Tổng quan nghiên cứu Hiện nay, việc nghiên cứu tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia, khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung đang là chủ đề nóng hổ
Tổng quan nghiên cứu
Hiện nay, việc nghiên cứu tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia, khu vực nói riêng và toàn cầu nói chung đang là chủ đề nóng hổi và thời sự đối với cả các nhà hoạch định chính sách và các nhà đầu tư Trong đó, phát triển bền vững là mục tiêu phổ quát được thiết kế nhằm chấm dứt đói nghèo, bảo vệ hành tinh và đảm bảo rằng tất cả mọi người được hưởng hòa bình và thịnh vượng vào năm 2030 ở mỗi quốc gia thành viên Liên hiệp quốc (LHQ)
Levine (2005) định nghĩa rằng sự phát triển tài chính là việc cải thiện các chức năng được cung cấp bởi hệ thống tài chính bao gồm: tích lũy tiết kiệm, phân phối nguồn vốn đến các cơ hội đầu tư sinh lợi, giám sát và quản trị rủi ro các khoản đầu tư này, đa dạng hóa rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi hàng hóa và cung cấp dịch vụ Mỗi chức năng nói trên của hệ thống tài chính có thể ảnh hưởng đến tiết kiệm và các quyết định đầu tư cũng như ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của các nguồn vốn được phân bổ Trong khi đó, phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Phát triển bền vững nhằm mục tiêu tạo ra một sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội qua đó tạo ra một thế giới mà ở đó tất cả mọi người đều có thể sống tốt mà không làm hại đến hành tinh và tương lai
Ba trụ cột chính của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường Tăng trưởng kinh tế bền vững nhằm mục tiêu tạo ra sự phồn thịnh và ổn định kinh tế mà không làm kiệt quệ các tài nguyên thiên nhiên và dẫn đến hậu quả tiêu cực về lâu dài Xã hội bền vững là việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận với giáo dục, y tế và cơ hội làm việc trong một xã hội ổn định và công bằng Môi trường bền vững là bảo vệ và bảo tồn môi trường cho tương lai, bao gồm việc giảm thiểu ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên Hướng tới Phát triển Bền vững, các quốc gia thuộc Liên Hợp quốc đã thống nhất kế hoạch hành động dựa trên các mục tiêu phát triển bền vững Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) là một bộ 17 mục tiêu toàn cầu được thiết kế nhằm hướng dẫn phát triển toàn diện và bền vững cho hành tinh Được thông qua bởi tất cả 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc vào năm 2015, trong khuôn khổ Chương trình Nghị sự 2030, các SDGs là kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy hòa bình, bảo vệ môi trường, và chấm dứt nghèo đói trên toàn thế giới
Bảng 1: Các yếu tố thành phần theo các mục tiêu phát triển bền vững SDG
Yếu tố môi trường Yếu tố xã hội Yếu tố kinh tế
Mục tiêu 6: Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người
Mục tiêu 7: Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người
Mục tiêu 12: Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững
Mục tiêu 13: Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó
Mục tiêu 14: Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững
Mục tiêu 15: Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học
Mục tiêu 1: Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi
Mục tiêu 2: Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững
Mục tiêu 3: Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi
Mục tiêu 4: Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người
Mục tiêu 5: Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái
Mục tiêu 6: Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người
Mục tiêu 10: Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia
Mục tiêu 16: Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp
Mục tiêu 1: Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi
Mục tiêu 2: Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững
Mục tiêu 8: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người
Mục tiêu 9: Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới
Mục tiêu 11: Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững
Mục tiêu 12: Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững
Mục tiêu 17: Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Nhiều nghiên cứu đã đánh giá tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững thông qua ba nhân tố kinh tế, xã hội và môi trường
Thứ nhất, mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có một vai trò quan trọng và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Một trong những học giả đầu tiên đề cập tới vai trò của tài chính như một động lực của tăng trưởng
3 kinh tế là Schumpeter và Opie (1934); quan điểm của họ sau đó đã được nhiều nhà nghiên cứu như Gurley và Shaw (1995), McKinnon (1973), và Shaw (1973) chứng thực
Những nghiên cứu từ rất sớm đã cho thấy tác động tích cực của việc phát triển thị trường tài chính tới tăng trưởng kinh tế thông qua: (1) huy động tiết kiệm, (2) phân bổ nguồn lực cho các khoản đầu tư hiệu quả, (3) giảm chi phí thông tin, giao dịch và giám sát, (4) đa dạng hóa rủi ro, (5) tạo điều kiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ Điều này dẫn dến việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, tích lũy vốn vật chất và vốn nhân lực nhanh hơn, cũng như thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển Cụ thể, Schumpeter và Opie (1934) đã chỉ ra vai trò của thị trường tài chính trong việc tài trợ đầu tư sản xuất và khuyến khích đổi mới sáng tạo, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Patrik (1966) xây dựng ý tưởng về “cung dẫn trước” và “cầu theo sau” trong sự phát triển thị trường tài chính Trong đó, các tổ chức tài chính đóng vai trò dẫn dắt nguồn vốn vào hoạt động sản xuất và chuyển dịch tài nguyên từ các lĩnh vực truyền thống sang ngành hiên đại Ý tưởng này được đồng thuận bởi Gurley và Shaw (1995), khi cho rằng sự phát triển của thị trường tài chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc huy động nguồn lực tiết kiệm để tài trợ cho các khoản đầu tư hiệu quả Trong một nghiên cứu gần đây hơn,
Xu (2000) tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng phát triển tài chính, chủ yếu thông qua kênh đầu tư, ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng Tương tự, nghiên cứu của McKinnon
(1973) và Shaw (1973) cho thấy các quy định tài chính phổ biến như trần lãi suất, yêu cầu dự trữ bắt buộc đã cản trở các quyết định đầu tư, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Hai tác giả trên cũng nhấn mạnh rằng tự do hóa tài chính thông qua việc bãi bỏ trần lãi suất sẽ dẫn đến việc tăng vốn vay, cũng như giúp phân bổ vốn hiệu quả hơn
Thứ hai, về nhân tố xã hội, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phát triển tài chính thúc đẩy phát triển kinh tế, khắc phục bất công xã hội, xóa đói giảm nghèo và củng cố phúc lợi cũng như chăm sóc xã hội (Beck và cộng sự 2005; Jalilian và Kirkpatrick 2002; Jeanneney và Kpodar 2011) Demirgỹỗ-Kunt và Levine (2009) cho rằng phỏt triển tài chính mang lại những thay đổi trong nền kinh tế và nhu cầu lao động cũng như sự sẵn có và sử dụng vốn của các cá nhân không chỉ có tác động trực tiếp giúp mở rộng cơ hội kinh tế cho người nghèo, mà còn có tác động gián tiếp tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn sau khi sản lượng kinh tế của một quốc gia cao hơn Ng và cộng sự (2020) cho rằng: phát triển tài chính cho phép các chương trình phúc lợi xã hội có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn với mục tiêu giải quyết một loạt các vấn đề xã hội như nghèo đói, bất bình đẳng, chăm sóc sức khỏe và mất an ninh lương thực Nói cách khác, tài chính không chỉ kích thích tăng trưởng kinh tế mà còn giúp giải quyết các vấn đề xã hội (Alam và cộng sự 2015)
Thứ ba, về nhân tố môi trường, Tamazian và cộng sự (2009) khi nghiên cứu về sự tác động của phát triển tài chính đến môi trường ở các quốc gia BRICS đã kết luận
4 rằng một khu vực tài chính lành mạnh và hiệu quả có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào các dự án carbon thấp, vì những phát hiện cho thấy rằng phát triển tài chính giảm thiểu khả năng gia tăng suy thoái môi trường ở các nền kinh tế Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi Bên cạnh đó, phát triển tài chính cũng là chìa khóa để giảm thiểu suy thoái môi trường thông qua các chức năng cốt lõi của nó bao gồm cung cấp vốn để sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường (Lundgren 2003), các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ (Switzer 1984), và xây dựng các cơ sở xanh (Jalil và Feridun 2011) Tuy nhiên, có một số tranh luận về việc liệu việc tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài có ảnh hưởng xấu đến môi trường hay không Theo mô tả của Yuxiang và Chen (2011), khả năng tiếp cận tài chính dễ dàng với chi phí thấp hơn sẽ đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của các ngành thâm dụng vốn ở Trung Quốc, dẫn đến cường độ xả thải ô nhiễm gia tăng Nghiên cứu của Jensen (1996) cho rằng khu vực tài chính cung cấp vốn để tài trợ cho các hoạt động của các công ty sản xuất được cho là nguyên nhân gây ra ô nhiễm công nghiệp Tương tự, Sehrawat và cộng sự (2015) phát hiện ra rằng việc tăng cường tài chính khuyến khích nhiều hoạt động công nghiệp hơn ở Ấn Độ, tạo ra sự suy thoái môi trường.
Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu phát triển bền vững là sự tiếp nối của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals – MDG) Từ năm 2017, Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc đã xây dựng một kế hoạch chiến lược chung (One Strategic Plan – OSP) nhằm lồng ghép SDG với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2011-2020) và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (2016-2020) Kế hoạch này tập trung vào bốn lĩnh vực chính, được sử dụng để thông báo cách thức thực hiện SDG, bao gồm: đầu tư vào con người, đảm bảo khả năng thích ứng với khí hậu và môi trường bền vững, thịnh vượng và hợp tác; thúc đầy công bằng, hòa bình và quản trị toàn diện Trong khi đó, phát triển tài chính là quá trình đổi mới tài chính cũng như cải thiện thể chế và tổ chức trong hệ thống tài chính, làm giảm bất cân xứng thông tin, tăng sự hoàn thiện của thị trường, tăng khả năng cho các tổ chức tham gia vào các giao dịch tài chính bằng hợp đồng, giảm chi phí giao dịch, tăng sự cạnh tranh (Hartmann và cộng sự, 2007) Do đó, phạm vi của phát triển tài chính bao gồm việc cải tiến, đổi mới sản phẩm tài chính, nâng cao năng lực của các chủ thể và tổ chức trong hệ thống tài chính cũng như góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia Hầu hết các nghiên cứu đều có sự đồng thuận cao trong việc xác nhận mối quan hệ cùng chiều giữa phát triển tài chính và phát triển bền vững Tuy nhiên lại chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối quan hệ này ở khu vực các quốc gia Châu Á đặc biệt là Châu Á – Thái Bình Dương nên khoảng trống nghiên cứu còn rất lớn
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một trong những khu vực phát triển nhanh và năng động nhất trên thế giới Trong hai thập kỷ qua, hầu hết các nước trong khu vực đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, qua đó đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói và biến đổi nền kinh tế trên toàn khu vực Nhiều nước Châu Á và Thái Bình Dương đã trở thành những nước có thu nhập trung bình cao hơn và đặt mục tiêu đạt được mức thu nhập cao trong khoảng thời gian ngắn đến trung hạn sắp tới Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng việc phát triển bền vững của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, vẫn phải đối mặt với những thách thức Sự đô thị hoá nhanh chóng và nhu cầu kinh doanh đang thúc đẩy nhu cầu đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng giao thông và công nghệ, giảm và quản lý ô nhiễm môi trường Với sự già hóa dân số, tăng bệnh mãn tính không lây nhiệm, và tăng chi tiêu y tế, nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khoẻ đang thay đổi về yêu cầu của chăm sóc y tế toàn diện bao gồm phòng ngừa và để điều trị và chăm sóc liên tục với chi phí phải chăng Việc đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng với mức giá hợp lý và mà không làm tăng đáng kể lượng khí nhà kính (GHG) của các nước Châu Á - Thái Bình Dương cũng là một vấn đề lớn mà khu vực phải đối mặt Mặt khác, khu vực này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu toàn cầu về giảm lượng khí thải carbon và khí metan Giảm các tác động tiêu cực của rủi ro khí hậu là rất quan trọng đối với một khu vực bao gồm 13 trong số 30 quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhất thế giới Các nước Châu Á - Thái Bình Dương cũng hứng chị chịu 70% thảm hoạ thiên nhiên trên thế giới, ảnh hưởng đến hơn 1,6 tỷ người trong khu vực kể từ năm 2000
Do đó, nhóm nghiên cứu đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở với chủ đề “Ảnh hưởng của phát triển tài chính tới phát triển bền vững: Bằng chứng chứng thực nghiệm tại các quốc gia Châu Á” nhằm lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu này.
Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đề tài nhằm đánh giá tác động của phát triển tài chính đến các khía cạnh của phát triển bền vững tại các quốc gia Châu Á Từ đó đề xuất các hàm ý chính sách cho Việt Nam
3.2 Các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa đầy đủ khung lý thuyết về phát triển tài chính, phát triển bền vững và tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững
- Lựa chọn mô hình kinh tế lượng phù hợp để đánh giá tác động của phát triển tài chính tới một số mục tiêu phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á
- Trên cơ sở kết quả của mô hình, nghiên cứu sẽ đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò của phát triển tài chính đối với các mục tiêu phát triển bền vững.
Phương pháp nghiên cứu
- Thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp
- Sử dụng mô hình kinh tế lượng phù hợp để kiểm định tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:
SDG i,t là SDG index của quốc gia thứ i tại thời điểm t
FinDI i,t là điểm số phát triển tài chính của quốc gia thứ i tại thời điểm t
Human i,t là tỷ lệ nhập học trung học của quốc gia thứ i tại thời điểm t
GDP i,t là tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của quốc gia thứ i tại thời điểm t (%)
RD i,t là Chi phí nghiên cứu và phát triển của quốc gia thứ i tại thời điểm t (% GDP)
Government i,t là chi tiêu chính phủ của quốc gia thứ i tại thời điểm t (% GDP) Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và phát triển bền vững được kiểm tra chủ yếu bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng Cách tiếp cận này không chỉ chứa nhiều bậc tự do hơn mà còn giải quyết được vấn đề bỏ sót biến (Hsiao và cộng sự, 1995)
7 Để có thể đánh giá chính xác và hiệu quả tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững tại các quốc gia Châu Á, nghiên cứu đề xuất sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với hiệu ứng cố định (Linear regression with multiple fixed effects) kết hợp với phương pháp phân cụm kép (twoway clustering) Bên cạnh đó, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp hồi quy Prais- Winsten để khắc phục hiện tượng tự tương quan, phương pháp hồi quy Newey-West để tạo ra các ước tính nhất quán trong trường hợp tồn tại tự tương quan và có thể có phương sai thay đổi nhằm kiểm tra tính vững của mô hình nghiên cứu.
