1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan

90 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại Phòng khám Đa khoa An Việt năm 2021-2022-2023 và một số yếu tố liên quan
Tác giả Nguyễn Thế Hùng
Người hướng dẫn PGS. TS Nguyễn Văn Thắng
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Quản lý Bệnh viện
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN (13)
    • 1.1. Một số định nghĩa, khái niệm (13)
      • 1.1.1. Các khái niệm về sức khỏe và phân loại bệnh tật (13)
      • 1.1.2. Các khái niệm về bảo hiểm y tế và các định nghĩa liên quan (16)
      • 1.1.3. Các khái niệm về chi phí y tế, chi phí khám chữa bệnh (17)
    • 1.2. Cơ cấu bệnh tật (22)
      • 1.2.1. Cơ cấu bệnh tật trên Thế giới (22)
      • 1.2.2. Cơ cấu bệnh tật tại Việt Nam (22)
    • 1.3. Chi phí khám chữa bệnh (23)
      • 1.3.1. Chi phí khám chữa bệnh trên Thế giới (23)
      • 1.3.2. Chi phí khám chữa bệnh tại Việt Nam (26)
    • 1.4. Đặc điểm về cơ sở tiến hành nghiên cứu (29)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (30)
    • 2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (30)
      • 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu (30)
      • 2.2.2. Thiết kế nghiên cứu (30)
      • 2.2.3. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu (30)
    • 2.3. Nguồn số liệu phân tích (31)
    • 2.4. Các biến số, chỉ số (33)
    • 2.5. Phân tích và xử lý số liệu (38)
    • 2.6. Đạo đức nghiên cứu (38)
    • 2.7. Hạn chế của nghiên cứu (38)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (40)
    • 3.1.2. Cơ cấu bệnh tật của người bệnh bảo hiểm y tế trong 3 năm (43)
    • 3.2. Chi phí khám chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế tại Phòng khám Đa (54)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (66)
    • 4.1. Về cơ cấu bệnh tật của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại Phòng khám đa (66)
    • 4.2. Về chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại Phòng khám đa khoa Quốc tế An Việt nam 2021 – 2022 – 2023 (75)
  • KẾT LUẬN .................................................................................................................. 71 (81)
  • PHỤ LỤC (90)
    • trong 3 năm (ĐVT: đồng) (0)

Nội dung

Để trả lời được các câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại Phòng khám Đa khoa An Việt năm 2021

TỔNG QUAN

Một số định nghĩa, khái niệm

1.1.1 Các khái niệm về sức khỏe và phân loại bệnh tật Định nghĩa về sức khỏe và bệnh tật là những khái niệm còn chưa rõ ràng Hầu hết mọi người đều nghĩ khỏe là không mắc bệnh Nhưng bệnh và khỏe mạnh không đơn thuần là như vậy

Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (theo Tổ chức Y tế Thế giới) [65] Các định nghĩa khác cũng đã được đưa ra, trong số đó định nghĩa gần đây nhất là mối quan hệ giữa sức khỏe và sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân Các hệ thống phân loại như Phân loại quốc tế về Gia đình của WHO, bao gồm Hệ thống phân loại quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF) và Phân loại quốc tế về Bệnh tật (ICD), thường được sử dụng để định nghĩa và để đo đạc các thành phần của sức khỏe

Có một sức khỏe tốt nhất là một trong những quyền cơ bản con người dù thuộc bất kỳ chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế - xã hội nào [65]

Việc xác định bệnh lý rất quan trọng, giúp cho các thầy thuốc có hướng điều trị hợp lý Còn việc xác định cơ cấu bệnh tật thì giúp cho chúng ta thấy được xu hướng bệnh lý của một cộng đồng Để giúp cho việc xác định cơ cấu bệnh tật có sự thống nhất, Tổ chức Y tế thế giới khuyến khích sử dụng bảng phân loại bệnh tật theo ICD Qua nhiều lần sửa đổi đến nay Bảng ICD 10 được đưa vào sử dụng ngày càng rộng rãi và đã chứng minh được tính ưu việt của nó

Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật

Phân loại bệnh là phân chia bệnh theo nhóm dựa trên các tiêu chuẩn được quy ước từ trước Mục đích của ICD là giúp cho việc phân tích, phiên giải và so sánh số liệu bệnh tật, tử vong thu thập tại những thời điểm, quốc gia, khu vực khác nhau một cách có hệ thống ICD dùng để mã hóa chẩn đoán và vấn đề sức khỏe thành các mã ký tự, giúp cho công tác lưu trữ, khai thác và phân tích số liệu dễ dàng hơn

Trên thực tế, ICD đã trở thành tiêu chuẩn phân loại chẩn đoán quốc tế cho lĩnh vực dịch tễ học nói chung và nhiều mục đích quản lý y tế khác, gồm có phân tích tổng quan thực trạng sức khỏe của các nhóm quần thể; giám sát tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ hiện mắc của một bệnh; những vấn đề sức khỏe liên quan như đặc điểm, hoàn cảnh của người bệnh (NB) ICD không phù hợp để liệt kê các ca bệnh riêng lẻ cũng như có nhiều hạn chế nếu sử dụng ICD để nghiên cứu khía cạnh tài chính

ICD có thể dùng để phân loại bệnh tật và những vấn đề sức khỏe được ghi chép trên nhiều hồ sơ, bệnh án khác nhau Mục đích ban đầu của ICD là để phân loại nguyên nhân tử vong, sau đó đã được mở rộng để phân loại chẩn đoán bệnh

Trên thế giới, ICD - 10 bắt đầu được sử dụng vào năm 1992 và là phân loại mới nhất trong tập hợp các phân loại có từ những năm 1850 ICD đã trở thành phân loại chẩn đoán tiêu chuẩn cho tất cả các mục đích dịch tễ cũng như quản lý y tế [15]

Tại Hoa Kỳ, Trung tâm Thống kê Y tế Quốc gia (NCHS) chịu trách nhiệm phát triển và cập nhật ICD Đầu tiên, NCHS đã phát hành phiên bản sửa đổi của ICD-10 để lấy ý kiến công chúng vào năm 1998 Sau đó, vào mùa hè 2003, ICD-10 đã được Hiệp hội Bệnh viện Hoa Kỳ và Hiệp hội Quản lý Thông tin Y tế Hoa Kỳ (AHIMA) thử nghiệm Cuối cùng, các đề xuất công khai và kết quả kiểm tra thực địa đã được triển khai để tạo ra một phiên bản cập nhật, được gọi là: Phân loại bệnh quốc tế, sửa đổi lần thứ mười (ICD - 10 - CM) Theo NCHS, việc sửa đổi lâm sàng hiện tại đã thể hiện sự cải thiện đáng kể so với ICD - 9 - CM và ICD - 10 Để thống nhất trong việc phân loại bệnh, Việt Nam đã sử dụng bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (gọi tắt là ICD - 10) [15]

Toàn bộ danh mục ICD 10 được phân chia thành 22 chương, mỗi chương gồm một hay nhiều nhóm bệnh liên quan:

Chương I: bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

Chương II: bướu tân sinh

Chương III: bệnh của máu, cơ quan tạo máu và các rối loạn liên quan đến cơ chế miễn dịch

Chương IV: bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa

Chương V: rối loạn tâm thần và hành vi

Chương VI: bệnh hệ thần kinh

Chương VII: bệnh mắt và phần phụ

Chương VIII: bệnh tai và xương chũm

Chương IX: bệnh hệ tuần hoàn

Chương X: bệnh hệ hô hấp

Chương XI: bệnh hệ tiêu hóa

Chương XII: các bệnh da và mô dưới da

Chương XIII: bệnh hệ cơ - xương - khớp và mô liên kết

Chương XIV: bệnh hệ sinh dục - tiết niệu

Chương XV: thai nghén, sinh đẻ và hậu sản

Chương XVI: một số bệnh lý xuất phát trong thời kỳ chu sinh

Chương XVII: dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường về nhiễm sắc thể Chương XVIII: các triệu chứng, dấu hiệu và những biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường không phân loại ở phần khác

Chương XIX: chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài

Chương XX: nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong

Chương XXI: các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp xúc dịch vụ y tế

Chương XXII: mã phục vụ những mục đích đặc biệt

* ICD 10 đã được Tổ chức Y tế thế giới triển khai xây dựng từ tháng 9 năm 1983 Tài liệu liên quan đến ICD 10 do WHO xuất bản lần đầu tiên năm 1992 bằng tiếng Anh Chương XXII không có trong lần ban hành trước Bảng phân loại tiếng Việt được biên tập lại năm 2013 và ban hành ngày 24 tháng 9 năm 2015 [15]

Bộ mã ICD 10 được quy định như sau:

