1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến Đổi khí hậu

128 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển du lịch thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Tác giả Phạm Thị Ngọc Oanh
Người hướng dẫn GS. TS Trần Yêm
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Biến đổi khí hậu
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 9,22 MB

Nội dung

Phát triển du lịch thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến Đổi khí hậu Phát triển du lịch thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh trong bối cảnh biến Đổi khí hậu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM THỊ NGỌC OANH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Hà Nội – 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM THỊ NGỌC OANH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoạn luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Trần Yêm, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Tác giả

Phạm Thị Ngọc Oanh

Trang 4

Để hoàn thành trọn vẹn được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành

và sâu sắc tới PGS TS Trần Yêm – là người đã trực tiếp hướng dẫn tôi từ lúc ban đầu tới khi kết thúc Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tiểu ban đánh giá đề cương luận văn gồm PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - trưởng tiểu ban, PGS TS Nguyễn Tuấn Anh - uỷ viên và PGS TS Nguyễn Ngọc Trực - uỷ viên đã

có những góp ý chi tiết để tôi có định hướng đúng đắn trong quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ tại các Chi cục thuộc sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, Chi cục thống kê tỉnh Quảng Ninh và một

số sở ban ngành khác của Tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu trên địa bàn

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn quan tâm, động viên giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này

Hà Nội, tháng năm 2022

Học viên

Phạm Thị Ngọc Oanh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Khái niệm về du lịch và tài nguyên du lịch 5

1.1.1 Khái niệm về du lịch 5

1.1.2 Tài nguyên du lịch là gì? 5

1.2 Khái niệm về Biến đổi khí hậu 6

1.3 Phát triển bền vững trong phát triển du lịch 11

1.4 Ảnh hưởng của BĐKH đến ngành du lịch trên Thế giới, Việt Nam trong những năm gần đây 12

1.4.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến ngành du lịch Thế Giới trong những năm gần đây 12

1.4.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến du lịch Việt Nam trong những năm gần đây 16

1.5 Tổng quan khu vực nghiên cứu 19

1.5.1 Vị trí địa lý 19

1.5.2 Điều kiện tự nhiên tại Thị xã Quảng Yên phục vụ phát triển du lịch 21

1.5.3 Điều kiện Xã hội 26

1.5.4 Điều kiện Kinh tế 28

1.5.6 Chất lượng môi trường phục vụ du lịch 30

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

2.1 Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa 33

2.2 Phương pháp thu thập tài liêu thứ cấp 33

2.3 Phương pháp điều tra xã hội học 34

2.4 Tiếp cận SWOT để phân tích và đưa ra quyết định lựa chọn giải pháp cho các vấn đề đang đề cập tới 34

2.5 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 35

2.6 Phương pháp ma trận có định lượng 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 38

3.1 Đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch của TX Quảng Yên 38

3.1.1 Các dạng tài nguyên đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch tại Thị xã Quảng Yên 38

3.1.2 Thực trạng về cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch TX Quảng Yên 49

Trang 6

3.1.3 Đánh giá tổng hợp hiện trạng phát triển du lịch TX Quảng Yên 52

3.2 Quy hoạch phát triển du lịch thị xã Quảng Yên 55

3.3 Các kịch bản BĐKH ở Thị xã Quảng Yên 58

3.3.1 Kịch bản BĐKH Quảng Ninh 58

3.3.2 Các biểu hiện của BĐKH và NBD 63

3.4 Đánh giá tác động của BĐKH đến phát triển du lịch ở thị xã Quảng Yên dựa vào các kịch bản BĐKH 65

3.4.1 Ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến hoạt động du lịch trong những năm gần đây 65

3.4.2 Dự báo tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng 66

3.5 Các giải pháp phát triển du lịch ở thị xã Quảng Yên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 75

3.5.1 Tăng cường năng lực cho cơ quan, tổ chức quản lý du lịch TX Quảng Yên 75

3.5.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch TX Quảng Yên 76

3.5.3 Phát triển hạ tầng du lịch thích ứng với BĐKH 79

3.5.4 Các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch trong bối cảnh BĐKH 82

3.5.5 Biện pháp bảo vệ môi trường để phát triển du lịch trong bối cảnh BĐKH 87

3.5.6 Giải pháp phòng chống rủi ro do BĐKH ảnh hưởng đến phát triển du lịch 91

3.5.7 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng ứng phó với BĐKH để phát triển du lịch 92 3.5.8 Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động ứng phó với BĐKH trong ngành du lịch 95

KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ 97 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích

BĐKH Biến đổi khí hậu

BVMT Bảo vệ môi trường

CTR Chất thải rắn

GMMH Gió mùa mùa hè

IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Thay đổi khí hậu

KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển KT-XH Kinh tế - Xã hội

NQ-HĐND Nghị Quyết – Hội đồng nhân dân PTBV Phát triển Bền vững

SWOT Strengths Weaknesses Opportunities Threats

TNTN Tài nguyên thiên nhiên

UBND Uỷ ban nhân dân

UNESCO United Nations Educational Scientific and

Cultural Organization UNEP Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc UNWTO Tổ chức Du lịch thế giới

VHTTDL Văn hóa thể thao du lịch

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Biến động độ cao sóng biển so với thời kỳ cơ sở (1986-2005) cho các khu vực ven biển Việt Nam và trung bình toàn Biển Đông 7 Bảng 1.2 Giá trị sản xuất qua các năm (giá cố định) 28

Bảng 2.1 Bảng ma trận dự bán ảnh hưởng của BĐKH đối với việc phát triển du lịch tại TX Quảng Yên 35

Bảng 3.1 Mức biến đổi trung bình nhiệt độ trung bình năm (oC) theo kịch bản RCP4.5 và RCP8.5 59

Bảng 3.2 Mức biến đổi trung bình của lượng mưa năm (%) theo kịch bản

Trang 9

Hình 1.7 Trái: Thác Victoria vào cuối năm 2019 sau một mùa hạn hán lịch sử

Phải: Thác Victoria vào đầu năm 2019……… ……….14 Hình 1.8 Trái: Một loài san hô vào tháng 5 năm 2016 sau một sự kiện tẩy trắng

Phải: San hô giống tháng 3/2016, khỏe mạnh ……… ……….15 Hình 1.9 Chùa Cầu, Hội An có nguy cơ ngập sâu trong nước khi lũ về.… 17

Hình 1.10 Khu du lịch Khai Long (Cà Mau) đã phải đóng cửa sau 5 năm hoạt

động bởi xói lở do nước biển dâng ……… …….17

Hình 1.11 Sơ đồ vị trí thị xã Quảng Yên……… … … ……… 19 Hình 1.12 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ năm 2005 -2010………23 Hình 1.13 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm từ năm 2005 – 2010… 23 Hình 1.14 Một số hình thức tập kết CTRSH tại thị xã Quảng Yên…… ……….31 Hình 3.1 Rừng thông ven QL18 ở Minh Thành………….………….………….38 Hình 3.2 Rừng ngập mặn ở Hà An……… ……….………….38

Hình 3.3 Đền thời Trần Hưng Đạo tại phường Yên Giang và Lễ hội Bạch

Đằng……….……….……….43 Hình 3.4 Một số hình ảnh lễ hội tại TX Quảng Yên……….……… …44 Hình 3.5 Một số hình ảnh làng nghề truyền thống TX Quảng Yên……….…….45

Hình 3.6 Một số hình ảnh di tích quan trọng đã được xếp hạng……… …46

Trang 10

Hình 3.7 Bản đồ phấn bố các công trình di tích, tôn giáo………… …… ……48

Hình 3.8 Sơ đồ phân bố khu vực chức năng thị xã Quảng Yên tầm nhìn 2030 57

Hình 3.9 Mức biến đổi nhiệt độ lượng mưa năm (mm) ở Quảng Ninh theo kịch bản RCP4.5 (trên) và RCP8.5 (dưới)……… ……… ….63 Hình 3.10 Bản đồ nguy cơ ngập ứng với mực nước biển dâng 100cm…… 69

Hình 3.11 Thực hiện nhiệm vụ đắp đất khắc phục sự cố sạt lở ta luy hồ Yên Lập……… … 72 Hình 3.12 Hiện tượng tôm chết hàng loạt sau bão tại TX Quảng Yên… … …73 Hình 3.13 Bản đồ quy hoạch đê tại TX Quảng Yên……… ……… …83

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, xã hội hoá cao và nội dung văn hoá sâu sắc; có khả năng đóng góp lớn vào phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn hóa,

xã hội, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác Tuy nhiên, ngành Du lịch còn gặp một số khó khăn, hạn chế Điển hình, ngành Du lịch là ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đặc biệt

là khí hậu Vì vậy, ngành du lịch chịu nhiều tác động của Biến đổi khí hậu (BĐKH), do đó việc tìm giải pháp để nâng cao khả năng ứng phó càng trở thành vấn đề cấp thiết

Dựa vào mục tiêu phát triển chung của Việt Nam, nhận thức rõ phát triển du lịch là một trong những hướng đi đúng đắn để phát triển KT-XH địa phương, TX Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh có khoảng trên 200 di tích lịch sử văn hóa và nhiều lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống đang được bảo lưu khá nguyên vẹn, tạo điều kiện phát triển du lịch văn hóa, tâm linh và luôn hướng đến trở thành một điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, khám phá Tuy nhiên,

TX Quảng Yên là vùng nhạy cảm với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bị tác động rất mạnh với những biểu hiện của các hiện tượng thời tiết cực đoan Vì vậy, để phát triển du lịch địa phương, tăng cường kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, ứng phó các tác động tiêu cực ngày càng

tăng của BĐKH, đề tài “Phát triển du lịch thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu” được thực hiện

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch ở TX Quảng Yên

Trang 12

- Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến ngành du lịch của TX Quảng Yên

- Đề xuất giải pháp thích ứng với BĐKH để phát triển du lịch bền vững của

TX Quảng Yên

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của thị của TX Quảng Yên

- Tài nguyên và các hoạt động du lịch của TX Quảng Yên

- Đánh giá ảnh hưởng của thời tiết cực đoan và Biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến du lịch của TX Quảng Yên (Các kịch bản biến đổi khí hậu tại TX Quảng Yên dựa vào Kịch bản BĐKH của Tỉnh Quảng Ninh)

- Đề xuất các giải pháp thích ứng với BĐKH để phát triển du lịch bền vững

ở TX Quảng Yên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào tài nguyên du lịch và bảo vệ tài nguyên môi trường để phát triển du lịch, ảnh hưởng của BĐKH và các giải pháp nhằm phát triển du lịch trong bối cảnh BĐKH

Trang 13

- Phạm vi về các vấn đề

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên

+ Tài nguyên du lịch nhân văn

+ Biến đổi khí hậu và Các giải pháp phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh BĐKH

- Phạm vi thời gian

+ Thời gian nghiên cứu: bắt đầu từ tháng 12/2021 đến tháng 4/2022

+ Định hướng phát triển du lịch đến năm 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm

2050

5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Luận văn đã nghiên cứu, chọn lọc 20 công trình khoa học và tài liệu bao gồm

05 nghiên cứu trên thế giới và 15 nghiên cứu tại Việt Nam Các tài liệu được nghiên cứu trên Thế giới khẳng định rằng:

- Tác động của BDKH và NBD ngày càng nghiêm trọng và dự báo sẽ còn gia tăng trong tương lai

- Du lịch là ngành phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Tác động của BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên du lịch và sự phát triển du lịch Thế giới

Các tài liệu trên Thế Giới chưa đưa giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch trong bối cảnh biến đổi khí hậu hoặc nếu có thì các giải pháp chưa thực sự phù hợp với Việt Nam nói chung và TX Quảng Yên nói chung Áp dụng các nghiên cứu trên Thế giới để đánh giá được mức ảnh hưởng của BĐKH tại khu vực nghiên cứu và đưa ra giải pháp phù hợp hơn cho khu vực nghiên cứu

Các nghiên cứu tại Việt nam khẳng định rằng:

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là định hướng chiến lược quan trọng để phát triển đất nước

Trang 14

- Tỉnh Quảng Ninh nói chung và TX Quảng Yên nói riêng, chịu nhiều tác động của Biến đổi khí hậu

Tuy nhiên các tài liệu này chưa đề cập cụ thể sự ảnh hưởng của BĐKH đến phát triển du lịch tại khu vục nghiên cứu Những giải pháp ứng phóng với BĐKH

để phát triển du lịch tại khu vực nghiên cứu còn chưa cụ thể

Vì vậy, đề tài “Phát triển du lịch thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh biến đổi khí hậu” được thực hiện nhằm bổ sung các vấn đề đã được nghiên

cứu trước đó

6 Giả thuyết nghiên cứu

BĐKH và NBD có tác động nghiêm trọng đến các nguồn tài nguyên du lịch, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của TX Quảng Yên

7 Kết cấu của luận văn

Luận văn bao gồm 3 Chương

Chương 1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2 Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm về du lịch và tài nguyên du lịch

1.1.1 Khái niệm về du lịch

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourist Organization - UNWTO), một

tổ chức thuộc Liên hiệp quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người

du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư [17, trang 1]

Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ ‘Du lịch’ được

hiểu như sau “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng một thời gian nhất định”.[5, trang 1]

1.1.2 Tài nguyên du lịch là gì?

Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và đời sống con người, hiểu theo nghĩa rộng tài nguyên bao gồm tất cả các nguồn lực, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất đồng thời trong không gian vũ trụ liên quan mà con người có thể sử dụng phục vụ đời sống cho sự phát triển của mình Các yếu tố của tài nguyên liên quan đến điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử văn hóa kinh tế, xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con người tạo dựng lên, các yếu tố này luôn tồn tại và gắn liền với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đặc thù của mỗi vùng miền, mỗi địa phương

Theo Luật Du lịch 2017, Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du

lịch Đó là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có có thể được

sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [5, trang 1]

Trang 16

Theo Pirojnik, 2015: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá và lịch

sử cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép.”

Du lịch là một ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt Tài nguyên du lịch

là một trong những yếu tố cơ bản, điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển

du lịch của một địa phương Số lượng tài nguyên vốn có, chất lượng của chúng và mức độ kết hợp của các loài tài nguyên trên cùng địa bàn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển ngành du lịch

1.2 Khái niệm về Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu - Climate Change: Sự thay đổi của khí hậu (định nghĩa của

Công ước khí hậu) được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được Biến đổi khí hậu xác định

sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ [6, trang 1]

Biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn cầu Ví dụ: ấm lên, lạnh đi.v.v hay sự biến động của khí hậu dài hạn sẽ dẫn tới BĐKH BĐKH sẽ có tác động hết sức to lớn đến sự sống cũng như hoạt động của con người nói riêng và của các sinh vật trên trái đất nói chung Biểu hiện

rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu là mực nước biển dâng cao do băng tan và do sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung

Ứng phó với biến đổi khí hậu: là các hoạt động của con người nhằm thích

ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH; [6, trang 1]

Thích ứng với biến đổi khí hậu: là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con

người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi nhằm mục đích giảm khả năng

Trang 17

bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [6, trang 1]

Kịch bản BĐKH: là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển

trong tương lai của các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, BĐKH và nước biển dâng Kịch bản BĐKH khác với dự báo thời tiết

và dự báo khí hậu vì kịch bản BĐKH đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động [6, trang 1]

Tóm tắt các kịch bản BĐKH năm 2020 [1]

- Nhiệt độ không khí trung bình năm ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có

xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986-2005); mức tăng phụ thuộc vào các kịch bản RCP và vùng khí hậu

Theo kịch bản RCP4.5: Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc vào giữa thế

kỷ có mức tăng 1,2÷1,7oC; đến cuối thế kỷ, có mức tăng 1,6÷2,4oC Nhìn chung, nhiệt độ phía Bắc tăng cao hơn phía Nam

Theo kịch bản RCP8.5: Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc vào giữa thế

kỷ có mức tăng 1,7÷2,3oC; đến cuối thế kỷ, có mức tăng 3,2÷4,2oC

- Lượng mưa năm

Theo kịch bản RCP4.5: Lượng mưa năm có xu thế tăng trên phạm vi cả nước, với mức tăng phổ biến 10÷15% vào giữa thế kỷ và 10÷20% vào cuối thế kỷ Theo kịch bản RCP8.5: vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa năm có xu thế tăng phổ biến từ 10÷15% trên hầu hết cả nước; ở các trạm đảo, ven biển Đông Bắc lượng mưa có thể tăng từ 20÷30% Đến cuối thế kỷ, lượng mưa năm có xu thế tăng phổ biến từ 10÷25%, đáng lưu ý là một phần diện tích thuộc Đông Bắc lượng mưa có thể tăng trên 40%

- Một số hiện tượng khí hậu cực đoan

Số lượng bão và áp thấp nhiệt đới có xu thế ít biến đổi nhưng có phân bố tập trung hơn vào cuối mùa bão Bão mạnh đến rất mạnh có xu thế gia tăng

Trang 18

Hạn hán: Theo kịch bản RCP4.5, đến cuối thể kỷ 21, số tháng hạn tăng trên

đa phần diện tích của Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và một phần diện tích Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ và có xu thế giảm trên đa phần diện tích Bắc Bộ và Trung Trung Bộ Theo kịch bản RCP8.5, số tháng hạn tăng trên đa phần diện tích cả nước

và có xu thế giảm ở một phần diện tích khu vực Tây Bắc, Trung Bộ và cực Nam

của Nam Bộ

Nước biển dâng: là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó

không bao gồm thuỷ triều, nước dâng do bão Nước biển dâng tại một vị trí nào

đó có thể ca hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác

Theo kịch bản RCP4.5, vào cuối thế kỷ, độ cao sóng biển trung bình toàn biển Đông tăng khoảng 9% Khu vực ven biển từ Móng Cái – Hòn Dáu, có độ cao sóng giảm mạnh nhất với mức giảm khoảng 27%; các khu vực ven biển từ Đèo Hải Vân đến Mũi Cà Mau, độ cao sóng biển có xu hướng tăng nhẹ từ 1% đến 9% Khu vực Mũi Cà Mau đến Kiên Giang, độ cao sóng không có xu hướng rõ ràng Khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, độ cao sóng biển tăng mạnh nhất với mức tăng tương ứng là 20% và 19%

Bảng 1.1 Biến động độ cao sóng biển so với thời kỳ cơ sở (1986-2005) cho các khu vực ven biển Việt Nam và trung bình toàn Biển Đông

Đơn vị: %

Khu vực

Kịch bản RCP4.5 Kịch bản RCP8.5 Giữa thế kỷ Cuối thế kỷ Giữa thế kỷ Cuối thế kỷ

Trang 19

Theo kịch bản RCP8.5, vào cuối thế kỷ, độ cao sóng biển trung bình toàn Biển Đông tăng khoảng 7% Khu vực ven biển từ Móng Cái – Hòn Dáu, có độ cao sóng giảm mạnh nhất với mức giảm khoảng 24%; các khu vực ven biển từ Đèo Hải Vân đến Mũi Cà Mau, độ cao sóng biển có xu hướng tăng nhẹ, từ 1% đến 9% Khu vực Mũi Cà Mau đến Kiên Giang, độ cao sóng có xu hướng giảm nhẹ, khoảng 1% Khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, độ cao sóng biển tăng mạnh nhất, với mức tăng tương ứng là 19% và 17%

RCP4.5 (màu cam) và RCP8.5 (màu đỏ), khoảng tin cậy 5% - 95% (khoảng mờ) của 2 kịch bản RCP2.6 và RCP8.5 Cột giá trị bên phải biểu thị khoảng tin cậy 5% - 95% vào năm 2100

Trang 20

Hình 1.1 Kịch bản nước biển dâng cho các tỉnh ven biển và quần đảo

[Nguồn: kịch bản BĐKH năm 2020 – BTNMT]

Chú thích: Kịch bản nước biển dâng so với thời kỳ cơ sở theo kịch bản RCP2.6 (màu xanh dương), RCP4.5 (màu cam) và RCP8.5 (màu đỏ), khoảng tin cậy 5% -

Trang 21

95% (khoảng mờ) của 2 kịch bản RCP2.6 và RCP8.5 Cột giá trị bên phải biểu thị khoảng tin cậy 5% - 95% vào năm 2100

1.3 Phát triển bền vững trong phát triển du lịch

Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học, sự phát triển các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người [3, trang 63] Phát triển du lịch được định ra để hướng việc quản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá kèm theo, theo cách mà chúng ta có thể thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn về văn hoá, các quá trình sinh thái chủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống

Trong bối cảnh BĐKH ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, tồn tại của nhiều hệ sinh thái có giá trị về du lịch; làm xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ gây ngập úng, hư hại, thậm chí biến mất những di tích lịch

sử văn hóa - dạng tài nguyên có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch Việt Nam; từ đó làm phát sinh các chi phí bảo trì, phục hồi, tu sửa… Thời tiết xấu cũng làm ảnh hưởng tới hạ tầng, nhất là giao thông, khiến việc vận chuyển khách khó khăn, hoạt động du lịch bị ngừng trệ Đó là chưa kể, BĐKH làm lượng nước ngọt phục vụ du lịch suy giảm, hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ du lịch chất lượng cao Theo đó, việc xây dựng và phát triển du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn lợi tự nhiên, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường, góp phần bảo tồn các giá trị sinh thái và đa dạng sinh học; khuyến khích và tăng cường trồng cây ở các khu, điểm du lịch, làm tăng sức hấp dẫn cảnh quan, hạn chế sự phát tán khí CO2

ra khí quyển là cần thiết

Trang 22

1.4 Ảnh hưởng của BĐKH đến ngành du lịch trên Thế giới, Việt Nam trong những năm gần đây

1.4.1 Ảnh hưởng của BĐKH đến ngành du lịch Thế Giới trong những năm gần đây

Năm 2020 thế giới phải chịu nhiều biến động do BĐKH mà trước nay chưa từng có tiền lệ Cháy rừng thiêu rụi các khu vực rộng lớn ở Úc, Siberia, Bờ Tây Hoa Kỳ và Nam Mỹ, tạo ra những đám khói bay vòng quanh thế giới Lũ lụt xuất hiện thường xuyên và bất chợt ở nhiều khu vực Châu Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã trải qua 21 trận lũ lụt, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ những năm trước, thiết lập kỷ lục lịch sử kể từ năm 1998 Lũ lụt cũng diễn ra nghiêm trọng ở thủ đô Jakarta của quốc gia Indonesia trong tháng 01/2020, làm cho ít nhất hơn 60 người thiệt mạng và 60.000 người phải sơ tán Số trận bão xoáy cũng vượt mức kỷ lục những năm trước trong đó trận bão Amphan

đổ bộ vào ngày 20/5 gần biên giới Ấn Độ - Bangladesh là trận bão nhiệt đới gây thiệt hại nhiều nhất từng ghi nhận ở Bắc Ấn Độ Dương, với thiệt hại kinh tế được báo cáo ở Ấn Độ khoảng 14 tỷ USD (Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), 2020) Hiện tượng thời tiết cực đoan khiến ít nhất 3.500 người đã thiệt mạng vì ảnh hưởng của thiên tai, và hơn 13,5 triệu người mất nhà cửa Không chỉ vậy, tính riêng mười thảm họa thời tiết khủng khiếp nhất trong năm 2020 đã gây nên thiệt hại lên đến

150 tỷ USD trên toàn thế giới, ảnh hưởng nặng nề đến các nước, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và khả năng hồi phục kinh tế chậm [4, trang 2]

Điều đáng nói nhất khi nhắc đến tác động của BĐKH đến ngành du lịch thế giới là một số điểm du lịch đẹp nhất và phổ biến nhất trên giới lại dễ bị tổn thương nhất Khi nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng thì nguy cơ đóng cửa các khu du lịch do các danh lam “biến mất’ hoặc “suy thoái” càng cao Một vài dẫn chứng cụ thể:

Vườn quốc gia Denali (Bắc Anchorage, Alaska , Hoa Kỳ)

Trang 23

Hình 1.4 Vườn quốc gia Denali (Bắc Anchorage, Alaska, Hoa Kỳ)

[Nguồn internet]

Hàng năm, hàng trăm nghìn khách du lịch đến thăm công viên quốc gia Denali, nơi có đỉnh núi cao nhất Bắc Mỹ Công viên, rộng gần 6 mẫu Anh ở trung tâm Alaska, chỉ có một điểm tiếp cận: một con đường quanh co kéo dài hơn 90 dặm Khi nhiệt độ tăng cao đã làm tan băng lớp băng vĩnh cửu nằm bên dưới các phần của con đường, con đường đã nhanh chóng xuống cấp trong những năm gần đây Vào tháng 8, sự di chuyển của lở đất đã buộc Công viên Quốc gia phải đóng con đường ở nửa điểm và sơ tán những du khách bị mắc kẹt ở phía bên kia [15]

Trang 24

Hình 1.5 Bên trái: Sông băng Teklanika năm 2004 Bên phải: sông băng

tương tự vào năm 1919 [Nguồn internet]

Sông băng Teklanika ở cực đông đã bị tàn phá (độ cao bề mặt giảm xuống)

khoảng 300ft (91 mét) từ năm 1959 đến năm 2010 BĐKH làm suy giảm môi

trường tự nhiên, cạn nước ở các sông và hồ tự nhiên tăng nguy cơ cháy rừng.[15]

Evia, Hy Lạp (Phía bắc của Athens)

BĐKH làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu, khiến cho Hy Lạp phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt và hỏa hoạn kinh hoàng, hàng nghìn khách du lịch đã buộc phải sơ tán vào thời điểm cao điểm của mùa hè Một số khách sạn và

rừng ôliu ở phía bắc của Evia đã bị hư hại bởi nhiều lần cháy rừng [15]

Hình 1.6 Trái: Ngọn lửa bùng cháy trên ngọn núi gần Làng Limini trên

đảo Evia năm 2019 Bên phải: Làng Limini năm 2013 [Nguồn internet]

Thác Victoria (Biên giới Zambia và Zimbabwe)

Trang 25

Hình 1.7 Trái: Thác Victoria vào cuối năm 2019 sau một mùa hạn hán

lịch sử Phải: Thác Victoria vào đầu năm 2019 [Nguồn internet]

Thác Victoria là một trong những thác nước nổi bật nhất trên thế giới Ngang hơn một dặm và cao hơn 350ft (107 mét), những thác nước khổng lồ đổ xuống một mỏm đá núi lửa Đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch chính ở miền Nam Châu Phi, mang lại khoảng 1 triệu du khách mỗi năm cho khu vực này Nhưng hạn hán ngày càng nghiêm trọng do khủng hoảng khí hậu gây ra - và những lo ngại của du khách về tác động của khí hậu - đã khiến những con số đó giảm dần, khiến ngành du lịch địa phương lo lắng về tương lai [15]

Rạn san hô Great Barrier (Ngoài khơi đông bắc Úc)

Rạn san hô Great Barrier là một trong những hệ sinh thái tự nhiên phức tạp nhất trên thế giới Nó trải dài 1.500 dặm (2.400 km) dọc theo toàn bộ bờ biển phía Đông Bắc của Úc và được tạo thành từ gần một nghìn hòn đảo và 3.000 rạn san hô riêng lẻ, từ các cửa sông nông đến nước biển sâu Trong năm năm qua, do ảnh hưởng của BĐKH dẫn đến nước biển ấm lên đã gây ra hiện tượng chết hàng loạt hay còn gọi là hiện tượng tẩy trắng Rạn san hô chết không có lợi cho du lịch lâu

dài [15]

Trang 26

Hình 1.8 Rạn san hô Great Barrier Trái: Một loài san hô vào tháng 5 năm 2016 sau một sự kiện tẩy trắng hàng

loạt Phải: San hô giống tháng 3/2016, khỏe mạnh [Nguồn: Internet] 1.4.2 Ảnh hưởng của BĐKH đến du lịch Việt Nam trong những năm gần đây

Việt Nam được cảnh báo thuộc nhóm 5 nước trên thế giới bị tác động nặng

nề nhất của BĐKH Trong 5 nước này, Việt Nam nằm trong số hai nước có nguy

cơ nhất cùng với Bangladesh Thực tế trong 50 năm gần đây nhiệt độ trung bình

ở Việt Nam tăng khoảng 0,7 độ C, mực nước biển dâng cao khoảng 20 cm Mùa

hè năm 2017 tại Hà Nội, trong vòng hơn 40 năm qua, nhiệt độ đã đạt mức cao kỷ lục Thiên tai và các hiện tượng biến đổi khí hậu đã tác động đến nước ta ngày càng khốc liệt Ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long ngày càng lấn sâu vào đất liền Nếu như mực nước biển dâng cao 1 m, sẽ có khoảng 40% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, nơi hiện sản xuất hơn 12 triệu tấn gạo/năm (xuất khẩu hơn

6 triệu tấn); khoảng 10 - 12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng đến đời sống và tổn thất khoảng 10% GDP Hạn hán kéo dài và bất thường, nguồn nước ở các hệ thống sông lớn có xu hướng giảm nhanh, hai vùng bị ảnh hưởng nặng nhất đó là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (đồng bằng sông Cửu Long có năm xâm nhập mặn đã vào sâu trong đất liên từ 50-70km) BĐKH trong thời gian tới

sẽ tác động rất lớn tới các nguồn nước, dòng chảy có xu hướng thấp đi, nhưng

Trang 27

mùa lũ, có thể lại dữ dội hơn so với nhiều năm trước Như vậy sự khắc nghiệt ngày càng gia tăng đối với nguồn tài nguyên nước của Việt Nam Nước biển dâng, kèm theo bão tố, triều cường làm xâm nhập mặn, ngập lụt, xói lở sẽ ngày càng nghiêm trọng

Theo Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành và đặc biệt là tài nguyên du lịch, yếu

tố nền tảng cho phát triển du lịch

Nước ta có bờ biển dài hơn 3.000 km, mang lại thế mạnh về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng Ước tính nếu nước biển dâng một mét thì 5,2% diện tích tự nhiên với 10,8% dân số sẽ bị tác động và không ít bãi biển đẹp của Việt Nam sẽ biến mất

Ngoài ra, bão lũ, ngập úng kéo dài sẽ gây hư hại nhiều di tích lịch sử văn hoá, tài nguyên du lịch đặc biệt cho du lịch Các công trình dịch vụ du lịch bị hư hỏng hoặc xuống cấp dưới tác động của bão lũ cường độ mạnh, các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm

Trang 28

Hình 1.9 Chùa Cầu, Hội An có nguy cơ ngập sâu trong nước khi lũ về

[Nguồn: Internet]

Ví dụ điển hình về tác động của biến đổi khí hậu là khu du lịch Khai Long (Cà Mau) đã phải đóng cửa sau 5 năm hoạt động bởi xói lở do nước biển dâng Khu du lịch Ana Mandara (Huế) đang chịu tác động mạnh từ nước biển dâng Phố

cổ Hội An đứng trước nguy cơ bị sạt lở và lũ lụt ngày càng nghiêm trọng [9]

Hình 1.10 Khu du lịch Khai Long (Cà Mau) đã phải đóng cửa sau 5

năm hoạt động bởi xói lở do nước biển dâng [Nguồn: Internet]

Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lớn đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Tình trạng sạt lở, mặn xâm nhập ngày càng phức tạp và ảnh hưởng trên diện rộng Trong vài năm trở lại đây, mùa nước nổi đặc trưng của du lịch miền Tây cũng không còn theo chu kỳ

Không chỉ ảnh hưởng đến du lịch biển, biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp đến du lịch miền núi Nhiều thác nước nổi tiếng của khu vực Tây Nguyên liên tục bị khô hạn, cạn nước do thay đổi của thời tiết

Các di sản văn hoá vật chất và phi vật thể cũng bị ảnh hưởng như: Quần thể

di tích kiến trúc Huế, phố cổ Hội An, nhà vườn Huế, hệ thống đền - tháp Chăm ở miền Trung Những di sản này hàng năm phải đón nhận các trận mưa, bão gây ngập lụt Nhiều công trình kiến trúc bị mối mọt, nấm mốc Nhiều nhà nghiên cứu

Trang 29

cho rằng, các di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di tích kiến trúc, di tích khảo

cổ sẽ bị xuống cấp và hư hỏng do hiện tượng thời tiết cực đoan

Thực tế, ngành du lịch Việt Nam bị tác động trực tiếp bởi biến đổi khí hậu trên nhiều phương diện, từ tài nguyên thiên nhiên, đến di sản văn hoá, hạ tầng và

- Phía Đông và phía Bắc giáp thành phố Hạ Long;

- Phía Tây bắc giáp thành phố Uông Bí;

- Phía Tây nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng;

- Phía Nam giáp đảo Cát Bà - thành phố Hải Phòng;

Trang 30

Hình 1.11 Sơ đồ vị trí thị xã Quảng Yên [Nguồn:Internet]

Với những lợi thế tối ưu về vị trí địa lý nằm giữa tam giác 3 thành phố là thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long và thành phố Uông Bí thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ Thị xã Quảng Yên nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; trên tuyến Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ có các tuyến giao thông quan trọng đi qua như: đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, đường Quốc lộ 18A, tuyến Biểu Nghi - Bến Rừng (Tỉnh lộ 331); tuyến cầu Chanh - Uông

Bí (Tỉnh lộ 338), tuyến đường sắt Kép - Bãi Cháy; tuyến đường biển hàng hải ven biển đi trong nước Bắc - Nam, gần các tuyến hàng hải quan trọng đi quốc tế từ cảng Hải Phòng và Quảng Ninh Khu kinh tế ven biển Quảng Yên được thành lập đang

Trang 31

trở thành hạt nhân mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thị xã; được nhiều nhà đầu

tư lớn quan tâm nghiên cứu, đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ, cảng biển, logistics, phát triển đô thị theo hướng hiện đại, công nghiệp công nghệ cao Mặt khác, với điều kiện khá thuận lợi để khai thác du lịch và dịch vụ nghỉ mát ven biển nên thị xã Quảng Yên có điều kiện thuận lợi để phát triển, đặc biệt là tiềm năng lớn mở cửa giao lưu thương mại với các địa phương trong nước cũng như quốc tế bằng đường biển và liên kết không gian kinh tế với các thành phố Hạ Long, Hải Phòng để tạo thành trục kinh tế động lực ven biển Hải Phòng - Thị xã Quảng Yên - Hạ Long của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

1.5.2 Điều kiện tự nhiên tại Thị xã Quảng Yên phục vụ phát triển du lịch (1) Địa hình

Thị xã Quảng Yên là nơi có nhiều dạng địa hình phong phú, đa dạng, khí hậu khá thuận lợi để phát triển các hoạt động du lịch, trong đó nhiều loại hình du lịch

có thể tổ chức thành sự kiện thu hút khách du lịch

Thị xã Quảng Yên nằm trong khu vực giáp ranh giữa vùng núi cánh cung Đông Triều - Móng Cái và vùng đồng bằng ven biển có nhiều sông lạch nên địa hình đa dạng, phức tạp, địa hình đồi - núi thấp và đồng bằng thấp trũng chiếm ưu thế Sông Chanh là một nhánh của sông Bạch Đằng đã chia Thị xã Quảng Yên thành

+ Khu vực đồi núi, gồm 3 dãy núi lớn

Dãy Bàn Cờ cao độ khoảng từ 10-440 m, độ dốc khoảng 20%

Dãy núi Vũ Tướng và núi Hồ Nứa (núi Na) cao từ 10 - 220 m, độ dốc khoảng 10% Dãy thứ 3 nằm trên đảo Hoàng Tân, cao độ từ 10-65m, độ dốc khoảng 20%

Trang 32

Ngoài ra còn có một số núi đồi nhỏ nằm rải rác ở các phường Cộng Hòa, Tiền

An, Tân An, xã Hiệp Hòa, Hoàng Tân như các núi Trũng Táo, núi Giếng Đá, núi Hũng Sông, núi Trũng Thóc, núi Đun, núi Nấm Chuông, núi Hang Bo, núi Đầu Rằm, núi Cành Chẽ, cao độ từ 5-76m, đột dốc hơn 10%

+ Dạng địa hình 2 là dạng địa hình thấp trũng Chủ yếu là các khu ruộng trũng

và nuôi trồng thủy sản, cao độ trung bình 0,8 m Cao độ nền khoảng 2m, dốc nền thoải dần ra các kênh rạch tự nhiên

+ Khu vực dân cư hiện trạng: là các khu vực được tôn nền đến cao trình lớn hơn 2,0m, nằm tập trung ở trung tâm và phía Nam thị xã, phía Tây Nam của vùng

Hà Bắc và phía Nam dọc theo trục đường QL18, một số rải rác ven đường TL331, đường nối từ phà Rừng đi Hoàng Tân và ven các chân núi

- Vùng Hà Nam:

Gồm 4 phường và 4 xã: phường Phong Cốc, phường Yên Hải, phường Nam Hòa, phường Phong Hải, xã Liên Hòa, xã Cẩm La, xã Liên Vị và xã Tiền Phong Nằm ở hữu ngạn sông Chanh được hình thành từ thế kỷ thứ XV là một hòn đảo được bao bọc bởi 34 km đê biển với cao trình 5,5 m Đây là vùng đất tạo nên do quai đê lấn biển, mở rộng các bãi bồi ven sông và bãi sú vẹt ven biển Vùng này bằng phẳng nhưng địa hình thấp so với mặt nước biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển nên đất chua mặn là chủ yếu Vùng bãi triều đã và đang được khoanh bao để nuôi trồng thủy hải sản là tài nguyên phát triển du lịch của địa phương và khu vực lân cận

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã còn có vùng bãi triều ngoài đê khá rộng lớn, chủ yếu là các cồn cát, bãi cát, bãi sú vẹt và rừng ngập mặn thấp Đất đai ở khu vực bãi triều này thường xuyên bị biến đổi và ngập nước do tác động của các dòng chảy và thủy triều

Sự phức tạp của địa hình thị xã Quảng Yên đã góp phần hình thành một số cảnh quan có giá trị cho phát triển du lịch trên địa bàn thị xã nhưng cũng gây một

số trở ngại cho quá trình sử dụng đất và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ

Trang 33

phát triển kinh tế xã hội nói chung và phục vụ phát triển du lịch nói riêng trên địa

bàn thị xã, đặc biệt là xây dựng hệ thống đường giao thông

(2) Khí hậu

Thị xã Quảng Yên là Thị xã trung du ven biển chịu ảnh hưởng tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển Có khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh,

ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú Tuy vậy do vị trí địa lý, cấu tạo địa hình nên khí hậu trong vùng cũng biến đổi khá phức tạp

Theo số liệu của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Ninh, thị

xã Quảng Yên có những đặc trưng khí hậu sau:

- Nhiệt độ không khí: Mùa đông khá lạnh, nhiệt độ trung bình tháng 1 ở vùng

ven biển dao động từ 13 - 140C Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vào tháng 12 và tháng

1 là 30C Mùa hè nhiệt độ khá cao, trị số trung bình tháng 7 ở hầu hết các nơi trong thị xã dao động từ 29 - 29,50C Nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số 38,90C

- Số giờ nắng: Số giờ nắng trung bình năm của thị xã Quảng Yên dao động từ

1.000 ÷ 1.700 giờ, trong đó số giờ nắng trung bình tháng cao nhất là 219,6 giờ (tháng 7) và số giờ nắng trung bình thấp nhất là 39,4 giờ (tháng 2) Số giờ nắng chỉ chiếm không đầy một nửa thời gian chiếu sáng

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.796,6 mm Năm có

lượng mưa lớn nhất 2.080,5 mm, nhỏ nhất 1.515 mm Mưa ở thị xã Quảng Yên phân bố không đều trong năm, phân hoá theo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau

là mùa mưa nhiều và mùa mưa ít, chi phối mạnh mẽ tới nền sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

+ Mùa mưa: Kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 88% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8 (497,6 mm)

Trang 34

+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 12% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 11 (15,1 mm)

Hình 1.12 Nhiệt độ trung bình các

tháng trong năm từ năm 2005 -2010 Hình 1.13 Lượng mưa trung bình các

tháng trong năm từ năm 2005 -

2010

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm của Thị

xã là 80-83%, cao nhất vào tháng 3 đạt tới trị số 91%, thấp nhất vào tháng 11 cũng đạt 68%

- Gió: Thị xã Quảng Yên có 2 loại gió thổi theo mùa chính là gió Đông Bắc

và gió Đông Nam:

+ Gió Đông Bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau thịnh hành gió Bắc và Đông Bắc tốc độ gió từ 2 đến 4 m/s Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp

5 - 6, ngoài khơi cấp 7 - 8

+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam, gió thổi từ vịnh vào mang theo nhiều hơi nước Tốc độ gió trung bình 2 - 4 m/s (cấp

2 - 3) có khi tới cấp 5 - 6

- Bão : Bão xuất hiện vào khoảng gần cuối năm từ tháng 5 đến tháng 10, tần

suất nhiều nhất là tháng 7,8 Bão vào thị xã Quảng Yên thường có tốc độ gió từ 20

- 40 m/s, ảnh hưởng của bão gây ra mưa lớn, lượng mưa từ 100 - 200 mm, có nơi trong thị xã tới 500 mm Bão gây thiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp,

công nghiệp và đời sống nhân dân

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng

Trang 35

- Một số hiện tượng thời tiết đặc biệt

+ Mưa phùn: mưa phùn trong thị xã không lớn, nơi mưa phùn nhiều nhất chỉ

có 38 ngày/năm kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, tháng nhiều mưa phùn nhất là tháng 3, hầu hết các nơi trung bình đều có trên 8 ngày mưa phùn trong năm + Sương mù: chỉ tập trung vào mùa đông và mùa xuân, số ngày có sương mù trong năm trung bình 15 ngày, có năm đến 19 - 20 ngày

+ Dông: phần lớn là dông xảy ra trong mùa hè, thường xuất hiện vào gần sáng

và sáng sớm chủ yếu là dông do nguyên nhân động lực tại Quảng Yên không có dông nhiệt như ở các tỉnh phía Đông Bắc Bộ

(3) Thuỷ văn, Hải Văn

Hệ thống sông ngòi ở Quảng Yên giàu tiềm năng du lịch, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung, phát triển ngành du lịch nói riêng

Phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực khoảng 300km2 Bạch Đằng là sông lớn nhất, là chi lưu của sông Thái Bình, ngăn cách Thị xã với Hải Phòng Đến Phà Rừng sông Bạch Đằng chia thành 2 nhánh lớn là sông Chanh và sông Rút bao lấy đảo Hà Nam rồi đổ ra biển Cát Bà, Cát Hải (Hải Phòng), nhánh còn lại của Bạch Đằng đổ ra cửa biển Nam Triệu (Hải Phòng)

Phía Đông có một số sông nhỏ như sông Khoai, sông Hốt, sông Bến Giang và Bình Hương Sông Chanh chia thị xã Quảng Yên thành 02 vùng rõ rệt: Vùng Hà Nam gồm 8 xã, phường còn lại nằm bên hữu ngạn sông Vùng Hà Nam là đảo Hà Nam được bao bọc bằng 34km đê biển cao 5,5m với địa hình thấp hơn mực nước biển Và vùng Hà Bắc gồm 11 xã, phường nằm bên tả ngạn sông,

Bờ biển thị xã đáy biển nông và thoải, nằm trong vịnh Hạ Long Độ sâu trung bình của vịnh từ 4 - 6 m Trong vịnh có nhiều đảo chắn sóng, chắn gió của đại dương, thuận lợi cho sự lắng đọng phù sa và phát triển bãi bồi ven biển Thuỷ triều mang tính chất nhật triều đều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, biên độ thuỷ triều từ 3 - 4m

Chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều đều, hầu hết số ngày trong tháng 23-25 ngày, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống, mỗi tháng có một lần

Trang 36

triều cường và một lần triều kém, một năm có 176 ngày triều cường, mực nước trên 1,1m

Tại khu vực thị xã Quảng Yên và lân cận, dòng chảy đạt 15-30 cm/s vào các tháng 6-8 và 25-40m/s vào các tháng còn lại Tại các cửa sông (như Bạch Đằng- Nam Triệu, cửa sông Chanh-Lạch Huyện, cửa sông Rút), tốc độ dòng chảy khi triều rút có thể đạt tới 100-200cm/s Với tốc độ này, đáy các cửa sông không những khó được bồi, thậm chí còn bị xâm thực và mang vật liệu bồi ra phía ngoài

Đánh giá chung về thủy văn và hải văn của Thị xã Quảng Yên: Mạng lưới dòng chảy mặt khá dày hầu hết chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông, thuận lợi cho phát triển vận tải đường thuỷ phục vu du lịch

và khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhưng ít phù hợp đối với sản xuất nông nghiệp

do nước bị nhiễm mặn

1.5.3 Điều kiện Xã hội

a Dân số, lao động và thu nhập

- Dân số:

Dân số Quảng Yên năm 2020 có 147.745 người, trong đó:

Nam 73.773 người chiếm 49,9 % tổng dân số; nữ 73.972 người chiếm 50,1 % tổng dân số

Dân số thành thị có 86.795 người chiếm 58,7 %, dân số khu vực nông thôn 60.950 người chiếm 41,3 % dân số toàn thị xã

Thị xã Quảng Yên gồm 24 dân tộc đang sinh sống, gồm:

Dân tộc Kinh chiếm tuyệt đại đa số các dân tộc trong Thị xã 99,43%;

Dân tộc Tày chiếm 0,16%; dân tộc Thái chiếm 0,08%, dân tộc Hoa và dân tộc Hmông chiếm 0,07%

Còn lại là các dân tộc khác chỉ có từ 1 đến vài chục người như: Nùng, Mường, Dao, Thổ, Sán Dìu, Sán Chay, Giáy, Tà Ôi

- Thủy lợi ảnh hưởng đến phát triển du lịch:

Trang 37

+ Hệ thống đê điều

Toàn bộ thị xã Quảng Yên hiện được bảo vệ bới hệ thống đê khá hoàn chỉnh, với tổng chiều dài khoảng 85km bao gồm các tuyến đê biển và đê sông, cấp đê từ III, IV, V cao trình từ 4.5m-5.0 m Bảo vệ toàn bộ dân cư và đất canh tác trên địa bàn thị xã

Hiện nay trên địa bàn thị xã, 2 tuyến đê biển Hà An và đê Hiệp Hòa là 2 tuyến

đê quan trọng của thị xã Quảng Yên, bảo đảm an toàn cho trên 4.700 hộ dân và 2.200 ha diện tích đất canh tác, ao đầm tại các phường Hà An, Hiệp Hòa

Đê biển Hà An dài khoảng 8.5km, đê cấp IV, cao trình 4.5m được bà con trong vùng gọi là "lá chắn thép" che chắn phía Tây của phường Hà An, bảo vệ hàng nghìn

hộ dân và đất canh tác… Hệ thông đê đã được xây dựng từ lâu và hiện tại đã được nâng cấp và tu bổ 5km

Hiện trên toàn bộ thị xã Quảng Yên có khoảng 34 cống tiêu thoát nước với năng lực tiêu thực tế là 13,500 ha, một số cống đã xuống cấp

Hệ thống kênh thuỷ lợi có 28,4 km kênh chính dẫn nước từ hồ Yên Lập gồm 15km đưa nước cho vùng Hà Bắc và 13,4km đưa nước cho vùng Hà Nam Kênh cấp I có 48 tuyến, dài 100,62 km đưa nước vào các mương nội đồng (đã kiên hóa được 100%), cấp II có 275km (kiên cố hóa được 100%) và cấp III dài hơn 1.000km (đã kiên cố được 75km) với quy mô thiết kế tưới mặt ruộng nên chủ yếu bằng đất

- Năng lượng:

Điện và nước sạch đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của ngành

Du lịch Hiện nay, mạng lưới cung cấp điện và nước sạch tại thị xã Quảng Yên tương đối phát triển, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân cũng như khách

du lịch Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp ở Quảng Yên trong các năm tới có thể sẽ không đáp ứng được nhu cầu

b Y tế

Năm 2019, thị xã Quảng Yên có 22 cơ sở y tế trong đó có 1 Trung tâm y tế thị xã, 01 phòng khám khu vực, 01 phòng y tế và 19 trạm y tế xã, phường Số lượng cán bộ ngành y là 234 người (43 bác sĩ, 3 dược sĩ Đại học, 28 dược sĩ Trung học),

Trang 38

số lượng cán bộ ngành dược là 7 người (3 dược sĩ Đại học, 3 dược sĩ trung cấp, 1 dược tá) Năm 2019, có 19/19 xã, phường đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã Đội ngũ cán bộ thường xuyên luân chuyển tăng cường cho y tế cơ sở, 16/19 trạm có bác

sĩ công tác Tỷ lệ bác sĩ trung bình là 10 bác sỹ/vạn dân

c Giáo dục - Đào tạo

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy tiềm năng

du lịch của Thị xã Hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo tại Thị xã Quảng Yên đang được phát triển toàn diện, chất lượng dạy và học được nâng lên Chất lượng giáo dục toàn diện được đảm bảo, chất lượng mũi nhọn được nâng cao Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được đầu tư đồng bộ, đến nay có 60/66 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 90,1%, tăng 17 trường so với năm 2015 Chất lượng đội ngũ cán

bộ quản lý, giáo viên được nâng lên Phong trào xây dựng xã hội học tập được quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho ngành

du lịch của thị xã Hằng năm, ưu tiên dành nguồn lực thỏa đáng cho công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưõng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ các cấp từ thị xã đến cơ sở; hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các ngành du lịch và dịch vụ, đào tạo chuyển đổi nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 42% năm 2015 lên 85% năm 2020

d Hệ thống chợ dân sinh

Toàn Thị xã hiện có 14 chợ lớn nhỏ, trong đó 02 chợ loại II, 11 chợ loại III

Hệ thống chợ ở các xã tuy đa dạng nhưng chưa được trang bị hiện đại, cơ sở vật chất hầu hết còn nghèo nàn, vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, đó là hạn chế lớn

cho mạng lưới thương mại của Thị xã

1.5.4 Điều kiện Kinh tế

a Tăng trưởng kinh tế

Hiện Quảng Yên có nhiều cụm, khu CN đang được tiến hành xây dựng như: Cụm CN km7, cụm CN sửa chữa tàu tại phường Hà An, KCN Đông Mai, KCN Sông Khoai, KCN và cảng Nam Tiền Phong, khu phức hợp Hạ Long Xanh

Trang 39

Nhờ vậy mà thị xã Quảng Yên đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, đạt mức 19,4% vào năm 2019 Thu ngân sách năm 2019 của Quảng Yên đạt khoảng 1.254 tỷ đồng, tăng 37,6% so với cùng kỳ, vượt chỉ tiêu và cũng là mức thu cao nhất từ trước đến nay

Trên lĩnh vực phát triển kinh tế, giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2015 -

2020 tăng 5,5% so với giai đoạn 2010 - 2015, trong đó ngành sản xuất công nghiệp

- tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 9,8%; ngành sản xuất nông nghiệp giảm 0,8%, ngành thương mại dịch vụ giảm 1,2% [12, trang 1]

Bảng 1.2 Giá trị sản xuất qua các năm tại Thị xã Quảng yên (giá cố định)

Thương mại,

du lịch 1.818,3 1.986,3 2.387,2 2.858,0 3.462,1 4.040,5 17,4

b Cơ cấu kinh tế

Trong thời kỳ 2015 - 2020, cơ cấu kinh tế của Thị xã có bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông lâm nghiệp thủy sản

Tỷ trọng nhóm dịch vụ 22,4% năm 2015 tăng lên 23,0% năm 2020 (tăng 0,6%)

Giá trị sản xuất năm 2020, thương mại dịch vụ du lịch đạt 4.040,5 tỷ đồng; nông lâm thủy sản 2.070,5 tỷ đồng; [12]

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã luôn giữ ở mức cao Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng Các thành phần kinh tế đều có bước phát triển

Trang 40

c Phát triển các ngành du lịch, dịch vụ

Mặc dù khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng với tinh thần tích cực, chủ động, nhiều giải pháp kích cầu phát triển kinh tế đã được thực hiện nên kinh tế của thị xã có sự hồi phục khá nhanh

Các ngành thương mại, dịch vụ có bước phát triển về chất lượng Hệ thống chợ, cửa hàng thương mại được quan tâm đầu tư, chuyển đổi mô hình quản lý Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội Năm 2020 ước đạt 7.405 tỷ đồng, tăng 2,92 lần so với năm 2015; giá trị sản xuất ngành thương mại tăng 18,2%/ năm Dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,7%/năm Các tuyến, điểm du lịch mới được hình thành, đưa vào khai thác; doanh thu từ hoạt động du lịch tăng bình quân 12%/năm Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 17,4%/năm

1.5.5 Điều kiện Văn hoá

Hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao tiếp tục phát triển; đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên Chất lượng xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa được nâng lên; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 92% (chỉ tiêu >90%) tỷ lệ thôn, khu văn hóa đạt 89%; có 175/179 thôn, khu có nhà văn hóa, đạt 97% Công tác quy hoạch, quản lý, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa được quan tâm; đã lập hồ sơ khoa học và được công nhận xếp hạng 41 di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh Triển khai, hoàn thành (giai đoạn 1) Dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng [12]

Hoạt động TDTT phát triển, 18/19 xã, phường có khu vui chơi cho thanh thiếu nhi, nhiều công trình thể thao, vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên được sử dụng

từ nguồn vốn ngoài ngân sách Thành lập nhiều câu lạc bộ thể thao cấp thị xã ở các

bộ môn như cầu lông, bóng đá, bóng chuyền hơi, bơi lội, bơi chải, cờ vua, cờ tướng,

võ vật đã thu hút sự tham gia của nhân dân

1.5.6 Chất lượng môi trường phục vụ du lịch

- Chất lượng và ô nhiễm môi trường không khí

Hiện nay mức độ tiêu thụ nhiên liệu trên địa bàn còn thấp nên lượng chất ô

Ngày đăng: 08/12/2024, 09:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Bùi Phuong Linh, Thân Mai Huyền, Đinh Thuỳ Linh và Trần Lan Hương (2022). "Vấn đề biến đổi khí hậu trên thế giới và tại Việt Nam”. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề biến đổi khí hậu trên thế giới và tại Việt Nam
Tác giả: Bùi Phuong Linh, Thân Mai Huyền, Đinh Thuỳ Linh và Trần Lan Hương
Năm: 2022
8. Quang Thọ (2021), “Quảng Ninh có thêm 1 di sản văn hóa quốc gia và 2 di tích quốc gia,” Báo Nhân dân. Truy cập tại trang web: https://nhandan.vn/quang- ninh-co-them-1-di-san-van-hoa-quoc-gia-va-2-di-tich-quoc-gia-post674791.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Ninh có thêm 1 di sản văn hóa quốc gia và 2 di tích quốc gia
Tác giả: Quang Thọ
Năm: 2021
9. Lương Phạm Trung (2021). "Các giải pháp ứng dụng và ứng phó, góp phần giảm nhẹ tác động của biến khí hậu đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam." (2011).Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp ứng dụng và ứng phó, góp phần giảm nhẹ tác động của biến khí hậu đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam
Tác giả: Lương Phạm Trung (2021). "Các giải pháp ứng dụng và ứng phó, góp phần giảm nhẹ tác động của biến khí hậu đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam
Năm: 2011
17. “UNWTO technical manual: Collection of Tourism Expenditure Statistics”. World Tourism Organization, 1995.Trang web Sách, tạp chí
Tiêu đề: UNWTO technical manual: Collection of Tourism Expenditure Statistics”. World Tourism Organization, 1995
19.Cổng thông tin điện tử Thị xã Quảng Yên. Truy cập tại trang web: https://www.quangninh.gov.vn/donvi/TXQuangYen/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=12559#:~:text=TX%20Qu%E1%BA%A3ng%20Y%C3%AAn%20hi%E1%BB%87n%20c%C3%B3,s%E1%BB%A9c%20ch%E1%BB%A9a%20tr%C3%AAn%205000%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di Link
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020). Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. Hà Nội. NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam, năm 2020 Khác
2. Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2019), Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2018. NXB Thống Kê. Quảng Ninh, năm 2019 Khác
3. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2008). Du lịch bền vững. Hà Nội. NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Khác
6. Quốc hội, Luật khí tượng thuỷ văn, số 90/2015/QH13. Hà Nội, ngày 23/11/2015 Khác
7. Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh (2020), Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2016 – 2020. Quảng Ninh, năm 2020 Khác
10. Thủ tướng Chính phủ (2020), Ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ban hành kèm theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020. Hà Nội Khác
11. UBND thị xã Quảng Yên (2021). Báo cáo kết quả 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh về bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 – 2022, 15/06/2021. Quảng Yên, năm 2021 Khác
12. UBND Thị Xã Quảng Yên (2020). Báo cáo tổng kết kinh tế, xã hội thị xã Quảng Yên năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020. Thị xã Quảng Yên, năm 2020 Khác
13. UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Quyết định chung TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định Số 3888/QĐ- UBND. Quảng Ninh, ngày 18 tháng 11 năm 2016 Khác
14. PGS, TS. Trần Yêm (2021). Đề án bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu thị xã Quảng Yên giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến 2030. Quảng Yên.Tài liệu tham khảo Tiếng Anh Khác
15. Emma Pattee and Rita Liu, Can the tourism industry survive the climate crisis?, The Guardian, 12/2021 Khác
16. IPCC 2006, Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories và IPCC 2019 Refinement Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w