Bia Sài Gòn không chỉ là một loại đồ uống giải khát, mà còn là hiện thân của sự đổi mớikhông ngừng trong công nghệ sản xuất.. Một trong những điểm nổi bật của công nghệ sản xuất bia Sài
Trang 1ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TRƯỜNG HÓA VÀ KHOA HỌC SỰ SỐNG
- -TIỂU LUẬN Công nghệ sản xuất bia Sài Gòn
Giáo viên hướng dẫn: TS N V H
Sinh viên thực hiện: Nguyễn H N
MSSV: 20211500
Mã học phần: BF3513
Mã lớp: 150438
Hà Nội, 05/2024
Trang 2I TỔNG QUAN VỀ BIA SÀI GÒN 9
1 Tổng quan 9
2 Lịch sử phát triển _10
3 Tầm nhìn sứ mệnh và giá trị cốt lõi _12
II CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA SÀI GÒN 13
1 Các nguyên liệu chính để sản xuất bia _13
2 Quy trình công nghệ để sản xuất bia Sài Gòn _19 KẾT LUẬN _27
Trang 3Lời nói đầu
Bia Sài Gòn là niềm tự hào của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam, phảnánh sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và hiện đại Khởi nguồn từ những năm đầu thế kỷ 20,thương hiệu Bia Sài Gòn đã trở thành một biểu tượng văn hóa, gắn bó mật thiết với cuộc sốngcủa người dân Việt Nam qua hơn một thế kỷ phát triển
Bia Sài Gòn không chỉ là một loại đồ uống giải khát, mà còn là hiện thân của sự đổi mớikhông ngừng trong công nghệ sản xuất Quy trình sản xuất bia tuân thủ nghiêm ngặt các tiêuchuẩn quốc tế, từ việc lựa chọn nguyên liệu thượng hạng đến các giai đoạn nấu nướng, lên men,lọc và đóng chai Nước, malt (mạch nha), hoa bia và men bia - những nguyên liệu chính đềuđược kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng tối ưu
Một trong những điểm nổi bật của công nghệ sản xuất bia Sài Gòn là sự đầu tư mạnh mẽ vào
hệ thống thiết bị hiện đại và quy trình kiểm soát chất lượng khắt khe Hệ thống nấu bia tự độnggiúp tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu sai sót và đảm bảo hương vị đặc trưng của bia SàiGòn luôn ổn định và đồng nhất Công nghệ lên men và lọc tiên tiến mang lại cho bia Sài Gòn độtinh khiết cao, màu sắc và hương vị hoàn hảo
Không dừng lại ở đó, Bia Sài Gòn luôn chú trọng đến việc nghiên cứu và phát triển, khôngngừng cải tiến công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngườitiêu dùng Nhờ vậy, Bia Sài Gòn không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trên thị trường trong nước màcòn từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, công nghệ sản xuất bia Sài Gòn không chỉ là biểutượng cho sự phát triển của ngành công nghiệp nước nhà, mà còn là minh chứng cho tiềm năng
và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế
Dựa trên những thông tin, nghiên cứu được tổng hợp, bài báo cáo này sẽ cho thấy đa dạngkhía cạnh công nghệ sản xuất bia Sài Gòn cũng như là những kiến thức vô cùng hữu ích
Trang 4Phần 1: Tổng quan về bia
1 Khái niệm
Bia là một loại nước uống chứa cồn được sản xuất bằng quá trình lên men của đường lơ lửng trong môi trường lòng và nó không được chưng cất sau khi lên men Nói một cách khác, bia là loại nước giải khát có độ cồn thấp, bọt mịn xốp và có hương vị đặc trưng của hoa houblon Đặc biệt CO2 hòa tan trong bia có tác dụng giải nhiệt nhanh, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, ngoài ra trong bia còn chứa một lượng vitamin khá phong phú (chủ yếu là vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, PP .) Nhờ những ưu điểm này, bia được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới với sản lượng ngày càng tăng Đối với nước ta bia đã trở thành loại đồ uống quen thuộc với sản lượng ngày càng tăng và đã trở ngành công nghiệp mũi nhọn trong ngành công nghiệp nước
ta Quá trình sản xuất bia được gọi là nấu bia Do các thành phần sử dụng để sản xuất bia có khác biệt tùy theo từng khu vực, các đặc trưng của bìa như hương vị và màu sắc cũng thay đổi rất khác nhau và do đó có khái niệm loại bia hay các sự phân loại khác
2 Lịch sử
• Bia là một trong các đồ uống lâu đời nhất mà loài người đã tạo ra, có niên đại ít nhất là từ thiênniên kỷ thứ 5 trước công nguyên và đã được ghi chép lại trong các thư tịch cổ của Ai Cập cổ đại
và lưỡng hà (Mesopotamia)
• Giống như phần lớn các chất chứa đường khác có thể bị lên men một cách tự nhiên, rất có thể
là các đồ uống tương tự như bia đã được phát minh một cách độc lập giữa các nền văn minh trêntoàn thế giới Việc kiểm định hóa học các bình gốm cổ phát hiện ra rằng bia (tương tự như rượu vang) đã được sản xuất khoảng 7.000 năm trước ở khu vực ngày nay là lran và là một trong số các công nghệ sinh học đã biết, trong đó các quy trình sinh học của sự lên men được áp dụng
• Tại Lưỡng Hà, chứng cứ lâu đời nhất về bia được cho là bức vẽ 6.000 năm tuổi của người Sumeria miêu tả xuất bia từ lúa mạch thông qua bánh mì Bia đã trở thành thiết yếu đối với tất
cả các nền văn minh trồng ngũ cốc ở thế giới phương Tây cổ xưa, đặc biệt là ở Ai Cập và Lưỡng
Hà
• Người Thracia cũng được biết là đã sử dụng bia sản xuất từ lúa mạch đen, thậm chí từ thế kỉ 5 trước công nguyên, như Hellanicos đã viết trong vở các opêra Tên gọi cho bia của họ là brutos hay brytos
Trang 5• Sự bổ sung hoa bia vào bia để tạo vị đắng, bảo quản và hương vị cho bia là một phát kiến tương đối mới: Trong thời trung cổ nhiều hỗn hợp khác của các loại thảo mộc thông thường được cho vào bia chứ không phải hoa bia Các hỗn hợp này thông thường được gọi là "gruit " Hoa bia đã được trồng tại Pháp sớm nhất là vào khoảng thế kỷ 9 Văn bản cổ nhất còn sót lại có ghi chép về việc sử dựng hoa bia trong bia có niên đại vào năm 1067 bởi nữ tu viện trưởng kiêmnhà văn Hildegard: "Nếu người ta định làm bia từ yến mạch, nó được chuẩn bị cùng hoa bia."
• Tại châu Âu, trong thời Trung cổ, bia chủ yếu được sản xuất trong gia đình Vào thế kỷ 14 và
15, việc sản xuất bia đã dần dần chuyển từ hoạt động gia đình sang hoạt động thủ công, với các quán bia và tu viện sản xuất bia của mình hàng loạt để tiêu thụ
• Trong thế kỷ 15, ở Anh loại bia không có hoa bia được biết đến như là ale, còn việc sử dụng hoa bia thì đồ uống đó gọi là bia Bia có chứa hoa bia được nhập khẩu vào Anh từ Hà Lan sớm nhất là từ năm 1400 ở Winchester, và hoa bia đã được trồng trên quốc đảo này từ năm 1428 Tính phổ biến của hoa bia ban đầu là hỗn hợp - Công ty bia rượu London đã đi xa tới mức ra thông báo "không hoa bia, không thảo mộc hoặc những gì khác tương tự được cho vào bất kỳ ale hay rượu (mùi) nào sẽ được sản xuất - mà chỉ có liquor (nước), mạch nha, và men bia" Tuy nhiên, vào thế kỷ 16, ale đã được dùng để chỉ các loại bia mạnh (nồng độ cồn cao) bất kỳ, và tất
cả ale và bia đều sử dụng hoa bia
• Năm 1516, WilliamlV, Công tước xứ Bavaria, đã thông qua Reinheitsgebot (Luật tinh khiết),
có lẽ là quy định về thực phẩm cổ nhất còn áp dụng đến nay Gebot quy định rằng thành phần của bia chỉ được bao gồm nước, lúa mạch hoa bia, với men bia được bổ sung sau phát kiến của Louis Pasteur vào năm 1857 Luật của người Bavaria đã được áp dụng trong cả nước Đức như làmột phần của nước Đức thống nhất năm 1871 thành đế chế Đức dưới thời Otto von Bismarck,
và kể từ đó đã được cập nhật để phản ánh xu hướng hiện đại trong Sản xuất bia rượu Cho đến
Trang 6nay, Gebot vẫn được coi là tiêu chuẩn của độ tinh khiết cho bia, mặc dù điều này có thể gây tranh cãi.
William IV, Công tước xứ Bavaria Nguyên tắc Reinheitsgebot (Luật tinh khiết)
• Phần lớn các loại bia cho đến thời gian gần đây thực chất là thứ mà ngày nay gọi là ale Bia lager đã được phát hiện ra một cách tình cờ vào thế kỷ 16 sau khi bia được lưu trữ trong các hầmlạnh một thời gian dài; kể từ đó nó đã được sản xuất nhiều hơn ale
• Với sự phát minh ra động cơ hơi nước năm 1765, công nghiệp hóa sản xuất bia đã trở thành sự thật Các cải tiến mới trong công nghệ sản xuất bia đã xuất hiện cùng với sự ra đời của nhiệt kế
và tỷ trọng kế vào thế kỷ 19, đã cho phép các nhà sản xuất bia tăng tính hiệu quả và kiềm soát nồng độ cồn Cho đến cuối thế kỷ 18, mạch nha chủ yếu được làm khô bằng lửa do đốt gỗ, than củi, trấu, và sau năm 1600 là từ than cốc Nói chung, không có loại mạch nha nào trong số này được che chắn tốt khỏi khỏi sinh ra trong các lò sấy, và do đó các loại bia thời kỳ đó có thành phần hơi khói trong hương vị của chúng; các chứng cứ chỉ ra rằng các nhà sản xuất mạch nha
và bia thường xuyên phải cố gắng giảm thiểu sự ám khói của bia thành phẩm Sự phát minh ra lònướng hình trống năm 1817 của Daniel Wheeler đã cho phép tạo ra mạch nha mạch nha nướng chín kỹ và tạo tiền đề cho sản xuất các loại bia đen (porter và stout) Sự phát minh ra vai trò của men bia trong quá trình lên men vào năm 1857 bởi Louis Pasteur đã giúp cho các nhà sản xuất bia phương pháp ngăn chặn vị chua của bia bởi các loại vi sinh vật không mong muốn
• Năm 1953, Morton W Coutts, một người New Zealand đã phát triển kỹ thuật lên men liên tục Morton lấy bằng sáng chế công nghệ của ông và nó là một cuộc cách mạng trong công nghiệp bia do nó làm giảm thời gian ủ và sản xuất bia trước đây là 4 tháng xuống còn chưa đầy 24 giờ Công nghệ của ông vẫn được sử dụng bởi nhiều nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới ngày nay, bao gồm cả Guinness
• Ngày nay, công nghiệp bia là công việc kinh doanh khổng lồ toàn cầu, bao gồm chủ yếu là các
tổ hợp được ra đời từ các nhà sản xuất nhỏ hơn Trong khi bia chủ yếu là đồ uống chứa cồn thì một số biến thái của nó cũng tồn tại, xuất phát từ thế giới phương Tây, là các loại bia đi qua công đoạn xử lý để loại bỏ bớt cồn, sản xuất ra cái gọi là bia không cồn
Trang 73 Các loại bia
Có nhiều loại bia khác nhau, mỗi loại bia được coi là thuộc về một kiểu bia cụ thể nào đó Kiểu bia là mác dán miêu tả hương vị tổng thể và thông thường là nguồn gốc của bia, phù hợp với hệ thống đã tiến hóa qua các lần thử và các sai số qua nhiều thế kỷ
Yếu tố chính để xác định loại bia là men bia sử dụng trong quá trình lên men Phần lớn kiểu bia thuộc về một trong hai họ lớn: ale- sử dụng lên mem nổi hoặc lager- sử dụng lên men chìm Bia
có đặc trưng pha trộn của cả ale và lager được gọi là bia lai Đồ uống chứa cồn sản xuất từ việc lên men đường thu được từ các nguồn không phải là ngũ cốc nói chung không được gọi là "bia",mặc dù chúng cũng được sản xuất bằng cùng một phần ứng sinh học gốc men bia Mật ong lên men được gọi là rượu mạt ong, nước táo lên men được gọi là rượu táo, nước lê lên men được gọirượu lê, còn nước nho lên men được gọi là rượu vang
Ale: Ale là bất kỳ loại bia nào được sản xuất bằng lên men nổi, và nó thông thường được lên
men ở nhiệt độ cao hơn so với bia lager (15-23o C) Các men bia ale ở các nhiệt độ này tạo ra một lượng đáng kể các ester, các hương liệu thứ cấp và các sản phẩm tạo mùi khác, và kết quả làbia tạo ra có mùi vị của hoa hay quả tương tự (nhưng không chỉ có thế) như táo, lê, dứa, cỏ, cỏ khơ, chuối mận hay mận khô Các khác biệt về kiểu giữa các loại ale là nhiều hơn so với các loạilager, và nhiều loại bia ale rất khó để phân loại chúng
Lager: Lager là loại bia được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới Chúng có nguồn gốc từ vùng
Trung Âu, có tên gọi này là từ lagern ("lưu trữ") trong tiếng Đức Men bia lager là loại lên men chìm, thông thường được lên men ở nhiệt độ 7-12°C (45-55°F) ("pha lên men"), và sau đó được lên men thứ cấp lâu ở 0-4°C (30-40°F) ("pha lager hóa") Trong giai đoạn lên men thứ cấp, lagerđược làm trong và chín Các điều kiện lạnh cũng kiềm chế việc sản xuất tự nhiên các ester và các phụ phẩm khác, tạo ra hương vị "khô và lạnh hơn" của bia
Các phương pháp hiện đại để sản xuất bia lager đã được Gabriel Sedlmayr và Anton Dreher khaiphá Gabriel Sedlmayr trẻ là người đã hoàn thiện bia lager màu nâu sấm ở nhà máy bia Spaten tại Bavaria còn Anton Dreher là người bắt đầu sản xuất bia lager, có lẽ là màu đỏ hồ phách tại Wien khoảng những năm 1840-1841 Với việc kiểm soát quá trình lên men đã được hoàn thiện hơn, phần lớn các nhà sản xuất bia lager chỉ sử dụng thời gian lưu trữ lạnh ngắn, thông thường
từ 1 đến 3 tuần Phần lớn bia lager ngày nay dựa trên kiểu Pilsener, được sản xuất lần đầu tiên năm 1842 tại thành phố PIzen, ở Cộng hòa Séc Các loại bia lager Pilsener ngày nay có màu sáng và được cacbonat hóa nồng độ cao, với hương vị mạnh của hoa bia và nồng độ cồn 3-6% theo thể tích Các thương hiệu bia Pilsner Urquell hay Heineken là các ví dụ điển hình về bia pilsener
Loại bia hỗn hợp: Kiểu bia lai hay bia hỗn hợp sử dụng các nguyên liệu và công nghệ hiện đại
thay vì (hoặc bổ sung cho) các khía cạnh truyền thống của sản xuất bia Mặc dù có một số biến thái giữa các nguồn khác nhau, nhưng nói chung bia hỗn hợp có thể là
Trang 8 Bia rau quả và bia rau cỏ là hỗn hợp với một số loại phụ gia từ hoa quả hay rau củ có thể lên men trong quá trình lên men, tạo ra chất lượng hài hòa một cách rõ nét
Bia thảo mộc và bia gia vị bổ sung các chất chiết ra từ rễ, hạt, lá, hoa hay quả thảo mộc hoặc các loại cây gia vị thay vì (hoặc bổ sung cho) hoa bia
Các loại bia tồn trữ trong các thùng gỗ là các loại bia truyền thống hay thực nghiệm được lưu trữ trong các thùng gỗ hoặc được tiếp xúc với gỗ (trong dạng các mảnh nhỏ, mẩu hay hạt) trong một khoảng thời gian (gỗ sồi là phổ biến nhất) Thông thường, thùng gỗ hay các miếng gỗ đầu tiên được xử lý bằng một số loại rượu mạnh hay các đồ uống chứa cồn khác-việc sử dụng rượu bourbon, scotch và shrry là phổ biến nhất
Bia hun khói là bất kỳ loại bia nào mà mạch nha của nó đã được hun khói Thông thường các loại bia này có mùi và hương vị của khói Các ví dụ điển hình của kiểu bia truyền thống này là bia Rauchbiers ở Bamberg, Đức Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất bia ngoài nước Đức, chủ yếu là các nhà sản xuất bia thủ công ở Mỹ cũng bổ sung mạch nha bia hunkhói vào bia đen, ale Scotland và một loạt các kiểu bia khác Bìa đặc biệt là cách gọi chung để chỉ các loại bia được sản xuất mà sử dụng các nguồn đường, hạt ngũ cốc và tinhbột có thể lên men không thông dụng
Trang 9Phần 2: Công nghệ sản xuất bia Sài Gòn
I Tổn quan về bia Sài Gòn
1 Tổng quan
Thương hiệu bia Sài Gòn thuộc Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn cònđược gọi là SABECO (hay Saigon Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation) là một doanh nghiệp cổ phần tại Việt Nam Bia hơi Sài Gòn đã trải qua hơn 142 năm lịch sử và hơn 40 năm xây dựng và phát triển thương hiệu, đây đã trở thành niềm tự hào bậc nhất của người Việt
Nó còn mang trong mình sự đặc trưng văn hóa của miền Nam Việt Nam và đã trở thành một biểu tượng của Sài Gòn
Bia hơi Sài Gòn được sản xuất từ lúa mạch tươi, men lên men tại các nhà mái lớn Quá trình sản xuất bia hơi thường theo quy trình truyền thống từ lên men, lắng tự nhiên, mục tiêu là tạo ra mộtloại bia tươi ngon và mát lạnh Hương vị của bia Sài Gòn là sự kết hợp hài hòa giữa vị chua nhẹ,hơi ngọt và một chút đắng nhẹ Đặc biệt, loại bia này còn có vị mịn màng và dễ uống
Nó thường được phục vụ trong các quán nhỏ, trên vỉa hè, trong không gian văn hóa đường phố sôi động của Sài Gòn Đây không chỉ là nơi để thưởng thức bia mà còn là không gian để người dân tận hưởng cuộc sống, thích hợp gặp gỡ bạn bè và nói chuyện
Đây đã trở thành một món thức uống không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của Sài Gòn, hấp dẫn du khách khi muốn trải nghiệm không chỉ hương vị độc đáo mà còn cả không khí phóng khoáng và vui vẻ của thành phố này
Trang 10Hương vị độc đáo của Bia Sài Gòn là kết tinh sản vật của vùng đất phương Nam trù phú và tinh thần hào sảng phóng khoáng của người Sài Gòn, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống vui buồn hàng ngày Với 2 loại bia chai Larue dung tích 610 ml và bia chai 33 dung tích
330 ml thời kỳ đầu tiếp quản, đến nay, SABECO đã phát triển 13 dòng sản phẩm là bia chai Saigon Special, bia chai Saigon Export Premium, bia chai Saigon Lager, bia chai 333 Premium, bia chai Saigon Chill, bia chai Lạc Việt, bia lon Saigon Gold, bia lon Saigon Special, bia lon Saigon Export Premium, bia lon Saigon Lager, bia lon 333, bia lon Saigon Chill, bia lon Lạc Việt, góp mặt đầy đủ trên thương trường
Trong suốt gần 150 năm hình thành và phát triển, với bao khó khăn và thách thức, đến nay, dù trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới, nhưng Bia Sài Gòn
và Bia 333 vẫn đang là thương hiệu Việt dẫn đầu thị trường bia Việt Nam và đang trên đường chinh phục các thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan v v
2 Lịch sử phát triển
Khởi nguồn từ một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875 mà nay chính là Nhà máy Bia Sài Gòn - Nguyễn Chí Thanh, nơi đến nay vẫn là một biểu tượng kiến trúc độc đáo, tồn tại giữa lòng thành phố phát triển nhất Việt Nam Xưởng bia nhỏ này sau ngày đất nước thống nhất được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn Vượt qua nhiềukhó khăn, công ty tiếp tục cho ra đời hàng loạt thương hiệu được người tiêu dùng đón nhận và yêu mến Có thể kể đến những cột mốc đáng nhớ như năm 1985, Nhà máy Bia Sài Gòn chính thức lắp đặt dây chuyền chiết lon đầu tiên tại Việt Nam và ra mắt bia lon với thương hiệu Saigon
Trang 11Premium Export Từ đó, cho đến năm 2017, công ty liên tiếp cho ra đời các sản phẩm chủ lực như Bia Saigon Export, Bia 333, Bia Saigon Lager, Bia Saigon Special, Bia Saigon Gold…
Năm 1993, Nhà máy Bia Sài Gòn đổi tên thành Công ty Bia Sài Gòn và đến năm 2008, công ty được chuyển đổi mô hình hoạt động và chính thức thành lập Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu -Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) Sau đó, công ty chính thức khánh thành Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi và được đánh giá là nhà máy hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ
Công ty không ngừng phát triển và hiện nay đã có 44 công ty con, công ty liên kết trong đó có
26 nhà máy, 10 công ty thương mại khu vực Đồng thời, toàn hệ thống tạo việc làm ổn định cho hơn 10.000 lao động trực tiếp và 4 đến 6 lần lao động gián tiếp
Đến thời điểm hiện tại, tổng công suất của hệ thống đạt 2 tỉ lít bia/năm cùng với hệ thống phân phối có trên 145.000 kênh tiêu thụ trên toàn quốc Danh mục sản phẩm do SABECO cung cấp hiện khá phong phú, đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong lẫn ngoài nước Đến nay, các sản phẩm của SABECO đã có mặt trên tất cả tỉnh thành Việt Nam và xuất khẩu đến
38 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới Bằng hương vị độc đáo và chất lượng tuyệt hảo, các sảnphẩm của SABECO luôn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng, cũng như nhận được nhiều giải thưởng danh tiếng trong nước và quốc tế
Không chỉ đầu tư vào việc phát triển kinh tế, SABECO cũng rất chú trọng trong công tác đào tạonhân lực Rất nhiều cá nhân đã phát triển và đi lên cùng với công ty
SABECO chính thức đưa cổ phiếu lên niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2016 và sang
2018, trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đây là một bước để công ty không chỉ phát triển mạnh mẽ và củng cố vị thế hàng đầu tại Việt Nam mà còn vươn tầm thế giới, xây dựng phát triển hình ảnh và vị thế của bia Việt tại thị trường quốc tế Trong năm 2019, công ty
đã tái ra mắt thành công thương hiệu Bia Saigon và Bia 333 với hình ảnh hiện đại nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống, đại diện cho tinh thần đang lên của một Việt Nam trẻ trung và tiến bộ
Trang 12Nhờ các bước đi đầy quyết định này, doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu xứng đáng, ghi tên mình vào các bảng xếp hạng danh tiếng trong nước và quốc tế Đó là nằm trong Top 3
thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do Forbes Việt Nam bình chọn năm 2019; Là 1 trong 7 đại diện Việt Nam được xướng danh trong bảng xếp hạng Top 200 doanh nghiệp tỉ đô tốt nhất châu
Á do Forbes Asia bình chọn… Là một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành nước giải khát tại ViệtNam, SABECO đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế Chẳng hạn, tổng số tiền nộp vào ngân sách trong 10 năm của SABECO theo báo cáo tài chính hợp nhất từ năm 2010
- 2019 hơn 81.732 tỉ đồng Sau 10 năm, số tiền nộp ngân sách của công ty vào năm 2019 đã tăng200% so với năm 2010
Góp phần phát triển ngành Đồ uống Việt Nam ngang tầm thế giới
Đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt Nam
Nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua việc cung cấp các sản phẩm đồ uống chất lượng cao,
an toàn và bổ dưỡng
Mang lại lợi ích thiết thực cho cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động và xã hội
Thỏa mãn và đáp ứng nhu cầu đồ uống theo chuẩn mực an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế “An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường”
Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước trên cơ sở minh bạch trong kinh doanh
Tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng
Trang 13Đảm bảo phát triển theo hướng hội nhập quốc tế
c Giá trị cốt lõi
Thương hiệu truyền thống: Sự vượt trội của một thương hiệu truyền thống được xây dựng
và khẳng định qua thời gian Khách hàng luôn được quan tâm phục vụ và có nhiều sự lựa chọn Không cầu kỳ, không phô trương, sự gần gũi cùng với bản lĩnh tạo nên sự khác biệtgiúp SABECO có một vị trí đặc biệt trong lòng khách hàng
Trách nhiệm xã hội: Sự phát triển gắn với trách nhiệm xã hội là truyền thống của
SABECO Chúng tôi cung cấp cho xã hội những sản phẩm an toàn và hữu ích, bên cạnh
đó chúng tôi luôn mong muốn cùng chia sẻ và gánh vác những trách nhiệm trong công tác xã hội và bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực
Hợp tác cùng phát triển: Chúng tôi xây dựng các mối quan hệ hợp tác “cùng có lợi”, và lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển bền vững Chúng tôi xây dựng những chính sách phù hợp để những đối tác cùng tham gia và gắn bó lâu dài với SABECO
Gắn bó: Đề cao sự gắn bó trong một môi trường làm việc thân thiện, chia sẻ Nơi mà mọi người được tạo mọi điều kiện để học tập, sáng tạo và cống hiến để cùng hưởng niềm vui của thành công
Cải tiến không ngừng: Chúng tôi không thỏa mãn với những gì đang có mà luôn mơ ước vươn lên, học tập, sáng tạo, và đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu ngày càng cao và liên tục thay đổi của thị trường Thường xuyên học tập, sáng tạo và đổi mới là phong cách của chúng tôi
II Quy trình công nghệ sản xuất bia Sài Gòn
1 Các nguyên liệu chính để sản xuất bia.