Kết cấu nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của phát triển tài chính đến phát triển bền vững Chương 2: Phát triển tài chính và phát triển bền vững tại các quốc gia Châu Á
Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Đánh giá tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững tại các quốc gia Châu Á
Chương 5: Khuyến nghị chính sách về phát triển tài chính hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Phát triển tài chính
1.1.1 Khái niệm phát triển tài chính
Hệ thống tài chính có thể được phân loại rộng rãi thành hai phần, đó là các trung gian tài chính và thị trường tài chính Mỗi phân khúc đóng một vai trò riêng trong việc cung cấp các dịch vụ và tiện ích tài chính khác nhau bởi người cho vay, nhà đầu tư và người đi vay Svirydzenka (2016) đã chỉ ra rằng trong khi các ngân hàng thương mại là nhóm tổ chức tài chính lớn nhất và thường được công nhận vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu tài chính, vai trò của các tổ chức tài chính khác như ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ và quỹ hưu trí cũng đang ngày càng trở nên quan trọng trong hệ thống tài chính ngày nay Mặt khác, thị trường tài chính bao gồm thị trường trái phiếu và chứng khoán là những lĩnh vực quan trọng ở nhiều nước, cung cấp các lựa chọn thay thế cho các cá nhân và doanh nghiệp để đa dạng hóa khoản tiết kiệm và nguồn huy động vốn Nhìn chung, hệ thống tài chính theo dõi các hoạt động tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy và huy động vốn giữa các chủ thể thặng dư và thâm hụt vốn
Theo WB (2012), PTTC là khi công cụ tài chính, TTTC và TGTC làm giảm thiểu ảnh hưởng của thông tin không hoàn hảo, hạn chế chi phí giao dịch và thực thi Theo định nghĩa của Levine (2005), Demirgỹỗ-Kunt và Levine (2008), Adnan (2011), PTTC là sự cải thiện về chất lượng của năm chức năng tài chính quan trọng, tập trung vào những gì hệ thống tài chính thực sự làm cụ thể: (1) tạo ra thông tin và phân bổ vốn; (2) giám sát hành vi và quản trị doanh nghiệp; (3) tạo điều kiện cho giao dịch, phòng ngừa, quản lý rủi ro và đa dạng hóa; (4) huy động tiền tiết kiệm để đầu tư; (5) kích thích chuyên môn hóa, đổi mới và tăng trưởng Đầu tiên, TTTC và TGTC tạo ra thông tin và phân bổ vốn Việc các TGTC thu hút tiết kiệm vào đầu tư phụ thuộc vào chất lượng và số lượng thông tin có sẵn cho từng người tiết kiệm, nhưng có thể quá tốn kém cho những người tiết kiệm để có được thông tin của riêng họ Các TGTC (ngân hàng) thu thập, cung cấp và xử lý thông tin về các khoản đầu tư có thể hiệu quả hơn so với các công cụ tiết kiệm riêng lẻ Hiệu quả toàn nền kinh tế là sự phân bổ vốn hiệu quả hơn, hướng vốn vào các nhà sản xuất năng suất cao hơn và tránh xa các nhà sản xuất kém năng suất hơn Các TTCK lớn và lỏng hơn
9 cũng khuyến khích việc thu thập thông tin bằng cách làm cho thông tin cụ thể của doanh nghiệp có lợi hơn
Thứ hai, giám sát hành vi và quản trị doanh nghiệp Trong trường hợp các chủ nợ và cổ đông trong một doanh nghiệp có thể giám sát và ảnh hưởng hiệu quả đến cách các nhà quản lý của doanh nghiệp sử dụng các khoản tiền mà họ cung cấp, hay là thực hiện quản trị doanh nghiệp, họ sẽ có động lực lớn hơn để cung cấp quỹ ngay từ đầu Quản trị doanh nghiệp hiệu quả giúp các nhà quản lý luôn nỗ lực và khuyến khích họ sử dụng vốn theo cách tối đa hóa lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp Quản lý hiệu quả hơn ở cấp độ doanh nghiệp dẫn đến việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn cho toàn bộ nền kinh tế Bằng cách cải thiện quản trị doanh nghiệp, các TGTC có thể tác động tích cực đến tăng trưởng TTCK cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong gắn kết lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với những người sở hữu doanh nghiệp
Thứ ba, TTTC và TGTC có thể tạo điều kiện cho các giao dịch, phòng ngừa, quản lý rủi ro và đa dạng hóa Bằng cách cho phép đa dạng hóa rủi ro giữa các ngành và doanh nghiệp, hệ thống tài chính có thể ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Các TGTC và TTTC dịch chuyển nhiều vốn hơn sang các dự án đầu tư có rủi ro cao, lợi nhuận cao và từ đó thúc đẩy năng suất chung của vốn, bằng cách cho phép các cá nhân có thể đa dạng hóa rủi ro TTTC và TGTC cũng giảm thiểu rủi ro thanh khoản, từ đó khiến những người tiết kiệm đầu tư vào các dự án lợi nhuận cao hơn
Thứ tư, TTTC và TGTC tập hợp hoặc huy động tiền tiết kiệm để đầu tư Việc huy động tiết kiệm liên quan đến việc thu tiền tiết kiệm từ một số lượng lớn cá nhân thành số tiền lớn có thể tài trợ cho các dự án đầu tư rất lớn Cả TGTC và TTTC đều có thể thực hiện chức năng này, với khả năng huy động tiết kiệm tốt hơn sẽ tạo ra một nhóm tiết kiệm lớn hơn dẫn đến đầu tư tổng hợp cao hơn, tốc độ tích lũy vốn nhanh hơn và do đó TTKT nhanh hơn
Thứ năm, ở cấp độ cơ bản hơn các công cụ tài chính, TGTC và TTTC có thể kích thích chuyên môn hóa, đổi mới và tăng trưởng bằng cách giảm chi phí giao dịch Năng lực của người lao động được cải thiện thông qua chuyên môn hóa qua đó tạo ra các công nghệ và sản phẩm mới Kết quả cuối cùng của sự chuyên môn hóa và đổi mới gia tăng là TTKT nhanh hơn
Do vậy, có thể hiểu PTTC là sự phát triển của hệ thống tài chính bằng cách tăng hiệu quả của các chức năng tài chính thông qua quá trình cải thiện về hiệu quả và chất lượng của TGTC và TTTC Các học giả đã đưa ra một số giải thích về tầm quan trọng của phát triển tài chính đối với nền kinh tế Sahay và cộng sự (2015) đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về việc thiếu cải thiện các chức năng tài chính sẽ ảnh hưởng đến các dòng tài chính và phân bổ nguồn lực, từ đó cản trở tăng trưởng kinh tế., Phát triển tài
10 chính có thể giảm bớt khoảng cách về sự bất cân xứng thông tin giữa người cho vay và người đi vay, từ đó dẫn đến hiệu quả và năng suất cao hơn, như Fase và Abma (2003) đã giải thích Theo quan điểm này, một sự phát triển tốt hơn hệ thống tài chính đã được cho là có thể nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống Kế thừa với khuôn khổ đề xuất bởi Čihák và cộng sự (2012), phát triển tài chính trong nghiên cứu này được xác định bởi ba yếu tố chính đặc điểm: (1) độ sâu — quy mô và tính thanh khoản của thị trường; (2) khả năng tiếp cận—tăng tiêu dùng các dịch vụ và cơ sở tài chính; và (3) hiệu quả - cung cấp dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý và doanh thu bền vững
1.1.2 Tiêu chí đo lường phát triển tài chính
1.1.2.1 Hệ thống tiêu chí đánh giá sự phát triển thị trường tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, sự phát triển thị trường tài chính được thể hiện qua mối liên kết giữa một thị trường tài chính hiệu quả, ổn định, lành mạnh với nền kinh tế vĩ mô Để đánh giá sự phát triển và tính ổn định của thị trường tài chính, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đưa ra các tiêu chí đánh giá về: (1) tổng quan thị trường; (2) mức độ mở rộng/đa dạng; (3) mức độ cạnh tranh và hiệu quả; (4) tính ổn định và lành mạnh a Tiêu chí đánh giá tổng quan
Chỉ tiêu đánh giá tổng quan thị trường tài chính được thể hiện trên hai khía cạnh (i) các tổ chức trong thị trường; (ii) hoạt động của thị trường Đối với các tổ chức trên thị trường, các chỉ tiêu đánh giá tập trung vào quy mô của các tổ chức và xu hướng phát triển Đối với hoạt động thị trường, các chỉ tiêu thể hiện quy mô và xu hướng tăng trưởng của các công cụ thị trường (khối lượng và giá trị) Quy mô có thế được xác định bằng đơn vị USD tuyệt đối hoặc so sánh với tỷ lệ tổng sản phầm quốc nội (GDP) Mặc dù có thể xác định giá trị tài sản của tổ chức tài chính, hay thị trường tài chính bằng giá trị tuyệt đối tuy nhiên sử dụng tỷ lệ so với GDP thuận tiện cho việc so sánh xu hướng phát triển qua các năm của từng quốc gia, hoặc so sánh giữa các quốc gia khác nhau
Bảng 1.1: Chỉ tiêu đánh giá tổng quan
TT Chỉ tiêu Diễn giải
1.1 Tổng tài sản tài chính /GDP
Tổng tài sản tài chính so với tổng sản phẩm quốc nội
1.2 M2 /GDP (%) Khối tiền M2 so với tổng sản phẩm quốc nội
1.3 Tín dụng khu vực tư nhân
Dư nợ tín dụng của khu vực tư nhân so với tổng sản phẩm quốc nội
TT Chỉ tiêu Diễn giải
1.4 Tiền gửi ngân hàng /GDP
Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, và tiết kiệm hệ thống ngân hàng so với tổng sản phẩm quốc nội
Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế & Ngân hàng Thế giới (2005) b Tiêu chí mức độ mở rộng/đa dạng
Thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả là thị trường có các nhà cung cấp dịch vụ đa dạng với chi phí hợp lý Việc đánh giá mức độ mở rộng hoặc đa dạng của thị trường tài chính bao gồm việc đánh giá sự đa dạng của các tổ chức tài chính, của các công cụ và của các sản phẩm hoặc dịch vụ có sẵn
Bảng 1.2: Chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng/đa dạng
TT Các tổ chức trên thị trường Chỉ tiêu Diễn giải
2.1 Ngân hàng Tổng số ngân hàng Tổng số lượng các ngân hàng
Số chi nhánh Số lượng các chi nhánh của các ngân hàng
Số chi nhánh /1.000 người Số lượng các chi nhánh của các ngân hàng trên 1.000 người
Tiền gửi ngân hàng /GDP (%)
Tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, và tiết kiệm hệ thống ngân hàng so với tổng sản phẩm quốc nội
Tổng tài sản ngân hàng/
Tổng tài sản tài chính (%)
Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng so với tổng tài sản tài chính
Tổng tài sản ngân hàng/GDP (%)
Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng so với tổng sản phẩm quốc nội
Hoạt động của thị trường
Các loại công cụ thị trường tiền tệ
Sự đa dạng của các công cụ trên thị trường tiền tệ
Số lượng và giá trị giao dịch hằng ngày/tuần của các công cụ trên thị trường tiền tệ
Số lượng và giá trị giao dịch hằng ngày/tuần của các công cụ trên thị trường tiền tệ
Khối lượng và giá trị giao dịch ngoại hối trong ngày
Khối lượng và giá trị của các giao dịch ngoại hối trong ngày
TT Các tổ chức trên thị trường Chỉ tiêu Diễn giải
Dự trữ ngoại hối/Nợ nước ngoài ngắn hạn (%)
Dự trữ ngoại hối so với nợ nước ngoài ngắn hạn
Dự trữ ngoại hối/M2 (%) Dự trữ ngoại hối so với khối tiền M2
Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế & Ngân hàng Thế giới (2005) c Tiêu chí về mức độ cạnh tranh và hiệu quả
Cạnh tranh làm tăng hiệu quả hoạt động của các tổ chức, giảm chi phí cho khách hàng đồng thời cũng cải thiện chất lượng dịch vụ Chỉ tiêu đánh giá tính cạnh tranh bao gồm: số lượng các tổ chức, thị phần của các tổ chức, mức độ dễ dàng khi gia nhập, giá dịch vụ…Bên cạnh đó, mức độ đa dạng của hệ thống tiêu chí (đề cập trên) có thể sử dụng làm chỉ tiêu đánh giá cạnh tranh bởi vì sự gia tăng số lượng các tổ chức tài chính hoặc các công cụ tài chính sẽ tăng các nguồn cung cấp các dịch vụ tài chính mà khách hàng có thể tiếp cận Mức độ dễ dàng khi gia nhập thị trường có thể được đánh giá bằng các quy định, yêu cầu khi cấp phép, ví dụ như vốn tối thiếu Mức độ tập trung thị trường cũng thường được sử dụng làm chỉ tiêu cạnh tranh, được đo lường bằng chỉ số Herfindahl (HI)
Hiệu quả hoạt độn của các tổ chức tài chính được thể hiện ở khả năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao với chi phí thấp nhất Hiệu quả có thể được đo lường với các tiêu chí (a) tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản và (b) chênh lệch lãi suất Chi phí bao gồm chi phí hoạt động (chi phí nhân viên và chi phí khác), thuế, các khoản dự phòng tổn thất cho vay…
Thị trường tiền tệ được cho là hoạt động có hiệu quả khi giá giấy tờ có giá phản ánh đầy đủ thông tin có sẵn, sự thay đổi giá được diễn ra hằng ngày và giá trong quá khứ không thể dùng để dự đoán giá trong tương lai Chỉ tiêu được sử dụng để đo lường hiệu quả của thị trường là chênh lệch giữa giá mua và giá bán
Bảng 1.3: Chỉ tiêu đánh giá mức độ cạnh tranh và hiệu quả
TT Chỉ tiêu Diễn giải
3.1 Số lượng các tổ chức tài chính Số lượng các tổ chức tài chính
3.2 Giá của dịch vụ tài chính Giá của dịch vụ tài chính
3.3 Mức độ tập trung các tổ chức trung gian Thị phần của 03 hoặc 05 tổ chức lớn nhất 3.4 Chỉ số Herfindahl Tổng bình phương của thị phần của mỗi tổ chức tài chính 3.5 Chênh lệch lãi suất Chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động
3.6 Chi phí/Tổng tài sản Chi phí của tổ chức tài chính so với tổng tài sản 3.7 Chênh lệch giá mua (ask) và giá bán
Chênh lệch giá mua (ask) và giá bán (bid)
Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế & Ngân hàng Thế giới (2005) d Tiêu chí về tính ổn định, lành mạnh
Phát triển bền vững
1.2.1 Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một khái niệm quan trọng định nghĩa về quá trình phát triển đáp ứng nhu cầu mọi mặt của xã hội hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển của thế hệ tương lai Nội hàm về phát triển bền vững được tái khẳng định ở Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm
1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường Phát triển bền vững nhằm mục tiêu tạo ra một sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội qua đó tạo ra một thế giới mà ở đó tất cả mọi người đều có thể sống tốt mà không làm hại đến hành tinh và tương lai
Ba trụ cột chính của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường Tăng trưởng kinh tế bền vững nhằm mục tiêu tạo ra sự phồn thịnh và ổn định kinh tế mà không làm kiệt quệ các tài nguyên thiên nhiên và dẫn đến hậu quả tiêu cực về lâu dài Xã hội bền vững là việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo mọi người có quyền tiếp cận với giáo dục, y tế và cơ hội làm việc trong một xã hội ổn định và công bằng Môi trường bền vững là bảo vệ và bảo tồn môi trường cho tương lai, bao gồm việc giảm thiểu ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên
1.2.2 Các khía cạnh đánh giá phát triển bền vững
1.2.2.1 Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs)
Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs) là một bộ 17 mục tiêu toàn cầu được thiết kế nhằm hướng dẫn phát triển toàn diện và bền vững cho hành tinh Được thông qua bởi tất cả 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc vào năm 2015, trong khuôn khổ Chương trình Nghị sự 2030, các SDGs là kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy hòa bình, bảo vệ môi trường, và chấm dứt nghèo đói trên toàn thế giới SDGs nhằm mục đích phát huy những tiến bộ đã đạt được trong các mục tiêu phát
20 triển thiên niên kỷ trước dây (MDG), trong đó tập trung vào giảm nghèo và mở rộng phạm vi để giải quyết một loạt thách thức mà thế giới ngày nay đang phải đối mặt
SDGs cung cấp khuôn khổ cho các quốc gia, tổ chức và cá nhân nỗ lực hướng tới phát triển bền vững một cách phối hợp và toàn diện Mục tiêu dự kiến sẽ đạt được vào năm 2030 thông qua nỗ lực hợp tác và các giải pháp đổi mới nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường và công bằng xã hội 17 mục tiêu phát triển bền vững SDGs được trình bày cụ thể sau đây
Hình 1.1: 17 mục tiêu phát triển bền vững - SDGs
Mục tiêu 1 Xóa nghèo (No Poverty): Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở tất cả mọi nơi
Mục tiêu 2 Không còn nạn đói (Zero Hunger): Kết thúc tình trạng đói, đạt được an toàn thực phẩm, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
Mục tiêu 3 Sức khỏe và có cuộc sống tốt (Good Health and Well-being): Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho mọi lứa tuổi
Mục tiêu 4 Giáo dục có chất lượng (Quality Education): Đảm bảo Giáo dục có chất lượng, bao trùm và công bằng, đồng thời thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người
Mục tiêu 5 Bình đẳng giới (Gender Equality): Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái
Mục tiêu 6 Nước sạch và vệ sinh (Clean Water and Sanitation): Đảm bảo quyền được có nước sạch và vệ sinh môi trường cho tất cả mọi người
Mục tiêu 7 Năng lượng sạch với giá thành hợp lý (Affordable and Clean Energy): Đảm bảo quyền tiếp cận năng lượng với giá phải chăng, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người
Mục tiêu 8 Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế (Decent Work and Economic Growth): Khuyến khích tăng trưởng kinh tế bền vững, bao trùm, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt, thỏa đáng cho tất cả mọi người
Mục tiêu 9 Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng (Industry, Innovation and Infrastructure): Làm cho các thành phố và khu định cư của con người dành cho tất cả, an toàn, có khả năng chống chịu và bền vững
Mục tiêu 10 Giảm bất bình đẳng (Reduced Inequalities): Giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia
Mục tiêu 11 Các thành phố và cộng đồng bền vững (Sustainable Cities and Communities): Làm cho các thành phố và khu định cư của con người dành cho tất cả, an toàn, có khả năng chống chịu và bền vững
Mục tiêu 12 Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm (Responsible Consumption and Production): Đảm bảo mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững
Mục tiêu 13 Hành động về khí hậu (Climate Action): Hãy hành động khẩn cấp để ứng phó, chống biến đổi khí hậu và các tác động của nó
Mục tiêu 14 Tài nguyên và môi trường biển (Life Below Water): Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để phát triển bền vững
Mục tiêu 15 Tài nguyên và môi trường trên đất liền (Life on Land): Bảo vệ, khôi phục và thúc đẩy sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý rừng bền vững, chống sa mạc hóa, ngăn chặn và đảo ngược suy thoái đất và ngăn chặn mất đa dạng sinh học
Mục tiêu 16 Hòa bình, công lý và các thể chế mạnh mẽ (Peace, Justice and Strong Institutions): Thúc đẩy các xã hội hòa bình và hòa nhập để phát triển bền vững, cung cấp quyền tiếp cận công lý cho tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và bao trùm ở tất cả các cấp
Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của phát triển tài chính đến phát triển bền vững
Phát triển bền vững về môi trường gồm những nội dung cơ bản sau: Một là, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; Hai là, duy trì sự tăng trưởng mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái; Ba là, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ôzôn; Bốn là, kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính; Năm là, tăng cường bảo vệ và quản lý cẩn thận các hệ sinh thái nhạy cảm trước các tác động bên ngoài; Sáu là, giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm
1.3 Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của phát triển tài chính đến phát triển bền vững
1.3.1 Ảnh hưởng của phát triển tài chính đến phát triển kinh tế bền vững
Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có một vai trò quan trọng và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Một trong những học giả đầu tiên đề cập tới vai trò của tài chính như một động lực của tăng trưởng kinh tế là Schumpeter và Opie (1934); quan điểm của họ sau đó đã được nhiều nhà nghiên cứu như Gurley và Shaw (1995), McKinnon (1973), và Shaw (1973) chứng thực
Những nghiên cứu từ rất sớm đã cho thấy tác động tích cực của việc phát triển thị trường tài chính tới tăng trưởng kinh tế thông qua: (1) huy động tiết kiệm, (2) phân bổ nguồn lực cho các khoản đầu tư hiệu quả, (3) giảm chi phí thông tin, giao dịch và giám sát, (4) đa dạng hóa rủi ro, (5) tạo điều kiện trao đổi hàng hóa và dịch vụ Điều này dẫn dến việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, tích lũy vốn vật chất và vốn nhân lực
24 nhanh hơn, cũng như thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển Cụ thể, Schumpeter và Opie (1934) đã chỉ ra vai trò của thị trường tài chính trong việc tài trợ đầu tư sản xuất và khuyến khích đổi mới sáng tạo, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Patrik (1966) xây dựng ý tưởng về “cung dẫn trước” và “cầu theo sau” trong sự phát triển thị trường tài chính Trong đó, các tổ chức tài chính đóng vai trò dẫn dắt nguồn vốn vào hoạt động sản xuất và chuyển dịch tài nguyên từ các lĩnh vực truyền thống sang ngành hiên đại Ý tưởng này được đồng thuận bởi Gurley và Shaw (1995), khi cho rằng sự phát triển của thị trường tài chính sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc huy động nguồn lực tiết kiệm để tài trợ cho các khoản đầu tư hiệu quả Trong một nghiên cứu gần đây hơn,
Xu (2000) tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng phát triển tài chính, chủ yếu thông qua kênh đầu tư, ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng Tương tự, nghiên cứu của McKinnon
(1973) và Shaw (1973) cho thấy các quy định tài chính phổ biến như trần lãi suất, yêu cầu dự trữ bắt buộc đã cản trở các quyết định đầu tư, đặc biệt là ở các nước đang phát triển Hai tác giả trên cũng nhấn mạnh rằng tự do hóa tài chính thông qua việc bãi bỏ trần lãi suất sẽ dẫn đến việc tăng vốn vay, cũng như giúp phân bổ vốn hiệu quả hơn
Tuy nhiên, nhiều học giả gần đây chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa phát triển thị trường tài chính và tăng trưởng Cụ thể, Cecchetti và Kharroubi (2012) thấy rằng khi tín dụng ngân hàng cho khu vực tư nhân vượt quá ngưỡng 90% GDP, sự phát triển thị trường tài chính trở thành lực cản sự phát triển kinh tế Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành tài chính có thể gây bất lợi cho sự tăng trưởng của nền kinh tế bởi vì lĩnh vực tài chính cạnh tranh các nguồn lực (như nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn tài chính…) với phần còn lại của nền kinh tế Nghiên cứu của Arcand và cộng sự
(2012) sử dụng dữ liệu cấp quốc gia và cấp ngành cũng cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng – tài chính khi tỷ lệ tín dụng tư nhân với GDP vượt quá ngưỡng 110% đối với các quốc gia có thu nhập cao
Bên cạnh đó, các nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ giữa thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế Dựa trên dữ liệu của
119 quốc gia phát triển và đang phát triển, Deidda và Fattouh (2002) đã chứng minh phát triển tài chính có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế tại các nước phát triển, nhưng không phải là động lực tăng trưởng tại các nước đang phát triển Tương tự, Rioja và Valev (2004) chứng minh tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê của phát triển tài chính tới tăng trưởng tại các quốc gia thu nhập cao, trong khi mối quan hệ này không có ý nghĩa thống kê tại các quốc gia có thu nhập thấp
Ngoài ra, Loayza và Ranciere (2006) tìm ra tác động khác biệt trong ngắn hạn và trong dài hạn của phát triển thị trường tới tăng trưởng kinh tế Sử dụng dữ liệu từ 75 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1960 -2000, các tác giả tìm thấy mối quan hệ dài hạn tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa tăng trưởng và phát triển tài chính, trong khi đó
25 mối quan hệ trong ngắn hạn lại là tiêu cực và có ý nghĩa thống kê Giải thích cho điều này, hai tác giả cho rằng tác động tiêu cực trong ngắn hạn có thể là kết quả của sự biến động mạnh trong chu kỳ kinh doanh và sự không đồng nhất giữa các quốc gia
Các nghiên cứu về phát triển thị trường tài chính và ổn định kinh tế cho thấy mối quan hệ không tuyến tính giữa hai biến số này Một mặt, một số nghiên cứu cho thấy phát triển tài chính có tác động tích cực tới ổn định tài chính, như nghiên cứu của Denizer và cộng sự (2000) đã lập luận rằng các quốc gia có lĩnh vực tài chính phát triển tốt sẽ có mức biến động sản lượng, tiêu dùng và tăng trưởng đầu tư thấp hơn Đây là bằng chứng cho thấy tỷ lệ tín dụng tư nhân có thể giải thích rõ nhất cho sự biến động kinh tế Kết quả tương tự có thể được tìm thấy trong nghiên cứu Aghion và cộng sự (2005), và Beck và cộng sự (2014) Trong đó, mô hình lý thuyết kinh tế vĩ mô của Aghion và cộng sự
(2005) cho thấy các quốc gia có thị trường tài chính kém phát triển thường có mức độ ổn định kinh tế và tốc độ tăng trưởng thấp Họ chỉ ra rằng, mức độ phát triển tài chính thấp và sự tách biệt người tiết kiệm ra khỏi nhà đầu tư đã dẫn đến sự thiếu hụt trong nền kinh tế, với nền kinh tế hội tụ theo một chu kỳ xung quanh quỹ đạo tăng trưởng ổn đinh của nó Ngược lại, trong thị trường tài chính phát triển, các nền kinh tế hội tụ về một lộ trình tăng trưởng ổn đinh, theo đó các biến động sẽ chỉ do các cú sốc ngoại sinh
Mặt khác, nghiên cứu của Easterly và cộng sự (2002), Arcand và cộng sự, (2012) và Dabla-Norris và Srivalu (2013) cho rằng quan hệ giữa phát triển tài chính và ổn định kinh tế có dạng U ngược Điều này có nghĩa phát triển tài chính hoạt động như một công cụ giảm xóc chống lại sự biến động kinh tế, nhưng tác dụng này chỉ đến một ngưỡng nhất định Vượt qua ngưỡng này, sự phát triển trong hệ thống tài chính sẽ làm trầm trọng thêm các cú sốc kinh tế do làm tăng sự biến động trong thị trường Ngược lại, một số nghiên cứu tìm ra mối quan hệ tiêu cực giữa phát triển tài chính và biến động kinh tế Beck và cộng sự (2006) tìm ra mức độ tín dụng cao có thể làm giảm tác động của cú sốc thực, nhưng sẽ làm tăng tác động của cú sốc trên thị trường tài chính tới biến động kinh tế, đặc biệt khi thị trường chứng khoán kém phát triển Hơn nữa, Beck và cộng sự (2006) còn tìm ra bằng chứng cho thấy trung gian tài chính làm tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm giảm biến động kinh tế trong dài hạn, nhưng những tác động này sẽ trở nên yếu hơn nếu xem xét trong khoảng thời gian gần đây hơn Ngoài ra, Mallick (2014) phân tách biến động kinh tế thành biến động theo chu kỳ kinh doanh và biến động dài hạn, và cho thấy sự phát triển của trung gian tài chính làm giảm biến động chu kỳ kinh doanh, nhưng không có tác động trong dài hạn
1.3.2 Ảnh hưởng của phát triển tài chính đến phát triển môi trường bền vững
PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á
Khu vực nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, các quốc gia châu Á được lựa chọn trong mẫu nghiên cứu là các quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Châu Á gồm nhiều khu vực có đặc điểm khác nhau, vì vậy nhóm nghiên cứu lựa chọn nghiên cứu các quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương như vậy để đảm bảo các quốc gia trong mẫu nghiên cứu có các đặc điểm tương đồng và phù hợp với cách phân chia khu vực của các tổ chức quốc tế như World Bank hay IMF Việc sử dụng thuật ngữ các quốc gia châu Á trong đề tài có thể hiểu là các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một trong những khu vực phát triển nhanh và năng động nhất trên thế giới Trong hai thập kỷ qua, hầu hết các nước trong khu vực đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, qua đó đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi nghèo đói và biến đổi nền kinh tế trên toàn khu vực Nhiều nước Châu Á và Thái Bình Dương đã trở thành những nước có thu nhập trung bình cao hơn và đặt mục tiêu đạt được mức thu nhập cao trong khoảng thời gian ngắn đến trung hạn sắp tới Khoảng 7 triệu người trong khu vực dự kiến sẽ thoát khỏi đói nghèo giữa năm 2022 và
2023 ở ngưỡng nghèo đói thu nhập trung bình thấp (3,65 đô la Mỹ/ngày, theo PPP 2017), trong khi 37 triệu người dự đoán sẽ thoát nghèo ở ngưỡng nghèo đói thu nhập trung bình cao (6,85 đô la Hoa Kỳ/ngày, 2017 PPP)
Hầu hết các nền kinh tế trong khu vực đã hồi phục sau một loạt các cú sốc kể từ năm 2020, và GDP của các nước lớn, bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia và Philippines đã vượt mức trước đại dịch Đồng thời, sự phục hồi đã không đồng đều trên toàn khu vực, và một số quốc gia đảo Thái Bình Dương, bao gồm Palau, Samoa và Quần đảo Solomon, vẫn thấp hơn mức GDP trước đại dịch
Sự phục hồi cũng không đồng đều giữa các lĩnh vực của nền kinh tế Công nghệ thông tin và truyền thông và tài chính đã trải qua sự tăng trưởng tương đối mạnh mẽ, và lĩnh vực dịch vụ đã hồi phục sau khi mở cửa kinh tế tại một số nền kinh tế của khu vực Tuy nhiên, sản lượng trong lĩnh vực giao thông vận tải, chỗ ở và phục vụ khách sạn ở một số nước, và xây dựng và bất động sản ở những nước khác, vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức trước đại dịch Tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển ở Châu Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ vẫn mạnh ở mức 5% vào năm 2023, nhưng dự đoán sẽ giảm nhẹ trong nửa cuối năm và giảm xuống còn 4,5% vào năm 2024 Mặc dù vậy, tăng trưởng khu vực trong năm nay cao hơn mức tăng trưởng trung bình dự kiến cho tất cả
32 các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển khác Hiệu quả hoạt động kinh tế trong khu vực đang được định hình bởi các yếu tố bên ngoài, bao gồm sự chậm lại của tăng trưởng toàn cầu, điều kiện tài chính căng thẳng, và các chính sách thương mại và công nghiệp của đối tác thương mại, và bởi những yếu tố trong nước bao gồm nợ công và nợ tư nhân cao và quan điểm chính sách vĩ mô chặt chẽ hơn
Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, nhưng việc phát triển bền vững của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, vẫn phải đối mặt với những thách thức Sự đô thị hoá nhanh chóng và nhu cầu kinh doanh đang thúc đẩy nhu cầu đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng giao thông và công nghệ, giảm và quản lý ô nhiễm môi trường Với sự già hóa dân số, tăng bệnh mãn tính không lây nhiệm, và tăng chi tiêu y tế, nhu cầu của người dân về chăm sóc sức khoẻ đang thay đổi về yêu cầu của chăm sóc y tế toàn diện bao gồm phòng ngừa và để điều trị và chăm sóc liên tục với chi phí phải chăng Việc đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng với mức giá hợp lý và mà không làm tăng đáng kể lượng khí nhà kính (GHG) của các nước Châu Á - Thái Bình Dương cũng là một vấn đề lớn mà khu vực phải đối mặt Mặt khác, khu vực này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu toàn cầu về giảm lượng khí thải carbon và khí metan Giảm các tác động tiêu cực của rủi ro khí hậu là rất quan trọng đối với một khu vực bao gồm 13 trong số 30 quốc gia dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhất thế giới Các nước Châu Á - Thái Bình Dương cũng hứng chị chịu 70% thảm hoạ thiên nhiên trên thế giới, ảnh hưởng đến hơn 1,6 tỷ người trong khu vực kể từ năm 2000.
