Nội dung thuyết trình nhóm giữa kỳ môn Hành vi tổ chức bậc Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh MBA với chủ đề "Giữ chân nhân viên giỏi không là biện pháp đối phó nhất thời mà là chiến lược của doanh nghiệp". Bài phân tích dựa trên nội dung môn học học phần Hành vi tổ chức và liên hệ doanh nghiệp BHNT Generali Việt Nam.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ
MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 8340101
“GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN GIỎI KHÔNG LÀ BIỆN PHÁP
ĐỐI PHÓ NHẤT THỜI MÀ LÀ CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP” PHÂN TÍCH VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM
NHÂN THỌ GENERALI VIỆT NAM
GVHD: TS Phan Thị Minh Châu
Lớp:
Nhóm: 2 Họ và tên HV – Mã số HV:
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 3
MỤC LỤC
I PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM “GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN GIỎI KHÔNG LÀ BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ NHẤT THỜI MÀ LÀ CHIẾN LƯỢC DOANH
NGHIỆP” 1
1 Thế nào là nhân viên giỏi? 1
2 Tại sao doanh nghiệp cần phải giữ chân nhân viên giỏi? 1
a) Nguồn nhân lực là yếu tổ cốt lõi của mỗi doanh nghiệp 1
b) Nhân viên giỏi là một “khoản đầu tư” 2
c) Sự cạnh tranh nguồn lực giỏi trên thị trường 2
3 Thực trạng việc “chảy máu chất xám” tại doanh nghiệp 3
II LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ GENERALI VIỆT NAM 5
1 Giới thiệu về Công ty Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam 5
a) Khái quát sơ lược về công ty 5
b) Thành tựu nổi bật tại Việt Nam 5
2 Chiến lược giữ chân nhân viên giỏi tại công ty 6
a) Luôn khích lệ tinh thần của nhân viên 6
b) Xây dựng uy tín, phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả 6
c) Tin tưởng và hỗ trợ nhân viên chủ động làm việc 7
d) Có chế độ lương phù hợp và bảo hiểm phúc lợi 7
e) Môi trường làm việc gắn kết và đầy năng động 8
f) Văn hóa công ty SOHI 9
III BÀI HỌC RÚT RA CHO DOANH NGHIỆP 10
1 Trách nhiệm đối với các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp 10
2 Giữ chân người có chuyên môn giỏi bằng văn hoá 12
Trang 4I PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM “GIỮ CHÂN NHÂN VIÊN GIỎI KHÔNG LÀ BIỆN PHÁP ĐỐI PHÓ NHẤT THỜI MÀ LÀ CHIẾN LƯỢC DOANH NGHIỆP”
1 Thế nào là nhân viên giỏi?
Để cấu thành một doanh nghiệp, nguồn nhân lực là thành phần không thể thiếu, đặc biệt là những nhân viên giỏi thì càng được đề cao hơn vì họ giúp cho doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài
Thông thường, những người nhân viên giỏi được nhắc đến là những con người
có trí óc, có tinh thần trách nhiệm cao; là những người luôn làm việc hết mình và có cống hiến cho hoạt động của doanh nghiệp; hay là người được doanh nghiệp xem trọng và dễ dàng đề bạt ở vị trí quan trọng trong tổ chức Như vậy, nhìn chung đặc điểm của một nhân viên giỏi sẽ là:
1) Là nhóm người giỏi bất kể vị trí nào, doanh nghiệp cần quan tâm giữ lại và hiểu được họ có mong muốn, nhu cầu như thế nào
2) Luôn hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ/mục tiêu công việc;
3) Đảm nhận vị trí công việc quan trọng, đòi hỏi nhiều kỹ năng/kiến thức/trình
độ chuyên môn cao;
4) Luôn đề cao lợi ích của tập thể, xem thành quả cá nhân là thành quả của doanh nghiệp;
5) Liên tục đề xuất nâng cao và cải tiến hiệu quả làm việc;
6) Có tâm huyết làm việc cùng với sự phát triển của doanh nghiệp;
7) Phù hợp với doanh nghiệp; hòa hợp với những người trong doanh nghiệp
để cùng phát triển
2 Tại sao doanh nghiệp cần phải giữ chân nhân viên giỏi?
a) Nguồn nhân lực là yếu tổ cốt lõi của mỗi doanh nghiệp
Nguồn nhân lực và nguồn vốn là hai nhân tố nhất thiết phải có khi quyết định thành lập một doanh nghiệp Nguồn vốn tài chính là công cụ giúp công ty bảo đảm
bộ mặt bên ngoài, còn nguồn nhân lực đóng vai trò vận hành nội bộ bên trong, là người thực thi các chiến lược, các kế hoạch để đưa doanh nghiệp tồn tại và phát triển
Doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng, có thể quan sát, học hỏi mô hình kinh doanh của đối thủ, nhưng không thể sao chép một nguồn nhân lực của doanh nghiệp/tổ chức khác Đặc biệt là nguồn nhân lực giỏi giúp gia tăng sức mạnh cạnh
Trang 52
tranh của doanh nghiệp, bảo đảm tính thành công đến việc thực thi các hoạt động chiến lược kinh doanh, giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược đúng đắn
b) Nhân viên giỏi là một “khoản đầu tư”
Nhân viên là một “khoản đầu tư” của tổ chức, nhất là nhân viên giỏi sẽ là một
“khoản đầu tư” lớn của doanh nghiệp Cụ thể, khi mất đi một nhân viên giỏi, doanh nghiệp sẽ mất những chi phí như: chi phí tuyển dụng/chiêu mộ, chi phí đào tạo, chi phí giảm năng suất (tùy từng vị trí, cấp bậc, nhân viên mới có thể cần từ 6 tháng đến 1 năm
để đạt được hiệu suất làm việc tương đương nhân viên cũ), chi phí xử lý các vấn đề phát sinh khi nhân viên mới chưa nắm bắt kịp các vấn đề trọng tâm trong công việc, …
Trong đó, chi phí để thay thế một nhân viên mới chiếm tỉ lệ chi phí khá cao Bởi theo nghiên cứu của SHRM, chi phí trung bình để thay thế một nhân viên cũ khi họ rời
đi là 6-9 tháng tiền lương Bên cạnh đó, khi một khi nhân viên không xác định gắn bó lâu dài, thì dù họ có giỏi đến cỡ nào cũng không bận tâm đến việc phát huy khả năng để đóng góp cho công ty Họ sẽ không rời bỏ công việc ngay lập tức mà dần dần trở nên mất nhiệt huyết, uể oải và không còn hứng thú với công việc, sau đó họ mới quyết định rời đi Đây cũng được xem là “khoản đầu tư” kém hiệu quả của doanh nghiệp
Như vậy, việc giữ chân nhân viên giỏi có ý nghĩa với doanh nghiệp rất nhiều
so với tuyển dụng, đào tạo và định hướng một nhân viên thay thế với năng lực tương đương, bởi chi phí sẽ còn cao hơn nhiều so với việc thay thế một nhân viên bình thường Qua đó, doanh nghiệp sẽ có thể duy trì hiệu quả về phương diện quản trị hiệu suất, năng suất, tinh thần người lao động, chất lượng công việc, giảm bớt chi phí và các vấn đề phát sinh khác
c) Sự cạnh tranh nguồn lực giỏi trên thị trường
Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 đã giúp cơ hội tiếp cận thông tin ngày càng dễ dàng, khiến thay đổi cách thức, hành vi và thói quen của người tuyển dụng và người lao động Không khó gì cho một nhân viên có khả năng tìm được bến đỗ với những đãi ngộ phù hợp với nhu cầu dựa trên năng lực của họ, đặc biệt là những nhân viên giỏi, rất được nhiều doanh nghiệp, tổ chức săn đón
Do đó, nếu doanh nghiệp không có chiến lược giữ chân nhân viên giỏi của mình thì rất dễ bị đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám” Tổn thất lúc đó không chỉ dừng lại ở số lượng nhân sự, mà còn ảnh hưởng đến sự vận hành của toàn doanh
Trang 63
nghiệp như doanh thu sụt giảm, chi phí tuyển dụng “dội” lên cao và rất nhiều hao tổn liên quan khác khi phải thay người
3 Thực trạng việc “chảy máu chất xám” tại doanh nghiệp
Trên thị trường kinh tế hiện nay, một số doanh nghiệp Việt Nam đang gặp vấn
đề khó khăn khi mà xu hướng nhân viên giỏi xin thôi việc và chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài Hay nhân viên giỏi ít gắn bó, xin nhảy việc khi có
cơ hội việc làm mới tốt hơn Điều này không những làm giảm sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn khiến mất đi nguồn chất xám to lớn
Theo báo cáo Thị trường tuyển dụng 2021 & Xu hướng tuyển dụng 2022 từ TopCV, có 4 lý do hàng đầu khiến người lao động rời bỏ công việc hiện tại của họ
(sắp xếp theo thứ tự giảm dần) là:
1) Công việc hiện tại ít có khả năng phát triển
Với mỗi nhân viên khi đi làm ngoài vấn đề lương bổng, nhất là nhân viên giỏi
và có đam mê với công việc Họ luôn mong muốn có được lộ trình thăng tiến cụ thể
và cơ hội phát triển năng lực cá nhân mỗi ngày Do dó, nếu cứ bị “dậm chân tại chỗ”
sẽ khiến họ cảm thấy chán nản
Việc nhân viên giỏi đánh giá thấp khả năng phát triển của công việc hiện tại
có thể xuất phát từ việc doanh nghiệp chưa có lộ trình phát triển phù hợp cho từng nhân sự hoặc lộ trình này chưa được truyền đạt một cách tích cực đến nhân viên
2) Mức lương, thưởng, đãi ngộ không tương xứng với năng lực
Chính sách lương là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân nhân viên giỏi Nếu nhân viên không có được chế độ phúc lợi tương xứng với năng lực họ cống hiến, chắc chắn họ sẽ không muốn gắn bó lâu dài
3) Quy trình, chính sách công ty không rõ ràng, minh bạch
Điều này rất dễ bắt gặp ở các doanh nghiệp nhỏ, khi mà bộ máy quản lý vẫn còn lỏng lẻo và không rõ ràng Không nhất quán trong chính sách và hành động Có
sự thiên vị trong một cá nhân hay một nhóm nhân viên Đối với một số công ty là gia đình thì rất khó để đưa hoạt động công ty vào quy củ hơn
Qua đó khiến nhân viên giỏi khá khó khăn để phát huy năng lực của mình 4) Văn hóa công ty không phù hợp
Trang 74
Việc tuyển dụng nhân sự phù hợp với văn hóa là hoạt động tìm kiếm ứng viên, không những phải đáp ứng được nhu cầu về năng lực, mà còn cần có khả năng làm việc nhất quán với giá trị và “đặc điểm tính cách” của công ty
Có một thực tế rõ ràng, kể cả nhân sự có sở hữu năng lực xuất chúng đến đâu
đi chăng nữa, thì khi không thể cộng tác làm việc hiệu quả với đội nhóm, họ cũng chỉ kéo cả bộ máy đang vận hành trơn tru của doanh nghiệp đi xuống Không chỉ vậy, họ còn “góp phần” làm lãng phí không ít tài nguyên của tổ chức Và cuối cùng, nhân viên giỏi sẽ lựa chọn rời đi vì “văn hóa công ty không phù hợp”
So sánh sự khác biệt giữa đối phó nhất thời và chiến lược doanh nghiệp:
Biện pháp đối phó nhất thời Chiến lược doanh nghiệp
Nhà quản trị dễ bị “mơ hồ” khi xác
định nhân viên giỏi biện pháp
giữ chân không thực sự hiệu quả
Doanh nghiệp dễ dàng xác định được đâu là nhân viên giỏi ngay từ đầu để phòng tránh việc ra đi của họ
Nhà quản trị tùy cơ ứng biến đưa
biện pháp đối phó nhằm “níu kéo”
nhân viên giỏi khi họ rời đi quyết
định của nhà quản trị mang nhiều sự
cảm tính, nhất thời
Có kế hoạch cụ thể và dài hạn, được thiết kế dựa trên ý kiến của các bên liên quan và chuyên gia, phòng tránh được sự rời đi của nhân viên giỏi
Tác dụng giữ chân nhân viên giỏi
trong thời gian nhất định và dễ
dàng tiếp diễn tình trạng họ lại rời
đi mang lại hiệu quả tức thời
Tác dụng phòng tránh việc rời đi của nhân viên giỏi trong dài hạn, tăng độ trung thành của họ Khi có phát sinh, cũng có biện pháp tìm hiểu và xử lý kịp thời để giữ chân họ hiệu quả mang lại hiệu quả lâu dài
Nhà quản trị không có bức tranh
