1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc Điểm hình thành và phát triển của hệ thống chính trị việt nam

77 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Điểm Hình Thành Và Phát Triển Của Hệ Thống Chính Trị Việt Nam
Tác giả Phạm Ngọc Trâm
Người hướng dẫn PGS.TS. Phạm Ngọc Trâm
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Khoa học và Công nghệ
Thể loại Báo cáo tổng kết
Năm xuất bản 2021
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 652,63 KB

Nội dung

Kết quả nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu đã làm sáng tỏ các nội dung: - Đặc điểm hình thành và phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam 1945 – 1954: Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân;

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VIỆN PHÁT TRIỂN CHIẾN LƯỢC

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

Trang 2

1

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

2 Mục tiêu nghiên cứu

4 Tổng quan tình hình nghiên cứu

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

5 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

6 Bố cục đề tài

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận

1.2 Cơ sở thực tiễn

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1945 – 1954) 2.1 Hệ thống chính trị Việt Nam

2.2 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam (1945 - 1954)

2.3 Đặc điểm hình thành và phát triển hệ thống chính trị Việt Nam (1945 – 1954)

2.3.1 Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân

2.3.2 Hệ thống chính trị Việt Nam (1945 - 1954) hình thành, phát triển trên cơ sở nhà nước pháp quyền

2.3.3 Hệ thống chính trị Việt Nam luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết

2.3.4 Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng tùy điều kiện thực tế mà có sự uyển chuyển, mềm dẻo, linh hoạt

2.3.5 Các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam (1945 – 1954) được xây dựng, phân định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động rõ ràng, khoa học

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1954 – 2020) 3.1 Quá trình phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam (1954 - 2020)

3.1.1 Củng cố hệ thống chuyên chính vô sản ở miền Bắc, xây dựng nền chuyên chính nhân dân ở miền Nam (1954-1975)

3.1.2 Xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản trên phạm vi cả nước (1975-1991)

3.1.3 Quá trình xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam (1991 - 2020)

Trang 3

2

3.2 Đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam 3.2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam 3.2.2 Hệ thống chính trị Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước 3.2.3 Hệ thống chính trị Việt Nam có tính thống nhất cao 3.2.4 Hệ thống chính trị Việt Nam mang bản chất dân chủ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân 3.2.5 Hệ thống chính trị Việt Nam có sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc 3.2.6 Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động bằng nguồn ngân sách Nhà nước 3.2.7 Hệ thống chính trị Việt Nam còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, ngày càng phình to, thiếu ổn định, không phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội

KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Viện Phát triển Chiến lược

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1 Thông tin chung:

- Tên đề tài: Đặc điểm hình thành và phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam

- Mã số: DT.20.2-074

- Chủ nhiệm: PGS.TS Phạm Ngọc Trâm

- Đơn vị chủ trì: Viện Phát triển chiến lược

- Thời gian thực hiện: 12 tháng

2 Mục tiêu:

- Làm rõ đặc điểm hình thành và ra đời của hệ thống chính trị Việt Nam

- Làm rõ đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử

- Làm rõ đặc điểm tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử (Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội)

3 Tính mới và sáng tạo:

Đề tài nghiên cứu dưới góc nhìn lịch sử, dựa trên thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; cùng với đó là sự kết hợp phương pháp tiếp cận liên ngành, đa ngành và tiếp cận bối cảnh hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và một số diễn biến về tình hình thế giới hiện nay Đề tài đã làm sáng tỏ các vấn đề: (1) Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghiên cứu đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam; (2) Đặc điểm hình thành và phát triển hệ thống chính trị Việt Nam

từ 1945 – 1954; (3) Đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam từ 1954 – 2020; (4) Một số

ưu điểm và hạn chế của hệ thống chính trị Việt Nam (đối sánh với hệ thống chính trị khu vực và thế giới)

4 Kết quả nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu đã làm sáng tỏ các nội dung:

- Đặc điểm hình thành và phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam (1945 – 1954): Hệ thống chính trị dân chủ nhân dân; Hệ thống chính trị Việt Nam (1945 - 1954) hình thành, phát triển trên cơ sở nhà nước pháp quyền; Hệ thống chính trị Việt Nam luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết; Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng tùy điều kiện thực tế mà có sự uyển chuyển, mềm dẻo, linh hoạt; Các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam (1945 – 1954) được xây dựng, phân định chức năng, nhiệm

vụ và cơ chế hoạt động rõ ràng, khoa học

Trang 5

4

- Đặc điểm phát triển hệ thống chính trị Việt Nam (1954 – 2020): Quá trình phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam (1954 - 2020); Củng cố hệ thống chuyên chính vô sản ở miền Bắc, xây dựng nền chuyên chính nhân dân ở miền Nam (1954-1975); Xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản trên phạm vi cả nước (1975-1991; Quá trình xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam (1991 - 2020)

- Đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam: Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam; Hệ thống chính trị Việt Nam ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát triển của Nhà nước; Hệ thống chính trị Việt Nam

có tính thống nhất cao; Hệ thống chính trị Việt Nam mang bản chất dân chủ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân; Hệ thống chính trị Việt Nam có sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc; Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động bằng nguồn ngân sách Nhà nước; Hệ thống chính trị Việt Nam còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, ngày càng phình to, thiếu ổn định, không phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội

5 Sản phẩm:

- 01 Báo cáo tổng hợp đề tài

- 01 Báo cáo tóm tắt đề tài

- 06 Bài báo khoa học đăng Tạp chí Quốc tế (2 Scopus)

6 Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

6.1 Hiệu quả nghiên cứu của đề tài

- Đối với vấn đề giáo dục và đào tạo: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ phục vụ cho hoạt động đào tạo đại học và sau đại học các ngành Chính trị học, Lịch sử, Luật học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một

- Kết quả nghiên cứu sẽ xuất bản thành sách chuyên khảo phục vụ cho việc tham khảo giảng dạy đại học và sau đại học ngành khoa học xã hội và nhân văn ở các trường đại học, viện nghiên cứu trong nước

- Hiệu quả về kinh tế - xã hội: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp những nhận thức mới về lịch sử ra đời, hoạt động và đổi mới của hệ thống chính trị Việt Nam phục cho công cuộc xây dựng đất nước Thực tiễn đã cho thấy qua quá trình đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, các tổ chức trong hệ thống chính trị của Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử, nâng cao hiệu lực quản lý của các cơ quan nhà nước, củng cố Đảng đi đôi với việc cải tiến sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội

- Kết quả nghiên cứu của đề tài chính là cơ sở để nhóm nghiên cứu đăng ký đề tài

NCKH cấp độ cao hơn: Nafosted, cấp Nhà nước

Trang 6

5

6.2 Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng

Trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức nghiệm thu và biên tập xuất bản thành sách chuyên khảo phục vụ cho việc giáo dục và đào tạo tại Trường Đại học Thủ Dầu

Một, các trường đại học và viện nghiên cứu trong và ngoài nước

Bình Dương, ngày 22 tháng 6 năm 2021

Trang 7

Nghiên cứu đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam (1945 – 2020) là phù hợp với

xu hướng mà Đảng cộng sản Việt Nam nhận thức lại và phát huy giá trị của bản Di chúc của Hồ Chí Minh và những tư tưởng chính trị của Người; khẳng định vị thế của Đảng cộng sản Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 90 năm ra đời và phát triển (1930 – 2020);

75 năm – cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mô hình nhà nước liên minh công nông đầu tiên trên thế giới

Mặc khác, nghiên cứu những chuyển biến và đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam (1945 – 2020) cũng phù hợp với các định hướng phát triển đất nước trong

bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về Chuẩn bị và tiến

hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới với 3 mục tiêu mang tính chất dân tộc và thời đại: (1) đến năm 2025 – Việt Nam

là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng – là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao Cũng trong bài viết trên, nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước nhấn mạnh đến vị trị và vai trò của

hệ thống chính trị: “Động lực và nguồn lực cho phát triển đất nước trong giai đoạn mới

là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam…”1(Nguyễn Phú Trọng, 2020)

Bối cảnh toàn cầu hóa cùng với những thay đổi từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là sự tác động của dịch bệnh COVID – 19 (2019) đã tác động đến việc nhìn nhận lại hiệu quả của hệ thống chính trị ở các nước Tiên phong, phải kể đến là

1 Nguyễn Phú Trọng (2020), Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một

giai đoạn phát triển mới, Truy xuất từ

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/toan-van-bai-viet-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-ve-dai-hoi-xiii-670673.html, ngày 15/5/2021, (16:30)

Trang 8

7

Mỹ với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng hòa, Singapore với vai trò lãnh đạo của Đảng hành động Nhân dân (PAP), Nhật Bản với sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do càng thúc đẩy phải nghiên cứu lịch sử hệ thống chính trị Việt Nam để có nhìn toàn diện về sự ra đời, đổi mới và phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam

Thuật ngữ “hệ thống chính trị” được chính thức sử dụng ở Việt Nam từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI (1989) Việc chuyển từ “hệ thống chuyên chính vô sản” sang “hệ thống chính trị” có ý nghĩa nhấn mạnh đến sự tương tác, hợp tác của các chủ thể trong đời sống chính trị - xã hội, nhằm tạo nên sức mạnh hợp lực của toàn hệ thống và khả năng thích nghi của hệ thống với những thay đổi của môi trường xã hội

Thực tiễn hơn 30 năm (1986-2020) đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam cho thấy đây là một quá trình đầy gian nan, thử thách và xung đột giữa những lề thói cũ với những cái mới vẫn còn ẩn chứa nhiều bất trắc Song để đưa đất nước vượt qua thời

kỳ khủng hoảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên trì, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, vững vàng đối phó với những xu hướng nóng vội, sao chép xã hội phương Tây, giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, duy trì tình thế ổn định của đất nước

Trên cơ sở những vấn đề cấp thiết ấy, chúng tôi triển khai đề tài nghiên cứu

khoa học cấp trường Đặc điểm hình thành và phát triển của hệ thống chính trị Việt

Nam Phân tích những chuyển biến và đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam từ

1945 – 2020 cũng như giải quyết những vấn đề về lý thuyết và phương pháp tiếp cận

là bước đột phá của công trình nghiên cứu này Dưới góc nhìn lịch sử, đề tài làm rõ quá trình hình thành, ra đời và đặc điểm phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam từ

195 – 2020 Thông qua đó, nhìn nhận lại quá trình chuyển biến của hệ thống chính trị Việt Nam trên nhiều bình diện, xem xét tính ưu điểm và hạn chế nhằm minh chứng cho một số nhận định và đánh giá sai lầm về thống chính trị Việt Nam trong bối cảnh hiện nay

2 Mục tiêu của đề tài

Nghiên cứu của đề tài làm rõ 3 vấn đề:

(1) Làm rõ cơ sở, nền tảng và đặc điểm ra đời của hệ thống chính trị Việt Nam; (2) Làm rõ đặc điểm phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam từ năm 1945 –

2020

(3) Đúc kết một số ưu điểm và hạn chế của hệ thống chính trị Việt Nam

3 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chính trị và hệ thống chính trị Việt Nam được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và thảo luận Các cuộc thảo luận về hệ thống,

Trang 9

8

phương thức và cơ cấu tổ chức chính trị Việt Nam của các học giả Nhật Bản, Nga, Úc,

Mỹ, Singapore, Mỹ… tiếp cận dưới nhiều góc đô khác nhau, cung cấp cái nhìn tham chiếu trong nhìn nhận và đánh giá về chính trị Việt Nam

Nghiên cứu của một số tác giả ngoài nước, Evgeny Kobelev (2020) cho rằng, nếu Việt Nam tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì càng ngày càng giành được nhiều thắng lợi và khẳng định vị thế của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay Tiến sĩ sử học Evgeny Kobelev, chuyên gia nghiên cứu khoa học cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN - Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm khoa học Nga, là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu công phu về lịch sử, chính trị - xã hội Việt Nam Ông nghiên cứu sâu về cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng những đóng góp của Người vào việc xây dựng hệ thống chính trị ở Việt Nam

Carlyle Alan Thayer được biết đến trên phạm vi quốc tế qua các nghiên cứu

về chính trị và các vấn đề an ninh Đông Nam Á Ông khẳng định giá trị lớn lao của Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh như là di sản trong việc đổi mới hệ thống chính trị và cho rằng: “với lối sống thanh đạm, không xa hoa, không tham nhũng nên được lấy làm tấm gương” cho các thế hệ sau này; “lối sống” và “cách” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh

“kêu gọi sự đoàn kết trong nước, cách tiếp cận với công nhân, nông dân và các tầng lớp khác trong xã hội nên được dùng để truyền cảm hứng cho người dân Việt Nam2 David G Marr (2013) trong Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã làm rõ vai trò của một đảng phái chính trị trong việc xây dựng nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong những năm 1945 – 1946

Trong seminar Học hỏi mô hình Việt Nam? Khủng hoảng bán đảo Triều Tiên và

thế lưỡng nan của Triều Tiên (2018) do Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright

tổ chức, tác giả Bae Yooil đã cập nhật những diễn tiến gần đây trong bối cảnh căng thẳng an ninh ở khu vực Bắc Á và đánh giá nhận định của Ngoại trưởng Pompeo về việc xem Việt Nam là mô hình để Triều Tiên học tập Nền kinh tế của Triều Tiên được nhận định là một trong những nền kinh tế yếu kém nhất thế giới khi phần lớn nguồn lực được sử dụng cho lĩnh vực quân sự và phục vụ chủ thuyết “Juche”, hay chế độ tự cung tự cấp trong suốt 60 năm Trong bối cảnh căng thẳng về quân sự, các mô hình

2 Việt Nga/VOV-Sydney (2019), Carl Thayer: “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một di sản”, Truy xuất từ https://vov.vn/chinh-tri/gs-carl-thayer-di-chuc-cua-chu-tich-ho-chi-minh-la-mot-di-san-946142.vov, ngày 25/11/2020 (16:30)

Trang 10

9

khác như Trung Quốc, Hàn Quốc tuy đạt được thành tựu cao hơn nhưng lại khó có thể

áp dụng cho tình hình thực tiễn của Triều Tiên Việt Nam và Triều Tiên tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng vẫn tồn tại nhiều khác biệt (tuổi trung vị, tổng số dân, quy mô thị trường…) mà theo tác giả Yooil sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của Triều Tiên khi áp dụng mô hình cải cách của Việt Nam3

Hamada Kazuyuki trong bài viết Định vị Việt Nam trong mắt một học giả Nhật

Bản (2020) cho rằng Việt Nam cũng đang thể hiện quan tâm lớn tham gia cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0 Ông khẳng định, Nhật Bản nên tận dụng tối đa cơ hội này, cần xem trọng Việt Nam như là một cộng sự trong tương lai Việt Nam có chiến lược đối ngoại vô cùng khôn ngoan với Trung Quốc Nhận định của ông Hamada đến 2048, Viêt Nam sẽ nằm trong top 20 của thế giới về quy mô kinh tế4

Ở cấp độ Luận án tiến sĩ, đề tài Hệ thống chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến

nay (2012) của Lý Vĩnh Long – tác giả người Đài Loan – đã thảo luận sâu về những

vấn đề lý luận về hệ thống chính trị và tính tất yếu phải đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam; mục tiêu, quan điểm và kết quả đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam từ năm

1986 đến 2010; phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam giai đoạn 2011-2020

Dưới góc nhìn nghiên cứu chính trị học, tác giả Lý Vĩnh Long đã khái quát 8 đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam: (1) các tổ chức của hệ thống chính trị Việt Nam đều lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tư tưởng và kim chỉ nam hành động; (2) hệ thống chính trị Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất

là Đảng cộng sản Việt Nam Đảng cộng sản Viêt Nam là một yếu tổ cấu thành tổ chức

hệ thống chính trị nhưng lại có vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị; (3) hệ thống chính trị ở Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; (4) hệ thống chính trị Việt Nam được đảm bảo tính thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân với tính dân tộc rộng rãi

Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến đặc điểm của từng yếu tố cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam: (5) trong hệ thống chính trị Việt Nam, các thành viên có địa vị pháp lý vững chắc Đặc điểm này thể hiện ở vị trí, chức năng, vai trò của mỗi thành

3 Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, Triều Tiên có thể học hỏi từ mô hình phát triển tại Việt Nam? Truy xuất

từ https://fulbright.edu.vn/vi/trieu-tien-co-the-hoc-hoi-tu-mo-hinh-phat-trien-tai-viet-nam/, ngày 25/11/2020 (16:45)

4 Tư Giang (2020), Định vị Việt Nam trong mắt một học giả Nhật Bản, Truy cập từ https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dinh-vi-viet-nam-trong-mat-mot-hoc-gia-nhat-ban-667871.html, ngày 21/3/2021 (18:54)

Trang 11

10

viên được Hiến pháp, pháp luật khằng định; (6) hệ thống chính trị Việt Nam là hệ thống chính trị mang tính thống nhất được tổ chức chặt chẽ theo mô hình Xô viết Đặc điểm này cho thấy hệ thống chính trị ở ở Việt Nam tuy có nhiều mặt mạnh nhưng có những mặt hạn chế; (7) hệ thống chính trị Việt Nam về bản chất là hệ thống chính trị

xã hội chủ nghĩa, mặc dù trong quá trình đổi mới, hoàn thiện nhưng còn ảnh hưởng cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp khá nặng nề; (8) nền hành chính nhà nước, một bộ phận quan trọng của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn khá non trẻ, lại hầu như không kế thừa gì từ quá khứ (chế độ thực dân phong kiến) bị ảnh hưởng nặng nề của mô hình tập trung quan liêu cao độ, nhưng phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ mới

Nghiên cứu về đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam được tiến hành trong nhiều năm qua và tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau

Tiếp cận dưới góc độ tổ chức – quản lý hệ thống chính trị, công trình Quan

điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2020 đã

khẳng định tính tất yếu khách quan của đổi mới hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay Nghiên cứu cũng nêu ra mục tiêu, quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị

ở Việt Nam; phương hướng và các giải pháp đổi mới hệ thống chính trị trong giai đoạn

2006 – 20205

Trong nghiên cứu Một số vấn đề lý luận chính trị ở Việt Nam (2017) của nhà

nghiên cứu Mạch Quang Thắng chủ biên đã nêu lên một số vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra hiện nay và việc vận dụng lý luận chính trị ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới

và sáng tạo, phát triển trong điều kiện mới

Thảo luận sâu hơn về việc thiết kế hệ thống trị Việt Nam, công trình Những đặc

trưng cơ bản của bộ máy quản lý đất nước và hệ thống chính trị nước ta trước thời kỳ đổi mới (2008) của nhà nghiên cứu Vũ Minh Giang (chủ biên) đã chỉ ra những đặc

trưng cơ bản của thiết kế chính trị ở từng giai đoạn, tổng hợp những đặc trưng cụ thể

đó và những đặc trưng xuyên suốt của các thiết chế và hệ thống chính trị Việt Nam trước thời kỳ đổi mới đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng

Ngoài ra, công trình Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng phát huy dân chủ

trong hệ thống chính trị ở cơ sở đã nghiên cứu các vấn đề lý luận cách mạng trong

Đảng; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở cơ sở; nâng cao chất lượng sinh hoạt

5 Trần Đình Hoan (cb – 2008), Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 -

2020, NXB Chính trị Quốc gia

Trang 12

11

Đảng ở cơ sở; một số vấn đề về công tác hành chính - văn phòng cấp uỷ và cấp trên cơ

sở6

Tiếp cận dưới góc độ chính trị học, kinh tê chính trị, tác phẩm Cơ sở lý luận về

tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam cung cấp một số vấn đề và lý luận và thực tiễn của hệ thống chính trị ở

Việt Nam, qua đó nên bậc bước chuyển từ tư duy lý luận về chuyên chính vô sản và hệ thống chuyên chính vô sản sang tư duy về dân chủ xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị; chuyển từ tư duy lý luận về nhà nước chuyên chính vô sản sang tư duy lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân7 Công trình Nhà nước

trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay (2009) của nhà nghiên cứu Lê Minh

Quân (chủ biên) đã thảo luận những vấn đề về địa vị chính trị - pháp lý của Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với tư cách là thành tố quan trọng và là trung tâm của hệ thống chính trị; khái quát thực trạng về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong mối quan hệ với Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội

Tác giả Nguyễn Hữu Đổng trong công trình Đảng và các tổ chức chính trị - xã

hội trong hệ thống chính trị Việt Nam (2009) đã nghiên cứu vai trò, nhiệm vụ của

Đảng và tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Thực trạng hoạt động của Đảng và tổ chức chính trị - xã hội hiện nay Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng nhằm đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện tốt dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của công dân

Một số vấn đề cơ sở khoa học của công tác tổ chức trong hệ thống chính trị

(2008) của nhóm tác giả Lê Minh Thông, Nguyễn Đức Tài trình bày một số vấn đề lý luận về cơ sở khoa học của công tác tổ chức trong hệ thống chính trị và vấn đề tăng cường tính chính trị trong hệ thống chính trị ở Việt Nam

Các nghiên cứu về hệ thống chính trị Việt Nam dưới góc độ lịch sử cũng được

thảo luận trong những năm qua, trong công trình Hệ thống chính trị nước ta trong thời

kỳ đổi mới (2008) của Nguyễn Duy Quý chủ biên trình bày khái niệm và đặc điểm hệ

thống chính trị Việt Nam Đánh giá thực trạng, những thành tựu và hạn chế của hệ thống chính trị Việt Nam hơn 20 năm qua, đồng thời dự báo sự vận động của hệ thống

6 Hồ Thanh Khôi (2013), Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng phát huy dân chủ trong hệ thống chính trị ở cơ

sở, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh

7 Lê Minh Thông (chủ biên – 2007), Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá

trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia

Trang 13

12

chính trị và các giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới

Nghiên cứu Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986 - 2011), tác

giả cho rằng đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về lịch sử quá trình tiến hành đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1986-2011 Đây sẽ là mặt mạnh về tính mới của công trình, nhưng cũng là một thử thách đối với tác giả khi nghiên cứu đề tài này Để thực hiện công trình này, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam8

Công trình còn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logíc, so sánh… nhằm tiếp cận lịch sử đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam thời kỳ 1986-

2011 Đồng thời trong quá trình thu thập tài liệu hoàn thành công trình này, chúng tôi

đã sử dụng phương pháp điền dã, khảo sát thực tế, trực tiếp tiếp xúc với thực tiễn, nắm bắt các sự kiện, biến động đang diễn ra để nghiên cứu, đối chiếu, cảm nhận được mức

độ bức xúc, tế nhị trong các khía cạnh đa dạng của quá trình đổi mới hệ thống chính trị Tổ chức tốt các cuộc phỏng vấn các đối tượng tiêu biểu là cán bộ nghiên cứu lý luận, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp và các chuyên gia, cán bộ tham mưu, tổng hợp

Nội dung thảo luận của công trình: Phản ánh những thành tựu và hạn chế trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1986-2011; thông qua quá trình lịch sử vạch ra mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới hệ thống chính trị với toàn

bộ công cuộc đổi mới đất nước, nhất là đổi mới về kinh tế; trên cơ sở chọn lọc những vấn đề, những sự kiện lịch sử tiêu biểu, đề tài phản ánh quá trình chuyển biến tích cực, những mối quan hệ phụ thuộc, tác động lẫn nhau cũng như những mặt hạn chế, bất cập của quá trình đổi mới cả hệ thống chính trị và từng bộ phận của hệ thống; làm rõ những đặc điểm cơ bản và những vấn đề có tính qui luật của quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam giai đoạn 1986-2011

Phạm Ngọc Trâm (2011) đã đề xuất một số giải pháp đổi mới hệ thống chính trị

ở Việt Nam: (1) Từng bước hoàn thiện quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền; (2) Đẩy mạnh quá trình trao quyền chủ động cho chính quyền địa phương; (3) Cần xây dựng một thể chế công khai, minh bạch Mọi công dân và tổ chức đều tồn tại và phát

8 Phạm Ngọc Trâm (2011), Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt Nam (1986 - 2011), NXB Chính trị

Quốc gia

Trang 14

13

triển trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật; (3) Cần xã hội hóa các hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội trong hệ thống chính trị, như: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động; Tiếp tục thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng về mặt pháp luật; Đổi mới về phong cách, lề lối làm việc của cấp

ủy Đảng theo hướng thực sự dân chủ, kỷ cương, thiết thực

Luận án Tiến sĩ Hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1954)

(2011) của tác giả Trần Thị Quang Hoa đã nêu rõ bối cảnh lịch sử của việc hình thành

và xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1954 Tác giả cho rằng bối cảnh lịch sử này không chỉ gói gọn trong thời kỳ lịch sử (từ 1945-1954) mà nó được đánh dấu từ 1930 với sự ra đời của Đảng cộng sản mở đầu cho sự ra đời của các thành tố khác trong hệ thống chính trị và được tiếp tục hoàn thiện sau Cách mạng tháng Tám Luận án đã chỉ rõ cơ cấu của hệ thống chính trị Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ 1945-1954 bao gồm Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh lịch sử khác nhau mà các thành tố này có những sự biến đổi về cả cơ cấu và

tổ chức dẫn đến những tác động nhất định đối với hệ thống chính trị nói chung

Ngoài ra cũng có một số công trình khác nghiên cứu về hệ thống chính trị Việt

Nam dưới độ lịch sử, tác giả Trần Thị Thu Hoài với Sự biến đổi chính trị ở Việt Nam

từ năm 1858 đến năm 1945 (2015) tập trung phân tích sự biến đổi của giai cấp cầm

quyền gắn với sự thay đổi kiểu nhà nước, hình thức nhà nước, chế độ chính trị, thể chế nhà nước qua hai bước biến đổi

Tiếp cận dưới góc độ văn hóa chính trị, tư tưởng chính trị, công trình Văn hóa

chính trị Hồ Chí Minh với việc xây dựng văn hóa chính trị Việt Nam (2016) của tác giả

Nguyễn Minh Khoa đã nghiên cứu về văn hóa chính trị và văn hóa chính trị Hồ Chí Minh Chỉ ra những giá trị và đặc trưng cơ bản của văn hóa Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra một số định hướng xây dựng văn hóa chính trị của Người cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam hiện nay

Tiếp cận dưới góc độ liên ngành, công trình Định hướng chính trị cho sự phát

triển của Việt Nam và một số giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2011- 2020 đã thảo

luận một số nội dung cơ bản về định hướng chính trị đối với sự phát triển kinh tế, đổi mới chính trị, phát triển xã hội, phát triển văn hóa của Việt Nam Vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong việc thực hiện định hướng chính trị và những quan điểm và giải

Trang 15

14

pháp cơ bản nhằm giữ vững và phát triển định hướng chính trị của Việt Nam giai đoạn

2011 – 20209

Trong bài viết Cách tiếp cận hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay – Những vấn

đề đặt ra (2019) của nhà nghiên cứu Hoàng Văn Việt cho rằng quá trình chính trị ở

Việt Nam trải qua ba giai đoạn: giai đoạn I – từ 1930 đến 1945 với các sự kiện nổi bật mang tính quyết định hình thành hệ thống chính trị Việt Nam là Xô viết Nghệ Tĩnh và Cách mạng tháng Tám năm 1945 Xô viết Nghệ Tĩnh nổ ra năm 1930 – 1931; giai đoạn II – từ 1954 đến 1975 Kết quả ký kết của Hiệp định Geneve năm 1954 là phân chia Việt Nam làm hai miền đối lập nhau về ý thức hệ và tổ chức quyền lực Ở miền Nam, những người theo khuynh hướng chính trị chống cộng sản, được chính quyền

Mỹ ủng hộ, đã xây dựng ở đây một hệ thống chính trị “vay mượn” rập khuôn theo kiểu

Mỹ Ở miền Bắc, trên thực tế vẫn duy trì những nội dung cơ bản của hệ thống chính trị xây dựng từ năm 1945 Sau những lần cải cách triệt để, Hiến pháp năm 1959 đã khẳng định dứt khoát con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và nền chuyên chính dân chủ ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam do Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản) trực tiếp lãnh đạo Do hoàn cảnh chiến tranh ác liệt và lan rộng, ở miền Bắc nhất thiết cải chính lại cơ cấu quyền lực tập trung theo yêu cầu thời chiến Quyền lực nhà nước (ba nhánh quyền lực và hoạt động dân chủ của nhân dân) thể hiện ý chí Đảng lãnh đạo - cầm quyền thông qua các đường lối chỉ đạo và các cơ quan chuyên trách của Đảng

Hoàng Văn Việt (2019) cho rằng hai năm 1975-1976 sau chiến thắng mùa xuân

1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, việc xây dựng bộ máy nhà nước và các cơ cấu chính trị thống nhất trên toàn lãnh thổ đã được thực hiện Ngày 16 tháng 4 năm 1976 Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước được tổ chức thực hiện Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội mới diễn ra vào cuối tháng 6 – đầu tháng 7 cùng năm đã thông qua các quyết định quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước thống nhất, hệ thống chính quyền địa phương, Quốc hiệu, Quốc kỳ, Quốc ca và Quốc huy Hiến pháp năm 1980,

1992 và các bổ sung tiếp theo vào các năm 2001, 2002 và, gần đây nhất, vào năm 2013

đã từng bước củng cố và hoàn thiện hệ thống

9 Phạm Văn Đức chủ biên (2013), Định hướng chính trị cho sự phát triển của Việt Nam và một số giải pháp thực

hiện trong giai đoạn 2011 - 2020, NXB Khoa học xã hội

Trang 16

15

Ngoài các công trình nghiên cứu trên, cũng có nhiều cuộc thảo luận chuyên sâu

về hệ thống chính trị Việt Nam, hai hướng nghiên cứu được thảo luận nhiều: hệ thống chính trị cơ sở; nghiên cứu trực tiếp về dân chủ

Từ năm 2000 trở lại đây, hệ thống chính trị ở cơ sở trở thành một trong những chủ đề nổi bật trong các chương trình nghiên cứu các cấp Kết quả của chúng cũng đã

lần lượt công bố dưới dạng ấn phẩm sách, tiêu biểu như: Chính quyền cấp xã và quản

lý nhà nước ở cấp xã (Viện Khoa học tổ chức Nhà nước, 2000), Hệ thống chính trị cơ sở: đặc điểm, xu hướng và giải pháp (Vũ Hoàng Công, 2002), Hệ thống chính trị cơ

sở - Thực trạng và một số giải pháp đổi mới (Bộ Nội vụ - Viện Nghiên cứu Khoa học

Tổ chức Nhà nước, 2004), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay

(Hoàng Chí Bảo, 2005), Trên các tạp chí lý luận, nhận thấy xuất hiện các bài viết về

chủ đề này như: Góp phần kiện toàn chính quyền cơ sở (Chu Văn Thành – Nguyễn Minh Phương, 2002), Để nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ

sở (Nguyễn Đức Hà, 2004), Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn hiện nay (Đặng Quốc Tiến, 2006), Bàn về cải cách chính quyền ở địa phương (Nguyễn Đăng Dung, 2007), Vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở đối với sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới (Dương Thị Minh,

2007),

Các thành tựu lý luận về hệ thống chính trị ở cơ sở chủ yếu tập trung trong các công trình chuyên khảo được xuất bản dưới dạng sách, do đó chúng tôi chỉ điểm qua tình hình này thông qua một số công trình mà chúng tôi cho là nổi bật

Công trình Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn của nước ta hiện nay (2005) là

công trình thuộc đề tài cấp Nhà nước do giáo sư Hoàng Chí Bảo chủ nhiệm và được nhà xuất bản Chính trị quốc gia in thành sách Các phương pháp mà các tác giả sử dụng chủ yếu là mô tả và phân tích dựa trên hiện trạng, từ đó rút ra một số ý nghĩa Bên cạnh đó, trong công trình này cũng dùng phương pháp lịch sử-logic để tìm hiểu về nguồn gốc của làng xã, cũng như vị trí của làng xã trong lịch sử và hiện nay Trên cơ

sở phân tích và đánh giá, các tác giả đã đưa ra những nhận xét của mình về những vấn

đề đã làm được và cần tiếp tục phát huy, tuy nhiên, cũng còn có các mặt yếu kém và những nguyên nhân của nó, trong đó phải kể đến một số thực trạng hiện nay về: chế

độ, chính sách đối với cơ sở và cán bộ cơ sở; tổ chức và hoạt động của các tổ chức cơ

Trang 17

16

sở Đảng ở nông thôn; về tổ chức hoạt động của chính quyền ở cơ sở nông thôn; tổ chức và hoạt động của mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở nông thôn

Nghiên cứu Hệ thống chính trị cơ sở - thực trạng và một số giải pháp đổi mới

của Bộ Nội vụ - Viện nghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước, do nhà xuất bản Chính

trị quốc gia xuất bản năm 2004 Nếu như công trình Hệ thống chính trị ở cơ sở nông

thôn của nước ta hiện nay do Nhà nghiên cứu Hoàng Chí Bảo chủ nhiệm mang nặng

tính lý luận, thì ngược lại công trình này lại mang tính thực tiễn nhiều hơn với những

số liệu phong phú hơn Từ các kết quả điều tra, các tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở

Công trình Hệ thống chính trị cơ sở: đặc điểm, xu hướng và giải pháp (2002)

của tác giả Vũ Hoàng Công là công trình nêu lên những vấn đề lý luận cơ bản của hệ thống chính trị Việt Nam nói chung và hệ thống chính trị cơ sở nói riêng; từ đó rút ra những đặc điểm, những vấn đề bức xúc và những giải pháp cơ bản trong việc củng cố, nâng cao hiệu quả của hệ thống chính trị cấp cơ sở

Nghiên cứu về dân chủ trong hệ thống chính trị Việt Nam phải kể đến công

trình Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay do nhóm tác giả

Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông chủ biên Trong đó, các nhà nghiên cứu lý luận ở Việt Nam hiện nay đã phân tích hết sức sâu sắc những lý luận chủ yếu về dân chủ, về đổi mới hệ thống chính trị, về những nội dung và phương hướng phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay… Có thể nói, đây là tài liệu tham khảo rất quan trọng cho việc nghiên cứu về dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Trong công trình Hệ thống chính trị cấp cơ sở và dân chủ hóa đời sống xã hội ở

nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền Bắc nước ta do nhà nghiên

cứu Nguyễn Quốc Phẩm chủ biên, tác giả xem xét thực trạng, tổ chức hoạt động của

hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nông thôn miền núi trước yêu cầu của quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, xem xét những nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trong thực hiện dân chủ, nêu lên những phương hướng, giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở

Công trình Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước pháp quyền là

đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của nhóm tác giả Đỗ Nguyên Phương, Trần Ngọc Đường đã làm rõ một số vấn đề lý luận về dân chủ và mối quan hệ của việc thực hiện

Trang 18

17

dân chủ xã hội chủ nghĩa với việc hoàn thiện hệ thống chính trị dưới chế độ xã hội Việt Nam

Đề tài nghiên cứu Về thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của Hội Nông dân Việt

Nam năm 2002 được tiến hành với quy mô tương đối lớn, trên rất nhiều địa phương

trong cả nước để xem xét nhiều yếu tố, nhiều khía cạnh của việc thực hiện quy chế dân chủ và vai trò của nhân dân trong việc thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, theo tinh thần của Quy chế dân chủ ở cơ sở

Cuốn Dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của nhà nghiên cứu Lương

Gia Ban đã nghiên cứu tương đối cơ bản về một số tư tưởng dân chủ, về dân chủ xã hội chủ nghĩa, những nguyên tắc, lý luận, quan điểm của Đảng ta về dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở Hà Nội và một số địa phương ở miền Bắc

Công trình Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay của

tác giả Đỗ Trung Hiếu đã nêu lên những khía cạnh cơ bản của vấn đề dân chủ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nền dân chủ vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ở Việt Nam hiện nay, cũng như phương hướng chủ yếu nhằm phát huy vai trò của nhà nước trong quá trình xây dựng nền dân chủ

Công trình Biện chứng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam với

phát huy dân chủ của nhân dân của tác giả Nguyễn Trọng Thóc đề cập tới bản chất,

đặc trưng cũng như xu hướng phát triển của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, cũng như những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

Công trình nghiên cứu Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện Quy chế dân

chủ ở cơ sở của tập thể tác giả Trần Ngọc Khuê và Lê Kim Việt chủ biên cùng rất

nhiều nhà khoa học có uy tín ở Việt Nam như Hoàng Chí Bảo, Mạch Quang Thắng…

đã đề cập tương đối tổng quan về những yếu tố tâm lý xã hội về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời xem xét mối quan hệ giữa tâm lý và những yếu tố cơ bản khác trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Những công trình nghiên cứu nêu trên của các nhà khoa học có uy tín, là tài liệu tham khảo quan trọng cho nhóm thực hiện đề tài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 19

18

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đặc điểm hình thành và phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về thời gian nghiên cứu: từ năm 1945 đến 2020

Phạm vi về nội dung nghiên cứu: (1) Đặc điểm hình thành và phát triển hệ thống chính trị Việt Nam (1945 – 1954); (2) Đặc điểm phát triển hệ thống chính trị việt Nam (1954 – 2020); (3) Một số ưu điểm và hạn chế của hệ thống chính trị Việt Nam

5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cách tiếp cận

- Tiếp cận chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

- Tiếp cận dưới góc nhìn nghiên cứu lịch sử

- Tiếp cận nghiên cứu xuyên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn

- Tiếp cận bối cảnh hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0 và một số diễn biến về tình hình thế giới hiện nay

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic

Trang 20

19

2.3.2 Hệ thống chính trị Việt Nam (1945 - 1954) hình thành, phát triển trên cơ

sở nhà nước pháp quyền

2.3.3 Hệ thống chính trị Việt Nam luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết

2.3.4 Giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, nhưng tùy điều kiện thực tế mà có sự uyển chuyển, mềm dẻo, linh hoạt

2.3.5 Các tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam (1945 – 1954) được xây dựng, phân định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động rõ ràng, khoa học

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1954 – 2020)

3.1 Quá trình phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam (1954 - 2020)

3.1.1 Củng cố hệ thống chuyên chính vô sản ở miền Bắc, xây dựng nền chuyên chính nhân dân ở miền Nam (1954-1975)

3.1.2 Xây dựng hệ thống chuyên chính vô sản trên phạm vi cả nước 1991)

(1975-3.1.3 Quá trình xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam (1991 - 2020)

3.2 Đặc điểm hệ thống chính trị Việt Nam

3.2.1 Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập và lãnh đạo hệ thống chính trị Việt Nam

3.2.2 Hệ thống chính trị Việt Nam ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát triển của Nhà nước

3.2.3 Hệ thống chính trị Việt Nam có tính thống nhất cao

3.2.4 Hệ thống chính trị Việt Nam mang bản chất dân chủ nhân dân

3.2.5 Hệ thống chính trị Việt Nam có sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc

3.2.6 Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động bằng nguồn ngân sách Nhà nước

3.2.7 Hệ thống chính trị Việt Nam còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, ngày càng phình to, thiếu ổn định, không phù hợp với các điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 21

Trong bối cảnh ấy, gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia dân tộc; không có và không thể có một quốc gia đứng độc lập hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hoá Vì lẽ đó, “cộng đồng thế giới hình thành trong quá trình toàn cầu hoá trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ trong lĩnh vực kinh tế đang làm suy yếu, đặt dấu hỏi về sức mạnh của quốc gia dân tộc, thâm nhập vào khắp các đường biên giới lãnh thổ bằng nhiều phụ thuộc xã hội đa dạng, các quan hệ thị trường, bằng mạng truyền thông, các phong tục, tập quán khác lạ của dân cư, không liên quan đến vùng lãnh thổ xác định của nó Điều đó biểu hiện trong tất cả các lĩnh vực quan trọng nhất, là cơ sở của uy tín quốc gia dân tộc trong chính sách thuế, quyền hạn tối cao của bộ máy cảnh sát, trong chính sách đối ngoại, trong lĩnh vực an ninh quân sự”10

Toàn cầu hoá đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hôi, trong đó chính trị và hệ thống chính trị Vì đây là một lĩnh vực đa dạng và liên tục thay đổi “nghiên cứu về hành vi chính trị của các cá nhân, các nhóm người, và các thể chế trong đó loài người tồn tại và thống trị, cũng như các giá trị làm cơ sở cho tư tưởng và các hệ thống chính trị”11

Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức chính trị bao gồm nhà nước, các đảng, các tổ chức chính trị-xã hội Hệ thống chính trị “là hệ thống công cụ tổ chức đắc lực để giai cấp lãnh đạo trong xã hội tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế, văn hóa,

10 U.Bek, Toàn cầu hoá là gì? Moscow, 2001, tr.14 -15 Trích theo: Bjaznova, Toàn cầu hoá và các giá trị dân tộc, Tài liệu phục vụ nghiên cứu của Viện Thông tin Khoa học xã hội, 2005, số TN 2005 - 37, tr 4

11 David E McNabb, Methods of research in politics, First published 2013, M.E Sharpe Armonk, New York,

London, England, tr.3

Trang 22

21

xã hội”; “là một cơ cấu bao gồm nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào quá trình kinh tế-xã hội với mục đích duy trì và phát triển chế độ xã hội đó”; “là một chỉnh thể bao gồm một thiết chế quyền lực với một bộ đỡ tư tưởng xác định, những chế định bảo đảm cho sự tồn tại và hoạt động của nó”; “bao gồm cả những ửng xử chính trị (những mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành quyền lực với khách thể tiếp nhận sự thống trị)”; “là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của xã hội; bao gồm các tổ chức và thể chế có tính đại diện, hoạt động hợp pháp, có chức năng hoặc mục đích tham gia vào quyền lực chính trị, nghĩa là tham gia vào việc lãnh đạo xã hội, hoạt động nhà nước và ra các quyết định ở tầm quốc gia”; “là một bộ phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của nền chính trị; bao gồm các tổ chức chính trị, hoạt động vì mục đích chính trị”12 Các định nghĩa vừa nêu đều coi hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức chính trị như nhà nước, các đảng, các tổ chức chính trị-xã hội Trong sách báo chính trị và xã hội, không phải nước nào cũng sử dụng thuật ngữ “hệ thống chính trị” Tuy nhiên, với nghĩa nói trên của thuật ngữ “hệ thống chính trị” thì nước nào cũng có hệ thống chính trị của mình

Hệ thống chính trị ở Việt Nam bên cạnh một số điểm chung còn có một số điểm riêng so với hệ thống chính trị của các nước khác trên thế giới Mỗi nước trên thế giới đều có một hệ thống chính trị với những điểm riêng của mình Những điểm riêng đó được thể hiện trong hiến pháp và pháp luật của mỗi nước

Phương thức hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị là tổng hợp các biện pháp: xây dựng kế hoạch, bố trí lực lượng, phân công công việc, điều hành, quản lý, kiểm tra, đánh gia, rút kinh nghiệm… nhằm hoàn thành tốt nhiệm

vụ theo chức năng của tổ chức, cơ quan đó Phương thức hoạt động của các tổ chức, cơ quan gắn chặt với chức năng, nhiệm vụ chính trị dài hạn hoặc trước mắt của tổ chức,

cơ quan đó với các điều kiện về tổ chức bộ máy, cán bộ, các nguồn lực vật chất… và đặc điểm của môi trường hoạt động

Phương thức hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị phụ thuộc vào nội dung hoạt động – nhiệm vụ chính trị – được đánh giá thông qua chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng tổ chức, từng cơ quan, từng cấp và của cả hệ

12 Phạm Ngọc Trâm (2011), Quá trình đổi mới hệ thống chính trị ở Việt nam (1986-2011), Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội, tr.15-17

Trang 23

22

thống chính trị trong từng thời kỳ Chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị thể hiện thông qua giá trị, tác dụng và tác động từ phía chủ thể lãnh đạo của Đảng cầm quyền, sự quản lý của Nhà nước đối với các đối tượng

Khái niệm “hệ thống” của hệ thống chính trị bao gồm cả trật tự theo chiều dọc, quan hệ theo chiều ngang và sự lồng ghép, đan xen Đây là một tập hợp những yếu tố, những bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau và tạo thành một chỉnh thể nhất định Theo chiều dọc, cao nhất là cấp trung ương, thấp nhất là cấp cơ sở; cấp càng cao thẩm quyền càng lớn Theo chiều ngang, mỗi tổ chức tồn tại và hoạt động độc lập theo quy định của pháp luật và điều lệ của mỗi tổ chức Trong hệ thống chính trị ở mỗi cấp, mỗi đơn vị, tổ chức đảng là người lãnh đạo thường xuyên và trực tiếp Trong những hoạt động lồng ghép, đan xen, quan hệ giữa các tổ chức là phối hợp, hiệp quản, nhưng tổ chức đảng giữ vai trò lãnh đạo

Nhìn chung, về mặt tổ chức, bao gồm bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức và cơ chế vận hành trong quan hệ giữa các tổ chức là rất đa dạng, đan cài lẫn nhau, hết sức phức tạp, như quan hệ lãnh đạo – chấp hành (trên - dưới), quan hệ phối hợp, hiệp đồng (bình đẳng), quan hệ trực tiếp, quan hệ gián tiếp, quan hệ vừa trực tiếp vừa gián tiếp… Ví như, ở một cấp hành chính, cấp ủy đảng vừa lãnh đạo trực tiếp

Ủy ban nhân dân, vừa lãnh đạo gián tiếp Ủy ban nhân dân thông qua Hội đồng nhân dân; cấp ủy đảng lãnh đạo trực tiếp cả Mặt trận Tổ quốc và từng tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc; đồng thời cấp ủy đảng cũng lãnh đạo các đoàn thể, tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc thông qua Mặt trận Tổ quốc và các ban tham mưu của đảng hoặc Ủy ban nhân dân cùng cấp

Các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị quan hệ, phối hợp với nhau theo chức năng của từng tổ chức, cơ quan để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức mình và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với tổ chức khác Tất

cả mối quan hệ đó đều theo sự lãnh đạo của đảng, xoay quanh hạt nhân chính trị là tổ chức đảng, cụ thể và thường xuyên là cấp ủy đảng, mà trực tiếp là thường trực cấp ủy

Vì thực tế, trong điều hành hoạt động cụ thể, hàng ngày của các tổ chức, cơ quan trong

hệ thống chính trị chủ yếu là thường trực của các tổ chức, cơ quan đó

Sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở từng cấp chính là quan hệ giữa tổ chức đảng với vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối các tổ chức nhà nước, mặt trận, đoàn thể nhân dân cùng cấp với tính cách là

Trang 24

Tóm lại, hệ thống chính trị ở Việt Nam là toàn bộ những thiết chế chính trị bao gồm Đảng cầm quyền, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân Phương thức tổ chức, hoạt động của hệ thống này theo những nguyên tắc nhất định và gắn bó hữu cơ với nhau nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân

lý lần đầu tiên thuật ngữ hệ thống chính trị được sử dụng trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay được chính thức thừa nhận trong các văn bản của Đảng và Nhà nước bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên

13 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,

Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.419

Trang 25

nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam) vừa tồn tại độc lập, vừa là tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hệ thống chính trị này được thành lập giống nhau ở 4 cấp tương ứng với các cấp hành chính địa phương

Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương xuống cơ sở Do chức năng và tính chất hoạt động của mình, từng tổ chức có mô hình tổ chức riêng Trong đó, hệ thống tổ chức Đảng và các đoàn thể nhân dân bên cạnh hệ thống dọc theo cấp hành chính từ Trung ương đến cơ sở, còn có các cơ quan chức năng và đơn vị sự nghiệp

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo toàn xã hội, lãnh đạo hệ thống chính trị Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng thể hiện qua việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách và thông qua tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, đảng viên tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thông qua việc bố trí cán bộ, sử dụng cán bộ trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị

để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng; tiến hành công tác kiểm tra các đảng viên và phối hợp các tổ chức trong hệ thống chính trị thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng

Đảng Cộng sản Việt Nam tồn tại vừa với tư cách một tổ chức độc lập, thống nhất, vừa có các tổ chức và cá nhân đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước

và các đoàn thể nhân dân, hình thành nên các tổ chức Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng bộ, Chi bộ Tổ chức đảng vừa “nằm ngoài”, vừa nằm ngay trong cơ quan nhà nước, các đoàn thể chính trị – xã hội Riêng ở Trung ương, Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh không có Đảng đoàn Ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ thống tổ chức bộ máy cũng tương tự như Trung ương Ở cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn không có tổ chức Đảng đoàn và Ban cán sự đảng

Các cơ quan chức năng của Đảng, về tổ chức là cơ quan đảng, nhưng về quản lý nhà nước, các cơ quan này là những pháp nhân, được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước và thực hiện chế độ kế toán như các cơ quan nhà nước Đội ngũ cán bộ công

Trang 26

25

nhân viên của cơ quan đảng cũng là cán bộ, công chức nhà nước, hưởng lương và các chế độ, chính sách như công chức Các cơ quan chức năng của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện cũng tương tự

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị của các đoàn thể nhân dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo; là cơ

sở của chính quyền nhân dân Mặt trận có nhiệm vụ củng cố, tăng cương khối đại đoàn kết toàn dân nhằm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam dân chủ, phồn vinh, xã hội chủ nghĩa Mặt trận có trách nhiệm tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thi hành chính sách, pháp luật; tham gia hoạt động đối ngoại nhân dân và hòa giải ở cơ sở; tham gia công tác bầu cử; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổng hợp, nghiên cứu ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước Hoạt động giám sát của Mặt trận là hoạt động giám sát mang tính nhân dân, thực hiện bằng các hình thức động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát, tổng hợp và phản ánh ý kiến của nhân dân Mặt trận Tổ quốc từ cấp huyện trở lên thực chất là Ủy ban Mặt trận Ủy ban này do hiệp thương dân chủ lập ra, chứ không phải do đại hội cùng cấp bầu ra

Trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có 44 thành viên: 1 Đảng cộng sản Việt Nam; 2 Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; 3 Hội nông dân Việt Nam; 4 Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; 5 Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 6 Hội cựu chiến binh Việt Nam; 7 Quân đội Nhân dân Việt Nam; 8 Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; 9 Hiệp hội các hội văn học - nghệ thuật Việt Nam; 10 Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam; 11 Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam; 12 Liên minh hợp tác xã Việt Nam; 13 Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam; 14 Hội Chữ thập

đỏ Việt Nam; 15 Hội Luật gia Việt Nam; 16 Hội Nhà báo Việt Nam; 17 Hội Phật giáo Việt Nam; 18 Uỷ ban đoàn kết công giáo Việt Nam; 19 Hội Làm vườn Việt Nam; 20 Hội Người mù Việt Nam; 21 Hội Sinh vật cảnh Việt Nam; 22 Hội Đông y Việt Nam; 23 Tổng hội Y dược học Việt Nam; 24 Hội người cao tuổi Việt Nam; 25 Hội kế hoạch hoá gia đình Việt Nam; 26 Hội khuyến học Việt Nam; 27 Hội bảo trợ tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam; 28 Hội châm cứu Việt Nam; 29 Tổng hội thánh tin lành Việt Nam; 30 Hội liên lạc với người Việt nam ở nước ngoài; 31 Hội khoa học lịch sử Việt Nam; 32 Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam; 33 Hội mỹ nghệ - kim hoàn - đá quý Việt Nam; 34 Hội cựu giáo chức Việt Nam; 35 Hội xuất

Trang 27

26

bản - in - phát hành sách Việt Nam; 36 Hội nghề cá Việt Nam; 37 Hiệp hội sản xuất kinh doanh của người tàn tật Việt Nam; 38 Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam; 39 Hội y tế cộng đồng Việt Nam; 40 Hội cựu thanh niên xung phong Việt Nam; 41 Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam; 42 Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; 43 Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt-Đức; 44 Hiệp hội làng nghề Việt Nam)14

Trong số các thành viên của Mặt trân Tổ quốc Việt Nam, một số tổ chức có tính chất chính trị-xã hội và một số tổ chức có tính chất chính trị-xã hội Có ý kiến cho rằng, hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác

Theo ý kiến này thì các tổ chức chính trị - xã hội như Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và một số tổ chức khác cũng thuộc hệ thống chính trị Các tổ chức Liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và một số tổ chức khác có thể được coi là những bộ phận cấu thành hệ thống chính trị nước ta vì chúng là các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lại là tổ chức thuộc hệ thống chính trị Trong báo cáo này, hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay được được hiểu là hệ thống bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam Các tổ chức Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam được gọi là các đoàn thể nhân dân Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân được gọi chung là các tổ chức chính trị-xã hội

14 Xem: www.mattran.org.vn/home/gioithieumt , ngày 28-5-2012

Trang 28

27

Các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị bao gồm Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Cựu chiến binh Việt Nam Các tổ chức này có trách nhiệm giáo dục hội viên của tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Trách nhiệm của các đoàn thể này được quy định trong điều lệ và một số văn bản quy phạm pháp luật

Các tổ chức Đoàn thanh niên, Liên đoàn Lao động, ngoài hệ thống dọc theo hệ thống hành chính – lãnh thổ còn có tổ chức ở các ngành, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp… Trong quận đội và ngành công an có Công đoàn ngành và Ban công tác thanh niên thuộc cơ quan chính trị Ở các cơ quan Trung ương không lập Hội phụ nữ

mà chỉ có Ban công tác nữ (Ban nữ công) nằm trong Công đoàn cơ quan, do ban chấp hành công đoàn cơ quan lập ra

Ngoài các tổ chức ổn định, thường xuyên, ở các cấp hành chính, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị còn có thể lập ra một số tổ chức không thường xuyên, khi có yêu cầu và giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ, như các ban chỉ đạo, tiểu ban, hội đồng,

tổ công tác… Cán bộ tham gia vào các tổ chức này chủ yếu là kiêm nhiệm Giữa các tổ chức đảng, nhà nước và các đoàn thể chính trị –xã hội cũng có thể lập ra các tổ chức liên hợp để phối hợp công tác trong một lĩnh vực hay thực hiện một nhiệm vụ chung nào đó

Hệ thống chính trị ở Việt Nam bao gồm Đảng cầm quyền, Nhà nước, Mặt trận

và các đoàn thể nhân dân Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức và cơ chế vận hành trong quan hệ giữa các tổ chức của hệ thống chính trị rất đa dạng, phức tạp

Mối quan hệ, phối hợp của các tổ chức trong hệ thống theo chức năng, nhiệm

vụ và thực hiện trách nhiệm xã hội của mình đối với tổ chức khác, xoay quanh hạt nhân chính trị là tổ chức Đảng Vai trò tổ chức Đảng là lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối các tổ chức nhà nước, mặt trận, đoàn thể nhân dân cùng cấp Cấp ủy đảng mỗi cấp là người khởi xướng, tổ chức, điều hòa, là người chịu trách nhiệm chính, cuối cùng và cao nhất về những trục trặc, lệch lạc nếu có trong quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cấp đó Đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để bao hàm cả nội dung phát huy tính chủ động của từng tổ chức, cá nhân trong phối hợp hoạt động với các tổ chức khác và tổ chức sự phối hợp đó Các cơ quan nhà nước, đoàn thể, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được luật pháp quy định, phải chủ động, tích cực

Trang 30

29

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM (1945 – 1954)

2.1 Hệ thống chính trị Việt Nam

Nghiên cứu đặc điểm hình thành hệ thống chính trị Việt Nam trong sự tác động của điều kiện lịch sử, ngay từ đầu nhóm tác giả đã xác định đứng trên lập trường Marxism, coi chính trị và hệ thống chính trị là những vấn đề về về chế độ nhà nước, quản lí đất nước, lãnh đạo các giai cấp, đấu tranh đảng phái… Trong đó, hệ thống chính trị là hệ thống công cụ tổ chức đắc lực để giai cấp lãnh đạo trong xã hội tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

Khái niệm “hệ thống chính trị” được Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức sử dụng từ Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa VI (3-1989) và sau

đó Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII của Đảng (năm 1991) xác định: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”15 Về mặt pháp lí, khái niệm hệ thống chính trị Việt Nam được đề cập đầu tiên vào năm 1992, trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992

Hệ thống chính trị là một bộ phận quan trọng nhất, cơ bản nhất của nền chính trị; bao gồm các tổ chức chính trị, hoạt động vì mục đích chính trị Nền chính trị đó bao gồm các thiết chế chính trị; cơ chế chính trị; quyền lực chính trị; các hoạt động chính trị của các tổ chức, đoàn thể, các nhân vật chính trị; các quyết sách chính trị và ý thức, văn hóa chính trị

Hệ thống chính trị Việt Nam được xem như một hệ thống về mặt tổ chức và chức năng của các cơ quan, các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân, thể hiện quyền lực chính trị của nhân dân, thông qua nội dung của nền dân chủ, cơ chế thực hiện quyền lực chính trị và quyền lực Nhà nước

Như vậy, hệ thống chính trị Việt Nam được hình thành từ 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nhưng khái

15 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội,

NXB Sự thật, Hà Nội, tr.19

Trang 31

2.2 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam (1945 - 1954)

Hệ thống chính trị Việt Nam ra đời, năm 1945, khi chủ nghĩa thực dân đang dần

bị cáo chung trên phạm vi toàn thế giới, chủ nghĩa phát xít, quân phiệt Đức – Ý – Nhật

bị tiêu diệt, nhân loại bước sang một thời kỳ mới trong lịch sử Thời kỳ, các dân tộc bị

áp bức trên toàn thế giới đứng lên tự giải phóng, giành lại những quyền thiêng liêng nhất của con người, quốc gia – dân tộc

Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, với sản phẩm tiêu biểu là hệ thống chính trị của nó, chính là sự kết tinh của cuộc đấu tranh kiên cường, bền bĩ dưới sự dẫn dắt của một lãnh tụ tài ba – Hồ Chi Minh – và một đảng cách mạng tiên phong, có đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết đấu tranh vì độc lập, tự do; đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân và biết tranh thủ sức mạnh của thời đại thì dân tộc

đó nhất định thắng lợi Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Suốt trong 80 năm nước ta

bị Pháp chiếm, nhân dân ta từ Nam đến Bắc đã nhiều lần nổi dậy chống giặc ngoại xâm Nhưng vì bọn vua quan hèn mạt, câu kết với địch, phản nước hại dân, cho nên các cuộc khởi nghĩa đều thất bại Cách mạng Nga thành công đã thức tỉnh các dân tộc

bị áp bức, dạy cho họ cách tổ chức, đấu tranh và giành thắng lợi Nhờ vậy mà ta có Đảng tiên phong, có Mặt trận dân tộc thống nhất, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân, kiên quyết đấu tranh cho độc lập tự do, làm Cách mạng Tháng Tám thắng lợi Lần đầu tiên trong lịch sử nhân dân ta được hoàn toàn giải phóng: Đã phá tan cái xiềng xích nô lệ thực dân, đã đập đổ cái chế độ thối nát của vua quan phong kiến, đã lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Từ đó dân ta làm chủ nước ta”16

Sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và hệ thống chính trị của nhà nước dân chủ đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á là một thành quả to lớn mang tầm vóc thời đại Hệ thống chính trị Việt Nam hình thành (1945) là kết quả của một quá trình

16 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 10, tr.85

Trang 32

Hệ thống chính trị Việt Nam hình thành và phát triển phản ánh sự đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa: “Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh sự đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa, đã chứng minh sự đúng đắn của con đường của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại đã vạch ra”18 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thực tiễn ở Việt Nam đã chứng tỏ rằng nhờ có sự lãnh đạo của đảng Mác - Lênin mà cách mạng

đã thu được thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội”19

Như vậy, sự hình thành và phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam là quá trình làm nên cuộc hồi sinh của nền độc lập, tự chủ, tự cường của dân tộc, một nền độc lập, tự chủ vô cùng quý giá của dân tộc giành được sau đêm trường nô lệ đau thương

và tủi nhục

Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, hệ thống chính trị Việt Nam hình thành, nhưng bị chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động liên kết với nhau bao vây, chống phá quyết liệt Do đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra bản Chỉ thị “Kháng chiến, kiến quốc” (ngày 25-11-1945), xác đinh nhiệm vụ của hệ thống chính trị: “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết” và xác định cuộc cách mạng Đông Dương là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Những nhiệm vụ cấp bách và cơ bản của nhân dân Việt Nam lúc này là củng cố hệ thống chính trị, xây dựng chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội

17 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 14, tr 622

18 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 11, tr.1 80

19 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, tập 13, tr 487

Trang 33

32

phản, cải thiện đời sống nhân dân Trong đó bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng

là nhiệm vụ bao trùm, khó khăn, nặng nề nhất của nước ta lúc bấy giờ

Để bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng một cách hiệu quả Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương củng cố và tăng cường xây dựng hệ thống chính trị, tức là xây dựng nền chuyên chính nhân dân Trong đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu

là xây dựng hiến pháp, pháp luật và hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 3-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Trước, chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”20

Tổng tuyển cử là tất cả các cử tri của một nước đến các địa điểm bầu cử để tuyển chọn và bầu cho những người sẽ trở thành đại biểu Quốc hội (nghị sĩ) ở cơ quan quyền lực cao nhất của quốc gia hoặc bầu nguyên thủ quốc gia ở một số nước Tổng tuyển cử trong trường hợp bình thường sẽ tiến hành đều đặn thường kỳ 3 năm, 4 năm hoặc 5 năm một lần theo luật pháp của mỗi nước Tổng tuyển cử có thể tiến hành sớm hơn, hoặc trong trường hợp nghị viện bị giải tán trước thời hạn, hoặc có thể bị kéo dài trong trường hợp có chiến tranh Cuộc tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam đã diễn ra vào ngày 6/1/1946

Để chuẩn bị cho Tổng tuyển cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 14/SL về việc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội vào ngày 8/9/1945

và ký Sắc lệnh số 51/SL quy định thể lệ Tổng tuyển cử vào ngày 17/10/1945 Các Sắc lệnh này đã khẳng định yêu cầu bức thiết của Tổng tuyển cử là để “dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: về mặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch Một là phiếu cũng có sức lực như một viên đạn”21 Đồng thời khẳng định nước ta có

đủ cơ sở pháp lý, điều kiện khách quan và chủ quan để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử

20 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.8

21 Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.145

Trang 34

33

theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và

bỏ phiếu kín

Như vậy, Tổng tuyển cử là bước đầu thực hiện xây dựng một nền dân chủ tiến

bộ Mọi công dân Việt Nam không phân biệt trai, gái, giàu nghèo, đảng phái, tôn giáo đều có quyền ứng cử, bầu cử Tổng tuyển cử cũng là dịp cho toàn thể nhân dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức đứng ra gánh vác công việc đất nước Đây là một mốc son đánh dấu bước phát triển của hệ thống chính trị Việt Nam Tổng tuyển cử là

sự hợp pháp hóa, chính đáng hóa quyền lực của Nhà nước; cùng với việc ban hành Hiến pháp, thành lập Chính phủ chính thức là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để củng cố hệ thống chính trị

Cuộc Tổng tuyển cử không chỉ là một cuộc vận động chính trị thông thường,

mà thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp và dân tộc vô cùng gay

go, phức tạp và không kém phần quyết liệt nhằm hợp pháp hóa nước Việt Nam độc lập Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử đánh dấu bước trưởng thành của Nhà nước cách mạng Việt Nam, mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đất nước ta có một Quốc hội, một Chính phủ thống nhất, một bản Hiến pháp tiến bộ và một hệ thống chính quyền hoàn toàn đầy đủ danh nghĩa về mặt pháp lý để đại diện cho nhân dân Việt Nam về đối nội, đối ngoại; là căn cứ để khẳng định Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tính chất hợp pháp, dân chủ - Nhà nước của dân, do dân và vì dân, được quốc dân giao phó trọng trách điều hành đất nước, tổ chức toàn dân kháng chiến kiến quốc, giải quyết mọi quan hệ của Việt Nam trên trường quốc tế

Do hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, cuộc Tổng tuyển cử này không chỉ là một cuộc vận động chính trị thông thường, mà thực chất là một cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp và dân tộc vô cùng gay go, phức tạp và không kém phần quyết liệt Các báo phản động ra sức vu cáo, nói xấu Việt Minh, kêu gọi tẩy chay Tổng tuyển cử

Để vạch trần những luận điệu xảo trá của các thế lực phản động, báo Cứu quốc, cơ quan tuyên truyền của Mặt trận Việt Minh đã tích cực đấu tranh, hướng dẫn dư luận,

cổ vũ quần chúng tích cực tham gia Tổng tuyển cử Vì Tổng tuyển cử là thực hiện quyền tự do, dân chủ của nhân dân, chỉ có Tổng tuyển cử mới có dịp để cho dân chúng chọn người đại diện chân chính và trung thành của toàn thể quốc dân, cũng chỉ có Tổng tuyển cử mới có một cơ quan quyền lực cao nhất đủ thẩm quyền để ban hành cho nước Việt Nam một Hiến pháp ấn định rõ ràng quyền lợi của quốc dân và của Chính

Trang 35

34

phủ và mới phá tan được hết những nghi ngờ ở trong cũng như ở ngoài đối với chính quyền nhân dân Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”

Cuộc Tổng tuyển cử lúc đầu được dự kiến là ngày 23 tháng 12 năm 1945, nhưng gặp phải sự chống đối của Việt Quốc, Việt Cách Để thực hiện chủ trương thống nhất và hòa giải nhằm tạo bầu không khí ổn định cho Tổng tuyển cử; đồng thời,

để có thêm thời gian cho công tác chuẩn bị, nhất là để các ứng cử viên có điều kiện nộp đơn và vận động tranh cử, ngày 18 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày Chủ nhật 6 tháng 1 năm 1946 Qua quá trình đàm phán, Việt Nam Quốc dân đảng (Việt quốc) đã thỏa thuận hợp tác và ủng hộ cuộc Tổng tuyển cử Trên cơ sở đó, ngày 24 tháng 12 năm 1945, đại biểu của Việt Minh, Việt Quốc, Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội) đã gặp nhau và cùng ký bản “Biện pháp đoàn kết”, trong đó có điều khoản ủng hộ Tổng tuyển cử và kháng chiến, nhất trí về việc mở rộng Chính phủ lâm thời có đại diện của Việt Quốc, Việt Cách tham gia, thừa nhận 70 ghế cho họ trong Quốc hội mà không qua bầu cử

Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử diễn ra sôi nổi trong cả nước, bầu được

333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái dân chủ khác nhau, 43% đại biểu không đảng phái; có 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu là dân tộc thiểu số

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 đánh dấu mốc phát triển đầu tiên trong tiến trình xây dựng hệ thống chính trị Việt Nam Ngày 2-3-1946, kì họp Quốc hội lần thứ nhất được tổ chức Tại kì họp này Quốc hội đã thành lập Ban Thường trực Quốc hội, Chính phủ liên hiệp kháng chiến, Cố vấn đoàn, Kháng chiến ủy viên hội Thành phần Chính phủ liên hiệp kháng chiến gồm có Chủ tịch, Phó chủ tịch và 10

bộ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp, được Quốc hội ủy nhiệm đứng ra lập chính phủ mới theo nguyên tắc đoàn kết và tập hợp nhân tài, không phân biệt đảng phái

Để bảo vệ quyền tự do dân chủ của mọi công dân Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng: Sắc lệnh số 35/SL, ngày 20-9-1945, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng; Sắc lệnh số 41/SL, ngày 29-3-

1946 về bảo vệ quyền tự do cá nhân; Sắc lệnh số 52/SL, ngày 22-4-1946, quy định chế

Trang 36

35

độ tự do lập hội Ngày 22-11-1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 63/SL, quy định

về tổ chức, quyền hạn và cách làm việc của Ủy ban hành chính các cấp (kì, tỉnh, huyện xã) Chính quyền nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương được tổ chức và làm việc theo một tinh thần mới, một chế độ dân chủ mới của dân, do dân, vì dân

Những văn bản nêu trên là những văn bản pháp luật đầu tiên của hệ thống chính trị Việt Nam được ban ban hành trong một hoàn cảnh cực kì đặc biệt, phải đối phó với muôn vàn khó khăn của đất nước trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” Điều đó, chứng tỏ tầm quan trọng của việc ban hành kịp thời những qui định pháp luật về tổ chức bộ máy chính quyền, về quyền tự do dân chủ của nhân dân, thể hiện tư duy, tầm nhìn tiến bộ và sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về những quyền cơ bản của con người, định hướng hoạt động của hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, đặt nền móng xây dựng một hệ thống chính trị, dân chủ tiến bộ Đặc biệt tại

kì họp lần thứ hai, Quốc hội đã thông qua dự án Luật lao động và Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam

Hiến pháp nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã được Quốc hội biểu quyết thông qua ngày 9-11-1946 với 240/242 phiếu tán thành Bản Hiến pháp22 gồm có: Lời nói đầu, 7 chương, 70 điều; trong đó có nhiều điều thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng hệ thống chính trị đất nước

Hiến pháp năm 1946 xác định chế độ chính trị của đất nước, đặt nền móng cho xây dựng hệ thống chính trị của đất nước Điều 1 của Hiến pháp qui định rõ: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”

Việc tổ chức xây dựng bộ máy nhà nước cũng được Hiến pháp xác định: “Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”(Điều 22) Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội được xác định: “Nghị viên nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ kí với nước ngoài” (Điều 22) Quốc hội do nhân dân bầu ra với nhiệm kì 3 năm Theo Hiến pháp, “Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” (Điều 43), hệ thống hành

22 Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến năm 2001, T.P Hồ chí Minh, 2020, tr.13-30

Trang 37

Hiến pháp dành hẳn một chương (chương 2), với 13 điều quy định về nghĩa vụ

và quyền lợi công dân Trong đó có 2 điều (Điều 4 và 5) quy định về nghĩa vụ, có 11 điều (từ Điều thứ 6 đến 16) đề cập quyền lợi công dân Hiến pháp khẳng định một cách dứt khoát: tất cả công dân Việt Nam đều có quyền bình đẳng trước pháp luật; “Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam” (Điều 11) “; Công dân Việt Nam có quyền:

- Tự do ngôn luận

- Tự do xuất bản

- Tự do tín ngưỡng

- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài” (Điều 10)

Ngoài ra, Hiến pháp còn khẳng định về quyền tư hữu, quyền được đi học, quyền bình đẳng nam nữ… của công dân Đối chiếu với những Hiến pháp sau này: Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 (kế cả sửa đổi bổ sung Hiến pháp năm 1992 vào năm 2001), quyền của công dân Việt Nam được khẳng định trong Hiến pháp năm 1946 vẫn đầy đủ, tiến bộ hơn, nhất là những giá trị lịch sử và thời đại; giá trị nhân văn và nhân đạo Đến nay, những giá trị này vẫn được tiếp tục kế thừa và phát huy

Sau cách mạng tháng Tám (1945), do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thù trong, giặc ngoài lăm le bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ, Đảng Cộng sản Đông Dương buộc phải tuyên bố tự giải thể; thực chất là rút vào hoạt động bí mật Trên thực

tế, trong thời kì 1945-1954, Đảng ta luôn thể hiện vai trò lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, nhưng trong các văn bản pháp luật không phản ánh sự lãnh đạo đó Thời kì sau này, sự lãnh đạo của Đảng được đưa vào Hiến pháp (Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992)

Những năm 1945-1954, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo công tác mặt trận, mở rộng thành phần Chính phủ, mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp lực lượng chống thù trong giặc ngoài Lực lượng nòng cốt của Mặt trận do Đảng lãnh đạo

là công nhân, nông dân, trí thức Tại Thông tri số 61 TT-TƯ, ngày 14-12-1945, Đảng

Trang 38

37

ta đã chủ trương, yêu cầu các cấp ủy đảng trong cả nước nắm vững và thực hiện đúng chính sách của Đảng, đưa các đồng chí trong cấp ủy vào phụ trách các ngành dân vận, mặt trận và kiện toàn Đảng đoàn các tổ chức quần chúng từ trên xuống dưới Thông tri cũng đặt biệt chú trọng xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, và nêu rõ thực trạng ở các cấp ủy cấp xã hoặc một số chi bộ cơ sở “chưa chú ý đặt Đảng đoàn trong các tổ chức quần chúng”

Lúc này tuy chưa sử dụng khái niệm “hệ thống chính trị” nhưng tính chất giai cấp của các tổ chức chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò Mặt trận và các đoàn thể quần chúng đã được xác định Đứng trên lập trường giai cấp của chính đảng Marxism, Đảng ta đã chủ trương thành lập các tổ chức thanh niên, phụ nữ, nông dân, công nhân… nhằm tạo tiềm lực, chỗ dựa, sự hậu thuẫn cho Đảng trong công cuộc lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân “Về tổ chức thanh niên và phụ nữ, công nhân và nông dân phải lấy những hình thức tổ chức có tính giai cấp (công đoàn và Hội nông dân cứu quốc) làm hình thức tổ chức cốt yếu”23

Tại Đại hội lần thứ II (tháng 2-1951), trong Báo cáo chính trị của Đại hội, do đồng chí Trường Chinh trình bày đã nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với mặt trận, chính quyền, quân đội Trong phong trào cách mạng, mặt trận dân tộc, quân đội giải phóng và chính quyền nhân dân, đều phải đặt dưới sự lãnh đạo Đảng, đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, giai cấp quyết tâm nhất và trung thành nhất với

sự nghiệp giải phóng dân tộc

Về xây dựng, củng cố nền chuyên chính nhân dân - hệ thống chính trị lúc bấy giờ - Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng khẳng định vấn đề cơ bản của chính trị dân chủ nhân dân nước ta hiện nay là củng cố Nhà nước nhân dân, củng cố cơ sở chính trị của chính quyền là Mặt trân dân tộc thống nhất phản đế Đảng nắm vững và củng

cố chính quyền dân chủ nhân dân thì đảm bảo được kháng chiến thắng lợi và đưa nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội

Đại hội II của Đảng xác định chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là “chính quyền dân chủ của nhân dân”, nghĩa là của công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu nước tiến

23 Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng về Mặt trân dân tộc thống nhất, NXB

Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.135

Ngày đăng: 19/10/2024, 12:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Đình Bôn (2017), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay, NXB. Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Bùi Đình Bôn
Nhà XB: NXB. Quân đội nhân dân
Năm: 2017
2. David E. McNabb, Methods of research in politics, First published 2013, M.E. Sharpe Armonk, New York, London, England Sách, tạp chí
Tiêu đề: Methods of research in politics
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, NXB. Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB. Sự thật
Năm: 1991
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng: Toàn tập, T 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng: Toàn tập
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2002
5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
6. Đảng Lao động Việt Nam (1976), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB. Sự thật, Hà Nội 7. Đinh Xuân Lý (2019), Hệ thống chính trị Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử - Lýluận và thực tiễn, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, "NXB. Sự thật, Hà Nội 7. Đinh Xuân Lý (2019), "Hệ thống chính trị Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử - Lý "luận và thực tiễn
Tác giả: Đảng Lao động Việt Nam (1976), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB. Sự thật, Hà Nội 7. Đinh Xuân Lý
Nhà XB: NXB. Sự thật
Năm: 2019
8. Đinh Xuân Lý (chủ biên – 2009), Đảng lãnh đạo phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thời kỳ đổi mới: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB.Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng lãnh đạo phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thời kỳ đổi mới: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc gia
10. Hoàng Chí Bảo (2005), Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn của nước ta hiện nay, NXB. Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn của nước ta hiện nay
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: NXB. Lý luận chính trị
Năm: 2005
11. Hoàng Văn Việt (2019), Cách tiếp cận hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay – Những vấn đề đặt ra, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Việt Nam học lần thứ IV với chủ đề Những vấn đề giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam trong thế giới ngày nay, p. 1125 -1136, NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề giảng dạy tiếng Việt và nghiên cứu Việt Nam trong thế giới ngày nay
Tác giả: Hoàng Văn Việt
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc gia TP.HCM
Năm: 2019
13. Hồ Thanh Khôi (2013), Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng phát huy dân chủ trong hệ thống chính trị ở cơ sở, NXB. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng phát huy dân chủ trong hệ thống chính trị ở cơ sở
Tác giả: Hồ Thanh Khôi
Nhà XB: NXB. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2013
14. Lê Minh Quân (chủ biên – 2009), Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay, NXB. Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà nước trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay
Nhà XB: NXB. Chính trị quốc gia
15. Lê Minh Thông (2009), Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, NXB. Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay
Tác giả: Lê Minh Thông
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
16. Lê Minh Thông (chủ biên – 2007), Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, NXB. Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc gia
17. Lê Phạm Tuấn Vinh (2010), 65 năm nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính trị Hành chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: 65 năm nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Lê Phạm Tuấn Vinh
Năm: 2010
19. Lê Quốc Lý (2014), Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta, NXB. Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị ở nước ta
Tác giả: Lê Quốc Lý
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc gia
Năm: 2014
20. Lưu Văn Quang (2015), “Thể chế chính trị cộng hòa”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 10 (95) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể chế chính trị cộng hòa”, "Tạp chí "Khoa học xã hội Việt Nam
Tác giả: Lưu Văn Quang
Năm: 2015
21. Lý Vĩnh Long (2013), Hệ thống chính trị ở Việt Nam từ 1986 đến nay, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống chính trị ở Việt Nam từ 1986 đến nay
Tác giả: Lý Vĩnh Long
Năm: 2013
22. Lương Gia Ban (2009), Dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, NXB. Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở
Tác giả: Lương Gia Ban
Nhà XB: NXB. Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
50. Tư Giang (2020), Định vị Việt Nam trong mắt một học giả Nhật Bản, Truy xuất từ https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/dinh-vi-viet-nam-trong-mat-mot-hoc-gia-nhat-ban-667871.html Link
51. Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright. Triều Tiên có thể học hỏi từ mô hình phát triển tại Việt Nam? Truy xuất từ https://fulbright.edu.vn/vi/trieu-tien-co-the-hoc-hoi-tu-mo-hinh-phat-trien-tai-viet-nam/ Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w