Thực trạng phát triển tài chính tại các quốc gia Châu Á
Thực trạng khái quát tại phần 2.1 đã buộc các nước trong khu vực phải chuyển từ mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu hiện nay sang mô hình mới tập trung vào tiêu dùng nội địa Tầng lớp trung lưu sôi động và đang phát triển của khu vực có thể là xương sống của mô hình mới này Ước tính cho thấy đến năm 2030, 2/3 tầng lớp trung lưu trên thế giới sẽ ở Châu Á Ngoài ra, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu trong khu vực đòi hỏi cơ sở hạ tầng trong cộng đồng đô thị phải được cải thiện, bao gồm các tiện ích và sự liên kết giữa các địa điểm sản xuất và trung tâm tiêu dùng nội địa Về mặt này, các nước trong khu vực phải đối mặt với nhu cầu rất lớn về phát triển cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, mặc dù khu vực này có nguồn tiết kiệm nội địa dồi dào có thể được sử dụng để tài trợ cho những nhu cầu cơ sở hạ tầng này, nhưng thật trớ trêu là khu vực này lại phụ thuộc quá mức vào dòng vốn ngắn hạn, kém ổn định để phát triển
Do đó, cần có một khu vực tài chính lành mạnh và năng động để giúp quá trình chuyển đổi này diễn ra suôn sẻ và huy động nguồn vốn lớn để tài trợ cho các nhu cầu cơ sở hạ tầng lớn Một khu vực tài chính phát triển tốt sẽ làm giảm sự biến động của nền
33 kinh tế bằng cách cung cấp nhiều công cụ và thông tin khác nhau để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp đối phó với những cú sốc bất lợi thông qua việc điều hòa tiêu dùng và đầu tư Tuy nhiên, các hệ thống tài chính trong khu vực không phù hợp để tạo điều kiện cho sự chuyển đổi này cũng như để huy động nguồn vốn lớn
Khu vực tài chính các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bị chi phối bởi hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng Kỳ hạn ngắn của nguồn vốn huy động đã hạn chế khả năng tài trợ của ngân hàng cho các khoản đầu tư dài hạn như cho vay mua nhà và đầu tư cơ sở hạ tầng Hệ thống tài chính tập trung vào ngân hàng cũng dẫn đến khoảng cách lớn giữa cung và cầu trong việc cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), vốn là xương sống của nền kinh tế quốc gia do khả năng tạo việc làm, đổi mới, và gia tăng sự cạnh tranh Sự chiếm ưu thế của hệ thống ngân hàng phải đánh đổi bằng thị trường trái phiếu và vốn cổ phần kém phát triển ở hầu hết các quốc gia trong khu vực Thị trường cổ phiếu và trái phiếu kém phát triển ngăn cản các nhà đầu tư tổ chức hỗ trợ phát triển chiều sâu thị trường tài chính, bao gồm việc cải thiện hiệu quả và tính thanh khoản của thị trường Do đó, khu vực này tồn tại khoảng cách cung-cầu giữa nguồn vốn (ngân hàng, vốn cổ phần và trái phiếu doanh nghiệp) và đầu tư (tiền gửi tài chính, quỹ tương hỗ, lương hưu và bảo hiểm) dẫn đến chi phí vốn tăng và phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài để tài trợ cho nhu cầu vốn của địa phương Do đó, việc đa dạng hóa các phương thức tài trợ ngoài nguồn vốn ngân hàng thông thường sẽ tốt hơn để phục vụ các nhu cầu tài chính Trong bối cảnh đó, các nền kinh tế phải tiếp tục nỗ lực phát triển thị trường tài chính Những nỗ lực này phải được thực hiện theo nhiều khía cạnh, bao gồm chiều sâu, khả năng tiếp cận và hiệu quả
Trên cơ sở một bộ chỉ số tổng quát (FD Index) được IMF xây dựng cho việc đo lường phát triển tài chính gồm 09 chỉ số khái quát về ba khía cạnh của các trung gian tài chính (FI) và thị trường tài chính (FM) là độ sâu, khả năng tiếp cận và tính hiệu quả, nhóm nghiên cứu đã đánh giá khái quát thực trạng phát triển tài chính các quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, chỉ số phát triển tài chính có sự gia tăng từ mức 0.29% đến 0.33% trong giai đoạn năm 2000
- 2006 Chỉ số này có sự biến động đáng kể từ năm 2007 đến 2008 là khoảng thời gian khủng hoàng tài chính toàn cầu xảy ra Sau đó, chỉ số phát triển tài chính có xu hướng đi lên cho tới năm 2019, trước khi có sự điều chỉnh trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra bởi dịch COVID-19
Hình 2.1: Chỉ số phát triển tài chính
Hình 2.2: Chỉ số phát triển tổ chức tài chính và các chỉ số thành phần
Nguồn: Internation Monetary Fund (2024) Chỉ số phát triển tổ chức tài chính và các chỉ số thành phần đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2021 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Trong các chỉ số thành phần, chỉ số tiếp cận tổ chức tài chính là được cải thiện rõ rệt nhất trong suốt giai đoạn Theo số liệu tính toán của IMF trong giai đoạn 2000-2021 thì chỉ số phát triển thị trường tài chính có xu hướng biến động mạnh mẽ vào các năm 2007-2008, là năm khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra Trong các chỉ số thành phần, chỉ số độ sâu thị trường tài chính
Tổ chức tài chính Độ sâu tổ chức tài chínhHiệu quả của tổ chức tài chính Tiếp cận tổ chức tài chính
35 có xu hướng đi lên tương đối ổn định trong cả giai đoạn Bên cạnh đó, chỉ số hiệu quả của thị trường lại có sự biến động tương đối mạnh, ghi nhận sự đi xuống kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008
Hình 2.3: Chỉ số phát triển thị trường tài chính và các chỉ số thành phần
Thực trạng phát triển bền vững tại các quốc gia Châu Á
Nội dung này của báo cáo sẽ đánh giá tình hình phát triển bền vững của khu vực châu Á – Thái Bình Dương theo các mục tiêu phát triển bền vững SDGs
Hình 2.4: Tỷ lệ người nghèo có thu nhập dưới 2.15 USD/ngày (% dân số)
Tiếp cận thị trường tài chính Độ sâu thị trường tài chính Thị trường tài chính hiệu quả Thị trường tài chính
Tỷ lệ người nghèo có mức thu nhập dưới 2.15 USD/ngày (theo sức mua PPP
2017) tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã giảm mạnh trong 22 năm qua, từ mức 40% năm 2000 xuống 2% năm 2021 Qua đó cho thấy các nước ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang nỗ lực phát triển toàn diện để có thể xóa bỏ tình trạng nghèo trong toàn khu vực
Mục tiêu 2 Không còn nạn đói
Hình 2.5: Tỷ lệ suy dinh dưỡng (%) Hình 2.6: Tỷ lệ mất an ninh lương thực nghiêm trọng trong người dân (%)
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hiện ở mức dưới 2,5%, có xu hướng giảm từ năm 2001 đến năm 2021 và duy trì ở mức ổn định là 3% từ năm 2019 Bên cạnh đó, tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, đo lường bằng có ít nhất một người lớn trong hộ gia đình cho biết đôi khi trong năm đã phải đối mặt với một số trải nghiệm nghiêm trọng như bị buộc phải giảm số lượng thực phẩm, bỏ bữa, đói, hoặc phải nhịn ăn cả ngày vì thiếu tiền hoặc các nguồn lực khác, có xu hướng biến động ở trong khoảng 1.7% Điều đó cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến bảo đảm an ninh lương thực còn có nhiều cải thiện trong 20 năm qua trong khu vực
Mục tiêu 3 Sức khỏe và có cuộc sống tốt
Hình 2.7: Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ
Hình 2.8: Tỉ lệ tử vong ở trẻ em
Nguồn: World Bank (2024) Nguồn: World Bank (2024)
Tỷ lệ tử vong ở bà mẹ do nguyên nhân liên quan đến thai kỳ khi đang mang thai hoặc trong vòng 42 ngày sau khi chấm dứt thai kỳ trên 100.000 ca sinh sống trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có xu hướng giảm đáng kể trong 21 năm vừa qua Ở đầu giai đoạn số ca tử vong bà mẹ là 120 và có xu hướng giảm xuống dưới 74 vào năm
2020 Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có xu hướng giảm từ khoảng 4% xuống 1.5% trong giai đoạn 2000-2021, tỷ lệ tử vong bé nam cao hơn bé gái (1.6% so với 1.3%)
Mục tiêu 4: Giáo dục có chất lượng
Hình 2.9: Tỷ lệ nhập học, tiểu học và trung học của số trẻ em nữ so với trẻ em nam
Hình 2.10: Tỷ lệ hoàn thành bậc trung học cơ sở (% so với nhóm tuổi liên quan)
Nguồn: World Bank (2024) Nguồn: World Bank (2024)
Trẻ dưới 5 tuổi Bé gái dưới 5 tuổi
Tổng số Nữ giới Nam giới
Hình 2.11: Tỷ lệ biết chữ (% dân số trong độ tuổi 15-24)
Nguồn: World Bank (2024) Chỉ số cân bằng giới tính cho tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học và trung học (là tỷ lệ nữ học sinh so với nam học sinh theo học ở các trường công lập và tư thục) trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có xu hướng tăng lên trong cả giai đoạn, cho thấy bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục được cải thiện và hiện nay trẻ em nữ được đi học nhiều hơn Tỷ lệ hoàn thành bậc trung học của cả nam và nữ ở các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương có xu hướng tăng trong khoảng 11 năm đầu tiên từ mức 73% lên gần 96% Tuy nhiên, vào giai đoạn từ 2012 - 2015 thì giảm xuống 85% và sau đó tiếp tục tăng đến 95% vào năm 2022 Tỷ lệ phần trăm số người trong độ tuổi 15-24 có thể đọc và viết và hiểu một câu nói ngắn gọn, đơn giản về cuộc sống hàng ngày của họ ở mức trung bình là 99%
Mục tiêu 5: Bình đẳng giới
Hình 2.12: Tỷ lệ chức vụ do phụ nữ nắm giữ trong quốc hội (%)
Hình 2.13: Tỷ lệ doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ
Nguồn: World Bank (2024) Nguồn: World Bank (2024)
Nhìn chung, tỷ lệ chức vụ do phụ nữ nắm giữ trong quốc hội ở các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có xu hướng tăng trong 21 năm vừa qua, với mức trung bình năm 2022 là 22% Điều đó cho thấy tuy vấn đề bình đẳng giới được cải thiện nhưng tỷ lệ nam giới nắm những chức vụ quan trọng vẫn nhiều hơn nữ giới đáng kể Tỷ lệ doanh nghiệp có phụ nữ làm chủ trong toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện đang ở mức 34%
Mục tiêu 6: Nước sạch và vệ sinh
Hình 2.14: Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ vệ sinh và nước uống (% dân số)
Tỷ lệ người dân sử dụng ít nhất các dịch vụ nước cơ bản và dịch vụ nước an toàn, dịch vụ vệ sinh cơ bản và dịch vụ vệ sinh an toàn đều có xu hướng tăng từ năm 2001 đến năm 2021 lần lượt là 97%, 78%, 94% và 63% Về cơ bản người dân đã có thể tiếp cận dịch vụ vệ sinh và nước sạch cơ bản (94% và 97%), tuy nhiên tỷ lệ người dân có thể sử dụng các dịch vụ này an toàn và đảm bảo còn thấp (63% và 78%)
Dịch vụ nước uống cơ bản Dịch vụ vệ sinh Dịch vụ vệ sinh cơ bản Dịch vụ nước uống
Mục tiêu 7: Năng lượng sạch với giá thành hợp lý
Hình 2.15: Tỷ lệ tiếp cận điện, nhiên liệu sạch để nấu ăn (% dân số) và tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo (% tổng năng lượng tiêu thụ)
Hình 2.16: Tỷ lệ tiếp cận điện ở thành phố và nông thôn (%)
Nguồn: World Bank (2024) Nguồn: World Bank (2024)
Tỷ lệ tiếp cận điện, nhiên liệu và công nghệ sạch để nấu ăn ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng tăng lên lần lượt là từ 92% lên 100% và từ 40% lên 82% trong giai đoạn 2000 đến 2020 Tổng tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tái tạo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có xu hướng giảm từ 22% xuống 18% Trong khi tỷ lệ sử dụng điện ở nông thôn có xu hướng cải thiện rõ rệt từ 87% lên 98% thì tỷ lệ này ở thành thị lại duy trì ở mức ổn định là từ 98%-100%
Mục tiêu 8: Công việc tốt và tăng trưởng kinh tế
Hình 2.17: GDP bình quân đầu người có việc làm tính theo ngang giá sức mua PPP 2017 (ngàn USD)
Hình 2.18: Tăng trưởng GDP và tăng trưởng GDP bình quân đầu người (%)
Nguồn: World Bank (2024) Nguồn: World Bank (2024)
Cấp điện Nhiên liệu công nghệ sạch Tiêu thụ năng lượng tái tạo
Tốc độ tăng trưởng GDPTăng trưởng GDP bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người có việc làm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng tăng khá bền vững từ 14 ngàn USD năm 2000 đến 36 ngàn USD năm 2021 Tăng trưởng GDP và tăng trưởng GDG bình quân đầu người ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng biến động khá rõ ràng trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2009 và giai đoạn khủng hoảng COVID-19 năm 2020
Mục tiêu 9: Công nghiệp, sáng tạo và phát triển hạ tầng
Hình 2.19: Lượng khí thải CO2
Hình 2.20: Giá trị gia tăng sản xuất và chi phí nghiên cứu phát triển
Nguồn: World Bank (2024) Nguồn: World Bank (2024)
Lượng khí thải carbon dioxide là lượng khí thải bắt nguồn từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và sản xuất xi măng Chúng bao gồm carbon dioxide được tạo ra trong quá trình tiêu thụ nhiên liệu rắn, lỏng, khí và đốt khí đốt Lượng khí thài CO2 ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có xu hướng tăng từ 3 tấn/ người lên đến 6 tấn/ người trong giai đoạn 2000-2020 Tuy nhiên trong khoảng từ năm 2011-2020 thì tỷ lệ này đang duy trì ở mức tương đối ổn định, không tăng mạnh như giai đoạn trước đó Giá trị gia tăng là sản lượng ròng của một ngành sau khi cộng tất cả các đầu ra và trừ đi các đầu vào trung gian Giá trị gia tăng sản xuất được duy trì ổn định ở tỷ lệ 24% của GDP trong khi đó chi phí cho nghiên cứu phát triển của khu vực ở mức 2.7% GDP và có sự cải thiện mạnh mẽ từ 2015 đến 2021
Giá trị gia tăng sản xuấtChi phí nghiên cứu phát triển
Mục tiêu 11: Các thành phố và cộng đồng bền vững
Hình 2.21: Tăng trưởng dân số đô thị
Hình 2.22: Mức độ không khí PM 2.5 và chỉ số dân tiếp xúc vượt quá mức của WHO (%)
Nguồn: World Bank (2024) Nguồn: World Bank (2024)
Tăng trưởng dân số đô thị ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đạt đỉnh vào năm
2002 (3.4%) và có xu hướng giảm từ năm 2002 đến 2021, xuống mức 1.5% vào năm