tổng quan về nhân sự của mình để
quản lý cho hiệu quả
Nhà quản trị hiệu rõ được năng lực, chuyên môn nhân sự của mình từ đó có chiến lược
sử dụng, giữ chân và phát triển trong tương lai
Thật vậy, việc giữ chân nhân viên giỏi là chiến lược của doanh nghiệp chứ
không phải là biện pháp đối phó nhất thời
Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp – điều này đúng, nhưng chưa đủ Con người với bộ “gen” phù hợp về năng lực và giá trị mới chính là yếu tố cốt lõi Một nguồn nhân lực chất lượng, phù hợp về kiến thức, kỹ năng và văn hóa sẽ
là động lực mạnh mẽ thúc đẩy doanh nghiệp tiến về phía trước Vì vậy, điều doanh nghiệp cần làm không phải là giữ chân tất cả nhân viên (điều mà khó có thể xảy ra) mà
là xây dựng một chiến lược giữ chân các nhân viên giỏi và phù hợp
Trang 85
II LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ GENERALI VIỆT NAM
1 Giới thiệu về Công ty Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam
a) Khái quát sơ lược về công ty
Generali Việt Nam thuộc Tập đoàn Generali, được thành lập năm 1831 tại Trieste, Italia - một trong những Tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới có mặt tại 50 quốc gia tại thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á
Sau 10 năm hoạt động, Generali Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ hàng đầu Việt Nam với mạng lưới hơn 70 Tổng Đại Lý (GenCasa) và trung tâm dịch vụ khách hàng trên toàn quốc, phục vụ hơn 400.000 khách hàng
b) Thành tựu nổi bật tại Việt Nam
Trải qua lịch sử lâu đời về sự uy tín và chất lượng tư vấn bảo hiểm trên toàn thế giới, Generali cũng đã đạt được rất nhiều giải thưởng về sự đào tạo và thúc đẩy nhân viên giỏi và chiến lược giữ nhân viên giỏi của mình rất thành công, qua đó xây dựng đội ngũ nhân viên trung thành và giúp công ty thu lợi nhuận và phát triển vững mạnh
Năm 2020, Generali Việt Nam được vinh danh “Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu có Nguồn nhân lực Hạnh phúc” theo khảo sát của Anphabe Khảo sát này đo lường sự hài lòng của nhân viên về công ty của mình dựa trên 6 nhóm tiêu chí: Danh tiếng công ty, Môi trường làm việc, Lãnh đạo và quản lý, Tưởng thưởng và phúc lợi,
Cơ hội phát triển, Chất lượng công việc cuộc sống Anphabe là đơn vị thực hiện Khảo sát Nơi Làm Việc Tốt Nhất Việt Nam thường niên với hơn 70.000 người đi làm có kinh nghiệm tại hơn 700 công ty trong 20 ngành nghề khác nhau trên toàn quốc
Vào tháng 11/2021, Công ty được vinh danh doanh nghiệp xuất sắc ở hai giải thưởng “Gắn kết Nhân viên” và “Ứng dụng công nghệ & Đột phá nhân sự” thuộc hạng mục “Nhân Sự Xuất Sắc” tại chương trình “Chứng nhận Việt Nam Xuất Sắc – Vietnam Excellence 2021” Những giải thưởng uy tín này là minh chứng cho thành công của chiến lược quản trị nhân sự, phát triển con người và môi trường làm việc tại Generali trong năm qua
Vào cuối năm 2021 và năm 2022, Generali được vinh danh “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” sau khi đã triển khai thành công hàng loạt sáng kiến của chiến lược nhân sự “Hơn cả một nơi làm việc”
Trang 96
Danh sách “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” được xét duyệt dựa trên khảo sát của Anphabe với sự tham gia của gần 60.000 người đi làm có kinh nghiệm trên toàn quốc, với các tiêu chí: Danh tiếng công ty, lương thưởng, cơ hội phát triển, môi trường làm việc, lãnh đạo và quản lý, chất lượng công việc cuộc sống và sức hấp dẫn thương hiệu nhà tuyển dụng từ những đánh giá khách quan của người đi làm cùng ngành
2 Chiến lược giữ chân nhân viên giỏi tại công ty
Với khẩu hiệu “Generali – Hơn cả một nơi để làm việc”, Công ty đã phát động nhiều sáng kiến và hành động tích cực cho các nhân viên của mình Đó không chỉ là biện pháp đối phó nhất thời mà nó phải là một chiến lược cho cả quá trình để nhân viên có thể cảm nhận giá trị mềm và nhân văn của công ty, đặc biệt là hàng loạt sáng kiến quản trị nhân sự xoay quanh bốn trọng tâm “Học hỏi, Phát triển, Vui sống, Thăng hoa” của chiến lược nhân sự “Hơn cả một nơi làm việc” đã được Generali triển khai thành công Cụ thể minh chứng như sau:
a) Luôn khích lệ tinh thần của nhân viên
Qua các cuộc khảo sát nội bộ của công ty, Generali hiểu được nhân viên mong muốn được đào tạo, trainning những kỹ năng, chuyên môn trong công việc và sự hỗ trợ làm việc từ công ty Do đó, Generali định hướng phát triển được thiết kế rõ ràng cho từng nhân viên, bằng cách nhân viên nào cũng có thể tiếp cận với những chương trình đào tạo và cơ hội học hỏi từ cả trong lẫn nước ngoài
Công ty chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua chương trình “Phát triển nhân tài Generali” và chương trình Quản trị viên tập sự Genext Challenge 2021 Cả hai chương trình hướng đến phát triển tài năng và các cá nhân ưu tú, bồi dưỡng lớp lãnh đạo kế cận đủ năng lực, đáp ứng cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững của Generali tại Việt Nam
Với nền tảng và thế mạnh tiên phong về công nghệ, Generali đã số hóa thành công các quy trình quản lý nhân sự, nổi bật là hệ thống thông tin nhân sự xuyên suốt GenME, hệ thống đăng ký tuyển dụng, nền tảng đào tạo huấn luyện WeLearn, ứng dụng ghi nhận và khen thưởng nội bộ GenCoins Bên cạnh đó, các hỗ trợ và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hầu hết các quy trình hoạt động của công ty đã góp phần đảm bảo kế hoạch làm việc thông minh, linh hoạt được thực hiện hiệu quả, xuyên suốt Việc này đã giúp công ty vận hành ổn định ngay cả thời điểm dịch Covid đã căng thẳng
b) Xây dựng uy tín, phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả
Trang 107
Với uy tín lâu năm và được nhiều khách hàng tin dùng, qua đó Generali luôn phát kiến những chiến lược kinh doanh và đạt nhiều thành công, cụ thể:
+ Giai đoạn 2017 – 2021: Công ty đạt Giải thưởng rồng vàng theo ghi nhận của thời báo kinh tế Việt Nam;
+ Năm 2018: Công ty bảo hiểm có dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam do tạp chí International Finance Magazine – Vương Quốc Anh trao tặng;
+ Năm 2020: Nhận giải thưởng doanh nghiệp vì cộng đồng – saigon times CSR 2020 Đồng thời, doanh nghiệp cũng nhận được bằng khen của bộ trưởng bộ lao động – thương binh & xã hội cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em
c) Tin tưởng và hỗ trợ nhân viên chủ động làm việc
Generali luôn tạo sự thoải mái, chủ động làm việc cho nhân viên, Với chiến lược quản lý Đa dạng và hòa nhập (Diversity & Inclusion), công ty triển khai chính sách làm việc thông minh với thời gian linh hoạt để hỗ trợ nhân viên chủ động sắp xếp công việc, chăm sóc gia đình; đẩy mạnh cân bằng công việc – cuộc sống cùng nhiều sáng kiến
d) Có chế độ lương phù hợp và bảo hiểm phúc lợi
Generali thường xuyên nâng cao và mang đến chế độ đãi ngộ, tưởng thưởng
và phúc lợi hấp dẫn hàng đầu thị trường, Generali tập trung đẩy mạnh chiến lược nhân sự “Hơn cả một nơi làm việc” – nơi mỗi nhân viên đều có thể “học hỏi – phát triển – vui sống – thăng hoa” (learn – grow – live – thrive)