Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng nguyên lý này để xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay. Bài thuyết trình học phần Triết học - MBA bao gồm slide thuyết trình
Trang 1Chủ đề: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức XH Vận dụng nguyên
lý này để xây dựng đời sống tinh thần của người VN hiện nay
MỤC LỤC
I Khái niệm: 2
1.1 Tồn tại xã hội là gì? 2
1.2 Ý thức xã hội là gì? 2
II Về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội: 3
2.1 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội 3
2.2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 3
2.2.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội 3
2.2.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội 4
2.2.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình 4
2.2.4 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội tới tồn tại xã hội 5
2.2.5 Ý thức xã hội tác động ngược trở lại tồn tại xã hội 5
III Vận dụng nguyên lý trong đời sống tinh thần xã hội của người Việt Nam hiện nay: 5
3.1 Tình hình Việt Nam hiện nay 5
3.2 Xây dựng ý thức xã hội ở Việt Nam 6
Trang 2+ Môi trường tự nhiên
+ Điều kiện dân số
Ví dụ: Trong điều kiện địa lý tự nhiên nhiệt đới, gió mùa, nhiều sông ngòi, tất yếu
làm hình thành nên phương thức canh tác lúa nước là thích hợp nhất đối với người Việt Nam Để tiến hành được phương thức đó, người Việt buộc phải co cụm lại thành tổ chức dân cư làng, xã, có tính ổn định bền vững,
1.2 Ý thức xã hội là gì?
Ý thức xã hội là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng, những tâm tư, tình cảm, những tập tục truyền thống, những thiên hướng, hứng thú… của XH phản ánh lại tồn tại XH ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa;truyền thống
hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác Ngoài ra Việt Namcó hệ thống tư tưởng lớn
và chi phối dân tộc Việt trong nhiều thế kỷ, nhất làphong kiến là tư tưởng Nho giáo
– Nếu phân chia theo chiều ngang (tạo các cấp độ cao thấp) thì ý thức xã hội XH bao gồm 2 cấp độ cơ bản:
+ Ý thức xã hội thông thường
+ Ý thức lý luận (ý thức xã hội khái quát từ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn) Trong hai cấp độ trên, thì vai trò quan trọng nhất thuộc về hai yếu tố là tâm lý XH và hệ tư tưởng
o Tâm lý XH là bộ phận của ý thức xã hội thông thường, nó bao gồm những tâm
tư tình cảm, những tập tục truyền thống, những thói quen, tập quán… của XH phản ánh trực tiếp những điều kiện sinh hoạt vật chất hàng ngày của XH, đây là bộ phận có tính bền vững và bảo thủ cao
Trang 3o Hệ tư tưởng là bộ phận của ý thức lý luận, nó bao gồm những quan điểm tư
tưởng đã được hệ thống hóa thành chỉnh thể học thuyết để phản ánh những lợi ích cơ bản
và địa vị của một giai cấp nhất định Có 2 loại hệ tư tưởng là:
Hệ tư tưởng khoa học: phản ánh chính xác, khách quan tồn tại xã hội
Hệ tư tưởng không khoa học: phản ánh sai lầm, hư ảo hoặc xuyên tạc tồn tại xã hội
II Về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
2.1 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Tồn tại xã hội là cái thứ nhất, ý thức xã hội là cái thứ hai Tồn tại xã hội nào thìcó
ý thức xã hội ấy Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất, đặc điểm và xu hướng biến đổi, phát triển của ý thức xã hội Ý thức xã hội phản ánh cái logic khách quan của tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội thay đổi là điều kiện quyết định để ý thức xã hội thay đổi Khi
tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi thì những từ tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật và triết học sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định
Tồn tại xã hội quy định ý thức xã hội không giản đơn, trực tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm, lý luận, hình
thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ khi xét cho đến cùng mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tếđược phản ánh, bằng cách này hay cách khác, trong các tư tưởng ấy Như vậy, sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã hội phải được xem xét một cách biện chứng
2.2 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Tuy ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, nhưng ý thức xã hội không thụ động mà có tính độc lập tương đối, có tác dụng tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội
Tính độc lập tương đối biểu hiện ở những điểm sau:
2.2.1 Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã mất rất lâu, nhưng ý thức
xã hội cũ đó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng Tính độc lập tương đối này biểu hiện đặc biệt rõ trong lĩnh vực tâm lý xã hội như trong truyền thống, tập quán, thói quen
Trang 4Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội là do những nguyên nhân về: – Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thườngxuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người, thường diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp và trở nên lạc hậu Hơn nữa ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội
– Do sức mạnh của thói quen truyền thống ,tập quán cũng như dotính lạc hậu ,bảo thủ của một số hình thái xã hội
– Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm ,những tậpđoàn người ,những giaii cấp nhất định trong xã hội
2.2.2 Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội,dự báo được tương lai
và có tác dụng tổ chức chỉ đạo hoạt đông thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào hướng giải quyết những nhiệm vụ mới do sự phát triển chín muồi của đời sống vật chất của
xã hội đặt ra
2.2.3 Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ
sở kế thừa những tài liệu lý luận của các thời đại trước
Do ý thức có tính kế thừa trong sự phát triển, nên không thể giải thích được một tư tưởng nào đó nếu chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có, không chú ý đến các giai đoạn phát triển tư tưởng trước đó
Lịch sử phát triển của tư tưởng cho thấy những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của triết học, văn học, nghệ thuật… nhiều khi không phù hợp hoàn toàn với những giai đoạn hưng thịnh hoặc suy tàn của kinh tế Tính chất kế thừa trong sự phát triển của tư tưởng
là một trong những nguyên nhân nói rõ vì sao một nước có trình độ phát triển tương đối kém về kinh tế nhưng tư tưởng lại ở trình độ phát triển cao
Trang 52.2.4 Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội tới tồn tại xã hội
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội làm cho ở mỗi hình thái ý thức
có những mặt, những tính chất không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất
Lịch sử phát triển của ý thức xã hội cho thấy, thông thường ở mỗi thời đại,tùy theo những hoàn cảnh lịch sử cụ thể có những hình thái ý thức nào đó nổilên hàng đầu và tác động mạnh đến các hình thái ý thức khác
2.2.5 Ý thức xã hội tác động ngược trở lại tồn tại xã hội
Chủ nghĩa duy vật lịch sử không những chống lại quan điểm duy tâm tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội ,mà còn bác bỏ quan niệm duy vật tầm thường hay chủ nghĩa duy vật kinh tế phủ nhận tác dụng tích cực của ý thức xã hội trong đời sống xã hội
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể ,vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh
III Vận dụng nguyên lý trong đời sống tinh thần xã hội của người Việt Nam hiện nay:
3.1 Tình hình Việt Nam hiện nay
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen
Một mặt phải coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa, phát huy tác động tích cực của đời sống tinh thần xã hội đối với quá trình phát triển kinh tế vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan trong việc xây dựng văn hóa, con người mới
Cụ thể, Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã
hội phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực từ nông lâm ngư nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ
Những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá đã và đang làm chao đảo nhiều giá trị
tinh thần nói chung, nhân cách con người nói riêng Đặc biệt, một số giá trị đạo đức tốt
Trang 6đẹp, thiêng liêng… vốn có vị trí quan trọng trong hệ giá trị văn hoá truyền thốngcủa dân tộc Việt Nam đang có nguy cơ bị mai một và bào mòn Trong quá trình điều chỉnh theo cơ
chế thị trường, dễ dẫn đến cuộc cạnh tranh, ganh đua làm giàu bằng mọi thủ đoạn, làm phá vỡ những giá trị văn hóa
Ví dụ: Toàn cầu hoá kinh tế tạo ra lối sống hưởng thụ, xa hoa, lãng phí và cũng hình thành nêntâm lí sính ngoại của người dân
Không chỉ vậy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là nhân tố đặc biệt quan trọng,
quy định sự phát triển, vận hành xã hội trong thế kỷ 21 Đặc trưng nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp công nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, nhờ đó xóa bỏ dần các ranh giới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội cùng rất nhiều những thành tựu
Nhưng bên cạnh đó, vấn đề chính trị, tôn giáo còn nhiều bất cập, xuất hiện cảnhững hệ tư tưởng lệch lạc
Ví dụ: Tình trạng tham gia biểu tình, chống đối gây bất ổn chính trị trong nước
Đặc biệt, giới trẻ ở Việt Nam đang gặp phải những vấn đề mà không phải ai
cũngcó thể tự nhận ra
+ Thứ nhất, thế hệ trẻ ngày nay có sự tiếp xúc, học hỏi từ nhiều nền văn hóa Do đó, táo bạo, dám nghĩ dám làm là kim chỉ nam cho những ý tưởng của họ Cũng từ đó, một bộ phận bước đầu đạt được thành công đã ngủ quên trên chiến thắng, không tiếp tục học tập thế hệ đi trước
+ Thứ hai, việc giáo dục tư tưởng đạo đức hoặc chưa được coi trọng trọng đúng mức, hoặc quá cứng nhắc nên người trẻ còn chưa được trang bị đầy đủ lý luận vềmặt tư tưởng khi bước ra hội nhập với thế giới
3.2 Xây dựng ý thức xã hội ở Việt Nam
Từ những tình hình nói trên của Việt Nam, nghiên cứu và tìm hiểu một vài biện
pháp để Xây dựng ý thức xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Có thể thể nói, xây dựng ý thức xã hội là quá trình lâu dài, phức tạp, để có hiệu
quả, trước hết chúng ta cần:
Trang 7+ Đẩy mạnh công cuộc xây dựng đời sống kinh tế mới, văn hoá mới, con người mới Khi nghiên cứu sự vận động của lịch sử qua các thời kỳ, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
khái quát: “Không phải ý thức của con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ” Ý thức xã hội mới luôn bị chi phối bởi điều kiện sinh hoạt vật chất, điều kiện kinh tế của xã hội mới Vì vậy, xây dựng ý thức xã hội mới phải bắt đầu từ việc xây dựng đời sống vật chất của xã hội mới
+ Không ngừng hoàn thiện ý thức xã hội mới theo hướng khoa học, cách mạng, tiến bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội mới, con người mới Chúng ta cần đẩy mạnh
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, kịp thời làm sáng tỏ những vấn đề lý luận đồng thời cần chú trọng vấn đề kế thừa và đổi mới những giá trị truyền thống của dân tộc Đó không chỉ là sự gìn giữ, bảo lưu các giá trị truyền thống, mà còn tiếp thu có chọn lọc các giá trị tinh thần được du nhập từ bên ngoài
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong quá trình tuyên truyền, giáo dục ý thức xã hội mới
Tăng cường vai trò của báo chí, của các phương tiện thông tin đại chúng khác trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng dư luận theo chiều hướng tích cực, đồng thời phê phán những quan điểm sai trái, luận điệu phản động
+ Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, mở rộng dân chủ, khơi dậy tính chủ động,tự giác của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân
+ Đảng ta cũng khẳng định, trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu
quốc tế, phải đặc biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa và
phát huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc Tiếp thu tinh hoa các dân tộc trên thế giới, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá Việt Nam
-
Trang 8Trình bày mối quan hệ
biện chứng giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội
→ Vận dụng nguyên lý này để xây
dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay
CHỦ ĐỀ
THUYẾT TRÌNH
24/10/2022
Trang 9I • Các khái niệm liên quan
Trang 10I Các khái niệm liên quan:
Trang 11Phương tiện sản xuất: đầu tiên nhất, quyết định nhất
Môi trường tự nhiên
Điều kiện dân số
Ví dụ: Trong diệu kiện địa lý tự nhiên, tất yếu hình thành nên phương
thức canh tác lúa nước → thích hợp nhất đối với người Việt Nam.
Để tiến hành điều đó, buộc người Việt Nam phải cụm thành tổ chức dân
cư như làng, xã,… → thể hiện tính ổn định, bền vững,…
Trang 121.2 Ý thức xã hội là gì?
Là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng, những tâm tư, tình cảm, những tập tục truyền thống, những thiên hướng, hứng thú,… của xã hội phản ảnh lại tồn tại xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.
Ví dụ: Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước, nhân dạo nhân nghĩa;
truyền thống hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác
Trang 131.2 Ý thức xã hội là gì?
Nếu phân chia theo chiều ngang → ý thức xã hội gồm 2 cấp độ cơ bản:
Ý thức xã hội thông thường
Ý thức lý luận
Trong hai cấp độ trên, thì vai trò quan trọng nhất thuộc về 2 yếu tố:
Tâm lý
xã hội
Trang 14I Kh
II Mối quan hệ biện chứng giữa
tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Trang 152.1 Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội?
Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy Ý thức xã hội phản ánh
cái logic khách quan của tồn tại xã hội.
hội thay đổi.
Khi tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi thì
những từ tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật và triết học
sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định.
tiếp mà thường thông qua các khâu trung gian.
Không phải bất kỳ tư tưởng, quan niệm, lý luận, hình thái ý thức
xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh
tế của thời đại.
Trang 162.1 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình
Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội tới tồn tại xã hội
Ý thức xã hội tác động ngược trở lại tồn tại xã hội
Tuy phụ thuộc vào tồn tại xã hội nhưng ý thức xã hội không thụ động mà
có tính độc lập tương đối tác động tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội Biểu hiện ở những điểm sau:
Trang 172.1 Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Lịch sử cho thấy nhiều khi xã hội cũ mất đi thậm chí đã
mất rất lâu, nhưng ý thức xã hội cũ đó sinh ra vẫn tồn tại
dai dẳng
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn tồn tại xã hội là do
những nguyên nhân về:
❑ Sự biến đổi của tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ,
thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn
của con người.
❑ Do sức mạnh của thói quen truyền thống, tập quán.
❑ Ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những
tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội.