Việc xây dựng Hoàng Thành Thăng Long cũng phản ánh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, Phật giáo đã giúp triều đình xây dựng một nền tảng đạo đức và triết lý cho hệ thống cai trị, đồng t
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA SAU ĐẠI HỌC
TRIẾT HỌC NÂNG CAO
Bài thu hoạch thực tế: Khám phá di tích lịch sử Hoàng Thành
Thăng Long và mối liên hệ với văn hóa Phật giáo
Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Thị Thu Hường
Nhóm lớp: 26.02.QLKTA
Hà nội, ngày 10 tháng 11 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
I Giới thiệu Hoàng Thành Thăng Long 3
II Tầm quan trọng của Phật giáo trong văn hoá Việt Nam 4
III Giá trị văn hóa Phật giáo tại Hoàng Thành Thăng Long 5
1 Giá trị lịch sử 5
2 Giá trị văn hóa 7
3 Giá trị Tinh thần 8
IV Ý nghĩa và kết luận 10
1 Ý nghĩa của bài nghiên cứu 10
2 Kết luận 10
Trang 3I Giới thiệu Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng Thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền lịch sử hình thành Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích lịch sử ở Việt Nam
Công trình được xây dựng từ thế kỷ VII và phát triển trong thời kỳ của các triều đại Đinh - Tiền Lê Trong thời kỳ nhà Lý, vào năm 1010, kinh thành được dời từ Đại
La về Thăng Long Trải qua nhiều thăng trầm của các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Hoàng Thành Thăng Long đã trở thành biểu tượng của sự đấu tranh bảo vệ tổ quốc và
là minh chứng cho sự tiếp nối trong văn hoá qua các thời kỳ
Ngày 31/07/2010, tại Brazil, Uỷ ban Di sản Thế giới đã chính thức công nhận khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội là Di sản văn hoá thế giới, điều này làm toả sáng niềm tự hào không chỉ Hà Nội mà cả đất nước Việt Nam
Khu di tích trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội có tổng diện tích 18,395ha, bao gồn: khu khảo cổ học và các di tích còn sót lại như cột cờ Hà Nội, Đaon Môn, Điện Kính Thiên, nhà 67, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và 8 cổng hành cung thời Nguyễn
Cổng Đoan Môn – Hoàng Thành Thăng Long
Trang 4II Tầm quan trọng của Phật giáo trong văn hoá Việt Nam
Phật giáo khi du nhập vào Việt Nam đã nhanh chóng hoà quyện với các tín ngưỡng, văn hoá của dân tộc, thâm nhập vào đời sống tinh thần của người dân Phật giáo đang phát triển và đáp ứng nhu cầu tinh thần của bộ phận quần chúng nhân dân Phật giáo tác động tích cực đến văn hoá truyền thống của người dân Việt Nam từ đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán, nghệ thuật và có sự gắn kết mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người dân
Đến với Hoàng Thành Thăng Long, những dấu ấn rực rỡ của Phật giáo tạo nên giá trị độc nhất vô nhị của khu di tích, là biểu hiện rõ nét của sự giao thoa văn hoá Việc xây dựng Hoàng Thành Thăng Long cũng phản ánh sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo, Phật giáo đã giúp triều đình xây dựng một nền tảng đạo đức và triết lý cho
hệ thống cai trị, đồng thời cũng gắn kết lòng dân trong thời kỳ các triều đại phong kiến Đại Việt phải đối mặt với các mối đe dọa từ bên ngoài Thời nhà Lý, Phật giáo phát triển đến mức cực thịnh, trở thành quốc giáo và có ảnh hưởng lớn đến các chính sách của triều đình Chẳng hạn, dưới thời vua Lý Thánh Tông, nhiều công trình Phật giáo được xây dựng, và các chính sách hướng thiện, khuyến khích lòng từ bi, bác ái được
đề cao, tạo nên một nền hòa bình và ổn định tương đối trong xã hội Các chính sách hòa bình đối với các nước láng giềng cũng là một phần của tư tưởng từ bi của Phật giáo, giúp củng cố sự ổn định và phát triển của Hoàng Thành Thăng Long Điểm nổi bật là dấu ấn Phật giáo thể hiện rất đậm nét trong toàn bộ di sản, đặc biệt là ở thời Lý-Trần khi Phật giáo nắm vai trò chủ đạo Kiến trúc Phật giáo với nhiều tháp, và nhiều ngôi chùa hiện diện ngay trong Cấm thành, đặc biệt có viên gạch thời Trần khắc “Hưng hoá thiền tự” nghĩa là đã có chùa Hưng Hoá trong Cấm thành thời Trần Ngoài ra, nghệ thuật trang trí cung đình mang đậm dấu ấn Phật giáo với sự xuất hiện rất phong phú của hoa sen, lá đề, hai hình tượng tiêu biểu của Phật giáo
Trang 5III Giá trị văn hóa Phật giáo tại Hoàng Thành Thăng Long
1 Giá trị lịch sử
Sự hiện diện của Phật giáo trong Hoàng Thành Thăng Long được thể hiện rõ nét qua các công trình kiến trúc Phật giáo Nhiều ngôi chùa, tháp được xây dựng gắn liền với Hoàng Thành như chùa Diên Hựu (Chùa một cột), điện kính thiên, đây là nơi để người dân tìm đến sự bình yên và an lạc Các công trình này không chỉ có giá trị về mặt kiến trúc mà còn mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc
Trang 6Xuyên suốt chiều dài lịch sử, Phật giáo cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong nghệ thuật của Hoàng Thành Thăng Long qua các tác phẩm điêu khắc, trang trí trong các ngôi chùa, tháp đều mang đậm tính phật giáo
Minh chứng cho những giá trị lịch sử của Phật giáo tại Hoàng Thành Thăng Long
là sự giao lưu văn hoá, Phật giáo đã đến Việt Nam từ rất sớm và đã hoà nhập vào nền văn hoá bản địa Những hoạ tiết, tượng Phật được chạm khắc tinh xảo trên các công trình kiến trúc đã thể hiện trình độ nghệ thuật vô cùng tinh tế của người Việt xưa Ngoài ra còn phản ánh mối quan hệ giữa Phật giáo giữa các triều đại tạo nên một nền văn hoá rất đặc sắc, mang đậm tính lịch sử Các công trình kiến trúc Phật giáo không chỉ đơn thuần là những công trình xây dựng mà còn là những cuốn sách lịch sử, ghi lại những dấu ấn của thời gian, của sự giao thoá văn hoá và sự phát triển của Phật giáo Kiến trúc Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của kiến trúc Phật giáo Ấn
Độ, được thể hiện qua các hình tượng Phật, Bồ tát, các hoạ tiết trang trí
Mỗi ngôi chùa, tháp đều gắn liền với những câu chuyện lịch sử, những sự kiện quan trọng của đất nước Bên cạnh đó, các hiện vật khảo cổ tìm thấy trong các công trình kiến trúc Phật giáo giúp nhóm hiểu rõ hơn về cuộc sống của người dân xưa
Trang 72 Giá trị văn hóa
Là một di sản được UNESCO công nhận, Hoàng Thành Thăng Long không chỉ
là biểu tượng của lịch sử và quyền lực mà còn là nơi thể hiện rõ nét các giá trị văn hóa Phật Giáo Đặc biệt thể hiện rõ nét qua các yếu tố:
• Kiến trúc và nghệ thuật
Một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng trong Hoàng thành Thăng Long mang đậm dấu ấn Phật giáo là Chùa Một Cột ( Chùa Diên Hựu ) Kiến trúc độc đáo của Chùa Một Cột với cột đá đơn lẻ chống đỡ toàn bộ gian chùa, tượng trưng cho bông hoa sen là biểu tượng cho sự thanh tịnh và giác ngộ trong Phật giáo Văn hóa Phật Giáo không chỉ thể hiện trong những công trình kiến trúc mà còn được khắc họa rõ nét qua nghệ thuật Những nét trang trí, điêu khắc trong Hoàng Thành thời
Lý là sự kết hợp hài hòa giữa biểu tượng của vương quyền và biểu tượng của Phật giáo Hình tượng rồng, phượng nằm gọn trong hình tượng cánh sen, lá đề chính là
sự phản ánh rõ nét nhất xu hướng kết hợp giữa “vương” và “đạo” Hình tượng con rồng ở triều Lý không thể hiện sự uy vũ, mà toát lên vẻ thanh tao, mơ mộng, lãng mạn, khoan hòa và vị tha như triết lý của nhà Phật, thứ triết lý luôn khuyên răn con người ta tránh xa vòng bạo lực, tránh xa ham muốn thể hiện sức mạnh.Tới thời Trần, Phật Giáo vẫn tiếp tục phát triển tuy nhiên các đường nét trang trí, điêu khắc ở triều đại này đã dần thoát ly khỏi sự mềm mại, uyển chuyển, tinh tế của thời Lý, chuyển sang tôn thờ những đường nét phóng khoáng, mạnh mẽ, biểu đạt sức mạnh và uy quyền Rõ nét nhất là sự thay đổi trong mô tuýp tạo hình con rồng Rồng thời Trần
to khỏe hơn rồng thời Lý, mặt to và dữ tợn hơn với 5 móng vuốt sắc nhọn dưới mỗi bàn chân Vật liệu phổ biến được sử dụng trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc thời Trần đã mở rộng hơn thời Lý, bao gồm cả đá, gốm, đất nung và gỗ
• Lễ hội và nghi lễ
Trong suốt thời kỳ phong kiến, nhiều lễ hội Phật giáo đã được tổ chức tại Hoàng thành, thể hiện lòng kính trọng đối với các giá trị tâm linh và tôn giáo Các vua chúa thường tham gia các nghi lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an và hạnh phúc của dân chúng Trong đó nổi bật có Lễ Mộc Dục, gắn liền với Lễ Phật Đản được tổ chức lần đầu tiên ở nước ta vào năm Nhâm Tý (1072), dưới triều vua Lý Nhân Tông Vào ngày mồng 8 tháng 4 Âm lịch, vua Lý Nhân Tông đã cùng hoàng hậu và quần thần đến chùa Diên Hựu để làm lễ cầu phúc và thực hiện nghi lễ tắm Phật Kể từ đó trở
về sau qua các triều đại cùng sự thăng trầm của lịch sử và sự phát triển của Phật Giáo, Lễ Phật Đản với nghi thức tắm Phật trở nên phổ biến trong các sinh hoạt của nhà Phật Đây không chỉ đơn thuần là nghi lễ của cộng đồng Phật Giáo mà nó còn trở thành những sinh hoạt văn hóa chung trong dân gian Các nghi lễ cúng dường
và thiền định cũng thường xuyên được tổ chức trong Hoàng thành, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tu dưỡng tâm hồn và rèn luyện tinh thần theo triết lý Phật giáo
Trang 8• Văn hóa, giáo dục
Văn hóa giáo dục Phật giáo trong Hoàng thành Thăng Long được thể hiện qua nhiều khía cạnh, từ các hoạt động học thuật, lưu giữ kinh sách Trong thời kỳ Lý - Trần, Hoàng thành Thăng Long đã trở thành trung tâm lưu giữ và nghiên cứu nhiều kinh Phật và tác phẩm thiền học quan trọng Các nhà sư và học giả Phật giáo đã biên soạn, dịch thuật và chú giải nhiều bộ kinh, góp phần phổ biến tư tưởng và triết lý Phật giáo trong xã hội Các triều đại Lý, Trần cũng đã quan tâm đến việc bảo quản
và tu sửa kinh sách Phật giáo, xem đây là tài sản quý báu của dân tộc Nhiều thư viện và kho lưu trữ kinh sách được xây dựng trong khuôn viên Hoàng thành để phục
vụ cho việc nghiên cứu và học tập Để lưu giữ và phát triển nền văn hóa Phật Giáo, Các triều đại tại Hoàng thành Thăng Long thường mời các cao tăng, nhà sư danh tiếng từ khắp nơi đến giảng dạy và thuyết pháp Những buổi giảng dạy này không chỉ dành cho hoàng tộc mà còn mở rộng ra cho giới quan lại và nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức và hiểu biết về Phật giáo Nhiều khóa học về thiền định và giáo
lý Phật giáo đã được tổ chức trong Hoàng thành, thu hút sự tham gia của nhiều người, từ các quan lại đến dân thường Các khóa học này giúp người tham gia rèn luyện tâm hồn, tu dưỡng đạo đức và đạt được sự an lạc trong tâm hồn
► Nhìn chung, Hoàng thành Thăng Long không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là biểu tượng của văn hóa và tâm linh Việt Nam, nơi các giá trị Phật giáo đã được thể hiện và tôn vinh qua nhiều thế kỷ Các giá trị văn hóa Phật giáo tại Hoàng thành Thăng Long không chỉ là di sản vật chất mà còn là di sản tinh thần, phản ánh sự hòa quyện giữa tôn giáo và đời sống, tạo nên một bức tranh văn hóa đa sắc, đầy ý nghĩa và giá trị bền vững qua thời gian
3 Giá trị Tinh thần
Sức ảnh hưởng của Phật giáo đến người Việt có thể tóm tắt qua 4 thời kì:
- TK II - V: sự du nhập và hình thành
- TK VI - IX: thời kì hình thành
- TK X - XVIII: thời kì cực thịnh
- TK XX: thời kì phục hưng
Phật giáo sau khi du nhập và phát triển ở Việt Nam đã ăn sâu vào lối sống của người dân và có tác động đáng kể đến cuộc sống, phong tục tập quán và lối sống tinh thần của mọi người
Tác động của văn hóa Phật Giáo đến lối sống, phong tục tập quán
Lối sống ăn chay, thờ phật, phóng sinh, bố thí, cúng rằm, lễ chùa: những tập tục
được diễn ra vào các ngày mùng 1, ngày rằm, ngày lễ tết và những ngày lễ tiết đặc biệt của Phật giáo Đặc biệt, xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo phật tục lệ bố thí
và phóng sanh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng Đến ngày rằm và mùng một, người Việt thường hay mua chim, cá, rùa để đem về chùa chú nguyện
Trang 9rồi đi phóng sanh Người Việt cũng thích làm phước bố thí và sẵn sàng giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn, vào các ngày lễ hội lớn họ tập trung về chùa
Tập tục và nghi thức lễ tiết, ma chay, cưới hỏi: trong hoàn cảnh và gia thế của
từng hộ gia đình riêng biệt luôn muốn có sự chứng dám, dẫn dắt của bậc bề trên và
sự dẫn dắt của tổ tiên nên trong các dịp quan trọng như ma chay, cưới hỏi hay lễ tiết, người dân luôn có tập tục thỉnh chư tăng về làm lễ, để gia đình, tập thể có được
sự dẫn dắt, chứng dám và bảo hộ của đấng về trên Khi so sánh với các đức tin, tôn giáo khác, PG được đánh giá là không phức tạp và cầu kì so với Thiên Chúa giáo, Hồi giáo…
Ngoài những phong tục của người Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo đã được
kể trên, chúng ta còn thấy một số tập tục khác cũng tương đối phổ biến và có ít nhiều liên quan đến Phật giáo mà chúng ta phải ghi nhận Có thể kể đến như:
Đốt vàng mã: thể hiện sự thành tâm và kính dâng từ những người ở trên dương
thế đến những người đã khuất (Tuy nhiên, hiện nay, dưới xu thế thời đại cũng như điều răn dạy của Phật, tục đốt vàng mã được xếp vào “Hủ tục”, mang tính chất mê tín dị đoan, “Theo Phật dạy chúng sanh tùy nghiệp thiện ác theo đó mà thác sanh nơi cõi lành, cõi dữ Thân nhân chúng ta chết cũng theo nghiệp thiện ác mà thọ sanh vào sáu cõi chứ không ngồi chờ việc đốt vàng mã của người thân, vừa trái với đạo
lý, vừa phí tổn tiền bạc vô ích.”
Coi ngày, giờ làm việc lớn: Đây là một tập tục ăn sâu vào tập quán của người
Việt nói riêng và cả Châu Á nói chung Mỗi khi sắp làm một việc gì quan trọng như xây dựng nhà cửa, đám chết, đám cưới, xuất hành đầu năm người ta thường về chùa để nhờ các thầy coi giúp giùm ngày nào tốt thì làm ngày nào xấu thì tránh Thông thường người ta hay tránh ba ngày: mùng 05, 14, 23, họ cho ba ngày này là xuôi xẻo, là bất hạnh, cần phải tránh Theo cái nhìn của Phật giáo thì đây cũng là một loại hình mê tín, người Phật tử không nên chạy theo
►Phong tục tập quán tại Việt Nam trong quá trình tồn tại và phát triển đã chịu nhiều tác động của trào lưu văn hóa khác nhau Nhất là từ Trung Quốc Trong đó Phật giáo đã dự phần quan trọng trong việc định hình và duy trì không ít các tập tục dân gian mà chúng ta thấy vẫn còn tồn tại cho tới ngày nay Tuy nhiên, không phải các tập tục có sự ảnh hưởng của Phật giáo là tốt tất cả, mà trong đó có tập tục cần phải chắc lọc lại để phù hợp với chánh pháp Đó là nhiệm vụ nặng nề của các nhà truyền giáo trong thời hiện đại Bên cạnh sự ảnh hưởng trong các phong tục tập quán của dân tộc
Trang 10IV Ý nghĩa và kết luận
1 Ý nghĩa của bài nghiên cứu
Nghiên cứu về Hoàng Thành Thăng Long mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, không chỉ trong việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa , làm sáng tỏ các giá trị di sản của dân tộc Việt Nam mà còn bảo tồn được những phẩm chất đạo đức truyền thống của cha ông
Bảo tồn di sản văn hóa - di sản tâm linh, Hoàng Thành Thăng Long là một trong những di sản văn hóa lớn của Việt Nam Việc nghiên cứu những dấu tích quan trọng
từ các triều đại phong kiến giúp chúng ta bảo tồn và phát huy giá trị di sản này cho thế
hệ mai sau Hoàng Thành Thăng Long không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là biểu tượng của quá trình hình thành và phát triển từ thời kỳ Lý, Trần, Lê đến Nguyễn qua các thời kỳ phong kiến Một biểu tượng của sự trường tồn và phát triển của một thủ
đô nghìn năm văn hiến, việc nghiên cứu và bảo tồn các giá trị lịch sử này không chỉ giúp nâng cao ý thức cộng đồng về di sản mà còn góp phần tạo dựng niềm tự hào về lịch sử huy hoàng của dân tộc
Các di tích, công trình và hiện vật tìm thấy trong khu vực Hoàng Thành Thăng Long giúp chúng ta tái hiện lại đời sống và sự giao thoa văn hóa của người Việt thế
hệ trước Điều này không chỉ quan trọng trong nghiên cứu khảo cổ học mà còn cung cấp thông tin quý giá về phong tục, tín ngưỡng và xã hội xưa Bên cạnh đó, việc nghiên cứu còn đóng góp vào việc đào tạo thế hệ nghiên cứu sinh, sinh viên trong các lĩnh vực lịch sử, khảo cổ học, kiến trúc, và bảo tồn di tích, đây là cơ sở để phát triển các ngành nghiên cứu khoa học liên quan đến di sản lịch sử
Việc tìm hiểu về Hoàng Thành Thăng Long cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn và trân trọng những giá trị mà Phật giáo mang lại để từ đó nâng cao và làm phong phú những phẩm chất đạo đức cần có của một con người Việt Nam
2 Kết luận
Hoàng Thành Thăng Long, nơi có sự hiện diện đậm nét của Phật giáo, không chỉ
là một di sản văn hoá, kiến trúc mà còn là một bảo tàng sống động về lịch sử và văn hoá Việt Nam Những công trình kiến trúc nơi đây toát lên vẻ độc đáo, phản ánh tinh hoa nghệ thuật và sự sáng tạo của người Việt xưa, đặc biệt phản ánh sự phát triển và tiến bộ của kiến trúc và nghệ thuật Việt Nam qua các thời kỳ Đồng thời Phật giáo đã thấm nhuần vào đời sống xã hội, góp phần hun đúc nên những giá trị đạo đức và tinh thần của dân tộc Tựu chung lại, mỗi viên gạch, mỗi bức tường ở đây đều kể lại những câu chuyện về một thời đại đã qua, góp phần vào bức tranh tổng thể của lịch sử đất nước