1.1.2 Khái niệm quản trị chất lượng: Theo tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 là hệ thống quản lý định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng 1.1.3 Khái niệm sản phẩm : Theo ISO 9000: 2000:
Trang 1UBND TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
TIỂU LUẬN TÊN ĐỀ TÀI Nước uống tinh khiết Aquafina
NGÀNH: Quản trị kinh doanh
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Lương Thị Ty Na
LỚP: DQK1204
GVHD: TH.S Đinh Văn Hiệp
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Nước đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người Ngày nay có rất nhiều loại nước nhưng
để mà nói nước tốt cho con người mà ai cũng có thể uống thì chắc chắn là nước tinh khiết Nhìn chung thị trường nước tinh khiết đang vươn lên ngày càng mạnh mẽ do nhu cầu thực phẩm sạch tăng vụt Có nhiều thương hiệu nước tinh khiết trong và ngoài nước lớn nhỏ khác nhau đang hoạt động với mong muốn mang lại nguồn nước chất lượng, giá thành rẻ cho người tiêu dùng Nhưng
để làm được điều đó là không hề dễ dàng, có quá nhiều yếu tố tác động đến việc sản xuất ra một sản phẩm chất lượng
Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn và phát triển nghành công nghiệp nước tinh khiết đóng chai cũng như tạo ra một quy trình sản xuất nước tinh khiết đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng Chính vì thế em quyết định lựa chọn nước tinh khiết Aquafina để nghiên cứu phân tích
TP HỒ CHÍ MINH , THÁNG 11 NĂM 2023 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
MỤC LỤC
Chương 1 Các khái niêm
1.1 Các khái niệm
Trang 31.1.1 Khái niệm chất lượng
1.1.2 Khái niệm quản trị chất lượng
1.1.3 Khái niệm sản phẩm
1.1.4 Khái niệm tiêu chuẩn (tiêu chuẩn định tính và định lượng)…
1.1.5 Khái niệm đánh giá chất lượng
1.1.6 Khái niệm kiểm soát chất lượng
1.1.7 Khái niệm đảm bảo chất lượng
1.1.8 Khái niệm hệ thống chất lượng
1.1.9 Khái niệm cải tiến chất lượng
1.1.10 Khái niệm nhóm chất lượng
1.1.11 Khái niệm về TQM
1.1.12 Khái niệm thủ tục quy trình
1.2 Vai trò chất lượng
1.3 8 nguyên tắc quản trị chất lượng
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng …
Chương 2 Hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm Aquafina của công ty Pepsico
2.1 Chính sách chất lượng của công ty
2.2 Mục tiêu chất lượng của công ty
2.3 Kế hoạch chất lượng của công ty
2.4 Hoạt động kiểm soát chất lượng của công ty
2.5 Hoạt động đảm bảo chất lượng của công ty
2.6 Hệ thống chất lượng của công ty
2.7 Cải tiến chất lượng của công ty
2.8 Tổ chức chất lượng của công ty
2.9 Chi phí chất lượng của công ty
2.10 Sản phẩm công ty …
2.11 Sổ tay chất lượng của công ty
2.12 Thủ tục quy trình của công ty …
2.13 Hồ sơ công ty
Trang 4Chương 3 Hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm Aquafina của công ty Pepsico
3.1 Các phiếu kiểm tra sử dụng trong công ty
3.2 Sơ đồ nhân quả và vận hành trong công ty
3.3 Biểu đồ Pareto
3.4 Lưu đồ tiến trình (quy trình hoạt động tạo ra sp Aquafina của công ty Pepsico)…
3.5 Phát triển nhóm chất lượng trong công ty
Chương 4 Đánh giá chất lượng
4.1 Mô hình quá trình đánh giá chất lượng
4.2 Đánh giá quá trình kiểm tra
4.2.1 Đánh giá kiểm tra trước quá trình sản xuất
4.2.2 Đánh giá kiểm tra trong quá trình sản xuất
4.2.3 Đánh giá kiểm tra quá trình nghiệm thu sản phẩm
4.2.4 Đánh giá kiểm tra quá trình sử dụng
4.3 Trình tự các bước đánh giá chất lượng
4.4 Các phương pháp đánh giá chất lượng
4.4.1 Phương pháp phòng thí nghiệm
4.4.2 Phương pháp cảm quan
4.4.3 Phương pháp chuyên gia
Chương 5 Hoạt động đảm bảo chất lượng tại công ty
5.1 Phương hướng đảm bảo chất lượng
5.1.1 Phương pháp 5S
5.1.2 Phương pháp não công
5.2 Các biện pháp đảm bảo chất lượng
5.2.1 Phương pháp 5S
5.2.2 Phương pháp não công
5.2.3 Phương pháp TPM
5.3 Biên bản không phù hợp
Chương 6 Đề xuất giải phải và bài học kinh nghiệm sau khi phân tích hoạt động hệ thống của công ty
