1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận vấn nạn bạo lực gia Đình Ở việt nam hiện nay

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Nạn Bạo Lực Gia Đình Ở Việt Nam Hiện Nay
Người hướng dẫn Giáo Viên Hướng Dẫn
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Xã Hội Học Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 196,96 KB

Nội dung

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Bạo lực gia đình từ lâu đã trở thành một trong những vấn nạn nổi cộm của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại và để lại hậu quả phức tạp khó lường cho con người..  Ngư

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

BỘ MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

*******************

BÀI TIỂU LUẬN VẤN NẠN BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn :

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.  MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 MỤC ĐÍCH

2.2 NHIỆM VỤ

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

3.2 Phạm vi nghiên cứu của bạo lực gia đình

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BẠO LỰC GIA ĐÌNH

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm về Bạo lực:

1.2 Khái niệm về Bạo lực gia đình:

1.3 Các hình thức bạo lực gia đình:

1.3.1 Bạo lực thể chất:

1.3.2 Bạo lực tinh thần (bạo lực tâm lý):

1.3.3 Bạo lực tình dục:

1.3.4 Bạo lực kinh tế:

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

2.1.1 Bạo lực trong quan hệ vợ chồng

2.1.2 Bạo lực giữa bố mẹ và con cái

2.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG

2.2.1 Do nhận thức của mỗi cá nhân

2.2.2 Do yếu tố kinh tế

2.3 HẬU QUẢ BẠO LỰC GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM

2.3.1 Đối với chính nạn nhân:

2.3.2 Đối với người gây bạo lực gia đình:

2.3.3 Đối với trẻ em:

2.3.4 Đối với nền Kinh tế - Xã hội:

2.4 Kiến nghị giải pháp

KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Bạo lực gia đình từ lâu đã trở thành một trong những vấn nạn nổi cộm của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại và để lại hậu quả phức tạp khó lường cho con người Gia đình trong mỗi người được coi là tổ ấm thân thương, bình yên nhất, là nơi thỏa mãn nhu cầu về vật chất

và tinh thần đầy đủ nhất Đồng thời cũng là môi trường hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách mỗi cá nhân Gia đình là cội nguồn sức mạnh, là thành trì quan trọng nhất của mỗi người Trên hết, nơi gia đình ta được sống chan hòa trong những tình cảm thiêng liêng, ấm áp của quan hệ huyết thống ruột thịt và quan hệ hôn nhân

Tuy nhiên, hiện tượng bạo lực gia đình diễn ra từ nhiều nguyên nhân, với những hình thức khác nhau đã gây ra vô số những kết cục nghiêm trọng, dẫn theo không ít những tiêu cực không chỉ cho bản thân nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình và xã hội Vấn nạn bạo lực gia đình chúng tôi muốn đề cập đến trên hết là ý thức rõ về tính chất và hậu quả nặng nề, phức tạp mà vấn nạn này mang lại về thể xác, tinh thần và vật chất Trong bức tranh ấy, những gam màu đen tối, u buồn, bạo lực gia đình ở đâu đó vẫn xuất hiện, diễn ra -chính là thảm cảnh đau buồn mà không ai muốn trở thành nạn nhân của điều đó

 2.  MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

2.1 MỤC ĐÍCH

Mục đích của nhóm chúng tôi khi chọn nghiên cứu về đề tài này cho tiểu luận nhằm hiểu và nắm bắt một cách cụ thể, đầy đủ về bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay, từ thực trạng đang diễn ra, các hình thức, nguyên nhân, ảnh hưởng, hậu quả Sau cùng là để tìm ra những giải pháp phù hợp có hiệu quả đối với vấn đề nhức nhối này. 

2.2 NHIỆM VỤ

- Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. 

- Phân tích nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình. 

- Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm phòng, chống bạo lực và xây dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình Việt Nam hiện nay

3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Bạo lực gia đình là một vấn nạn của xã hội, để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với con người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ nhỏ

 Người phụ nữ: Thường là nạn nhân chính của bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần và tình dục

Trang 4

 Trẻ em: Trong gia đình nơi xảy ra bạo lực thì trẻ em là những người trở thành nạn nhân không thể tự vệ Những đứa trẻ đó có thể bị dày vò về tinh thần, lạm dụng thể xác hay bị xâm hại tình dục

 Người đàn ông: Nói về bạo lực gia đình thì mặc dù người đàn ông ít phổ biến hơn nhưng cũng có trường hợp nam giới trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình, bao gồm

cả bạo hành về thể xác, tinh thần và tình dục. 

3.2 Phạm vi nghiên cứu của bạo lực gia đình

Phạm vi nghiên cứu là toàn quốc, cả ở thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa; song tập trung vào khu vực thành thị là chủ yếu

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BẠO LỰC GIA ĐÌNH

 Nghiên cứu mô tả: Phương pháp này tập trung vào miêu tả các đặc điểm và xu hướng của bạo lực gia đình trong cộng đồng hoặc một nhóm cụ thể Các nghiên cứu này thường được sử dụng của các phương tiện như cuộc khảo sát, phỏng vấn và quan sát trực tiếp để thu thập dữ liệu

 Nghiên cứu phân tích: Phương pháp này nhằm vào việc phân tích các yếu tố gây ra đến bạo lực gia đình Các nghiên cứu này thường sử dụng phân tích đa biến để xác định các yếu tố đặc điểm các nhân và xã hội đối với bạo lực gia đình

 Nghiên cứu định tính: Phương pháp này nhấn mạnh vào việc hiểu sâu về trải nghiệm

và ý kiến sâu hơn về trải nghiệm và ý kiến của những người bị bạo hành và những người liên quan khác Các nghiên cứu này thường được sử dụng phỏng đoán chi tiết, nhóm thảo luận và khác phá các điểm phức tạp của bạo lực gia đình

 Nghiên cứu hành vi: Phương pháp này tập trung vào việc quan sát và đo lường các hành vi cụ thể liên quan đến bạo lực gia đình

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Khái niệm về Bạo lực:

Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất, lời nói, ngôn từ nhằm hạ bệ, đả kích,

gây tổn thương về thể chất hoặc tinh thần hoặc cả về thể chất lẫn tinh thần

1.2 Khái niệm về Bạo lực gia đình:

 Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả

năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình

1.3 Các hình thức bạo lực gia đình: gồm 4 hình thức

1.3.1 Bạo lực thể chất: 

 Khái niệm: là những hành vi cố ý xâm hại tính mạng hoặc gây ra thương tích trên cơ thể cho nạn nhân Dấu hiệu để nhận biết loại bạo lực này khá dễ vì nó thường để lại dấu vết trên cơ thể nạn nhân. 

 Các hậu quả của bạo lực thể chất trong gia đình có thể rất nghiêm trọng, bao gồm:

o Tổn thương vật lý: Nạn nhân có thể gặp chấn thương, vết thương, gãy xương,

bầm tím, hoặc bất kỳ tổn thương vật lý nào khác

o Tác động tâm lý: Bạo lực thể chất có thể gây ra sự hoang mang, lo lắng, sợ hãi, tự

ti, và trầm cảm cho nạn nhân Cảm giác không an toàn và không được tôn trọng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ

o Hậu quả xã hội: Nạn nhân có thể trải qua cảm giác cô lập, mất niềm tin vào người

khác, và gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ xã hội và làm việc

o Chấm dứt đời sống: Bạo lực thể chất có thể dẫn đến tử vong hoặc tàn phế Ngay

cả khi không gây ra tử vong trực tiếp, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trong tương lai

 Ví dụ: 

Đánh, đấm, đá, tát, bóp cổ, xô đẩy, giật kéo, quăng ném…;

Không cho ăn uống, nghỉ ngơi, không cho mặc quần áo để bị rét. 

Sử dụng hung khí gây huỷ hoại hoặc làm biến dạng bộ phận cơ thể; có thể bao gồm việc sử dụng hung khí như que, gậy, dao hoặc kéo,…;

1.3.2 Bạo lực tinh thần (bạo lực tâm lý):

 Khái niệm: là những hành vi đối xử tồi tệ gây áp lực về mặt tâm lý, tạo tổn thương tức thời hay tiềm ẩn về mặt tâm lý, sức khỏe tâm thần cho nạn nhân. 

 Nó khá phổ biến thế nhưng lại khó để nhận ra hơn người bị bạo lực về tinh thần, sở dĩ

nó không để lại dấu vết hay thương tích so với bạo lực thể xác

Trang 6

 Những hành vi bạo lực tinh thần có thể được thể hiện qua việc dùng lời nói hoặc thái

độ, cử chỉ của người gây ra bạo lực và thường rất khó để phân biệt một hành vi xúc phạm hay dẫn đến mức bạo lực tinh thần/tâm lý

  Ví dụ: 

Chửi mắng, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm 

Nhốt, cô lập không cho tiếp xúc với người khác. 

Phớt lờ cảm xúc, không quan tâm, đối xử lạnh nhạt gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

1.3.3 Bạo lực tình dục: 

 Khái niệm: là hành vi sử dụng vũ lực hay dùng lời nói đe dọa để ép buộc người kia có quan hệ tình dục (dù hành vi đó có thực hiện được hay không) hoặc hành vi cố lôi kéo hoạt động tình dục ngay cả khi người kia không có khả năng từ chối bởi các lý do bất đắc dĩ như: sức khỏe, bị ảnh hưởng của chất kích thích, chưa đủ năng lực hiểu biết về hậu quả của quan hệ tình dục hoặc bị hăm dọa, quấy rối tình dục

 Bạo lực tình dục có thể làm tăng nguy cơ tự tử hoặc người bị nhiễm HIV. 

 Trong gia đình, bạo lực tình dục giữa vợ và chồng là điều không quá xa lạ Nhiều người ngoài cuộc sẽ nghĩ đó chỉ là tình yêu sâu đậm, nhưng đâu biết khi hành vi quá lạm dụng, sẽ dẫn đến bạo lực tình dục và gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khoẻ người bị bạo lực. 

 Ví dụ: 

Hiếp hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục hoặc đe dọa, khống chế để quan hệ tình dục.

Sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn;

Dùng dụng cụ gây tổn thương bộ phận sinh dục của nạn nhân;

Sử dụng những lời lẽ liên quan đến dục tính gây khó chịu về tâm lý hoặc dùng lời nói hay hành động cưỡng ép nạn nhân thực hiện những hành vi tình dục khiến nạn nhân cảm thấy bị làm nhục,…

1.3.4 Bạo lực kinh tế:

 Khái niệm: là hành vi kiểm soát về tài chính, bắt người khác trong gia đình phụ thuộc tài chính hoặc chiếm đoạt thu nhập hợp pháp; ngăn cấm tiếp cận, sử dụng các nguồn thu nhập của gia đình hoặc bắt ép thành viên gia đình làm việc quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; hủy hoại tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình Loại bạo lực này thường xảy ra với nạn nhân là phụ nữ/người vợ trong gia đình

 Bạo lực kinh tế có thể bao gồm:

Kiểm soát tài chính: Người kiểm soát tài chính có thể cố ý kiếm tiền ít để làm cho

đối tác cảm thấy phụ thuộc hoặc không độc lập tài chính, hoặc họ có thể kiểm soát

và hạn chế quyền truy cập vào tài chính của đối tác

Cấm ngăn: Người kiểm soát tài chính có thể cấm ngăn đối tác khỏi việc sử dụng

tiền hoặc tài sản, làm cho họ phụ thuộc vào người kiểm soát

Trang 7

Lạm dụng tài chính: Đối tác có thể bị ép buộc hoặc lạm dụng để chi tiêu tiền

hoặc tài sản của họ theo ý của người kiểm soát, thậm chí có thể bị ép buộc phải tham gia vào các hành động tài chính không đồng ý

Đe dọa hoặc phạt: Người kiểm soát tài chính có thể sử dụng tiền hoặc tài sản làm

cách thức để đe dọa hoặc phạt đối tác, tạo ra một môi trường áp lực và kiểm soát

 Bạo lực kinh tế trong gia đình có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt tâm

lý, tài chính và xã hội cho nạn nhân. 

Ví dụ: 

 Tịch thu tiền, của cải khiến nạn nhân khi cần phải cầu xin.

 KIểm soát mọi tài sản, tiền bạc, thu nhập tạo ra sự phụ thuộc

 Không cho sử dụng tài sản chung

 Chiếm đoạt, làm hư hỏng hoặc phá hủy tài sản riêng của nạn nhân hoặc tài sản chung

trong gia đình.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

Bạo lực gia đình đang là một vấn đề mang tính toàn cầu, được xem là đề tài thu hút đối với giới nghiên cứu ở mọi lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Ở Việt Nam, vấn nạn bạo lực gia đình đang được quan tâm nhiều hơn khi ngày càng có nhiều nạn nhân với những hệ lụy ngày càng nặng nề Không chỉ để hậu quả ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, bạo lực gia đình còn gây ra những vết thương sâu sắc về mặt tinh thần sâu sắc đối với người bị bạo hành Chính vì vậy, bất kỳ hành vi bạo lực gia đình dù là về tinh thần hay thể chất cũng cần phải bị lên án và trừng phạt

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn

2009-2019, tổng số vụ bạo lực gia đình đã được phát hiện trên cả nước là 297.498 vụ Trong giai đoạn này, số trường hợp bạo lực gia đình được ghi nhận có sự cải thiện qua các năm: năm

2009 là 53.206 vụ, năm 2015 giảm xuống còn 20.108 vụ và chỉ còn 8.176 vụ trong năm 2019 Tuy nhiên, các số liệu thống kê trên mới chỉ là phần nổi từ những người dám "tố cáo" hành vi bạo lực trong gia đình, hay đó mới chỉ là số vụ bạo hành được các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý

Theo thống kê của Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, trong số các vụ bạo lực gia đình bị phát hiện, có 74% nạn nhân là nữ, 11% nạn nhân là trẻ em. 

2.1.1 Bạo lực trong quan hệ vợ chồng

Bạo lực gia đình diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng bạo lực giữa người chồng đối với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất Hành vi người chồng gây ra chủ yếu là bạo lực về thể chất, đây là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh

mẽ nhất Người đàn ông sử dụng vũ lực với vợ nhằm mục đích “dạy” vợ bởi họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật Không ít trường hợp người phụ nữ bị đánh đập dã man, tàn nhẫn và phải chịu đựng những hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe và

Trang 8

tính mạng Tuy nhiên, nhiều người vẫn cam chịu và chấp nhận, chỉ vì lý do đơn giản là để cho con cái có cả bố và mẹ Nhiều người phụ nữ bị bạo hành trong một khoảng thời gian dài không nghĩ gì đến việc phản kháng hay tố cáo hành vi bạo lực để bảo vệ bản thân Chỉ đến khi hành động vũ phu của người chồng gây ra với vợ để lại thương tích, hậu quả nặng nề, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng thì hành vi đó mới bị pháp luật trừng trị, người phạm tội mới bị nghiêm trị

Không chỉ dừng lại ở hành vi bạo lực về thể chất, người chồng còn có thể dùng nhiều cách khác nhằm bạo lực tinh thần người vợ Khác với bạo hành về thể chất, bạo hành tinh thần (chửi bới, mắng nhiếc, mạt sát, đe dọa, uy hiếp tinh thần, chiến tranh lạnh, kiểm soát thái quá ) làm cho người vợ phải sống trong lo lắng, căng thẳng hay thậm chí là trầm cảm, hoảng loạn Hình thức bạo hành này không gây đau đớn, không tổn hại trực tiếp, không để lại những hậu quả về thể chất, mà gây tổn hại tới xúc cảm, tình cảm, tâm lý của người phụ nữ Bên cạnh

đó, người phụ nữ còn phải chịu bạo hành về tài chính (bị kiểm soát về kinh tế) hay bạo hành

về tình dục (bị cưỡng bức về tình dục)

Theo báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ công bố năm 2020, có đến 63,8% phụ nữ Việt Nam từng bị bạo lực cũng như kiểm soát hành vi bởi chồng ít nhất một lần. 

Theo bài đăng trên báo Điện tử VTV đăng ngày 24/07/2021 có tựa đề “Hơn 30% phụ

nữ từng hứng chịu bạo lực gia đình” thì số liệu thực trạng bạo lực gia đình như sau:

“Chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay, số cuộc gọi của phụ nữ bị bạo hành đến đường dây nóng của Trung Tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tăng 130% so với thời điểm trước khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam Số lượng nạn nhân được hỗ trợ giải cứu và tiếp nhận vào Ngôi nhà bình yên, nhà tạm lánh thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tăng 80% so cùng kỳ năm 2020.”

Tuy nhiên, bạo lực gia đình thì không chỉ phụ nữ mà còn cả đàn ông Trong xã hội ngày nay, hiện tượng người vợ dùng vũ lực đối với chồng cũng không phải là hiếm Nghiên cứu của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội cho thấy có khoảng 9-10% nạn nhân trong các

vụ bạo lực gia đình là nam giới và thủ phạm là nữ giới Theo nhiều cuộc nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy tỷ lệ vợ bạo hành chồng gần ngang với tỷ lệ chồng bạo hành vợ Nếu phụ

nữ thường bị bạo hành cả thể chất và tinh thần thì nam giới bị bạo hành về tinh thần nhiều hơn Người đàn ông phải chịu đựng những lời lẽ chửi bới, mạt sát coi thường từ vợ của mình

Họ bị cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng Ngoài ra, họ cũng phải chịu sự kiểm soát của người vợ như kiểm soát tài chính và không được sử dụng tiền để phục vụ những nhu cầu riêng của bản thân Tình trạng bạo hành kéo dài sẽ khiến người đàn ông bị ức chế, dễ gây ra xung đột, tranh cãi và có thể dẫn đến sự tan vỡ trong hôn nhân Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, hằng năm có 220.000 vụ

ly hôn, trong đó có từ 70% đến 80% có lý do liên quan đến xung đột và bạo lực gia đình

Tóm lại, bạo lực gia đình xuất phát từ hai phía vợ và chồng đang là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội Bạo lực gia đình không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của người bị bạo hành, đồng thời, cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến

Trang 9

các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em Những đứa con trong các gia đình có hành vi bạo lực gia đình có thể vừa là người chứng kiến, vừa là đối tượng bị bạo lực, bỏ rơi. 

2.1.2 Bạo lực giữa bố mẹ và con cái

Hiện nay, không ít gia đình hiện vẫn áp dụng phương pháp dạy con bằng đòn roi Độ nặng, nhẹ của roi vọt tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của lỗi sai mà các em mắc phải Với quan niệm “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, vấn nạn bạo lực giữa cha mẹ với con cái dần được xã hội chấp nhận và diễn ra khá phổ biến Rất nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cách tốt nhất để con trẻ nhận ra lỗi sai

và không dám tái phạm Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ coi việc la mắng, chỉ trích, trách móc con trẻ là động lực thúc đẩy chúng cố gắng nỗ lực hơn Theo số liệu thống kê, có khoảng 1/3 trẻ

em ở Việt Nam từ 13 đến 17 tuổi từng trải qua ít nhất một dạng bạo lực trong gia đình

Tuy nhiên, trái với quan niệm "thương cho roi cho vọt" của cha mẹ, hơn 90% trong số 5.400 ý kiến của trẻ em khắp cả nước cho dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do MSD thực hiện tháng 11/2021, cho thấy mọi hành vi như đánh bằng tay hay bằng các vật dụng, giật tóc, mắng, chửi bới, so sánh, hay các hình thức tra tấn khác đều là bạo lực, dù cha mẹ có nhân danh đó là yêu thương con, là muốn con tốt hơn Dẫu biết mỗi gia đình sẽ có một cách nuôi dạy con cái khác nhau nhưng việc giáo dục bằng hình thức bạo lực cần phải được xã hội nhìn nhận như một tội ác đáng lên án gay gắt

Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu gia đình và Giới thực hiện năm 2019, có 69% trẻ em cho biết đã từng bị bố mẹ trách phạt bằng bất kỳ hình thức nào (đánh, đạp, tát…)

và 31,6% cha mẹ thừa nhận đã bạo lực với con mình

Theo UNICEF Việt Nam, có tới 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình

Chuyên gia tâm lý cho rằng, cha mẹ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần của con cái bởi lối giáo dục bằng bạo lực Con cái chính là tấm gương phản chiếu hình ảnh của cha mẹ nên chúng chịu ảnh hưởng lớn từ họ, nhưng nhiều bậc cha mẹ đang vô tình gieo rắc cách sống bạo lực cho con mà không hề hay biết Nhiều đứa trẻ thích giải quyết vấn

đề bằng cách sử dụng vũ lực với bạn bè và mọi người xung quanh chỉ vì điều này Hành vi bạo lực ở trẻ có thể bao gồm các hành vi như: đánh nhau, đe dọa, hoặc cố tình làm tổn thương người khác… Bởi vậy, bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình cũng chính là bảo vệ các em khỏi mầm mống bạo lực được gieo rắc từ chính người nuôi dưỡng chúng Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bạo hành, bất kể bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi

Không chỉ có thể bị bạo lực về thể xác mà trẻ em còn bị bạo lực về mặt tinh thần Theo báo cáo nghiên cứu của UNICEF, có đến 61,7% cha mẹ từng có hành vi bạo lực ngôn từ với con cái Trong đó, hành động bạo hành tinh thần phổ biến nhất là hạ thấp con, hoặc chỉ trích trẻ vô cớ

Nghiên cứu cũng chỉ ra, mặc dù bạo lực ngôn từ không gây hại cho cơ thể, song chúng vẫn để lại những ám ảnh tâm lý rất khó quên cho những đứa trẻ Kiểu bạo hành tâm lý này

Trang 10

thường núp dưới vỏ bọc của "tình yêu gia đình" và đau lòng hơn nữa, chúng lại thường đến từ những người gần gũi nhất với trẻ Những hành vi bạo lực ngôn từ được thực hiện bởi chính cha mẹ và người thân của trẻ với lý do “mẹ làm việc này là vì con” khiến nạn nhân chỉ biết im lặng và chịu đựng những lời mắng mỏ, đe doạ hay hạ thấp của người lớn

Trong một nghiên cứu về tổn thương của trẻ em bị bạo hành, các nhà khoa học đã nhận được 721 lá thư từ những người lớn từng bị bạo hành khi còn nhỏ Cuộc khảo sát cho thấy 80% trong số họ cho rằng bạo hành tinh thần gây ra nhiều nỗi đau hơn cả Nỗi đau thể xác có thể được chữa lành, nhưng nỗi đau tâm lý sẽ mãi để lại “vết sẹo” trong tâm hồn những nạn nhân

Không chỉ được biểu hiện dưới hình thức cha mẹ bạo hành con cái mà bạo lực gia đình cũng có thể xuất phát từ người con đối với cha mẹ mình Thực tế này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng cần được chú ý Không ít trường hợp con cái gây ra những tổn thương về

cả thể chất, tinh thần cho cha mẹ Có rất nhiều nguyên do dẫn đến thực trạng trên, tuy nhiên, không thể biện hộ cho những người con đã bỏ bê, không chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ, mà thậm chí còn đánh đập, chửi mắng, sỉ nhục những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng mình Theo số liệu điều tra của Viện nghiên cứu gia đình và Giới thực hiện năm 2019, các hành vi bạo lực đối với người cao tuổi bao gồm: không quan tâm về tình cảm, không chăm sóc ăn uống, thuốc men; ép buộc, tranh giành tài sản thừa kế, sỉ nhục, quát mắng… Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người cao tuổi, mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống của họ

Theo số liệu thống kê, có một số lượng đáng kể người cao tuổi trải qua bạo lực gia đình từ con cháu hoặc người thân trong gia đình Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy nguyên nhân đơn giản dẫn đến hành vi trên là do: những người già thì sức khỏe yếu, không còn sức lao động nên cần có người chăm sóc Trong khi đó, con cái của họ thì không muốn tiêu tốn tiền bạc, thời gian, công sức để chăm sóc cha mẹ mình bởi vậy họ dễ dàng trở thành đối tượng

bị bạo hành

2.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG

Bạo lực gia đình không còn là tình trạng quá mới mẻ tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, nó có thể xảy ra ở bất cứ một gia cảnh nào và bất kì giới tình nào cũng có thể

bị bạo lực gia đình, đặc biệt nạn nhân đa phần là phụ nữ, trẻ em và người già Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy, năm

2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra) Cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những vụ bạo lực gia đình gây thương tâm như vậy, sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất

Ngày đăng: 05/12/2024, 12:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Bạo hành phụ nữ trong gia đình Việt Nam” , Trần Anh Thư (2016) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo hành phụ nữ trong gia đình Việt Nam
2. "Hơn 30% phụ nữ từng hứng chịu bạo lực gia đình" , Ban Thời sự - VTV (2021) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hơn 30% phụ nữ từng hứng chịu bạo lực gia đình
3. "Đối tượng và nguyên nhân của bạo lực gia đình" , Vụ Gia đình (2018) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối tượng và nguyên nhân của bạo lực gia đình
4. “Bạo lực gia đình: Những con số đau lòng” , Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2022) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình: Những con số đau lòng
5. “Ma men gây ra hơn 30% các vụ bạo lực gia đình” , Báo Nhân dân, Lam Ngọc (2018) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ma men gây ra hơn 30% các vụ bạo lực gia đình
6. “Trẻ vị thành niên phạm tội do ảnh hưởng từ gia đình” , Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trẻ vị thành niên phạm tội do ảnh hưởng từ gia đình
8. “Các tổ chức cộng đồng với nỗ lực phòng, chống bạo lực gia đình” , Báo UNFPA Việt Nam (2022) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tổ chức cộng đồng với nỗ lực phòng, chống bạo lực gia đình
10. “Bạo lực gia đình là gì? Những hành vi được coi là bao lực gia đình” , Báo Luật Việt Nam, Nguyễn Hương (2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bạo lực gia đình là gì? Những hành vi được coi là bao lực gia đình
11. “Cách nhận biết các hình thức bạo lực gia đình”, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hoà Bình (2022) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách nhận biết các hình thức bạo lực gia đình
7. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 số 13/2022/QH15 Khác
9. Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w