việt Nam Ở lưu vực sông Mê Công, các đập thủy điện, công trình cấp nước đã và sẽ được xây dựng ở những quốc gia thượng nguồn sẽ là một mối đe họa với TNN, tài nguyên thủy sản, hiện trạng bùn cát, hệ sinh thái, ở Việt Nam Tại đồng bằng sông Hồng, vùng hạ lưu đã xuất hiện những dấu hiệu ô nhiễm trong khi các biện pháp xử lý và khắc phục xuyên quốc gia vẫn còn khá hạn chế Hơn nữa, BĐKH không chỉ còn là lời cảnh báo mà còn là một thách thức thực tế đe dọa TNN của Việt Nam Do những ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết cực đoan, tinh trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2016 được xem là đợt hạn khắc nghiệt nhất trong 100 năm trở lại đây ở Việt Nam Ở Tây Nguyên, nước trong các hồ và các hệ thống thủy lợi trở nên cạn kiệt Trong khi đó, hai đợt lũ vào cuối tháng 11 và giữa tháng 12 năm 2016 ở các tỉnh duyên hải miền Trung đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản

- Đề tài “Nghiên cứu đánh giá An ninh nước phục vụ xây dựng quy hoạch tài nguyên nước; Áp dụng thử nghiệm trên lưu vực sông Đồng Nai” của PGS.TS Nguyễn Trúc Lê, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2016) Kết quả của đề tài đã đưa ra được

cơ sở khoa học đánh giá An ninh nước các lưu vực sông chính ở Việt Nam

- Đề tài “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và phát triển kinh tế-xã hội tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”

của Trường Đại học Thủy lợi và Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam (2016) Đề tài đã đưa ra phương châm „chủ động chung sống với lũ‟, nâng cấp các quốc lộ hai bờ sông Tiền, sông Hậu và các sông biên giới để tăng khả năng thoát lũ của các sông đó, đồng thời giảm nhẹ lũ ngập đồng là phương án cần được cân nhắc để bổ sung cho tổng thể quản lý lũ ĐBSCL Việc hình thành các hồ cửa sông là ý tưởng mới mẻ và cũng rất cần thiết tại ĐBSCL để góp phần điều tiết nước giữa mùa lũ và mùa khô trong bối cảnh ngày càng có nhiều tác động bất lợi từ những công trình ở thượng và trung du sông Mekong

- Đề tài NCKH cấp Nhà nước thuộc Chương trình KC.08/16-20:“Nghiên cứu cơ

sở khoa học và đề xuất giải pháp điều hòa, phân bổ nguồn nước liên vùng, liên lưu vực sông khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ”, mã số KC.08.29/16-20 do Viện

Quy hoạch Thủy lợi thực hiện (2020) Đề tài đã đưa ra được cơ sở khoa học và thực tiễn về điều hòa chuyển nước vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; Xây dựng được bộ

mô hình tính toán đánh giá tổng thể về nguồn nước, nhu cầu nước ở hiện tại và tương lai trong điều kiện biến đổi khí hậu 2046-2065 theo 45 phân vùng; Đánh giá được toàn diện dung tích trữ trong các hệ thống thuỷ lợi – thuỷ điện, nhu cầu nước ở hiện tại và tương lai cũng như thống nhất với các kiến nghị của đề tài

Trang 39

Tiểu kết Chương I:

Việt Nam nằm trong nhóm nguy cơ cao về mất an ninh nước, đứng thứ 26/49 theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển Châu Á năm 2013 An ninh nước bao trùm nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, chịu tác động của nhiều yếu tố Một số yếu tố tác động an ninh nước của Việt Nam như nguồn nước không đồng đều theo thời gian và không gian, sự phân chia nguồn nước còn bất cập, hạ tầng ngành nước xuống cấp, đô thị hóa,

ô nhiễm môi trường Thách thức từ biến đổi khí hậu làm gia tăng nguy cơ mất an ninh nước Luận văn đã chỉ ra các khái niệm an ninh nước và cách tiếp cận nhằm đảm bảo an ninh nước trên thế giới, xác lập các thách thức và nhóm giải pháp về an ninh nước trên thế giới và thống kê một số kết quả nghiên cứu về an ninh nước ở Việt Nam

Trang 40

Chương II HIỆN TRẠNG VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI AN NINH NƯỚC TỈNH NINH THUẬN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1 Hiện trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Ninh Thuận

1.1 Nguồn nước mặt

Gồm hệ thống sông Cái và hệ thống sông suối nhỏ khác Sông Cái dài 120 km,

có 9 nhánh chính Tổng diện tích lưu vực 3.432 km2 Ngoài ra còn các sông suối ngoài

hệ thống sông Cái Tổng lượng nước cung cấp từ nguồn nước mặt (chưa kể nước mưa) hàng năm gần 1.100 x 106 m3

Toàn tỉnh có 21 hồ chứa nước (chứa 194,49 triệu m3 nước với tổng diện tích tưới khoảng 33.000 ha) và 76 đập dâng (18.363 ha), trong đó có nhiều công trình thủy lợi lớn như hồ Tân Mỹ, sông Than, sông Biêu, sông Trâu và sông Sắt đảm bảo tỉ lệ tưới tiêu đạt 42%

1.2 Dòng chính sông Cái – Phan Rang

Sông bắt đầu từ sườn Đông của dãy núi Gia Rích (1.923 m) giáp ranh với tỉnh Lâm Đồng, sông chảy theo hướng Bắc-Nam đổ ra biển Đông tại vịnh Phan Rang Chiều dài dòng chính sông Cái khoảng 120 km Mặt cắt dọc sông Cái có dạng bậc thềm Ở thượng nguồn sông chảy ven theo các sườn núi cao trên 1.500 m, lòng sông đầy đá tảng, độ dốc lòng sông lớn, sườn dốc ngắn, đất đai chủ yếu là tổ hợp đất núi Feralít

Hệ thống sông ngòi có dạng hình nhánh cây, ngoài dòng chính sông Cái còn có nhiều sông, suối nhánh có tỷ trọng diện tích lưu vực khá lớn đổ vào Tổng diện tích tự nhiên của hệ thống Sông Cái là 3.043 km2

ii Sông Trà Co

Sông Trà Co (Me Lam) nằm ở phía bờ trái sông Cái, bắt nguồn từ phía Tây núi

Ma Rai tại ranh giới Khánh Hoà-Ninh Thuận ở độ cao 1.310 m, sông chảy theo hướng Bắc-Nam gần song song với dòng chính sông Cái Sông có diện tích lưu vực là 154

km2 và chiều dài sông chính là 25 km Sông Sắt và sông Trà Co là hai sông nhánh lớn xấp xỉ ngang nhau và nhập chung trước khi đổ vào sông Cái

iii Suối Cho Mo

Là một nhánh suối phía bên tả sông Cái bắt nguồn từ núi Mao Chu Hi thuộc khối núi phía Đông Tân Mỹ ở độ cao 1.451 m Suối chảy theo hướng từ Đông sang Tây và

Ngày đăng: 08/12/2024, 08:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[16] Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, 2020. Báo cáo Dự án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi Ninh Thuận đến 2020, tầm nhìn 2030 thích ứng với Biến đổi khí hậu” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi Ninh Thuận đến 2020, tầm nhìn 2030 thích ứng với Biến đổi khí hậu
[17] Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, 2020. Báo cáo tổng hợp “Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
[21] ADB, 2013. Asian Water Development Outlook 2013. Manila, Philippines: ESA Publications Division Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asian Water Development Outlook 2013
[22] ADB, 2016. Asian Water Development Outlook 2016. Manila, Philippines: Asian Development Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asian Water Development Outlook 2016
[24] ADB, 2020. Asian Water Development Outlook 2020. Manila, Philippines: Asian Development Bank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Asian Water Development Outlook 2020
[25] Bogardi J.J., Dudgeon D., Lawford R. và cộng sự, 2012. Water security for a planet under pressure: interconnected challenges of a changing world call for sustainable solutions. Curr Opin Environ Sustain, 4(1), 35–43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water security for a planet under pressure: interconnected challenges of a changing world call for sustainable solutions
[26] Bolognesi T. và Kluser S, 2018. Water Security as a Normative Goal or as a Structural Principle for Water Governance. 201–231.C. Cheng et al. Analysis of dam safety management system in China. 2010. doi:10.1109/ICEMMS.2010.5563488 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Water Security as a Normative Goal or as a Structural Principle for Water Governance
[35] Patrick J Regan, 2010. “Dams and Civil Structures: An Examination of Dam Failures vs. Age of Dams” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dams and Civil Structures: An Examination of Dam Failures vs. Age of Dams
[29] H.R.3602 - National Dam Safety Program Act of 1996, https://www.congress.gov/bill/104th-congress/house-bill/3602?s=1&r=18 Link
[37] S.2735 - Dam Safety Act of 2006, https://www.congress.gov/bill/109th-congress/senate-bill/2735 Link
[1] Bộ NN&PTNT, 2021. Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 Khác
[2] Bộ NN&PTNT, 2022. Đề án An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 Khác
[3] Bộ TN&MT, 2018. Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018 – Chuyên đề Môi trường nước Khác
[6] Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận, 2020. Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2020 Khác
[7] Hội Thuỷ lợi Việt Nam, 2023. Nghiên cứu những nội dung cơ bản của an ninh nước và định hướng giải pháp bảo đảm an ninh nước phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội ở Việt Nam Khác
[8] Sở Kế hoạch và Đầu tư Ninh Thuận, 2021. Báo cáo định hướng phát triển kinh tế xã hội 2030 tầm nhìn 2050 Khác
[9] Sở KH&CN tỉnh Ninh Thuận, 2020. Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Cái và khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 Khác
[10] Sở NN & PTNT tỉnh Ninh Thuận, 2020. Báo cáo thực hiện các giải pháp chống hạn năm 2020 Khác
[11] Sở NN&PTNT Ninh Thuận, 2020. Báo cáo tổng kết tình hình sử dụng nước sạch tỉnh Ninh Thuận năm 2020 Khác
[12] Sở NN&PTNT Ninh Thuận, 2022. Báo cáo kết quả thực hiện chương trình vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn năm 2022 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN