1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ Đề dạy học tích hợp hệ vận Động cơ xương khoa học tự nhiên lớp 8

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Đề Dạy Học Tích Hợp Hệ Vận Động Cơ Xương
Người hướng dẫn TS. Trần Quỳnh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Khoa Học Tự Nhiên
Thể loại bài giảng
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

- Mô tả được cấu tạo và chức năng của hệ cơ, xương, khớp ở người.. Về phẩm chất - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ độngnhận và thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về cấu trú

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CHỦ ĐỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP

HỆ VẬN ĐỘNG CƠ XƯƠNG

KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 8

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện :

TS Trần Quỳnh Nhóm 2

Trang 2

Trường: THCS Nguyễn Văn A Họ và tên giáo viên: Nhóm 2

Tổ: Khoa học tự nhiên

TÊN BÀI DẠY: HỆ  VẬN ĐỘNG CƠ XƯƠNG

Môn: Khoa học tự nhiên; Lớp: 8(Thời gian thực hiện: 3 tiết)

I MỤC TIÊU

1 Về năng lực

1.1 Năng lực khoa học tự nhiên

Nhận thức khoa học tự nhiên

- Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn

- Mô tả được cấu tạo và chức năng của hệ cơ, xương, khớp ở người

- Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vậnđộng

2 Về phẩm chất

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ độngnhận và thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của

Trang 3

cơ, xương, khớp; có ý thức bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân

và người thân trong gia đình

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Phiếu học tập số 1 và 2

- 6 tờ giấy A3 (in sẵn hình ảnh khuyết tên các bộ phận cấu tạo vàchức năng của hệ cơ xương khớp) và các mảnh ghép “kiến thức”phù hợp

- Video 1: Hoạt động của cánh tay nâng vật nặng

  Lưu ý: Có thể sử dụng các dụng cụ tương tự phù hợp với điều kiệnthực tế

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1 Các hoạt động dạy học cụ thể (3 tiết)

Hoạt động

Phương

án đánh giá HĐ1.

Mở đầu

(10 phút)

- Xác định được vấn đềcần giải quyết: Mô tả đượchoạt động của cánh tay

- PP trực quan

- Làm việc cánhân

- Hỏi đáp

Trang 4

- PP trực quan.

- KT mảnhghép

- Làm việcnhóm

- Sảnphẩm họctập

- Phân tích được sự phùhợp giữa cấu tạo với chứcnăng của hệ vận động

- Vận dụng được kiến thức

về đòn bẩy và thành phầnhoá học của xương để giảithích sự co cơ, khả năngchịu tải của xương

- PP trực quan

- Làm việcnhóm

- Sảnphẩm họctập

HĐ3.

Luyện tập

(25 phút)

- Lựa chọn phương phápluyện tập thể thao phùhợp

- Vận dụng hiểu biết về hệvận động và bệnh họcđường để bảo vệ bảnthân, tuyên truyền vàgiúp đỡ người khác

- Làm việcnhóm

- Sảnphẩm họctập

HĐ4.

Vận dụng

(20 phút)

- Thực hành: Thực hiệnđược sơ cứu và băng bókhi người khác bị gãyxương

- PP trực quan

- Làm việcnhóm

- Nhậnxét

3.2 Tiến trình dạy học

1 Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút)

Trang 5

1.1 Mục tiêu: HS mô tả được hoạt động của cánh tay khi nâng vậtnặng.

1.2 Tổ chức thực hiện

a GV giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát video 1 và cho biết hành động trong video,

mô tả lại hoạt động của cánh tay mà em nhìn thấy trong video

b HS thực hiện nhiệm vụ: Quan sát video và thực hiện nhiệm vụ

c Báo cáo và thảo luận:

- GV mời HS xung phong trả lời, cả lớp lắng nghe, nhận xét (nếu có)

- GV nhận xét câu trả lời của HS

d Kết luận

- GV dẫn dắt vào bài: “Trong video là hành động cánh tay khi nâng

tạ, ta thấy khi cánh tay nâng một vật nặng thì cánh tay của ta sẽ colại Vậy tại sao cánh tay của ta sẽ co lại? Nguyên lý của nó là gì? Đểgiải thích được điều đó, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung kiếnthức mới: “Hệ vận động cơ xương”

2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (80 phút)

2.1 Hoạt động 2.1 Tìm hiểu về các loại đòn bẩy (35 phút)2.1.1 Mục tiêu:

- Lấy được ví dụ về một số loại đòn bẩy khác nhau trong thực tiễn.2.1.2 Tổ chức thực hiện

a GV giao nhiệm vụ:

- GV phát phiếu học tập số 1 cho tất cả HS (mỗi HS 1 phiếu học tập)

- GV chia lớp thành 6 nhóm (6 HS/ 1 nhóm), đánh số từ 1 đến 6 từngthành viên trong nhóm, mỗi nhóm hình thành một nhóm chuyên gia

và thực hiện nhiệm vụ trong vòng 10 phút để điền trong phiếu họctập của mình

Nhóm chuyên gia

+ Nhóm 1,4: Tìm hiểu về đặc điểm và vẽ hình mô tả đòn bẩy loại 1  + Nhóm 2,5: Tìm hiểu về đặc điểm và vẽ hình mô tả đòn bẩy loại 2

có lợi về lực

Trang 6

  + Nhóm 3,6: Tìm hiểu về đặc điểm và vẽ hình mô tả đòn bẩy loại 2không có lợi về lực.

Nhóm mảnh ghép

- Kết thúc thời gian hoạt động nhóm chuyên gia, GV tổ chức cho HS

di chuyển theo số để hình thành nhóm mảnh ghép (đảm bảo mỗinhóm mảnh ghép sẽ có tối thiểu 2 thành viên của nhóm chuyên gia).  + Những HS mang số 1, 2 của các nhóm 1, 2, 3 sẽ ngồi ở vị trí nhóm 1

  + Những HS mang số 3, 4 của các nhóm 1, 2, 3 sẽ ngồi ở vị trí nhóm 2

  + Những HS mang số 5, 6 của các nhóm 1, 2, 3 sẽ ngồi ở vị trí nhóm 3

  + Những HS mang số 1, 2 của các nhóm 4, 5, 6 sẽ ngồi ở vị trí nhóm 4

  + Những HS mang số 3, 4 của các nhóm 4, 5, 6 sẽ ngồi ở vị trí nhóm 5

  + Những HS mang số 5, 6 của các nhóm 4, 5, 6 sẽ ngồi ở vị trí nhóm 6

- Từng thành viên trong nhóm mảnh ghép lần lượt chia sẻ kết quảthực hiện nhiệm vụ từ nhóm chuyên gia cho các thành viên còn lạitrong vòng 8 phút HS sẽ dựa vào phần trình bày của các nhóm khác

để hoàn thành phiếu học tập số 1 trong vòng 5 phút

b HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầucủa giáo viên

c Báo cáo và thảo luận

- GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày kết quả thảo luận

- HS báo cáo, cả lớp lắng nghe và nhận xét (nếu có)

Trang 7

phân thành các loại sau:

+ Loại I — Đòn bẩy có điểm tựa nằm giữa 2 điểm đặt của 2 lực.+ Loại II có lợi về lực — Đòn bẩy có điểm tựa nằm ngoài khoảnggiữa điểm đặt 2 lực, F2 nằm xa điểm tựa hơn F1

+ Loại II không có lợi về lực — Đòn bẩy có điểm tựa nằm ngoàikhoảng giữa điểm đặt 2 lực, F2 nằm gần điểm tựa hơn F1

2.2 Hoạt động 2.2 Tìm hiểu về đòn bẩy trong hệ vận động ở  người (45 phút)

2.2.1 Mục tiêu:

- Mô tả được cấu tạo và chức năng của hệ cơ, xương, khớp ở người

- Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của hệ vậnđộng

- Vận dụng được kiến thức về đòn bẩy và thành phần hoá học củaxương để giải thích sự co cơ, khả năng chịu tải của xương

Trang 8

NHÓM … Hãy dán tên các bộ phận tương ướng với các vị trí cấu tạo trong hình và chức năng của xương, cơ, khớp.

CẤU TẠO

CHỨC NĂNGXương

c Báo cáo và thảo luận

- GV gọi các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả thảo luận ở nhiệm

vụ 1 và 2

- Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét (nếu có)

- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm

Trang 9

d Kết luận

- GV chốt kiến thức theo sản phẩm của nhiệm vụ 1

- GV bổ sung thêm kiến thức cho HS theo sản phẩm của nhiệm vụ 2:+ Đòn bẩy loại 1: Hoạt động di chuyển đầu lên xuống Khớp nằmgiữa hộp sọ và đốt sống thứ nhất của cột sống (khớp chẩm đội) làđiểm tựa Vật tải là trọng lượng của đầu Cơ sau cổ (cơ thang) bámvào sọ tạo ra lực (bằng cách co hoặc dãn) để nâng đầu lên hoặc cúiđầu xuống

+ Đòn bẩy loại 2 có lợi về lực: Hoạt động hít đất Bàn tay chống đấtlàm điểm tựa, cơ bắp tay đẩy cơ thể lên xuống đóng vai trò là lực tácdụng, phần cơ thể trước dồn lực ở giữa điểm tựa và điểm tác dụnglực là vật tải

+ Đòn bẩy loại 2 không có lợi về lực: Hoạt động dùng cánh tay nângvật (đòn bẩy ở khớp khuỷu) Khớp khuỷa chính là trục (điểm tựa).Vật nặng là trọng lượng cẳng tay, cổ tay, bàn tay kèm theo vậtnặng Cơ nhị đầu co khi khuỷu gập lại tạo thành lực nâng

Trang 10

3 Hoạt động 3: Luyện tập (25 phút)

3.1 Mục tiêu:

- Lựa chọn phương pháp luyện tập thể thao phù hợp

- Vận dụng hiểu biết về hệ vận động và bệnh học đường để bảo vệbản thân, tuyên truyền và giúp đỡ người khác

3.2 Tổ chức thực hiện

a GV giao nhiệm vụ

- GV giữ nguyên nhóm hoạt động 2.2

- GV tổ chức cho HS thiết kế poster tại lớp về bệnh tật cong vẹo cộtsống và bệnh loãng xương ở hệ vận động theo các nội dung sau (20phút):

  + Nguyên nhân

  + Tác hại

  + Cách phòng tránh (tối thiểu ba cách) đối với mỗi bệnh

- GV yêu cầu HS thiết kế poster đảm bảo các yêu cầu trong bảngtiêu chí đánh giá

b HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầucủa giáo viên

c Báo cáo và thảo luận

- GV gọi các nhóm trình bày sản phẩm lên bảng

- GV gọi ngẫu nhiên 2 - 3 nhóm lên trình bày sản phẩm, các nhómcòn lại lắng nghe và nhận xét (nếu có)

- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm

- GV đặt câu hỏi: Thông qua hoạt động tìm hiểu về nguyên nhân, táchại cũng như các biện pháp phòng tránh một số bệnh tật liên quanđến hệ vận động; Các em hãy rút ra cho bản thân mình hai phươngpháp luyện tập thể thao phù hợp và chia sẻ với lớp (luyện tập thểthao cần phù hợp với mức độ, thời gian và khả năng cơ thể tuỳ mỗi

cá nhân HS như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây, bơi lội, bóng rổ,cầu lông, bóng, …)

- GV gọi HS xung phong trả lời, cả lớp lắng nghe, nhận xét (nếu có)

d Kết luận

Trang 11

- GV chốt kiến thức.

- Một số bệnh, tật:

+ Loãng xương do cơ thể thiếu calcium và vitamin D, tuổi cao;thay đổi hormone, Loãng xương làm cho xương giòn, dễ gãy.+ Tật cong vẹo cột sống do tư thế hoạt động không đúng trongthời gian dài, mang vác vật nặng thường xuyên, do tai nạn hay còixương Tật cong vẹo cột sống làm cho các đốt sống bị xoay lệch vềmột bên, cong quá mức

- Cách phòng tránh một số bệnh liên quan đến hệ vận động: Cóchế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục thường xuyên, có thói quensống lành mạnh, kiểm tra y tế định kỳ và tránh mang vác vậtnặng

- GV bổ sung kiến thức cách phòng tránh bệnh loãng xương và congvẹo cột sống:

+ Loãng xương:

  * Bổ sung canxi, vitamin D qua chế độ ăn hoặc viên uống theo chỉđịnh bác sĩ

  * Đo loãng xương định kỳ đối với người có nguy cơ

  * Tập thể dục đều đặn để xương chắc khỏe, đặc biệt ở người lớntuổi

  * Thăm khám khi có vấn đề cơ xương khớp (đau xương, chuột rút)

  * Cẩn thận trong sinh hoạt, làm việc để tránh tai nạn

+ Cong vẹo cột sống:

  * Tập thể dục: Yoga, thiền, và bài tập tăng cường cơ lưng, bụng

  * Tránh mang vác nặng: Hạn chế sử dụng balo nặng, điều chỉnhbàn ghế học tập cho trẻ phù hợp với chiều cao

  * Tư thế đứng, ngồi, nằm đúng khi học tập, làm việc

  * Bổ sung canxi, vitamin D qua chế độ ăn hoặc viên uống theo chỉđịnh bác sĩ

  * Kiểm tra sức khoẻ định kỳ

Trang 12

Nhiệm vụ 1: Sơ cứu khi bị gãy tay 

+ GV cho HS xem video 2 về cách sơ cứu khi bị gãy tay và yêu cầu

HS nêu các bước sơ cứu khi bị gãy tay

+ GV yêu cầu HS thực hiện sơ cứu khi bị gãy tay

Nhiệm vụ 2: Sơ cứu khi bị gãy chân

+ GV cho HS xem video 3 về cách sư cứu khi bị gãy chân và yêu cầu

HS nêu các bước sơ cứu khi bị gãy chân

+ GV yêu cầu HS thực hiện sơ cứu khi bị gãy chân

b HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầucủa GV

c Báo cáo và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi

- GV thông báo:

  + Một số nguyên nhân gãy xương là do tai nạn giao thông, tai nạnsinh hoạt, tai nạn học đường, … Biện pháp phòng tránh là tham giagiao thông an toàn, thể dục lành mạnh

  + Các trường hợp tự sơ cứu được: Đau nhẹ, cảm giác đau thường ởvùng bị gãy xương, có thể kèm theo sưng nhẹ, không có vết thương

hở hoặc cơn đau chỉ xảy ra khi di chuyển hoặc khi ấn nhẹ vào khuvực bị gãy

- GV bổ sung kiến thức:

Trang 13

Ngay cả khi gãy xương không có vết thương hở và chỉ đau nhẹ, bạnvẫn cần phải đưa người bị thương đến bệnh viện để kiểm tra thêm,

vì một số trường hợp có thể không nhìn thấy rõ mức độ nghiêmtrọng

  + Các trường hợp cần đưa đi bệnh viện gấp: Cơn đau rất dữ dội,sưng nề nghiêm trọng, mất cảm giác hoặc liệt chi (mất khả năng cử động), có chảy máu nhiều, vết thương lớn

Nhiệm vụ 1

+ Mời 2 HS nêu các bước sơ cứu khi bị gãy tay

+ Mời 2 HS tiến hành sơ cứu khi bị gãy tay

Nhiệm vụ 2

+ Mời 2 HS nêu các bước sơ cứu khi bị gãy chân

+ Mời 2 HS tiến hành sơ cứu khi bị gãy chân

- GV đặt câu hỏi:

+ Khi thực hiện buộc cố định nẹp cần lưu ý những điều gì? (chiều dàinẹp đủ, tránh nẹp tiếp xúc trực tiếp cơ thể (lót bông, gạc y tế ởgiữa), dây buộc cố định (không quá lỏng không quá chặt), cầm máutrước khi băng bó)

+ Có thể sử dụng những dụng cụ nào tương tự nẹp và dây vải rộng

Trang 14

xương? (thước, thanh gỗ, thanh tre, … có chiều dài phù hợp để thaynẹp, vải hoặc quần áo sạch sẽ để thay dây vải bản rộng).

d Kết luận

- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chốt nội dung kiến thức:

  Các bước tiến hành sơ cứu khi bị gãy xương:

a Sơ cứu gãy xương cẳng tay

Bước 1: Đặt tay bị gãy vào sát thân nạn nhân

Bước 2: Đặt hai nẹp vào hai phía của cẳng tay, nẹp dài từ khuỷutay tới cổ tay, đồng thời lót bông/gạc y tế hoặc miếng vải sạch vàophía trong nẹp

Bước 3: Dùng dây vải rộng bản/băng y tế buộc cố định nẹp

Bước 4: Dùng khăn vải làm dây đeo vào có đế đỡ cẳng tay treotrước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay

b Sơ cứu gãy xương chân

Bước 1: Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bànchân vuông góc với cẳng chân

Bước 2: Dùng hai nẹp đặt phía trong và ngoài của chân bị gãy,đồng thời lót bông hoặc miếng vải sạch ở vị trí tiếp giáp giữa chân

và nẹp

Bước 3: Dùng dây vải rộng bản/băng y tế buộc cố định hai nẹp vớinhau ở các vị trí trên và dưới vùng gãy để cố định chỗ chân bị gãy

Trang 15

IV PHỤ LỤC

4.1 Phiếu học tập

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HỌ VÀ TÊN……….LỚP……… STT…….

Câu 1: Hãy đọc SGK, nêu đặc điểm và vẽ hình minh họa cho các loại đòn bẩy dưới đây: a Đòn bẩy loại 1 Trả lời: ………

………

………

………

………

b Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực Trả lời: ………

………

………

………

………

c Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực Trả lời: ………

………

………

………

……… Câu 2: Quan sát các hình dưới đây và sắp xếp các hình đó thuộc loại đòn bẩy nào?

Trang 16

Trả lời:

………

………

………

………

………

Trang 17

NHÓM … Hãy dán tên các bộ phận tương ướng với các vị trí cấu tạo trong hình và chức năng của xương, cơ, khớp.

CẤU TẠO

CHỨC NĂNG Xương

Khớp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Câu 1: Thành phần cấu tạo nào của xương khiến cho xương bền chắc? Kể tên một số loại thực phẩm nên cung cấp, bổ  sung cho cơ thể để xương phát triển, khoẻ mạnh

 Trả lời:

………

………

………

………

Trang 18

Câu 2: Hệ cơ xương khớp hỗ trợ như thế nào cho khả năng vận động ở người?  Trả lời: ………

………

………

………

………

Câu 3: Trong cơ thể người có những loại đòn bẩy nào?  Trả lời: ………

………

………

………

………

Câu 4: Vận dụng kiến thức về đòn bẩy em hãy giải thích vì sao tư thế co cơ có khả năng chịu tải của xương tốt hơn tư  thế dãn cơ?  Trả lời: ………

………

………

………

………

4.2 Đáp án phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 HỌ VÀ TÊN……….LỚP……… STT…… Câu 1: Hãy đọc SGK, nêu đặc điểm và vẽ hình minh họa cho các loại đòn bẩy dưới đây:

Trang 19

a Đòn bẩy loại 1

Trả lời:

+ Loại I — Đòn bẩy có điểm tựa nằm giữa 2 điểm đặt của 2 lực

b Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực

Trang 20

Trả lời:

- Đòn bẩy loại 1: b, e, g

- Đòn bẩy loại 2 cho lợi về lực: d

- Đòn bẩy loại 2 không cho lợi về lực: a,c

NHÓM … Hãy dán tên các bộ phận tương ướng với các vị trí cấu tạo trong hình và chức năng của xương, cơ, khớp.

CẤU TẠO

Trang 21

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2Câu 1: Thành phần cấu tạo nào của xương khiến cho xươngbền chắc? Kể tên một số loại thực phẩm nên cung cấp, bổ 

Trang 22

sung cho cơ thể để xương phát triển, khoẻ mạnh.

Câu 2: Hệ cơ xương khớp hỗ trợ như thế nào cho khả năngvận động ở người?

 Trả lời:

- Xương giúp nâng đỡ, bảo vệ và dự trữ khoáng chất cho cơ thể

- Khớp giúp nối các xương lại với nhau, tạo chuyển động

- Cơ giúp tạo năng lượng và duy trì tư thế, thăng bằng cho cơ thể

- Phối hợp với hệ thần kinh gửi tín hiệu đến các cơ để kích hoạtchuyển động

- Cơ chế hoạt động: Khi chúng ta muốn thực hiện một chuyểnđộng, hệ thần kinh sẽ gửi tín hiệu đến các cơ tương ứng Các cơnày sẽ co lại, kéo các xương qua khớp, tạo ra chuyển động

*Giải thích thêm: Nhờ có cơ bám vào xương, khi cơ co hay dãn sẽlàm xương cử động, giúp cơ thể di chuyển và vận động

Câu 2: Trong cơ thể người có những loại đòn bẩy nào?

 Trả lời:

- Đầu là đòn bẩy loại 1

- Cánh tay là đòn bẩy loại 2

Câu 3: Vận dụng kiến thức về đòn bẩy em hãy giải thích vìsao tư thế co cơ có khả năng chịu tải của xương tốt hơn tư thế dãn cơ?

 Trả lời:

- So sánh tư thế của tay khi cơ co và dãn:

+ Khi cơ co: Bắp cơ co ngắn lại làm cho xương cánh tay và cẳng

Ngày đăng: 08/12/2024, 03:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w