• Ký tự thứ nhất (chữ cái) mã hóa chương bệnh

• Ký tự thứ hai (số thứ nhất) mã hóa nhóm bệnh

• Ký tự thứ ba (số thứ hai) mã hóa tên bệnh

• Ký tự thứ tư (số thứ 3 sau dấu (.)) mã hóa một bệnh chi tiết theo nguyên nhân hay tính đặc thù của một bệnh

Các bệnh bị chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do nguyên nhân bên ngoài thuộc chương XIX; do các nguyên nhân bên ngoài của các bệnh tật và tử vong là tai nạn giao thông, sinh hoạt, tự tử, thiên tai, ẩu đả gây thương tích… thuộc chương XX

Như vậy với một người bệnh bị chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả khác do bên ngoài sẽ có chẩn đoán bệnh thuộc chương XIX và chẩn đoán nguyên nhân thuộc chương XX

1.1.2 Các khái niệm về bảo hiểm y tế và các định nghĩa liên quan

Hệ thống y tế (HTYT) là một phức hợp bao gồm con người, các tổ chức và nguồn lực được sắp xếp và liên kết với nhau bởi các chính sách nhằm thúc đẩy, phục hồi và duy trì sức khỏe, đồng thời bao gồm các nỗ lực để tác động tới các yếu tố liên quan tới sức khỏe và các hoạt động cải thiện sức khỏe [12]

Dịch vụ y tế (DVYT): bao gồm các dịch vụ liên quan đến chẩn đoán và điều trị bệnh hay các dịch vụ KCB, phòng bệnh, phục hồi chức năng, bao gồm các dịch vụ liên quan trực tiếp và gián tiếp đến con người [25]

Cơ cấu bệnh tật

1.2.1 Cơ cấu bệnh tật trên Thế giới Để định hướng cho phát triển, các nước trên thế giới đều thực hiện nghiên cứu cơ cấu bệnh tật để có những chính sách cải thiện tốt nhất cho sức khỏe người dân từ các nước đang phát triển đến các nước đã phát triển

Hoa Kỳ với nền kinh tế phát triển, năm 2007, có cơ cấu bệnh tật đặc trưng của một nước đã phát triển Nhóm bệnh lý không lây như tiểu đường, tim mạch, bệnh lý người già là nhóm bệnh lý chính Trong các nguyên nhân tử vong, hàng đầu là bệnh tim, ung thư và đột quỵ [61]

Trong khi đó, cơ cấu bệnh tật tại bệnh viện tỉnh Champasac - Lào cho thấy bệnh lý nhập viện cao nhất năm 2005 là: viêm dạ dày ruột do nhiễm khuẩn (18,3%), sốt rét (17,5%), tai nạn giao thông (14,9%), sốt xuất huyết (11,5%), viêm đường hô hấp (10,2%), tiêu chảy (9,8%), viêm Amydal (7,1%), viêm ruột thừa (6,4%), tâm thần thần kinh (2,3%) và tăng huyết áp (2,0%) [31] Điều này cho thấy cơ cấu bệnh tật ở các nước đang phát triển khác biệt so với các nước phát triển

1.2.2 Cơ cấu bệnh tật tại Việt Nam

Tại Việt Nam, hằng năm Bộ Y tế đều có thống kê các số liệu về số mắc, số chết và cơ cấu bệnh tật trong niên giám thống kê Y tế Việt Nam được tổng kết từ báo cáo y tế địa phương gởi về Bộ Y tế Theo số liệu báo cáo từ năm 1996 – 2007, cơ cấu bệnh tật nước ta đã dần thay đổi Nhóm bệnh không lây nhiễm và tai nạn, chấn thương có xu hướng tăng Tỷ lệ giữa các bệnh lây - không lây - tai nạn, chấn thương, ngộ độc năm

1996 là 37,63% - 50,02% - 12,35% Tuy nhiên, đến năm 2007 tỷ lệ này là 25,73% - 60,65% - 13,62% [9]

Nguyên nhân là do sự phát triển đô thị hóa làm gia tăng các tai nạn, đặc biệt là tai nạn giao thông Ô nhiễm môi trường làm tăng các bệnh ung thư, ngộ độc do hóa chất, ngộ độc thực phẩm Bên cạnh đó, do đời sống người dân ngày càng được cải thiện, tuổi thọ ngày càng cao Dân số càng già hóa thì tỷ lệ những người bị bệnh tim mạch, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường tăng lên đáng kể [34]

Theo số liệu thống kê năm 2008, tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng và tai nạn, ngộ độc, chấn thương giảm nhẹ so với năm 2007, trong khi đó, các bệnh không lây tăng lên đáng kể (63,14% so với 60,65%) [10] Từ đó cho thấy hiệu quả của công tác phòng chống các bệnh nhiễm trùng, phòng chống tai nạn thương tích đã dần phát huy trong việc làm giảm số ca mắc bệnh và tử vong.

Chi phí khám chữa bệnh

1.3.1 Chi phí khám chữa bệnh trên Thế giới

Chi phí y tế của các nước trên thế giới đang gia tăng nhanh chóng Chi tiêu y tế Công cộng ở các nước OECD đã tăng từ 0,2% lên 7,1% từ năm 1990 đến 1999 [51] Một Công trình nghiên cứu ở 6 nước (Đan Mạch, Pháp, Đức, Thụy Điển, Anh và Mỹ) đã cho thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa các nước này về chi phí cho y tế trong khoảng thời gian từ 1986 -1996 Theo đó chi phí y tế trên một đầu người ở Mỹ hàng năm gấp 3 lần ở Anh Trong khi đó chi phí cho y tế ở các nước Thuỵ Điển và Đan Mạch chỉ tăng tương ứng với mức tăng của GDP Tỷ lệ % GDP của 2 số này dành cho y tế năm 1996 thậm chí còn thấp hơn so với năm 1986 Tuy nhiên chi phí dành cho thuốc chữa bệnh ở tất cả các nước này đều tăng gấp đôi trong mười năm qua [49]

Riêng ở Mỹ, chi phí của Nhà nước dành cho y tế hàng năm vẫn liên tục tăng từ 3,2 tỷ USD năm 1929 lên 36 tỷ USD năm 1965 và 573 tỷ USD vào năm 1990, song chi phí KCB còn tăng nhanh hơn và vượt quá mức tăng thu nhập hàng năm của người dân Năm 1970, chỉ tiêu y tế bình quân đầu người ở Mỹ là 305 USD bằng 7,5% mức thu nhập trung bình nhưng đến năm 1986 đã tăng lên 1620 USD tức khoảng 11,1% mức thu nhập

[52] Năm 2002, chi phí y tế bình quân đầu người của Mỹ lên tới 5267 USD Hệ thống chăm sóc sức khỏe định hướng về thị trường ở Mỹ được đặc biệt quan tâm vì số người không được BHYT tăng lên cùng với việc tăng tổng chi cho chăm sóc sức khỏe Ngày nay, 14-15% GNP được chi cho chăm sóc sức khỏe ở Mỹ so với 8-9% cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe được nhà nước trợ cấp ở Tây Âu Song chất lượng dịch vụ không có gì khác nhau Khác biệt là ở chỗ hệ thống do nhà nước trợ cấp có thể chăm sóc tốt cho toàn dân trong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe định hướng thị trường ở Mỹ có khoảng

45 triệu người không được bảo hiểm và một lượng lớn nữa được bảo hiểm không đầy đủ [51] Ở Pháp: mọi người dân đều tham gia BHYT bắt buộc, ngoài ra đa số người dân còn tham gia BHYT tư nhân Những người có thu nhập cao đều mua BHYT tư nhân Chi phí bảo hiểm bệnh tật năm 2000 ở Pháp tăng 6,3% so với năm trước, hơn gấp đôi chỉ tiêu được Quốc hội thông qua (chỉ được tăng 2,5%) Tổng chi được ghi nhận là 308,8 tỷ quan Pháp, bình quân mỗi đầu người mất gần 6.00 quan (khoảng 12 triệu đồng Việt Nam) Theo nhận định của cơ quan quản lý yếu tố quan trọng nhất trong bội chi là thuốc men Thống kê cho biết, riêng khoản chi về tiền thuốc phải trả là 81 tỷ quan, gấp đôi tiền thù lao cho bác sỹ chuyên khoa (38 tỷ) và gấp ba lần tiền thù lao cho bác sĩ đa khoa

(25 tỷ) [32] Ở các nước đang phát triển cũng đã có một số công trình nghiên cứu về chi tiêu và sử dụng dịch vụ y tế Một trong những nghiên cứu đó đã được tiến hành ở 8 nước (Burkina Faso, Guatemala, Kazakhtan, Kyrgyzstan, Paraguay, Nam Phi và Zambia) năm

1999 để cập đến những bất bình đẳng trong việc sử dụng dịch vụ y tế ở 8 nước thu nhập khác nhau thông qua điều tra hộ gia đình Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đi KCB khi ốm đau ở nhóm người có thu nhập cao, cao hơn hẳn so với nhóm có thu nhập thấp Phần lớn các nước (trừ Burkina Faso), tỷ lệ đi khám chữa bệnh khi ốm đều cao hơn 50% Tỷ lệ người ốm có dùng thuốc ở tất cả các nước đều tăng theo mức thu nhập Mức chênh lệch trong chi tiêu cho CSSK hàng năm giữa các hộ gia đình có thu nhập cao so với các hộ gia đình có thu nhập thấp thay đổi từ 2:1 ở Burkina Faso đến 47:1 ở Nam Phi [60]

Trung Quốc: việc thu phí dịch vụ y tế cũng đã trở thành một yếu tố cản trở việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân Nguồn thu từ viện phí năm 1998 đáp ứng được 43,8% tổng chi tiêu cho y tế Tỷ lệ chi tiêu cho y tế trong tổng chỉ tiêu của họ gia đình hàng năm tăng từ 8,1% năm 1993 lên 12% năm 1998 Để có được các dịch vụ KCB có 15,7% hộ gia đình phải vay tiền; 8,8% phải nợ tiền bệnh viện; 5,6% phải bán tài sản gia đình và 3,3% phải nhờ đến sự cứu trợ của Chính phủ Phí dịch vụ y tế cao đã dẫn đến tình trạng bất công trong công tác CSSK Trong khi nhiều người nghèo không thể đến các cơ sở y tế để KCB vì không đủ khả năng chi trả thì những người giàu có lại được sử dụng các dịch vụ y tế đắt tiền Để giải quyết vấn đề này, Trung Quốc đang cố gắng nâng cao tỷ lệ BHYT Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy BHYT đang góp phần làm chuyển hướng trọng tâm công tác y tế từ phòng bệnh sang chữa bệnh Hơn nữa hiện nay BHYT cũng chỉ mới phục vụ được khoảng 10% dân số nước này gồm những người làm công ăn lương với thu nhập tương đối ổn định Trong thời gian tới, mạng lưới BHYT ở Trung Quốc sẽ được tập trung cho vùng nông thôn, nơi có đa số người nghèo đang sinh sống [56]

Tại một số nước châu Á, chi cho y tế tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế Các quốc gia đã thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân như Nhật Bản, Hàn Quốc đang phải đối mặt với tình trạng bội chi quỹ bảo hiểm y tế mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là sử dụng phương thức thanh toán theo phí dịch vụ như ở nước ta hiện nay

Nhật Bản: hệ thống BHYT Nhật Bản không thanh toán trực tiếp cho người bệnh mà thông qua hợp đồng với bệnh viện và theo phương thức thanh toán theo dịch vụ phí, có cùng chi trả Chi phí y tế tại Nhật với cách thanh toán này đang gia tăng và sẽ đạt tỷ lệ 20% vào năm 2025, là tỷ lệ không thể chấp nhận được cho bất cứ một quốc gia nào, Quỹ BHYT quốc gia (National Health Insurance) bắt đầu phải chi vào quỹ dự trữ từ năm

1994, thời điểm mà quỹ dự trữ đã đạt được 12 tỷ USD Năm 2001, quỹ BHYT bội chi 4,9 tỉ USD, quỹ dự trữ có khả năng cạn kiệt và như vậy sẽ không còn gì để bù đắp vào lỗ hổng bội chi ngày càng lớn của BHYT Nhật Bản Năm 1997, Chính phủ Nhật đã điều chỉnh tăng mức phí BHYT nhưng chỉ mang lại hiệu quả tạm thời Những cải cách lớn của quỹ BHYT Nhật trong những năm qua là thay đổi phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo phí dịch vụ sang các phương thức thanh toán khác như thanh toán theo chẩn đoán, tiếp tục quản lý về giá thuốc chặt chẽ Luật cải cách BHYT của Nhật bản năm 2001 với mục tiêu khống chế sự gia tăng chi phí y tế thông qua sửa đổi hệ thống cùng chi trả Người bệnh trên 70 tuổi cũng chi trả 10% tổng chi phí điều trị, người bệnh phải cùng chi trả 90% chi phí kỹ thuật cao khi đã vượt trần thanh toán 63.000 yên (khoảng 500 USD) [3], [48], [66]

Hàn Quốc là nước rất thành công trong quá trình thực hiện BHYT toàn dân Chỉ cần 12 năm, tính từ năm 1977 tới năm 1989 để có 100% dân số được BHYT, Hàn Quốc cũng phải đương đầu với tình trạng gia tăng chi phí y tế vượt quá khả năng của quỹ Mức tăng chi phí y tế hàng năm, trong thời gian từ năm 1994 đến 1997 là 21,4% năm Năm 1997, quỹ BHYT Hàn Quốc bội chi trên 100 triệu USD Dự báo cuối năm 2001, tổng số khoản nợ của quỹ BHYT Hàn Quốc lên tới 3 tỉ USD Hàn Quốc sử dụng phương thức thanh toán theo phí dịch vụ, người tham gia bảo hiểm cùng chi trả với tỷ lệ rất cao Ngoại trú: người bệnh phải trả từ 40-50% chi phí tại bệnh viện tuỳ khu vực thành phố hay nông thôn và 30% chi phí tại phòng khám lẻ Nội trú: chi trả 20% chi phí [44] Đài Loan: BHYT bắt buộc được áp dụng cho tất cả các công dân (trừ công chức nhà nước và tù nhân được chế độ khám chữa bệnh miễn phí) Năm 1998 có 96% dân số được BHYT, trong năm này quỹ BHYT bội chi 47 triệu USD Từ 1/8/1999, Đài Loan áp dụng chế độ cùng chi trả với tỷ lệ đến 50% [58]

1.3.2 Chi phí khám chữa bệnh tại Việt Nam

Tại Việt Nam: Đến cuối năm 2018, 82% dân số cả nước đã được quỹ BHYT bảo đảm về mặt tài chính trước những rủi ro bệnh tật và gánh nặng chi phí y tế ngày càng cao, nguồn tài chính từ quỹ BHYT góp phần cho sự phục hồi và phát triển y tế cơ sở, của một số chuyên ngành y học kỹ thuật cao Nhờ nguồn thu từ BHYT, các cơ sở y tế nhà nước có thêm nguồn kinh phí bổ sung để đầu tư nâng cấp trang thiết bị máy móc, góp phần nâng cao chất lượng công tác KCB [16]

Những người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo cũng có thêm nhiều cơ hội được sử dụng các dịch vụ y tế có chi phí cao, các loại thuốc đặc trị đắt tiền Mỗi năm, số lượt khám chữa bệnh của người có thẻ BHYT đều tăng cao cả về số tuyệt đối cũng như tỷ lệ trên số phát hành thẻ Chi khám chữa bệnh BHYT tăng đáng kể hàng năm và luôn xấp xỉ giới hạn được phép chỉ mặc dù nguồn thu BHYT liên tục được bổ sung do tăng đối tượng tham gia BHYT và những điều chỉnh về chính sách tiền lương của Nhà nước, điều này cũng có nghĩa là quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được đảm bảo tốt hơn [16]

Cho đến nay chưa có nhiều những nghiên cứu sử dụng số liệu của cơ sở y tế để phân tích về tình hình sử dụng dịch vụ CSSK thông qua bảo hiểm y tế Nghiên cứu chi phí và gánh nặng chi phí với từng bệnh ở Việt Nam chưa đầy đủ và phong phú Các nghiên cứu tập trung chủ yếu về triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, phương pháp điều trị hoặc dịch tễ học Sau đây là các nghiên cứu về chi phí điều trị và gánh nặng chi phí của một số bệnh tại Việt Nam:

Từ tháng 8/2006 đến tháng 1/2007, Nguyễn Thị Kim Tiến và cộng sự đã nghiên cứu đề tài “Chi phí điều trị bệnh Sốt Dengue/Sốt xuất huyết Dengue tại bệnh viện” Đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nằm điều trị tại 4 viện: Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố

Đặc điểm về cơ sở tiến hành nghiên cứu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế An Việt được thành lập từ 07/06/2018 Là một phòng khám đa khoa tư nhân khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và dịch vụ đa chuyên khoa 24/24h tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Sau 5 năm hoạt động, phòng khám Đa khoa quốc tế An Việt đã trở thành là một trong những Phòng khám Đa khoa uy tín ở Bắc Giang và khu vực lân cận, là nơi người dân có thể tới và yên tâm với các dịch vụ khám, chữa, điều trị

Phòng khám Đa khoa quốc tế An Việt được trang bị cơ sở vật chất khang trang sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến với sự hợp tác của các bác sĩ chuyên môn cao đến từ các bệnh viện lớn cùng sự chăm sóc bệnh nhân chu đáo, chuyên nghiệp

Với đầy đủ trang thiết bị tại các chuyên khoa: nội khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhi khoa, mắt, TMH, xét nghiệm, siêu âm, nội soi,…cùng sự tiếp đón tận tình, thủ tục đơn giản, dịch vụ chu đáo giảm thiểu thời gian khám chữa bệnh, Phòng khám Đa khoa

An Việt - Tự hào là địa chỉ đi đầu trong lĩnh vực khám chữa bệnh với các dịch vụ y tế chuyên nghiệp

Trên đây là những yếu tố thuận lợi mang tính khả thi để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài luận văn tại cơ sở y tế này.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Phòng khám Đa khoa Quốc tế An Việt, 139 Cần Trạm,

TT Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang

Hình 2.1 Vị trí địa lý Phòng khám Đa khoa Quốc tế An Việt

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2023 đến tháng 7/2024

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế An Việt trong 3 năm 2021 – 2022 – 2023

Nghiên cứu cắt ngang có phân tích (hồi cứu) - Phân tích kinh tế y tế dựa trên phân tích số liệu thứ cấp

2.2.3 Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu

Nghiên cứu hồi cứu số liệu sẵn có, chọn mẫu toàn bộ

Chọn toàn bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) thanh toán bảo hiểm y tế của người bệnh tới khám và điều trị tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế An Việt trong 3 năm 2021 – 2022 –

Nguồn số liệu phân tích

Nghiên cứu hồi cứu số liệu sẵn có, chọn mẫu toàn bộ

Cơ sở dữ liệu thanh toán bảo hiểm y tế tại phòng khám được Phòng tài chính của phòng khám cung cấp Đây là nguồn số liệu không mang tính “riêng tư” và sử dụng để báo cáo hàng năm Đây cũng là cơ sở dữ liệu thống nhất sử dụng trong các phòng khám trên toàn quốc

Các mục được sử dụng gồm: tuổi, giới, loại thẻ BHYT, mã bệnh, ngày khám bệnh, thời gian nhập viện và ra viện, thời gian nằm viện, tổng chi (đồng thời cũng là tổng mức thanh toán), các khoản chi khác trong cơ sở dữ liệu gồm: chi phí khám bệnh, giường bệnh, thuốc, máu, dịch truyền, xét nghiệm, vật tư y tế, chi phí thủ thuật – phẫu thuật, chi phí thực hiện chẩn đoán hình ảnh, chi phí thăm dò chức năng Số tiền BHYT thanh toán, tiền người bệnh tự chi trả

Hình 2.2 Cấu trúc cơ sở dữ liệu trên Excel phần 1

Hình 2.3 Cấu trúc cơ sở dữ liệu trên Excel phần 2

Hình 2.4 Cấu trúc cơ sở dữ liệu trên Excel phần 3

Các biến số, chỉ số

TT Biến số/Chỉ số Định nghĩa Phân loại Chỉ số

Thông tin chung về đặc điểm đối tượng nghiên cứu

1 Giới tính Giới tính của người bệnh: Nam/Nữ Nhị phân Tính tỷ lệ %

2 Ngày sinh Ngày sinh theo lịch dương của người bệnh Liên tục

Tính tuổi, tính tỷ lệ

% các nhóm tuổi, tính tuổi trung bình

3 Nơi sống Nơi sống của người bệnh Nhị phân Tính tỷ lệ thành thị/nông thôn

4 Loại thẻ BHYT Mức hưởng BHYT của người bệnh Định danh

Tính tỷ lệ loại thẻ theo mức hưởng BHYT

5 Nhập viện Đơn vị tiếp nhận người bệnh Nhị phân

Tính tỷ lệ trẻ nhập viện theo khoa thường/khoa cấp cứu

6 Tuyến BHYT Tình trạng nhập viện theo tuyến BHYT Nhị phân

Tính tỷ lệ trẻ nhập viện đúng tuyến/trái tuyến

Số ngày điều trị của người bệnh Liên tục

Tính thời gian trung bình điều trị

❖ Biến số và chỉ số theo mục tiêu

TT Biến số/Chỉ số Định nghĩa Chỉ số

Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu bệnh tật của người bệnh bảo hiểm y tế tại Phòng khám Đa khoa An Việt năm 2021 – 2022 – 2023

Phân bố người bệnh theo chương bệnh ICD10

Số lượng và tỷ lệ NB theo từng chương bệnh qua các năm 2021 - 2022 - 2023

Tính số lượng và tỷ lệ % người bệnh theo ICD10 và theo từng năm 2021 - 2022

- 2023 Xác định 05 nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất

Phân bố bệnh trong nhóm bệnh hệ hô hấp

Những bệnh thường gặp của người bệnh trong nhóm bệnh hô hấp

Tính tỷ lệ % bệnh phổ biến của NB trong nhóm bệnh hô hấp theo từng năm 2021

Phân bố bệnh trong nhóm bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

Những bệnh thường gặp của người bệnh trong nhóm bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng

Tính tỷ lệ % bệnh phổ biến của NB trong nhóm bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng theo từng năm 2021 -

Phân bố bệnh trong nhóm bệnh hệ tiêu hóa

Những bệnh thường gặp của người bệnh trong nhóm bệnh hệ tiêu hóa

Tính tỷ lệ % bệnh phổ biến của NB trong nhóm bệnh hệ tiêu hóa theo từng năm

12 Bệnh phổ biến theo giới tính

Top 10 bệnh thường gặp nhất của NB theo giới tính

Tính tỷ lệ % bệnh phổ biến của NB theo từng năm

TT Biến số/Chỉ số Định nghĩa Chỉ số

13 Bệnh phổ biến theo nơi sinh sống

Top 10 bệnh thường gặp nhất của NB theo nơi sinh sống

Tính tỷ lệ % bệnh phổ biến của NB theo từng năm

Các nhóm bệnh có ở đối tượng nghiên cứu

Tính tỷ lệ % bệnh lây nhiễm/không lây nhiễm, /Chấn thương, ngộ độc

Mục tiêu 2: Phân tích chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế của người bệnh tại Phòng khám Đa khoa An Việt năm 2021 - 2022 - 2023

Các khoản chi phí cho khám ngoại trú theo từng năm từ

Tổng chi của BHYT cho từng khoản mục trong khám ngoại trú và tỷ lệ chi của khoản mục đó trong tổng chi phí theo từng năm từ 2021-2023

Tính tổng BHYT chi cho từng khoản mục bao gồm: Khám bệnh, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thuốc, vật tư y tế và thăm dò chức năng theo từng năm

Tính tỷ lệ % từng khoản mục trong tổng chi theo từng năm

Tỷ lệ chỉ định dịch vụ qua các năm từ

Tỷ lệ các dịch vụ được chỉ định trong khám ngoại trú qua các năm 2021 - 2022 - 2023

Tính tổng lượt khám ngoại trú qua từng năm

Tính tổng lượt chỉ định của từng dịch vụ qua từng năm Tính tỷ lệ % chỉ định của từng dịch vụ qua từng năm

TT Biến số/Chỉ số Định nghĩa Chỉ số

Chi phí ngoại trú trung bình/đợt khám theo từng loại dịch vụ

Mức chi phí ngoại trú trung bình 1 người bệnh phải chi trả cho từng khoản mục dịch vụ trong 1 đợt khám

Tính tổng chi phí chi cho từng khoản mục

Tính tổng số chỉ định của từng khoản mục

Tính chi phí trung bình chi cho từng khoản mục/đợt khám

Chi phí ngoại trú trung bình cho 10 bệnh thường gặp theo từng loại dịch vụ

Mức chi phí ngoại trú trung bình 1 người bệnh phải chi trả cho từng khoản mục dịch vụ trong 1 đợt khám của 10 bệnh thường gặp

Tính chi phí trung bình chi cho từng khoản mục/đợt khám

Tính tỷ lệ % trong tổng chi

Chi phí ngoại trú điều trị trung bình/người/ ngày theo từng năm

Chi phí ngoại trú BHYT chi trả trung bình cho 1 người bệnh trong 1 ngày điều trị theo từng năm 2021-2023

Tính tổng chi phí BHYT chi trả theo từng năm

Tính tổng số ngày điều trị theo từng năm

Tính chi phí BHYT chi trả trung bình/ngày/người theo từng năm

10 bệnh thường gặp theo giới tính

Chi phí ngoại trú BHYT chi trả cho 10 bệnh phổ biến nhất cho từng đối tượng nam/nữ

Tính số người bệnh theo giới tính và theo năm

Tính trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn theo giới tính và theo năm

Kiểm định sự khác biệt về

TT Biến số/Chỉ số Định nghĩa Chỉ số chi phí BHYT giữa đối tượng nam/nữ

10 bệnh thường gặp theo tỷ lệ hưởng

Chi phí ngoại trú BHYT chi trả cho 10 bệnh phổ biến nhất cho từng đối tượng có mức hưởng tỷ lệ BHYT 100%, 95%, 80%

Tính số người bệnh theo tỷ lệ hưởng BHYT và theo năm

Tính trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn theo tỷ lệ hưởng BHYT và theo năm Kiểm định sự khác biệt về chi phí BHYT giữa đối tượng có tỷ lệ hưởng BHYT 100%, 95% và 80%

10 bệnh thường gặp theo tuyến BHYT

Chi phí ngoại trú BHYT chi trả cho 10 bệnh phổ biến nhất cho từng đối tượng đúng tuyến/trái tuyến

Tính số người bệnh theo tuyến BHYT và theo năm

Tính trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn theo tuyến BHYT và theo năm

Kiểm định sự khác biệt về chi phí BHYT giữa đối tượng đúng tuyến/trái tuyến

10 bệnh thường gặp theo khoa khám

Chi phí ngoại trú BHYT chi trả cho 10 bệnh phổ biến nhất từng đối tượng khám từ khoa cấp cứu/khoa khám bệnh

Tính số người bệnh theo khoa khám và theo năm

Tính trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn theo khoa khám và theo năm

Kiểm định sự khác biệt về

TT Biến số/Chỉ số Định nghĩa Chỉ số chi phí BHYT giữa đối tượng khám ngoại trú từ khoa cấp cứu/khoa khám bệnh

Phân tích và xử lý số liệu

Cơ sở dữ liệu từ Excel được chuyển sang phân tích trên SPSS 26

Các thông tin chung của người bệnh, thông tin về cơ cấu bệnh tật sẽ được mô tả bằng tỷ lệ phần trăm, và trung bình

Tổng chi phí điều trị trực tiếp và từng loại chi phí cụ thể của người bệnh sẽ được mô tả bằng các thống kê mô tả (trung bình, trung vị, độ lệch chuẩn)

Các so sánh giá trị trung vị được thực hiện bằng kiểm định phi tham số nonparametric tests để so sánh sự khác biệt về chi phí giữa các nhóm đối tượng

Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu này được triển khai sau khi thông qua Hội đồng bảo vệ đề cương luận văn của trường Đại học Thăng Long và được lãnh đạo Phòng khám Đa khoa Quốc tế An Việt đồng ý

Kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ cho nghiên cứu, nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của cơ sở y tế, không sử dụng cho các mục đích khác.

Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích chi phí của người bệnh BHYT được xác định theo biểu giá khám chữa bệnh tại phòng khám không để cập đến chi phí gián tiếp từ phía người bệnh, chi phí cơ hội và một số yếu tố khác liên quan Đây là một nghiên cứu mô tả hồi cứu, dựa vào số liệu thứ cấp nên không chủ động lựa chọn được các biển số cần thiết để phân tích về hành vi của người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ qua cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế

Về các phép tính thống mô tả chi phí, thông thường chi phí có phân bố không chuẩn, với số liệu BHYT lệch trái khá mạnh, nhưng chúng tôi đã không điều chỉnh về chuẩn (standardization) theo thang logarit mà phân tích bằng test phi tham số (nonparametric tests).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Thông tin chung về người bệnh BHYT trong 3 năm

Nhận xét: Tỷ lệ NB nữ là 57,8%, nam là 42,2% Nhóm tuổi từ 18-60 tuổi là chủ yếu (52,3%), nhóm tuổi trên 60 tuổi là 34,1% Đa phần NB sử dụng thẻ BHYT có mức hưởng là 80% (66,6%) Chỉ có 1 NB vào phòng khám theo diện cấp cứu và 18 NB khám trái tuyến, gần 100% NB vào viện qua khoa khám thông thường và đúng tuyến Tỷ lệ

NB đến khám bệnh là 75,9%, tỷ lệ NB điều trị ngoại trú là 24,1%

Biểu đồ 3.1 Thông tin về nhóm bệnh người bệnh đến khám trong 3 năm

Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy số lượng NB mắc bệnh không lây nhiễm khám bệnh tại Phòng khám đa khoa Quốc tế An Việt là nhiều nhất và tăng dần qua các năm: năm 2021 là 14.572 người, năm 2022 là 21.551 người, năm 2023 là 27.059 người Số

2021 (n643) 2022 (n)304) 2023 (n3415)Bệnh lây nhiễm Bệnh không lây nhiễm Chấn thương, ngộ độc lượng người bệnh mắc các bệnh lây nhiễm đứng thứ hai và trong 3 năm 2021-2022, năm

2022 có số lượng NB mắc bệnh lây nhiễm cao nhất là 6.285 người Chấn thương, ngộ độc có số lượng NB khám ít nhất, và số lượng này tăng dần qua các năm, lần lượt là 875 người (2021), 1.468 người (2022), 1.586 người (2023)

Biểu đồ 3.2 Diễn biến người bệnh khám từng nhóm bệnh theo năm

Nhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy trong 3 năm 2021-2023, tỷ lệ NB khám các bệnh lây nhiễm vào năm 2022 là cao nhất (41,2%), bệnh không lây nhiễm và chấn thương, ngộ độc đều có tỷ lệ khám bệnh tăng dần qua các năm từ 2021-2023 Trong 3 năm 2021-

2023, số lượng người bệnh mắc các bệnh lây nhiễm là 15.251 người, bệnh không lây nhiễm là 63.182 người, chấn thương, ngộ độc là 3.929 người

Bệnh không lây nhiễm (nc182)

Cơ cấu bệnh tật của người bệnh bảo hiểm y tế trong 3 năm

Bảng 3.2 Phân bố người bệnh khám bệnh theo chương bệnh ICD10

Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng 353 1,8 515 1,8 237 0,7 1105 1,3

Bệnh máu, cơ quan tạo máu và bệnh lý liên quan đến cơ chế miễn dịch 72 0,4 193 0,7 242 0,7 507 0,6 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và CH 1844 9,4 3122 10,7 4567 13,7 9533 11,6 Rối loạn tâm thần và hành vi 38 0,2 49 0,2 277 0,8 364 0,4

Bệnh mắt và phần phụ của mắt 2 ~0 4 ~0 1 ~0 7 ~0

Bệnh tai và xương chũm 438 2,2 721 2,5 1109 3,3 2268 2,8 Bệnh hệ tuần hoàn 2440 12,4 4529 15,5 5187 15,5 12156 14,8 Bệnh hệ hô hấp 3844 19,6 5767 19,7 4553 13,6 14164 17,2 Bệnh hệ tiêu hóa 2339 11,9 4110 14,0 5033 15,1 11482 13,9 Bệnh da và tổ chức dưới da 742 3,8 1245 4,2 1280 3,8 3267 4,0 Bệnh hệ cơ, xương, khớp và mô 2682 13,7 3042 10,4 3080 9,2 8804 10,7 Bệnh hệ sinh dục, tiết niệu 1018 5,2 1398 4,8 1660 5,0 4076 4,9 Mang thai, sinh đẻ và hậu sản 24 0,1 17 0,1 22 0,1 63 0,1

Bệnh khởi phát thời kỳ chu sinh 1 ~0 0 0 1 ~0 2 ~0

Dị tật bẩm sinh, biến dạng và NST 10 0,1 0 0 2 ~0 12 ~0 Các triệu chứng cơ năng, thực thể và bất thường về LS, CLS … 1704 8,7 2528 8,6 4020 12,0 8252 10,0

Tổ thương, ngộ độc và một số hậu qua rdo nguyên nhân ngoại sinh 875 4,5 1467 5,0 1586 4,7 3928 4,8 Các nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong 0 0 2 ~0 1 ~0 3 ~0

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tiếp cận dịch vụ y tế 976 5,0 306 1,0 349 1,0 1631 2,0

Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy, trong 3 năm 2021-2023, tỷ lệ NB khám các bệnh về hô hấp (chương X) là cao nhất (14.164 NB, 17,2%), đứng thứ 2 là các bệnh về hệ tuần hoàn (12.156 NB, 14,8%), đứng thứ 3 là các bệnh về hệ tiêu hóa (11.482 NB, 13,9%) Top 3 chương bệnh được khám tại Phòng khám đa khoa Quốc tế An Việt nhiều nhất năm 2021 là: Bệnh hệ hô hấp (3.844 NB, 19,6%), Bệnh hệ cơ, xương, khớp và mô liên kết (2.682 NB, 13,7%), Bệnh hệ tuần hoàn (2.440NB, 12.4%) Năm 2022, 3 chương bệnh được khám nhiều nhất là: Bệnh hệ hô hấp (5,767 NB, 19.7%), Bệnh hệ tuần hoàn (4.529 NB, 15,5%), Bệnh hệ tiêu hóa (4.110 NB, 14,0%) Năm 2023, NB khám các bệnh hệ tuần hoàn nhiều nhất (5.187 NB, 15,5%), đứng thứ 2 là bệnh hệ tiêu hóa (5,033 NB, 15,1%), đứng thứ 3 là bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá (4.567 NB, 13,7%) Một số nhóm bệnh ít xuất hiện là bệnh mắt và phần phụ của mắt (7 NB); mang thai, sinh đẻ và hậu sản (63 NB); bệnh khởi phát thời kỳ chu sinh (2 NB); dị tật bẩm sinh, biến dạng và nhiễm sắc thể (12 NB); các nguyên nhân ngoại sinh của bệnh tật và tử vong (3NB)

Bảng 3.3 Phân bố bệnh trong nhóm bệnh hệ hô hấp trong 3 năm

1 Viêm mũi xoang cấp tính 0 0 0 0 29 0,6 29 0,2

Nhận xét: Bảng 3.3 cho thấy số lượng NB khám bệnh hệ hô hấp qua các năm 2021-2023 lần lượt là 3.844 NB (2021), 5.767 NB (2022), 4.553 NB (2023) Trong 3 năm 2021-2023, số lượng người khám bệnh viêm phế quản cấp tại Phòng khám đa khoa

Quốc tế An Việt chiếm đa số, tỷ lệ khám bệnh này qua các năm lần lượt là: 99,92%

Bảng 3.4 Phân bố bệnh phổ biến trong nhóm bệnh hệ tuần hoàn trong 3 năm

1 Tăng huyết áp vô căn 2291 93,9 4322 95,4 5136 99,0 11749 96,7

Viêm hạch bạch huyết không đặc hiệu

Nhận xét: Số lượng người khám bệnh hệ tuần hoàn tại Phòng khám đa khoa Quốc tế An Việt trong 3 năm là 12.156 người, số lượng này tăng dần qua các năm 2021-2023: năm 2021 là 2.440 người, năm 2022 là 4.529 người, năm 2023 là 5.187 người Trong các bệnh hệ tuần hoàn, bệnh tăng huyết áp vô căn có tỷ lệ khám cao nhất qua các năm: 93,9% năm 2021, 95,4% năm 2022 và 99% năm 2023

Bảng 3.5 Phân bố bệnh phổ biến trong nhóm bệnh hệ tiêu hóa trong 3 năm

2 Bệnh mô cứng khác của răng 158 6,7 321 7,8 628 12,5 1107 9,6

3 Bệnh tủy và mô quanh chân răng 86 3,7 255 6,2 381 7,6 722 6,3

4 Viêm lợi (nướu) và bệnh quanh răng 36 1,5 55 1,3 53 1,0 144 1,3

5 Trào ngược dạ dày, thực quản 844 36,1 1207 29,4 1403 27,9 3454 30,1

6 Viêm dạ dày và tá tràng 6 0,3 219 5,3 99 2,0 324 2,8

7 Hội chứng ruột kích thích 478 20,4 770 18,7 1044 20,7 2292 20,0

Viêm gan mạn tính, không phân loại nơi khác

Nhận xét: Trong 3 năm 2021-2023, có 11,482 người khám bệnh hệ tiêu hóa tại Phòng khám đa khoa Quốc tế An Việt Số lượng người khám tăng dần qua các năm từ 2021-2023 lần lượt là 2.339 người năm 2021, 4.110 người năm 2022 và 5.033 năm 2023 Trong các bệnh hệ tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày, thực quản có tỷ lệ người khám cao nhất (30,1%), thứ 2 là bệnh hội chứng ruột kích thích (20%), thứ ba là bệnh gan (12,3%)

Tỷ lệ này tương đồng ở từng năm 2021 và 2022, riêng năm 2023, bệnh khám nhiều thứ ba là bệnh mô cứng khác của răng (12,5%)

Bảng 3.6 Phân bố bệnh trong 10 bệnh phổ biến nhất

2 Tăng huyết áp vô căn 2291 11,7 4322 14,7 5136 15,4 11749 14,3

3 Bệnh đái tháo đường type 2 1095 5,6 2273 7,8 3104 9,3 6472 7,9

4 Đau bụng và đau vùng chậu 1043 5,3 1382 4,7 2031 6,1 4456 5,4

Trào ngược dạ dày - thực quản

8 Hội chứng ruột kích thích 478 2,4 770 2,6 1044 3,1 2292 2,8

9 Rối loạn chức năng tiền đình 436 2,2 721 2,5 1050 3,1 2207 2,7

Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy trong 3 năm 2021-2023, số lượng người đến khám top 10 bệnh phổ biến nhất là 82.362 người chiếm tỷ lệ 62,7% Số lượng người và tỷ lệ này ở từng năm lần lượt là: 19.643 người, 61,2% (năm 2021), 29,304 người, 63,5% (năm

2022), 33.415 người, 64% (năm 2023) Top 3 bệnh phổ biến nhất năm 2021 và năm

2022 lần lượt là: bệnh viêm phế quản cấp (19,6%), bệnh tăng huyết áp vô căn (11,7% và 14,7%), bệnh đái tháo đường type 2 (5,6% và 7,8%) Top 3 bệnh phổ biến nhất năm

2023 là bệnh tăng huyết áp vô căn (15,4%), viêm phế quản cấp (13,1%) và bệnh đái tháo đường type 2 (9,3%)

Bảng 3.7 Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh theo mùa

1 Tăng huyết áp vô căn 6212 21,2 2165 9,6 1802 10,5 1570 11,9

Trào ngược dạ dày - Thực quản

5 Hội chứng ruột kích thích 751 2,6 708 3,1 494 2,9 339 2,6

6 Đau bụng và đau vùng chậu 1676 5,7 1281 5,7 932 5,4 567 4,3

8 Rối loạn chức năng tiền đình 634 2,2 742 3,3 506 2,9 325 2,5

Nhận xét: Trong 3 năm từ 2021-2023, top 10 bệnh phổ biến nhất mùa xuân chiếm tỷ lệ 69,6%, mùa hạ chiếm 58,7%, mùa thu chiếm tỷ lệ 58,6% và mùa đông chiếm tỷ lệ 59,7% Bệnh tăng huyết áp vô căn là bệnh có tỷ lệ khám cao nhất vào mùa xuân (21,2%)

Bệnh viêm phế quản cấp là bệnh có tỷ lệ khám cao nhất vào mùa hạ (17,3%), mùa thu (16,1%) và mùa đông (18,2%)

Bảng 3.8 Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh dưới 18 tuổi

2 Hội chứng ruột kích thích 180 8,6 347 7,5 404 8,9 931 8,3

Nhiễm khuẩn đường ruột do các vi khuẩn khác

6 Dị ứng không xác định 60 2,9 97 2,1 138 3,1 295 2,6

7 Tràn máu khớp vùng chậu và đùi 46 2,2 113 2,4 86 1,9 244 2,2

8 Sốt không rõ nguyên nhân 44 2,1 94 2,0 141 3,1 147 1,3

9 Đau bụng và đau vùng chậu 77 3,7 50 1,1 34 0,8 155 1,4

Nhận xét: Trong 3 năm từ 2021-2023, top 10 bệnh phổ biến nhất của nhóm tuổi dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ 81,6% tổng số lượt khám bệnh tại Phòng khám đa khoa Quốc tế An Việt Bệnh viêm phế quản cấp chiếm gần 1 nửa số người khám (49,9%), đứng thứ

2 là bệnh hội chứng ruột kích thích (8,3%), đứng thứ 3 là bệnh lý sâu răng (6,6%), thấp nhất là bệnh lý thiếu máu (1,35%) Trong 3 năm, năm 2022, tỷ lệ trẻ dưới 18 tuổi mắc viêm phế quản cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (55,8%) so với năm 2021 (46,4%) và 2023 (45,6%)

Bảng 3.9 Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh từ 18 – 60 tuổi

2 Đau bụng và đau vùng chậu 810 7,8 1238 8,6 1909 10,4 3957 9,2

Rối loạn chức năng tiền đình 219 2,1 357 2,5 641 3,5 1217 2,8

Nhận xét: Trong 3 năm từ 2021-2023, top 10 bệnh phổ biến nhất của nhóm tuổi từ 18-60 tuổi chiếm tỷ lệ 58% tổng số lượt khám bệnh tại Phòng khám đa khoa Quốc tế

An Việt Bệnh viêm phế quản cấp chiếm tỷ lệ khám cao nhất trong 3 năm (12,8%), bệnh đứng thứ 10 là rối loạn chức năng tiền đình và theo dõi thai cùng có tỷ lệ khám là 2,8% Bệnh viêm phế quản cấp có tỷ lệ khám cao nhất vào năm 2021 (16,5%) và năm 2022 (15,1%) Năm 2023, bệnh đau bụng và đau vùng chậu có tỷ lệ khám cao nhất (10,4%)

Bảng 3.10 Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh trên 60 tuổi

1 Tăng huyết áp vô căn 1699 23,8 2999 29,0 3288 31,0 7986 28,4

5 Rối loạn chức năng tiền đình 214 3,0 363 3,5 406 3,8 983 3,5

9 Rối loạn chuyển hóa liprotein 100 1,4 193 1,9 320 3,0 613 1,3

Nhận xét: Trong 3 năm từ 2021-2023, top 10 bệnh phổ biến nhất của nhóm tuổi trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 69,4% tổng số lượt khám bệnh của nhóm tuổi này tại Phòng khám đa khoa Quốc tế An Việt Bệnh tăng huyết áp vô căn chiếm tỷ lệ khám cao nhất trong 3 năm (28,4%), bệnh đứng thứ 10 là đau lựng chiếm tỷ lệ 1% Bệnh tăng huyết áp vô căn chiếm tỷ lệ cao nhất từ năm 2021-2023 lần lượt là 23,8%; 29% và 31%

Bảng 3.11 Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh nam giới

2 Tăng huyết áp vô căn 1232 15,5 2219 17,2 2601 18,7 6052 17,4

3 Bệnh đái tháo đường type 2 694 8,7 1368 10,6 1908 13,7 3970 11,4

Trào ngược dạ dày - thực quản

6 Hội chứng ruột kích thích 186 2,3 326 2,5 405 2,9 917 2,6

Nhận xét: 64,9% người bệnh nam giới đã khám 10 bệnh phổ biến nhất tại phòng khám Quốc tế An Việt trong 3 năm 2021-2023 Top 3 bệnh phổ biến nhất ở nam giới được khám tại phòng khám Quốc tế An Việt qua các năm lần lượt là: Bệnh viêm phế quản cấp với tỷ lệ 21,3% năm 2021, 21,1% năm 2022 và 15,1% năm 2023; Bệnh tăng huyết áp vô căn với tỷ lệ khám là 15,5% năm 2021, 17,2% năm 2022 và 18,7% năm 2023; Bệnh đái tháo đường type 2 với tỷ lệ là 8,7% năm 2021, 10,6% năm 2022 và 13,7% năm 2023

Bảng 3.12 Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh nữ giới

2 Tăng huyết áp vô căn 1059 9,1 2103 12,8 2535 13,0 5697 12,0

3 Đau bụng và đau vùng chậu 832 7,1 1227 7,5 1888 9,7 3947 8,3

4 Bệnh đái tháo đường type 2 401 3,4 905 5,5 1196 6,1 2502 5,3

Trào ngược dạ dày - thực quản

7 Rối loạn chức năng tiền đình 307 2,6 516 3,1 803 4,1 1626 3,4

8 Hội chứng ruột kích thích 292 2,5 444 2,7 639 3,3 1375 2,9

Nhận xét: Top 10 bệnh phổ biến ở nữ giới trong 3 năm từ 2021-2023 chiếm tỷ lệ

61,8% trong tổng số 47.595 nữ giới khám bệnh tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế An Việt Top 3 bệnh có tỷ lệ khám cao nhất ở nữ giới trong 3 năm 2021-2023 là viêm phế quản cấp (15, 6%), tăng huyết áp vô căn (12%) và đau bụng và đau vùng chậu (8,3%) Bệnh phổ biến nhất ở nữ giới năm 2021 và 2022 là viêm phế quản cấp (18,4%), bệnh phổ biến nhất ở nữ giới năm 2023 là tăng huyết áp vô căn (13%).

Chi phí khám chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế tại Phòng khám Đa

Đa khoa Quốc tế An Việt năm 2021 – 2022 – 2023

Chi phí khám chữa bệnh của người bệnh bảo hiểm y tế tại Phòng khám đa khoa Quốc tế An Việt năm 2021-2022-2023 có phân bố không chuẩn, do đó, chúng tôi sẽ phân tích kết quả dựa trên chi phí trung vị

Bảng 3.13 Chi phí chi cho khám ngoại trú trong 3 năm (ĐVT: đồng)

Nội dung BHYT chi trả Tự chi trả Tổng chi phí

Nhận xét: Tổng chi phí trung vị chi cho khám ngoại trú từ 2021-2023 có xu hướng tăng lên lần lượt là 169.276 đồng (năm 2021), 175.469,5 đồng (năm 2022), 183.300 đồng (năm 2023) Chi phí trung vị BHYT chi trả qua các năm từ 2021-2023 lần lượt là: 169.276 đồng (năm 2021), 175.469,5 đồng (năm 2022) và 182.692 đồng (năm 2023)

Trong 3 năm từ 2021-2023, chi phí trung vị NB tự chi trả có xu hướng tăng lên từ 69.830 đồng năm 2021 lên 72.469,02 đồng năm 2022 và 74.678,4 đồng năm 2023

Bảng 3.14 Chi phí các loại khám và tiền thuốc trong 3 năm (ĐVT: đồng)

Chi phí Min Max Chi phí Min Max Chi phí Min Max

Nhận xét: Trong các khoản chi phí khám ngoại trú, chi phí thủ thuật là cao nhất, tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm: năm 2021 là 1.348.000 đồng, năm 2022 là 741.000 đồng và năm 2023 là 494.000 đồng Chi phí xét nghiệm cao thứ hai và có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2021-2023: năm 2021 là 121.600 đồng, năm 2022 là 118.300 đồng và năm 2023 là 126.400 đồng Chi phí CĐHA cao thứ 4 và chi phí thuốc là thấp nhất, hai chi phí này có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2021-2023 Chi phí khám bệnh không thay đổi qua các năm 2021-2023 với 27.500 đồng/lượt khám

Bảng 3.15 Chi phí các loại khám và tiền thuốc cho 10 bệnh thường gặp nhất trong 3 năm (ĐVT: đồng)

Chi phí Min Max Chi phí Min Max Chi phí Min Max

Nhận xét: Tổng chi phí khám bệnh top 10 bệnh phổ biến nhất trong 3 năm có xu hướng tăng lên: năm 2021 có chi phí là 170.030đồng, năm 2022 là 174.212 đồng và năm

2023 là 179.592 đồng Cơ cấu các loại khám và tiền thuốc từ năm 2021-2023 cho thấy, chi phí thủ thuật chiếm giá trị lớn nhất (1.932.700 đồng năm 2021 và 244.000 đồng năm

2022 và năm 2023), chi phí cho khám bệnh là thấp nhất (27.500 đồng) Chi phí xét nghiệm có xu hướng tăng lên từ 83.400 đồng năm 2021 đến 117.000 đồng năm 2022 và 126.400 đồng năm 2023 Chi phí trung vị CĐHA có xu hướng giảm nhẹ từ 97.200 đồng năm 2021 xuống 65.400 đồng năm 2022 và 2023 Chi phí thuốc có xu hướng tăng nhẹ từ 71.065 đồng năm 2021 lên 75.564 đồng năm 2022 và 80.562 đồng năm 2023

Bảng 3.16 Chi phí các loại khám và tiền thuốc cho 10 bệnh thường gặp nhất ở nam giới trong 3 năm (ĐVT: đồng)

Chi phí Min Max Chi phí Min Max Chi phí Min Max

Nhận xét: Từ năm 2021-2023, số lượng nam giới khám top 10 bệnh phổ biến tăng dần lần lượt là 5.016 người (năm 2021), 8.454 người (năm 2022) và 9.110 người (năm

2023) Tổng chi phí trung vị qua các năm có xu hướng tăng lên lần lượt là: năm 2021 là 177.210 đồng, năm 2022 là 183.070 đồng và năm 2023 là 206.200 đồng Chi phí khám bệnh không thay đổi qua 3 năm 2021-2023 với 27.500 đồng/lượt khám Chi phí xét nghiệm có xu hướng tăng lên từ 67.800 đồng năm 2021, lên 107.500 đồng năm 2022 và 126.400 đồng năm 2023 Chi phí CĐHA có xu hướng giảm nhẹ từ 2021-2023 (từ 98.200 đồng xuống 76.700 đồng) Chi phí thuốc có xu hướng tăng lên từ 75.372 đồng năm

2021, 86.292 đồng năm 2022 và 96.000 đồng năm 2023

Bảng 3.17 Chi phí các các loại khám và tiền thuốc cho 10 bệnh thường gặp nhất ở nữ giới trong 3 năm (ĐVT: đồng)

Chi phí Min Max Chi phí Min Max Chi phí Min Max

Nhận xét: Tỷ lệ khám top 10 bệnh thường gặp ở nữ giới lần lượt qua các năm là: 6.600 người năm 2021, 10.352 người năm 2022 và 12.476 người năm 2023 Tổng chi phí trung vị khám bệnh top 10 bệnh thường gặp ở nữ giới có xu hướng tăng lên từ 168.600 đồng năm 2021 lên 174.212 đồng năm 2022 và năm 2023 Chi phí thủ thuật có giá trị cao nhất trong cơ cấu các loại, năm 2021 là 1.989.000 đồng, năm 2022 và 2023 là 244.000 đồng Chi phí xét nghiệm chiếm giá trị cao thứ 2 và có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2021-2023: từ 149.900 đồng năm 2021 lên 126.400 đồng năm 2021 và 2022

Bảng 3.18 Chi phí ngoại trú cho 10 bệnh thường gặp nhất trong 3 năm theo tỷ lệ hưởng BHYT (ĐVT: đồng)

BHYT Số NB Chi phí

Nhận xét: Kết quả cho thấy trong 3 năm từ 2021-2023, các nhóm có mức hưởng BHYT khác nhau có chi phí chi trả cho 10 bệnh thường gặp khác nhau và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (kiểm định Kruskal-Wallis với p0.05)

Bảng 3.20 Chi phí ngoại trú cho 10 bệnh thường gặp nhất trong 3 năm theo khoa khám (ĐVT: đồng)

Năm Khoa Số người bệnh Chi phí

Nhận xét: Kết quả cho thấy chỉ có 1 người khám cấp cứu vào năm 2021 trong top

10 bệnh phổ biến, do vậy kiểm định Mann-Whitney không thực hiện được cho dữ liệu năm 2022 và 2023 Năm 2021, chi phí cho khám cấp cứu là 102.872 đồng, chi phí cho khám bệnh là 170.030 đồng, sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p>0.05)

Bảng 3.21 Chi phí ngoại trú trung bình cho 10 bệnh thường gặp nhất trong 3 năm theo loại khám (ĐVT: đồng)

Năm Loại khám Số người bệnh Chi phí

Nhận xét: Kết quả thể hiện chi phí chi trả cho 10 bệnh thường gặp trong 3 năm theo loại khám cho thấy, người bệnh khám thường quy có chi phí chi trả cao hơn nhiều so với nhóm người bệnh đến khám lẻ Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p

Ngày đăng: 17/10/2024, 08:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Quỳnh Anh và Võ Văn Tân (2021), “Chi phí trực tiếp cho đợt điều trị nội trú nhóm bệnh đột quỵ cấp tại khoa nội thần kinh, bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng”, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, 3(5), 19-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chi phí trực tiếp cho đợt điều trị nội trú nhóm bệnh đột quỵ cấp tại khoa nội thần kinh, bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng”, "Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển
Tác giả: Nguyễn Quỳnh Anh và Võ Văn Tân
Năm: 2021
3. Thái Anh (2002), "Thực hiện Luật cải cách bảo hiểm y tế ở Nhật Bản", Tạp chí bảo hiểm y tế Việt Nam, 15, 32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực hiện Luật cải cách bảo hiểm y tế ở Nhật Bản
Tác giả: Thái Anh
Năm: 2002
4. Ban Khoa giáo Trung ương (2006), Một số văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác khoa giáo: Chăm sóc sức khỏe nhân dân; dân số - gia đình và trẻ em; thể dục thể thao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác khoa giáo: Chăm sóc sức khỏe nhân dân; dân số - gia đình và trẻ em; thể dục thể thao
Tác giả: Ban Khoa giáo Trung ương
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2006
7. Lê Xuân Bình (2019), Gánh nặng chi phí điều trị nội trú của bệnh nhân lao phổi mới mắc tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019 và một số yếu tố liên quan, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại Y tế Công Cộng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gánh nặng chi phí điều trị nội trú của bệnh nhân "lao phổi mới mắc tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch Quảng Nam năm 2019 và một số yếu tố liên quan
Tác giả: Lê Xuân Bình
Năm: 2019
8. Bộ Y tế (2007), Kinh tế Y tế và Bảo hiểm Y tế, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế Y tế và Bảo hiểm Y tế
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
9. Bộ Y tế (2007), Niên giám thống kê y tế 2007, Hà Nội 10. Bộ Y tế (2008), Niên giám thống kê y tế 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê y tế 2007", Hà Nội 10. Bộ Y tế (2008), "Niên giám thống kê y tế 2008
Tác giả: Bộ Y tế (2007), Niên giám thống kê y tế 2007, Hà Nội 10. Bộ Y tế
Năm: 2008
12. Bộ Y tế (2010), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2010 - Hệ thống Y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011 – 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2010 - Hệ thống Y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011 – 2015
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2010
14. Bộ Y tế (2015), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế 2014: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chung tổng quan ngành y tế 2014: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2015
15. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn sử dụng Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD 10), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn sử dụng Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD 10)
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2015
21. Bộ Y tế (1999), Đánh giá tình hình tài chính quỹ bảo hiểm y tế - Dự án hỗ trợ y tế quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (1999)
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 1999
23. Trần Quốc Cường (2014), Nghiên cứu chí phí điều trị và mức độ hài lòng của người bệnh của người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chí phí điều trị và mức độ hài lòng "của người bệnh của người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh năm 2013
Tác giả: Trần Quốc Cường
Năm: 2014
24. Đại học Y tế Công cộng (2002), Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế
Tác giả: Đại học Y tế Công cộng
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2002
5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2005), Quyết định số 2559/QĐ-BHXH ngày 27 tháng 9 năm 2005 về việc Ban hành quy định về tổ chức thực hiện chế độ khám chữa bệnh BHYT Khác
6. Bảo hiểm xã hội (2020), Chia sẻ kinh nghiệm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 Khác
11. Bộ Y tế (2009), Thông tư số 10/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 8 năm 2009 Hướng dẫn đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm Y tế Khác
13. Bộ Y tế (2011), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2011 - Nâng cao năng lực quản lí, đổi mới tài chính y tế để thực hiện kế hoạch 5 năm ngành Y tế Khác
16. Bộ Y tế (2018), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016, hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt nam Khác
17. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2009), Thông tư liên tịch 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14 tháng 8 năm 2009 Hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế Khác
18. Bộ Y tế - Bộ Tài chính (2015), Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 02 tháng 07 năm 2015 về việc sửa đổi khoản 5 điều 13 Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế Khác
19. Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ LĐTBXH (2006), Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BYT-BTC-BLĐTB&XH ngày 26 tháng 1 năm 2006 Hướng dẫn thu một phần viện phí làm cơ sở để Bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí KCB BHYT Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Vị trí địa lý Phòng khám Đa khoa Quốc tế An Việt - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Hình 2.1. Vị trí địa lý Phòng khám Đa khoa Quốc tế An Việt (Trang 30)
Hình 2.2. Cấu trúc cơ sở dữ liệu trên Excel phần 1 - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Hình 2.2. Cấu trúc cơ sở dữ liệu trên Excel phần 1 (Trang 31)
Hình 2.3. Cấu trúc cơ sở dữ liệu trên Excel phần 2 - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Hình 2.3. Cấu trúc cơ sở dữ liệu trên Excel phần 2 (Trang 32)
Bảng 3.1. Thông tin chung về người bệnh BHYT trong 3 năm - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.1. Thông tin chung về người bệnh BHYT trong 3 năm (Trang 40)
Bảng 3.2. Phân bố người bệnh khám bệnh theo chương bệnh ICD10 - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.2. Phân bố người bệnh khám bệnh theo chương bệnh ICD10 (Trang 43)
Bảng 3.6. Phân bố bệnh trong 10 bệnh phổ biến nhất - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.6. Phân bố bệnh trong 10 bệnh phổ biến nhất (Trang 47)
Bảng 3.8. Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh dưới 18 tuổi - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.8. Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh dưới 18 tuổi (Trang 49)
Bảng 3.9. Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh từ 18 – 60 tuổi - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.9. Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh từ 18 – 60 tuổi (Trang 50)
Bảng 3.10. Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh trên 60 tuổi - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.10. Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh trên 60 tuổi (Trang 51)
Bảng 3.11. Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh nam giới - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.11. Phân bố 10 bệnh phổ biến nhất của người bệnh nam giới (Trang 52)
Bảng 3.17. Chi phí các các loại khám và tiền thuốc cho 10 bệnh thường gặp nhất ở nữ - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.17. Chi phí các các loại khám và tiền thuốc cho 10 bệnh thường gặp nhất ở nữ (Trang 58)
Bảng 3.19. Chi phí ngoại trú cho 10 bệnh thường gặp nhất trong 3 năm theo tuyến - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.19. Chi phí ngoại trú cho 10 bệnh thường gặp nhất trong 3 năm theo tuyến (Trang 60)
Bảng 3.21. Chi phí ngoại trú trung bình cho 10 bệnh thường gặp nhất trong 3 năm - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.21. Chi phí ngoại trú trung bình cho 10 bệnh thường gặp nhất trong 3 năm (Trang 62)
Bảng 3.22. Chi phí ngoại trú trung bình theo nhóm bệnh trong 3 năm 2021-2023 - Cơ cấu bệnh tật và chi phí khám chữa bệnh của người bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại phòng khám Đa khoa an việt năm 2021 2022 2023 và một số yếu tố liên quan
Bảng 3.22. Chi phí ngoại trú trung bình theo nhóm bệnh trong 3 năm 2021-2023 (Trang 63)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w