2021 Các quốc gia đã có biện pháp kiểm soát gia tăng dân số đô thị để giảm áp lực lên cơ sơ hạ tầng Trung bình mức độ không khí PM 2.5 là tỷ lệ dân số tiếp xúc vượt quá mức của WHO đề ra Tỷ lệ này có sự cải thiện trong giai đoạn tuy nhiên vẫn ở mức rất cao là gầ 97% Qua đó cho thấy các nước ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang cực kì báo động khi mức độ ô nhiễm không khí đang ở mức nguy hiểm
Mục tiêu 12: Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm
Hình 2.23: Mức tiết kiệm ròng đã điều chỉnh, không bao gồm thiệt hại do phát thải hạt (% GNI)
Hình 2.24: Tổng tiền thuê tài nguyên thiên nhiên (% GDP)
Nguồn: World Bank (2024) Nguồn: World Bank (2024)
Tiết kiệm ròng được điều chỉnh bằng tiết kiệm ròng quốc gia cộng với chi tiêu giáo dục và trừ đi sự cạn kiệt năng lượng, cạn kiệt khoáng sản, cạn kiệt rừng và carbon Mức độ tiết kiệm ròng đã điều chỉnh ở khu vực Châu Á có xu hướng biến động trong khoảng 12 đến 16% từ năm 2000 đến 2021 Qua đó cho thấy các nước ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương chưa thực sự nỗ lực và có thể duy trì nền kinh tế ở mức ổn định để phát triển toàn diện Tổng tiền thuê tiền nguyên thiên nhiên đối với khu vực Châu Á có xu hướng biến động mạnh trong khoảng 2000-2021, giảm mạnh từ 2008 đến 2016 sau đó đang có xu hướng tăng trở lại gần đây
Mục tiêu 13: Hành động và khí hậu
Hình 2.25: Tổng lượng phát thải khí nhà kính (kt CO2 tương đương)
Tổng lượng phát thải khí nhà kính tính bằng kt CO2 tương đương bao gồm tổng lượng CO2 không bao gồm đốt sinh khối chu kỳ ngắn (như đốt chất thải nông nghiệp và đốt thảo nguyên) nhưng bao gồm cả việc đốt sinh khối khác (như cháy rừng, phân hủy sau đốt, cháy than bùn và phân hủy đất than bùn thoát nước), tất cả các nguồn CH4 do con người tạo ra, nguồn N2O và khí F (HFC, PFC và SF6) Nhìn chung, tổng lượng phát thải khí nhà kính có xu hướng tăng từ năm 2000-2020 từ 8,683,082 lên 18,193,344 lượng kt CO2
Mục tiêu 14: Tài nguyên và môi trường biển
Hình 2.26: Khu bảo tồn biển
Hình 2.27: Tổng sản lượng thủy sản, sản lượng nuôi trồng thủy sản và sản lượng thủy sản đánh bắt (tấn)
Nguồn: World Bank (2024) Nguồn: World Bank (2024)
Các khu bảo tồn biển là các khu vực có địa hình ngập triều hoặc cận triều - và vùng nước phía trên cùng hệ động thực vật liên quan cũng như các đặc điểm lịch sử và văn hóa - đã được luật pháp hoặc các biện pháp hữu hiệu khác bảo vệ để bảo vệ một phần hoặc toàn bộ môi trường khép kín Khu bảo tồn biển ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương từ năm 2000-2021 duy trì ở mức ổn định khoảng 16.9% và tăng nhẹ đến 18.3% diện tích lãnh hải vào năm 2021 Qua đó cho thấy các nước ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đã chú ý nhiều hơn về vấn đề bảo tồn thiên nhiên để duy trì phát triển bền vững khu vực Trong khi đó, sản lượng thủy sản và sản lượng nuôi trồng thủy sản thì tăng thì sản lượng thủy sản đánh bắt lại giảm đáng kể trong cả giai đoạn Do lượng thủy sản trong tự nhiên ngày càng suy giảm nên các quốc gia có xu hướng đẩy mạnh nuôi trồng và cũng để bảo vệ môi trường biển
Sản lượng thủy sảnSản lượng nuôi trồng thủy sảnSản lượng thủy sản đánh bắt
Mục tiêu 15: Tài nguyên và môi trường trên đất liền
Hình 2.29: Các khu bảo tồn trên cạn và biển (% tổng diện tích lãnh thổ)
Nguồn: World Bank (2024) Nguồn: World Bank (2024)
Đánh giá thực trạng phát triển tài chính và thực trạng phát triển bền vững tại các quốc gia Châu Á
2.4.1 Đánh giá thực trạng phát triển tài chính tại các quốc gia Châu Á a Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, chỉ số phát triển tài chính có sự gia tăng từ mức 0.29% đến 0.33% trong giai đoạn năm 2000 - 2006 Chỉ số này có sự biến động đáng kể từ năm 2007 đến 2008 là khoảng thời gian khủng hoàng tài chính toàn cầu xảy ra Sau đó, chỉ số phát triển tài chính có xu hướng đi lên cho tới năm 2019, trước khi có sự điều chỉnh trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu gây ra bởi dịch COVID-19 Điều này cho thấy sự phát triển tài chính tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đang ngày càng được hoàn thiện hơn
Thứ hai, chỉ số phát triển tổ chức tài chính và các chỉ số thành phần đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2021 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Trong các chỉ số thành phần, chỉ số tiếp cận tổ chức tài chính là được cải thiện rõ rệt nhất trong suốt giai đoạn Chỉ số này cho thấy khả năng tiếp cận (khả năng của cá nhân và công ty tiếp cận với các dịch vụ tài chính) ngày càng được cải thiện Nếu hệ thống tài chính không thể tiếp cận được với một tỷ lệ lớn dân số và doanh nghiệp, hệ thống này không thể được coi là một hệ thống tài chính phát triển
Thứ ba, chỉ số độ sâu thị trường tài chính có xu hướng đi lên tương đối ổn định trong cả giai đoạn 2000-2021 Điều này cho thấy quy mô và tính thanh khoản của các thị trường đang phát triển ở mức ổn định b Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, khu vực tài chính các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương bị chi phối bởi hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng Do vậy, khả năng tài trợ ngân hàng cho các khoản đầu tư dài hạn như cho vay mua nhà và đầu tư cơ sở hạ tầng bị hạn chế
Thứ hai, hệ thống tài chính tại các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương tập trung vào ngân hàng, dẫn đến khoảng cách lớn giữa cung và cầu trong việc cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), vốn là xương sống của nền kinh tế quốc gia do khả năng tạo việc làm, đổi mới, và gia tăng sự cạnh tranh
Thứ ba, thị trường trái phiếu và vốn cổ phần kém phát triển ở hầu hết các quốc gia trong khu vực Thị trường cổ phiếu và trái phiếu kém phát triển ngăn cản các nhà đầu tư tổ chức hỗ trợ phát triển chiều sâu thị trường tài chính, bao gồm việc cải thiện
47 hiệu quả và tính thanh khoản của thị trường Do đó, khu vực này tồn tại khoảng cách cung-cầu giữa nguồn vốn (ngân hàng, vốn cổ phần và trái phiếu doanh nghiệp) và đầu tư (tiền gửi tài chính, quỹ tương hỗ, lương hưu và bảo hiểm) dẫn đến chi phí vốn tăng và phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài để tài trợ cho nhu cầu vốn của địa phương
Như vậy, các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương cần tích cực đa dạng hóa các phương thức tài trợ ngoài nguồn vốn ngân hàng nhằm phục vụ tốt các nhu cầu tài chính Trong bối cảnh đó, các nền kinh tế phải tiếp tục nỗ lực phát triển thị trường tài chính Những nỗ lực này phải được thực hiện theo nhiều khía cạnh, bao gồm chiều sâu, khả năng tiếp cận và hiệu quả
2.4.2 Đánh giá thực trạng phát triển bền vững tại các quốc gia Châu Á a Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đang dần chú trọng và đầu tư vào sự phát triển bền vững Về mặt nhận thức, phát triển bền vững được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu trong các chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn Theo đó, các mục tiêu phát triển bền vững đã được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chương trình phát triển của các quốc gia tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Thứ hai, các chỉ tiêu đo lường mục tiêu phát triển bền vững cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong giai đoạn 2000-2020 Từ 17 mục tiêu chung phát triển bền vững, các mục tiêu cụ thể và hệ thống chỉ tiêu thống kê để đánh giá, theo dõi và giám sát phát triển bền vững được xây dựng Một số mục tiêu phát triển bền vững mà các quốc gia Châu Á đều đang đạt được tiến bộ, bao gồm xoá đói nghèo (SDG 1), sức khỏe và hạnh phúc (SDG
3), giáo dục chất lượng (SDG 4), năng lượng sạch và giá cả phải chăng (SDG 7), giảm bất bình đẳng (SDG 10) và quan hệ đối tác để đạt được các mục tiêu (SDG 17)
Thứ ba, quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện Sự phát triển của công nghệ khoa học và đổi mới sáng tạo ngày càng gắn kết chặt chẽ và tác động đến phát triển kinh tế-xã hội và phát triển bền vững trên nhiều mặt, góp phần phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp thâm dụng tri thức Trong đó, công nghệ là nhân tố quan trọng trong tăng trưởng năng suất
Thứ tư, việc triển khai các mục tiêu/cam kết toàn cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục được đẩy mạnh và chú trọng b Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương đang không đạt tiến độ trong hơn một nửa số SDGs, đặc biệt với các vấn đề về cung cấp nước sạch và vệ sinh (SDG
6), đảm bảo tăng trưởng kinh tế và công việc tốt (SDG 8), hay hỗ trợ tiêu thụ và sản xuất bền vững (SDG 12) Theo báo cáo của Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ về châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP), với quỹ đạo hiện tại, châu Á - Thái Bình Dương sẽ không đạt được bất kỳ mục tiêu nào trong số 17 SDGs vào năm 2030 như đã đề ra
DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu xem xét tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á, từ đó đề xuất khuyến nghị chính sách về phát triển tài chính hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Nhóm nghiên cứu thực hiện quy trình sau:
- Bước 1: Trình bày cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững
- Bước 2: Trên cơ sở các nghiên cứu đi trước, nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu vĩ mô của các quốc gia Châu Á trong giai đoạn từ 2000-2022, xem xét tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á
- Bước 3: Đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á
- Bước 4: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với hiệu ứng cố định (Linear regression with multiple fixed effects) kết hợp với phương pháp phân cụm kép (twoway clustering) nhằm nghiên cứu tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á
- Bước 5: Kiểm tra tính vững của mô hình bằng các biến thay thế khác nhau
- Bước 6: Thực hiện tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á
- Bước 7: Tiến hành hồi quy phân vị nhằm đánh giá tác động của phát triển tài chính tới các phân vị khác nhau của phát triển bền vững
- Bước 8: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đưa một số khuyến nghị chính sách về phát triển tài chính hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu vĩ mô theo năm của 16 quốc gia Châu Á trong giai đoạn từ 2000 – 2022 Bộ dữ liệu được thu thập từ các bộ cơ sở dữ liệu vĩ mô uy tín lớn trên thế giới như International Financial Statistics (IFS) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, World Development Indicators (WDI) của Ngân hàng Thế giới Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 14 để thực hiện phân tích định lượng tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á
Bảng 3.1: Danh sách các biến trong nghiên cứu
Tên biến Viết tắt và dấu kỳ vọng
Chỉ số phát triển bền vững SDG SDG Report
Chỉ số phát triển tài chính FinDI (+) IMF
Chỉ số định chế tài chính FinII (+) IMF
Chỉ số thị trường tài chính FinMI (+) IMF
Tăng trưởng GDP (%) GDP (-) WDI
Tỷ lệ nhập học trung học (%) Human (+) WDI
Chi phí nghiên cứu và phát triển (%GDP) R&D (+) WDI
Chi tiêu Chính phủ (% GDP) Government (+) WdI
Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành phân tích định lượng tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á, nhóm nghiên cứu đề xuất phương trình như sau:
SDG i, là SDG index của quốc gia thứ i tại thời điểm t
FinDI i,t là điểm số phát triển tài chính của quốc gia thứ i tại thời điểm t
Human i,t là tỷ lệ nhập học trung học của quốc gia thứ i tại thời điểm t (%)
GDP i,t là tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của quốc gia thứ i tại thời điểm t (%)
RD i,t là Chi phí nghiên cứu và phát triển của quốc gia thứ i tại thời điểm t
Government i,t là chi tiêu chính phủ của quốc gia thứ i tại thời điểm t (% GDP) u i là Sai số ngẫu nhiên ε it là Phần dư
Trước khi tiến hành hồi quy, nghiên cứu tiến hành kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập Một trong các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là các biến giải thích (biến độc lập) phải độc lập với nhau Nếu các biến độc lập trong một mô hình hồi quy đa biến có mối liên hệ cao, tương quan lớn thì sẽ xảy ra vấn đề đa cộng tuyến Đa cộng tuyến làm cho các hệ số hồi quy có sai số chuẩn tương đối lớn so với giá trị của các hệ số Thậm chí, trong một vài trường hợp, mặc dù các hệ số hồi quy không mang ý nghĩa thống kê nhưng đa cộng tuyến làm cho độ tương thích của mô hình (R2) vẫn ở mức rất cao Để kiểm tra đa cộng tuyến, tác giả sử dụng ma trận tương quan (correlation matrix) Theo quy ước thông thường được chấp nhận, nếu sự tương quan giữa hai biến độc lập lớn hơn 0.8 thì xem như mô hình hồi quy gặp phải vấn đề đa cộng tuyến Có một vài cách có thể được sử dụng để xử lý vấn đề đa cộng tuyến Thứ nhất, ta có thể loại bỏ các biến cộng tuyến với nhau ra khỏi mô hình Một cách khác là biến đổi các biến tương quan cao thành dạng tỷ số hoặc tăng độ lớn mẫu thống kê Cách cuối cùng là không thay đổi gì cả nếu mỗi hệ số đều có độ lớn và dấu phù hợp Bên cạnh đó, để đảm bảo các giá trị ngoại lai (outliner) không ảnh hưởng đến ước tính của nghiên cứu, chúng tôi loại bỏ (winsorize) các giá trị ở phân vị thứ 1 và thứ 99 của tất cả các biến số
Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với hiệu ứng cố định (Linear regression with multiple fixed effects) kết hợp với phương pháp phân cụm kép (twoway clustering) nhằm nghiên cứu tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á Việc đưa hiệu ứng cố định của các quốc gia vào phương trình sẽ giúp mô hình hồi quy trở nên hiệu quả hơn do sự phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á có thể được giải thích bằng các đặc điểm của quốc gia đó mà không thể quan sát được nhưng không thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như văn hóa quốc gia hay thể chế chính trị Trong khi đó, phương pháp phân cụm kép (twoway clustering) theo quốc gia và năm nhằm giảm thiểu tác động tiềm ẩn của phương sai thay đổi và tự tương quan trong dữ liệu bảng (Peterson, 2008)
Nhằm kiểm định tính vững của mô hình, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập thay thế cho biến Chỉ số phát triển tài chính (FinDI) là biến Chỉ số định chế tài chính (FinII) và biến Chỉ số thị trường tài chính (FinMI) Bên cạnh đó, mặc dù hiện tượng nội
53 sinh thường xuyên xảy ra trong dữ liệu bảng, tuy nhiê, với mẫu nghiên cứu có 16 quốc gia (n) trong 22 năm (t) (n < t) nên việc sử dụng mô hình GMM hay biến công cụ để xử lý vấn đề nội sinh là không hiệu quả Tuy nhiên, các phương pháp kiểm tra tính vững của mô hình như phương pháp Prais- Winsten và phương pháp Newey-West đã phần nào củng cố tính vững chắc của kết quả nghiên cứu
Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á, bao gồm các nội dung về: (i) Thiết kế nghiên cứu; (ii) Dữ liệu nghiên cứu; và (iii) Phương pháp kiểm định tác động phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á
Theo đó, dữ liệu nghiên cứu được sử dụng là dữ liệu vĩ mô theo năm của 16 quốc gia Châu Á trong giai đoạn từ 2000 – 2022 Bộ dữ liệu được thu thập từ các bộ cơ sở dữ liệu vĩ mô uy tín lớn trên thế giới như International Financial Statistics (IFS) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, World Development Indicators (WDI) của Ngân hàng Thế giới
Về mô hình hồi quy, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với hiệu ứng cố định (Linear regression with multiple fixed effects) kết hợp với phương pháp phân cụm kép (twoway clustering) nhằm nghiên cứu tác động của phát triển tài chính tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn thực hiện các kiểm định kinh tế lượng khác nhau nhằm kiểm tra tính vững của mô hình nghiên cứu
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI CÁC QUỐC GIA CHÂU Á
Thống kê mô tả
Bảng 4.1: Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu
Biến số Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Bảng 4.1 thể hiện thống kê mô tả của bộ dữ liệu nghiên cứu Theo đó, chỉ số phát triển bền vững (SDG) của các quốc gia Châu Á trong giai đoạn 2000 – 2022 đạt giá trị trung bình là 66.314 với độ lệch chuẩn là 7.213 Giá trị nhỏ nhất đạt 49.361 và giá trị lớn nhất đạt 78.804 thể hiện có độ chênh lệch lớn về mức độ phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á
Chỉ số phát triển tài chính (FinDI) của các các quốc gia Châu Á trong giai đoạn
2000 – 2022 trung bình là 0.478 và dao động trong khoảng từ 0.071 tới 0.950 với độ lệch chuẩn là 0.264 Điều này cũng thể hiện rằng có sự khác biệt rõ rệt về mức độ phát triển tài chính giữa các quốc gia Châu Á trong khoảng thời gian trên Trong khi một số quốc gia có mức độ phát triển tài chính rất cao như Australia, Nhật Bản thì một số quốc gia khác lại có mức độ phát triển tài chính ở mức rất thấp như Lào, Campuchia, Myanmar
Tương tự, chỉ số định chế tài chính (FinII) và chỉ số thị trường tài chính (FinMI) cũng có sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia Châu Á trong giai đoạn nghiên cứu Trong khi Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc là những quốc gia dẫn đầu Châu Á về chỉ số định
56 chế tài chính và chỉ số thị trường tài chính, phản ánh mức độ phát triển cao về thị trường và định chế tài chính thì các quốc gia Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Myanmar lại luôn ở mức thấp nhất ở các chỉ số này
Tỷ lệ nhập học trung học (Humnan) trung bình của các quốc gia Châu Á trong giai đoạn nghiên cứu là 85.127%, dao động trong khoảng 24.696 tới 153.576
Chỉ số tăng trưởng kinh tế (GDP) có giá trị trung bình đạt 4.748%, với độ lệch chuẩn bằng 3.642 Giá trị nhỏ nhất là -6.067 của Thái Lan năm 2020 và cao nhất là 13.844% của Myanmar năm 2003 Đối với tỷ lệ chi phí nghiên cứu và phát triển trên tổng sản phẩm quốc nội, các quốc gia Châu Á trong mẫu nghiên cứu chi tiêu trung bình 1.452% GDP cho hoạt động nghiên cứu và phát triển Trong đó, quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho hoạt động này là Hàn Quốc, trong khi quốc gia ít chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển nhất là Brunei
Chi tiêu chính phủ của các quốc gia Châu Á trong mẫu nghiên cứu cũng có sự khác biệt với giá trị trung bình đạt 13.791%, và dao động trong khoảng từ 4.807% tới 26.223%
Bảng 4.2: Ma trận tương quan
FinDI FinII FinMI Human GDP RD Government
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Bảng 3.2 trình bày kết quả ma trận tương quan giữa các biến độc lập Kết quả cho thấy hệ số tương quan của các biến độc lập đều thấp hơn 80% nên các biến độc lập có hệ số tương quan thấp (không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến) và phù hợp với hồi quy (Judge và cộng sự, 1985; Hair và cộng sự, 2006)
Kết quả nghiên cứu chính
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy chính của nghiên cứu
Biến số Mô hình cơ sở
Note: Bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy về tác động của phát triển tài chính (FinDI) tới phát triển bền vững (SDG) của các quốc gia Châu Á Dữ liệu nghiên cứu đã loại bỏ các giá trị ngoại lai (outliners) ở mức 1% và 99% để hạn chế các tác động nhiễu Độ lệch chuẩn hiệu chỉnh được trình bày trong ngoặc đơn *, **, *** tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Nguồn: Tính toán của nhóm nghiên cứu Bảng 4.3 trình bày kết quả hồi quy về tác động của phát triển tài chính (FinDI) tới phát triển bền vững (SDG) của các quốc gia Châu Á Theo đó, mô hình cơ sở (1) tiến hành hồi quy đơn biến giữa phát triển tài chính (FinDI) và phát triển bền vững (SDG) nhằm kiểm định tác động giữa hai biến số này Mô hình chính (2) bổ sung các biến kiểm soát vào mô hình bao gồm: (i) Tỷ lệ nhập học trung học (Human); (ii) Tăng trưởng GDP (GDP); (iii) Chi phí nghiên cứu và phát triển (RD); Chi tiêu Chính phủ (Goverment) nhằm tăng tính giải thích của mô hình nghiên cứu Bên cạnh đó, ngheien cứu còn sử dụng phương pháp hồi quy Prais-Winsten để khắc phục hiện tượng tự tương quan (mô hình 3), phương pháp hồi quy Newey-West để tạo ra các ước tính nhất quán trong trường hợp tồn tại tự tương quan và có thể có phương sai thay đổi (mô hình 4) Kết quả nghiên cứu ở cả 4 mô hình đều thống nhất chứng minh rằng mô hình nghiên cứu là phù hợp và vững chắc với các phương pháp kinh tế lượng khác nhau Do đó, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng kết quả tại mô hình chính (2) làm kết quả chính của nghiên cứu
Theo kết quả được thể hiện ở bảng 4.3, phát triển tài chính (FinDI) có tác động tích cực đến phát triển bền vững (SDG) của các quốc gia Châu Á trong giai đoạn từ năm
2000 đến năm 2022 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Kết quả này đúng với kỳ vọng của nhóm nghiên cứu và tương đồng với nghiên cứu của Tamazian và cộng sự (2009), Alam và cộng sự (2015) và Iyke (2017)
Thứ nhất, dưới góc độ tác động đến môi trường , một hệ thống tài chính phát triển cung cấp các cơ chế và công cụ tài chính cần thiết để đẩy mạnh đầu tư vào các dự án và hoạt động bền vững Các nguồn vốn tài chính có thể được hướng vào các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, quản lý và xử lý chất thải, vận chuyển xanh, và bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái Các khoản đầu tư này không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh mới và thúc đẩy sự phát triển bền vững Bên cạnh đó, phát triển tài chính cũng có thể khuyến khích tiêu dùng và sản xuất bền vững thông qua các chính sách và công cụ tài chính thích hợp Điều này có thể bao gồm khuyến khích các hình thức tiêu dùng và sản xuất có hiệu quả sử dụng tài nguyên, hạn chế lượng chất thải và khí thải, và tăng cường sử dụng các nguồn tài nguyên tái chế Bằng cách tạo ra các kênh tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào các hoạt động tiêu dùng và sản xuất bền vững, phát triển tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh hơn Hơn nữa, phát triển tài chính cung cấp các công cụ và khung pháp lý cần thiết để quản lý rủi ro môi trường Các công cụ như bảo hiểm môi trường, quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, và các công cụ tài chính khác có thể giúp giảm thiểu tác động của các sự cố môi trường và khủng hoảng Ngoài ra, phát triển tài chính cũng có thể khuyến khích việc thực hiện các tiêu chuẩn và quy định môi trường, đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách bền vững và có trách nhiệm với môi trường Không chỉ vậy, phát triển tài chính có thể khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh thông qua việc cung cấp nguồn vốn và hỗ trợ tài chính cho các dự án nghiên cứu và phát triển Điều này được thực hiện thông qua việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ xanh, viện nghiên cứu và trung tâm phát triển công nghệ Việc phát triển công nghệ xanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các giải pháp mới để giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và tăng cường hiệu suất sử dụng tài nguyên Do đó, phát triển tài chính đóng góp vào việc tạo ra một môi trường tài chính thuận lợi để các công nghệ này được phát triển và triển khai rộng rãi Cuối cùng, hệ thống tài chính phát triển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống tài chính bền vững Điều này bao gồm việc đảm bảo sự minh bạch, trách nhiệm xã hội và quản lý rủi ro trong các hoạt động tài chính Tài chính bền vững cần đảm bảo rằng các quyết định đầu tư và cho vay được đánh giá dựa trên các tiêu chí môi trường, xã hội và quản lý rủi ro Ngoài ra, việc xây dựng một hệ thống tài chính bền vững cũng bao gồm việc đảm bảo tính ổn định và sự phát triển bền vững của các thị trường tài chính, bằng cách tăng cường quy định và giám sát tài chính
Thứ hai, dưới góc độ tác động đến xã hội, phát triển tài chính cung cấp các nguồn lực tài chính cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế Việc tăng cường khả năng tiếp cận vốn và tín dụng thông qua các hệ thống tài chính phát triển giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cá nhân để đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế, từ đó đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt nghèo đói, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống cho dân số Một nềntài chính phát triển cũng hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp và khởi nghiệp Qua việc cung cấp nguồn vốn, các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng, và hỗ trợ tư vấn, phát triển tài chính tạo ra môi trường thuận lợi để doanh nghiệp và khởi nghiệp phát triển và mở rộng, tạo ra cơ hội việc làm, thúc đẩy sự sáng tạo và thúc đẩy sự phát triển kinh tế Đồng thời, việc khuyến khích doanh nghiệp và khởi nghiệp bền vững giúp thúc đẩy tiến trình xã hội hóa và giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không bền vững Không chỉ vậy, phát triển tài chính còn cung cấp các công cụ và dịch vụ tài chính cho cá nhân, nhằm thúc đẩy phát triển xã hội bền vững Việc tăng cường tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính, bao gồm tiết kiệm, vay mượn, bảo hiểm và đầu tư, giúp cá nhân quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, từ đó góp phần vào việc nâng cao mức sống, đảm bảo an sinh xã hội và khuyến khích tiêu dùng thông minh Phát triển tài chính cá nhân cũng giúp tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng tài chính và xã hội, đồng thời giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sự ổn định xã hội Hơn nữa, phát triển tài chính còn tạo ra nguồn lực cần thiết để đầu tư vào giáo dục và y tế, hai lĩnh vực quan trọng trong xây dựng xã hội bền vững Các nguồn lực tài chính được sử dụng để xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng trường học, cung cấp tài liệu giảng dạy và đào tạo giáo viên Điều này tạo ra cơ hội học tập và nâng cao chất lượng giáo dục, giúp tăng cường trình độ học vấn của dân số và phát triển nhân lực chất lượng cao Đồng thời, phát triển tài chính cũng cung cấp nguồn lực để đầu tư vào hệ thống y tế, xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế, mua sắm trang thiết bị y tế và cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao Điều này cải thiện sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong và tăng cường khả năng ứng phó với các vấn đề sức khỏe công cộng Cuối cùng, phát triển tài chính bền vững đóng vai trò quan trọng trong việc đối phó với thách thức biến đổi khí hậu Việc đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ tiết kiệm năng lượng và các dự án bảo vệ môi trường có thể được thúc đẩy thông qua các sản phẩm và dịch vụ tài chính bền vững, từ đó không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh lên môi trường, mà còn góp phần vào việc xây dựng một hệ thống kinh tế xanh và bền vững
Thứ ba, dưới góc độ tác động đến quản trị, phát triển tài chính tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn cần thiết để mở rộng quy mô, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, mua sắm tài sản cố định và duy trì hoạt động hàng ngày Việc có đủ nguồn vốn giúp doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tài chính, đảm bảo khả
60 năng trả nợ và tạo ra cơ hội phát triển, từ đó nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp Bên cạnh đó, phát triển tài chính còn mở ra nhiều lựa chọn nguồn vốn cho doanh nghiệp, góp phần vào việc đa dạng hóa cấu trúc tài chính Điều này giúp giảm thiểu rủi ro tài chính và tăng cường khả năng ứng phó với biến động trong thị trường tài chính Doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn từ nhiều nguồn khác nhau như ngân hàng, thị trường chứng khoán, quỹ đầu tư, vốn rủi ro, và vốn vay từ các tổ chức tài chính Đa dạng hóa nguồn vốn giúp tăng cường sự linh hoạt và ổn định tài chính của doanh nghiệp Hơn nữa, mộ tnề ntài chính phát triển cung cấp các công cụ và phương pháp quản lý rủi ro tài chính cho doanh nghiệp Điều này bao gồm việc quản lý rủi ro liên quan đến biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa và thay đổi trong thị trường tài chính Các công cục và phương pháp quản lý rủi ro tài chính giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động tiêu cực của biến động thị trường và bảo vệ tài sản, từ đó giúp doanh nghiệp duy trì sự ổn định tài chính và tăng cường khả năng chống chịu trong môi trường kinh doanh không chắc chắn Cuối cùng, phát triển tài chính cung cấp cho doanh nghiệp quyền lực đàm phán mạnh mẽ hơn trong các giao dịch kinh tế quốc tế Việc có một hệ thống tài chính phát triển giúp doanh nghiệp kiểm soát được tài chính của mình và có khả năng tham gia vào các cuộc thương thảo và hợp tác với các đối tác toàn cầu Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào các liên kết chiến lược, mua lại và hợp tác song phương, đồng thời đảm bảo quyền lợi và lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình thương lượng, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp
Tổng quát lại, phát triển tài chính có tác động tích cực tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á ở dưới cả ba khía cạnh bao gồm môi trường, xã hội và quản trị Từ đó, kết quả hồi quy của nghiên cứu là hợp lý và có độ tin cậy cao Đối với các biến kiểm soát, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhập học trung học (Human) có tác động tích cực tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngụ ý rằng chất lượng nguồn nhân lực càng cao thì việc phát triển bền vững tại quốc gia đó càng tốt Theo đó, chất lượng nguồn nhân lực cao thường đi đôi với khả năng đổi mới và sáng tạo Những người có trình độ chuyên môn cao, kiến thức sâu rộng và kỹ năng sáng tạo có khả năng tìm ra giải pháp mới, cải tiến công nghệ và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới Điều này làm thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững và giúp quốc gia thích ứng với sự thay đổi và cạnh tranh trong thị trường toàn cầu Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua khả năng làm việc hiệu quả và năng suất lao động Người lao động có trình độ cao thường có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp và hiệu quả Họ thường có khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến và quản lý tài nguyên một cách hiệu quả, từ đó cải thiện năng suất và chất lượng sản xuất, góp phần vào sự phát triển bền vững của các ngành công nghiệp và nền kinh tế Hơn nữa, chất lượng nguồn nhân lực cao cũng đóng
61 vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển xã hội bền vững Những người lao động có trình độ cao thường có khả năng tư duy phản biện, tham gia tích cực vào quá trình ra quyết định và giải quyết vấn đề trong cộng đồng Họ có thể đóng góp vào việc xây dựng các chính sách và thực hiện các dự án xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho tất cả mọi người Đối với biến tăng trưởng kinh tế (GDP), kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng GDP và phát triển bền vững và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Điều này ngụ ý rằng các quốc gia có tăng trưởng kinh tế càng nóng thì việc phát triển bền vững càng kém hiệu quả Theo đó, tăng trưởng GDP cao có thể xảy ra mà không được phản ánh đầy đủ về sự phát triển xã hội và môi trường Việc tập trung mục tiêu tăng trưởng GDP mà không xem xét đến các yếu tố như phân phối thu nhập, bảo vệ môi trường, sự cân bằng xã hội có thể dẫn đến sự không cân đối và không bền vững trong quá trình phát triển Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP cao thường đi đôi với việc tiêu thụ tài nguyên một cách không bền vững Việc sử dụng quá mức tài nguyên tự nhiên, không đảm bảo bảo vệ môi trường hoặc khôi phục tài nguyên đã dẫn đến suy thoái môi trường và giới hạn khả năng phục hồi của hệ sinh thái, từ đó gây ra các vấn đề về mất cân bằng sinh thái và sự không bền vững trong dài hạn Hơn nữa, việc tăng trưởng GDP không kiểm soát có thể dẫn đến sự tăng gia của các vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, bất bình đẳng thu nhập, thiếu việc làm, và tăng cường áp lực lên nguồn tài nguyên Điều này có thể tạo ra một vòng xoáy không bền vững, trong đó tăng trưởng kinh tế dẫn đến các vấn đề xã hội và môi trường nghiêm trọng hơn, làm mất đi lợi ích của tăng trưởng GDP
Trong khi đó, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa chi phí nghiên cứu và phát triển và phát triển bền vững tại các quốc gia Châu Á với mức ý nghĩa thống kê 1%, ngụ ý rằng nếu một quốc gia tăng cường chi cho hoạt động R&D thì phát triển bền vững càng hiệu quả hơn Hay nói cách khác, chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) cao có đóng góp tích cực đến phát triển bền vững Theo đó, chi phí R&D cao thường đi kèm với việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới Bằng cách tạo ra những công nghệ tiên tiến, có thể tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu tác động môi trường và tăng cường hiệu suất sản xuất Các công nghệ tiên tiến như năng lượng tái tạo, công nghệ xanh, và giải pháp bền vững khác có thể giúp thúc đẩy phát triển bền vững Bên cạnh đó, R&D có thể giúp tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua việc phát triển công nghệ, quy trình và sản phẩm mới Điều này có thể giảm lượng tài nguyên cần thiết để sản xuất và giảm thiểu lượng chất thải và ô nhiễm môi trường Việc tối ưu hóa sử dụng tài nguyên không chỉ làm giảm chi phí sản xuất, mà còn tạo ra lợi ích môi trường dài hạn Hơn nữa, R&D cung cấp cơ hội để nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo để đối mặt với các thách thức bền vững Việc đầu tư vào R&D giúp tìm ra các giải
62 pháp mới cho các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, thiếu năng lượng, và ô nhiễm môi trường Khả năng thích ứng và đổi mới này là cốt lõi của phát triển bền vững trong bối cảnh thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay Cuối cùng, R&D không chỉ đóng góp vào phát triển bền vững mà còn tạo ra lợi ích kinh tế và xã hội lớn Việc tạo ra công nghệ mới và sản phẩm bền vững có thể tạo ra cơ hội việc làm, tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống Ngoài ra, R&D còn giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia và doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
Tương tự, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chi tiêu chính phủ có tác động tích cực tới phát triển bền vững tại các quốc gia Châu Á và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Chi tiêu chính phủ có thể được sử dụng để đầu tư vào hạ tầng bền vững như giao thông, năng lượng, xử lý nước thải, và công nghệ thông tin Đầu tư vào hạ tầng bền vững có thể tạo ra lợi ích lâu dài cho môi trường và xã hội, như giảm ô nhiễm, tiết kiệm tài nguyên, cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững Bên cạnh đó, chi tiêu chính phủ có thể được sử dụng để hỗ trợ công nghiệp xanh và khuyến khích sự chuyển đổi sang các ngành công nghiệp có hiệu suất cao và thân thiện với môi trường Việc cung cấp hỗ trợ tài chính, khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, và thực hiện các chính sách khí hậu và môi trường có thể giúp tạo ra một nền kinh tế bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường Hơn nữa, chi tiêu chính phủ có thể được hướng vào việc đầu tư vào giáo dục và nghiên cứu, góp phần nâng cao năng lực và khả năng sáng tạo của người dân Bằng cách đầu tư vào giáo dục và nghiên cứu, chính phủ có thể đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững và khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo Ngoài ra, chi tiêu chính phủ có thể được sử dụng để thiết lập và thực thi các chính sách và quy định bền vững Việc xây dựng và thực hiện các chính sách môi trường, tiêu thụ năng lượng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có thể tạo ra một môi trường kinh doanh và sản xuất bền vững, khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường và xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực
4.3 Kiểm tra tính vững của mô hình và hồi quy phân vị
Nhằm kiểm định tính vững của mô hình, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập thay thế cho biến Chỉ số phát triển tài chính (FinDI) là biến Chỉ số định chế tài chính (FinII) và biến Chỉ số thị trường tài chính (FinMI) Chi tiết các phương trình kiểm định tính vững cụ thể như sau:
Nghiên cứu tiếp tục sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với hiệu ứng cố định (Linear regression with multiple fixed effects) kết hợp với phương pháp phân cụm kép (twoway clustering) nhằm nghiên cứu tác động của Chỉ số định chế tài chính (FinII) và Chỉ số thị trường tài chính (FinMI) tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á (SDG) Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Bảng 4.4
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với các biến thay thế
Biến số Biến thay thế FinII
KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Khuyến nghị về phát triển thị trường tài chính
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, phát triển tài chính (FinDI) đóng vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy hiệu quả hoàn thiện mục tiêu về phát triển bền vững của quốc gia Nguồn tài chính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp, Chính phủ các quốc gia (trong đó có Việt Nam) cần xây dựng các kế hoạch, chiến lược và các dự án chuyển đổi với mục tiêu phát triển theo hướng bền vững Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính, một số khuyến nghị có thể được triển khai như sau:
Thứ nhất, phát triển cân bằng và đa dạng hóa giữa hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán Bên cạnh việc lấy ngân hàng làm trung tâm, cần tiếp tục phát triển thị trường vốn Chính phủ cần kiên quyết hơn trong dỡ bỏ các rào cản đối với hội nhập thị trường vốn để thúc đẩy khả năng tiếp cận nguồn vốn cho các doanh nghiệp, TTKT bền vững và đặc biệt đa dạng hóa các rủi ro đầu tư xuyên biên giới Thị trường chứng khoán là kênh các doanh nghiệp có thể huy động lượng vốn trong thời gian dài với chi phí thấp nhằm tài trợ cho các dự án trung, dài hạn Việc phát triển thị trường chứng khoán đang ở độ “non trẻ” như ở Việt Nam cần được thực hiện có lộ trình và cần tập trung vào phát triển đồng thời cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Ở thị trường sơ cấp, cần sớm ban hành chính sách về yêu cầu cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp Nhà nước với thời gian và lộ trình phù hợp đối với từng quy mô, đặc thù doanh nghiệp Bên cạnh đó, nên có các chính sách ưu đãi, đặc biệt là về thuế, đối với các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa trước thời hạn quy định Ở thị trường thứ cấp, nhằm tăng uy tín của các công ty chuẩn bị niêm yết, các chính sách liên quan tới quản trị công ty cần nhấn mạnh tới sự độc lập của hội đồng sáng lập, hội đồng quản trị và ban giám đốc Đặc biệt, cần ngăn chặn tình trạng “quan hệ gia đình” trong công ty như bổ sung thêm đối tượng người có liên quan là họ hàng bên vợ hoặc chồng, thay vì chỉ giới hạn trong phạm vi họ hàng của một bên như quy định hiện hành
Ngoài ra, các chính sách ưu đãi hơn nữa nhằm phát triển thị trường chứng khoán phái sinh cũng cần được chú trọng nhằm tăng thêm các sản phẩm để các nhà đầu tư lựa chọn Trong 3 năm đầu tiên, chính sách có thể miễn thuế liên quan tới giao dịch, chuyển nhượng hợp đồng tương lai như Malaysia, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc đã làm nhằm khuyến khích phát triển sản phẩm này
Thứ hai, hình thành các chính sách khuyến khích cơ cấu tín dụng trung, dài hạn