Trang 56.1 Đề xuất giải pháp 6.2 Bài học kinh nghiệm TỔNG KẾT
Chương 1 Các khái niệm
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm chất lượng
Chất lượng là phạm trù phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: công nghệ , sản xuất, kinh doanh,nghiêncứu marketing…Là sự thỏa mãn nhu cầu hơn nữa, nhưng với chi phí là thấp nhất
- Phù hợp với môi trường
=> Chất lương được đánh giá cao hay thấp được đo bằng tỷ lệ những sản phẩm được chấpnhận qua kiểm tra chất lượng hay số lượng phế phẩm
Trang 6- Sự thích hợp khi sử dụng (Theo Juran)
- Sự phù hợp với các yêu cầu cụ thể (Theo Crosby)
- Không bị khiếm khuyết, sai lỗi hoặc hư hỏng, nhiễm bẩn
1.1.2 Khái niệm quản trị chất lượng:
Theo tiêu chuẩn ISO 9000: 2000 là hệ thống quản lý định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng
1.1.3 Khái niệm sản phẩm :
Theo ISO 9000: 2000: sản phẩm là kết quả của các quá trình mà quá trình là các hoạt động có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra
1.1.4 Khái niệm tiêu chuẩn (tiêu chuẩn định tính và định lượng):
Tiêu chuẩn định tính : không thể thể hiện bằng thước đo cụ thể như sự phát triển, đổi mới của doanh
nghiệp, tư tưởng văn hóa và giá trị, tính phù hợp, tính nhất quán…do đó việc xác định các tiêu chuẩn thường khá khó khăn và mang tính chủ quan,áp đặt
Tiêu chuẩn định lượng : là những chỉ tiêu có thể đo lường bằng đơn vị đo cụ thể gắn với các mục tiêu
giành vị trí cạnh tranh trên thị trường, chỉ tiêu thị phần, tốc độ phát triển, mở rộng thị trường, …hoặc các chỉ tiêu hiệu quả như ROE, ROA, ROS, ROI ,…
1.1.5 Khái niệm đánh giá chất lượng:
Đánh giá chất lượng là một quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để nhận được bằng chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xãc định mức độ thực hiện các chuẩn mục đã thỏa thuận (theo ISO 9000:2000)
1.1.6 Khái niệm kiểm soát chất lượng:
Theo ISO 9000: 2000 kiểm soát chất lượng là một phần của quản lý chất lượng tâp trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng
1.1.7 Khái niệm đảm bảo chất lượng:
Theo ISO 9000: 2000 đảm bảo chất lượng là đảm bảo một mức chất lượng của sản phẩm cho phép người tiêu dung tin tưởng mua và sử dụng nó trong một thời gian dài Hơn nữa sản phẩm đó phải thỏa mãn hoàn toàn những yêu cầu của người tiêu dùng
1.1.8 Khái niệm hệ thống chất lượng:
Theo ISO 9000: 2000 hệ thống chất lượng là hệ thống quản lý để định hướng và kiểm soát một tổ chức
về chất lượng
1.1.9 Khái niệm cải tiến chất lượng:
Theo ISO 9000: 2000 cải tiến chất lượng là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào việc nâng
Trang 7cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng
1.1.10 Khái niệm nhóm chất lượng:
Nhóm chất lượng là một nhóm các công nhân và người giám sát tình nguyện đảm nhận các hoạt động khác nhau nhằm giải quyết các vấn đề chất lượng có liên quan đến công việc của các thành viên trong nhóm và gắn với các chương trình TQM chung của công ty
1.1.11 Khái niệm về TQM :
TQM là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng , dựa vào sự tham gia của tất cả thành viên , nhằm đạt tới sự thành công lâu dài nhờ thõa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội
1.1.12 Khái niệm thủ tục quy trình:
Theo ISO 9000: 2000 thủ tục quy trình là cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay một quá trình
1.2 Vai trò chất lượng
- Khai thác tốt mọi tiềm năng, sử dụng hợp lý , hiệu quả và tiết kiệm nhất các nguồn lực
- Năng cao năng lực sản xuất lao động, chất lượng sản phẩm (dịch vụ) thỏa mãn tối đa nhu cầu của xã hội
- Giảm đến mức thấp nhất chi phí sản xuất
- Đảm bảo an toàn nhất đối với con người và môi trường
Tiến đến một xã hội phát triển bền vững
1.3 8 nguyên tắc quản trị chất lượng
Nguyên tắc 1 : Định hướng vào khách hàng
Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và do đó nên họ hiểu nhu cầu hiện tại và tương lại của khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của họ và nổ lực hết sức để vượt quá mong đợi của khách hàng Nguyên tắc 2 : Vai trò lãnh đạo
Lãnh đạo phải thiết lập sự thống nhất về mục đích và phương hướng của doanh nghiệp, tạo và duy trì môi trường nội bộ trong đó mọi người có thể tham gia một cách đầy đủ vào việc thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp
Nguyên tắc 3 : Sự lôi kéo tham gia của mọi người
Mọi người trong tổ chức phải tham gia đầy đủ , nhiệt tình có trách nhiệm trong công việc phát huy hết mọi khả năng của họ để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp
Nguyên tắc 4 : Cách tiếp cận theo quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách có hiệu quả hơn khi các hoạt động và các nguồn tài nguyên
có liên quan được quản lý như một quá trình
Nguyên tắc 5 : Cách tiếp cận hệ thống để quản trị
Trang 8Xác định hiểu và quản trị các quá trình có liên quan với nhau như một hệ thống để góp phần đạt được hiệu quả của tổ chức khi thực hiện mục tiệu của mình
Nguyên tắc 6 : Liên tục cải tiến
Cải tiến liên tục là một mục tiêu lâu dài và thường trực của tổ chức
Nguyên tắc 7 : Ra quyết định dựa trên sự kiện thực tế
Ra quyết định có hiệu quả được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin
Nguyên tắc 8 : Các mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung cấp
Tổ chức và các nhà cung cấp của họ phụ thuộc lẫn nhau và những mối quan hệ cùng có lợi sẽ làm tăngkhả năng của cả hai để tạo giá trị
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
Các yếu tố vĩ mô:
- Các chính sách kinh tế : có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng những chiến lược sản xuất
kinh doanh dài hạn, việc bình ổn và phát triển sản xuất cũng như hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh
tế
+Chính sách thuế
+Chính sách giá
+Chính sách đối ngoại…
-Các điều kiện kinh tế xã hội
-Những yêu cầu của thị trường
-Sự phát triển khoa học kỹ thuật
-Hiệu lực của cơ chế quản lý
-Các cơ quan quản lý
Những yếu tố nội bộ -quy tắc 4M:
-Con người : Con người, lực lượng lao động trong doanh nghiệp Bao gồm tất cả các thành viên trong
doanh nghiệp, từ những người lãnh đạo cấp cao nhất cho đến nhân viên thừa hành
-Phương pháp : Là các phương pháp quản trị, công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
Trang 9-Thiết bị : công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp
-Vật liệu : nhân tố này bao gồm vật tư, nguyên vật liệu, hệ thống tổ chức đảm bảo vật tư, nguyênvật liệu của doanh nghiệp Nguồn vật tư, nguyên vật liệu được cung cấp đúng số lượng vàđúng thời hạn sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm
Chương 2 Hệ thống quản trị chất lượng sản phẩm Aquafina của công ty Pepsico
Trang 102.1 Chính sách chất lượng của công ty
Công ty chúng tôi cam kết thực hiện các hoạt động kiểm soát chất lượng sản phẩm và nâng cao công nghệ nhằm mang đến sản phẩm chất lượng, an toàn, hợp giá đối với khách hàng trong và ngoài nước
2.2 Mục tiêu chất lượng của công ty
Công ty chúng tôi cam kết thực hiện các hoạt động huấn luyện đào tạo ,áp dung , cải tiến hệ thống quản lý chất lượng và tuân thủ nghuêm túc các tiêu chuẩn chất lựơng đã đề ra, luôn đảm bảo tính minhbạch , khách quan , nhằm hiểu rõ bản chất các hoạt động doanh nghiệp
Chất bảo quản Khối lượng <2 mg/lít Không màu
Thùng giấy Lượng ẩm trung bình>220g/lít Màu xanh trắng
PROCESS
Khử mùi bằng than
Thẩm thấu ngược Tốc đô 250 lít / giờ Không có thành phần lơ lửng,cặn
lớnMàng lọc RO Tốc độ 500 lít / giờ Loại bỏ 90% vi khuẩn
Khử trùng Tốc độ 50m3/ngày đêm Không còn vi khuẩn
OUTPUT
vị,không tạp chất
Trang 11Máy sach, không tạp chất
Máy lọc nước tia UV Tốc độ 100-400mmm Máy sach, không tạp chất
Máy thổi chai Công suất: 25000 chai/giờ Máy sach, không tạp chất
Máy chiết rót nước Công suất : 200-250 chai 500ml/giờ
Máy sach, không tạp chất
Máy ghi nhãn Tốc độ 2940 vòng/phút Máy sach, không tạp chất
2.3 Kế hoạch chất lượng của công ty
Input:
Tất cả các nguyên vật liệu , phụ liệu, nhiên liệu trước khi nhập lho từ nhà cung cấp và trước khi xuất cho nhà mát sản xuất được lấy mẫu kiểm tra với tỷ lệ là 80% trên một lần
Process:
-Tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất sẽ được kiểm tra 20 phút/lần
-Tất các các thiết bị đo lường phục vụ sản xuất sẽ được định kỳ kiểm định 2 lần/năm
-Đối với máy móc thiết bị trong quy tình sản xuất sẽ được kiểm tra 2 lần/ngày trước và sau sản xuất-Khi kiểm soát nếu phát hiện khuyết tật hay sự không phù hợp thì công ty chúng tôi sẽ có hoạt động khắc phục phòng ngừa
Output:
-Tất cả các sản phẩm được sản xuuát ra phải được kiểm soát với chu kỳ
Hoạt động cải tiến:
-Hằng năm chúng tôi thực hiện 3 lần cải tiến
Trang 122.4 Hoạt động kiểm soát chất lượng của công ty
Công ty chúng tôi cam kết thực hiện hoạt động kiểm soát chất lượng theo kế hoạch tiêu chuẩn và bộ kếhoạch đã đề ra Khi kiểm soát chất lượng công ty chúng tôi luôn đảm bảo tính khách quan
2.5 Hoạt động đảm bảo chất lượng của công ty
Trong quá trình vận hành hệ thống quản trị chất lượng khi phát hiện các khuyết tật công ty chúng tôi
sẽ thực hiện theo kế hoạch chất lượng đã đề ra đồng thời áp dụng các công cụ chất lượng nhằm giúp các hoạt động trong doanh nghiệp dễ dàng đạt được các yêu cầu hơn
2.6 Hệ thống chất lượng của công ty
Công ty chúng tôi thiết lập hệ thống chất lượng nhằm kiểm soát
Phần cứng ( tài sản, trang thiết bị, nguyên vật liệu, tiền bạc…):
- Cơ sở hạ tầng: Tổ chức phải xác định, cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cho việc vận hành các quá trình để đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ
- Tài sản của khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài: Tổ chức phải giữ gìn tài sản của khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài khi chúng thuộc sự kiểm soát của tổ chức hay được tổ chức sử dụng Tổ chức phải nhận biết, kiểm tra xác nhận, bảo vệ tài sản do khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài cung cấp để sử dụng hoặc để hợp thành sản phẩm và dịch vụ Khi tài sản của khách hàng hoặc các nhà cung cấp bên ngoài bị mất mát, hư hỏng hoặc được phát hiện không phù hợp cho việc sử dụng, tổ chứcđều phải thông báo cho khách hàng hoặc nhà cung cấp bên ngoài và lưu giữ thông tin dạng văn bản về những gì đã xảy ra
Phần mền: (Các thông tin, công nghệ, phương pháp quản lý điều hành, các chính sách, cơ chế kiểm tra, kiểm soát…)
-Bối cảnh tổ chức: tổ chức phải xác định các vấn đề nội bộ và bên ngoài có liên quan đến mục đích vàđịnh hướng chiến lược của tổ chức và có ảnh hưởng đến khả năng đạt được (các) kết quả dự kiến của
hệ thống quản lý chất lượng Tổ chức phải theo dõi và xem xét các thông tin về những vấn đề nội bộ
và bên ngoài
-Hiểu về nhu cầu và mong đợi của các bên hữu quan: do ảnh hưởng hay tác động đáng kể của họ đến khả năng của tổ chức về việc luôn cung cấp sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
và các yêu cầu luật định, chế định hiện hành hiện hành, tổ chức phải xác định:
a) Các bên hữu quan có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng
b) Các yêu cầu của các bên hữu quan có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng
Tổ chức phải theo dõi và xem xét các thông tin về các bên hữu quan này và các yêu cầu của họ -Xác định phạm vi của hệ thống quản lý chất lượng:
Tổ chức phải xác định giới hạn và khả năng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để thiết lập phạm vi của hệ thống
Khi xác định phạm vi này, tổ chức phải xem xét:
a) Các vấn đề nội bộ và bên ngoài được đề cập trong bối cảnh tổ chức
Trang 13b) Các yêu cầu của các bên hữu quan liên quan được đề cập trong hiểu về nhu cầu và mong đợi của các bên hữu quan
-Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình:
Tổ chức phải xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng, bao gồm các quá trình cần thiết và mối tương tác giữa chúng theo các yêu cầu của Tiêu chuẩn Quốc tế này
Tổ chức phải xác định các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng chúng trong toàn bộ tổ chức và phải :
a) Xác định các đầu vào cần thiết và kết quả mong đợi từ các quá trình này
b) Xác định trình tự và mối tương tác của các quá trình này
c) Xác định và áp dụng các chuẩn mực và phương pháp (bao gồm theo dõi, đo lường và chỉ số hoạt động liên quan) cần thiết để đảm bảo tính hiệu lực trong vận hành và kiểm soát các quá trình này d) Xác định các nguồn lực cần thiết cho các quá trình này và đảm bảo sẵn có các nguồn lực đó e) Phân công trách nhiệm và quyền hạn đối với các quá trình này
f) Giải quyết những rủi ro và cơ hội như đã xác định theo yêu cầu của hành động giải quyết các rủi ro
và cơ hội
g) Đánh giá các quá trình này và thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào để đảm bảo rằng các quá trình
đó đạt được kết quả dự kiến
h) Cải tiến các quá trình và hệ thống quản lý chất lượng
Tổ chức phải duy trì thông tin dạng văn bản ở mức cần thiết để hỗ trợ vận hành các quá trình và lưu giữ thông tin dạng văn bản ở mức cần thiết để chắc chắn rằng các quá trình đang được tiến hành theo
kế hoạch
Tùy mức độ cần thiết, tổ chức phải :
a) Duy trì thông tin dạng văn bản để hỗ trợ việc vận hành các quá trình
b) Lưu giữ thông tin dạng văn bản để chắc chắn rằng các quá trình đang được thực hiện theo kế hoạch-Chính sách:
Trang 14Thiết lập chính sách chất lượng
Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, thực hiện và duy trì một chính sách chất lượng
a) Phù hợp với mục đích và bối cảnh của tổ chức và hỗ trợ các định hướng chiến lược của tổ chứcb) Cung cấp cơ sở cho việc thiết lập các mục tiêu chất lượng
c) Bao gồm việc cam kết thỏa mãn các yêu cầu hiện hành
d) Bao gồm cam kết cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng
Truyền đạt chính sách chất lượng
Chính sách chất lượng phải:
a) Sẵn có và được duy trì như một thông tin dạng văn bản
b) Được truyền đạt, được thấu hiểu và được áp dụng trong tổ chức
c) Sẵn có cho các bên hữu quan liên quan, khi thích hợp
-Kiến thức của tổ chức:
Tổ chức phải xác định kiến thức cần thiết cho việc vận hành các quá trình của tổ chức và đạt được sự phù hợp của sản phẩm và dịch vụ Những kiến thức này phải được lưu giữ, và sẵn có ở mức độ cần thiết Khi đề cập đến việc thay đổi các nhu cầu và xu hướng, tổ chức phải xem xét kiến thức hiện tại vàxác định cách thức để có được hoặc tiếp cận những kiến thức bổ sung cần thiết và những cập nhật cần thiết
Con người:
-Lãnh đạo và cam kết:
Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết đối với hệ thống quản lý chất lượng bằng cách:
a) Chịu trách nhiệm về hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng
b) Đảm bảo rằng chính sách mục tiêu chất lượng được thiết lập trong hệ thống quản lý chất lượng và phù hợp với bối cảnh và định hướng chiến lược của tổ chức
c) Đảm bảo sự tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng vào các quá trình hoạt động của
tổ chức
d) Thúc đẩy sử dụng cách tiếp cận quá trình và tư duy dựa trên rủi ro
e) Đảm bảo sẵn có các nguồn lực cần thiết cho hệ thống quản lý chất lượng
f) Truyền đạt tầm quan trọng của việc quản lý chất lượng hữu hiệu và của việc đáp ứng các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng
g) Đảm bảo rằng hệ thống quản lý chất lượng đạt được các kết quả dự kiến
h) Tham gia, chỉ đạo và hỗ trợ những nhân sự đóng góp vào hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng i) thúc đẩy cải tiến
Trang 15j) Hỗ trợ vai trò lãnh đạo khác có liên quan để chứng tỏ sự lãnh đạo của họ trong khuôn khổ trách nhiệm của họ.
Lãnh đạo cao nhất phải chứng tỏ sự lãnh đạo và cam kết hướng vào khách hàng bằng cách đảm bảo rằng:
a) Các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu của luật định và chế định hiện hành được xác định, được thấu hiểu và luôn được đáp ứng
b) Những rủi ro và những cơ hội có thể ảnh hưởng đến sự phù hợp của sản phẩm, dịch vụ và khả năngnâng cao sự thỏa mãn của khách hàng được xác định và được giải quyết
c) Sự hướng vào việc nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng được duy trì
-Nguồn lực:
Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng
Tổ chức phải xem xét:
a) Năng lực và những hạn chế của các nguồn lực nội bộ hiện có
b) Những nhu cầu cần nắm được từ các nhà cung cấp bên ngoài
-Nhân sự:
Tổ chức phải xác định và cung cấp nhân sự cần thiết để áp dụng hữu hiệu hệ thống quản lý chất lượng
và để vận hành và kiểm soát các quá trình của hệ thống
-Nguồn lực để theo dõi và đo lường:
Tổ chức phải xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết để đảm bảo kết quả có giá trị và đáng tin cậy khi theo dõi hoặc đo lường được sử dụng để kiểm tra xác nhận sự phù hợp của sản phẩm và dịch
vụ với các yêu cầu Tổ chức phải đảm bảo các nguồn lực được cung cấp:
a) Thích hợp cho các loại hình cụ thể của hoạt động theo dõi và đo lường được thực hiện
b) Được duy trì để đảm bảo tiếp tục phù hợp với mục đích của chúng
Tổ chức phải lưu giữ lại thông tin dạng văn bản thích hợp như là bằng chứng về sự phù hợp với mục đích của các nguồn lực theo dõi và đo lường
2.7 Cải tiến chất lượng của công ty
Khi cải tiến doanh nghiệp chúng tôi thực hiện cải tiến hướng vào nhu cầu của người tiêu dùng , doanh nghiệp chúng tôi cải tiến theo chu trình PDC A
Bước 1 : Xác dịnhh mục tiêu cải tiến
Bước 2 : Thiết lập các pgương án
Bước 3 : Chọn phương án cải tiến tối ưu
Bước 4 : Áp dụng phương pháp vào hoạt động
Trang 16Bước 5: Kiểm tra đánh giá kết quả của phương án
Bước 6 : Đánh giá và rút kết kinh kiệm
Khi thực hiện cải tiến theo PDCA doanh nghiệp cần thực hiện cải tiến từng bước (từ đơn giản đến phức tạp)
2.8 Tổ chức chất lượng của công ty
Được tổ chức theo kiêm nhiệm chức vụ theo mô hình cụ thể như sau
2.9 Chi phí chất lượng của công ty
Công ty chúng tôi áp dụng hệ thống quản trị chất lượng và vận hành hệ thống cần phải đầu tư một khoảng theo mô hình cụ thể như sau
Trang 172.10 Sản phẩm công ty
Tất cả các sản phẩm của doanh nghiệp chúng tôi đều được sản xuất theo quy trình cơ bản như sauInput Process Output
Sản phẩm là kết quả của các quá trình
2.11 Sổ tay chất lượng của công ty
Công ty chúng tôi thiết lập sổ tay chất lượng nhằm hướng dẫn cách vận hành hệ thống chất lượng giúpdoanh nghiệp kiểm soát :
Phần cứng: tài sản, trang thiết bị, nguyên vật liệu, tiền bạc…
Phần mềm: các thông tin, công nghệ, phương pháp quản lý điều hành, các chính sách, cơ chếkiểm tra, kiểm soát
Con người: chính là nguồn nhân lực trong tổ chức
2.12 Thủ tục quy trình của công ty
Tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp chúng tôi khi áp dụng hệ thống quản trị chất lượng phải thực hiện theo quy trình cụ thể như sau