Qua bảng 1 cho thấy, ảnh hưởng của phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến số giả hành của lan Dendrobium pink happy: Ở tháng thứ 2 sau một tháng sử dụng phân bón lá sinh học t
Trang 1ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ SINH HỌC
Ca-OLIGOCHITOSAN-AMIN+TE LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÂY HOA LAN Dendrobium pink happy TRỒNG Ở CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH
Lâm Văn Hà 1 , Nguyễn Trung Hiếu 2 , Nguyễn Thị Nga 3 , Trần Văn Lâm 4 , Đặng Minh Nguyệt 1
1 Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam, 2 Trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, 3 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, 4 Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM
TÓM TẮT:
Đánh giá ảnh hưởng của phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE trên cây giống
lan Dendrobium pink happy 5 tháng tuổi và 10 tháng tuổi, được thực hiện tại trại thực nghiệm của
Trung tâm Ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh Thí nghiệm được
thực hiện từ tháng 5 đến tháng 11 năm 2022 Đối với lan Dendrobium pink happy 5 tháng tuổi và
10 tháng tuổi, được tiến hành với 7 nghiệm thức, trong đó nghiệm thức 1 (đối chứng) phun nước lã, nghiệm thức 2 (đối chứng) phun phân bón có chứa Ca chuyên dùng cho hoa lan, từ nghiệm thức 3 đến nghiệm thức 7 phun phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE với các liều lượng phun: 1/400, 1/500, 1/600, 1/700 và 1/800, định kỳ 7 ngày phun 1 lần Kết quả cho thấy ở liều lượng phun 1/500 lít nước làm cho số giả hành/chậu, chiều dài giả hành, đường kính giả hành và số lá/giả hành lá tốt nhất so với các nghiệm thức còn lại và so với đối chứng Về năng suất và chất lượng đối
với lan Dendrobium pink happy 10 tháng tuổi với liều lượng phun 1/400 đến 1/500 cho số phát
hoa, chiều dài phát hoa, số hoa/phát hoa, đường kính hoa và độ bền của hoa cao hơn so với các nghiệm thức còn lại và so với đối chứng
Qua đây có thể khuyến cáo sử dụng phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE phun
định kỳ cho hoa lan Dendrobium pink happy, với liều lượng 1/500 giúp cho cây sinh trưởng phát
triển tốt, nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng của cành hoa lan.
Từ khóa: Ca-Oligochitosan-Amin-TE, phân bón lá sinh học, lan Dendrobium pink happy
SUMMARY:
SSESSMENT OF THE EFFECTS OF BIOGRAPHIC FOLIAR
Ca-OLIGOCHITOSAN-AMIN+TE GROWTH AND DEVELOPMENT OF Dendrobium pink happy ORCHIDS
GROWN IN CU CHI, HO CHI MINH CITY
Evaluation of the effect of Ca-Oligochitosan-Amin-TE biological foliar fertilizer on
5-month-old and 10-5-month-old Dendrobium pink happy orchid seedlings, was conducted at the
experimental farm of the Center for High-Tech Agricultural Application of Vietnam Ho Chi Minh City The experiment was carried out from May to November 2022 For 5 month old and 10 month
old Dendrobium pink happy orchids, it was conducted with 7 treatments, in which treatment 1
(control) sprayed cold water, Treatment 2 (control) sprayed fertilizer containing Ca specialized for orchids, from treatment 3 to treatment 7 sprayed Ca-Oligochitosan-Amin-TE biological foliar fertilizer with spray doses: 1/400, 1/500, 1/600, 1/700 and 1/800, spray once every 7 days The results showed that at a spray dose of 1/500 liters of water, the number of pseudobulbs/pot, length
of pseudobulbs, diameter of pseudobulbs and number of leaves/pseudobulbs were the best compared to the other treatments and compared with the control group proof In terms of
productivity and quality for Dendrobium pink happy 10 months old with a dose of 1/400 to 1/500
for the number of flowers, the length of the flower, the number of flowers/flowers, the flower diameter and the durability of the flower higher than the remaining and compared to the control.
Trang 2Through this, it is possible to recommend the use of Ca-Oligochitosan-Amin-TE biological
foliar fertilizer periodically sprayed for Dendrobium pink happy orchids, with a dosage of 1/500 to
help plants grow and develop well, improve economic efficiency, health and quality of orchid branches.
Keywords: Ca-Oligochitosan-Amin-TE, biological foliar fertilizer, Dendrobium pink
happy orchid
1 Đặt vấn đề
Việt Nam là quốc gia có giá trị xuất khẩu về hoa lan đứng thứ 6 trên thế giới, nhưng chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với Hà Lan, Thái Lan Hàng năm giá trị xuất khẩu từ ngành hoa lan của Việt Nam đạt trên 4 triệu USD [5] Với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, nhu cầu tiêu thụ hoa lan cũng dần tăng theo, trung bình hàng năm Việt Nam đã chi khoảng trên 10 triệu USD để nhập hoa lan về cung cấp cho thị trường nội địa, trong đó tiêu thụ lớn nhất là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội [5] Do vậy, phát triển nghề trồng hoa lan hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh luôn được chính quyền địa phương quan tâm và đầu tư và đang coi là ngành nông nghiệp trọng điểm của thành phố [5]
Lan Dendrobium là một loài chiếm ưu thế trên thị trường hoa cắt cành tại thành phố
Hồ Chí Minh Giống Dendrobium pink happy khi ra hoa nó cho một số lượng cành hoa nhiều hơn bất kỳ một loài lan nào khác [6] Hầu như dòng họ của giống Dendrobium là những loài
hoa rất lâu tàn, trung bình từ 1-2 tháng Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn, nếu trồng phong lan cắt cành loài Dendrobium và Mokara, mỗi hecta đất trồng có
thể cho thu nhập 500 triệu - 1 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và một số hoa màu khác Tuy nhiên, đây chỉ mới đáp ứng khoảng 15% nhu cầu của thị trường, 35% lượng hoa phải nhập từ Đà Lạt và 50% còn lại từ các nước Thái Lan, Đài Loan [5]
Hiện nay kỹ thuật trồng hoa lan Dendrobium chủ yếu trên giá thể trơ do vậy, việc
chăm sóc bổ sung dinh dưỡng cho cây là cần thiết và có định kỳ, để đáp ứng nhu cầu phát triển của cây và cho năng suất cao [1] Đã có nhiều nghiên cứu trong kỹ thuật sử dụng phân
bón cho hoa lan Dendrobium trong quá trình trồng trên giá thể nhằm đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng cho cây đồng thời giúp giảm thất thoát phân bón trên nền giá thể trơ (phân NPK bọc chậm tan, phân hữu cơ viên nén chậm tan,…) [6] Ngoài ra một số phân trung vi lượng hay chất điều hòa sinh trưởng chủ yếu được phun qua lá theo định kỳ để giúp cây cân đối dinh dưỡng và sinh trưởng tốt hơn Đối với người sản xuất hoa lan, phân bón cho cây hoa lan rất được chú trọng đầu tư, trong đó nhiều loại phân bón ngoại nhập đắt tiền thường được sử dụng nên giá thành sản xuất hoa khá cao và năng suất, chất lượng cũng còn khá hạn chế dẫn đến hiệu quả kinh thế thấp Để cải thiện năng suất và chất lượng hoa lan, đồng thời giảm giá thành sản xuất giúp nâng cao tính cạnh tranh của ngành trồng hoa lan trong nước
việc ứng dụng các chế phẩm phân bón sinh học sản xuất nội địa với giá cả hợp lý là một
trong những giải pháp được quan tâm
Trong khi đó tại thành phố Hồ Chí Minh một số phụ phẩm nông-thủy sản (vỏ trứng gia cầm, vỏ đầu tôm, ) có giá trị tái sử dụng rất lớn trong quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng nói chung và cây hoa lan nói riêng Canxi chiết xuất từ vỏ trứng gia cầm là nguồn canxi sinh học giúp cây trồng dễ hấp thu và chuyển hóa, đối với vỏ trứng thì hàm
Trang 3lượng CaCO3 chiếm trên 90% ngoài ra còn có một số nguyên tố vi lượng hiếm khác (sắt, kẽm, fluorine, đồng, moblydenum, chromium, strontium, selenium, tithium), tất cả đều là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng và vật nuôi (Rovensky J và ctv 2003) [4] Trong thành phần vỏ đầu tôm phế thải chứa khoảng 25-35% protein, 30% chitin (Phạm Thị Bích Trâm
và ctv 2004) [7] Đây là nguồn rất lớn để tái chế thu hồi axit amin và chitosan phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi
Chitosan không chỉ được sử dụng như một chất kích thích tăng trưởng cây trồng mà còn được dùng trong bảo vệ thực vật [8] Bên cạnh đó, axit amin là nguồn đạm sinh học tham gia xây dựng cấu trúc tế bào và sửa chữa các mô trong cơ thể, ngoài ra chúng còn tham gia vào quá trình tạo ra kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh Khi sử dụng axit amin cung cấp đạm cho cây lan sẽ hạn chế được sự thừa đạm giảm tác hại tấn công của nấm bệnh [3] Đối với Ca giúp cho quá trình phân chia tế bào của chồi non, chồi nụ hoa và quả non, đặt biệt Ca liên kết với axit pectit trong tế bào tạo thành phức chất pectat-canxi làm cho vách tế bào vững chắc chống lại sâu bệnh gây hại [1]
Vì thế việc nghiên cứu ứng dụng chế phẩm Ca-Oligochitosan-Amin-TE được chiết
xuất từ vỏ trứng gia cầm và vỏ đầu tôm trên cây hoa lan Denrobium tại huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết, nhằm giảm sử dụng một số hóa chất bảo vệ thực vật
và tăng hiệu quả kinh tế của ngành trồng hoa lan
2 Phương pháp và vật liệu nghiên cứu
2.1 Vật liệu
- Chế phẩm Ca-Oligochitosan-Amin-TE với tỉ lệ các thành phần: 3,0% Ca, 2% chitosan, 5% amin, 2500ppm TE (pH = 7,0-7,5)
- Phân bón lá siêu CanxiBo (Nghiệm thức đối chứng 2): N: 7,2%; Ca: 10,71%; B: 800 ppm; pH: 7; Tỷ trọng 1,35
- Cây giống lan Dendrobium pink happy 5 tháng tuổi 5 tháng: có 3 giả hành, chiều cao giả hành 9-10cm, 3-4 lá/cây và Dendrobium pink happy 10 tháng tuổi có 5 giả hành, chiều
cao giả hành 18-20 cm, 6 lá/cây
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Xây dựng quy trình thử nghiệm phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-amin-TE
chuyên dùng trên cây hoa lan Dendrobium pink happy trồng chậu, được tiến hành với 2 thí
nghiệm
- Chậu trồng: 18x9x12 cm; trồng 1 cây/chậu
- Phân bón nền: sử dụng phân tan chậm Nurseryace 10-10-10 + TE bón gốc với liều lượng 2 g/chậu, phân hữu cơ Riger (4-3-3) bón gốc 5 g/chậu Tiến hành bón 3 tháng/lần
- Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 11/2022, trong thời gian thí nghiệm, phun phân bón nền là phân hữu cơ sinh học Kỳ Quang (20% OM, 6% N, tỉ lệ C/N
=12) với liều lượng 1 ml/lít, 2 tuần/lần
* Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của Ca-Oligochitosan-Amin-TE đối với
sự sinh trưởng phát triển của lan Dendrobium pink happy 5 tháng tuổi.
Trang 4- NT1 (ĐC1): Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK
bón gốc + Phun nước lã
- NT2 (ĐC2): Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK
bón gốc + Phun phân bón lá siêu Canxibo (10 ml/ 8 lít nước)
- NT3: Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK bón gốc + Phun phân bón Ca-Oligochitosan-Amin-TE: 1/400 (1 lít pha cho 400 lít nước)
- NT4: Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK bón gốc + Phun phân bón Ca-Oligochitosan-Amin-TE: 1/500 (1 lít pha cho 500 lít nước)
- NT5: Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK bón gốc + Phun phân bón Ca-Oligochitosan-Amin-TE: 1/600 (1 lít pha cho 600 lít nước)
- NT6: Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK bón gốc + Phun phân bón Ca-Oligochitosan-Amin-TE: 1/700 (1 lít pha cho 700 lít nước)
- NT7: Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK bón gốc + Phun phân bón Ca-Oligochitosan-Amin-TE: 1/800 (1 lít pha cho 800 lít nước)
* Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của Ca-Oligochitosan-Amin-TE đối với sự sinh trưởng phát triển và chất lượng hoa lan Dendrobium pink happy 10 tháng tuổi.
- NT1 (ĐC1): Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK
bón gốc + Phun nước lã
- NT2 (ĐC2): Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK
bón gốc + Phun phân bón lá siêu Canxibo (10 ml/ 8 lít nước)
- NT3: Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK bón gốc + Phun phân bón Ca-Oligochitosan-Amin-TE: 1/400 (1 lít pha cho 400 lít nước)
- NT4: Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK bón gốc + Phun phân bón Ca-Oligochitosan-Amin-TE: 1/500 (1 lít pha cho 500 lít nước)
- NT5: Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK bón gốc + Phun phân bón Ca-Oligochitosan-Amin-TE: 1/600 (1 lít pha cho 600 lít nước)
- NT6: Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK bón gốc + Phun phân bón Ca-Oligochitosan-Amin-TE: 1/700 (1 lít pha cho 700 lít nước)
- NT7: Nền giá thể (than củi 70%, viên giá thể mùn xơ dừa 30%) + NPK bón gốc + Phun phân bón Ca-Oligochitosan-Amin-TE: 1/800 (1 lít pha cho 800 lít nước)
* Phân bón thí nghiệm: Định kỳ 7 ngày phun 1 lần Ca-Oligochitosan-Amin-TE,
thời gian phun và theo dõi liên tục trong 6 tháng kể từ lúc thử nghiệm Kỹ thuật phun là
phun ướt đều lá, thân và giá thể với lượng phân đã pha để phun khoảng 400 lít nước/ha
* Bố trí thí nghiệm: Các thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (Randomized Complete Block Design - RCBD), 4 lần nhắc Số cây/ô thí nghiệm: 10 cây/ô, tương đương 40 cây/công thức
Trang 5* Điều kiện thí nghiệm: Các chậu lan được đặt trên giàn cách mặt đất 1m, trong mái che lưới đen 50% ánh sáng Cây lan được tưới nước hằng ngày để giữ độ ẩm giá thể
60 - 65%
* Chỉ tiêu theo dõi, phương pháp thu thập số liệu trên cây: Đo, đếm trên toàn
bộ số cây thí nghiệm trong suốt 6 tháng sử dụng phân bón lá Ca-Oligochitosan-AminTE Tất cả các cây đo đếm đều được đánh dấu trên chậu và tại vị trí đo:
- Số giả hành/chậu; Chiều dài giả hành: Được tính từ mặt chậu đến đỉnh sinh trưởng của cây; Đường kính giả hành: Đo tại vị trí cách gốc của giả hành 5,0 cm; Số
lá/cây: Được tính từ gốc cây đến đỉnh ngọn, đếm lá bằng cách đánh dấu lá sau mỗi lần theo
dõi [6]
- Chiều dài phát hoa (cm): Từ điểm (gốc) phân hóa mầm hoa đến đỉnh cành Đo khi
phát hoa phát triển hoàn toàn - giai đoạn thu hoạch; Tuổi thọ hoa (ngày): Tính từ khi hoa bắt đầu cho thu hoạch đến khi 1/2 số hoa/phát hoa bị héo; Số nụ/phát hoa, Số hoa hữu
hiệu/phát hoa: Số hoa nở trên phát hoa tính đến khi 1/2 số hoa/phát hoa bị héo (tuổi thọ hoa); Đường kính trung bình của hoa: Đo khoảng cách giữa 2 đầu cánh hoa bên của tất cả
các hoa/phát hoa, tính giá trị trung bình [6]
* Các chỉ tiêu theo dõi trên dịch bệnh của hoa lan Dendrobium pink happy
+ Bệnh đốm lá do nấm Cercospora sp gây ra:
➢ Tỉ lệ bệnh là số lượng cá thể bị hại tính theo phần trăm (%) so với tổng số các cá thể điều tra trong quần thể Tỉ lệ bệnh được tính theo công thức:
Chỉ số bệnh là đại lượng đặc trưng cho mức độ bị hại của cây trồng được biểu thị bằng phần trăm (%) Và được tính theo công thức:
Trong đó:
• n1: số thân (lá) bị bệnh ở cấp 1 với ≤ 5% diện tích thân (lá) bị bệnh
• n3: số thân (lá) bị bệnh ở cấp 3 với > 5% - 15% diện tích thân (lá) bị bệnh
• n5: số thân (lá) bị bệnh ở cấp 5 với > 15% - 25% diện tích thân (lá) bị bệnh
• n7: số thân (lá) bị bệnh ở cấp 7 với > 25% -50% diện tích thân (lá) bị bệnh
• n9: số thân (lá) bị bệnh ở cấp 9 với > 50% diện tích thân (lá) bị bệnh
• N: tổng số thân (lá) điều tra
Các chỉ tiêu theo dõi này sẽ được thực hiện 14 ngày/lần Số lượng cây theo dõi là 5 cây/ô Được đánh dấu ngay từ đầu vụ
* Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel và SAS 9.3.1
3 Kết quả và thảo luận
3.1 Ảnh hưởng của Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến sự sinh trưởng phát triển của lan
Dendrobium pink happy 5 tháng tuổi
Bảng 1 Ảnh hưởng của phân bón lá Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến số giả hành và chiều
cao giả hành của lan Dendrobium pink happy 5 tháng tuổi
Trang 6
TN
NT1 3 b 2,05 b 4 b 7,69 b 4,2 c 15,61 d 4,87 b 17,26 d NT2 3 b 2,07 b 4 b 8,13 b 4,33 bc 17,25 c 5 ab 19,21 c NT3 3,13 a 3,02 a 4,13 a 9,16 a 4,53 b 19,49 a 5,2 a 21,65a NT4 3,13 a 2,91 a 4,13 a 9,13 a 4,87 a 19,23 a 5,3 a 21,17 ab NT5 3 b 2,14 b 4 b 8,22 b 4,4 bc 18,23 b 5 ab 20,17 bc NT6 3 b 2,12 b 4 b 8,11 b 4,33 bc 17,69 bc 5 ab 19,65 c NT7 3 b 2,06 b 4 b 7,93 b 4,27 bc 17,21 c 4,93 ab 18,98 c
* Ghi chú: * là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức với α ≤ 0,05 ; G/chậu: số giả hành/chậu; L (cm): chiều dài giả hành đơn vị đo là cm; NT là nghiệm thức; NT1 là đối chứng 1 và NT2 là đối chứng 2.
Qua bảng 1 cho thấy, ảnh hưởng của phân bón lá sinh học
Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến số giả hành của lan Dendrobium pink happy: Ở tháng thứ 2 sau một tháng sử dụng
phân bón lá sinh học thì NT3 và NT4 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (NT1, NT2 và NT5, NT6 và NT7); Tương tự sau tháng thứ 3, thứ 4 và thứ 5 sử dụng phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE tổng số giả hành ở các công thức thử nghiệm đều có sự khác biệt so với đối chứng (NT1 và NT2) và trong đó, NT4 với liều lượng phun 1/500 (1 lít phân pha với 500 lít nước: 2cc/1lít nước) cho số giả hành/chậu cao nhất, tiếp đến là NT3 với liều lượng phun 1/400
Về ảnh hưởng của phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến chiều cao
của giả hành trên cây lan Dendrobium pink happy 5 tháng tuổi (bảng 1) sau một tháng sử
dụng (bắt đầu tháng tuổi thứ 6) đã có ảnh hưởng đến chiều cao của giả hành và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê so với NT1, NT2 (đối chứng) và sự khác biệt lớn nhất ở nghiệm thức phun với liều lượng 1/500; Tương tự ở các tháng tiếp theo cũng cho thấy chiều dài giả hành cao nhất ở các nghiệm thức 4 với liều lượng phun 1/500 tiếp theo là nghiệm thức 3 với liều phun 1/400 và thấp nhất ở nghiệm thức 1 (phun nước lã) Trong đó, chiều cao cây lớn nhất khi phun liều lượng 1/400 đạt 21,65cm và 21,17cm (1/500) ở giai đoạn cây 10 tháng tuổi Như vậy với liều lượng phun của phân bón lá sinh học
Ca-Oligochitosan-Amin-TE 1/400 đến 1/500 trên cây lan Dendrobium pink happy 5 tháng tuổi đã có tác động tốt
đến quá trình phát sinh giả hành/chậu và chiều dài của giả hành
Bảng 2 Ảnh hưởng của phân bón lá Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến số lá và đường kính
giả hành của lan Dendrobium pink happy 5 tháng tuổi
TN
Số lá D (cm) Số lá D (cm) Số lá D (cm) Số lá D (cm) NT1 0,8 c 0,67 bc 2,93 c 1,06 d 4,86 d 1,55 c 5,1 e 1,7 c
Trang 7NT2 1,0 abc 0,69 ab 3,20 ab 1,09 cd 5,2 bc 1,63 abc 5,7 d 1,8 bc NT3 1,20 a 0,73 a 3,40 a 1,17 a 5,33 ab 1,69 a 6,4 ab 1,9 a NT4 1,18 a 0,71 ab 3,37 a 1,15 ab 5,46 a 1,70 a 6,6 a 1,9 a NT5 1,07 ab 0,67 bc 3,20 ab 1,11 bc 5,2 bc 1,65 ab 6,1 bc 1,8 ab NT6 1,0 abc 0,67 bc 3,07 bc 1,06 d 5 cd 1,58 bc 5,9 c 1,8 bc NT7 0,87 bc 0,64 c 3,00 bc 1,07 cd 4,93 d 1,57 bc 5,6 d 1,8 bc
* Ghi chú: * là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức với α ≤ 0,05 ; D (cm): đường kính giả hành đơn vị đo là cm; NT là nghiệm thức; NT1 là đối chứng 1 và NT2 là đối chứng 2.
Qua bảng 2 cho thấy, ảnh hưởng của phân bón lá Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến
số lá trên giả hành của lan Dendrobium pink happy 5 tháng tuổi như sau: Sau 1 tháng sử
dụng số lá có sự gia tăng đáng kể ở NT3 và NT4 so với NT1 (phun nước lã) và các nghiệm thức còn lại Tương tự ở các giai đoạn tiếp theo (tháng thứ 8, 9 và 10) số lá vẫn cao nhất ở NT3 và NT4 và thấp nhất vẫn là nghiện thức phun nước lã (NT1) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê Về chỉ tiêu đường kính giả hành qua bảng 2 cho thấy, khi sử dụng phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE thì nghiệm thức 3 và 4 đều có đường kính giả hành cao nhất so với các nghiệm thức còn lại và thấp nhất là nghiệm thức 1 (phun nước lã)
ở tất cả các thời điểm theo dõi (từ tháng thứ 7, 8, 9 và 10 của cây), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
Tóm lại, khi sử dụng phân bón lá Ca-Oligochitosan-Amin-TE trên lan Dendrobium
pink happy 5 tháng tuổi đã thúc đẩy sự sinh trưởng của cây thông qua gia tăng về các chỉ tiêu: số giả hành, chiều cao cây, số lá và đường kính giả hành Sở dĩ có các kết quả này vì trong phân bón lá có chứa đạm sinh học (axit amin), giúp cây hấp thụ dễ và chuyển hóa nhanh cùng với chất kích kháng chitosan và sự cân đối các chất trung vi lượng nên đã thúc đẩy sự sinh trưởng của cây hoa lan Trong đó với liều lượng sử dụng phù hợp nhất là 1/500 với chu kì phun là 1 lần/tuần
3.2 Ảnh hưởng của Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến sự sinh trưởng phát triển của lan Dendrobium 10 tháng tuổi
Bảng 3 Ảnh hưởng của phân bón lá Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến số giả hành và chiều
cao giả hành của lan Dendrobium pink happy 10 tháng tuổi
G/
chậu
chậu
chậu
chậu
L (cm)
NT1 5 3,8 c 5 b 13,6 c 5,27 c 20,8 d 5,27 d 23,4 d NT2 5 5,1 a 5,07 b 14,7 abc 5,53 bc 23,2 c 5,53 c 26 c NT3 5 5,4 ab 5,53 a 16,6 a 5,95 a 25,5 a 6,45 ab 28,0 ab
Trang 8NT4 5 5,9 a 5,47 a 16,5 a 6,05 a 25 ab 6,85 a 29,4 a NT5 5 4,5 bc 5,2 b 16,3 a 5,67 b 23,7 bc 5,93 b 26,4 bc NT6 5 4,4 bc 5,13 b 15,6 ab 5,53 bc 23,9 bc 5,53 c 26,2 c NT7 5 4,3 bc 5 b 14,4 bc 5,47 bc 22,7 d 5,47 c 25 cd
* Ghi chú: * là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức với α ≤ 0.05 ; ns la không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức với α ≤ 0,05 ; G/chậu: số giả hành/chậu; L (cm): chiều dài giả hành đơn vị đo là cm; NT là nghiệm thức; NT1 là đối chứng 1 và NT2 là đối chứng 2.
Qua bảng 3 cho thấy, ảnh hưởng của phân bón lá sinh học
Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến số giả hành của lan Dendrobium pink happy 10 tháng tuổi: Sau một tháng (tháng
tuổi thứ 11 của cây) sử dụng phân bón lá sinh học không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức với nhau; Đến tháng thứ 2, thứ 3 và thứ 4 (tương đương tháng tuổi thứ 12, 13
và 14 của cây) sử dụng phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE tổng số giả hành
ở các công thức thử nghiệm đều có sự khác biệt so với đối chứng (NT1 và NT2) và trong
đó, NT4 với liều lượng phun 1/500 (1 lít phân pha với 500 lít nước: 2cc/1lít nước) cho số giả hành/chậu cao nhất, tiếp đến là NT3 với liều lượng phun 1/400 Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy: Khi pha liều lượng phân bón trên mức 2ml/lít nước thì tốc độ tăng trưởng
số giả hành/chậu giảm dần Tương tự, chiều cao giả hành của lan Dendrobium pink happy
sau 1 tháng sử dụng phân bón Ca-Oligochitosan-Amin-TE đều không có sự khác biệt thống
kê giữa các nghiệm thức, nhưng đến tháng thứ 2 trở đi thì chiều cao giả hành của cây ở nghiệm thức 4 là cao nhất tiếp đến là nghiệm thức 3 và thấp nhất là nghiệm thức 1 sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
Như vậy, khi sử dụng phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE trên cây
hoa lan Dendrobium pink happy 10 tháng tuổi với liều lượng phun 1/500 sau 1 tháng sử
dụng đã có tác động đến sự gia tăng số giả hành trên chậu và chiều dài của giả hành
Bảng 4 Ảnh hưởng của phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến số lá và
đường kính giả hành của lan Dendrobium pink happy 10 tháng tuổi
Số lá D (cm) Số lá D (cm) Số lá D (cm) Số lá D (cm) NT1 1,11 0,69 b 4,73 d 1,03 e 6,6 c 1,39 c 7,67 d 1,67 d NT2 1,25 0,74 a 5,13 c 1,17 bc 7 bc 1,53 b 8,13 c 1,74 bc NT3 1,42 0,77 a 5,60 ab 1,19 b 7,73 a 1,63 ab 9,13 ab 1,89 a NT4 1,39 0,77 a 5,67 a 1,29 a 7,93 a 1,69 a 9,27 a 1,85 a NT5 1,26 0,73 ab 5,33 bc 1,12 cd 7,67 a 1,53 b 8,73 b 1,77 b NT6 1,22 0,74 a 5,33 bc 1,07 de 7,2 b 1,43 c 8,13 c 1,74 bc
Trang 9NT7 1,17 0,73 ab 5,13 c 1,10 d 7 bc 1,4 c 8,07 cd 1,7 cd
* Ghi chú: * là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức với α ≤ 0,05 ; ns là không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức với α ≤ 0,05 ; G/chậu: D (cm): đường kính giả hành đơn vị đo là cm; NT là nghiệm thức; NT1 là đối chứng 1 và NT2 là đối chứng 2.
Qua bảng 4 cho thấy ảnh hưởng của phân bón lá sinh học
Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến số lá trên giả hành và đường kính giả hành của cây lan Dendrobium pink happy sau
1 tháng sử dụng đều không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức, nhưng từ tháng thứ 2 trở đi thì số lá và đường kính giả hành của cây ở nghiệm thức 4 (9,27 lá và đường kính giả hành là 1,85cm) là cao nhất tiếp đến là nghiệm thức 3 và thấp nhất là nghiệm thức
1 sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
Qua đây, cho thấy sử dụng phân bón lá sinh học Ca-Oligochitosan-Amin-TE trên
cây lan Dendrobium pink happy sau 2 tháng sử dụng liên tiếp với liều từ 1/400 - 1/500 đã
có tác dụng tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, cụ thể đã làm tăng số giả hành/chậu, tăng chiều dài giả hành, đường kính giả hành và số lá trên giả hành của cây hoa lan
Bảng 5 Ảnh hưởng của phân bón lá Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến chất lượng hoa của
lan Dendrobium pink happy 10 tháng tuổi
NT
Chiều dài
phát hoa (cm)
Số hoa trên cành (hoa/cành)
Đ (cm)
Tỷ lệ ra hoa (%)
Thời gian hoa nở (ngày)
Độ bền của hoa (ngày)
* Ghi chú: * là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức với α ≤ 0,05 ; Đ (cm): đường kính hoa đơn vị đo là cm; NT là nghiệm thức; NT1 là đối chứng 1 và NT2 là đối chứng 2.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến năng
suất hoa của lan Dendrobium pink happy ở bảng 5 cho thấy: Các chỉ số về năng suất của
hoa như chiều dài phát hoa, số hoa và đường kính hoa của các công thức sử dụng phân bón
lá Ca-Oligochitosan-Amin-TE đều cao hơn hẳn so với đối chứng không phun hoặc phun phân bón khác Trong đó, đạt cao nhất là nghiệm thức 4 (1/500) nhưng không sai khác so
Trang 10với nghiệm thức 3 (1/500) Với việc sử dụng phân bón lá sinh học lá
Ca-Oligochitosan-Amin-TE từ giai đoạn 10 tháng tuổi trở đi đã thúc đẩy sự sinh trưởng và cung cấp đủ các
chất dinh dưỡng trong cây, do đó vào giai đoạn ra hoa thì chiều dài phát hoa, số lượng hoa
và đường kính hoa đều cao hơn hẳn so với đối chứng
Qua bảng 5 cho thấy, ảnh hưởng của phân bón lá Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến
sự ra hoa của lan cây lan Dendrobium pink happy, kết quả cho thấy chất lượng của hoa: Tỷ
lệ ra hoa của các nghiệm thức thí nghiệm đều cao hơn hẳn so với đối chứng không phun hoặc phun phân bón khác, trong đó cao nhất là nghiệm thức 3 đạt 98,6% nhưng không khác biệt thống kê so với nghiệm thức 4 Quá trình theo dõi nhận thấy, ở đối chứng (phun nước lã) thì cây ra hoa sớm hơn so với các nghiệm thức khác vì chiều dài phát hoa ngắn, thời gian phát triển phát hoa ít nên nở sớm hơn Khi theo dõi độ bền của hoa (thời gian hoa tàn), kết quả cho thấy: Việc sử dụng phân Ca-Oligochitosan-Amin-TE đã cân đối được dinh dưỡng đa trung và vi lượng ở dạng sinh học cho cây vì thế quá trình phát triển của hoa cũng như chất lượng màu sắc và độ bền của hoa cao hơn so với đối chứng không phun hay phun phân bón lá khác
3.3 Ảnh hưởng của Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến tình hình bệnh hại của lan
Dendrobium pink happy 5 và 10 tháng tuổi
Bảng 6 Ảnh hưởng của Ca-Oligochitosan-Amin-TE đến bệnh đốm lá trên lan
Dendrobium
Giai đoạn
Nghiệm thức (TN)
Cây 5 tháng tuổi Cây 10 tháng tuổi
Tỷ lệ bệnh (%)
Chỉ số bệnh (%)
Tỷ lệ bệnh (%)
Chỉ số bệnh (%)
* Ghi chú: ns là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức với α ≤ 0,05 ; NT là nghiệm thức; NT1 là đối chứng 1 và NT2 là đối chứng 2.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón lá
Ca-Oligochitosan-Amin-TE đối với bệnh đốm lá gây hại trên hoa lan Dendrobium pink happy 5 và 10 tháng tuổi thì
kết quả cho thấy: Các nghiệm thức sử dụng phân thí nghiệm đều có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp hơn đối chứng Trong đó, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tăng dần khi giảm liều lượng