Thực trạng công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB .... Thực trạng quảQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam BộQuản lý hoạt động giáo dục theo định hướng giáo dục STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ
Trang 1TƢ THỤC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI- 2024
Trang 2TƢ THỤC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ nơi nào
Tác giả luận án
Lê Thị Liên
Trang 4MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 3
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
7 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
8 CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ 6
9 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 7
10 CẤU TRÚC LUẬN ÁN 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEAM TẠI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC 8
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 8
1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non 8
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non 16
1.1.3 Đánh giá chung về những nghiên cứu có liên quan tới quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non 22
1.2 Hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục 25
1.2.1 Khái niệm hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non 25
1.2.2 Vai trò của hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non 30
1.2.3 Đặc điểm của hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non 31
Trang 51.2.4 Các thành tố của hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM cho
trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non 34
1.3 Quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục 54
1.3.1 Khái niệm về quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục 54
1.3.2 Những yêu cầu của quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục 58
1.3.3 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục 62
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục 70
1.4.1 Các yếu tố chủ quan 70
1.4.2 Các yếu tố khách quan 71
Kết luận chương 1 73
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG GD STEAM TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 74
2.1 Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về GD STEAM và quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM 74
2.2 Khái quát về hệ thống các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ 78
2.3 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 80
2.3.1 Mục đích khảo sát 80
2.3.2 Nội dung và các bước tiến hành 80
2.3.3 Mẫu khảo sát 81
2.3.4 Địa bàn, thời gian khảo sát 83
2.3.5 Phương pháp nghiên cứu thực trạng 83
2.4 Thực trạng hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 84
2.4.1 Thực trạng thực hiện các mục tiêu của hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 84
Trang 62.4.2 Thực trạng về nội dung hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 86 2.4.3 Thực trạng về quy trình hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 87 2.4.4 Thực trạng về hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 89 2.4.5 Thực trạng năng lực giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 91 2.4.6 Thực trạng về CSVC, thiết bị và môi trường hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 93 2.4.7 Thực trạng công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 95 2.4.8 Thực trạng công tác đánh giá hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 97
2.5 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 99
2.5.1 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 99 2.5.2 Thực trạng quản lý nội dung hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 101 2.5.3 Thực trạng quản lý quy trình tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 103 2.5.4 Thực trạng quản lý hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 106 2.5.5 Thực trạng quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 107 2.5.6 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị và xây dựng môi trường hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 110
Trang 72.5.7 Thực trạng quản lý phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục
khu vực ĐNB 111
2.5.8 Thực trạng quản lý việc đánh giá hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 113
2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 116
2.6.1 Những thành công và nguyên nhân 116
2.6.2 Những hạn chế và nguyên nhân 117
Kết luận chương 2 119
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEAM TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ 121
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 121
3.1.1 Đảm bảo tính biện chứng 121
3.1.2 Đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ 121
3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 121
3.1.4 Đảm bảo tính kế thừa 122
3.1.5 Đảm bảo tính khả thi 122
3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ 122
3.2.1 Chỉ đạo xây dựng và truyền thông khung mục tiêu hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM dựa trên triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi của Trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ 122
3.2.2 Tổ chức phát triển chương trình giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ đảm bảo tính hệ thống, khoa học và khả năng chuyển giao 125
3.2.3 Giám sát việc thực hiện đúng quy trình trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ 130
3.2.4 Tổ chức đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ 132
Trang 83.2.5 Chỉ đạo đa dạng hóa phương thức bồi dưỡng giáo viên dựa trên khung năng
lực GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ 135
3.2.6 Chỉ đạo đầu tư CSVC, thiết bị và môi trường đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ 138
3.2.7 Tổ chức phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ 141
3.2.8 Chỉ đạo thực hiện quy trình đánh giá hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ 143
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non khu vực Đông Nam Bộ 145
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ 146
3.4.1 Mục tiêu khảo nghiệm 146
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 146
3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 147
3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 147
3.5 Thử nghiệm biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực Đông Nam Bộ 153
3.5.1 Mục đích thử nghiệm 153
3.5.2 Giả thuyết thử nghiệm 153
3.5.3 Đối tượng, thời gian thử nghiệm 153
3.5.4 Nội dung thử nghiệm 156
3.5.5 Quy trình thử nghiệm 156
3.5.6 Kết quả thử nghiệm 157
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 169
1 KẾT LUẬN 169
2 KHUYẾN NGHỊ 170
TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC 1.PL
Trang 9DANH MỤC CAC TỪ VIẾT TẮT
13 M.K.S A Mindset- Knowledge- Skills- Attitude
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Bổ sung các chuẩn, chỉ số trong khung mục tiêu giáo dục trẻ 5-6 tuổi
theo định hướng GD STEAM 36 Bảng 1.2 Nội dung khoa học trong hoạt động giáo dục theo định hướng GD
STEAM cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non 40 Bảng 1.3 Nội dung nghệ thuật trong hoạt động giáo dục theo định hướng GD
STEAM cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non 41 Bảng 1.4 Nội dung toán học trong hoạt động giáo dục theo định hướng GD
STEAM cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non 42 Bảng 1.5 Nội dung công nghệ trong hoạt động giáo dục theo định hướng GD
STEAM cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non 44 Bảng 1.6 Nội dung kỹ thuật trong hoạt động giáo dục theo định hướng GD
STEAM cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non 45 Bảng 1.7 Thời lượng các tiết học trong hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non (Tham khảo: Hệ thống giáo dục IGC) 46 Bảng 1.8 Bảng phân công nhiệm vụ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường
mầm non tư thục Error! Bookmark not defined
Bảng 2.1 Quy ước về thang đo và thang đánh giá các giá trị trung bình 81 Bảng 2.2 Đối tượng, địa bàn khảo sát bảng hỏi và quan sát trực tiếp 82 Bảng 2.3 Đối tượng, đơn vị phỏng vấn trực tiếp 82 Bảng 2.4 Mức độ quan trọng và mức độ thực hiện các mục tiêu của hoạt động
giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 84 Bảng 2.5 Tần suất và mức độ thực hiện nội dung hoạt động giáo dục theo định
hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 86 Bảng 2.6 Mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của các bước theo quy trình
5E trong hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 88
Trang 11Bảng 2.7 Mức độ ảnh hưởng và Tần suất thực hiện của các hình thức tổ chức
hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 90 Bảng 2.8 Mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của các năng lực đối với
giáo viên trong hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 91 Bảng 2.9 Mức độ ảnh hưởng của CSVC, thiết bị và môi trường đến hoạt động
giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 93 Bảng 2.10 Mức độ tần suất và mức độ thực hiện phối hợp giữa gia đình và nhà
trường trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 95 Bảng 2.11 Mức độ quan trọng và mức độ thực hiện công tác đánh giá hoạt động
giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 97 Bảng 2.12 Mức độ quan trọng và mức độ thực hiện công tác quản lý mục tiêu hoạt
động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 99 Bảng 2.13 Mức độ quan trọng và mức độ thực hiện công tác quản lý nội dung hoạt
động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 101 Bảng 2.14 Mức độ ảnh hưởng và mức độ thực hiện công tác quản lý quy trình
tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 104 Bảng 2.15 Mức độ quan trọng và mức độ thực hiện công tác quản lý hình thức
tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non 106tư thục khu vực ĐNB 106 Bảng 2.16 Mức độ quan trọng và mức độ thực hiện công tác quản lý bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 108
Trang 12Bảng2.17 Mức độ quan trọng và mức độ thực hiện công tác quản lý cơ sở vật
chất, thiết bị và xây dựng môi trường hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 110 Bảng 2.18 Mức độ tần suất và mức độ thực hiện quản lý phối hợp giữa nhà
trường với gia đình trong triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 111 Bảng 2.19 Mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của việc quản lý đánh giá hoạt
động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 113 Bảng 2.20 Mức độ các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục theo định
hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 115 Bảng 3.1 Một số chủ đề STEAM phổ biến ở trường mầm non 126 Bảng 3.2 Khung nội dung kế hoạch tháng hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM 127 Bảng 3.3 Khung kế hoạch sự kiện, trải nghiệm- dã ngoại của hoạt động giáo
dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục (Tham khảo: Trường IGC Trảng Dài) 133 Bảng 3.4 Nội dung và thời lượng bồi dưỡng hoạt động giáo dục theo định
hướng GD STEAM cho giáo viên ở các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 136 Bảng 3.5 Bảng đối tượng khảo nghiệm về mức độ cấp thiết và khả thi của các
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non thư thục khu vực ĐNB 147 Bảng 3.6 Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 148 Bảng 3.7 Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt
động giáo dục theo định hướng STEAM cho trẻ ở trường mầm non ngoài công lập khu vực Đông Nam Bộ 150 Bảng 3.8 Thống kê dữ liệu mẫu thử nghiệm Trường Mầm non IGC Tây Ninh
và Trường Mầm non Abi Bình Dương 154
Trang 13Bảng 3.9 Thống kê dữ liệu về trình độ chuyên môn và độ tuổi của giáo viên
Trường Mầm non IGC Tây Ninh và Trường Mầm non Abi Bình Dương 155 Bảng 3.10 Bảng so sánh kết quả khảo sát năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục
theo định hướng GD STEAM cho trẻ mầm non thời điểm trước khi thử nghiệm của giáo viên tại Trường Mầm non IGC Tây Ninh và Trường Mầm non Abi Bình Dương 158 Bảng 3.11 Bảng so sánh kết quả khảo sát năng lực tổ chức các hoạt động GD
STEAM cho trẻ mầm non thời điểm sau khi thử nghiệm của giáo viên tại Trường Mầm non IGC Tây Ninh và Trường Mầm non Abi Bình Dương 162 Bảng 3.12 Kết quả tổng hợp tần suất đánh giá của các mức độ năng lực giáo
viên của 2 trường trước và sau thử nghiệm biện pháp 165 Bảng 3.13 Kết quả tổng hợp giá trị trung bình điểm đánh giá năng lực giáo viên
của 2 trường trước và sau thử nghiệm biện pháp 166
Trang 14DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1 Số liệu về nhóm trẻ công lập và tư thục 12/2023 79Biểu đồ 2.2 Số liệu về lớp mẫu giáo công lập và tư thục 12/2023 79Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả trước và sau thử nghiệm tại Trường Mầm non Tây Ninh 167Biểu đồ 3.2 So sánh kết quả sau thử nghiệm tại Trường Mầm non IGC Tây Ninh
(Thử nghiệm) và Trường mầm non Ai Bình Dương (Đối chứng) 167
Trang 15DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Sở đồ về cách tiếp cận quản lý giáo dục 21Hình 1.2 Cấu trúc các môn học GD STEAM 38Hình 1.3 Nội dung của mô hình 5E trong tổ chức các hoạt động giáo dục theo
định hướng STEAM tại các trường mầm non 49Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức trường mầm non tư thục 54Hình 1.5 Sơ đồ chức năng nhiệm vụ của HĐQT và BĐH tại hệ thống giáo dục
tư thục 55Hình 2.1 Sản phẩm tạo hình làm từ in màu hoa lá tự nhiên 5- 6 tuổi tại trường
Mần non ABC – Vũng Tàu 85Hình 2.2 Tiết kỹ thuật trong lớp học giáo dục theo định hướng GD STEAM cho
trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non IGC Tây Ninh 87Hình 2.3 Bản thiết kế bước E3 hoạt động giáo dục theo định hướng GD
STEAM cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non Abi Tân Phú 89Hình 2.4 Giáo viên hướng dẫn thực hành hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non Abi Bình Dương 93Hình 2.5 Phòng chức năng cho hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM
cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường mầm non IGC Trảng Dài- Biên Hòa 95
Trang 16DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 3.1 Quy trình xây dựng mục tiêu hoạt động giáo dục theo định hướng STEAM 124
Sơ đồ 3.2 Quy trình triển khai xây dựng nội dung hoạt động giáo dục theo định
hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 129
Sơ đồ 3.3 Giám sát thực hiện quy trình 5E trong hoạt động giáo dục theo định
hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB 131
Sơ đồ 3.4 Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo
định hướng GD STEAM 145
Trang 17MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục theo định hướng GD STEAM là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán được lồng ghép với các bài học thực tế rất tự nhiên và hữu dụng từ đó giúp cho trẻ có thể ghi nhớ kiến thức nhanh hơn, đồng thời khả năng ứng dụng các kiến thức đó vào cuộc sống để thích ứng với những biến động khó lường của cuộc sống Điều đó phù hợp với đặc điểm của trẻ mầm non là tư duy trực quan sinh động, trẻ học chủ yếu thông qua quá trình trải nghiệm thực tế hơn là lý thuyết hàn lâm, đồng thời các nội dung học tập cũng luôn đòi hỏi sự kết hợp của nhiều kiến thức kỹ năng khác nhau, hướng tới một chủ đề phù hợp với lứa tuổi và thực tế nơi trẻ sinh sống
Quản lý giáo dục theo định hướng GD STEAM bao gồm những tác động của nhà quản lý thông qua việc lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, đánh giá từ đó giúp nhà trường triển khai có hiệu quả các thành tố trong hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM bằng việc thiết lập mục tiêu phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của tổ chức; xây dựng nội dung chương trình, quy trình tổ chức, hình thức triển khai và đánh giá hiệu quả Trên cơ sở cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết về đội ngũ, CSVC, thiết bị, môi trường và tài chính Thiết lập các mối quan hệ gắn kết với khách hàng và giảm thiểu các rủi ro do các yếu tố ảnh hưởng tác động
từ bên ngoài Như vậy, năng lực quản trị của lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của việc triển khai chương trình giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non
Trường mầm non tư thục là đơn vị được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non Điều này là một cơ hội để các trường có thể linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc ứng dụng một số phương thức giáo dục tiên tiến trên thế giới nhằm mang lại những giá trị cộng thêm cho trẻ mầm non bên cạnh những mục tiêu đã đạt được từ chương trình GDMN của Việt Nam, đồng thời cũng góp phần đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh, đặc biệt là tại các thành phố phát triển thuộc khu vực kinh tế năng động bậc nhất cả nước như vùng Đông Nam Bộ
Trang 18Khu vực ĐNB bao gồm 6 tỉnh, trong đó có TP Hồ Chí Minh và 5 tỉnh là Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước Đây là khu vực
có nền kinh tế và xã hội phát triển năng động bậc nhất cả nước với dân số trẻ và phụ huynh có tư duy cởi mở về giáo dục, kỳ vọng về các dịch vụ giáo dục chất lượng Hệ thống các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB đang phát triển mạnh
mẽ về cả quy mô, chất lượng chương trình, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đến giá trị dịch vụ kèm theo Đây là khu vực có số lớp tư thục cao hơn công lập và gấp đôi số lượng bình quân cả nước Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự thay đổi tích cực về nhận thức xã hội và điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế trong khu vực ĐNB, đã tạo ra bước chuyển mình lớn mạnh của các trường mầm non tư thục và tạo điều kiện cho việc đưa định hướng GD STEAM vào triển khai ở khu vực này Tuy nhiên, hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại khu vực Đông Nam Bộ vẫn đang chỉ tập trung tại các thành phố lớn, các trường tư thục với mức học phí cao thuộc các hệ thống giáo dục uy tín Do đó, việc ứng dụng để triển khai trên diện rộng và phù hợp với mọi địa phương, mọi mô hình giáo dục mầm non sẽ là vấn đề có thể được nghiên cứu sâu hơn
Từ những phân tích trên, đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục theo định
hướng GD STEAM tại các trường mầm non tư thục khu vực ĐNB” được người
nghiên cứu lựa chọn làm đề tài cho luận án tiến sĩ của mình Kết quả nghiên cứu là
cơ sở khoa học cho các nhà quản lý tham khảo vận dụng tùy theo điều kiện của mỗi trường, mỗi địa phương
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục khu vực ĐNB từ đó đề xuất biện pháp quản lý phù hợp góp phần nâng cao chất lượng GDMN
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non
tư thục
Trang 194 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM bằng cách phối hợp các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra với các thành tố của giáo dục theo định hướng GD STEAM như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá, các điều kiện thì sẽ nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ nầm non ở ĐNB
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM và quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục
5.2 Phát hiện những vấn đề thực trạng về hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM và quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục khu vực ĐNB
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục khu vực ĐNB Từ đó khảo nghiệm và thử nghiệm
để khẳng định tính phù hợp, tính khả thi và hiệu quả của biện pháp được đề xuất
6 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM
6.2 Chủ thể quản lý
Chủ thể quản lý chính: Hiệu trưởng các trường mầm non tư thục
Chủ thể quản lý phối hợp: Hội đồng quản trị; Ban điều hành; Hiệu phó chuyên môn; Tổ trưởng các khối
6.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục theo
định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục khu vực ĐNB theo hướng tiếp cận đối tượng và chức năng
Phạm vi lứa tuổi của trẻ: đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục
theo định hướng GD STEAM cho trẻ 5- 6 tuổi
Phạm vi địa bàn khảo sát: đề tài tập trung khảo sát với CBQL, GV, phụ huynh
tại 7 trường mầm non tư thục thuộc các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ bao gồm: Trường IGC Quận 3, Trường Mầm non Steame Garten Quận 8, Trường Mầm non Abi
Trang 20Tân Phú- TP Hồ Chí Minh; Trường Mầm non ABC - TP Vũng Tàu; Trường Mầm non Abi Bình Dương- Tỉnh Bình Dương; Trường Mầm non IGC Trảng Dài- Tỉnh Đồng Nai; Trường Mầm non IGC Tây Ninh- Tỉnh Tây Ninh
Phạm vi về thời gian: các số liệu sử dụng cho nghiên cứu luận án từ 1/2020 đến
4/2024
7 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phương pháp luận
Tiếp cận đối tượng quản lý: Chính xác là tiếp cận hướng vào đối tượng, mà ở
đây đối tượng của quản lý đó chính là hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM, như vậy diễn tiến của hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM như thế nào thì quản lý phải theo diễn tiến này nhằm đạt mục tiêu giáo dục cũng tức là mục
tiêu quản lý Với cách hiểu đơn giản “Muốn quản lý A phải hiểu về A” như vậy nếu ở
trên ta tiếp cận hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM theo quá trình bao gồm: mục tiêu, nội dung, quy trình, hình thức, các điều kiện và đánh giá Thì tiếp cận theo đối tượng quản lý tức là quản lý mục tiêu, quản lý nội dung, quản lý quy trình, quản lý hình thức, quản lý các điều kiện và quản lý việc đánh giá hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM
Tiếp cận chức năng quản lý: để quản lý các đối tượng của hoạt động giáo dục
theo định hướng GD STEAM thì nhà quản lý sẽ sử dụng linh hoạt các chức năng của quản lý bao gồm: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra bên trong mỗi thành tố quản lý Việc tiếp cận quản lý theo cả đối tượng và chức năng sẽ giúp tác giả có góc nhìn đầy đủ
và chi tiết hơn trong quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục
Tiếp cận cùng tham gia: để quản lý được hoạt động giáo dục theo định hướng GD
STEAM tại trường mầm non tư thục thì có từ 3 đến 4 chủ thể quản lý Nếu là trường tư thục mà Chủ trường chính là Hiệu trưởng thì chủ thể quản lý sẽ bao gồm 3 cấp: Hiệu trưởng, Hiệu phó chuyên môn, Giáo viên (bao gồm cả tổ trưởng) Nếu là trường tư thục
mà Chủ trường thuê Hiệu trưởng về quản lý thì chủ thể quản lý bao gồm 4 cấp: Chủ trường ( HĐQT, BĐH), Hiệu trưởng, Hiệu phó chuyên môn, Giáo viên (bao gồm cả tổ trưởng) Trong luận án tác giả sẽ sử dụng tới mô hình quản lý 4 cấp, trong đó Hiệu trưởng
có vai trò là chủ thể chính điều phối chung
Tiếp cận năng lực: giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mà ở đó việc xây dựng mục tiêu,
Trang 21nội dung, quy trình, hình thức, điều kiện, đánh giá căn cứ trên năng lực của trẻ theo lứa tuổi và đảm bảo giáo dục cá nhân hóa theo từng trẻ Do đó, trước khi triển khai các hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM thì giáo viên cần xác định được đầu vào năng lực của mỗi trẻ từ đó có lộ trình cụ thể để đảm bảo chuẩn đầu ra Tương tự như vậy đối với lĩnh vực quản lý, thì năng lực đầu vào của CBQL, GVMN cũng được xác định để
có những biện pháp bồi dưỡng phù hợp
Tiếp cận cung- cầu: giáo dục là một sản phẩm đặc thù của thị trường, do đó
ngoài việc tuân thủ theo quy luật cung cầu của thị trường nhằm đáp ứng được xu hướng của xã hội và nhu cầu của phụ huynh thì nó còn phải tuân thủ theo các quy định của nhà nước về giáo dục
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp Nghiên cứu lý thuyết
Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục
7.2.2 Phương pháp Nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Sử dụng phiếu điều tra nhằm thu thập thông tin cần thiết về việc quản lý hoạt động
giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục khu vực ĐNB
Trao đổi với CBQL, giảng viên tại các trung tâm, học viện, các trường đại học
để nắm thông tin về vấn đề nghiên cứu
Trao đổi với Ban giám hiệu các cơ sở giáo dục mầm non tại trường tư thục khu vực ĐNB về thực trạng việc tổ chức quản lý hoạt động giáo dục theo định
hướng GD STEAM
Trang 22Trao đổi với HĐQT, BĐH tại các hệ thống giáo dục tư thục về giá trị cốt lõi, triết
lý giáo dục, cách thức quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM
Trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và quản lý hoạt động GD STEAM
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục
Tiến hành thu thập và nghiên cứu trên các sản phẩm của hoạt động giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục khu vực ĐNB
Sử dụng các tư liệu giáo án, kế hoạch năm, tháng, tuần, phiếu dự giờ giáo viên, phiếu đánh giá học sinh, hình ảnh, clip về các sản phẩm GD STEAM làm cơ sở cho việc hướng dẫn xây dựng biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục khu vực ĐNB
Phương pháp thống kê
Sau khi thực hiện phiếu hỏi và phiếu quan sát, tác giả sẽ thống kê kết quả đạt được và xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học, từ đó xác định các giá trị điểm tổng, trung bình, thứ hạng để có cơ sở so sánh và đưa ra một số đánh giá về tình hình thực tế triển khai quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục khu vực ĐNB
7.3 Phương pháp thử nghiệm
Tiến hành thử nghiệm có đối chứng để đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục khu vực ĐNB
8 CÁC LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
Hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục được xem là một hoạt động quan trọng và cần thiết góp phần phát triển năng lực toàn diện cho trẻ
Thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM cho thấy các vấn đề cần giải quyết để thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, quy trình, hình thức, đánh giá, các điều kiện đảm bảo về đội ngũ, CSVC thiết bị và môi trường.Từ đó, có cơ
sở để đưa ra các biện pháp có tính thực tiễn và khả năng thực thi cao
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM nhằm giúp các CBQL lập kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, đánh giá việc xây dựng mục tiêu, nội dung, quy trình, hình thức, kiểm tra cũng như phát triển đội ngũ, chuẩn bị các điều kiện cần
Trang 23thiết để đảm bảo việc triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM đạt kết quả tốt nhất
9 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
9.1 Về lý luận
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về hoạt động giáo dục theo định
hướng GD STEAM và quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại
trường mầm non
9.2 Về thực tiễn
Phát hiện những vấn đề về thực trạng hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM và quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục khu vực ĐNB
Đề xuất được các biện pháp cụ thể về quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục khu vực ĐNB
Trang 24CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEAM TẠI TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Những nghiên cứu về hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non
Hướng tiếp cận thứ nhất là những nghiên cứu cho thấy sự phù hợp của việc
đưa hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM vào bậc học mầm non Trong
đó, những nghiên cứu của tác giả Yoon, J., & Onchwari, J.A (2006) trong “Dạy
khoa học cho trẻ nhỏ: Ba điểm mấu chốt” [160] đưa ra các điểm quan trọng trong
giáo dục trẻ nhỏ ở các hoạt động khám phá khoa học, công nghệ và kỹ thuật cho thấy được sự cần thiết phải thay đổi tư duy, phương pháp giáo dục trẻ nhỏ Nó là cơ sở để đưa hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM vào bậc học mầm non
Moomaw S (2012) cũng khẳng định nền tảng của STEM bắt đầu từ thời thơ
ấu, nơi trẻ em có khả năng tự nhiên của mình để đặt câu hỏi, sáng tạo, điều tra và khám phá Trải nghiệm STEM tập trung vào các vấn đề trong thế giới thực, được hướng dẫn bởi các câu hỏi hoặc vấn đề, liên quan đến hoạt động khám phá thực tế
mở và thường xuyên yêu cầu làm việc nhóm và cộng tác [129]
Tác giả Basham, J D., Israel, M., & Maynard, K (2010) trong nghiên cứu về
“Mô hình sinh thái STEM: vận hành STEM cho tất cả mọi người” [74] cho rằng STEM
dành cho tất cả mọi lứa tuổi, kể cả những trẻ khuyết tật có nhu cầu học tập đặc biệt tới những trẻ nhỏ ở trường mầm non Giáo dục theo định hướng GD STEAM của mầm non xây dựng trên nền tảng dự án học tập, lấy hoạt động vui chơi làm chủ đạo, nên không nặng nề về lý thuyết học thuật mà thiên về ứng dụng và giải quyết các vấn để trong thực tiễn cuộc sống, hoặc là những vấn đề có ảnh hưởng tới cộng đồng tương lai Nghiên cứu này tập trung vào nhu cầu và sự cần thiết của hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM ở cấp mầm non cùng với các mô hình GD STEAM phù hợp với trẻ mẫu giáo Nhóm tác giả cũng chỉ ra được các đặc điểm về tâm sinh lý để thầy rằng trẻ mẫu giáo có năng khiếu tự nhiên và khuynh hướng hướng tới khoa học với tính tò
mò và sáng tạo
Katz, LG (2010), “STEM trong những năm đầu” đã trình bày nghiên cứu tại
Trang 25Hội nghị STEM trong Giáo dục Mầm non và Phát triển, Cedar Falls, IA [113] Tác giả
đã đưa ra các phương pháp thực hành GD STEM thông qua hoạt động vui chơi Điều quan trọng là thông qua việc quan sát để thấy rằng trải nghiệm STEM của trẻ em nâng cao sự tự tin của chúng về khả năng học tập và những cơ hội phát triển tư duy trong những năm đầu đời Tác giả cũng đã khẳng định từ kết quả nghiên cứu rằng STEM tích hợp, đặc biệt là khoa học và toán học, nảy sinh thông qua hoạt động vui chơi và các chủ đề bắt đầu từ sở thích của trẻ Những phát hiện này quan trọng làm nổi bật cách sử dụng các phương pháp thực hành và phương pháp sư phạm khác nhau để hỗ trợ việc học STEM cho trẻ mầm non
Trong nghiên cứu của Smart Brief (2013), “Nuôi dưỡng kỹ năng STEM cho học
sinh nhỏ tuổi” [145] đã chỉ ra các kết quả đánh giá từ Viện Giáo dục Mầm non
Marsico tại Trường Cao đẳng Sư phạm Morgridge của Đại học Denver về sự cần thiết của việc triển khai hoạt động giáo dục teo định hướng GD STEAM đối với bậc học mầm non để đảm bảo sự liên kết trong mục tiêu giáo dục với các cấp học cao hơn, sự phát triển hình soắn ốc của nội dung chương trình để đảm bảo tính liên tục, liên ngành khi học sinh chuyển từ cấp học mầm non qua tiểu học Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ
ra những ưu điểm của GD STEAM khi có một mục tiêu rõ ràng và chuẩn đầu ra của từng lứa tuổi; chương trình giảng dạy dựa trên cơ sở thực tế và có tính ứng dụng cao, linh hoạt và thích ứng với từng điều kiện học tập; Nội dung học tập được xây dựng trên kinh nghiệm và vốn sống của trẻ, thông qua vui chơi, trải nghiệm khám phá để hình thành nên lý luận do đó trẻ năng động, sáng tạo và hứng thú
Tại Carolina một nhóm các nhà nghiên cứu gồm Kermani, H., & Aldemir, J (2015) đã tiến hành thực nghiệm để đánh giá kết quả đầu ra về năng lực toán học, khoa học đối với nhóm trẻ mầm non học theo GD STEM so với nhóm trẻ học theo GD
truyền thống và công bố kết quả trong công trình khoa học về “Chuẩn bị cho trẻ thành
công: tích hợp khoa học, toán học và công nghệ trong lớp học mầm non” [115] Kết
quả cho thấy trẻ em ở nhóm thực nghiệm đã có sự cải thiện đáng kể về kỹ năng toán học so với trẻ ở nhóm đối chứng Nhận thức và sự quan tâm của trẻ em đối với các chủ
đề liên quan đến khoa học cũng như việc sử dụng công nghệ như „Google‟ để tìm kiếm hoặc các trò chơi phần mềm giáo dục tăng lên khi nghiên cứu hoàn thành Do đó, các tác giả khẳng định hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEM nên bắt đầu từ mẫu giáo, vì sự tham gia của trẻ mẫu giáo với khoa học và các lĩnh vực khác, chẳng hạn
Trang 26như công nghệ, sẽ nâng cao nhận thức và sự quan tâm của các em đối với khoa học Ngoài ra, nó còn mang lại cho trẻ mẫu giáo những cơ hội cần thiết để trau dồi tài năng
và góp phần vào sự phát triển sau này của trẻ Trẻ mầm non có khả năng và sẵn sàng học theo phương pháp STEM vì các em có thể đặt các câu hỏi điều tra, biện minh cho
ý kiến của mình và hình thành các cách giải thích về cách thế giới xung quanh
Nói tới tính ưu việt của hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM, Hồ Lam Hồng, Trịnh Thị Xim cùng các cộng sự (2022) cho rằng: trong dạy học, hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM là một cách thức để truyền cảm hứng học tập, giúp trẻ huy động được những kinh nghiệm khác nhau; ứng dụng các kiến thức STEAM trong cuộc sống, đem lại cho trẻ cơ hội thực hành, tức là biến những hiểu biết lí thuyết thành công cụ thực hành GD STEAM đã trở nên quen thuộc với bậc học mầm non trên thế giới và 5 năm trở lại đây đã được ghi nhận và phát triển ở Việt Nam [30]
Tác giả Nguyễn Văn Biên (2023) cùng nhóm tác giả trong tài liệu tập huấn, bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lí cốt cán mầm non về “Ứng dụng giáo dục
STEAM trong thực hiện chương trình giáo dục Mầm non” [10] đã chỉ ra sự phù hợp
của việc triển khai ứng dụng GD STEAM vào cấp học mầm non cùng với chương trình giáo dục mầm non hiện tại ở Việt Nam Tài liệu đã đưa ra các khái niệm, ý nghĩa, đặc trưng, nội dung, quy trình, phương tiện, cách ứng dụng GD STEAM trong tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non; khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để ứng dụng GD STEAM trong thực hiện CT Giáo dục mầm non
Như vậy, các nghiên cứu về hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM trên Thế giới và Việt Nam đã cho ta thấy được sự phù hợp của GD STEAM đối với trẻ mầm non Điều này, cũng là cơ sở quan trọng để các nhà quản lý tự tin hơn trong việc triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại các trường mầm non
Hướng tiếp cận thứ hai là theo các thành tố của hoạt động giáo dục theo định
hướng GD STEAM cho trẻ ở trường mầm non Trong đó bao gồm quan điểm tiếp cận, mục tiêu giáo dục, nội dung, quy trình, hình thức tổ chức, phương thức đánh giá của hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM đối với trẻ mầm non
Tác giả Nancy K DeJarnette (2018), trong nghiên cứu về “Triển khai STEAM
trong lớp học mầm non” [135] đã khẳng định trẻ mẫu giáo có thiên hướng tự nhiên về
khoa học với sự tò mò và sáng tạo Tuy nhiên, khả năng tiếp thu bài của học sinh sẽ cao hơn đối với trẻ có năng lực làm việc nhóm và tinh thần hợp lực tốt Điều đó cho thấy
Trang 27được phương thức tiếp cận hiệu quả của trẻ trong GD STEAM là làm việc nhóm hơn là độc lập Trong các tiết học STEAM đòi hỏi phải có tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết các vấn đề chứ không đơn giản chỉ là kiến thức Tuy nhiên, năng lực này bị hạn chế ở GVMN do bản thân các cô cũng thiếu tự tin trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, chưa kể tới tâm thế thái độ tiếp nhận và triển khai cũng là một rào cản đối với việc triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM ở cấp học mầm mon
Nghiên cứu của nhóm tác giả Constantina Spyropoulou, Manolis Wallace,
Costas Vassilakis and Vassilis Poulopoulos (2020) về “Kiểm tra việc sử dụng giáo dục
STEAM trong Giáo dục mầm non” [93] đã chỉ ra các mô hình giảng dạy theo định
hướng GD STEAM ở trường mẫu giáo cũng như cách giáo viên mầm non hiểu biết về
mô hình giáo dục này Nghiên cứu cho rằng trẻ mẫu giáo có năng khiếu và khuynh hướng tự nhiên hướng tới khoa học với tính tò mò, sáng tạo cũng như sự cần thiết nên tích hợp yếu tố kỹ thuật trong các tiết học, đặc biệt là đối với trẻ từ 3 đến 6 tuổi Trong
đó, nghiên cứu cũng chỉ ra mô hình tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM đòi hỏi sự kết hợp của Khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán với nghệ thuật sẽ góp phần thúc đẩy trẻ học tập thông qua khám phá, đặt câu hỏi, nghiên cứu thực tiễn, giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng một cách sáng tạo Một trong những mục tiêu chính của GD STEAM là cung cấp cho trẻ những trải nghiệm học tập đích thực bao gồm các nhiệm vụ có bối cảnh thực tế, các vấn đề chưa được xác định rõ ràng, phức tạp hoặc câu hỏi nhiều bước, nhiều cách để tiếp cận một vấn đề, đòi hỏi khả năng tích hợp giữa các ngành, học qua thất bại và sự lặp đi lặp lại của các bài tập
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hương Lan (2021) trong đề tài “Vận dụng
mô hình dạy học 5E theo hướng tiếp cận STEM/STEAM trong giáo dục mầm non” [38]
đã chỉ ra rằng hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM ở mầm non là trang bị cho trẻ những kiến thức kĩ năng liên quan đến các lĩnh vực: Khoa học (S), Công nghệ (T), Kĩ thuật (E), Toán học (M) và nghệ thuật (A) theo cách tiếp cận liên ngành…Hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM ở cấp học mầm non vận dụng các phương thức dạy học chủ yếu dựa trên thực hành và hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học qua
dự án- chủ đề, học qua trò chơi
Tiếp đó, tác giả Vũ Thị Kiều Trang (2022) trong nghiên cứu về “Thực trạng giáo
dục STEAM cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang” [59] đã nêu lên quan điểm GD STEAM trong hoạt động học ở trường mầm non
Trang 28là việc GV áp dụng các lí thuyết về cách tiếp cận tích hợp, liên môn thuộc các lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học và Nghệ thuật vào tổ chức hoạt động học tập cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các thí nghiệm đơn giản dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải mái nhằm phát triển tư duy và kĩ năng giải quyết vấn đề cho trẻ
Như vậy, hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non
là quá trình vừa học vừa chơi nhằm phát triển nhận thức và khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn; Khả năng ghi nhớ và thao tác đúng quy trình để hoàn thành được nhiệm vụ; Sử dụng đúng cách, an toàn các dụng cụ
để hoàn thành sản phẩm; Tạo nên giá trị nhân văn và sáng tạo trong giải quyết vấn đề một cách nghệ thuật; Đồng thời, vận dụng kiến thức toán học để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách chủ động
Worth, K (2010), “Khoa học trong lớp học mầm non: Nội dung và quy trình”
trong nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị STEM trong GDMN và Phát triển, Cedar Falls, IA đã đưa ra các nội dung quan trọng bao gồm: làm khoa học là một phần tự nhiên và quan trọng trong quá trình học tập sớm của trẻ; sự tò mò của trẻ về thế giới tự nhiên là chất xúc tác mạnh mẽ cho hoạt động làm việc và vui chơi của trẻ; với sự hướng dẫn thích hợp, sự tò mò tự nhiên và nhu cầu tìm hiểu thế giới này sẽ trở thành nền tảng để trẻ bắt đầu sử dụng các kỹ năng tìm hiểu nhằm khám phá các hiện tượng
và chất liệu cơ bản của thế giới xung quanh trẻ; và việc khám phá khoa học sớm này
có thể là một bối cảnh phong phú trong đó trẻ có thể sử dụng và phát triển các kỹ năng quan trọng khác, bao gồm làm việc cùng nhau, điều khiển vận động lớn và nhỏ cơ bản, ngôn ngữ và hiểu biết toán học sớm [158]
Tác giả Torres-Crespo, MN, Kraatz, E., & Pallansch, L (2014), “Từ sợ hãi STEM
đến chơi đùa với nó: Sự tích hợp tự nhiên của STEM vào lớp học mầm non” [150] đã mô
tả quá trình xây dựng và triển khai trại hè STEM nhằm giúp trẻ mẫu giáo thử nghiệm và nghiên cứu các tài liệu trong khi học các khái niệm cơ bản về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học thông qua vui chơi như một phần của quá trình giáo dục Nó cho thấy sự
đa dạng về hình thức tổ chức các hoạt động STEM dành cho trẻ mầm non Trong đó tác giả đã minh chứng được sự kết hợp tuyệt vời với việc học tập và vui chơi ở ngoài lớp học
Vì nó không chỉ kích thích sự tò mò khám đặc trưng của tuổi nhỏ mà còn tạo ra các tình huống thực tế để trẻ xử lý các vấn đề một cách sáng tạo
Baran, E., Bilici, SC, & Mesutoğlu, C (2016) “Đưa STEM ra ngoài trường
học: Nhận thức của học sinh về chương trình giáo dục STEM ngoài trường học” [81]
Trang 29cho rằng hình thức GD STEM ngoài nhà trường như các hoạt động trải nghiệm, dã ngoại, thực hành sẽ tạo ra một sự thay đổi tích cực đối với nhận thức của học sinh trong lĩnh vực GD STEM Đây là một hình thức giáo dục song song cùng tồn tại với các hình thức khác như tiết học, dự án, sự kiện…Tạo nên một hệ sinh thái đa dạng và gia tăng sự trải nghiệm thực hành của các em
Kermani, H., & Aldemir, J (2015) “Chuẩn bị cho trẻ thành công: tích hợp khoa
học, toán học và công nghệ trong lớp học mầm non” [115] phân tích kỹ hơn đối với
hình thức tổ chức GD STEM trong tiết học của trẻ, trong đó việc tích hợp các nội dung liên quan tới khoa học, toán học, công nghệ trong các bài học dự án của trẻ mần non theo từng lứa tuổi là vô cùng cần thiết và phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ 3 đến 6 tuổi
Đối với các nội dung môn học trong GD STEAM ở cấp học mầm non, tác giả
Riley, Susan (2014) “Điểm mấu chốt: Ở ngã tư hội nhập STEM, STEAM và Arts”
[141] chỉ ra 4 môn học nền tảng là Khoa học; Công nghệ; Toán; Kỹ thuật sau đó được
bổ sung thêm yếu tố nghệ thuật Vì nó rất phù hợp với trẻ mầm non cho sự phát triển thẩm mỹ tương lai Đồng thời cũng chỉ ra yếu tố nghệ thuật trong STEAM ở trường mầm non bao gồm cả mỹ thuật, âm nhạc, nghệ thuật ngôn ngữ, nghệ thuật sáng tạo nhân văn …Chính việc kết hợp này đã ra sự mềm mại của học sinh, cân bằng các loại hình trí thông minh và phù hợp với đặc thù của GDMN là chỉ có một giáo viên có thể dạy tất cả các lĩnh vực
Hướng tiếp cận thứ ba về quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục theo định
hướng GD STEAM, các tác giả Cunningham và Lachapelle (2003) đã phát triển chương trình giảng dạy EiE với quy trình thiết kế kỹ thuật 5 bước: Hỏi; tưởng tượng; lập kế hoạch; chế tạo; cải tiến dành cho trẻ mầm non Quy trình này đã góp phần truyền cảm hứng cho các bài học kỹ thuật trong trường mầm non, làm thay đổi suy nghĩ của các nhà giáo dục Mầm non về việc học kỹ thuật của trẻ từ khi còn rất nhỏ [89] Quy trình này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục sử dụng để phát triển
GD STEAM ở mầm non
Nhóm các tác giả Pantoya, M E., Hunt, and Z Aguirre-Munoz (2015) trong
nghiên cứu về “Phát triển bản sắc kỹ thuật thời thơ ấu” [137] và Malone, K L., (2018) trong “ Những thách thức về thiết kế kỹ thuật trong giáo dục mầm non” [133] đã đưa ra
quy trình thiết kế kĩ thuật EiE giúp truyền cảm hứng cho trẻ 5-6 tuổi trở thành người giải
Trang 30quyết vấn đề lâu dài, xây dựng một nền tảng vững chắc về khả năng tìm hiểu, khám phá
và tư duy phản biện khi đứng trước một tình huống có vấn đề cần xử lí Quy trình 5 bước bao gồm các ý tưởng động não; nghiên cứu và thu thập thông tin trong STEAM để giúp giải quyết một vấn đề; kiểm tra các giải pháp; cải thiện một giải pháp đã chọn Trong đó nghiên cứu đưa ra quan niệm rằng thất bại không phải là lí do để trẻ bỏ cuộc
mà giúp trẻ có động lực để tiếp tục cải tiến các giải pháp đã đưa ra
Tại Việt Nam việc áp dụng quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM cũng khá là linh hoạt, tác giả Hoàng Thị Phương (2020) nhận định
trong “Đặc trưng của giáo dục STEAM cho trẻ mầm non –khả năng tích hợp vào
chương trình giáo dục mầm non” [46] rằng việc thiết kế hoạt động giáo dục STEAM,
cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng của trẻ và đưa ra quy trình 5 bước bồm: Lựa chọn chủ đề hoạt động; Xác định mục tiêu; Thiết lập môi trường, Hướng dẫn hoạt động, Đánh giá và điều chỉnh hoạt động
Tiếp theo, tác giả Trần Nhật Linh (2021) trong nghiên cứu về “Thiết kế một số
trò chơi cho trẻ mẫu giáo theo hướng tiếp cận STEAM”[40] đã cấu trúc tiến trình tổ
chức hoạt động vui chơi với các nội dung bao gồm tên trò chơi, nhiệm vụ chơi, hành động chơi, đồ chơi đều phải hướng đến việc dạy học liên ngành kết hợp giữa nghệ thuật với các môn học truyền thống là Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học; trong đó nhấn mạnh yếu tố thực hành và khuyến khích trẻ thảo luận để tìm ra giải pháp thực tế cho mỗi trò chơi dựa trên nền tảng của sự sáng tạo, nghệ thuật
Bên cạnh đó, theo tác giả Nguyễn Thị Luyến (2021) nêu trong đề tài nghiên cứu
“Tổ chức hoạt động giáo dục STEAM cho trẻ Mầm non” [41] để tổ chức hoạt động
giáo dục STEAM hiệu quả, cần tuân thủ theo quy trình chặt chẽ, theo logic giải quyết vấn đề của trẻ em với 3 quy trình điển hình: tổ chức hoạt động GD STEAM theo dự án điều tra, theo giải quyết vấn đề và theo quy trình 5E
Nhóm tác giả Đặng Öt Phượng, Đinh Lan Anh, Nguyễn Thị Mai Thương và Lê Thu Trang (2022) đã đưa ra quy trình tổ chức hoạt động giáo dục STEAM trong
nghiên cứu “Tiếp cận quy trình 6E, EDP trong tổ chức hoạt động giáo dục STEAM
cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non” [49] Trong đó, quy trình EDP bao gồm 5 bước
cơ bản là: Hỏi- thông qua các câu hỏi để xác định vấn đề, kiến thức bài học; Tưởng tượng- đưa ra các giả thuyết và giải pháp, từ đó lựa chọn phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề; Thiết kế- vẽ bản thiết kế, lập danh sách vật liệu sử dụng; Chế tạo- dựa
Trang 31vào bản thiết kế để chế tạo sản phẩm; Cải tiến- thử nghiêm sản phẩm đã chế tạo và thiết kế lại nếu lỗi, không đáp ứng được đúng yêu cầu Trên cơ sở quy trình 5E nhóm tác giả cũng phát triển quy trình 6E bổ sung thêm bước Chế tạo/ thiết kế (Engineer) áp dụng chủ yếu cho các tiết kỹ thuật, công nghệ đòi hỏi trẻ phải tư duy sơ đồ và mô hình hóa trước khi triển khai thực thi để tạo ra sản phẩm Như vậy quy trình 6E sẽ bao gồm: Gắn kết, khám phá, giải thích, thiết kế, mở rộng, đánh giá
Tác giả Văn Thị Minh Tư (2022) đã nêu ra rằng trong quá trình tổ chức các hoạt động STEAM cho trẻ mầm non, giáo viên có thể sử dụng phương pháp giáo dục STEAM như: tiến trình 5E, tiến trình 6E, tiến trình 4C, tiến trình dựa trên hoạt động thiết kế kĩ thuật (EDP) trong đó, mô hình dạy học 5E được xem là phù hợp nhất với trẻ mầm non Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng mô hình 5E, GV cần linh hoạt để tạo cho trẻ có sự hứng khởi và thoải mái thì mới đem lại hiệu quả giáo dục STEAM [58]
Theo tác giả Lê Bích Hồng (2023) trong cuốn “Giáo trình STEAM mầm non”
[31] cho thấy sự phù hợp của việc dạy học dự án theo định hướng giáo dục STEAM Tác giả đã chỉ ra cách xác định mục tiêu bài học theo 5 thành tố STEAM, mô hình dạy học 5E cho trẻ mầm non, cũng như cách xây dựng môi trường phù hợp với GD STEAM ở trường mầm non Cho thấy việc triển khai dạy học theo định hướng STEAM không chỉ phát triển cho các cấp học lớn mà có thể phù hợp với cả trẻ nhỏ Việc này không nhằm vào việc thay đổi nội dung chương trình hiện hành mà là bổ sung những cách thức triển khai mới để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn
Tác giả Nhữ Thị Việt Hoa (2023) trong nghiên cứu về “Tiến trình dạy học STEAM
cho trẻ 5-6 tuổi theo định hướng thiết kế kỹ thuật” [33] đã tiến hành thử nghiệm và khái
quát lên tiến trình dạy học STEAM cho trẻ mầm non gồm 5 bước sau: GV giới thiệu chủ đề; GV hướng dẫn hoặc định hướng trẻ tìm kiếm thông tin và đề xuất giải pháp; GV gợi ý cho trẻ một số vật liệu/dụng cụ để trẻ chủ động lựa chọn; GV đưa ra quy trình thực hiện, làm mẫu quy trình để trẻ quan sát làm theo hoặc tự thực hiện; GV tổ chức trưng bày sản phẩm để trẻ được giới thiệu sản phẩm của mình với các bạn
Do đó, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, tác giả luận
án xác định cách tiếp cận hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM là một quá trình bao gồm: mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình, quy trình triển khai, hình thức tổ chức, các điều kiện thực hiện và phương thức kiểm tra đánh giá Trong đó quy trình 5E và 6E được sử dụng vào trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo định
Trang 32hướng GD STEAM dành cho trẻ 5- 6 tuổi dưới các hình thức tổ chức tiết học, vui chơi, dã ngoại, sự kiện Trên cở sở tích hợp lồng ghép 5 lĩnh vực Khoa học, Kỹ thuật, Công nghệ, Toán, Nghệ thuật trong các chủ đề/ chủ điểm và dự án học tập theo CT GDMN để giúp trẻ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn và đạt được mục tiêu giáo dục trẻ mầm non
1.1.2 Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non
Trước tiên luận án tiếp cận các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục mầm non
Tác giả Davies, B., và Ellison, L., (1992) trong “Tương lai và quan điểm chiến
lược trong quy hoạch trường học”[98] đã phân tích các yếu tố trong công tác quản lý
cần tập trung nhằm đảm bảo cho sự cạnh tranh về chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường bao gồm: chương trình học, quá trình tổ chức dạy và học; nguồn nhân lực; cơ
sở vật chất; nguồn tài chính; truyền thông và chăm sóc khách hàng; cơ cấu tổ chức; cách thức đánh giá đầu ra của học sinh, giáo viên; sự quan tâm của cộng đồng, xã hội, phụ huynh; xây dựng hệ thống thông tin hiệu quả Các yếu tố này cũng sẽ nằm trong
hệ sinh thái quản lý của trường mầm non tư thục, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM
Nghiên cứu của Đặng Thị Kiều Tiên (2024) trong “Biện pháp quản lí hoạt động
giáo dục theo hướng trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo ”[55] khẳng định vai trò của Hiệu
trưởng trong việc triển khai các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng trải nghiệm như lập kế hoạch trải nghiệm, chỉ đạo giáo viên xây dựng nội dung và hoạt động trải nghiệm đa dạng phù hợp với trẻ mẫu giáo, tổ chức thực hiện các hoạt động một cách linh hoạt, hiệu quả thông qua các hình thức đa dạng như dã ngoại ngoài nhà trường
Hồ Văn Dũng, Đoàn Thị Thêu (2024) với nghiên cứu về “ Thực trạng quản lí
hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên ở các trường mầm non ”
[17] cho thấy sự cần thiết về năng lực nhận thức, quy hoạch, tổ chức, chỉ đạo, đánh giá
và quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển chuyên môn của Hiệu trưởng Tư
đó lấy làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non
Tác giả Võ Thị Ngọc Hân (2024) trong nghiên cứu về “Thực trạng quản lí hoạt
động phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường
Trang 33mầm non ” [23] đã cho thấy những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động kết nối giữa
nhà trường và PHHS như các kênh thông tin chưa đa dạng, quan điểm giáo dục của nhà trường và PHHS đôi khi còn chưa thống nhất gây thiếu đồng bộ trong cách chăm sóc và giáo dục trẻ, mức độ tham gia của PHHS vào các sự kiện của nhà trường còn chưa hiệu quả
Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể để gia tăng sự kết nối thông qua các kênh truyền thông Online phù hợp với xu hướng và PHHS trẻ hiện nay, tăng cường công tác tuyên truyền để giúp phụ huynh hiểu và đồng hành cùng nhà trường trong chăm sóc, giáo dục trẻ
Tiếp theo là các nghiên cứu về quản lý quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non
Tác giả Atiles, JT, Jones, JL, & Anderson, JA (2013) “Hơn cả một bài đọc:
Chuẩn bị và truyền cảm hứng cho các GVMN để phát triển các nhà khoa học tương lai của chúng ta” [66] đã cho thấy được vai trò của nhà quản lý trong việc chuẩn bị đầy
đủ các tài liệu, nguồn lực cũng như truyền cảm hứng cho đội ngũ trong việc triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM ở trường mầm non Các nhà quản lý
ở các quốc gia triển khai GD STEAM cũng nhận thức được điểm hạn chế trong việc triển khai GD STEAM ở bậc học mầm non chính là năng lực dạy học liên môn của giáo viên, khả năng triển khai thực hành kỹ thuật, kỹ năng của người dạy, kỹ năng và vốn kinh nghiệm của học sinh trong việc lên kế hoạch, thiết kế, làm việc nhóm và rút
ra bài học từ những sản phẩm trong quá trình học tập Do đó, việc đào tạo giáo viên cũng cần tập trung vào những phần còn hạn chế để khắc phục; nội dung chương trình
và phương pháp giảng dạy cũng cần linh hoạt phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ; đánh giá chuẩn đầu ra của trẻ cũng cần dựa trên khả năng theo từng lứa tuổi; đồng thời việc thiết lập môi trường và chuẩn bị các điều kiện cần thiết luôn phải đi trước đón đầu, chu đáo và tạo hứng thú cho cả người dạy và người học
Nhắc tới yếu tố con người và môi trường giáo dục, trong nghiên cứu của Smart
Brief (2013), “Nuôi dưỡng kỹ năng STEM cho học sinh nhỏ tuổi” [145] đã nhấn mạnh
vai trò của nhà QLGD trong công tác bồi dưỡng GVMN để họ có đủ năng lực, trình độ
và hiểu biết để có thể dạy STEAM Trong đó, giáo viên cần tập trung vào chức năng điều hành, khả năng tự kiểm soát và các kỹ năng xã hội cần thiết để học thành công trong bất kỳ môn học nào của STEAM Tiếp theo là vài trò của việc tạo ra môi trường học tập kích thích trẻ tư duy sáng tạo và gia tăng năng lực thực hành, khuyến khích sự trải nghiệm hơn là lý luận Đồng thời khuyến khích sự hợp tác, sự cam kết phối hợp
Trang 34giữa gia đình, nhà trường trong việc cùng nhau thiết lập mục tiêu, đảm bảo việc thực thi và đồng nhất trong quan điểm giáo dục
Tiếp tục cho thấy vai trò của yếu tố môi trường, CSVC, nhóm tác giả Dejonckheere, PJ, De Wit, N., Van de Keere, K., & Vervaet, S (2016) trong nghiên
cứu “Khám phá lớp học: Dạy khoa học cho trẻ mầm non” [101] đã thuyết phục người
đọc rằng việc chỉ đạo, tổ chức xây dựng môi trường khoa học nhằm gây sự chú ý và thích thú của trẻ mầm non là yếu tố quan trọng để nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học
và tâm thế thích học của trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ Trẻ nhỏ học STEM không phải là
để trở thành một nhà nghiên cứu khoa học trong tương lai, càng không phải là để trở thành một thợ máy mà quan trọng hơn cả là nuôi dưỡng được tình yêu của chúng đối với việc khám phá, học hỏi, tò mò và hứng thú với việc nghiên cứu từ sớm Quan điểm này làm thay đổi hoàn toàn xu hướng tiếp cận giáo dục ở bậc học mầm non đối với giáo viên và nhà quản lý trong việc kiến tạo môi trường học tập, thay đổi phương pháp giảng dạy, đa dạng hình thức tổ chức và linh hoạt trong nội dung chương trình GDMN
Park M H., Dimitrov, D M., Patterson, L G., & Park, D Y (2016) trong đề tài
về “ Niềm tin của giáo viên mầm non về sự sẵn sàng giảng dạy khoa học, công nghệ,
kỹ thuật và toán học” chỉ ra thiếu sự hỗ trợ của CBQL có ảnh hưởng tiêu cực đến giáo
dục STEM của GVMN, nhóm tác giả đã sử dụng câu hỏi mở điều tra về những khó khăn của GVMN trong giáo dục STEM, kết quả chỉ ra 12% GVMN cho rằng thiếu sự
hỗ trợ của CBQL là rào cản của họ Nghiên cứu này coi sự hỗ trợ từ quản lí nhà trường
là một cấu trúc quan trọng của việc triển khai STEM và dự định điều tra ảnh hưởng của nó đối với việc giảng dạy STEM của GVMN [137]
Thibaut và cộng sự (2018) với nghiên cứu “Ảnh hưởng của thái độ của giáo
viên mầm non và bối cảnh trường học đến thực tiễn giảng dạy trong giáo dục STEM tích hợp” nhận thấy rằng hỗ trợ liên tục của CBQL có tác động đáng kể đến sự quan
tâm của GVMN đối với giáo dục STEM Sự hỗ trợ từ Hiệu trưởng và Ban Giám hiệu nhà trường là những yếu tố giúp GVMN phát triển chuyên môn và chuyển từ phong cách giảng dạy truyền thống sang phong cách đổi mới [151]
Tác giả Nguyễn Thành Hải (2019) trong nghiên cứu về “Giáo dục
STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo” [26] đã cho chúng ta
một góc nhìn về GD STEAM tại Mỹ cũng như trên thế giới, từ đó chuyển thể nó vào thực tế giáo dục Việt Nam một cách gần gũi và dễ hiểu Qua đó cho những nhà quản lý giáo dục có một cái nhìn đúng đắn về GD STEAM không chỉ là giáo dục khoa học mà
Trang 35là giáo dục tinh thần khoa học, văn hóa khoa học từ đó góp phần chuẩn bị nền tảng và hoàn chỉnh con người trong thế giới có quá nhiều sự biến động như hiện nay, thời đại của công nghệ số, của trí tuệ nhân tạo Để từ đó giúp cho những nhà quản lý giáo dục
có góc nhìn sáng tỏ về một nền giáo dục trí tuệ nhưng có “trái tim và đạo đức”
Đề cập tới việc quản lý nội dung và lựa chọn các hình thức tổ chức giáo dục STEM, Tác giả Caroline Cohrssen & Susanne Garvis Editor (2021) trong cuốn sách
“Đưa STEM vào giáo dục và chăm sóc trẻ thơ” [96] cho rằng ngày càng có nhiều
trường MN tập trung vào việc cho trẻ nhỏ tiếp cận với nền giáo dục khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dạy sớm các môn như viết mã và kỹ thuật sẽ mang lại nhiều lợi ích như tăng khả năng cảm nhận về con
số, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng sắp xếp trình tự cho trẻ Tuy nhiên, chi phí của nhiều công cụ và công nghệ STEM đang quá cao đối với nhiều phụ huynh và trường mầm non Hơn nữa, nhiều công cụ dạy mã hóa và kỹ thuật thường dựa vào màn hình, không phải lúc nào cũng phù hợp với trình độ phát triển của trẻ nhỏ Do đó, các nhà quản lý giáo dục mà cụ thể là Hiệu trưởng cần chỉ đạo việc áp dụng hình thức thực hành ngoài lớp học, đồng thời cần thiết kế các loại hoạt động chi phí thấp để thu hút trẻ nhỏ tham gia vào các hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEM
Các tác giả Nguyễn Mạnh Tuấn, Vũ Thị Kiều Trang (2022) đã cho thấy ba yếu
tố ảnh hưởng đến thực hành giáo dục STEM của giáo viên mầm non bao gồm: sự hỗ trợ của nhà quản lý; kiến thức chuyên môn về lĩnh vực; thái độ và sự tự tin của giáo viên mầm non Trong đó khẳng định giáo viên mầm non sẽ phát huy được hết năng lực của mình trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM khi nhà quản lý mà vai trò chính là Hiệu trưởng cần phát huy được vai trò đào tạo, bồi dưỡng của mình về chuyên môn, tạo điều kiện về CSVC, thiết bị, thời gian và tài chính
để đáp ứng yêu cầu triển khai hoạt động, đồng thời thể hiện vai trò đánh giá một cách công bằng, thường xuyên [61]
Tác giả Văn Thị Minh Tư (2022) trong nghiên cứu về “Giáo dục STEAM trong
tổ chức hoạt động GD ở trường MN đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” cho thấy giáo
dục STEAM đã được tiếp cận và vận dụng ở các cơ sở GDMN với những mức độ khác nhau, song các nhà quản lí và GVMN còn nhiều băn khoăn trong vấn đề lựa chọn chủ
đề, quy trình thực hiện, kiểm tra, đánh giá, CSVC, thời gian thực hiện, đặc biệt là vấn đề kinh phí cho học liệu Để thực hiện đồng bộ và hiệu quả GD STEAM cho trẻ mầm non, ngoài việc thống nhất xây dựng khung chương trình chuẩn thì công tác tuyên truyền, bồi
Trang 36dưỡng đội ngũ giáo viên cũng như việc đầu tư CSVC trang thiết bị trường học, lớp học
là rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo nhất quán cũng như đầu tư đồng bộ và tuân thủ đúng quy trình của đổi mới “căn bản” và “toàn diện” [58]
Tác giả Nancy K DeJarnette (2018), trong nghiên cứu về “Triển khai STEAM
trong lớp học mầm non” [135] đối với góc độ quản lý giáo dục theo định hướng GD
STEAM cho trẻ mầm non ghi nhận sự cần thiết của việc đào tạo giáo viên để họ có đủ
sự tự tin trong việc cung cấp kiến thức về khoa học, kỹ thuật, công nghệ, toán đồng thời có tâm thế thái độ tích cực khi triển khai Do đó, cần có sự hỗ trợ về mặt đào tạo chuyên môn hiệu quả từ phía nhà quản lý mà trực tiếp ở đây là Hiệu phó chuyên môn của trường, tiếp đến mới là Hiệu trưởng và các cấp lãnh đạo cao hơn Đồng thời việc triển khai cần có lộ trình cụ thể, như ưu tiên triển khai cho nhóm giáo viên dạy trẻ 5-6 tuổi rồi mới tới các lứa tuổi bé hơn; hay ưu tiên cho giáo viên ở thành phố trước rồi mới tới các vùng nông thôn; ưu tiên cho các trường có khả năng tự chủ về tài chính trước rồi tới các trường đang phụ thuộc vào ngân sách nhà nước
Trong quá trình triển khai công tác chuyên môn và chỉ đạo việc thực hiện chương trình GD STEM tại trường mầm non, các tác giả Bagiati, A., & Evangelou, D
(2015) “Chương trình giảng dạy kỹ thuật ở lớp mẫu giáo: kinh nghiệm của giáo viên”
[80] tập trung vào vai trò của CBQL trong việc phát triển CT giảng dạy khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) giáo dục sớm cho trẻ mầm non với trọng tâm
là kỹ thuật Tác giả bằng những kinh nghiệm và minh chứng thực tế của mình đã chứng mình việc xác định cách thức phù hợp để giáo dục MN trở thành một phần của giáo dục kỹ thuật là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay Đồng thời, Hiệu trưởng cần bồi dưỡng để gia tăng nhận thức của GVMN đối với việc cần thiết phải tạo cơ hội cho trẻ được thảo luận, được trình bày quan điểm, được đưa ra ý tưởng và có trách nhiệm với các ý tưởng đó là điều cần thiết
Việc triển khai công tác đánh giá chuẩn đầu ra của hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM căn cứ vào năng lực của trẻ, gắn liền với các mục tiêu được xây dựng ban đầu trong phần lập kế hoạch Các nghiên cứu của Caprino, S., & Barreto, A., (2019)
và Kang, M., & Kim, J., (2019) đã tập trung vào các năng lực đầu ra của trẻ sau khi tiếp
cận với hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM trong đó năng lực sáng tạo và
kỹ năng giải quyết vấn đề một cách không quen thuộc là một điểm quan trọng trong đánh giá học sinh, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá giáo viên trong việc tạo ra các tình huống có vấn đề và kiến tạo nên môi trường sáng tạo [91][120] Qua đó, vai trò của nhà
Trang 37quản lý giáo dục chính là xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá năng lực đầu vào và đầu ra Đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra dự giờ để quan sát đánh giá năng lực của trẻ thông qua các hoạt động giáo dục và sản phẩm tại trường mầm non
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy vài trò của quản lý trong việc tạo ra hiệu quả hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM Các nội dung bài viết nghiên cứu về quản lý giáo dục mầm non thì khá đa dạng, cũng như các vấn đề liên quan tới hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM cũng được nhiều tác giả đề cập đến tại Việt Nam Tuy nhiên, các nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại Việt Nam còn hạn chế và cần thiết phải được bổ sung vào các nghiên cứu để giúp các nhà QLGD có thêm các kỹ năng cần thiết nhằm mang lại hiệu quả giáo dục theo định hướng GD STEAM một cách tốt nhất ở trường mầm non
Trong phạm vi của luận án tác giả chọn cả hai cách tiếp cận theo đối tượng và theo chức năng quản lý Trong đó quản lý theo đối tượng chính là quản lý quá trình
GD STEAM bao gồm: xác lập mục tiêu; thiết kế nội dung chương trình; hướng dẫn các quy trình dạy học STEAM; tổ chức đa dạng các hình thức hoạt động; kiểm tra và đánh giá chuẩn đầu ra của trẻ; đảm bảo các điều kiện về con người, CSVC trang thiết
bị và tài chính và cuối cùng là thiết lập các mối quan hệ với phụ huynh, xã hội trong hệ sinh thái của hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM ở trường MN một cách hiệu quả Đồng thời, trong mỗi đối tượng quản lý sẽ đi theo các bước của bốn chức năng quản lý là lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo; kiểm tra
Hình 1.1 Sở đồ về cách tiếp cận quản lý giáo dục
Trang 381.1.3 Đánh giá chung về những nghiên cứu có liên quan tới quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan ta nhận thấy rằng các vấn đề nghiên cứu về lý luận, phương pháp, cách thức triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM được đề cập đến khá rõ ràng trên thế giới và được quan tâm ở Việt Nam trong
5 năm gần đây Những kết quả nghiên cứu này sẽ giúp cho tác giả luận án kế thừa và xác định những vấn đề chưa được giải quyết từ đó xác định hướng tiếp cận nghiên cứu của mình cụ hể là:
Những vấn đề có tính kế thừa
Thứ nhất: là sự cần thiết của việc triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM trong các trường mầm non Hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM phù hợp với các lứa tuổi khác nhau, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi và có thể triển khai ở các quốc gia khác nhau Nó được coi là một chiến lược cải tiến hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục, đặc biệt là GDMN Giáo dục theo định hướng GD STEAM giúp trẻ phát huy tối đa năng lực học tập, đồng thời trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển tiếp theo trong những năm học tiếp theo và trong suốt cuộc đời Tuy nhiên, tùy vào điều kiện về mục tiêu quốc gia, nguồn lực con người và điều kiện tài chính của mỗi địa phương, mỗi nhà trường và mỗi cấp học để có sự điều chỉnh linh hoạt
Thứ hai: các nghiên cứu về hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non đang tập trung vào mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, quy trình tổ chức Trong đó mục tiêu giáo dục theo định hướng GD STEAM hướng tới các kiến thức, kỹ năng, tư duy phản biện và thái độ tích cực cũng như khả năng phát hiện vấn đề và giải quyết những vấn đề không quen thuộc trong cuộc sống có nhiều thay đổi Nội dung hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM bao gồm 5 môn học có tính liên kết chặt chẽ: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, toán học Trong đó, các nghiên cứu cũng giải thích khái niệm nghệ thuật trong STEAM và sự cần thiết phải đưa nghệ thuật vào STEAM để tạo ra sự linh hoạt, sáng tạo và mềm mại trong các hoạt động giáo dục, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển toàn diện của trẻ Trên cơ sở sử dụng đa dạng các phương pháp giáo dục phù hợp với mầm non nhưng trên tinh thần định hướng GD STEAM như: trò chơi, làm mẫu, thuyết trình, đóng vai Trên cơ sở các tiến trình hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM có thể bao
Trang 39gồm theo cấu trúc: tiến trình 5E, tiến trình 6E, tiến trình 4C, tiến trình dựa trên hoạt động thiết kế kĩ thuật (EDP) trong đó, mô hình dạy học 5E được xem là phù hợp nhất với trẻ MN Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM cũng rất đa dạng trên tinh thần phát huy khả năng sáng tạo và tự tìm tòi khám phá của trẻ thông qua tiết học và các hoạt động ngoài tiết học như dã ngoại, trải nghiệm, sự kiện Bên cạnh đó, việc chuẩn bị môi trường đầy đủ về CSVC, trang thiết
bị, học liệu và nguồn lực con người sẽ là điều kiện quan trọng để việc triển khai chương trình đạt hiệu quả
Thứ ba: bàn về công tác quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM các nghiên cứu cũng cho thấy được vai trò của CBQL mà ở đây đặc biệt là Hiệu trưởng trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra đánh giá quá trình triển khai Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc triển khai các hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM sẽ phụ thuộc vào năng lực quản trị của Hiệu trưởng đặc biệt là khả năng sàng lọc và ứng dụng một cách linh hoạt các sản phẩm giáo dục tiên tiến vào CT GDMN hiện hành; sự đồng thuận của các cấp lãnh đạo trong đó bao gồm cả các sở ban ngành quản lý nhà nước, chủ đầu tư, ban điều hành; cũng như tầm quan trọng của việc chỉ đạo xây dựng mục tiêu phù hợp với sứ mệnh, giá trị cốt lõi của tổ chức; việc tổ chức triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng
GD STEAM bao gồm cả việc ứng dụng quy trình thực hiện 5E, sử dụng đa dạng các hình thức trải nghiệm STEAM trong tiết học, hoạt động khám phá, dã ngoại ngoài lớp học; đặc biệt các nghiên cứu đã cho thấy được vai trò quan trọng của Hiệu trưởng trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chỉ đạo đầu tư CSVC thiết bị và nguồn lực tài chính để đáp ứng các điều kiện cần thiết trong việc triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non
Những vấn đề chưa được giải quyết
Những nghiên cứu về các kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non tư thục ở Việt Nam chưa nhiều Hầu hết tập trung nhiều ở các vấn đề liên quan tới giáo dục học hơn là chỉ ra cho các nhà quản lý thấy được các giải pháp họ có thể thực thi, các yếu tố họ cần phải chuẩn
bị để làm tốt vai trò của người lãnh đạo, dẫn dắt nhà trường triển khai chương trình một cách hiệu quả nhất
Đặc biệt là ở Việt Nam đang thiếu các nghiên cứu về các bộ công cụ hỗ trợ các
Trang 40nhà quản lý đặc biệt là Hiệu trưởng có thể xác lập mục tiêu chương trình giáo dục theo định hướng GD STEAM rõ ràng dưới hình thức kết hợp hài hòa với CT GDMN của BGD; Đồng thời thiếu các tài liệu đào tạo hướng dẫn GVMN triển khai các hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM được ban hành một cách chính thống từ các cơ quan quản lý nhà nước về cấp học mầm non trong khi tất cả các cấp học đều đã có những công cụ thực thi là các văn bản hướng dẫn rất cụ thể
Cuối cùng một số vấn đề khó khăn của việc triển khai công tác quản lý hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM ở Việt Nam cũng chưa được các nghiên cứu giải quyết triệt để và cụ thể như: Làm cách nào để có thể ứng dụng được GD STEAM vào Chương trình GDMN một cách hiệu quả mà không tạo thêm áp lực tăng tiết và khối lượng công việc đối với GVMN; Cần tăng cường bổ sung các hạng mục nào trên cơ sở các điều kiện CSVC, trang thiết bị, môi trường hiện có để đáp ứng các yêu cầu về tổ chức hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM ; Trong điều kiện yêu cầu về năng lực của GVMN ngày càng cao, đòi hỏi khả năng tích hợp liên môn, kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực của đời sống thì các nội dung bồi dưỡng, phương thức đào tạo, biện pháp để GVMN gắn bó với nghề ;Thang đo chuẩn đầu vào
và chuẩn đầu ra của học sinh tham gia hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM; Bộ công cụ chuẩn hóa về mục tiêu, nội dung, giáo án, phiếu đánh giá của hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non; Công cụ và cách thức để kết nối giữa nhà trường- gia đình- địa phương hiệu quả
Những vấn đề luận án giải quyết
Một là, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM, quản lý hoạt động hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường MN; các yếu tố quản lý tác động đến chất lượng triển khai hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM tại trường mầm non
Hai là, khảo cứu làm rõ thực trạng của công tác quản lý hoạt động giáo dục tại các trường mầm non tư thục và các yếu tố tác động tới hiệu quả quản trị khi xây dựng hoạt động giáo dục theo định hướng GD STEAM
Ba là, xác định các biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn khách quan, điều kiện lịch sử cụ thể trên tinh thần kế thừa và phát huy những ưu điểm trong mô hình quản trị truyền thống mà không gây cản trở trong việc đổi mới theo định hướng GD STEAM Trong đó tập chung vào các giải pháp trên cương vị quản lý nhằm giải quyết một cách cụ thể những vấn đề tại trường mầm non