1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích, Đánh giá hiệu quả hoạt Động phòng chống hivaids trên Địa bàn thành phố hồ chí minh năm 2018

20 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích, Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Phòng Chống HIV/AIDS Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh Năm 2018
Tác giả Lê Thị Ngọc Diễm, Phan Thị Thu Hiền, Đinh Ngọc Lan Huy
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Trang
Trường học Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Kinh Tế Công
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 603,11 KB

Nội dung

Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá Lê Thị Ngọc Diễm K184010003 Phương pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu Giới thiệu, mục tiêu chương trình Thông tin bất cân xứng Thông tin, giáo dục truyền thông Tiế

Trang 1

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT

ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018

Tiểu luận cuối kỳ Môn: Kinh tế Công GVHD: Nguyễn Thị Thu Trang ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

Trang 2

Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá

Lê Thị Ngọc Diễm

K184010003

Phương pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu

Giới thiệu, mục tiêu chương trình Thông tin bất cân xứng

Thông tin, giáo dục truyền thông Tiếp cận cộng đồng

Đánh giá tính hiệu quả, khó khăn của chương trình

Đưa ra giải pháp

Hoàn thành tốt

Phan Thị Thu Hiền

K184010013

Lý do chọn đề tài , mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu chương trình Ngoại tác

Tư vấn, xét nghiệm Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con Đánh giá tính hiệu quả, khó khăn của chương trình

Đưa ra giải pháp Trình bày Word

Hoàn thành tốt

Đinh Ngọc Lan Huy

K184010017

Tìm hiểu thông tin, tài liệu tham khảo

Cơ sở lý thuyết Free rider Mục tiêu chương trình Điều trị Methadone Chăm sóc hỗ trợ điều trị Đánh giá tính hiệu quả, khó khăn của chương trình

Đưa ra giải pháp

Hoàn thành tốt

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, nhóm đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè Để hoàn thành tiểu luận này, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Kinh tế-luật - ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn - cô Nguyễn Thị Thu Trang - khoa Kinh tế đã giảng dạy tận tình, hướng dẫn chi tiết để nhóm có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn Lời cuối cùng, nhóm xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu: 1

5 Nguồn dữ liệu 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3

1.1 Thông tin bất cân xứng 3

1.2 Ngoại tác 3

1.3 Hàng hóa công 3

1.4 Chương trình chi tiêu công 3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CHI TIÊU CÔNG 4

2.1 Giới thiệu về chương trình 4

2.2 Phân tích chương trình 4

2.2.1 Mục tiêu của chương trình 4

2.2.2 Vai trò của nhà nước 5

2.3 Các hình thức can thiệp của nhà nước 6

2.3.1 Thông tin, giáo dục truyền thông 6

2.3.2 Tư vấn, xét nghiệm 6

2.3.3 Tiếp cận cộng đồng 7

2.3.4 Điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone 7

2.3.5 Chăm sóc hỗ trợ điều trị( bao gồm điều trị Lao/HIV) 7

2.3.6 Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con 8

2.3.7 Tăng cường năng lực 8

2.3.8 Hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá 8

2.4 Đánh giá tính hiệu quả của chương trình 9

2.4.1 Đánh giá kết quả tổng quan của chương trình 9

2.4.2 Đánh giá tính hiệu quả kinh tế - xã hội 9

2.5 Đánh giá khó khăn, thách thức của chương trình 13

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HIV(Human Immunodeficiency Virus): virus gây suy giảm miễn dịch ở người

AIDS( Acquired Immuno Deficiency Syndrom): Hội chứng suy giảm miễn dịch BHYT: Bảo hiểm y tế

ARV(Antiretrovaral) : thuốc dùng để điều trị HIV

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Đánh giá kết quả các chỉ tiêu 10 Bảng 2: Bảng phân tích hiệu quả chi phí 11

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe con người Đại dịch HIV/AIDS còn tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội

và đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước Chính vì vậy cần đến sự quan tâm của Chính phủ đưa ra nhiều chương trình, hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS

Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn lớn, nhập cư của nhiều người trên đất nước Vì vậy các vấn đề tệ nạn xảy ra trên địa bàn này là khó khăn và khó kiểm soát Do đó, nhóm em chọn đề tài “Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống HIV/AIDS

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2018”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích “Hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn TP Hồ Chí Minh năm 2018” và đánh giá hiệu quả của chương trình từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của chương trình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chương trình Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn TP Hồ Chí

Minh năm 2018

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về nội dung, tình hình thực hiện và kết quả đạt được

của chương trình

+ Phạm vi không gian: trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

+ Phạm vi thời gian: tập trung nghiên cứu năm 2018

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để phục vụ các mục tiêu nghiên cứu trên, nhóm lựa chọn phương pháp định tính Cụ thể:

● Về thu thập dữ liệu: thu thập, tham khảo số liệu thứ cấp (các dữ liệu định lượng) từ các bài nghiên cứu có liên quan khác, các trang sách, tạp chí, báo điện

tử, cổng thông tin…

● Về phân tích dữ liệu: thống kê và xử lý số liệu để phù hợp với đề tài nghiên cứu Từ đó, phân tích đánh giá hiệu quả của chương trình chi tiêu công

Trang 7

Phòng chống HIV/AIDS

5 Nguồn dữ liệu

Để giải quyết các vấn đề của đề tài, nhóm chọn nguồn dữ liệu thứ cấp được lấy từ các trang Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh và Thư viện Pháp Luật để lấy các dữ liệu phân tích nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề tài mà nhóm đã chọn

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Thông tin bất cân xứng

Thông tin bất cân xứng là tình trạng trong một giao dịch một bên có thông tin đầy

đủ và tốt hơn so với bên còn lại

Thông tin bất cân xứng là một thất bại thị trường vì nó gây ra:

+ Sự lựa chọn ngược

+ Rủi ro đạo đức (tâm lý ỷ lại)

+ Vấn đề người ủy quyền-người thừa hành

1.2 Ngoại tác

Ngoại tác là sự tác động ra bên ngoài của đối tượng này đến lợi ích hay chi phí của đối tượng khác mà không thông qua giao dịch và không được phản ánh qua giá cả Ngoại tác có 2 tác động:

+ Ngoại tác tích cực là những ngoại tác mang lại lợi ích cho chủ thể bị tác động + Ngoại tác tiêu cực là những ngoại tác gây thiệt hại cho chủ thể bị tác động

1.3 Hàng hóa công

Hàng hóa công là hàng hóa mang tính chất không cạnh tranh và không thể loại trừ; theo đó không thể loại trừ một cách hiệu quả các cá nhân khỏi việc sử dụng hàng hóa công cộng và việc một cá nhân sử dụng loại hàng hóa này không làm ảnh hưởng đến giá trị và tính có thể sử dụng của nó đối với cá nhân khác

Hiện tượng free rider trong hàng hóa công là: chỉ những người thụ hưởng các lợi ích

từ hàng hóa công cộng mà không chịu tham gia gánh những chi phí cần thiết để các hàng hóa đó được cung cấp, hoặc chịu gánh những chi phí nhưng ít hơn so với lợi ích

mà họ được hưởng

1.4 Chương trình chi tiêu công

Chương trình chi tiêu công là các chương trình sử dụng các khoản chi của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước và của toàn dân khi cùng trang trải kinh phí cho các hoạt động do Chính phủ quản lý

Trang 9

Phòng chống HIV/AIDS

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH CHI TIÊU CÔNG 2.1 Giới thiệu về chương trình

Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã được khởi đầu vào những năm cuối của thập kỷ 80 Với phương châm chỉ đạo là “lấy dự phòng là chính, truyền thông là then chốt” Chương trình đã nhanh chóng vượt ra khỏi những khuôn khổ của một chương trình y tế để trở thành một chương trình có tính chất toàn xã hội

Kế hoạch phòng chống HIV/AIDS của Ủy Ban Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2013 - 2020 và tầm nhìn đến 2030 bao gồm 4 đề án: Đề án dự phòng lây nhiễm HIV; Đề án chăm sóc, hỗ trợ, điều trị toàn diện HIV/AIDS; Đề án tăng cường năng lực phòng, chống HIV/AIDS; Đề án giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS Để chủ động trong công tác phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố, Uỷ ban thành phố đã đề ra kế hoạch cụ thể cho từng năm Năm 2018 là năm đã thực hiện kế hoạch phòng chống HIV/AIDS trong giai đoạn này với đầy đủ số liệu đề ra và kết quả đạt được

2.2 Phân tích chương trình

2.2.1 Mục tiêu của chương trình

Địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực nhập cư cao, dân cư cao nhất cả nước,

do đó đây là nơi dễ rơi vào tình trạng dân cư bị nhiễm HIV với nhiều hình thức từ các đối tượng có nguy cơ cao như: nhóm người nghiện ma túy, nhóm phụ nữ mại dâm, nhóm nam có quan hệ đồng giới, Do đó, việc thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là thật sự cần thiết

Chương trình mang lại một số lợi ích:

● Nâng cao kiến thức dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người dân nói chung, góp phần tăng tỷ lệ thực hiện các hành vi an toàn;

● Bình thường hóa bệnh HIV/AIDS, tạo môi trường thuận lợi cung cấp các dịch

vụ thân thiện, tránh sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV/AIDS;

● Tiếp tục thực hiện mục tiêu của chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS, hướng đến mục tiêu 90 – 90 – 90

