Luận văn Quản lý lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức đầy đủ, đúng về vị trí, vai trò và giá trị của lễ hội truyền thống trong giai đoạn hiện nay; luận văn đi sâu phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý lễ hội rước nước. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội rước nước trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về lễ hội và quản lý lễ hội. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng trong những năm gần đây. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượngcông tác quản lý, tổ chức lễ hội cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý, tổ chức lễ hội rước nước tại làng Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa trong những năm gần đây. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Lễ hội rước nước tại làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. -Thời gian:Từ năm 2002 đến nay (từ khi Luật di sản văn hóa có hiệu lực thi hành). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp điền dã dân tộc học - Là phương pháp chủ đạo nhằm thu thập tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Thông qua việc quan sát, chụp ảnh, trực tiếp tham gia lễ hội để có đánh giá sát đúng về công tác tổ chức và hoạt động quản lý lễ hội; phỏng vấn người dân, du khách tham gia lễ hội, các nhà quản lý, cán bộ văn hóa xã, người tổ chức lễ hội về nguyện vọng, nhu cầu tham gia lễ hội. Từ đó sẽ giúp tác giả có được số liệu chi tiết, cụ thể làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, nhận định các vấn đề khoa học về công tác tổ chức và công tác quản lý lễ hội. 5.2.Phương pháp phân tích và tổng hợp Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có sẵn, các tài liệu đã được công bố như sách, báo, tạp chí…kết hợp với các thông tin thu được từ phương pháp điền dã để phân tích thực trạng tác quản lý lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng. Từ đó có cái nhìn tổng thể về công tác tổ chức, quản lý lễ hội, xác định những vấn đề tích cực và hạn chế. 5.3. Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận liên ngành - Là phương pháp sử dụng phương pháp nghiên cứu và tiếp cận của nhiều ngành khác nhau như địa lý học, lịch sử, văn hóa dân gian, xã hội học…để nhìn nhận và giải quyết vấn đề trong việc nhận dạng và bảo tồn phát huy các giá trị nguyên bản của lễ hội rước nước. 6. Dự kiến kết quả đạt được - Luận văn đưa ra một cái nhìn toàn diện về thực trạng công tác quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống rước nước từ năm 2002 đến nay, chỉ ra những mặt đã làm được và chưa làm được, những nguyên nhân, hạn chế về phương thức, công tác tổ chức, quản lý, để từ đó đưa ra một số giải pháp, nâng cao chất lượng công tác quản lý và bảo tồn giá trị của lễ hộirước nước. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể sử dụng làm tư liệu tham khao cho các nghiên cứu khác. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận vềquản lý lễ hội truyền thống và khái quát về lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc . Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý lễ hội rước nước, làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI RƯỚC NƯỚC LÀNG BỒNG THƯỢNG, XÃ VĨNH HÙNG, HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Lễ hội 1.1.1.1 Khái niệm Lễ hội là sinh hoạt cộng đồng làng xã, thể hiện cho niềm tin, sức sống của người dân vào một lực lượng siêu nhiên. Qua lễ hội con người được thăng hoa, được rủ bỏ những lo toan của cuộc sống đời thường để sống với lý tưởng, niềm tin của riêng mình. Thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí con người được giao lưu, được gắn bó, được cô kết cộng đồng. Lễ hội không chỉ mang nét truyền thống độc đáo của mỗi dân tộc mà nó còn là bằng chứng lịch sử, chứng minh sự tồn tại của một dân tộc, một nền văn hóa đã được công nhận. Lễ hội ở nước ta gắn liền với đời sống của mỗi người dân với các di tích lịch sử, các trò chơi dân gian đã ăn sâu, bám rễ vào tiềm thức của con người. Lễ hội thường có hai phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ và phần hội có mối quan hệ chặt chẽ, như một thể thống nhất không thể tách rời. Phần lễ là cốt lõi chủ đạo, là phần quan trọng nhất, là linh hồn của lễ hội. Phần hội là sự nảy sinh, tích hợp, bảo lưu. Phần lễ là hệ thống các nghi thức thờ cúng mà con người sáng tạo ra nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người đối với thần linh. Nó mang ý nghĩa tín ngưỡng, cầu xin, tạ ơn thần linh đã phụ trợ cho việc làm ăn may mắm, cho mùa màng bội thu. Nó được hình thành bởi nhân vật được thờ và gắn liền với một di tích lịch sử, một vùng miền. Phần hội là những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nó gắn liền với không gian, thời gian, tâm lý của con người, môi trường cảnh quan. Hội được hình thành bởi hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về lễ hội. Theo Bách khoa toàn thư lễ hội Việt Nam là sự kiện kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. “Lễ” là hệ thống những hành vi tác động nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện. “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ...” Tác giả Vũ Ngọc Khánh lại quan niệm: “ Lễ hội cũng gọi là hội lễ, là hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề, ngành hoặc tôn giáo trong một phạm vi, một địa phương hoặc trong cả nước (30, tr.79). Theo tác giả Hoàng Anh Nhân và Lê huy Trâm trong “Lễ tục, lễ hội truyền thống xứ thanh” cho rằng: Khái niệm lễ hội là một khái niệm chung, bao quát thường dễ gợi cho ta không khí và hình ảnh về “hội hè đình đám”. Hội hè đình đám có lẽ càng về sau càng tưng bừng, nhiều màu sắc, nhiều tính kỹ thuật chứ càng xa xưa gần với cội nguồn dân tộc thì càng đơn giản tuy phần tác động sâu sắc trong tâm linh không hẳn là theo sự phát triển ấy. Có những lễ hội không mang đậm màu sắc và không khí của hội hè đình đám như hiện tại mà chỉ đóng khung trong một hoạt động tục lệ thuần túy nhưng về ý nghĩa lại không hề thua kém các lễ hội tưng bừng và quan trọng có ý nghĩa Quốc tế (tức lễ hội có tầm cỡ quốc gia, được triều đình đứng tế hoạch sắc chỉ cho các quan địa phương, tỉnh huyện đứng tế trực tiếp) (33, tr.16,17). Từ quan niệm trên tác giả đã chia lễ hội Xứ Thanh thành 3 cấp độ: Tục lệ, lễ tục và lễ hội. “Lễ hội Việt nam trong phát triển du lịch” tác giả Dương Văn Sáu định nghĩa: “ Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người diễn ra trên một địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác đinh; nhằm nhắc lại một sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để thể hiện cách ứng xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội” (29, tr.35). Như vậy, khi bàn về lễ hội các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhất nhiều cách diễn đạt khác nhau về lễ hội, nhưng tất cả đều khẳng định lễ hội là sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người nó diễn ra trong một thời gian, không gian xác định, gắn với một vùng đất cụ thể. Thể hiện sự tôn kính của con người đối với thần linh hay đối thần hoàng làng người đã có công xây dựng làng, xã…Đồng thời thông qua lễ hội con người được hòa mình với những trò chơi, trò diễn mang đậm dấu ấn của một thời kỳ lịch sử. 1.1.1.2. Các loại lễ hội Lễ hội ở nước ta rất đa dạng và phong phú, theo từng đặc trưng riêng của các dân tộc, vùng miền, mà mỗi nơi có nội dung và các thức thể tổ chức lễ hội khác nhau. Có thể phân ra một số loại lễ hội như sau: -Lễ hội chùa, đền, đình: thường tổ chức vào những ngày đầu năm. Tùy theo phong tục của địa phương, tùy theo cấp di tích lịch sử chùa, đình, đền tổ chức lễ hội do các cấp tổ chức như cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở. Những lễ hội lớn như lễ hội Chùa Hương, Chùa Bái Đính, Đền Hùng, Bà chúa Kho… - Lễ hội truyền thống của các địa phương: Đây là các lễ hội của một số địa phương đã có từ lâu đời như: lễ hội chọi Trâu ở Hải Phòng, lễ hội rước nước.. - Lễ hội chung của các dân tộc thiểu số như: dân tộc Thái, Nùng, Tày giao ở miền Bắc, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên… - Lễ hội đặc trưng của từng dân tộc như: lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, lễ hội ném còn của dân tộc Thái…. - Lễ hội về công đức các bậc tiền nhân gắn với truyền thuyết lịch sử và các đền, chùa ở một số địa phương như Lễ hội Đền Trần, Đền Hùng… - Lễ hội tôn giáo như lễ vu lan, lễ Phật Đản của đạo Phật; lễ Thiên Chúa giáng sinh, lễ phục sinh… Theo thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tổ chức lễ hội do Bộ trưởng bộ văn hóa thể thao và du lịch ban hành tại điều 3. Theo đó, các loại hình lễ hội bao gồm: 1.Lễ hội dân gian là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh người có công với nước với cộng đồng; thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống và các hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp về truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. 2. Lễ hội lịch sử, cách mạng là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh những danh nhân, sự kiện lịch sử, cách mạng. 3. Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch là lễ hội được tổ chức để quảng bá về văn hóa thể thao, du lịch bao gồm: festival, liên hoa văn hóa, thể thao, du lịch; tuần văn hóa, thể thao và du lịch; tuần văn hóa- du lịch; tháng văn hóa- du lịch; năm văn hóa - du lịch và các lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch khác. 4. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam là lễ hội do tổ chức của Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam tổ chức nhằm giới thiệu giá trị văn hóa tốt đẹp của nước ngoài với công chúng Việt Nam. 1.1.2. Lễ hội truyền thống Lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có tính kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của lễ hội. Môi trường của lễ hội truyền thống chính là làng xã nông thôn nơi gắn liền với cây đa, giếng nước, sân đình. Lễ hội là môi trường thuận lợi mà ở đó các yếu tố văn hóa truyền thống được bảo lưu và phát triển. Những yếu tố văn hóa này không ngừng được hoàn thiện, phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử ở từng địa phương, của đất nước. Đây chính là những tinh hoa đã được đúc kết trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử. Bản chất của lễ hội là sự khái quát cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định. Theo Nghị định 110/2018 NĐ-CP ngày 29/8/2018 tại khoản 1, Điều 3 thì lễ hội truyền thống được định nghĩa như sau: “Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễ hội tại các di tích lịch sử- văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân” . Như vậy, Lễ hội truyền thống là sản phẩm tinh thần của cộng đồng dân cư, tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội gắn với không gian, thời gian, địa điểm lịch sử cụ thể, là một bảo tàng sống, có sức sống lâu bền, tồn tại đồng hành và tạo nên ký ức văn hóa của một vùng miền, một dân tộc. Lễ hội trở thành truyền thống, khi nó được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được thế hệ sau kế thừa trên nền tảng những giá trị tốt đẹp mà thế hệ trước để lại. Hay nói cách khác lễ hội truyền thống chính là hoạt động văn hóa của cộng đồng, mang những giá trị tốt đẹp của một cộng đồng đó, có tính lịch sử, tính kế thừa, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nối tiếp nhau, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội trong đời sống xã hội. 1.1.3.Quản lý Trong quá trình lao động sản xuất, cũng như trong các hoạt động khác, con người muốn phát triển, muốn tồn tại thì phải tuân thủ và chịu sự quản lý nào đó. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động, hợp tác lao động để thực hiện một nhiệm vụ nào đó nhằm đạt được mục tiêu chung. C.Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hòa hoạt động của cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất…Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một giàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” (20,Tr 480). Thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau; quá trình “quản” là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổn định”; quá trình “lý” là sự sửa sang sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”. “Quản lý là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng để điều chỉnh các quá trình phát triển xã hội và hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển đối tượng theo những mục tiêu đề ra” (21, tr. 5). Từ những quan niệm trên có thể hiểu Quản lý là những hoạt động liên tục, có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý thông qua các phương pháp và công cụ quản lý nhất định nhằm đạt được những mục tiêu chung. Chủ thể của quản lý là các cá nhân, tổ chức có một quyền lực nhất định mà một nhóm người hoặc một cộng đồng giao trách nhiệm. đối tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân chịu sự tác động của chủ thể quản lý. 1.1.4.Quản lý lễ hội 1.1.4.1.Khái niệm Quản lý Lễ hội là hoạt động của Nhà nước thông qua chủ thể quản lý thực hiện các hoạch định, kế hoạch, chiến lược phát triển lễ hội theo một hệ thống nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội. “Quản lý lễ hội là tạo điều kiện cho lễ hội phát triển theo định hướng phát triển của đất nước và phù hợp với quy luật của thời đại, đồng thời ngăn cản những hành vi lợi dụng lễ hội để hoạt động tệ nạn xã hội” [30, tr. 18]. Theo tác giả Bùi Hoài Sơn: “Quản lý lễ hội là việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống nhằm mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội. Những giá trị đó được cộng đồng coi trọng đồng thời nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung” (38, tr 19).
Trang 1MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Dự kiến kết quả đạt được 6
7 Bố cục của luận văn 7
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI RƯỚC NƯỚC LÀNG BỒNG THƯỢNG, XÃ VĨNH HÙNG, HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản 8
1.1.1 Lễ hội 8
1.1.2 Lễ hội truyền thống 11
1.1.3 Quản lý 12
1.1.4 Quản lý lễ hội 13
1.2 Đặc trưng và giá trị của lễ hội truyền thống 16
1.2.1 Đặc trưng của lễ hội 16
1.2.2 Giá trị của lễ hội 17
1.3 Khái quát về lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa 19
1.3.1 Vài nét về truyền thống lịch sử văn hóa làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng 19
1.3.2 Khái quát về lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng 24
1.3.3 Ý nghĩa và giá trị văn hóa của lễ hội Rước nước 29
Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI RƯỚC NƯỚC XÃ VĨNH HÙNG, HUYỆN VĨNH LỘC 32
2.1 Thực trạng công tác quản lý lễ hội 32
2.1.1 Tổ chức bộ máy 32
2.1.2 Công tác triển khai các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức lễ hội 35
2.1.3 Công tác tuyên truyền, quảng bá lễ hội 36
2.1.4 Quản lý các hoạt động của lễ hội 37
Trang 22.1.5 Công tác quản lý tài chính trong lễ hội 39
2.1.6 Công tác xã hội hóa trong hoạt động của lễ hội 40
2.1.7 Công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức lễ hội 41
2.1.8 Công tác tổng kết, đánh giá hoạt động quản lý lễ hội 42
2.1.9 Công tác khen thưởng, xử lý vi phạm 43
2.2 Đánh giá công tác quản lý lễ hội rước nước 43
2.2.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 43
2.2.2 Những hạn chế, nguyên nhân 47
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ LỄ HỘILÝ LỄ HỘI RƯỚC NƯỚC XÃ VĨNH HÙNG, HUYỆN VĨNH LỘC 52
3.1 Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về việc bảo tồn, phát huy giá trị của lễ hội truyền thống 52
3.2 Dự báo về xu thế của xã hội tác động tới công tác quản lý lễ hội Rước nước 55
3.2.1 Những tác động tích cực 55
3.2.2 Những tác động tiêu cực 56
3.3 Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý lễ hội rước nước 58
3.3.1 Nâng cao công tác chỉ đạo, lãnh đạo quản lý 58
3.3.2 Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức 60
3.3.3 Kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý lễ hội 61
3.3.4 Thực hiện tốt công tác quy hoạch mở rộng không gian tổ chức lễ hội 62
3.3.5 Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác tổ chức, quản lý lễ hội 63
3.3.6 Bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện về nội dung, chương trình tổ chức 64
3.3.7 Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di tích và lễ hội gắn với phát triển du lịch65 3.3.8 Huy động nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa 66
3.3.9 Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, vệ sinh, môi trường, 67
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC LUẬN VĂN 79
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Chữ viết tắt :Chữ viết đầy đủ
BVHTTDL : Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là loại hình văn hóa phổ biến, thể hiện chân thực, đậm
đà bản sắc văn hóa của một tộc người Lễ hội truyền thống gắn với một địadanh, một tộc người, một làng xã, vùng đất nhất định Nó như là một thành tốkhông thể thiếu được để thỏa mãn nhu cầu tâm linh, sự cô kết cộng đồng tộcngười Qua lễ hội truyền thống nhiều giá trị văn hóa được bảo lưu và trao truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, nó trở thành di sản văn hóa phi vật thể giá trị củadân tộc Do đó việc bảo vệ và phát huy các giá trị của lễ hội có ý nghĩa quantrọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là trong
xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay
Xã Vĩnh Hùng là một trong 5 xã miền xuôi của huyện Vĩnh Lộc, là vùngđất địa linh nhân kiệt, nơi sản sinh ra nhiều danh nhân cho đất nước như MinhKhang Thái Vương Trịnh Kiểm và 10 đời chúa Trịnh, đền thờ Thái tể HoàngĐình Ái, Tiến sỹ Trịnh Khắc Huy, Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc…nhiều ditích lịch sử nổi tiếng được xếp hạng cấp Quốc gia như Nghè Vẹt thờ Trịnh Kiểm
và 12 đời chúa Trịnh tại xóm Đoài; Phủ Chúa Trịnh, đền thờ Thái tể HoàngĐình Ái Ngoài ra còn nhiều di tích lịch sử cấp tỉnh như đền thờ Quận CôngHoàng Đình Phùng, Đường Công Lê Quang Lộc, Chùa cổ Báo Ân Bên cạnh đóVĩnh Lộc cũng là vùng đất của nhiều lễ hội như lễ hội ngày giỗ Minh KhangThái vương Trịnh Kiểm, ngày lễ kị thần tại Nghè Vẹt… Đặc biệt nhất vẫn là lễhội rước nước chùa Báo Ân, diễn ra trong 3 ngày từ ngày 27,28,29 tháng 2 âmlịch hàng năm Với những chiếc thuyền rồng cùng với những động tác chèothuyền điêu luyện, những điệu hò sông Mã Lễ hội Rước nước có vai trò quantrọng gắn bó, cô kết cộng đồng làng xã, là loại hình văn hóa dân gian, nghi thứctâm linh biểu hiện tín ngưỡng thờ nước của cư dân vùng sông Mã
Cùng với sự phát triển của xã hội con người ngoài việc đáp ứng những nhucầu về ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại thì nhu cầu tín ngưỡng tâm linh cũng phát triển.Đây cùng là điều kiện để cho các lễ hội được phục hồi, gìn giữ và phát huy Tuy
Trang 5nhiên, thực tế hiện nay việc quản lý và tổ chức lễ hội còn nhiều hạn chế đó làmột số du khách tham gia lễ hội chấp hành chưa nghiêm về những nội quy thựchiện nếp sống văn minh trong lễ hội, vẫn còn tình trạng thải rác bừa bãi, chenlấn, xô đẩy nhau, công tác quản lý tài chính vẫn còn nhiều bất cập Trong lễ hộixuất hiện các hoạt động thương mại hóa lợi dụng lòng tin của người tham gia lễhội để chuộc lợi, trong công tác chuẩn bị xây dựng chương trình chưa khoa học Điều nay đã làm ảnh hưởng đến tính thiêng của lễ hội, làm cho lễ hội không giữnguyên được giá trị ban đầu của nó là cầu nối giữa thế hệ này với thế hệ trước,thông qua lễ hội giáo dục con người hướng về cội nguồn, giáo dục truyền thốnglịch sử của quê hương đất nước Do đó việc quản lý và bảo tồn, phát huy các giátrị của lễ hội có ý nghĩa quan trọng Đặt ra cho công tác quản lý về lễ hội cần phảinghiên cứu cách thức, biện pháp để lễ hội thật sự là sản phẩm văn hóa độc đáo,mang bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc, vùng miền, góp phần quan trọng vào việcphát triển kinh tế xã hội đặc biệt là phát triển du lịch tại địa phương.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “ Quản lý lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành quản lý văn hóa của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ trước tới nay có rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu đến vấn đề lễ hộitruyền thống Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đó chủ yếu đi vào tìm hiểunhững vấn đề chung về công tác quản lý nhà nước đối với lễ hội truyền thống;đối với lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng cũng có một số tácgiả đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở những bài báo, những bài phóng sựngắn nói về sự kiện, thiếu các công trình nghiên cứu chuyên sâu
2.1 Nghiên cứu về lễ hội, quản lý lễ hội
Năm 2000, Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam của tập thể các tác giả biên
soạn, tuyển chọn Nguyễn Chí Bền, Trần Lâm Biền, Bùi Khởi Giang, NguyễnMinh San Công trình nghiên cứu đã khẳng định phương châm nghiên cứu vàphổ biến khoa học văn hóa đó là đi tìm bản sắc văn hóa Việt Nam, sắc thái các
Trang 6vùng văn hóa được thể hiện ở các đối tượng văn hóa cụ thể, mà lễ hội cổ truyềnViệt Nam là một trong những đối tượng đó.
Trong công trình Lễ hội trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam (2004) của
tác giả Vũ Ngọc Khánh, Nxb Văn hóa - thông tin, Hà Nội, cho rằng: lễ hộikhông phải là một hiện tượng văn hóa bất biến mà nó có sự thay đổi theo khônggian và thời gian Sự biến đổi và phát triển của các lễ hội chính là sự hài hòa của
nó đối với không gian và thời gian nhất định Thừa nhận sự trường tồn của lễ hộitruyền thống, các nhà nghiên cứu không quan niệm lễ hội là sự hoài niệm quákhứ, là sự cô lập con người trong thế giới Lễ hội cũng không phải tồn tại đểcon người quay ra tìm sự huyền bí với những cảm giác bồng bềnh nhằm mụcđích thoát ly cuộc sống Trong lễ hội có sự hiện diện của các thần linh, nhưngkhông phải để tấn công khoa học, đi ngược chiều với xã hội mới mà để khẳngđịnh lễ hội luôn đồng hành cùng với con người
Tác giả Bùi Hoài Sơn với công trình “ Quản lý lễ hội truyền thống củangười Việt” (2009) Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội Từ việc hệ thống hóa các vănbản quản lý nhà nước về lễ hội, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế của côngtác quản lý lễ hội Tác giả cũng đưa ra các luận điểm lý giải cho các vấn đề xảy
ra xung quanh việc tổ chức và quản lý lễ hội Từ đó đưa ra một số giải pháp tăngcường công tác quản lý lễ hội dưới góc độ quản lý di sản văn hóa phi vật thể
Cùng quan tâm về quản lý lễ hội, tác giả Nguyễn Phương với cuốn sách Tìm hiểu văn hóa lễ hội truyền thống của người Việt (2017), Nxb.Thế giới.Tác giả đã
khái quát hệ thống văn bản của nhà nước quy định về quản lý và tổ chức lễ hội,quy định về ứng xử văn minh, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng; thanhtra, xử phát trong lĩnh vực văn hóa Đồng thời nêu lên thực trạng hoạt động của lễhội và các lễ hội lớn ở Việt Nam Nhằm giúp người đọc có thêm tư liệu thamkhảo về lễ hội bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông của người Việt Nam cũng nhưnhững quy định pháp luật có liên quan đến việc tổ chức, quản lý lễ hội
Có thể thấy lễ hội là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm,nhữngcông trình này tập trung nghiên cứu sự đa dạng của lễ hội Từ sự mô tả quá trình
Trang 7chuẩn bị lễ hội, đến diễn biến từng lễ hội.Những vấn đề về lễ hội cũng đã đượcmột số tác giả quan tâm để chỉ ra thực trạng chung trong công tác quản lý, qua
đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, góp phần bảotồn giá trị của lễ hội trong giai đoạn hiện nay
2.2 Nghiên cứu về di tích, lễ hội ở Thanh Hóa
Trên thực tế cũng đã có nhiều sách, báo và công trình nghiên cứu đề cập
đến các lễ hội ở Thanh Hóa, tiêu biểu có các tác phẩm như:“ Lễ tục lễ hội truyền thống xứ Thanh” (2001), Nxb Văn hóa dân tộc của các tác giả Lê Huy Trâm - Hoàng Anh Nhân, nghiên cứu khái quát về lễ hội truyền thống xứ Thanh; “Lễ hội xứ Thanh” của Ban quản lý di tích và danh thắng Thanh Hóa (2009) Nxb
Thanh Hóa, giới thiệu bước đầu về lễ hội truyền thống tiêu biểu của các địaphương
“Văn hóa dân gian Thanh Hóa” (2007), Nxb Văn hóa dân tộc; "Lễ hội dân gian Thanh Hóa" (2016), Nxb Thanh Hóa của Hoàng Bá Tường, đề cập đến
một số lễ hội mùa xuân và việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của
lễ hội, giới thiệu một số lễ hội tiêu biểu ở các địa phương “Địa chí Thanh Hóa”
của Tỉnh Uỷ-HĐND- UBND tỉnh Thanh Hóa (2000), Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội cũng có đề cập đến lễ tục lễ hội xứ Thanh một cách cơ bản nhất
2.3 Nghiên cứu về di tích, lễ hội rước nước, Vĩnh Hùng
Đối với lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng hiện nay vẫnchưa có công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu Chỉ có một số tin bài, bài
viết các tác giả có nhắc tới như Tục thờ nước và lễ hội rước nước ở làng Bồng Thượng của tác giả Hoàng Bá Tường trong sách “Văn hóa dân gian Thanh Hóa” (2007), Nxb Văn hóa dân tộc; tác giả Đinh Giang với bài viết: Độc đáo lễ hội rước nước chùa – phủ Báo Ân đăng tải trên báo Văn hóa đời sống tháng 3/2017; tác giả Nguyễn Thùy với bài viết: Độc đáo lễ hội Rước nước mang về tắm cho phật đăng tải trên báo Dân trí tháng 4/2015; tác giả ĐĐ Thích Tánh Khả - Ủy viên BTTTTƯ GHPGVN với bài viết: Lễ hội Rước nước cổ truyền chùa phủ Báo Ân- Thanh Hóa đăng tải trên phatgiaothanhhoa.com tháng 3/2014;
Trang 8Có thể thấy, tất cả mới chỉ là những bài viết giới thiệu về lễ hội rước nước,điểm nhấn sự kiện văn hóa địa phương chưa đề cập tới lễ hội rước nước mộtcách có hệ thống, từ đó để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý, bảotồn và phát huy những giá trị tín ngưỡng tâm linh của lễ hội rước nước trong giaiđoạn hiện nay.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nhận thức đầy đủ, đúng về vị trí, vai trò và giá trị của lễ hộitruyền thống trong giai đoạn hiện nay; luận văn đi sâu phân tích, đánh giá nhữngkết quả đạt được và hạn chế trong công tác quản lý lễ hội rước nước Từ đó đềxuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội rước nướctrong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về lễ hội và quản lý lễ hội
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác tổ chức, quản lý lễ hội rướcnước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng trong những năm gần đây
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, tổchức lễ hội cho phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý, tổ chức lễ hội rướcnước tại làng Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóatrong những năm gần đây
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp điền dã dân tộc học
- Là phương pháp chủ đạo nhằm thu thập tư liệu liên quan đến vấn đềnghiên cứu Thông qua việc quan sát, chụp ảnh, trực tiếp tham gia lễ hội để cóđánh giá sát đúng về công tác tổ chức và hoạt động quản lý lễ hội; phỏng vấnngười dân, du khách tham gia lễ hội, các nhà quản lý, cán bộ văn hóa xã, người
tổ chức lễ hội về nguyện vọng, nhu cầu tham gia lễ hội Từ đó sẽ giúp tác giả cóđược số liệu chi tiết, cụ thể làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá, nhận địnhcác vấn đề khoa học về công tác tổ chức và công tác quản lý lễ hội
5.3 Phương pháp nghiên cứu và tiếp cận liên ngành
- Là phương pháp sử dụng phương pháp nghiên cứu và tiếp cận của nhiềungành khác nhau như địa lý học, lịch sử, văn hóa dân gian, xã hội học…để nhìnnhận và giải quyết vấn đề trong việc nhận dạng và bảo tồn phát huy các giá trịnguyên bản của lễ hội rước nước
6 Dự kiến kết quả đạt được
- Luận văn đưa ra một cái nhìn toàn diện về thực trạng công tác quản lý, tổchức lễ hội truyền thống rước nước từ năm 2002 đến nay, chỉ ra những mặt đãlàm được và chưa làm được, những nguyên nhân, hạn chế về phương thức, côngtác tổ chức, quản lý, để từ đó đưa ra một số giải pháp, nâng cao chất lượng côngtác quản lý và bảo tồn giá trị của lễ hội rước nước Kết quả nghiên cứu của luậnvăn còn có thể sử dụng làm tư liệu tham khao cho các nghiên cứu khác
Trang 107 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dungluận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội truyền thống và khái quát về lễ
hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý lễ hội rước nước làng Bồng
Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý lễ hội rước
nước, làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc
Trang 11Lễ hội không chỉ mang nét truyền thống độc đáo của mỗi dân tộc mà nócòn là bằng chứng lịch sử, chứng minh sự tồn tại của một dân tộc, một nền vănhóa đã được công nhận Lễ hội ở nước ta gắn liền với đời sống của mỗi ngườidân với các di tích lịch sử, các trò chơi dân gian đã ăn sâu, bám rễ vào tiềm thứccủa con người.
Lễ hội thường có hai phần, phần lễ và phần hội Phần lễ và phần hội có mốiquan hệ chặt chẽ, như một thể thống nhất không thể tách rời Phần lễ là cốt lõichủ đạo, là phần quan trọng nhất, là linh hồn của lễ hội Phần hội là sự nảy sinh,tích hợp, bảo lưu Phần lễ là hệ thống các nghi thức thờ cúng mà con người sángtạo ra nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người đối với thần linh Nó mang ýnghĩa tín ngưỡng, cầu xin, tạ ơn thần linh đã phụ trợ cho việc làm ăn may mắm,cho mùa màng bội thu Nó được hình thành bởi nhân vật được thờ và gắn liềnvới một di tích lịch sử, một vùng miền Phần hội là những sinh hoạt văn hóa củacộng đồng, nó gắn liền với không gian, thời gian, tâm lý của con người, môitrường cảnh quan Hội được hình thành bởi hình thức sinh hoạt văn hóa củacộng đồng người
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa, quan niệm khác nhau về lễ hội
Trang 12Theo Bách khoa toàn thư lễ hội Việt Nam là sự kiện kiện văn hóa được tổchức mang tính cộng đồng “Lễ” là hệ thống những hành vi tác động nhằm biểuhiện sự tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chínhđáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thựchiện “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từnhu cầu cuộc sống từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên chotừng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ ”Tác giả Vũ Ngọc Khánh lại quan niệm: “ Lễ hội cũng gọi là hội lễ, là hìnhthức sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề, ngànhhoặc tôn giáo trong một phạm vi, một địa phương hoặc trong cả nước (30, tr.79).Theo tác giả Hoàng Anh Nhân và Lê huy Trâm trong “Lễ tục, lễ hội truyềnthống xứ thanh” cho rằng: Khái niệm lễ hội là một khái niệm chung, bao quátthường dễ gợi cho ta không khí và hình ảnh về “hội hè đình đám” Hội hè đìnhđám có lẽ càng về sau càng tưng bừng, nhiều màu sắc, nhiều tính kỹ thuật chứcàng xa xưa gần với cội nguồn dân tộc thì càng đơn giản tuy phần tác động sâusắc trong tâm linh không hẳn là theo sự phát triển ấy Có những lễ hội khôngmang đậm màu sắc và không khí của hội hè đình đám như hiện tại mà chỉ đóngkhung trong một hoạt động tục lệ thuần túy nhưng về ý nghĩa lại không hề thuakém các lễ hội tưng bừng và quan trọng có ý nghĩa Quốc tế (tức lễ hội có tầm cỡquốc gia, được triều đình đứng tế hoạch sắc chỉ cho các quan địa phương, tỉnhhuyện đứng tế trực tiếp) (33, tr.16,17) Từ quan niệm trên tác giả đã chia lễ hội
Xứ Thanh thành 3 cấp độ: Tục lệ, lễ tục và lễ hội
“Lễ hội Việt nam trong phát triển du lịch” tác giả Dương Văn Sáu địnhnghĩa: “ Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người diễn ra trênmột địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác đinh; nhằm nhắc lại một
sự kiện, nhân vật lịch sử hay huyền thoại; đồng thời là dịp để thể hiện cách ứng
xử văn hóa của con người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội”(29, tr.35)
Trang 13Như vậy, khi bàn về lễ hội các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhất nhiều cáchdiễn đạt khác nhau về lễ hội, nhưng tất cả đều khẳng định lễ hội là sinh hoạt vănhóa của cộng đồng người nó diễn ra trong một thời gian, không gian xác định,gắn với một vùng đất cụ thể Thể hiện sự tôn kính của con người đối với thầnlinh hay đối thần hoàng làng người đã có công xây dựng làng, xã…Đồng thờithông qua lễ hội con người được hòa mình với những trò chơi, trò diễn mangđậm dấu ấn của một thời kỳ lịch sử.
1.1.1.2 Các loại lễ hội
Lễ hội ở nước ta rất đa dạng và phong phú, theo từng đặc trưng riêng củacác dân tộc, vùng miền, mà mỗi nơi có nội dung và các thức thể tổ chức lễ hộikhác nhau Có thể phân ra một số loại lễ hội như sau:
-Lễ hội chùa, đền, đình: thường tổ chức vào những ngày đầu năm Tùy theophong tục của địa phương, tùy theo cấp di tích lịch sử chùa, đình, đền tổ chức lễhội do các cấp tổ chức như cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp cơ sở Những
lễ hội lớn như lễ hội Chùa Hương, Chùa Bái Đính, Đền Hùng, Bà chúa Kho…
- Lễ hội truyền thống của các địa phương: Đây là các lễ hội của một số địaphương đã có từ lâu đời như: lễ hội chọi Trâu ở Hải Phòng, lễ hội rước nước
- Lễ hội chung của các dân tộc thiểu số như: dân tộc Thái, Nùng, Tày giao
ở miền Bắc, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên…
- Lễ hội đặc trưng của từng dân tộc như: lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên, lễhội ném còn của dân tộc Thái…
- Lễ hội về công đức các bậc tiền nhân gắn với truyền thuyết lịch sử và cácđền, chùa ở một số địa phương như Lễ hội Đền Trần, Đền Hùng…
- Lễ hội tôn giáo như lễ vu lan, lễ Phật Đản của đạo Phật; lễ Thiên Chúagiáng sinh, lễ phục sinh…
Theo thông tư 15/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tổ chức lễ hội do Bộtrưởng bộ văn hóa thể thao và du lịch ban hành tại điều 3
Theo đó, các loại hình lễ hội bao gồm:
Trang 141.Lễ hội dân gian là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh người có công vớinước với cộng đồng; thờ cúng thần thánh, biểu tượng có tính truyền thống vàcác hoạt động tín ngưỡng dân gian khác tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp vềtruyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
2 Lễ hội lịch sử, cách mạng là lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh nhữngdanh nhân, sự kiện lịch sử, cách mạng
3 Lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch là lễ hội được tổ chức để quảng bá vềvăn hóa thể thao, du lịch bao gồm: festival, liên hoa văn hóa, thể thao, du lịch;tuần văn hóa, thể thao và du lịch; tuần văn hóa- du lịch; tháng văn hóa- du lịch;năm văn hóa - du lịch và các lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch khác
4. Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài tổ chức tại Việt Nam là lễ hội do tổchức của Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại ViệtNam tổ chức nhằm giới thiệu giá trị văn hóa tốt đẹp của nước ngoài vớicông chúng Việt Nam
1.1.2 Lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người, được truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác Có tính kế thừa và phát huy các giá trị văn hóađặc sắc của lễ hội Môi trường của lễ hội truyền thống chính là làng xã nôngthôn nơi gắn liền với cây đa, giếng nước, sân đình Lễ hội là môi trường thuậnlợi mà ở đó các yếu tố văn hóa truyền thống được bảo lưu và phát triển Nhữngyếu tố văn hóa này không ngừng được hoàn thiện, phát triển cùng với sự pháttriển của lịch sử ở từng địa phương, của đất nước Đây chính là những tinh hoa
đã được đúc kết trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử Bản chất của lễ hội là
sự khái quát cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong xã hội ở từnggiai đoạn lịch sử nhất định
Theo Nghị định 110/2018 NĐ-CP ngày 29/8/2018 tại khoản 1, Điều 3 thì lễhội truyền thống được định nghĩa như sau: “Lễ hội truyền thống (bao gồm cả lễhội tại các di tích lịch sử- văn hóa, lễ hội dân gian) là hình thức sinh hoạt văn
Trang 15hóa cộng đồng được tổ chức theo nghi lễ truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầutinh thần của nhân dân”
Như vậy, Lễ hội truyền thống là sản phẩm tinh thần của cộng đồng dân cư,tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội gắn với không gian, thời gian, địa điểmlịch sử cụ thể, là một bảo tàng sống, có sức sống lâu bền, tồn tại đồng hành vàtạo nên ký ức văn hóa của một vùng miền, một dân tộc
Lễ hội trở thành truyền thống, khi nó được trao truyền từ thế hệ này sangthế hệ khác và được thế hệ sau kế thừa trên nền tảng những giá trị tốt đẹp mà thế
hệ trước để lại Hay nói cách khác lễ hội truyền thống chính là hoạt động vănhóa của cộng đồng, mang những giá trị tốt đẹp của một cộng đồng đó, có tínhlịch sử, tính kế thừa, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nối tiếp nhau,nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội trong đờisống xã hội
1.1.3.Quản lý
Trong quá trình lao động sản xuất, cũng như trong các hoạt động khác, conngười muốn phát triển, muốn tồn tại thì phải tuân thủ và chịu sự quản lý nào đó.Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động, hợp tác lao động để thựchiện một nhiệm vụ nào đó nhằm đạt được mục tiêu chung C.Mác đã khẳng
định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo để điều hòa hoạt động của cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất…Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một giàn nhạc thì phải có nhạc trưởng” (20,Tr 480).
Thuật ngữ “quản lý” (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình tíchhợp vào nhau; quá trình “quản” là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái “ổnđịnh”; quá trình “lý” là sự sửa sang sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế
“phát triển”
“Quản lý là hoạt động tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủthể quản lý vào một đối tượng để điều chỉnh các quá trình phát triển xã hội và
Trang 16hành vi của con người, nhằm duy trì tính ổn định và phát triển đối tượng theonhững mục tiêu đề ra” (21, tr 5).
Từ những quan niệm trên có thể hiểu Quản lý là những hoạt động liên tục,
có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lý tác động lên đốitượng quản lý thông qua các phương pháp và công cụ quản lý nhất định nhằmđạt được những mục tiêu chung Chủ thể của quản lý là các cá nhân, tổ chức cómột quyền lực nhất định mà một nhóm người hoặc một cộng đồng giao tráchnhiệm đối tượng quản lý là các tổ chức, cá nhân chịu sự tác động của chủ thểquản lý
1.1.4.Quản lý lễ hội
1.1.4.1.Khái niệm
Quản lý Lễ hội là hoạt động của Nhà nước thông qua chủ thể quản lý thựchiện các hoạch định, kế hoạch, chiến lược phát triển lễ hội theo một hệ thốngnhằm bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của lễ hội
“Quản lý lễ hội là tạo điều kiện cho lễ hội phát triển theo định hướng pháttriển của đất nước và phù hợp với quy luật của thời đại, đồng thời ngăn cản nhữnghành vi lợi dụng lễ hội để hoạt động tệ nạn xã hội” [30, tr 18]
Theo tác giả Bùi Hoài Sơn: “Quản lý lễ hội là việc của Nhà nước được thựchiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
về lễ hội truyền thống nhằm mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóacủa lễ hội Những giá trị đó được cộng đồng coi trọng đồng thời nhằm góp phầnphát triển kinh tế xã hội của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung”(38, tr 19)
Tóm lại, quản lý Lễ hội là hoạt động quản lý của nhà nước thông qua cáccông cụ quản lý như: chính sách pháp luật, Nghị định, chế tài…tác động lên đốitượng quản lý là hoạt động lễ hội nhằm định hướng, phát triển, bảo tồn và pháthuy các giá trị đặc sắc của lễ hội Đáp ứng nhu sáng tạo và hưởng thụ văn hóacủa người dân, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước đặc biệt là phát triển du lịch
Trang 171.1.4.2 Nội dung của quản lý lễ hội
Việc quản lý và tổ chức lễ hội được Đảng và nhà nước ta rất quan tâmthông qua các văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật, các nghị định, chỉ thị,thông tư hướng dẫn thực hiện Nhưng tất cả đều tập chung vào những nội dung
cơ bản sau:
+ Tuyên truyền phổ biến ý nghĩa, giá trị của lễ hội và các văn bản nhànước: Việc tuyên truyền để người dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của lễhội có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của người dân về việcgiữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội Việc tuyên truyền sâu rộngcác chủ trương chính sách của đảng và nhà nước sẽ góp phần quan trọng vàoviệc đưa pháp luật gần với dân hơn
+ Quản lý tài chính trong lễ hội: Đây là việc rất quan trọng và cần thiếtnhằm trách lạm thu, lạm phát Đảm bảo nguồn tài chính do nhà nước và nhândân đóng góp được thực hiện đúng mục đích Quản lý tài chính trong lễ hội gồm
có hai hoạt động chính đó là: Thứ nhất là quản lý nguồn thu từ xã hội hóa Thứhai là quản lý hoạt động chi tiêu, phân bổ nguồn vốn thu một cách minh bạch,công khai, đúng mục đích
+ Quản lý các hoạt động dịch vụ`trong lễ hội: Cùng với sự phát triển của lễhội thì các dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống…cũng phát triển Việc quản lý tốtcác dịch vụ sẽ ngăn chặn việc lợi dụng lễ hội để tổ chức các hoạt động mê tín dịđoan, nạn cờ bạc, rút thẻ, góp phần vào việc xây dựng hình ảnh tốt đẹp của lễhội trong mắt nhân dân và du khách thập phương
+ Quản lý các phương diện đảm bảo an ninh xã hội của lễ hội: Lễ hội là nơithu hút đông nhân dân và du khách thập phương Do đó rất dễ xảy ra các vấn đềgây mất an ninh trật tự như móc tú, tệ nạn xã hội, ùn tắc giao thông, tình trạngchặt chém khách du lịch, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm Vì vậy, việcđảm bảo an ninh, trật tự xã hội tại các lễ hội sẽ góp phần quan trọng vào việcnâng cao giá trị, hình ảnh của lễ hội trong nhận thức của người dân cũng nhưbạn bè thế giới
Trang 18+ Quản lý vệ sinh môi trường: Môi trường là vấn đề quan trọng trong việcphát triển bền vững của đất nước Việc phát triển phải đi đôi với bảo vệ môitrưởng Lễ hội là nơi đông người, nhiều loại hình dịch vụ cũng là nơi tiềm ẩnnhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Một lễ hội tổ chức tốt đòi hỏi công tác
vệ sinh môi trường phải thật sự đảm bảo, không có tình trạng xả rác thải bừa bãi,không gây mất vệ sinh, không ô nhiễm môi trường
+ Quản lý, bảo vệ khu di tích, cơ sở thờ tự: Lễ hội truyền thống bao giờcũng gắn liền với một di tích lịch sử nhất định Do đó việc trùng tu, tôn tạo ditích lịch sử- văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì và phát triển lễ hội.Tuy nhiên việc trùng tu, tôn tạo không làm thay đổi diện mạo, làm mới mà phảigiữ nguyên giá trị nguyên bản của di tích, của lễ hội
+ Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức lễ hội: Nội dung củaviệc giám sát là giám sát công tác an ninh, công tác tổ chức, công tác vệ sinhmôi trường, hoạt động dịch vụ thương mại Kiểm tra công tác tổ chức các hoạtđộng từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chức thực hiện Kiểm tra công tác thu chi tàichính trong lễ hội Việc tổ chức kiểm tra một cách công khai, minh bạch, dânchủ sẽ góp phần quan trọng trong việc phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội,đẩy lùi mặt trái của xã hội
1.1.4.3 Vai trò quản lý lễ hội
Quản lý lễ hội có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêunước, đạo đức xã hội, tinh thần cô kết cộng đồng Phát huy sức mạnh của cộngđồng trong việc cùng sáng tạo, cùng thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần, pháthuy vai trò của chủ thể của cộng đồng trong qua trình tổ chức, định hướng chọnlọc các giá trị văn hóa cốt lõi, đẩy lùi những tiêu cực, củ hủ, lạc hậu không phùhợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc
Quản lý lễ hội giúp các nhà quản lý hoạch định các chính sách xây dựng,bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội phù hợp với tình hình thực tế từng địaphương, từng vùng miền và theo từng giai đoạn lịch sử cũng như nhiệm vụchính trị của đất nước
Trang 19Quản lý lễ hội có vai trò định hướng sự phát triển của lễ hội theo đường lốicủa Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, góp phần tích cực vào việc pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước đặc biệt là phát triển du lịch tâm linh.
Quản lý lễ hội truyền thống giúp cho chính quyền các cấp thực hiện tốt cáckhâu của tổ chức lễ hội như thiết lập bộ máy tổ chức, xây dựng kế hoạch,chương trình tổ chức thực hiện; sắp xếp, bố trí đào tạo bồi dưỡng nguồn nhânlực, đầu tư cơ sở vật chất góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ hội.Quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống là điều kiện quan trọng trong việc
tổ chức kêu gọi các nguồn xã hội hóa, định hướng việc sử dụng các nguồn lực
đó theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch
Như vậy, có thể thấy rằng quản lý lễ hội có vai trò rất quan trọng trong việcgìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, thúc đẩy nền kinh tế-
xã hội phát triển theo hướng hòa nhập nhưng không hòa tan
1.2.Đặc trưng và giá trị của lễ hội truyền thống
1.2.1 Đặc trưng của lễ hội
Lễ hội truyền thống được coi là loại hình văn hóa dân gian đặc sắc, được tổchức theo nghi lễ truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thu văn hóa tinhthần của nhân dân Nhiều giá trị văn hóa tinh thần được lễ hội bảo lưu và traotruyền từ đời này sang đời khác, trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc Lễhội truyền thống có đặc trưng cơ bản sau:
Tính thiêng: Lễ hội gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành
tố không thể tách rời, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh và củng cố ý thức cộngđồng Lễ hội thường gắn liền với một di tích lịch sử- văn hóa, mỗi di tích lịch sửluôn gắn với nhân vật được thờ có thể là nhân vật có thật, có thể là truyền thuyếtdân gian, cũng có thể là nhiên thần Nhân vật thờ tự chính là linh hồn của lễ hội.Mọi hoạt động của lễ hội từ nghi thức tế lễ, diễn xướng đến đồ thờ, lễ vật đềumang màu sắc tín ngưỡng, tâm linh Nếu thiếu vắng nhân vật thờ tự thì lễ hội sẽmất đi tính thiêng và không còn mang ý nghĩa cốt lõi, gốc rể của nó
Trang 20Tính phức hợp: Lễ hội truyền thống là loại hình văn hóa dân gian tổng
hợp, có tính phức hợp Tính thực hợp được thể hiện ở chỗ nó bao gồm các loạihình văn hóa nghệ thuật: Từ nghi lễ, phong tục, lễ vật, nghệ thuật diễn xướngđến các cuộc vui chơi, giải trí, ẩm thực…
Tính cộng đồng: Lễ hội là sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, về với lễ hội
mỗi người cùng nhau chuẩn bị lễ vật và trò diễn, vui chơi, giao cảm, hưởng thụcác giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể Tính cộng đồng được thể hiện ở chỗ lễhội còn mang màu sắc riêng của từng cộng đồng, đó có thể là cộng đồng làng xã,cộng đồng tín ngưỡng, cộng đồng nghề nghiệp hay có thể là cộng đồng Quốc giadân tộc
Đây là ba đặc trưng cơ bản, cốt lõi của lễ hội truyền thống, thông qua cácđặc trưng này lễ hội toát lên được những giá trị nhân văn, ý nghĩa sâu sắc của
nó Điều này cho thấy trong công tác bảo tồn, tôn tạo, phục hồi lễ hội nếu đánhmất đi một trong ba đặc trưng nêu ở trên thực chất là làm biến dạng, méo mó,lệch lạc, phá hoại lễ hội đó
1.2.2 Giá trị của lễ hội
Những giá trị của lễ hội được thể hiện trên một số mặt sau:
Giá trị cố kết cộng đồng: Bất kỳ lễ hội nào cũng gắn với một cộng đồng
người nhất định, có thể là cộng đồng làng xã, cộng đồng tín ngưỡng, cộng đồngnghề nghiệp hay có thể là cộng đồng Quốc gia dân tộc Lễ hội chính là dịp thểhiện tinh thần đoàn kết, sự gắn bó, sức mạnh của tập thể trong quá trình cùngnhau chuẩn bị, tổ chức các họat động của lễ hội
Sự hình thành và tồn tại của cộng đồng gắn liền với việc sở hữu chung tàinguyên, lợi ích kinh tế, sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên Từ đó nảy sinh
sự gắn kết của cộng đồng trong việc cảm nhận ý nghĩa của lễ hội, sự sáng tạo vàhưởng thụ văn hóa chung Bất cứ một lễ hội nào, dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hộitín ngưỡng, lễ hội lịch sử, suy tôn các vị thần linh hay anh hùng dân tộc thì baogiờ cũng là lễ hội của một cộng đồng; biểu dương các giá trị văn hóa và sứcmạnh của cộng đồng trên mọi phương diện, là chất kết dính tạo nên sự cố kết
Trang 21cộng đồng Như vậy, tính cố kết cộng đồng là là giá trị văn hóa tiêu biểu, đặctrưng nhất của lễ hội.
Giá trị giáo dục: Lễ hội là “hình ảnh thu nhỏ” chứa đựng và phản ánh
nhiều mặt của đời sống xã hội, mô phỏng, tái hiện sinh động các nhân vật, sựkiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ dưới hình thức lễ tế, diễn xướng, trò diễndân gian Lễ hội là chỗ dựa tinh thần để mỗi người đều hướng về tổ tông, dòngtộc, về thế giới tâm linh Giá trị giáo dục của lễ hội được thể hiện trong tínhhướng về cội nguồn Đó là quê hương, là nơi trôn rau cắt rốn, là nơi từ đó màcon người sinh ra Mặt khác hướng về cội nguồn đã trở thành tâm thức của conngười Việt Nam “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ tổ mùng mười thángba”, “Chim có tổ, người có tông như cây có cội, như sông có nguồn” Điều đónhắc nhở mọi thành viên trong cộng đồng những bài học về đạo lý “Uống nướcnhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, truyền thống cha ông, về lịch sử củalàng xóm, quê hương, dân tộc
Lễ hội là dịp để con cháu thể hiện tình cảm với tổ tiên, thần thánh, để cầumong lực lượng siêu nhiên che chở, phù hộ cho con người được mạnh khỏe,may nắm, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu Con người đến với lễ hội làđến với lòng thành kính tổ tiên và các bậc tiền nhân, nhắc nhở mọi người nhớđến bổn phận và trách nhiệm của mình với ông bà, tổ tiên, dòng tộc, quê hương,đất nước Do vậy, lễ hội có giá trị to lớn trong việc giáo dục đạo đức, lối sống,giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương, dân tộc
Giá trị văn hóa tâm linh: Lễ hội ra đời từ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống
và nhằm đáp ứng những mong muốn, nguyện vọng của con người Cùng với sựphát triển của xã hội loài người thì nhu cầu về vật chất và tinh thần của conngười ngày một nâng cao Con người không chỉ thỏa mãn về vật chất mà cònthỏa mãn những nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh Do đó lễ hội ngày càng đượckhôi phục và có điều kiện phát triển Con người tìm đến lễ hội là muốn hòamình vào thế giới tâm linh, cầu mong sự che chở của sức mạnh siêu nhiên, củaông bà tổ tiên dòng tộc, của các vị thần thánh Nhờ có lễ hội mà con người được
Trang 22thỏa mãn đời sống tâm linh của mình, được hòa mình với không khí thiêng liêngcủa lễ hội, được sống những giấy phút “thăng hoa” đẹp đẽ nhất của chính mình,của cộng đồng người qua những hình thức trình diễn nghệ thuật.
Giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tinh thần:Lễ hội là hoạt động chung
của cả cộng đồng, do đó tất cả mọi hoạt động từ khâu chuẩn bị đến khâu tổ chứcthực hiện đều do cộng đồng dân cư đứng ra đảm nhận Qua đó lễ hội như mộtkhông gian, một bức tranh để con người thảo mãn niềm đam mê để sáng tạo, đểtái hiện lại những sinh hoạt văn hóa cộng đồng và hưởng thụ những giá trị vănhóa tâm linh của cha ông để lại
Giá trị bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Lễ hội như một “bảo
tàng sống” tái hiện một cách chân thực, sinh động đời sống vật chất và tinh thâncủa xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, thông qua các hoạt động tế lễ, cáctrò diễn sinh động hấp dẫn như tế lễ, trang phục, văn tế, rước nước, trò diễn dângian, các hình thức diễn xướng…Các hoạt động này không chỉ phản ánh cuộcsống chân thực của thế hệ trước mà góp phần giữ gìn, bảo lưu văn hóa dân tộc vàquan trọng hơn là giáo dục tinh thân, lòng tự hòa dân tộc, sự cô kết cộng đồng
Giá trị kinh tế: Lễ hội là môi trường thu hút đông đảo nhất sự tham gia của
người dân từ các vùng miền khác nhau trong cả nước Do đó ngoài những giá trị
về văn hóa tinh thần, lễ hội còn có giá trị về kinh tế Lễ hội phát triển sẽ thúc đẩycác ngành du lịch, khách sạn, ẩm thực…và các sản phẩm làng nghề phát triển.Bên cạnh đó, lễ hội cùng với hệ thống các di sản văn hóa sẽ góp phần tạo lập cácmối quan hệ kinh tế, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam Như vây,
lễ hội là sản phẩm tinh thần văn hóa đặc biệt, mang lại giá trị kinh tế cao
1.3 Khái quát về lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
1.3.1 Vài nét về truyền thống lịch sử văn hóa làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng
1.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Trang 23Vị trí địa lý: Xã Vĩnh Hùng là một trong năm xã miền xuôi của Huyện
Vĩnh Lộc gồm vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh và Vĩnh An Theotài liệu cũ thì Vĩnh Hùng có người sinh sống cách đây trên 7000 năm Từ trướcnăm 1945 làng Bỗng Thượng, Trung Hạ, Bồng Trung thuộc tổng Bồng ThượngHuyện Vĩnh Lộc, sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chính quyền cách mạng quyđịnh tên gọi và địa giới hành chính là xã Hùng Lĩnh, đến tháng 6 năm 1945 đổitên là Xã Vĩnh Hùng Như vậy có thể thây xã Vĩnh Hùng Ban đầu được thànhlập trên cơ sở Làng Bồng Thượng, hiện nay cộng với làng Sóc Sang, Việt Yên
và Làng Bút Đa
Làng Bồng Thượng là trung tâm văn hóa, kinh tế- chính trị của xã VĩnhHùng, đây là một làng Việt Cổ nằm trong vùng “Địa linh nhân kiệt” Xưa có têngọi là làng Biện Thượng hay còn gọi là làng Báo, nằm ven sông mã hùng vĩ, gốiđầu vào núi báo với tư thế “Rồng cuộn hổ ngồi
Phía Đông làng bồng Thượng giáp với làng Bồng Trung (nay là xã VĩnhTân), nơi sinh ra người anh hùng Tống Duy Tân- Linh hồn của cuộc khởi nghĩaHùng Lĩnh năm xưa Hai làng được ngăn cách bởi con đường dài 2km từ đê vàotận đầu làng Đa Bút, do Thái Hậu Phi Nguyễn Thị Ngọc Bảo cho đắp Đây cũngchính là con đường hành quân của nghĩa quân Hùng Lĩnh
Phí Tây giáp với làng sóc sơn, quê hương đất tổ của Chúa Trịnh Đây làvùng đất có địa thế hiểm trở với 5 ngọn núi tạo nên một tư thế hùng vĩ
Phía Bắc làng Bồng Thượng Giáp với Làng Đa Bút dưới chân núi hay còngọi là núi Bút Sơn Với nhiều di chỉ khảo cổ học Đa Bút được khai quật ở đây.Phía Nam là dòng sông Mã chảy qua Dọc theo bờ Bắc sông Mã có nhiều
di tích lịch sử văn hóa của làng như Chùa Báo, Phủ Báo, Nghè Vẹt
Đối với làng Bồng Thượng các ngõ xóm được ra đời cùng với việc thiết kếkhuân viên chữ điền, vuông vức có đường ngang dọc với 5 ngõ song song: NgõĐông, Ngõ Thẳng, ngõ Chửa, ngõ Chùa và 3 bến sông: Bến đông, bến Hát, bếnChùa Làng có 7 thôn: trong đó có 5 thôn nội đê (Thôn Đông, Thôn Thẳng,
Trang 24Thôn Đoài, Thôn Trung, Thôn Hát) và 2 thôn ngoại đê (Thôn Vạn Và thônNam) chạy dọc theo sông mã.
Đất đai, đồi núi:
Do đặc điểm địa hình và quá trình biến động địa chất lâu dài đã để lại chovùng đất Bồng Thượng nhiều loại đất phức đạp, đa dạng và phong phú Toàn xãVĩnh Hùng có diện tích 1.981,94ha, trong đó làng Bồng Thượng chiếm 1103 hatrong đó đất canh tác là 314,5ha, đất thổ cư là 22 ha, ao vườn 18 ha, đồi núi là748,5 ha
Bồng Thượng là vùng đất trung du đặc biệt ở địa thế “ Bắc giáp rừng, Namgiáp Sông” nơi nối tiếng từ rừng núi xuống đồng bằng ven sông, ngoài ra còn cónhững hồ đầm nhỏ và những cánh đồng ven sông Vì vậy, Cư dân ở đây có đủloại ruộng để canh tác như ruộng chiêm, ruộng mùa, đồng sâu đồng cạn, đất đãi
và đất núi Bênh cạnh đó làng Bồng Thượng có đủ các loại địa hình, núi non, cósông suối và cả đồng bằng Núi Hùng Lĩnh (cao 124m) có tên gọi khác là núiBáo, núi Tác Hùng, núi Hùng Sơn Chính nơi đây anh hùng Tống Duy Tân đã xâydựng căn cứ để tiến hành cuộc khởi nghĩa vũ trang mang tên cuộc khởi nghĩaHùng Lĩnh hưởng ứng lời kêu gọi của vua Hàm Nghi trong chiếu Cân Vương.Như vậy, diện tích đất đai của Làng Bồng Thượng chiếm phần lớn diện tíchđất tự nhiên của xã Vĩnh Hùng Tuy nhiên, diện tích đồi núi và đồng bằng chiêmchũng là chủ yếu
Khí Hậu: Bồng Thượng có khí hậu nhiệt đới, trong vùng khí hậu đồng
bằng Nhiệt độ thấp vào tháng giêng, cao vào tháng 7 Mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Đây là vùng đất thường bịlụt từ sông Mã và mưa lớn ngập đồng vào mùa mưa Đặc biệt là các hộ xóm Vạn(ngoài đê) Ngược lại sau những trận mưa lũ lại bồi đắp, tạo nên những cánhđồng mầu mỡ, phì nhiêu
Hệ thống sông ngoài: Vĩnh Lộc là huyện hợp lưu của 2 con sông Mã vàsông Bưởi Sông Mã chạy theo hướng Tây , sông Bưởi chạy theo hướng BắcNam và đổ vào sông Mã sau đó chạy qua làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng đếnngã Ba Bông thì rẽ làm hai Đoạn sông mã chảy qua làng Bồng Thượng dài
Trang 25khoảng 3 km, từ khen thác ra đến Đò Hoành, đến Bến Bồng Đây là Bến sôngtấp nập các con đò qua lại đưa đón khách, nghề đánh bắt thủy hải sản trên sôngcũng nhờ đó mà phát triển Nhờ sự bồi đắp của sông Mã mà Bồng thượng cónhững cánh đồng mầu mỡ, phì nhiêu Ngoài ra sông Mã còn cung cấp nước chosản xuất và sinh hoạt của nhân dân làng Bồng Thượng nói riêng, xã Vĩnh Hùngnói chung mà còn phục vụ cho Trạm bơm ở Chùa Báo, nơi cung cấp nước cho
cả một cánh đồng lớn vùng đông nam huyện Vĩnh Lộc gồm các xã Vĩnh Tân,Vĩnh Thịnh và Vĩnh Minh
Hệ thống sông ngoài có vai trò rất lớn trong đời sông, sinh hoạt của cư dânlàng Bồng Thượng, nó không chỉ cung cấp nước, tài nguyên thủy sản mà còn làcon đường thủy vô cùng quan trọng của nhân dân xã Vĩnh Hùng vào những năm
1980 khi mà con đường bộ duy nhất đề thông thương với các huyện khác, hoặc
ra đường Quốc lộ 1 A là đường đê dọc sông mã, đường rất sấu và lầy lội, nhiềunguy hiểm Thì con đường sông là sự lựa chọn tốt nhất, nhanh nhất và an toànnhất đối với người dân xã Vĩnh Hùng
Có thể khẳng định rằng vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên có vai tròquan trọng trong sự hình thành, sự phát triển kinh tế- xã hội của Làng BồngThượng nói riêng, xã Vĩnh Hùng nói chung
1.3.1.2 Lịch sử, văn hóa xã hội
Sự hình thành tộc người
Theo các nguồn tài liệu về những bằng chứng khảo cổ học đã chứng minhlàng Bồng Thượng là một làng cổ, là một trong những địa bàn cư trú của ngườiViệt cổ Năm 1926 các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều bộ xương cốt ở ĐaBút, qua nghiên cứu và phân tích khoa học các di chỉ này đã có niên đại 7000năm Di chỉ Đa Bút đã nổi tiếng trong giới khảo cổ học thế giới và di chỉ Đa Bútchỉ cách làng Bồng Thượng 1km
Mặt khác qua gia phả dòng họ Trịnh và họ Đỗ đã chứng minh ở đầu thời kỳ
Lê Sơ làng Biện Thượng xưa và làng Bồng Thượng Nay đã có nhiều ngõ xóm,
cư dân sinh sống đông đúc Đến thời Chúa Trịnh thì đây cũng là vùng đất của
Trang 26nhiều gia đình thuộc hoàng tộc được cấp đất về đây sinh sống và nghỉ dưỡngchủ yếu là hoàng thân của Chúa Trịnh, Thái tể Hoàng Đình Ái Ngoài ra VĩnhHùng cũng là quê hương sinh ra nhiều tướng tài cho nhà Trịnh như TướngHoàng Đình Ái, Quận Công Hoàng Đình Phùng.
1.3.1.3 Di sản văn hóa
Bồng Thượng là một làng cổ, nơi gắn liền với nhiều di tích lịch sử cấp quốcgia và cấp tỉnh Xã Vĩnh Hùng hiện tại có 3 di tích Quốc gia và 4 di tích cấptỉnh.Riêng làng Bồng Thượng đã có 6 di tích được xếp hạng, trong đó có 3 ditích Cấp Quốc gia và 3 di tích cấp tỉnh Ngoài ra còn rất nhiều di tích lịch sử cógiá trị như Đình Trung, Đình Phúc và các lễ hội đặc sắc như lễ hội rước nước,Ngày lễ Kị thần ngày 14 tháng 11 âm lịch tại Nghè Vẹt
Các di tích lịch sử cấp Quốc gia như:
Nghè Vẹt: nơi thờ thành Hoàng Làng Trịnh Ra, sau này làm nơi thờ các
chúa Trịnh Nghè Vẹt ở vị trí ngoại đê Sông mã, gần nguồn nước phù sa do đó
có rất nhiều loại chim đến nhất là chim Vẹt Người dân ở làng cho rằng Vẹt làloài chim biểu tượng cho sự no ấm, hạnh phúc, nên lấy tên loài chim đặt chongôi miếu thờ Thành Hoàng thể hiện cho “Đất lành chim đậu” Ngoài ra loài Vẹtcòn có một ý nghĩa tâm linh gắn liền với Thân Mẫu Thái Vương, lấy loài chimlàm biểu tượng vật linh của dòng họ và đặt tên nghè thờ thành Hoàng Làng làNghè Vẹt Di tích Nghè Vẹt ngày nay là công trình kiến trúc gỗ thế kỷ XVII vớikiểu chữ Đinh, còn gọi là kiến trúc hình “ Chuôi vồ”
Phủ Trịnh: được xây dựng năm 1539, khi vua Lê Trang Tông phong cho
Trịnh Kiểm tước Thái Sư Lạng quốc công Phủ trịnh thờ ấy được xây dựng trênmột nền đất trống, hàng mấy chục mẫu được xây dựng đủ các loại hình Như dothời gian và sự tàn phá của chiến tranh phủ Trịnh ngày nay chỉ còn lại một dãybếp gọi là nhà Trầu Tức là nơi thờ cúng tổ tiên họ trịnh và 10 vị chúa Trịnh
Đền thờ Thái Tể Hoàng Đình Ái, một vị tướng tài, một nhà ngoại giao mưu
lược, một con người đức độ được nhân dân kính mến, ca ngợi Từ đường chi họHoàng Đình cách phủ Trịnh 100m về phía tây Di tích được công nhận cấp quốc
Trang 27gia năm 1995 Đền thờ được quay theo hướng chính Nam, mặt nhìn ra Sông Mãđền có kết cấu theo kiểu chuôi vồ, bao gồm tiền đường và hậu cung chạy dọc.Các di tích cấp tỉnh như:
Di tích Chùa Báo Ân: lúc đầu chỉ là Am với tên gọi là “ Am lộc Sơn Tự”,
đến thế kỷ XVI mới xây dựng thành chùa Sau này chúa Trịnh đã đổi tên “Báo
Ân Tự” gắn liền với truyền thuyết, dã sử mang tính thiêng liêng, tính thiện longbiết ơn.Chùa nằm dưới chân núi Báo, tiền đường nhìn về hướng Tây Nam, phíatrước là dòng sông Mã Thời điểm trước cách mạng tháng 8 năm 1945, chùa Báocòn khá nguyên vẹn và khá thiêng liêng có kiến trúc điêu khắc độc đáo Theocác cụ cao tuổi trong làng kể lại: Hậu cung của chùa hình vòm, xây bằng gạchdài 3m, rộng 2m, cao 4m, trên nóc nhà có hoa văn rồng mây uốn lượn và hai chữBồng Tiên Tiền đường chùa gồm 6 gian hái chái, bên trong bài trí tượng phật.Trước chùa có tháp Viên Quang 5 tầng, cao 9m, đường kính đáy 3m Phía Đôngchùa là phủ Báo Phủ báo xưa kia rất rộng có cung đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ
và đệ ngũ Phía Tây chùa có hang Nhà đá, sân hầu bóng gắn với tín ngưỡng thờMẫu Địa
Cụm di tích gồm chùa Báo, Phủ Báo, sân Hầu bóng tạo thành một khônggian sinh hoạt văn hóa đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng củanhân dân
Tương truyền rằng chùa Báo được lập từ thời Lý- Trần, hiện nay tại chùađang còn tấm bia đá “Viên Quang tháp nội bia ký” Theo lý lịch di tích thì ThápViên Quang do thiền sư tên là Thích Thư hiệu Diệu Trì tạo nên Và chùa Báođược xây dựng vào khoảng năm 1852 cùng năm xây dựng bia tháp Viên Quang
và tháp Viên Quang Do thời kỳ chiến tranh, chùa Báo Ân đã bị xuống cấpnhiều Đế năm 2002, chùa Báo Ân đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa cấp Tỉnh Năm 2008, được sự quan tâm của các cấp chính quyền cùng
sự đóng góp của nhân dân và du khách thập phương, các nhà hảo tâm đã trùng
tu, tôn tạo lại chùa Báo Ân Chùa được xây dựng trên nền đất cao hơn nhiều sovới nền cũ Đầu năm 2010, chùa được khánh thành một cách trọng thể Chùa
Trang 28gồm có một ngôi nhà 3 gian rộng lớn, cao với các cột gỗ to, đầy đủ các loạitượng được sơn son thiếp vàng Ở gian giữa là nơi thờ Phật, trên bệ cao là 3 vịphật tam thế Phía dưới là các vị Bồ tát, phật Bà nghìn tay, nghìn mắt và ở ngoàicùng là tượng Phật Tổ Thích ca ở giữa Hai bên là ngài Hộ Pháp, dọc hai bệ ở 2gian bên là thập nhị điện với đầy đủ các bàn thờ và hệ thống tượng phật, chuôngđồng được điêu khắc với hoa văn độc đáo
Phía ngoài là sân rộng được lát gạch, qua mấy bậc tâm cấp là đến một cáisân được lát xi măng, bên trái là nơi Phủ Báo trên nền đất cũ với hai dãy nhàngang dọc- nơi thờ mẫu Liễu Hạnh Theo các cụ cao niên trong làng kể lại: Khimẫu Liễu Hạnh từ đền Sòng du ngoạn đến vùng Vân Du (Thạch Thành ngàynay) khi rẽ qua Khe Mang Cá ở đất Biện Thượng đã để lại nhiều công đức chodân làng Biện Thượng (làng Báo xưa) Vì vậy làng Báo đã cử người sang Vân
Du xin được rước chân nhang về đây lập bàn thờ Từ đó, người dân đã gọi phủnày là Phủ Báo
Đền thờ Đường Công Lê Quang Lộc: là một danh tướng dưới triều Lê.
Nhân dân trong vùng tôn ông là ông tổ Nghề Võ Vật, đến nay vần còn lưutruyền công tích của ông được vua ban thưởng, sắc phong là một bậc tướng quân
có lòng trung nghĩa nổi tiếng khắp nơi, là bậc trung thần, nổi tiếng minh triết Từđường năm ở xóm Thắng, làng Bồng Thượng được xây dựng ở khu vực đôngdân cư, với diện tích 420 m vuông Hiện nay, trong đền còn lưu giữ rất nhiềuhiện vật như Long ngai, giao ỷ, thần vị Lê Quang Lộc…Năm 1998 đền đượccông nhận di tích lịch sử- văn hóa cấp tỉnh
Đền thờ Quận công Hoàng Đình Phùng: nằm ở xóm Đông, làng Bồng
Thượng Quận Công Hoàng Đình Phùng là một trong những công thần thờ LêTrung Hưng, là con thứ của Hoàng Đình Ái Ông là người có sức khỏe, võ nghệhơn người, lớn lên ông cùng cha Hoàng Đình Ái theo cờ Trịnh Tùng đánh Mạc.Năm 1999 đền thờ được công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh
Bên canh hệ thống di tích lịch sử- văn hóa cấp Quốc gia và cấp tỉnh thìLàng Bồng thượng còn rất nhiều di tích lịch sử đáng được quan tâm chú ý Điều
Trang 29này khiến chúng ta có thể dễ rang nhận thấy rằng Làng Bồng Thượng có mộtquần thể di tích lịch sử đa dạng phong phú Đây là cơ sở cho việc hình thành vàphát triển du lịch đặc biệt là du lịch tâm linh.
1.3.2 Khái quát về lễ hội rước nước làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng
1.3.2.1 Nguồn gốc của lễ hội
Lễ hội Rước nước làng Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc làmột trong những lễ hội mang đậm nét tín ngưỡng dân gian Tục thờ Mẫu và cácnghi thức thiêng linh, thành kính và những lời ca tiếng hát “Ơi khoan, hò khoan”
đã đi vào lòng người như một bản nhạc du dương, lung linh huyền ảo
“Từ núi rừng tiến ra các triền sông , do cư trú dọc theo các dòng suối vàdòng mã giang …để thu nhặt nhuyển thể và lấy dây rừng làm lưới đánh bắt cá
… dần hình thanh nên tín ngưỡng thờ nước, để rồi tục thờ mẫu thoải ra đờikhông chỉ đối với cư dân làm nghề sông nước mà còn lan tỏa ra đối với cư dânsinh sống trên đôi bờ Mã Giang Hùng vĩ” [40, tr 399-400]
Cũng như các lễ Rước nước ven Sông Hồng như: Như lễ hội rước nước ở
xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên được tổ chức từ ngày 21 tháng
12 âm lịch thì lễ hội rước nước trên Sông Mã cũng mang một ý nghĩa tâm linh
về tín ngưỡng thờ mẫu Việc tôn thờ “Mẫu Liễu Hạnh” người đã sinh ra và cócông đắp đê, trị thủy, người đã hi sinh tre chở cho cho con dân vùng sông nước.Tục rước nước đã hình thành như sự bày tỏa tấm lòng của cư dân vùng sôngnước, là dịp để con cháu tưởng nhớ về cội nguồn, nhớ đến công lao của các bậctiền bối Đồng thời nói lên ước mơ, nguyện vọng của cư dân nông nghiệp cầucho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân trong vùng có cuộc sống no
đủ quanh năm
1.3.2.2 Không gian của lễ hội
Lễ hội rước nước làng Bồng Thượng diễn ra trong khuân viên Chùa Báo
Ân và Phủ Mẫu Lễ Hội được tổ chức rất công phu và linh thiêng, nước được lấy
từ Sông Mã nơi được cho là trong nhất tinh khiết nhất để về thờ mẫu và thờphật Cũng giống như nhiều chùa khác thì chùa Báo Ân cũng có một phủ nhỏ
Trang 30năm ngay bên tay trái cổng đi vào Trước đây, nghe các cụ cao tuổi kể lại Chùanằm bên phía Nam quay mặt ra sông Mã Trong chiến tranh phủ đã bị tàn phá đinhiều và sau này đã được nhân dân khôi phục lại Hiện Tại, phủ Mẫu nằm trongquần thể di tích lịch sử của chùa Báo Ân.
Lễ Hội rước nước không chỉ thu hút nhân dân trong vùng mà còn thu hútđông đảo nhân dân các xã lân cận như Vĩnh An, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, VĩnhThịnh đặc biệt là dân cư sinh sống dọc hai bên bờ sông Mã
1.3.2.3 Nội dung của lễ hội.
Lễ hội rước nước là loại hình tín ngưỡng dân gian, một nghi thức tâm linhtiêu biểu cho tín ngưỡng cầu nước của cư dân ven sông Mã Đến nay, lễ hội rướcnước vẫn được nhân dân xã Vĩnh Hùng duy trì và phát huy các giá trị văn hóatâm linh, ý nghĩa giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” Đây là lễ hộivăn hóa phi vật thể đặc sắc của địa phương, là dịp để cho con cháu nơi đây nhớ
về cội nguồn, nhớ về Tổ tiên của mình
Lê hội rước nước chùa Báo Ân diễn ra trong 3 ngày từ ngày 27 đến hếtngày 29 tháng 2 (âm lịch) hàng năm Ngay từ những ngày đầu tin của tháng 2
âm lịch thì không khí ở nơi đây đã rộn ràng, tấp nập ở các ngõ xóm để chuẩn bịcho công tác tổ chức lễ hội Từ chính quyền địa phương đến ban tổ chức nghi lễ
và nhân dân địa phương cũng đang đón chờ một lễ hội thành công, tốt đẹp vàcầu cho một mùa màng bội thu, nhân dân gặp nhiều may mắn
Để lễ hội được tổ chức đúng quy mô, chương trình thì UBND xã đã banhành các văn bản chỉ đạo điều hành, thành lập ban tổ chức, ban hậu cần và bannghi lễ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên
Về khâu tổ chức các chương trình cũng như công tác an ninh thì tất cả mọicông việc đều phải chuẩn bị một cách chỉnh chu, nghiêm túc Công việc này chủyếu là chính quyền địa phương phối hợp với Ban trị sự chùa Báo Ân để chuẩn bị.Đối với các khâu như chuẩn bị đồ lễ, nghi thức tế lễ thì giao cho một cụ caotuổi nhất trong làng phụ trách đội nghi lễ tập luyện, chuẩn bị đồ lễ tế, bài tế.(cóảnh minh họa ở phần phụ lục) và công việc quan trọng nhất không thể không
Trang 31chuẩn bị chu đáo đó là việc chọn ra 4 người ( trong đó có 2 nữ đóng nhân vật cô
Ba Thoải và 2 sư cô ở Chùa Báo Ân) khênh chum sứ để rước nước từ Sông mã
về thờ Phật và Thờ Mẫu Theo quan niệm của người xưa việc chọn người đóng
cô Ba Thoải có những quy định riêng, trước tiên người đó phải có sức khỏe tốt,gia đình vui vẻ, hòa thuận và đặc biệt là trong 3 năm đổ lại gia đình đó không cótang
Phần Lễ: Khi mà công tác chuẩn bị đã xong thì tối 27/2 (âm lịch) lúc làng
xóm lên đèn thì tại chùa Báo Ân, Bến Đò Hoành đã sang trưng cả một vùngsông nước Những chiếc thuyền lớn nhỏ đã tập kết trên sông Sau lời tuyên bốcủa vị già làng thì thuyền bè bắt đầu lướt trên mặt sông đến giữa dòng nước biếcgọi là Vụng Quần Tiên và hạ cây nêu giữa dòng để sang ngày hôm sau thuyền sẽchở người ra lấy nước về thờ Phật và Thờ Mẫu Sau khi thuyền cắm nêu đã hoànthành nhiệm vụ thì lễ hội hoa đăng đã bắt đầu sang lung linh, huyền ảo cả mộtvùng sông nước Lễ hội Hoa đăng nhằm mục đích chúc mừng, cầu nguyện choQuốc Thái dân an, cầu cho vong linh của những người đã khuất sớm được siêuthoát Mà đêm Hoa đăng còn nhằm mục đích tôn vinh những giá trị tinh thần,giá trị tâm linh và văn hóa của người Việt
Sáng ngày 28 tháng 2 âm lịch lễ Hội Rước nước chính thức được tổ chức.Sau lễ khai mạc của chính quyền địa phương là phần rước nước Đoàn ngườiđược phân công các nhiệm vụ đã chuẩn bị đầy đủ từ lễ vật, thuyền bè và nguồnnhân lực để bước vào phần nghi lễ chính thức Lúc này, đã có một đoàn người
ăn mặc lễ hội rước “Kiệu mẫu” từ ngõ Vạn, lên ngõ chùa, qua nghè Vẹt, lênchân núi Báo, sang khe mang cá đến nền “ Rước bóng” chân núi Hùng Lĩnh là
lễ bố thí cho chúng sinh, mục đích là để nhớ ơn tổ tiên, nhớ ơn người xưa đã dàycông hướng dẫn cư dân trong vùng biết trồng lúa nước Sau đó đòn rước bóngmới trỏ về phủ chùa Báo Ân, Phủ Báo
Đội hình tước nước đi đầu có cờ hội, kiệu mẫu, đến phường Bát âm, chứcsắc, người già trong làng, tiếp theo là các bản hội trong sắc phục của đội tế nữquan, mặc áo dài, trâm cài đầu, đi hài trắng, đội theo các mâm lễ gồm: bánh trái,
Trang 32hoa quả, trầu rượu…đi theo đòn rước nước và cuối cùng là nhân dân và kháchthập phương.
Đòn người rước kiệu song là đến phần rước nước Trên bến báo ân đãchuẩn bị 5 chiếc thuyền lớn (trung bình mỗi chiếc có thể 80-90 người) Chiếcthuyền đi đầu là thuyền rồng lớn gọi là thuyền Phật lấy nước, gồm 8 đến 10 thủythủ trèo thuyền, trở lọng vàng, cờ quạt, 12 nữ mặc áo tứ thân đi hài trắng, trêmcài, đầu đội các mâm hoa quả, 2 nữ mặc áo cô “Ba thoải” và 2 sư cô khênh bình
sứ hình quả bầu để đựng nước Thuyền thứ hai là thuyền mẫu rất lớn, gọi làthuyền cô “Ba Thoải” gồm các nữ mặc áo lễ hội, hát múa, trên thuyền cóphường Bát âm, đánh nhạc làm nền cho cho giọng hát, điệu múa Thuyền thứ tư
là thuyền chỉ huy gồm chính lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc, chính quyền địa phương.Thuyền thứ 5 là thuyền giám sát việc lấy nước gồm già làng, nhân dân và kháchthập phương
Hai bên bờ sông Mã người đứng tham quan lễ hội vô cùng đông đảo và hồihộp theo dõi cuộc hành trình rước nước thiêng về tắm Phật, Mẫu và làm nướcthờ suốt năm Đoàn người trên thuyền vừa đi vừa hát, có đàn phách phụ họa:
Bồng bềnh, bồng bềnh
Trên chiếc thuyền rồng
Tay hoa là cô bẻ lái
Sóng to là cô vượt ghềnh
Ơi khoan, hò khoan
Thuyền cô Ba Thoải
Lượn dòng sông sâu
Ới khoan khoan- hò khoan
ới khoan khoan- hò khoan
Đây dòng sông Mã
Trước cảnh Bồng Tiên
Ới khoan- khoan- hò khoan
Ới khoan- khoan- hò khoan
Cô vững tay chèo
Trang 33Cho thuyền lướt sóng
Ới khoan- khoan- hò khoan
Ới khoan- khoan- hò khoan
Khoan- khoan-hò khoan
Qua dãy đá bàn
Lên hòn đá Ngốc
Ới khoan- khoan-hò khoan
Khoan- khoan - hò khoan
Khoan mài- hò khoan
Khoan hò- nhẹ lái
Ới khoan- khoan-hò khoan
Khoan- khoan - hò khoan
Rẽ nước sang ngang
Khoan hỡi- hò khoan
Khoan khoan-hò khoan
Nêu xanh là cô cắm sào
Dâng lê Phật Mẫu
Dâng lên Phật Mẫu
Thấm nhuần Quần Sinh
Trang 34Thấm nhuần Quần sinh
Ơi khoan- hò khoan
Khoan hò- hò khoan
Xuôi dòng bến nước
Vào vụng Quần Tiên
Khoan khoan- hò khoan
Khoan khoan- hò khoan
Cập bến Báo Ân
Cập bến Báo Ân
Ơi hò Hò ơ ơ khoan
Nhẹ nhàng gót sen
Khoan khoan- hò khoan
Cô lê hầu Mẫu
Khoan ớ hò ơ ơ khoan
Phúc ân mọi nhà
Khoan hò- hò khoan
Khoan khoan- hò khoan
Đoàn thuyền ra giữa dòng sông Mã, vượt qua “Ghềnh trai”, lên hoàn đáBàn, vượt hòn Đá Ngốc, rẽ lái sang ngang đến hòn đá Ông ở giữa sông cắm nêu,dừng thuyền lấy nước Nước ở đây được cho là nước trong xanh nhất, tinh khiếtnhất là vị trí họp quần, mang nhiều ý nghĩa tâm linh, sức mạnh thiêng liêng, sựchiến thắng của Nghĩa Quân Hồng Lĩnh Năm xưa
Cây nêu là một ngọn tre còn xanh, ở đầu ngọn tết một vòng nhỏ thả xuốnggiữa dòng sông Mã để lấy nước từ trên nguồn về Trong vòng nêu xanh, cácthiếu nữ dung gáo dừa múc lấy nước chùa “Tưới nhuận sinh, tưới lên tháp ViêngQuang và dâng lên Phật Mẫu”, mong cho bàn dân thiên hạ nhân khang, vậtthịnh, mùa màng tươi tốt, âm dương điều hòa…Điều mong ước đó cũng chính là
lý tưởng, mục đích của Phật và Mẫu để mọi sinh linh có cơm ăn áo mặc, nướcuống trong lành…
Trang 35Sau khi khi lấy nước thuyền bắt đầu cập Bến Báo Ân, đi đầu là Ban trị chùaBáo ân, đoàn rước nước của Chùa Báo, tiếp theo đoàn rước nước về phủ mẫu vànhững cô gái mặc áo tứ thân tay cầm mái chèo …tiếp tục vừa hát vừa đẩy mộtchiếc thuyền nhỏ trên cạn (tượng trưng cho chiếc thuyền) về Phủ Mẫu để làm lễ
tế Đây là nghi thức vô cùng quan trọng Trước phủ Mẫu đã chuẩn bị đây đủ 3bàn lễ, nước dâng Mẫu mới được lấy về Những người thực hiện nghi lễ tế Mẫuchủ yếu là nữ giới Ban tổ chức sẽ chọn ra mười 13 người thực hiện nghi lễ dângnước tế Mẫu Trong 13 người đó sẽ chọn một người gọi là chủ tế người thựchiện chức năng tế chính
Trong lễ hội rước nước lễ vật dâng lên Phật và Mẫu chỉ là hoa quả, bánhkẹo… đó là những vật phẩm tượng trưng cho sự thanh cao của đức Phật, sự ngọtngào, ấm áp của Mẫu Lễ vật trong ngày lễ tạ (ngày hóa của mẫu) có lễ mặnnhư: thịt, xôi, oản…
Sau lễ hội vào ngày mùng một tháng ba âm lịch nhà Chùa và nhân dântrong làng dâng lễ vật và tế cáo tạ ơn Phật, Mẫu
Về Phần Hội : Trong quá trình tổ chức nghi lễ rước nước và tế mẫu thì ở
ngoài khuân viên trên bến Báo ân đã diễn ra các trò chơi dân gian như Tổ tômĐiếm, trò chơi trọi gà, đẩy gậy, kéo co… Là những trò chơi sôi nổi, hấp dẫnthu hút đông đảo người tham gia chơi và du khách tới chứng kiến và cổ vũ Đặcbiệt nhất là trò chơi Tổ Tôm Điếm
Tổ Tôm là một loại bài lá có từ lâu đời, được giới trung lưu, thượng lưuthời phong kiến ưa chuộng Còn Tôm Điếm phát triển ở bậc cao hơn, phức tạphơn Tổ tôm bới vì đòi hỏi người chơi phải tinh mắt (để nhìn thấy cờ lệnh), tinhtai (để nghe trống lệnh) và nhanh tay (để đánh trống lệnh) Trong những nămgần đây trò chơi này đã được người dân Làng Bồng Thượng khôi phục lại TổTôm Điếm không chỉ thu hút đông đảo các cụ cao niên trong xã mà còn thu hútđông đảo các bạn trẻ tham dự Đây là thú chơi tao nhã với những luật chơi rấtnghiêm ngặt nhưng lại mang đậm nét văn hóa dân gian bởi tính quần chúng của
Trang 36nó được thông qua hình thức tổ chức, lối chơi và đặc biệt là những câu thơ đượcứng dụng hết sức linh hoạt, tài tình từ những tác phẩm văn học.
Trong khuân viên trước bến Báo Ân, ban tổ chức sẽ dựng 5 cái chòi (điếm),bốn điếm 4 hướng và một điếm ở ngay chính giữa sân gọi là điếm Trung để điềukhiển cuộc chơi, các điếm được đánh thứ tự từ 1 đến 5 Quân bài có 120 lá đượclàm bằng mika, được chia đều cho 4 điếm, người cầm trịch được trang bị mộtchiếc trống để điều khiển Trong mỗi chòi cũng được trang bị một chiếc trốngnhỏ và 6 lá cờ hiệu lệnh làm phương tiện truyền thông tin đến người cầm trịch.Linh hồn của trò chơi này chính là người xướng quân (trước gọi là anh hề,nay là người giao bài) Trong trò chơi này khi chủ chòi đưa ra một quân bài chođối phương, tức thì người xướng quân phải xuất khẩu một câu thơ thích hợp vớihoàn cảnh lúc đó Do đó người được chọn làm xướng quân phải là người hiểuluật chơi, biết nhiều, thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, giỏi thơ văn
Tổ tôm Điểm một trò chơi dân gian, một nét đẹp của văn hóa cần được duytrì và bảo lưu Tham gia trò chơi người chơi không những được vui chơi thoảimái, vui vẻ mà còn được trổ tài năng khiếu văn thơ, hò vè của mình
Về với lễ hội rước nước làng Bồng Thượng du khách sẽ được sống trongmột không khí cổ xưa về những nghi thức tế lễ, rước nước, những động tác chèothuyền, những câu hòa hết sức trong sáng, vui vẻ của một nền văn hóa sôngnước, những trò chơi dân gian mang đậm dấu ấn của một thời phong kiến Đây
có thể được coi là một thế mạnh, tiềm năng lớn của Vĩnh Hùng về phát triển dulịch tâm linh Do đó việc quản lý và bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của lễhội có ý nghĩa rất lớn
1.3.3 Ý nghĩa và giá trị văn hóa của lễ hội Rước nước
1.3.3.1 Lễ hội rước nước có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn.
Lễ Hội rước nước được nhân dân địa phương bảo tồn và phát huy giá trịtrong suốt quá trình hình thành và phát triển cho đến nay Do đó lễ hội có ýnghĩa và vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân nơi đây
Trang 37Nước là mạnh nguồn của sự sống, nếu thiếu nước con người sẽ không tồntại và sống được Chính vì lẽ đó mà lễ hội rước nước có ý nghĩa sâu xa, nhắcnhở con cháu biết chân trọng nguồn sống Lễ hội là dịp tôn thờ, tôn vinh nhữngnhững vị thần linh, những người đã có công khai sinh lập ấp, những con ngườitrong truyền thuyết và những con người có thật trong lịch sử của quê hương dântộc Đây chính là sự kiện để tưởng nhớ, để tri ân công đức của các bậc thần linh.
Nó thể hiện tinh thần, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”
Lễ hội được tổ chức hàng năm như là một sự nhắc nhở, giáo dục con cháunhớ về công đức của Thánh mẫu Liệu Hạnh người đã có nhiều công trong việcđắp đê, trị thủy, bảo vệ sự sống cho nhân dân vùng sông nước nói riêng
1.3.3.2 Lễ hội rước nước có ý nghĩa và giá trị bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Lễ hội là một bức tranh thu nhỏ về những sinh hoạt văn hóa của cộng đồngngười trong một không gian thời gian xác định Do đó việc tổ chức và duy trì lễhội có ý nghĩa bảo lưu, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa của dân tộc.Thông qua các hoạt động của lễ hội mà các phong tục, tập quán, lối sống, nhữngnét văn hóa đặc sắc của người xưa, những trò chơi dân gian, những hoạt độngdiễn xướng được tái hiện, lưu truyền một cách sinh động, thu hút đông đảo sựtham gia của nhân dân địa phương và khách thập phương
Mỗi một lễ hội thường gắn liền với một di tích lịch sử văn hóa nhất định,
do đó việc bảo tồn và phát triển lễ hội cũng có nghĩa quan trọng trong việc bảotồn và phát triển các di tích lịch sử cũng như bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắccủa văn hóa phi vật thể
1.3.3.3 Lễ hội rước nước có giá trị cô kết cộng đồng
Lễ hội rước nước làng Bồng Thượng xã Vĩnh Hùng là một lễ hội đặc sắccủa cư dân sinh sống trên đôi bờ sông Mã Lễ hội gắn liền với tục thờ Mẫu vớiTam phủ, Tứ phủ: Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thượng Ngàn, MẫuThoải với các lễ thức thiêng liêng Lễ hội chính là dịp để thể hiện tinh thần đoànkết, sự gắn bó, cô kết cộng đồng làng xã, thông qua các hoạt động chung như
Trang 38cùng nhau hưởng thụ các giá trị văn hóa, cùng nhau chuẩn bị các hoạt động cho
lễ hội
Lễ hội rước nước làng Bồng Thượng không chỉ là “chất kết dính” nhân dântrong làng, xã mà còn là sự kết nối giữa nhân dân trong xã với nhân dân các xãlân cận và du khách thập phương Qua đó các thành viên tham gia lễ hội tự ýthức và nâng cao tinh thần, trách nhiệm bảo vệ các giá trị của lễ hội và di tíchlịch sử
1.3.3.4 Lễ hội rước nước làng Bồng Thượng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Lễ hội là một món ăn tinh thần không thể thiếu được của đời sống nhân dânđặc biệt là nhân dân vùng nông nghiệp lúa nước lễ hội chính là dịp để ngườidân có thời gian thư giản, nghỉ ngơi sau khoảng thời gian làm việc vất vả; là dịp
để con người được thể hiện được những ước mơ, những nguyện vọng với thầnlinh, cầu mong cho một mùa màng bội thu, cuộc sống gặp nhiều mau nắm Lễhội chính là ra đời và phát triển xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống Chính vì lễ
đó mà lễ hội có giá trị tinh thần rất lớn
Lễ hội cũng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được khai thác vàphát triển, đặc biệt là phát triển ngành du lịch tâm linh Cùng với các di tích lịch
sử khác như Nghè Vẹt, Đền Thờ Hoàng Đình Ái, Chùa báo Ân Lễ Hội rướcnước sẽ góp phần tạo nên một quẩn thể du lịch phong phú, điểm đến lý tưởngcủa du khách
Lễ hội rước nước làng Bồng Thượng được nhân dân trong những năm gầnđây đã thu hút rất đông đảo nhân dân và khách thập phương đến tham dự Điềunày cũng mang lại cho người dân địa phương nguồn lợi kinh tế cao, thông quaviệc phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch trong lễ hội như bán hàng ăn, tròchơi giải trí cho trẻ em, bán hàng lưu niệm …Như vậy lễ hội rước nước đã gópphần vào việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và phát triển kinh tế- xãhội của địa phương
Trang 39*Tiểu kết
Lễ hội truyền thống là một di sản văn hóa có giá trị vô cùng quan trọngtrong đời sống tinh thần của nhân dân Lễ hội là dịp để mọi người gắn bó đượcgiao lưu, được kết nối, được thỏa sức sáng tạo và quan trọng ở đó có sự traotruyền các giá trị văn hóa từ đời này sang đời khác
Việc khôi phục, bảo vệ và phát huy các giá trị đặc sắc của lễ hội có vai trò
ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của địaphương Do đó công tác quản lý và tổ chức lễ hội có ý nghĩa quan trọng trong sựphát triển của xã hội, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là pháttriển du lịch tâm linh
Có thể thấy rằng làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng là một làng cổ có nhiều
di tích lịch sử văn hóa Có thể nói đây là nơi hội tụ nhiều yếu tố văn hóa đặcsắc Trong đó phải kể đến lễ hội rước nước loại hình văn hóa phi vật thể, đặc sắccòn sót lại của vùng đồng bằng dọc sông mã Rước nước không chỉ có ý nghĩa,giá trị về mặt văn hóa tâm linh mà còn có vai trò quan trọng trong việc giáo dục,
tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người, góp phần phát triển kinh tế xã hội củađịa phương
Trang 40Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ LỄ HỘI RƯỚC NƯỚC XÃ VĨNH
HÙNG, HUYỆN VĨNH LỘC 2.1 Thực trạng công tác quản lý lễ hội
2.1.1 Tổ chức bộ máy
Để lễ hội được tổ chức thành công tốt đẹp thì không thể thiếu được chủ thểquản lý lễ hội Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và sự phân cấp quản lý theo quyđịnh của pháp luật, theo đó cơ quan chuyên ngành quản lý về văn hóa vừa thựchiện chức năng nhiệm vụ theo sự chỉ đạo chuyên môn vừa thực hiện nhiệm vụtheo sự chỉ đạo của UBND cùng cấp Theo đó thì chủ thể quản lý lễ hội rướcnước làng Bồng Thượng là phòng Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Lộc, Ban vănhóa thông tin, Ban quản lý di tích, ban tổ chức lễ hội Ngoài ra lễ hội rước nướccòn chịu sự quản lý, giám sát của hệ thống chính trị xã hội, các tổ chức đoàn thể
Phòng văn hóa thông tin huyện Vĩnh lộc:
Phòng VH&TT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Vĩnh Lộc, cóchức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về: Văn hoá, giađình, thể dục, thể thao, du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hoá, giađình, thể dục, thể thao và du lịch; Báo chí; xuất bản; Bưu chính và chuyển phát;Viễn thông và internet; Công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh,truyền hình trên địa bàn đảm bảo sự thống nhất quản lý Nhà nước từ Trung ươngđến cơ sở
Điều 50 Nghị định số 92 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Luật DSVH, quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp huyện đối vớiviệc quản lý DTLS- VH như sau: UBND cấp huyện chịu trách nhiệm bảo vệ vàphát huy giá trị DTLS-VH vật thể và DTLS-VH phi vật thể trong phạm vi địaphương; tổ chức ngăn chặn, bảo vệ, xử lý vi phạm; đề nghị cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền xếp hạng; xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản, tu bổ và phát huygiá trị di tích