1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận Đề tài luật lao Động

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Lao Động
Tác giả Nhóm 4
Người hướng dẫn Nguyễn Hồ Đăng Quang
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Lao Động
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 581,38 KB

Nội dung

Người lao động có các quyền sau đây: – Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề; nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao độ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu 3

Lời cảm ơn 4

Khái quát chung về Luật lao động: 5

a) Khái niệm: 5

b) Đối tượng điều chỉnh của bộ Luật Lao động: 5

c) Phương pháp điều chỉnh của Bộ Luật lao động: 5

Phân tích 6

Quy định pháp luật lao động bảo vệ người lao động như thế nào? Có cần thiết không? Hướng đề xuất? 6

1 Người lao động là gì? 6

2 Quyền và nghĩa vụ của người lao động 6

3 Nguyên tắc bảo vệ người lao động 7

Cơ chế tiền lương trong pháp luật lao động được quy định như thế nào? 10

1 Một số nguyên tắc cơ bản về tiền lương: 10

2 Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay là bao nhiêu? 12

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hiện nay được quy định thế nào? 15

1 Quy định về thời giờ làm việc bình thường 15

2 Quy định về việc làm thêm giờ 16

3 Làm thêm giờ,nghỉ ngơi trong trường hợp đặc biệt 17

4 Quy định về thời gian được nghỉ theo luật lao động 18

Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động hiện nay ở Việt Nam 22

* Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động theo Điều 181 Bộ luật Lao động 2019 như sau: 23

* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động theo Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 như sau: 23

* Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động theo Điều 182 Bộ luật Lao động 2019 như sau: 25

* Những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (sửa đổi tại Bộ luật Lao động 2019) như sau: 25

Kết luận: 27

Trang 3

Lời mở đầu

Luật lao động Việt Nam là một hệ thống quy định pháp lý quan trọng, định hình quan hệ lao động và quản lý lao động trong xã hội Với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội, vai trò của luật lao động ngày càng trở nên cần thiết hơn trong việc bảo vệ quyền lợi và nghĩa

vụ của cả người lao động và nhà tuyển dụng Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh, Luật lao động Việt Nam đặt ra các nguyên tắc cơ bản, cung cấp khung pháp lý để tạo điều kiện công bằng và bảo đảm môi trường lao động ổn định, lành mạnh cho cả hai bên Được ban hành và sửa đổi từ nhiều nguồn pháp lý khác nhau, Luật lao động Việt Nam phản ánh những giá trị văn hóa và lịch sử cũng như sự tiến bộ của quốc gia Từ nguyên tắc cơ bản về quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động đến các quy định cụ thể về lao động trẻ em, lao động phụ nữ và an toàn lao động, luật này cung cấp một khung pháp lý toàn diện để bảo vệ và thúc đẩy phát triển bền vững trong lĩnh vực lao động

Tuy nhiên, việc thực thi và tuân thủ Luật lao động vẫn còn nhiều thách thức Cần có sự

hỗ trợ từ cả chính phủ, các cơ quan quản lý lao động và xã hội để đảm bảo rằng các quy định của luật được thực hiện một cách hiệu quả và công bằng, từ đó tạo ra một môi

trường lao động lành mạnh và công bằng cho toàn bộ xã hội

Trang 4

Nhận thức được tầm quan trọng của luật lao động dựa trên kiến thức về lí luận, thực tiễn

và để đi sâu tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em đã mạnh dạn chọn đề tài này để hoàn thành môn pháp luật đại cương

Do kiến thức lí luận và thực tế còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn em chân thành cảm ơn

Lời cảm ơn

Cuối cùng chúng em xin trân thành gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Hồ Đăng Quang đã tạo điều kiện để chúng em trình bày những tìm hiểu của nhóm về luật hình sự, hỗ trợ chúng em tiếp cận gần với những kiến thức, nền tảng để thực hiện hoàn tất bài tiểu luận này Đồng thời chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn nhà trường đã cho chúng em tiếp xúc với môn này nhằm nâng cao cho chúng em kiến thức về pháp luật Một lần nữa chúng em trân thành cảm ơn thầy và nhà trường

Trang 5

Khái quát chung về Luật lao động:

a) Khái niệm:

Luật Lao động là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động và những quan hệ xã hội khác có liên quan đến quan hệ lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và sẽ thay thế cho Bộ luật Lao động 2012 hiện hành

b) Đối tượng điều chỉnh của bộ Luật Lao động:

Đối tượng điều chỉnh của bộ luật lao động bao gồm hai nhóm quan hệ xã hội sau đây:

- Quan hệ lao động là quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động phát sinh trong quá trình tuyên chọn và sử dụng sức lao động của người lao động

Nhóm quan hệ này có đặc điểm chung là: quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động mà trong đó quyền lợi của các bên được ấn định ở mức tối thiểu, khuyến khích các thỏa thuận có lợi cho người lao động và nghĩa vụ ở mức tối đa

- Các quan hệ xã hội khác liên quan trực tiếp với quan hệ lao động, như: quan hệ giữa tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động, quân hệ về bảo hiểm xã hội; quan hệ về giải quyết tranh chấp lao động; quan hệ về quản lý nhà nước về lao động, việc làm, học

nghề Chủ thể của quan hệ lao động là người sử dụng lao động và người lao động: - Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động (ngoại trừ những ngành nghề độ động và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định thì được nhận trẻ cảm dưới 15 tuổi vào làm việc);

Người sử dụng lao động có thể là cá nhân (nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi), các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan nhà nước

c) Phương pháp điều chỉnh của Bộ Luật lao động:

- Phương pháp bình đẳng thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động Phương pháp mệnh lệnh áp dụng trong lĩnh vực tổ chức và quản lý lao động

- Phương pháp thông qua hoạt động công đoàn tác động vào các quan hệ phát sinh trong quá trình lao động

Trang 6

Phân tích Quy định pháp luật lao động bảo vệ người lao động như thế nào? Có cần thiết

không? Hướng đề xuất?

1 Người lao động là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 “Người lao động” được hiểu như sau: Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động

Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi; trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này

Theo quy định mới này thì yếu tố “hợp đồng lao động” không còn trong định nghĩa Người lao động nữa

Như vậy, chỉ cần một người có 03 yếu tố sau đây sẽ được bảo đảm các quyền và lợi ích của mình theo các quy định của Bộ luật lao động 2019 mà không phụ thuộc vào tên gọi của loại hợp đồng được ký kết:

– Thuộc độ tuổi lao động quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động 2019

– Làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận

– Được trả lương và chịu sự quản lý; điều hành; giám sát của người sử dụng lao động

2 Quyền và nghĩa vụ của người lao động

a Người lao động có các quyền sau đây:

– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề; nâng cao trình

độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng; sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

Trang 7

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Đình công;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật

b Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; – Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động

3 Nguyên tắc bảo vệ người lao động

Nguyên tắc bảo vệ người lao động rất rộng, đòi hỏi pháp luật thể hiện quan điểm bảo vệ người lao động với tư cách bảo vệ mọi người, chủ thể quan hệ lao động

Nguyên tắc bảo vệ người lao động không chỉ bao hàm mục đích bảo vệ sức lao động; bảo

vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động mà phải bảo vệ họ trên mọi phương diện: Làm việc, nghề nghiệp, thu nhập, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, nâng cao trình độ, liên kết và phát triển trong môi trường lao động và sinh hoạt lành mạnh

a Đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp

Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về quyền của người lao động:

“a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

Trang 8

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

e) Đình công;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật”

Các quy định của pháp luật đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, tự do lựa chọn nơi làm việc Đặc biệt, đối với lao động nữ sẽ không có sự phân biệt, đối xử nào so với lao động nam

Để người lao động được hưởng và thực hiện được các quyền nói trên của mình, pháp luật lao động ghi nhận quyền có việc làm, tự do lựa chọn nơi làm việc của người lao động; đồng thời cũng quy định trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và xã hội trong việc tạo điều kiện để người lao động có việc làm và được làm việc

b Trả lương (thù lao, tiền công) theo thỏa thuận

Tùy vào tính chất, đặc điểm khác nhau của từng loại lao động, Nhà nước quy định chế độ tiền lương hợp lý và thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: (i) Lao động có trình độ chuyên môn cao, thành tạo, chất lượng cao, làm việc nhiều thì được trả công cao và ngược lại; (ii) Những lao động có trình độ ngang nhau phải được trả ngang nhau

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tiền lương của người lao động do người lao động

và người sử dụng lao động thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu

do Nhà nước quy định

Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi của người lao động trong việc được trả lương và hưởng lương trên cơ sở thỏa thuận, pháp luật lao động cũng quy định những biện pháp bảo vệ người lao động và bảo hộ tiền lương của người lao động

c Thực hiện bảo hộ lao động đối với người lao động

Xuất phát từ quan điểm và nhận thức: con người là vốn quý, là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, do đó, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động là nhiệm vụ và trách nhiệm của Nhà nước và doanh nghiệp

Những đảm bảo về mặt pháp lý để người lao động thực sự được hưởng quyền bảo hộ lao động thể hiện ở các điểm sau:

– Được đảm bảo làm việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh lao động;

– Được hưởng chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân;

– Được hưởng các chế độ bồi dưỡng sức khỏe khi làm những công việc nặng nhọc, có yếu tố độc hại, nguy hiểm;

Trang 9

– Được sắp xếp việc làm phù hợp với sức khỏe, được áp dụng thời gian làm việc rút ngắn đối với công việc độc hại, nặng nhọc;

– Được đảm bảo các điều kiện về vật chất khi khám và điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

d Đảm bảo quyền được nghỉ ngơi của người lao động

Quyền được nghỉ ngơi là một quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật lao động

Căn cứ vào tính chất của mỗi ngành, nghề, đặc điểm lao động trong từng khu vực khác nhau Nhà nước ngoài việc quy định thời gian làm việc hợp lý; còn quy định thời gian nghỉ ngơi đối với người lao động nhằm tạo điều kiện cho họ khả năng phục hồi sức khỏe, tái sản xuất sức lao động và tăng năng suất lao động

đ Tôn trọng quyền đại diện của tập thể lao động

Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp Nhà nước đều có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp theo nội quy, điều

lệ của doanh nghiệp và quy định của pháp luật; kiểm tra; giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng lao động

Người lao động thực hiện các quyền này của mình thông qua đại diện của họ – tổ chức Công đoàn

e Thực hiện bảo hiểm xã hội đối với người lao động

Bảo hiểm xã hội là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội và càng không thể thiếu đối với người lao động, đó là một đảm bảo rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực Qua đó, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động trong những trường hợp rủi ro

Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội là một trong các quyền cơ bản của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Nhà nước và các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các chế độ bảo hiểm đối với người lao động

- Hướng đề xuất:

1 Tăng cường kiểm soát và tuân thủ

2 Nâng cao tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ sức khỏe

3 Bảo vệ đối với lao động không chính thức

4 Bảo vệ cho lao động dân tộc thiểu số và lao động khuyết tật

5 Tạo điều kiện cho lao động tự do và công bằng

Trang 10

6 Phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp

7 Tăng cường giáo dục và thông tin

Ví dụ: Linh là một nhân viên văn phòng tại một công ty ở Hà Nội Trước khi Luật lao động được sửa đổi và ban hành, cô thường xuyên phải làm việc quá giờ, thậm chí làm đến tận khuya để hoàn thành công việc với áp lực từ lịch trình công việc khắt khe

Sau khi Luật lao động được áp dụng, công ty nơi Linh làm việc phải tuân thủ các quy định mới về giờ làm việc và nghỉ ngơi Nhờ vào những quy định này, Linh bắt đầu có thời gian nghỉ trưa đủ để ăn uống và nghỉ ngơi sau mỗi 4 tiếng làm việc Cô cũng không còn phải lo lắng về việc làm quá giờ vì quy định rõ ràng về giờ làm việc tối đa trong ngày

và tuần

Nhờ vào các quy định này, Linh cảm thấy sức khỏe và tinh thần của mình được cải thiện đáng kể Cô có thời gian nghỉ ngơi đủ để tái tạo năng lượng, cảm thấy không còn căng thẳng và mệt mỏi như trước đây Sự cải thiện này không chỉ làm tăng hiệu suất làm việc của Linh mà còn giúp cô duy trì một cuộc sống cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân

Với việc thực thi các quy định của Luật lao động, Linh và hàng triệu người lao động khác tại Việt Nam đều được bảo vệ và hỗ trợ trong quá trình làm việc hàng ngày, từ đó tạo ra một môi trường lao động lành mạnh và công bằng hơn

Cơ chế tiền lương trong pháp luật lao động được quy định như thế nào?

Đã hợp lý chưa? Mức đóng bảo hiểm bắt buộc hiện nay là bao nhiêu?

1 Một số nguyên tắc cơ bản về tiền lương:

- Tiền lương được trà dựa vào sự thoả thuận trong hợp đồng lao động, theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc nhưng không trái với pháp luật

- Tiền lương được trả cho người lao động dựa vào những thoa thuận mà các bên đã cam kết trong hợp đồng lao động và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định có tính bắt buộc của pháp luật: lương tối thiểu, lương làm đêm, lương làm thêm

* Đảm bảo trả lương bình đẳng:

-Nguyên tắc này đòi hỏi người lao động làm việc ở những vị trí công việc tương đương, với hiệu suất công việc như nhau phải được hưởng lương ngang nhau không phân biệt về giới tính Cấm hành vi "Phân biệt đối xử"

* Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn

Căn cứ vào cách thức trả lương do người sử dụng lao động đã quy định, người lao động được trả lương đầy đủ, đúng hạn và được biết mọi khoản khấu trừ vào lương của mình theo quy định của pháp luật

Trang 11

a Hình thức trả lương

Theo quy định của pháp luật, hình thức trả lương bao gồm: Hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, theo khoán Người sử dụng lao động có quyền chọn hình thức trả lương, nhưng phải duy trì hình thức đã chọn trong một thời gian nhất định Trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày

- Hình thức trả lương theo thời gian: Là tiền lương trả theo độ dài thời gian làm việc, bao gồm lương giờ, ngày, tuần, tháng (một số nước trên thế giới có hình thức trả lương năm) Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoa thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần

Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần

- Lương theo sản phẩm: Là tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào số lượng và chât lượng sản phâm họ làm ra

- Lương khoán: Là tiền lương trả cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc phải hoàn thành

Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được

mở tại ngân hàng Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thoa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản

b Trả lương khi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

Khi làm việc vượt quá số giờ làm việc tiêu chuẩn thì số giờ làm thêm được tính trả theo lương làm thêm giờ

Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau:

+ Vào ngày thường, ít nhất bằng 150% tiền lương ngày làm việc bình thường;

+ Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200% tiền lương ngày làm việc bình thường; + Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày

Trang 12

Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài tỷ lệ hưởng lương làm thêm giờ và lương làm việc vào ban đêm, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày

(Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau - Điều 106 BLLĐ 2019)

Ví dụ: Minh là một công nhân làm việc tại một nhà máy sản xuất ở TP.HCM Trong quá trình làm việc, anh thường xuyên phải đối mặt với tình trạng trả lương không đầy đủ hoặc chậm trễ từ phía nhà máy, điều này khiến anh gặp khó khăn trong việc quản lý tài chính

cá nhân và duy trì cuộc sống hàng ngày

Sau khi áp dụng Luật lao động mới, cơ chế tiền lương của Minh được cải thiện đáng kể Theo quy định, nhà máy phải trả lương đúng hạn, đầy đủ và theo quy định của pháp luật, bao gồm cả các khoản lương cơ bản, trợ cấp và các khoản thưởng phụ cấp khác

Nhờ vào cơ chế tiền lương này, Minh không còn lo lắng về việc không đủ tiền để chi tiêu hàng ngày hoặc trả nợ Anh có thể dễ dàng lập kế hoạch tài chính cá nhân và đảm bảo cuộc sống gia đình được ổn định hơn Đặc biệt, việc nhận lương đúng hạn và đầy đủ giúp Minh cảm thấy được đánh giá và tôn trọng hơn trong công việc của mình

Trong trường hợp này, cơ chế tiền lương trong Luật lao động đã giúp bảo vệ quyền lợi và lợi ích của Minh và hàng triệu người lao động khác, tạo ra một môi trường lao động công bằng và bền vững hơn

2 Mức đóng bảo hiểm xã hội hiện nay là bao nhiêu?

Mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) là tỷ lệ phần trăm của tiền lương tháng mà người lao động và người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ bảo BHXH để hưởng các quyền lợi bảo hiểm xã hội khi có nhu cầu Mức đóng BHXH hằng năm được quy định theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 hiện tại vẫn đang được giữ nguyên theo mức đóng BHXH của năm 2023 và chưa có sự điều chỉnh đối với cả người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện

2.1 Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2024

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động và người

sử dụng lao động Nhà nước tổ chức Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên

Trang 13

Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 được căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quy trình ban hành kèm theo Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017; Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013; Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-

CP Theo đó, mức đóng BHXH 2024 đối với người lao động (không bao gồm người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) tham gia BHXH bắt buộc được xác định trên số tiền đóng BHXH

2.1.1 Mức đóng BHXH của người lao động

Người lao động là người Việt Nam và người lao động là người nước ngoài có mức đóng như bảng sau

Quỹ BHYT

Tổng mức đóng

Quỹ hưu trí,

tử tuất

Quỹ ốm đau, thai sản Việt Nam 8% 0 0 1% 1,5% 10,5% Nước ngoài 8% 0 0 0 1,5% 9,5 %

Bảng tỷ lệ mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động năm 2024

Tổng mức đóng bảo hiểm năm 2024 của người lao động là người Việt Nam là 10,5%, tổng mức đóng bảo hiểm của người lao động nước ngoài là 9,5%

2.1.2 Mức đóng BHXH của người sử dụng lao động

Mức đóng của người sử dụng lao động cho người lao động là người Việt Nam và người lao động là người nước ngoài có sự khác nhau Cụ thể:

Quỹ BHYT

Tổng mức đóng

Quỹ hưu trí,

tử tuất

Quỹ ốm đau, thai sản Việt Nam 14% 3% 0,5% 1% 3% 21,5% Nước ngoài 14% 3% 0,5% 0 3% 20,5 %

Bảng tỷ lệ mức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động năm 2024

Ngày đăng: 09/11/2024, 20:00

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tỷ lệ mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động năm 2024 - Tiểu luận Đề tài luật lao Động
Bảng t ỷ lệ mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động năm 2024 (Trang 13)
Bảng tỷ lệ mức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động năm 2024 - Tiểu luận Đề tài luật lao Động
Bảng t ỷ lệ mức đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động năm 2024 (Trang 13)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w