1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - việt nam học - đề tài - NGỮ DỤNG HỌC CHIẾU VẬT VÀ CHỈ XUẤT

23 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ngữ dụng học chiếu vật và chỉ xuất
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 559 KB

Nội dung

Không chỉ biểu hiện sự tình mà có thể là lời tuyên bố, lời hứa, lời chê trách… - Diễn ngôn: + Là lời của từng người nói ra trong một cuộc giao tiếp.. Tầm quan trọng của chiếu vật - Ch

Trang 1

CHỦ ĐỀ:

NGỮ DỤNG HỌC

CHIẾU VẬT VÀ CHỈ XUẤT

Trang 2

II Chiếu vật và chỉ xuất

1 Khái niệm chiếu vật

2 Phương thức chiếu vật

Trang 4

II Giao tiếp và các nhân tố giao tiếp

1 Khái niệm giao tiếp:

- Là quá trình trao đổi thông tin giữa ít nhất 2 chủ thể giao

tiếp, diễn ra trong một ngữ cảnh và tình huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định.

- Là quá trình tương tác, làm biến đổi trạng thái của người giao tiếp và của cả ngữ cảnh.

2.a Ngữ cảnh

- Là nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm

ngoài diễn ngôn.

Trang 5

a.1 Nhân vật giao tiếp (thoại nhân): những người tham gia vào cuộc giao tiếp, gồm:

a.1.1 Vai giao tiếp : - vai nói

- vai nghe

VD: Duyệt nói với một người tên Mai

- Mai nói với Ngọc rằng thầy giáo bảo nó nộp bài kiểm tra ngay.

thầy giáo: chủ ngôn ( nguồn phát)

Ngọc: đích ngôn ( nguồn nhận)

Duyệt: thuyết ngôn

Mai: tiếp ngôn

a.1.2 Quan hệ liên cá nhân : Là quan hệ so sánh xét trong

tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật với nhau

- Quan hệ quyền thế ( địa vị xã hội)

- Quan hệ thân-sơ

Trang 6

a.1.3 Vị thế giao tiếp:

- Vị thế giao tiếp mạnh (chủ động)

- Vị thế giao tiếp yếu (bị động)

a.2 Hiện thực ngoài diễn ngôn

a.2.1 Hiện thực-đề tài của diễn ngôn Thế giới khả hữu và hệ quy chiếu

Thế giới khả hữu là những dạng thức tồn tại của hiện thực, cùng với thế giới thực tại chúng ta đang sống hợp thành hiện thực ngoài diễn ngôn Đề tài diễn ngôn là một mảng trong thế giới khả hữu được chọn làm hệ quy chiếu cho các diễn ngôn về đề tài đó VD: 1.Một nhóm bạn thân nói chuyện về tình yêu của một cô bạn trong nhóm

=> Tình yêu của một cô bạn : Đề tài diễn ngôn

2 Cô Tấm ngày ngày từ trong quả thị chui ra

=> Thế giới khả hữu: Cổ tích

Trang 7

a.2.2 Hoàn cảnh giao tiếp (rộng)

- Bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội, văn hóa, tôn giáo… ở thời điểm và không gian trong đó đang

diễn ra cuộc giao tiếp

VD: Con: Mẹ ơi! Hương trên bàn thờ cháy hết rồi kìa

Mẹ: Sao con háu ăn thế, nhà này chỉ có mình con là trẻ con, con sợ ai ăn mất phần con nào?

Con: Mẹ này! Con nói thế mà mẹ cũng bảo con tham ăn

a.2.3 Thoại trường

- Được hiểu là cái không gian, thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra

VD: Nhà chùa- ngày rằm, Trường học-khai giảng,…

a.2.4 Ngữ huống giao tiếp

- Là tác động tổng hợp của các yếu tạo nên ngữ cảnh ở từng thời điểm của cuộc giao tiếp mà người giao tiếp ý thức được

- Qua hiểu biết tạo nên ngữ huống mà ngữ cảnh tác động vào diễn ngôn

Trang 8

2.b Ngôn ngữ: phương tiện giao tiếp

- Ngôn ngữ nói – đường kênh thính giác

- Ngôn ngữ viết – đường kênh thị giác

- Các biến thể của ngôn ngữ:

+ Sự chuẩn mực hóa

+ Phương ngữ địa lí

VD: răng: sao ; mô: đâu

+ Phương ngữ xã hội: là ngôn ngữ của một nhóm người nhất định trong xã hội, bao gồm tiếng nghề nghiệp, tiếng lóng

VD: trúng tủ, cớm…

=> Phương ngữ là biến thể liên quan đến người dùng

+ Ngữ vực: biến thể liên quan tới cách dùng; được quyết định bởi thoại trường và quan hệ liên cá nhân.

- Loại thể: là những biến thể sử dụng của các diễn ngôn

VD: văn xuôi, văn vần, biền ngẫu, tiểu thuyết….

Trang 9

2.c Diễn ngôn

c.1 Phân biệt câu, phát ngôn, diễn ngôn

- Câu: là đơn vị cú pháp được làm đầy bởi các đơn vị từ vựng mang chức năng biểu hiện sự tình của câu

VD: Mùa hè đến rồi

- Phát ngôn: là một câu được làm đầy bằng những đơn vị từ vựng cụ thể có thể được dùng ở những ngữ cảnh khác nhau , nhằm nhiều mục đích khác nhau

VD: Em yêu anh! Không chỉ biểu hiện sự tình mà có thể là lời tuyên

bố, lời hứa, lời chê trách…

- Diễn ngôn:

+ Là lời của từng người nói ra trong một cuộc giao tiếp

+ Tổng hợp những lời nói của một người trong một cuộc hội thoại + Là thuật ngữ chung cho tất cả các đơn vị lời nói, tùy theo dạng ngôn ngữ được sử dụng mà chúng ta có diễn ngôn nói hay diễn ngôn viết + Diễn ngôn có thể là một phát ngôn hoặc tập thể của nhiều phát ngôn

+ Diễn ngôn có mặt động và mặt tĩnh

Trang 10

c.2 Chức năng của giao tiếp và các thành tố nội dung của diễn ngôn c.2.1 Các chức năng của giao tiếp:

c.2.2 Thành tố nội dung và đích của diễn ngôn

- Nội dung thông tin (miêu tả): liên quan chức năng thông báo

- Nội dung liên cá nhân: liên quan các chức năng tạo lập quan

hệ, biểu hiện, giải trí, hành động.

- Diễn ngôn có đích tác động

- Khi diễn ngôn đạt được đích mà người nói đặt ra cho nó, diễn ngôn đó đạt hiệu quả giao tiếp.

Trang 11

Phân tích ví dụ

VD 1: Tiến tặng Mai cái vòng tay này <1>

=> Chính Tiến tặng Mai cái vòng tay này <2>

=> Mai được Tiến tặng cái vòng taynày <3>

=> Chính Mai được Tiến tặng cái vòng tay này <4>

VD2: Sp1: Tao đến chỗ mày bây giờ nhé!

Sp2: Hả! Nhưng bây giờ , tao phải lên trường rồi Sp1: Thế hả? Vậy ngày mai thì thế nào?

Trang 12

III Định nghĩa ngữ dụng học

1 Định nghĩa ngữ dụng học

- Ngữ dụng học là một chuyên ngành thuộc ngôn ngữ học chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp để đạt tới một mục đích nhất định Nói cách khác, ngữ dụng học là ngành khoa học nghiên cứu ngữ nghĩa trong bối cảnh giao tiếp

- Lý thuyết hội thoại

- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Trang 13

II Chiếu vật và chỉ xuất

1 Khái quát về chiếu vật

Trang 14

b Tầm quan trọng của chiếu vật

- Chiếu vật là phương diện ngữ dụng đầu tiên của diễn ngôn, bởi không xác định được nghĩa chiếu vật của biểu thức chiếu vật thì không hiểu được nghĩa, đích của phát ngôn, và do đó không thể có sự tiếp lời của người nghe, không đạt được mục đích của giao tiếp.

- Chiếu vật là “ thả neo” vào ngữ cảnh, vào các nhân tố của ngữ cảnh (hiện thực- đề tài của diễn ngôn, vai trò của giao tiếp, quan hệ liên cá nhân, không gian , thời gian giao tiếp, ngữ

huống giao tiếp), đồng thời “ thả neo” vào chính diễn ngôn.

- Hiện tượng nhiều nghĩa chiếu vật là dấu hiệu đặc trưng của tính nhiều nghĩa của ngôn ngữ văn chương

Trang 15

c Chiến lược chiếu vật

- Đích chiếu vật: làm cho người nghe nhận biết được ai, vật gì, điều

gì đang được nói tới trong diễn ngôn.

- Niềm tin chiếu vật: Người nói tin rằng hoặc người nghe đã biết mình đang nói về ai, về cái gì; hoặc tin rằng ngữ cảnh và vào biểu hiện chiếu vật, người nghe có thể nhận biết được sự vật- nghĩa chiếu vật.

- Kế hoạch chiếu vật: Các phương thức chiếu vật và biểu thức chiếu vật.

d Các dạng nghĩa chiếu vật

- Nghĩa chiếu vật ngoại chỉ và nghĩa chiếu vật nội chỉ

+ Nghĩa chiếu vật ngoại chỉ: sự vật- nghĩa chiếu vật ở ngoài diễn ngôn

+ Nghĩa chiếu vật nội chỉ: sự vật- nghĩa chiếu vật đã được nói tới trong diễn ngôn ở tiền ngôn cảnh (chiếu vật hồi chỉ) hay ở hậu ngôn cảnh ( chiếu vật khứ chỉ)

- Nghĩa chiếu vật cá thể và nghĩa chiếu vật loại

+ Nghĩa chiếu vật cá thể: chỉ một cá thể riêng biệt

+ Nghĩa chiếu vật loại: chỉ một số cá thể

Trang 16

Lưu ý:

a Phân biệt nghĩa chiếu vật với nghĩa biểu vật

- Nghĩa biểu vật: là phạm vi sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị, có tính khái quát; chung cho các lần xuất hiện; thuộc ngôn ngữ

- Nghĩa chiếu vật: Là sự vật , hiện tượng cụ thể được nói tới

trong diễn ngôn, có tính cụ thể, riêng cho từng lần xuất hiện; thuộc lời nói

b Phân biệt biểu thức chiếu vật với biểu thức thuộc ngữ

- Biểu thức chiếu vật: dùng để quy chiếu sự vật, giúp người nghe nhận ra sự vật được nói tới ( VD: Trần Phú trong “ Trần Phú là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng ta”)

- Biểu thức thuộc ngữ: Dùng để chỉ một đặc điểm một tính chất đúng với tất cả các sự vật có cùng đặc điểm như biểu thức chiếu vật

đã chỉ ra ( Vd: Trần Phú trong Những hồn Trần Phú vô danh)

Trang 17

2 Các phương thức chiếu vật

- Phương thức chiếu vật là cách thức tổ chức các yếu tố ngôn ngữ

để tạo nên các biểu thức chiếu vật

2.1 Chiếu vật bằng tên riêng và bằng miêu tả xác định

2.1.1 Chiếu vật bằng tên riêng

- Tên riêng: Tên của từng cá thể người, vật, vật thể địa lí, đơn vị hành chính

- Tên riêng có hiệu quả chiếu vật khi nằm trong hiểu biết bách khoa của cả người nói và người nghe

- 2 cách sử dụng chính của tên riêng:

+Sử dụng trong chức năng xưng hô VD: Cô Hoa, cô Lan…

+ Sử dụng theo lối dịch chuyển phạm trù theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ VD: “cụ Tiên Điền” để chỉ Nguyễn Du bởi vì Tiên Điền là tên làng quê hương ông.

- Nếu trùng tên: có thể thêm tiểu danh, thêm từ xưng hô để đảm bảo hiệu quả chiếu vật VD: phố cổ Hà Nội với phố cổ Hội An

Trang 18

2.1.2 Chiếu vật bằng miêu tả xác định

- Miêu tả xác định: Dùng biểu thức miêu tả cung cấp cho người nghe một sự miêu tả đủ chi tiết, trong một ngữ cảnh phát ngôn nhất định, giúp người nghe có thể tách sự vật được nói tới ra khỏi các sự vật khác trong thế giới diễn ngôn

- Biểu thức miêu tả xác định: gồm danh từ chung + định ngữ chỉ đặc điểm của sự vật được nói tới

VD: Cái bàn nhà bạn Thanh là m t biểu thức chiếu v t cá thể ột biểu thức chiếu vật cá thể ật cá thể Các yếu tố phụ cái, nhà bạn Thanh đã tách cái bàn đang được nói tới

ra khỏi cái bàn nói chung

Lưu ý:

- Một sự vật- nghĩa biểu vật có thể được biểu đạt bằng nhiều biểu thức miêu tả khác nhau

VD: các biểu thức miêu tả Chí Phèo…

- Ngược lại, một biểu thức miêu tả có thể ứng với nhiều sự vật- nghĩa chiếu vật ( hiện tượng nhiều nghĩa chiếu vật)

Trang 19

2.2 Chiếu vật bằng chỉ xuất

- Chỉ xuất: Chỉ ra sự vật- ý nghĩa chiếu vật dựa vào cơ chế định vị

- Định vị: xác định vị trí của sự vật – nghĩa chiếu vật trong không gian và trong thời gian, so với một điểm mốc nào đó.

- Biểu thức chỉ xuất (bằng ngôn ngữ)

+ Người chỉ xuất/ người định vị (S)

+ Sự vật được chỉ xuất/ sự vật- nghĩa chiếu vật (Y)

+ Sự vật mốc/ điểm mốc (X)

+ Hướng

- Định vị chủ quan và định vị khách quan

+ Định vị chủ quan lấy người nói làm điểm mốc (X trùng S)

VD: Cái hồ lớn (Y) trước mặt tôi (S/X) là hồ Hoàn Kiếm.

Tôi (S) thích quyển sách này (Y) (Y ở gần so với người nói S) + Định vị khách quan: Lấy sự vật ngoài người nói làm điểm mốc ( X khác S)

VD: Nhà bưu điện Hà Nội(X) ở trước hồ Hoàn Kiếm(Y)

Trang 20

2.3 Phương thức chỉ xuất

2.3.1 Chỉ xuất xưng hô: là dùng từ xưng hô để biểu thị các vai giao tiếp đồng thời biểu thị quan hệ liên cá nhân giữa các vai giao tiếp

- Dạng chỉ xuất chủ quan: lấy người nói làm điểm mốc

- Biểu thức chỉ xuất: từ xưng hô chỉ ngôi thứ nhất ( người nói) và ngôi thứ hai( người nghe)

+ Đại từ nhân xưng ( tôi, tao, mày…)

+ Từ chỉ quan hệ thân tộc ( anh, chị, ông, bà…)

+ Tên riêng

+ Từ chỉ chức vụ ( chủ tịch, giám đốc…); các kính ngữ ( thủ trưởng…) + Phối hợp các từ xưng hô ( bác Mai, ngài chủ tịch…)

- Các yếu tố chi phối xưng hô:

+ Vai giao tiếp

+ Quan hệ thân cận hay xa lạ

+ Phù hợp với thoại trường, môi trường đối thoại với phong cách chức năng( ngữ vực)

+ Thái độ đối với sự vật- nghĩa chiếu vật

Trang 21

2.3.2 Chỉ xuất không gian

- Phương thức chiếu sự vât- nghĩa chiếu vật bằng cách định vị

nó trong không gian

- Sử dụng các từ định vị không gian gồm

+ Các từ chỉ xuất( này, kia, ấy, nọ…)

+ Các giới từ chỉ không gian ( trên, dưới, trong, ngoài, trái, phải…)

- Gồm định vị trong không gian chủ quan và khách quan

+ ĐV không gian chủ quan: lấy chỗ đứng vị trí của người nói đang chiếu vật trong cuộc hội thoại làm điểm mốc

VD: Tôi thích quyển sách này, không thích quyển sách kia

+ ĐV không gian khách quan: lấy một sự vật do người nói lựa chọn làm điểm mốc

VD: Cái gối ở dưới cái chăn

Trang 22

2.3.3 Chỉ xuất thời gian

- Phương thức chiếu vật mà sự vật- nghĩa chiếu vật là thời gian

- Sử dụng các từ định vị thời gian, gồm

+ Danh từ riêng chỉ thời gian (tháng Một, thế kỉ XII…)

+ Các từ chỉ thời gian (bây giờ, nay….)

+ Các từ chỉ không gian được dùng để chỉ thời gian (này, kia, ấy, nọ…)

+ Danh từ chung chỉ thời gian (ngày mai, hôm qua…)

+ Các giới từ không gian đượ dùng để chỉ thời gian (trong, ngoài, trước, sau….)

- Gồm định vị thời gian chủ quan và khách quan

+ ĐV thời gian chủ quan: lấy thời điểm nói là điểm mốc + ĐV thời gian khách quan: điểm mốc là một thời gian do người nói lựa chọn và đã được người nghe biết đến

Trang 23

2.3.4 Chỉ xuất diễn ngôn

- Phương thức chiếu vật dựa vào các thành phần của diễn

+ Các từ thay thế (thế, sao, vậy…)

+ Các phó từ (cũng, vẫn…)

+Các từ nối (nhưng, trước, hết, như vậy,tiếp đó…)

Ngày đăng: 01/11/2024, 20:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w