1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Nghề Tài Chính ppt

5 105 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Nghề tài chính Tôi là một đứa trẻ may mắn. Từ bé cho đến tận bây giờ, gần 23 tuổi đầu nhưng tôi vẫn được bố mẹ quan tâm từng ly từng tý. Mỗi lần gọi điện về nhà, bố thì hỏi công việc đến đâu rồi, mẹ thì nhắc nhớ giữ sức khỏe, thằng em mới học lớp 10 thì lần nào cũng động viên anh cố lên. Nhưng khi bố hỏi tôi đang làm gì, công việc của tôi như nào, hoặc khi mẹ hỏi con có phải giải quyết bài tối ưu không, thì lần nào cũng chỉ là một câu trả lời cho qua chuyện : « Con đang làm toán tài chính mà giải thích ra thi bố mẹ cũng không thể hiểu được đâu ». Điều này đã làm tôi luôn băn khoan, vì tôi cũng từng trải qua cái cảm giác quan tâm một ai đó mà không biết người đó làm gì, không hiểu được công việc của người đó. Cảm giác khá là khó chịu, vì vậy sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, tôi quyết tâm mình phải viết một chút gì đó về cái nghề mà mình đang làm. Vì biết đâu đấy nếu tôi không làm nghề này tiếp thì có lẽ chẳng bao giờ có dịp viết về nghề tài chính (trong tiếng Pháp la Finance). Thực sự thì tôi cũng chỉ mới bước vào nghề này được 2 tháng, đúng hơn là mới chỉ đi thực tập. Nên tôi sẽ chỉ có thể nói về một phần nhỏ trong nghề tài chính, đúng hơn là tôi chỉ có thể nói về công việc tôi đang làm, hi vọng những chia sẻ của tôi sẽ có ích cho các em học sau tôi để các em chuẩn bị trước nếu cũng có ý định bước vào thế giới của những con số trên những tờ giấy màu xanh lạnh lùng. Fig 1. Wall Street in New York Nếu như mỗi khi tôi nói tôi làm tài chính mọi người thường hỏi lại: chuyển sang kinh tế à, bỏ toán rồi à, lại thích kiếm tiền à (tiền thì ai chẳng thích kiếm). Và mỗi lần như vậy là lại phải giải thích : không tài chính khác kinh tế, cái tôi làm có nhiều toán lắm, toàn toán ứng dụng chứ không phải kinh tế. Nhưng nói vẫn chỉ là nói, vì có mấy ai biết công việc của tôi đang làm là gì đâu. Nghề của tôi trong tiếng Pháp nó gọi là Quant, tiếng anh là Quantitative Research (đấy nhé có hẳn từ research = ‘nghiên cứu’) còn dịch nôm na trong vốn tiếng việt hạn hẹp của mình thì tôi gọi nó là nghề « Định lượng » hay một cách văn hoa hơn là « Nghiên cứu định lượng » (vì các cụ ở nhà luôn thích gắn thêm mác nghiên cứu cho nó hoành tráng mà). Thế nghiên cứu định lượng (NCĐL) là gì, cái này quả thật là một câu hỏi khó để trả lời ngay, và ngay lúc bây giờ tôi cũng không rõ nên bắt đầu từ đâu hix hix. Thôi có lẽ để tự động viên tôi, tôi sẽ viết theo kiểu mô tả việc học hành trong truyện « Những tấm lòng cao cả ». Trong truyện, người cha mô tả việc học hành như là một cuộc chinh phạt thế giới văn minh với sách vở là vũ khí để khích lệ con mình, tôi thì cũng đang cần tự động viên, vì thực sự tôi cũng đang cảm thấy mình như một chú lính trong cái thế giới tài chính đầy biến động, luôn đầy băn khoăn, nghi ngờ vào khả năng thành công của những cái mình đang làm. Thôi là đan xen lẫn lộn cảm xúc rồi, để tôi mô tả đầu tiên cái chiến trường đã nhé : Chiến trường : Fig 2. Arms for Traders Nơi làm việc của những chú lính NCĐL thường là ở trong một ngân hàng, ở sàn giao dịch chứng khoán, và chính xác hơn là ở đằng sau những Trader. Thế trader là gì, trong tiếng anh thì trader là những nhà buôn thương gia, còn trong thế giới tài chính, trader cũng vẫn là những người buôn, nhưng thay vì buôn các mặt hàng như cơm rượu gạo, thì ở đây họ buôn cổ phiếu cổ phần, buôn những quyền lợi trên cổ phần, thậm chí còn có những loại hàng hóa mà chỉ có họ nghĩ ra : ví tỉ như buôn mối quan hệ giữa hai loại cổ phiếu nghĩa là nếu hai cổ phiếu cùng tăng hoặc cùng giảm thì sẽ có giá 10USD trong khi nếu hai cổ phiếu tăng giảm không liên quan đến nhau thì sẽ có giá là 1USD. Trước khi viết tiếp có lẽ tôi cũng nên giải thích trong sự hiểu biết hạn hẹp của mình về một số từ ngữ chuyên ngành đã dùng : 1) Cổ phiếu, cổ phần : (action in French, coupon or share in English) là một kiểu tiền giấy nhưng không dùng để mua kẹo bông được, các bạn hẳn ngày ngày nghe những công ty đang cổ phần hóa, thực chất cổ phần hóa là một phương thức để thu hút vốn đầu tư. Những đại gia có quá nhiều tiền mà tiêu không hết thì sẽ đi mua cổ phần để hưởng những quyền lợi từ sự tăng trưởng của công ty mang lại, cổ phiếu cũng là một loại tương tự như vậy. Duy có sự khác nhau duy nhất (theo tôi hiểu) thì mỗi cổ phiếu là đơn vị hàng hóa do công ty phát hành, nếu bạn nắm một nửa số cố phiếu phát hành thì bạn đã nắm trong tay 50% cổ phần của công ty. Giá trị của cổ phiếu lên xuống theo sự tăng trưởng của công ty phát hành, có thể nhìn thấy các đại gia cổ phiếu của FPT đang giàu lên rất nhanh vì giá cổ phiếu của công ty này tăng rất nhanh (nhưng hình như đang giảm thì phải). 2) Mối quan hệ giữa hai loại cổ phiế u là một loại hàng hóa mới xuất hiện trên thị trường chứng khoán (hình như mới băt đầu từ 2004), từ chuyên ngành là Swap hay Correlation. 3) Quyền lợi trên cổ phần, trên hàng hóa hay trên những thứ linh tinh mà các trung tâm tài chính nghĩ ra được là một mặt hàng đã có từ rất lâu, trong tiếng Pháp hay tiếng Anh đều gọi là Option, từ những năm 1973 đã có những công thức cụ thể cho một lớp nhỏ của loại mặt hàng này : đó là Call và Put, mà tôi cũng không biết dịch sang tiếng Việt như nào, thôi cứ để nguyên như vậy (không chẳng nhẽ lại dịch là Gọi và Đặt à ?). Thôi để tôi giải thích cụ thể hơn về hai loại mặt hàng này qua ví dụ cụ thể về quyền lợi trên hàng hóa (option sur matière première): a. Call : giả sử bạn muốn mua một thùng dầu, nhưng trong vòng 1 tháng bạn mới cần, giá dầu hiện tại là 100USD (initial spot in English), bạn có thể mua dầu bây giờ với giá 100USD rồi để trong kho nhưng như thế rất nguy hiểm, chẳng may cháy nổ thì cũng nguy, bạn lại nhìn thấy rằng giá dầu một tháng nữa sẽ tăng (cái này hiển nhiên rồi). Bạn có thể đến chỗ bán dầu mua một hợp đồng Call, trong đó ghi rằng : một tháng tới tôi sẽ có quyền mua một thùng dầu với giá 120USD (strike in English or price d’exercice in French). Để mua hợp đồng này bạn sẽ phải trả một khoản tiền (Prime of option) kí hiệu là P. Nhớ rằng đây chỉ là quyền lợi chứ không phải bắt buộc, vì vậy nếu trong một tháng tới mà giá thùng dầu là 150USD thì bạn đã có lãi vì được mua với giá120USD (trong trường hợp này bạn đã dùng hợp đồng, từ chuyên môn tiếng Pháp là exercer option, tiếng Anh là exercise option), còn nếu giá dầu mà dưới 120USD thì bạn có quyền không thi hành hợp đồng. b. Put : thì ngược lại, bạn có trong tay một thùng dầu, bạn muốn bán nó trong vòng một tháng tới (maturity in English, maturité in French), giá hiện tại là là 100 USD, bạn có thể mua hợp đồng Put với quyền lợi : một tháng tới tôi sẽ có quyền bán 1 thùng dầu với giá 120USD, và bạn cũng phải trả một khoản tiền để mua hợp đồng này (Prime of option). Cũng như hợp đồng Call ở trên, nếu giá dầu giảm dưới 120USD thì bạn sẽ có lợi vì vẫn bán được giá 120USD, còn nếu không nếu giá dầu tăng hơn 120USD thì bạn cũng không bắt buộc phải thực hiện hợp đồng. Trên là một chút kiến thức về tài chính mà tôi đã cố gắng viết cụ thể hết mức có thể, tôi nghĩ nhiều người sẽ bỏ qua phần này vì nó vừa lằng nhằng mà chẳng có gì thú vị cả, mà lại chẳng dính gì đến công việc của các chú lính NCĐL nữa, nhưng nếu ai đọc kĩ thì sẽ thấy tôi có nói đến Prime of Option, nếu như bạn là người bán Option (quyền lợi) thì bạn sẽ có được một khoản tiền, nhưng khoản tiền ấy được tính như nào để bạn không có quá nhiều rủi ro (khi giá dầu tăng cao nếu bạn bán một hợp đồng Call) và giá của Option cũng không quá đắt không thì bạn sẽ chắng bán được cho ai cả. Và nếu như công việc của Trader là buôn bán Option, thì các chú lính NCĐL là người nghĩ ra những mô hình của Option, những loại Option mới, và quan trọng hơn là nghĩ ra các ra giá cho những Option (tiếng Pháp gọi là Coter Option), và cách làm sao với khoản tiền nhận được khi bán Option sẽ có chiến lược để dùng khoản tiền này kinh doanh sao cho đến cuối cùng bạn sẽ hạn chế tối thiểu lỗ (và trong những mô hình hoàn hảo thì bạn sẽ không bao giờ lỗ)… Đã được 4 trang rồi và tôi không chắc có bao nhiêu người có đủ thời gian và kiên nhẫn để đọc đến đây, nhưng nếu bạn đã đọc được đến đây thì tôi thực sự cám ơn bạn rất nhiều, và mong nhận được những câu hỏi của bạn, để tôi có thể tiếp tục viết tốt hơn. . mình phải viết một chút gì đó về cái nghề mà mình đang làm. Vì biết đâu đấy nếu tôi không làm nghề này tiếp thì có lẽ chẳng bao giờ có dịp viết về nghề tài chính (trong tiếng Pháp la Finance) Thực sự thì tôi cũng chỉ mới bước vào nghề này được 2 tháng, đúng hơn là mới chỉ đi thực tập. Nên tôi sẽ chỉ có thể nói về một phần nhỏ trong nghề tài chính, đúng hơn là tôi chỉ có thể nói về. làm tài chính mọi người thường hỏi lại: chuyển sang kinh tế à, bỏ toán rồi à, lại thích kiếm tiền à (tiền thì ai chẳng thích kiếm). Và mỗi lần như vậy là lại phải giải thích : không tài chính

Ngày đăng: 29/06/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w