- Tăng tỷ lệ tiếp cận, chuyển gửi nhóm có hành vi nguy cơ cao đến dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV, ARV

- Duy trì và mở rộng hệ thống tư vấn xét nghiệm HIV

Trang 10

- Đảm bảo điều trị ARV liên tục và bền vững, đẩy nhanh việc điều trị qua BHYT

- Gia tăng số lượng bệnh nhân điều trị ARV

- Tăng cường chất lượng dịch vụ, duy trì điều trị và đạt tỷ lệ ức chế virus cao

- Liên kết chuyển gửi vùng metro để đảm bảo bệnh nhân được điều trị liên tục

2.2.2 Vai trò của nhà nước

Y tế là dịch vụ thuộc nhiều sở hữu khác nhau như nhà nước, tư nhân, cổ phần, vậy nên nó hoạt động theo cơ chế thị trường Tuy nhiên, đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe này, đặc biệt là đối với chương trình phòng chống HIV/AIDS, vẫn còn nhiều trở ngại và thất bại cần vai trò của nhà nước để giải quyết và tạo điều kiện cho mọi người

có thể tiếp cận và chăm sóc sức khỏe của bản thân Sự thất bại của thị trường y tế trong vấn đề “phòng chống HIV/AIDS” bởi những nguyên nhân sau:

Free rider

Chương trình “Phòng chống HIV/AIDS” là chương trình nhằm tạo điều kiện cho những người bệnh, người tiếp xúc liên quan được biết đến để phòng và chữa trị kịp thời bằng nhiều hình thức khác nhau Bởi vậy mục tiêu của chương trình này không phải là lợi nhuận mà là nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ, cũng như giảm thiểu kỳ thị, phân biệt đối xử của xã hội với người nhiễm HIV/AIDS, tiếp thêm niềm tin để người nhiễm HIV/AIDS có cuộc sống ổn định, hòa nhập cộng đồng Người bệnh sẽ không phải trả tiền hoặc trả với số tiền rất nhỏ để sử dụng, tiếp cận với chương trình này của quốc gia Do đó chương trình mang tầm quốc gia nên không có tính cạnh tranh và loại trừ lẫn nhau Chi phí thực hiện chương trình thì lớn mà lợi nhuận không có, do vậy sẽ không có một doanh nghiệp tư nhân nào chịu trách nhiệm chi ra khoản tiền lớn như vậy Như vậy lúc này cần đến sự can thiệp của nhà nước để giải quyết và đảm nhiệm chương trình mang tầm quốc gia này

Thông tin bất cân xứng

“Chương trình phòng, chống HIV / AIDS” được thực hiện hầu như là bằng các phương tiện truyền thông, hay sử dụng dữ liệu về người dân sống ở từng vùng miền khác nhau để có thể tiếp cận được đến với đúng đối tượng Do vậy, nếu không phải là đơn vị nhà nước, là một đơn vị tư nhân khác thì vấn đề dữ liệu về đối tượng, thông tin

về vùng địa phương đưa ra có thể chưa được đầy đủ, chưa đến được với những người thực sự cần Vấn đề này xảy ra khi hiện tượng “người ủy quyền - người thừa hành”

Trang 11

Phòng chống HIV/AIDS

chưa nắm bắt đầy đủ thông tin dữ liệu mang tính quốc gia dẫn đến người truyền thông tin bỏ sót không đến được với một số đối tượng Ngoài ra vẫn còn một số khó khăn khi truyền thông tin đến với người dân, thông tin có thể bị thiếu hoặc không chính xác làm cho việc lựa chọn quyết định của người dân bị nhầm lẫn hoặc sai Vì vậy, hoạt động phòng, chống HIV / AIDS cần có sự chủ động trong quản lý nhà nước: sự tham gia của

hệ thống chính trị, sự chủ động của địa phương và sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể xã hội trên cơ sở vì cộng đồng Nhà nước cần thực hiện chương trình chương trình này sẽ góp phần cải thiện phần nào đó của vấn đề

Ngoại tác

HIV/AIDS là một căn bệnh nguy hiểm đối với tính mạng, sức khỏe người nhiễm bệnh và có khả năng lây nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và cả kinh tế,

xã hội Do đó hoạt động phòng chống chống HIV/AIDS không đơn thuần là sự tham gia của hai bên là bên cung cấp chương trình và bên được tiếp thu thông tin và hưởng lợi (người dân), mà nó còn mang đến những lợi ích to lớn cho cả cộng đồng, góp phần

ổn định xã hội văn minh và lành mạnh, ổn định kinh tế xã hội và phát triển đất nước

Vì vậy, chương trình “phòng chống HIV/AIDS” có tác động mạnh, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng, là vấn đề mang tầm quốc gia vậy nên cần có sự can thiệp của Chính phủ để thực hiện

2.3 Các hình thức can thiệp của nhà nước

2.3.1 Thông tin, giáo dục truyền thông

• Triển khai các hoạt động lồng ghép vào phong trào toàn dân phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư; đồng thời tổ chức các đợt truyền thông

• Phát động chiến dịch K=K (Không phát hiện = Không lây truyền) tại Thành phố nhằm truyền tải thông điệp xét nghiệm sớm, điều trị ARV sớm

• Tăng cường hoạt động giảm kì thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong các cơ sở y tế

2.3.2 Tư vấn, xét nghiệm

• Hỗ trợ cộng đồng một số quận huyện thực hiện tư vấn xét nghiệm HIV lưu động tại các cơ sở xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy

• Triển khai tư vấn xét nghiệm không chuyên (Lay testing) tại phường xã

Trang 12

• Triển khai việc tiếp cận và xét nghiệm HIV thông qua internet theo công nghiệp 4.0

• Tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng kết quả xét nghiệm HIV sớm cho việc theo dõi chùm lây nhiễm; lớp về tư vấn xét nghiệm HIV cơ bản cho nhân viên y

tế, nhân viên tiếp cận cộng đồng

2.3.3 Tiếp cận cộng đồng

• Tiếp cận các nhóm có hành vi nguy cơ cao dưới nhiều hình thức

• Tiếp tục duy trì hoạt động thông báo và xét nghiệm người phơi nhiễm Tiếp tục duy trì hình thức xét nghiệm nhanh không chuyên tại cộng đồng; Triển khai thí điểm hình thức xét nghiệm HIV bằng nước bọt tại một số đơn vị

• Chuyển gửi khách hàng nguy cơ cao đến và sử dụng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV, điều trị lao, Methadone

• Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức HIV/AIDS, kiến thức và kỹ năng tiếp cận, hướng dẫn thực hiện báo cáo và nhập liệu; Tổ chức lớp huấn luyện về kiến thức và kỹ năng thực hiện hoạt động thông báo và xét nghiệm người phơi nhiễm

2.3.4 Điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone

• Triển khai cung cấp dịch vụ điều trị Methadone tại các cơ sở điều trị

• Triển khai thực hiện điều trị nghiện các dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho học viên cai nghiện ma túy tại các cơ sở cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện

• Tổ chức lớp đào tạo về điều trị thay thế nghiện cho các bác sĩ, điều dưỡng nhân viên tại các cơ sở điều trị Methadone, cơ sở cai nghiện ma túy

• Trợ cấp tiền mua thuốc Methadone để hỗ trợ bệnh nhân điều trị

2.3.5 Chăm sóc hỗ trợ điều trị( bao gồm điều trị Lao/HIV)

● Củng cố, phát triển hệ thống điều trị ARV toàn thành phố để đảm bảo điều trị liên tục cho bệnh nhân HIV/AIDS

+ Triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS thông qua quỹ bảo hiểm y tế chi trả:

+ Cấp thẻ BHYT cho bệnh nhân HIV/AIDS

+ Tổ chức hoạt động khám, điều trị HIV/AIDS qua hệ thống y tế tư nhân

Ngày đăng: 24/11/2024, 06:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quyết định số 2966/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Về ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố Giai đoạn 2014-2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố Giai đoạn 2014-2020
8. Tiểu luận đề tài “ Chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia. Thực trạng và giải pháp”, <https://bom.to/62rRQfAzKMScx9&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia. Thực trạng và giải pháp
2. Kế hoạch số 1787/ KH -SYT: Kế hoạch Hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn TP Hồ Chí Minh năm 2019 Khác
3. Kế hoạch số 266/KH-TTYTGV của Trung tâm y tế quận Gò Vấp về Triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 trên địa bàn quận Gò Vấp Khác
4. Liên đoàn lao động tỉnh Khánh Hòa: 10 Nhóm giải pháp phòng chống HIV/AIDS Khác
5. Cổng thông tin điện tử Lạng Sơn-Sở Y tế: Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone: lợi ích nhiều, chi phí ít Khác
6. Cục phòng chống HIV/AIDS-Bộ Y tế: Sách Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 Khác
7. Lâm Anh Khoa (2019), Chương trình phòng chống HIV/AIDS: Hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nhiễm, Báo Bạc Liêu Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Đánh giá kết quả các chỉ tiêu - Phân tích, Đánh giá hiệu quả hoạt Động phòng chống hivaids trên Địa bàn thành phố hồ chí minh năm 2018
Bảng 1 Đánh giá kết quả các chỉ tiêu (Trang 15)
Bảng 2: Bảng phân tích hiệu quả chi phí - Phân tích, Đánh giá hiệu quả hoạt Động phòng chống hivaids trên Địa bàn thành phố hồ chí minh năm 2018
Bảng 2 Bảng phân tích hiệu quả chi phí (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w