Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu tính bền vững làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội trên 3 phương diện kinh tế, xã hội, môi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
ĐẬU THỊ ÁNH TUYẾT
ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN DƯƠNG LIỄU, XÃ DƯƠNG LIỄU,
HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: 8900201.03 QTD
Hà Nội - 2020
Trang 2Luận văn được hoàn thành tại Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh
Phản biện:
1 PGS.TS Nguyễn Thị Hoàng Hà
2 PGS.TS Mai Văn Hưng
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn Thạc sĩ tại Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội
Vào hồi 17 giờ 00 ngày 03 tháng 11 năm 2020
Có thể tìm đọc luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin- Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Hiện nay, quá trình đô thị hóa ngày càng nhanh, cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế hiện đại thì ở các tỉnh thành, ở nhiều địa phương trên cả nước vẫn còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống với những sản phẩm độc đáo mang đậm giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam Làng nghề truyền thống Việt Nam đã tồn tại và phát triển lâu đời, phân bố rộng khắp cả nước Các sản phẩm làm ra từ làng nghề rất phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và cung cấp việc làm tại chỗ cho nhân dân tại địa phương, đặc biệt là khu vực miến núi, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của các vùng nông thôn cả nước
Ngoài những mặt tích cực đóng góp được, vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề đã đạt đến mức báo động, gây ra nhiều bức xúc cho xã hội Nguyên nhân là do sự phát triển của làng nghề ở nước ta chủ yếu vẫn mang tính tự phát, công nghệ thủ công, lạc hậu, thiết bị thiếu đồng bộ,chắp vá và không
có ý thức bảo vệ môi trường Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng môi trường làng nghề và sức khỏe cộng đồng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững theo định hướng của Chính phủ Việt Nam
Xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức) được công nhận là Làng nghề truyền thống chế biến nông sản từ năm 2001 Trên địa bàn xã Dương Liễu hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làm nghề chế biến nông sản, thu hút hàng nghìn lao động địa phương và các vùng lân cận Tuy nhiên, những bất cập từ nghề đang là nỗi trăn trở ở Dương Liễu Không chỉ gây ô nhiễm môi trường mặt đất, không khí mà nguồn nước ở Dương Liễu cũng bị ảnh hưởng Do các hộ chế biến nông sản khoan giếng sâu, sử dụng lượng nước lớn để rửa nguyên liệu nên có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm Nghiêm trọng hơn là nguồn nước ngầm bị ô nhiễm do nước thải ngấm xuống
2 Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội trên 3 phương diện kinh tế (KT), xã hội (XH), môi trường (MT)
Trang 43 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tính bền vững của nghề chế biến nông sản
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn nghiên cứu tính bền vững làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội trên 3 phương diện kinh tế, xã hội, môi trường
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu và sử dụng các số liệu liên quan đến vấn đề tính bền vững tại làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2017 - 2019 Về số liệu phân tích được cập nhật đến hết năm 2019
4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là:
- Tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức trên phương diện KT như thế nào ?
- Tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức trên phương diện XH như thế nào ?
- Tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức trên phương diện môi trường như thế nào ?
4.2 Giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản tại Dương Liễu trên phương diện KT là khá bền vững, phương diện MT và XH là bền vững trung bình
5 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
5.1 Về mặt lý luận
Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu, phân tích và hệ thống hóa các khái niệm có liên quan đến phát triển bền vững tại các làng nghề; Thu thập, phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến phát triển bền vững làng nghề Xây dựng phương pháp đánh giá tính bền vững dựa trên bộ chỉ số đánh giá tính bền vững của làng nghề
5.2 Về mặt thực tiễn
Luận văn sẽ tiến hành khảo sát thực tiễn, đánh giá thực trạng tính bền vững của làng nghề là cơ sở để làng nghề đưa ra các giải pháp phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo Cụ thể như sau:
- Việc nghiên cứu lý luận và gắn với thực tiễn của vùng nhằm định hướng đưa ra giải pháp có tính khả thi mang lại những ý nghĩa nhất định cho
Trang 5định hướng quy hoạch làng nghề nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của làng nghề Dương Liễu
- Qua quá trình nghiên cứu thực tiễn đề tài, học viên sẽ tích lũy thêm được nhiều kiến thức cũng như các bài học kinh nghiệm liên quan đến đánh giá tính bền vững của làng nghề, kiến thức về làng nghề cũng như các phương pháp nghiên cứu khoa học
5.3 Về mặt khoa học
Luận văn có thể góp phần làm phong phú thêm tài liệu tham khảo phục
vụ các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các học viên và các nhà nghiên cứu về phát triển bền vững đối với các làng nghề Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, kết cấu của luận văn gồm các chương sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 : Tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản dương liễu trên phương diện kinh tế
Chương 4 : Tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản dương liễu trên phương diện xã hội
Chương 5: Tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản dương liễu
trên phương diện môi trường
Trang 6CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA
ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan tài liệu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến làng nghề và phát triển bền vững làng nghề Nổi bật là các nghiên cứu sau:
“Changing incentives for agricultural extension – A review of privatized extension in practice” của tác giả Robert Chapman và Robert
“The rural non-farm economy and poverty alleviation in Armenia, Georgia and Romania” của tác giả J.R David và D Bezemer (2004) Nghiên
cứu đã tập trung tìm hiểu khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn tại các quốc gia đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi
“Rural Nonfarm employment: a survey” của tác giả Lanjouw Peter và
Lanjouw Jean (1995) Nghiên cứu đã nhận định rằng ở các nước đang phát triển, trong quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế luôn phải đối mặt với thực trạng thiếu đất nông nghiệp, năng suất lao động thấp, dư thừa lao động,…
“Research on Tourism development of traditional village and the change of form Indonexia” G Michon và F Mary (1994) Nghiên cứu đã
cho rằng phát triển bền vững các làng nghề gắn liền với hình thái du lịch sinh thái kết hợp với khu vườn làng nghề truyền thống, góp phần cải thiện thu nhập và tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn ở Indonexia
“Effective tourism development through traditional craft promotion Japanese Experiences” của tác giả N.Suzuki (2006) Tác giả cho rằng
Chương trình phát triển phong trào mỗi làng một sản phẩm được phát động nhằm mục đích thúc đẩy phát triển mạnh và bền vững các sản phẩm đặc trưng của mỗi vùng trên đất nước
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Công trình nghiên cứu tiêu biểu về phát triển bền vững làng nghề không thể không nhắc tới những nghiên cứu sau:
“Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của nhà nghiên cứu Bùi
Văn Vượng (1998) Nghiên cứu của tác giả đã đưa ra được nhận định về làng nghề truyền thống
Trang 7“Phát triển bền vững làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Mai Thế Hởn (2003) cho rằng làng
nghề là những thôn làng có một hoặc hai nghề thủ công truyền thống tách ra khỏi nông nghiệp và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu
“Làng nghề truyền thống với việc bảo tồn các giá trị văn hóa nghề”
của tác giả Trương Minh Hằng (2006) Nghiên cứu đã chỉ ra làng nghề luôn đem lại một sắc thái riêng và sản phẩm của làng nghề sẽ trở thành cầu nối hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực, trên thế giới
“ Một số chính sách phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam” của
tác giả Đinh Xuân Nghiêm (2010) Nghiên cứu đã đưa ra được tồn đọng của các chính sách của nước ta hiện nay
“Chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của làng nghề đến năm 2020” của tác giả Trần Đoàn Kim (2008) Nghiên cứu đã phân tích
được cơ sở lý luận của chiến lược marketing đối với các mặt hàng thủ công
mỹ nghệ của các làng nghề ở nước ta
“Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của các làng nghề mây tre đan vùng Đồng bằng Sồng Hồng” của tác giả Bùi Hữu Đức
(2009) Nghiêu cứu đã tập trung phân tích thực trạng, tiến hành đánh giá những thành tựu đã đạt được và những khó khăn xảy ra trong quá trình xuất khẩu mặt hàng này
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Hoài Đức
Một số nghiên cứu được thực hiện ở làng nghề Dương Liễu như sau:
“ Làng nghề trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới ở Châu thổ sông Hồng” của tác giả Nguyễn Tuấn Anh, xuất bản năm 2019 bởi NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội Cuốn sách đã tiến hành nghiên cứu điển hình tại 2 làng Dương Liễu và Đại Bái
“Nghiên cứu xử lý nước thải của làng nghề Dương Liễu” của tác giả
Nguyễn Thị Kim Thái (2004) Nghiên cứu đã tập trung vào tìm hiểu và đánh giá vấn đề ô nhiễm của làng nghề Dương Liễu
“Hiện trạng sức khỏe môi trường làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội” của tác giả Phạm Thị Linh (2017) Nghiên
cứu đã tập trung vào đánh giá hiện trạng sản xuất chế biến nông sản thực phẩm (CBNSTP) của làng nghề Dương Liễu
Tóm lại, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu nhưng chưa có đề tài nghiên cứu nào cụ thể nghiên cứu tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản tại Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội Vì thế, việc nghiên cứu đề tài
“Đánh giá tính bền vững của làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội ” là cần thiết, có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận lẫn
thực tiễn
Trang 81.1.2 Khái niệm Làng nghề chế biến nông sản
Làng nghề chế biến nông sản là làng nghề có lịch sử phát triển lâu đời
có một hay nhiều nghề chế biến nông sản được truyền từ đời này qua đời khác, trải qua thời gian của lịch sử nó vẫn được bảo tồn gìn giữ và phát triển
Có sản xuất tập trung, có nhiều nghệ nhân, có quy trình công nghệ nhất định Sản phẩm làm ra có chứa đựng các yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần và trở thành hàng hoá có giá trị đặc thù trên thị trường
1.1.3 Phát triển bền vững làng nghề, tính bền vững làng nghề
Phát triển bền vững (PTBV) làng nghề là quá trình phát triển lâu dài
có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, duy trì được năng suất lao động, đảm bảo liên tục tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mang tính văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không gây ra những nguy hai đến các thế hệ sau (Đinh Xuân Nghiêm, 2010)
1.1.4 Các quan điểm lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu
1.1.4.1 Phương diện kinh tế
1.1.4.2 Phương diện xã hội
1.1.4.3 Phương diện môi trường
Tóm tắt chương 1
Nội dung chủ yếu của chương 1 đã tập trung làm rõ các khía cạnh cơ bản về PTBV theo những nội dung sau:
Thứ nhất, đã tổng quan tài liệu
Chương 1 đã tổng quan các công trình nghiên cứu về PTBV trên phạm
vi trong nước và trên thế giới, tại khu vực nghiên cứu
Thứ hai, về cơ sở lý luận
Tác giả đã đưa ra một số khái niệm về làng nghề, làng nghề truyền thống, PTBV làng nghề… từ đó chỉ ra được sự cần thiết của PTBV đối với các làng nghề Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ ra được các quan điểm lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả phân tích các bộ tiêu chí của các tác giả trên 3 phương diện kinh tế, xã hội, môi trường
Trang 9CHƯƠNG 2 ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 2.1 Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.1.1.Vị tri địa lí
Xã Dương Liễu nằm ở phía Tây Bắc của huyện Hoài Đức, TP Hà Nội: Phía Bắc giáp với xã Minh Khai; Phía Nam giáp với xã Cát Quế; Phía Đông giáp với xã Đức Giang; Phía Tây và Tây Bắc giáp với huyện Phúc Thọ (UBND xã Dương Liễu, 2019)
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1 Địa hình, địa chất
Địa hình xã Dương Liễu không bằng phang, thấp dần từ bờ đê (đê sông Đáy) xuống cánh đồng với hướng chủ đạo là Tây Bắc - Đông Nam, chia thành miền trong đê và ngoài đê, nay được gọi là miền đồng và miền bãi 2.1.2.2 Khí hậu, Thủy văn
2.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3.1 Dân số, lao động và mức sống
Dân số của xã Dương Liễu là 14.396 người với 3495 hộ (2017) sống phân bố ở 14 cụm dân cư gọi là xóm, trong đó có 4 xóm vùng bãi và 10 xóm vùng đồng
2.1.3.2 Cơ cấu kinh tế
Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng 16,3%; Ngành CN- TTCN chiếm
tỷ trọng 57%; Ngành thương mại- dịch vụ chiếm tỷ trọng 26,7%
2.1.3.3 Nông nghiệp
Đất nông nghiệp bình quân đầu người của xã chỉ khoảng 245,5
m2/người
2.1.3.4 Sản xuất công nghiệp- TTCN- Thương mại, Dịch vụ
Tổng thu nhập ước đạt hơn 100 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 83,7% trong
cơ cấu kinh tế, trong đó CBNSTP chiếm vị trí chủ đạo
2.1.3.5 Văn hóa xã hội
Trang 102.1.4 Hoạt động chế biến nông sản tại làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức
Là xã nằm trong vùng trọng điểm chế biến nông sản của Hà Nội, Dương Liễu đã được công nhận là làng nghề từ năm 2001
2.1.4.1 Nguyên liệu chủ yếu cung cẩp cho làng nghề
Các nguyên liệu sắn củ, dong củ cho hoạt động của làng nghề chủ yếu được mua từ các vùng khác về, như Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc .Vừng, lạc, đỗ xanh chủ yếu mua từ các tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Hồng và một phần không nhiều là từ nông nghiệp của xã
2.1.4.2 Công nghệ sản xuất
Trong những năm gần đây tốc độ đầu tư để đổi mới công nghệ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm diễn ra khá nhanh ở hầu hết các lĩnh vực của ngành sản xuất
Trong các nghề CBNSTP ở Dương Liễu hiện nay chiếm tỷ trọng cao nhất về khối lượng sản phẩm cũng như số hộ sản xuất vẫn là sản xuất tinh bột sắn và dong (67% về sản lượng và hơn 50% về số hộ sản xuất)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nội dung nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau: Tiếp cận từ
hệ thống cơ sở lý luận; Tiếp cận từ thực tiễn, quá trình khảo sát đánh giá thực trạng phát triển bền vững tại làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội; Tiếp cận từ những chính sách phát triển bền vững làng nghề ở Việt Nam; Tiếp cận phát triển bền vững; Tiếp cận liên ngành
2.2.1 Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu
Để có tính xác thực và thuyết phục về đề tài nghiên cứu, học viên tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực làng nghề chế biến nông sản Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội Quá trình thực địa được tiến hành trong thời gian từ 30-31/05/2020 và thu thập được 50 phiếu tham vấn cộng đồng
2.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Trang 112.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Một số đặc điểm cơ bản của mẫu khảo sát định lượng ở Dương Liễu như sau: Về giới tính, nam :66%, nữ : 34%; Về độ tuổi, tuổi thấp nhất của người trả lời là 28 tuổi, tuổi cao nhất của người trả lời là 53 tuổi; Về học vấn, trình độ cao đẳng, đại học: 0%, trình độ trung học phổ thông là 78%, trình
độ trung học cơ sở là 18%, trình độ tiểu học là 4% Số người trung bình đang sống trong cùng một hộ gia đình của người khảo sát là 5.92 người
2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
2.2.5 Phương pháp đánh giá tính bền vững làng nghề
Các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động chế biến nông sản tại xã Dương Liễu được dựa trên bộ tiêu chí, các nguyên tắc:
- 17 mục tiêu PTBV của Liên Hiệp Quốc (SDGs, 2003)
- Chỉ số bền vững áp dụng cho làng nghề ở Mexico (Patricia và nnk, 2011)
- Các tiêu chí của tính bền vững của làng nghề, liên quan đến quản lí
ô nhiễm nguồn nước ở các làng nghề Việt Nam (Mahanty và nnk, 2012)
- Thước đo độ bền vững - BS (Barometer of Sustainability)
- Tiêu chí PTBV làng nghề của tác giả Đinh Xuân Nghiêm, Viện Nghiên cứu Quản lý KT Trung ương, Bộ Kế hoạch và đầu tư (BKH, 2010)
Bộ tiêu chí được xây dựng gồm : Tiêu chí cơ bản thuộc lĩnh vực kinh
tế (S1) có 3 tiêu chí và 6 chỉ tiêu; Tiêu chí cơ bản thuộc lĩnh vực xã hội (S2) gồm 3 tiêu chí và 5 chỉ tiêu; Tiêu chí cơ bản thuộc lĩnh vực môi trường (S3) gồm 3 tiêu chí và 3 chỉ tiêu
- Phương pháp đánh giá tính bền vững như sau:
Để đánh giá được chỉ số Tính bền vững (TBV), sau khi xây dựng được
bộ chỉ số thích ứng cần tính toán để có được chỉ số TBV cho từng tiêu chí của hợp phần đã xác định được trong bộ chỉ số đánh giá TBV
Các chỉ tiêu TBV khi xây dựng có tương quan thuận với tính bền vững được tính toán theo công thức sau (1):
𝑥𝑖𝑗 = Xij − Min XijMax Xij − Min XijCác chỉ tiêu TBV khi xây dựng có tương quan nghịch với tính bền vững được tính toán theo công thức sau (2):
𝑥𝑖𝑗 = Max Xij − XijMax Xij − Min XijTrong đó:
- xij là giá trị chuẩn hóa ở tiêu chí i của phường/xã j
- Xij là giá trị chưa được chuẩn hóa ở tiêu chí i của phường/xã j
Trang 12Các giá trị Max và Min là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của quận/ huyện theo từng chỉ tiêu
Giá trị các chỉ tiêu bền vững dao động trong khoảng 0 - 1, càng tiệm cận 1 nghĩa là TBV càng cao, ngược lại, càng tiệm cận đến 0 nghĩa là TBV thấp Từ các giá trị chuẩn hóa của các hợp phần, bằng đánh giá trọng số và trung bình hóa của các chỉ tiêu, được kết quả là chỉ số bền vững tại khu vực nghiên cứu
Sau khi tính toán được các chỉ số, tiến hành đối chiếu mức độ bền vững (Giá trị LSI) và đưa ra kết luận Cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Đánh giá tính bền vững vững của làng nghề chế biến
nông sản Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội
Thứ nhất, tổng quan khu vực nghiên cứu
Tác giả đã tiến hành tìm hiều và đưa ra các nội dung về khu vực nghiên cứu
Thứ hai, về cách tiếp cận đề tài
Tác giả tiếp cận đối tượng nghiên cứu qua các cách tiếp cận cơ bản gồm có: tiếp cận hệ thống, tiếp cận từ khảo sát thực tế, tiếp cận từ định hướng, tiếp cận phát triển bền vững và tiếp cận liên ngành
Thứ ba, về phương pháp nghiên cứu
Tác giả đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu sử dụng để giải quyết
các vấn đề đặt ra của luận văn Trong đó nhấn mạnh: “Phương pháp đánh giá tính bền vững dựa trên bộ tiêu chí”, đây là phương pháp trọng tâm trong
quá trình nghiên cứu Phương pháp được thực hiện thông qua việc thiết lập
bộ tiêu chí gồm 16 chỉ tiêu đánh giá tính bền vững gồm: Tiêu chí cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế (S1) có 3 tiêu chí và 6 chỉ tiêu; Tiêu chí cơ bản thuộc lĩnh vực xã hội (S2) gồm 3 tiêu chí và 5 chỉ tiêu; Tiêu chí cơ bản thuộc lĩnh vực môi trường (S3) gồm 3 tiêu chí và 3 chỉ tiêu
Trang 13CHƯƠNG 3 TÍNH BỀN VỮNG CỦA LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN DƯƠNG LIỄU TRÊN PHƯƠNG DIỆN KINH TẾ 3.1 Thu mua nguyên liệu
3.1.1 Tỷ lệ khối lượng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu sản xuất
Qua khảo sát cho thấy, hiện nay các hộ gia đình chủ yếu mua nguyên vật liệu từ các cơ sở trong làng (chiếm 28%), mua từ cơ sở/người ngoài làng (chiếm 30%) và mua từ cơ sở ở tỉnh khác (chiếm 42%) Thông qua phỏng vấn trực tiếp, một số cơ sở bánh kẹo có mua một số chất phụ gia sản xuất từ nước ngoài, tuy nhiên số lượng không đáng kể Do đó, nguyên liệu sản xuất của các hộ gia đình chủ yếu là nguyên liệu trong nước
3.1.2 Chất lượng nguyên liệu đảm bảo sản xuất
Trên cơ sở nhận định được vai trò quan trọng của việc kiểm soát nguyên liệu, khảo sát đã triển khai phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất để nhận định được chất lượng nguyên liệu khi nhập về sản xuất như sau:
Hình 3.1: Tỷ lệ chất lượng nguyên liệu đảm bảo phục vụ sản xuất của các hộ gia đình ở làng nghề Dương Liễu, Hoài Đức
Dựa vào khảo sát, đa số hộ sản xuất đều cho rằng chất lượng nguyên liệu thỉnh thoảng không đảm bảo (chiếm 64%) Tổng các hộ sản xuất nhận định chất lượng nguyên liệu đảm bảo sản xuất và khá đảm bảo là 32% Đây chủ yếu là các hộ gia đình sản xuất tinh bột sắn và tinh bột dong
3.2 Tổ chức sản xuất
3.2.1 Số lượng nhân công đảm bảo sản xuất
Dựa vào khảo sát thực tế hiện nay, nhân công chính của các hộ sản xuất làng nghề Dương Liễu bao gồm lao động của gia đình và thuê ngoài, bao gồm cả nam và nữ Cụ thể như sau:
Khá đảm bảo Luôn đảm bảo