68 nhằm phát triển kinh tế bền vững Sau ba đợt khủng hoảng gần đây với khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ và đại dịch Covid-19, một trong những rủi ro lớn mà quốc gia đang phát triển và mới nổi sẽ phải đối mặt hiện nay là các điều kiện tài chính bên ngoài thắt chặt hơn, với việc tăng chi phí tài chính và giảm dòng vốn tư nhân quốc tế (Ocampo, 2022) Vì vậy, để giảm thiểu được vấn đề này có thể thông qua huy động vốn và tăng cường tài chính từ các ngân hàng phát triển đa năng Tùy vào khẩu vị rủi ro của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp mà cơ cấu tín dụng trung, dài hạn theo thời gian hoặc theo ngành nghề, khách hàng sẽ không giống nhau Bên cạnh đó, Chính phủ và Bộ Ban ngành cần có chính sách nhằm định hướng chiến lược phát triển cơ cấu tín dụng nhằm tăng trưởng kinh tế bền vững Theo đó, các chính sách ưu đãi dành cho các ngành nghề ưu tiên như cho vay theo chuỗi giá trị, cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay đóng tàu, cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cho vay khởi nghiệp, đặc biệt là cho vay các dự án xanh là cần thiết
Thứ ba, nâng cao chất lượng công bố thông tin và minh bạch thị trường Bộ Tài chính cần đẩy mạnh việc thực hiện đúng lộ trình quy định trong việc áp dụng tiêu chuẩn IFRS Bộ Tài chính cần khẩn trương rà soát và cập nhật lại hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, thực hiện theo Quyết định 480/QĐ -TTg, ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn
2030 Tiến tới chuẩn mực BCTC Việt Nam tuân thủ hoàn toàn theo chuẩn mực BCTC quốc tế Khi chuẩn mực BCTC Việt Nam đã tuân thủ chuẩn mực quốc tế thì cần có cơ chế duy trì sự tuân thủ đó Trong đó, ngân hàng là đơn vị có lợi ích công chúng, sẽ là đối tượng đầu tiên áp dụng theo chuẩn mực BCTC quốc tế Đồng thời, thiết lập bằng hệ thống các văn bản pháp luật kiểm soát hoạt động của các thành phần tham gia thị trường chứng khoán, bằng bộ phận giám sát của cơ quan quản lý nhà nước, của Sở Giao dịch chứng khoán và các bộ ngành liên quan, các hiệp hội ngành nghề Cần ban hành quy định cụ thể về việc giám sát quá trình công bố các thông tin định kỳ Đồng thời, cơ chế giám sát còn phải thể hiện ở việc xử lý các trường hợp vi phạm minh bạch hóa thông tin để đảm bảo các NHTM, các nhà đầu tư tham gia trên thị trường được tuân thủ đúng quy định pháp luật và tạo sân chơi lành mạnh bình đẳng về mặt thông tin cho những người phân tích tài chính, các công ty xếp hạng tín nhiệm cũng tạo nên một cơ chế giám sát đối với đơn vị CBTT
Thứ tư, về phía cầu, triển khai các chương trình giáo dục tài chính nhằm nâng cao khả năng nhân thức và tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân, thông qua đó hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Tại Việt Nam, đã có một số chương trình về giáo dục tài chính và truyền thông tài chính được triển khai do NHNN Việt Nam, các NHTM, các tổ chức tài chính cũng như các đơn vị giáo dục thực hiện Nhìn chung, tất cả các chương trình, công cụ phổ biến kiến thức tài chính như JA More than Money, Thư viện tài chính
69 trực tuyến hay Giáo dục tài chính cho học sinh PTTH…mà một số ngân hàng và công ty tài chính triển khai đều là những nội dung giáo dục tương đối mới mẻ, mang tính bổ trợ cao, có thể cung cấp nhiều kiến thức bổ ích để giúp tham gia có cơ hội tiếp xúc và cải thiện nền tảng kiến thức tài chính, có ý niệm về việc lên kế hoạch tài chính cá nhân, đầu tư, tiết kiệm…
Tuy nhiên, với cách thức triển khai và đối tượng hướng tới, các chương trình phổ biến kiến thức về tài chính này vẫn có những mục tiêu riêng rẽ, tách biệt, chủ yếu tập trung vào vấn đề thương mại, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của tổ chức, qua đó góp phần nâng cao lợi nhuận, thị phần… theo ngắn hạn chứ chưa mang tính chất một chương trình tầm cỡ quốc gia, được tổ chức quy mô và có lộ trình dài hạn phục vụ mục tiêu nâng cao hiểu biết tài chính cho cộng đồng Các hoạt động hầu như mang tính chất tuyên truyền, tác động giáo dục chưa sâu, đồng thời nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào các cơ chế chính sách, chưa hướng tới mục tiêu nâng cao hiểu biết và kỹ năng tài chính cá nhân cho người dân góp phần nâng cao lợi nhuận, thị phần… Các hoạt động tuyền truyền, giáo dục theo ngắn hạn chứ chưa mang tính chất một chương trình tầm cỡ quốc gia, được tổ chức quy mô và có lộ trình dài hạn phục vụ mục tiêu nâng cao hiểu biết tài chính cho cộng đồng Tham khảo các quốc gia khác, Việt Nam cần xây dựng hệ thống giáo dục tài chính bài bản, đa dạng hóa và phù hợp với từng đối tượng khác nhau, thực hiện việc đánh giá thực trạng hiểu biết tài chính của dân cư hàng năm để làm cơ sở thiết kế các chương trình giáo dục tài chính phù hợp Đồng thời, gắn liền giáo dục tài chính với các lớp học ở các cấp, giúp người dân tiếp cận với nền tảng kiến thức tài chính từ khi còn trên ghế nhà trường.
Khuyến nghị về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy chất lượng nguồn nhân lực có tác động tích cực và đáng kể tới phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á Do đó, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các quốc gia Châu Á (trong đó có Việt Nam) cần tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua các giải pháp sau đây:
Trước hết, các quốc gia cần đẩy mạnh cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học và nghề nghiệp, bao gồm việc cập nhật chương trình đào tạo, tăng cường liên kết giữa trường học và doanh nghiệp, và nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên Cần chú trọng phát triển các kỹ năng như tư duy phản biện, sáng tạo, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh công nghệ và kinh tế thay đổi nhanh chóng Bên cạnh đó, các chính phủ cần có chính sách thu hút và giữ chân nhân tài Điều này bao gồm việc cung cấp các chế độ lương, thưởng và phúc lợi cạnh tranh, tạo điều kiện để các nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia có cơ hội phát triển sự nghiệp Đồng thời, cần đẩy mạnh việc thu hút và tận dụng
70 nguồn nhân lực có trình độ cao từ nước ngoài thông qua các chính sách nhập cư linh hoạt và hấp dẫn Không chỉ vậy, các chính phủ cần đẩy mạnh đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp thông qua các chương trình đào tạo nghề và học tập suốt đời, từ đó giúp người lao động, đặc biệt là những người có trình độ thấp hơn, có thể nâng cao năng lực và thích ứng với những thay đổi về công nghệ và nhu cầu nhân lực Chính phủ cũng cần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo và nâng cao kỹ năng cho người lao động hơn nữa, các quốc gia cần thúc đẩy liên kết giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và doanh nghiệp, góp phần đảm bảo việc đào tạo gắn với nhu cầu thực tế của thị trường lao động, đồng thời tạo cơ hội cho người học có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại và các dự án thực tế tại doanh nghiệp
Tổng quát lại, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm hướng tới phát triển bền vững, các chính phủ châu Á cần triển khai đồng bộ các giải pháp về giáo dục, thu hút và giữ chân nhân tài, đào tạo nghề và học tập suốt đời, liên kết giữa giáo dục và doanh nghiệp Việc thực hiện hiệu quả các biện pháp này sẽ góp phần xây dựng một nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững của các quốc gia châu Á.
Khuyến nghị về phát triển kinh tế có kiểm soát
Mô hình nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng GDP và phát triển bền vững, ngụ ý rằng các quốc gia có tăng trưởng kinh tế càng nóng thì việc phát triển bền vững càng kém hiệu quả Vì vậy, để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các quốc gia Châu Á cần phát triển kinh tế một cách có kiểm soát và an toàn, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế cũng như cần đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xanh
Theo đó, đầu tiên, các chính phủ cần đặt ra các mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể về phát triển kinh tế xanh, bao gồm việc xây dựng các chỉ số đo lường tiến độ và ưu tiên các lĩnh vực then chốt như năng lượng tái tạo, nông nghiệp bền vững, giao thông xanh và quản lý chất thải hiệu quả Các chính phủ có thể học hỏi từ những nước đi đầu trong lĩnh vực này như Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore Bên cạnh đó, các quốc gia cần đưa ra các chính sách ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp xanh và công nghệ sạch Điều này có thể bao gồm các biện pháp khuyến khích như ưu đãi thuế, tiếp cận tín dụng ưu đãi và hỗ trợ nghiên cứu phát triển Các chính phủ cũng cần đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng xanh như lưới điện thông minh, giao thông công cộng và xử lý nước thải Ngoài ra, các quốc gia Châu Á cần tích cực phát triển thị trường tín chỉ carbon Việc phát triển thị trường tín chỉ carbon sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đặc biệt là cơ hội phát triển công nghệ xanh và thu hút các nguồn tài chính bền vững Do đó, đẩy mạnh việc tiếp cận thị trường tài chính bền vững, thông qua việc triển khai các giải pháp như hoàn thiện
71 khuôn khổ pháp lý cho thị trường carbon, nâng cao nguồn tài trợ cho các dự án xanh, và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển liên quan tới lĩnh vực môi trường, là định hướng cần thiết của các Chính phủ trong thời gian tới.
Khuyến nghị về thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D)
Các kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) có tác động tích cực đến phát triển bền vững của các quốc gia Châu Á Do đó, Chính phủ các quốc gia cần đưa ra chiến lược và chính sách rõ ràng để ưu tiên phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) như một động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý và thể chế hỗ trợ đầu tư cho R&D, như tăng ngân sách nhà nước cho KH&CN, cung cấp các ưu đãi về thuế và tín dụng cho các hoạt động R&D, đồng thời khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân
Bên cạnh đó, các quốc gia cũng cần cần tập trung phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao Điều này đòi hỏi phải đẩy mạnh cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đặc biệt là các chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ và khoa học cơ bản Cần có các chính sách thu hút và tạo điều kiện để các nhà khoa học, kỹ sư tài năng trong và ngoài nước về làm việc tại Việt Nam Đồng thời, phải đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất Hơn nữa, Chính phủ các quốc gia cần phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, trong đó có sự tham gia tích cực của các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước Cần khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đầu tư mạnh hơn vào R&D thông qua các chính sách ưu đãi Đồng thời, phải nâng cao năng lực hấp thụ, ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu Ngoài ra, các quốc gia cũng cần tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN, như tham gia các mạng lưới nghiên cứu toàn cầu, thu hút các chuyên gia nước ngoài tham gia vào các dự án R&D trong nước, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế Điều này sẽ góp phần mở rộng tầm nhìn, tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và nâng cao năng lực nghiên cứu
Tổng kết lại, để tăng đầu tư cho R&D nhằm hướng tới phát triển bền vững, các quốc gia Châu Á cần triển khai đồng bộ các giải pháp về chính sách, nguồn nhân lực, hệ thống đổi mới sáng tạo và hợp tác quốc tế Việc thực hiện hiệu quả các biện pháp này sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và đạt được những mục tiêu phát triển bền vững của đất nước
Dựa vào kết của nghiên cứu thực nghiệm, Chương 5 đưa ra một số khuyến nghị chính sách về phát triển tài chính hướng tới mục tiêu phát triển bền vững dựa trên bốn khía cạnh: (i) Khuyến nghị về phát triển thị trường tài chính; (ii) Khuyến nghị về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (iii) Khuyến nghị về phát triển kinh tế có kiểm soát; và (iv) Khuyến nghị về thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D)
Theo đó, đối với khuyến nghị về phát triển thị trường tài chính, các quốc gia Châu Á (trong đó có Việt Nam) cần phát triển cân bằng và đa dạng hóa giữa hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán cũng như hình thành các chính sách khuyến khích cơ cấu tín dụng trung, dài hạn nhằm phát triển kinh tế bền vững Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng công bố thông tin và minh bạch thị trường cũng như triển khai đồng bộ và hiệu quả các chương trình giáo dục tài chính nhằm nâng cao khả năng nhân thức và tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân, thông qua đó hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Bên cạnh đó, các quốc gia Châu Á cũng cần chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua việc cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục, thúc đẩy các chính sách thu hút và giữ chân nhân tài, liên kết chặt chẽ giữa giáo dục đại học và doanh nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững lâu dài Ngoài ra, các quốc gia cũng cần phát triển kinh tế một cách có kiểm soát và an toàn, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế cũng như cần đề ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, tăng cường đầu tư và chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển