1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn hệ thống ngữ Âm tiếng thái yo qua các biến Đổi lịch sử và Địa bàn phân bố (bản tóm tắt)

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống ngữ âm tiếng Thái Yo qua các biến đổi lịch sử và địa bàn phân bố
Tác giả Sầm Công Danh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Bình
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 751,62 KB

Nội dung

Sự háo hức xuất phát từ việc cá nhân chúng tôi vào thời điểm đó hiếm khi có trải nghiệm nào về mặt ngôn ngữ đối với những người bản ngữ khác – những người thuộc về cùng một nhóm địa phươ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Bình

Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Hữu Hoành

Phản biện 2: TS Bùi Thị Ngọc Anh

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc

sĩ họp tại: Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

14 giờ 00 phút, ngày 05 tháng 9 năm 2024

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Trong những chuyến điền dã của mình trước khi xây dựng luận văn này, chúng tôi đã ghé thăm và làm việc nhiều lần với bà con là người Thái thuộc nhóm Tay Dọ (Thái Yo, Tai Yo) ở các địa bàn thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An Bản thân chúng tôi, vốn là người bản ngữ, đã vô cùng háo hức trước mỗi một chuyến đi đến các địa phương

đó Sự háo hức xuất phát từ việc cá nhân chúng tôi vào thời điểm đó hiếm khi có trải nghiệm nào về mặt ngôn ngữ đối với những người bản ngữ khác – những người thuộc về cùng một nhóm địa phương tộc người nhưng lại có sự cách biệt về mặt địa lí

Quả thực, những chuyến đi và những lần tiếp xúc như vậy đã mở rộng trước mắt chúng tôi rất nhiều điều mới mẻ về ngôn ngữ của cộng đồng mình Bởi vậy, xuất phát từ những quan sát thực tiễn đó, chúng tôi muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ về những nét khác biệt

Từ góc độ khoa học, chúng tôi dự đoán rằng sự khác biệt trong hệ thống ngữ âm của tiếng Tay Dọ qua các thổ ngữ chắc chắn có tồn tại Tuy nhiên, khác với góc nhìn thực tiễn, chúng tôi muốn làm rõ xem những khác biệt đó thực sự là những sự kiện ngữ âm nào, đồng thời những sự kiện ngữ âm đó phân bố cụ thể ra sao ở những khu vực mà người Tay Dọ sinh sống

Và liệu những sự kiện ngữ âm đó có phản ánh điều gì trong quá trình biến đổi ngữ âm của tiếng Tay Dọ nói chung hay không, nếu có, thì quá trình biến đổi đó đã diễn ra như thế nào tính đến thời điểm hiện tại

2 Mục tiêu của đề tài

Thông qua những thông tin được cung cấp và trình bày trong luận văn này, chúng tôi mong muốn cung cấp một kết quả nghiên cứu xác

Trang 4

đáng về mặt khoa học dựa trên cơ sở ngữ liệu mới về các thổ ngữ Tay

Dọ nói riêng hay tiếng Tay Dọ nói chung Những ngữ liệu đó được thể hiện bằng các hình thức trực quan thông qua cách làm của phương ngữ học địa lí như bản đồ phân bố biến thể, bản đồ đặc trưng đánh dấu Hơn hết, bước đầu xác định được các thay đổi mấu chốt trong hệ thống ngữ âm của Tay Dọ về mặt lịch đại so với trạng thái đồng đại nói chung

Cụ thể, chúng tôi đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu lớn như sau:

- Thứ nhất, hệ thống ngữ âm của các thổ ngữ Tay Dọ sẽ có diện

mạo về mặt địa lí như thế nào, có thể thiết lập các đường đồng ngữ hay phân chia nhóm thổ ngữ cho chúng hay không?

- Thứ hai, từ trạng thái ngữ âm của tiếng Tay Dọ hiện nay, có

thể chỉ ra được những biến đổi nào đã xảy ra từ giai đoạn Proto-Tai?

3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Về hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ Tay Dọ, dù chưa phải nhiều, nhưng cũng đã từng được một số nghiên cứu cụ thể đề cập đến Song, điểm chung của các nghiên cứu này là chỉ cung cấp dữ liệu ngữ âm tại một hoặc hai địa điểm nghiên cứu nhất định, và dĩ nhiên thông tin ngữ

âm có được chỉ mang tính đại diện cho các vị trí xác định đó Chẳng hạn, công trình về các “phương ngữ” Thái tại Nghệ An của Michel Ferlus với hai ngữ thể thuộc về ngôn ngữ Tay Dọ được tác giả gọi là

“Tay Yo” và “Tay Muong”

Trước Michel Ferlus, Nguyễn Ngọc Bình cũng đã mô tả hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ Tay Dọ tại địa điểm huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ

An Sớm hơn nữa, trong một bài viết của mình về chữ viết dựa trên bộ sưu tập bản thảo của Henri Maspero, Michel Ferlus cũng đã đề cập đến một hệ thống ngữ âm của Tay Dọ dưới tên gọi cho ngữ thể trong tài liệu là “Tai de Qui Châu” Tuy nhiên, trong thời điểm ấy, hệ thống

Trang 5

mà ông trình bày trong nghiên cứu đó chỉ dựa hoàn toàn vào chữ viết

để đoán định, chứ chưa phải là kết quả điều tra điền dã của một thổ ngữ thực tế nào Ngoài ra, cũng có công trình chỉ nhắc đến một dạng ngữ âm Tay Dọ một cách chung chung như công trình về ngữ âm

“tiếng Thái” ở miền Bắc Việt Nam của Nguyễn Khắc Toàn với mục đích nhằm phân loại ngôn ngữ của toàn bộ các cư dân thuộc dân tộc Thái với cách tiếp cận đó chỉ là các “phương ngữ” của chung một thứ

“tiếng Thái”, đã có nhắc đến một đối tượng ngôn ngữ gọi là “Quì Châu”

Ở một khía cạnh khác, trong số các công trình kể trên thì chỉ có một số nghiên cứu của Michel Ferlus có sự so sánh để tìm ra biến đổi giữa trạng thái ngữ âm hiện đại của ngữ thể đối với Proto-Tai Nhưng kết quả tái lập Proto-Tai lúc đó mà Ferlus sử dụng để đối chiếu chủ yếu là của Lí Phương Quế, kết quả tái lập này hiện nay đã không còn cập nhật được những kết quả nghiên cứu mới về ngữ âm của các Tai hiện đại gần đây

Tựu trung lại, một bức tranh toàn diện hơn về ngôn ngữ Tay Dọ thông qua các thổ ngữ của nó vẫn đang còn là một cửa ngõ để mở Ngay cả với việc chỉ ra những biến đổi của nó với kết quả tái lập Proto-Tai mới nhất vẫn chưa có công trình nào thực hiện Luận văn này của chúng tôi với mong muốn sẽ góp phần bước đầu vào việc giải quyết hai vấn đề này, đồng thời cũng là kết quả gợi mở cho những nghiên cứu cụ thể hơn trong tương lai

4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4.1 Liên quan đến đối tượng nghiên cứu

Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chính là các

đặc trưng trong hệ thống ngữ âm của tiếng Tay Dọ, được phản ánh qua hình thức ngữ âm của các đơn vị từ vựng được khảo sát

Trang 6

Về phạm vi nghiên cứu: các mẫu ghi âm và tiếp xúc trực tiếp của

tác giả luận văn với bảng từ vựng khảo sát và quá trình thu thập dữ liệu Bảng từ này được chúng tôi thiết kế dựa trên sự tích hợp từ các công trình nghiên cứu về Proto-Tai cùng với phiên bản mới nhất của bảng từ khảo sát các ngôn ngữ Đông Nam Á của EFEO-CNRS-SOAS Mặt khác, cũng có sự bổ sung những từ vựng dựa trên trải nghiệm ngôn ngữ của cá nhân chúng tôi

Về không gian nghiên cứu: chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát ở các

địa điểm gắn liền với nơi sinh sống của người Tay Dọ Cụ thể, ở Thanh Hóa gồm hai huyện Thường Xuân và Như Xuân (từng thuộc về địa bàn châu Thường Xuân trước đây); ở Nghệ An, đó là địa bàn thuộc các huyện miền Tây của tỉnh bao gồm: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp (tất cả thuộc phủ Quỳ Châu cũ) và các huyện Con Cuông, Tương Dương (thuộc phủ Tương Dương cũ)

4.2 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để tiếp cận:

Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu điền dã Đây là phương pháp

chủ chốt và quan trọng của đề tài này Chúng tôi sẽ tiến hành điền dã tại các địa điểm mà người Tay Dọ sống tập trung Sau đó, những dữ liệu này sẽ được ghi lại bằng kí hiệu phiên âm quốc tế (IPA) vào bảng

từ làm việc ngay trong lúc điều tra Phiên âm đó sau này sẽ đối chiếu với nguồn giọng nói đã thu thập, từ đó tiến hành kiểm tra một lần nữa trước khi đi đến một phiên bản IPA cuối cùng cho các mẫu ghi âm đó

Thứ hai, đó là phương pháp nghiên cứu mô tả Trong phương pháp

này, để tiến hành mô tả, chúng tôi sẽ sử dụng các thủ pháp như sau:

- Thủ pháp thực nghiệm: nguồn ngữ liệu thô ban đầu (giọng nói)

sẽ được ghi âm bằng máy tính ACER và phần mềm PRAAT Mặt khác,

Trang 7

khi cần kiểm chứng các thành phần trong hệ thống ngữ âm để đảm bảo

độ chính xác, phần mềm PRAAT cũng được sử dụng với mục đích này

- Thủ pháp xử lí số liệu: các dữ liệu về tọa độ địa lí, biến thể

đánh dấu hay nhiều thông tin nền khác ở dạng liệt kê sẽ được số hóa

và quản lí bằng một số phần mềm của Microsoft như Excel, Word và COG Hơn nữa, để vẽ được bản đồ số các biến thể, chúng tôi sử dụng phần mềm chạy trên nền tảng trực tuyến là Arc-GIS Online

- Thủ pháp phân tích tài liệu: dữ liệu từ các nghiên cứu đi trước

cũng là một cơ sở tiền trạm phong phú mà chúng tôi có tham khảo trong nghiên cứu này

Thứ ba, phương pháp so sánh lịch sử: trong việc xử lí và xem xét

các biến thể hiện đại trong tương quan với hình thức tái lập, từ đó bước đầu xem xét quá trình biến đổi ngữ âm tương ứng

5 Bố cục dự kiến của đề tài

Bên cạnh các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì phần Nội dung chính của luận văn gồm có bốn chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lí thuyết liên quan

- Chương 2: Ngữ âm tiếng Tay Dọ hiện đại – từ cụ thể đến khái quát

- Chương 3: Những diễn biến từ ngôn ngữ Tai Nguyên thủy đến Tay

Dọ hiện đại

- Chương 4: Phân chia địa lí giữa các phương ngữ Tay Dọ

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN

1.1 Lí thuyết khái quát về phương ngữ địa lí

1.1.1 Khái niệm “phương ngữ học”

Khái niệm phương ngữ (dialect) đóng vai trò là đối tượng nghiên

cứu tiên quyết đối với phân ngành Phương ngữ học David Crystal cung cấp một định nghĩa tương đối toàn diện về khái niệm này như

sau: phương ngữ là “các biến thể có tính khu biệt của ngôn ngữ về mặt

địa lí hay xã hội, được xác định thông qua một tập hợp cụ thể các TỪ VỰNG và CẤU TRÚC NGỮ PHÁP [ ]” Xuất phát từ định nghĩa trên, ta

xác định phương ngữ học có đối tượng nghiên cứu là các biến thể ngôn

ngữ (linguistic variation)

1.1.2 Phương ngữ học địa lí

Phương ngữ học địa lí (PNHĐL) - thường gọi tắt là “phương ngữ học” Do vậy, có thể hiểu rằng đây là khái niệm phương ngữ học hiểu

theo nghĩa hẹp Về cơ bản, PNHĐL là “một phương pháp luận hay

một tập hợp các phương pháp thu thập bằng chứng về những khác biệt phương ngữ mang tính hệ thống”

1.1.3 Hướng tiếp cận: đồng đại hay lịch đại

Mặc dù các phương pháp thu thập dữ liệu của PNHĐL cho thấy rõ cách tiếp cận thiên về đồng đại Song khi xét ở một góc độ khác, các biến thể phương ngữ dù có vẻ đang trong trạng thái “tĩnh”, tại một thời điểm “xác định”, kì thực lại là kết quả tương tác của rất nhiều yếu tố

“động” Tức là, dù trên tinh thần đồng đại nhưng PNHĐL vốn đã chứa trong nó, và có thể mở rộng xem xét, các biến thể phương ngữ ấy về mặt lịch đại

1.2 Một số khái niệm trong phân chia phương ngữ

1.2.1 “Ngữ thể” và các thuật ngữ phái xuất

Ngữ thể ở đây là khái niệm được chúng tôi dịch từ lect trong tiếng

Trang 9

Anh Khái niệm này được sử dụng khi đề cập đến một thực thể ngôn ngữ nhất định, ở trong một bối cảnh cụ thể mà nhà nghiên cứu có sự phân vân trong việc xác định tư cách của thực thể đó là thổ ngữ, phương ngữ hay ngôn ngữ

Do vậy, lect hay ngữ thể thường được sử dụng cho các ngôn ngữ

chưa được chuẩn hoá hay có một phiên bản tiêu chuẩn nào đó Trong

ngữ cảnh này, có thể nói lect là một khái niệm rộng hơn “variety” (biến

thể ngôn ngữ)

1.2.2 Các đường ranh phân chia

Trong phân loại PNHĐL, khi đã xác lập và phân loại được các tập hợp cùng chia sẻ một hay nhiều đặc điểm với nhau, nhà nghiên cứu thường sử dụng một công cụ nữa để trực quan hoá các kết quả thu được, giúp làm nổi bật những gì “giống” và “khác” có tính khu biệt cao giữa các đối tượng ngôn ngữ Công cụ đó chính là đường đồng

ngữ – isogloss

Dù vậy, thực tế “đường đồng ngữ” không luôn luôn là những ranh giới rạch ròi và dứt điểm Một trong số những khái niệm quan trọng

trong tình huống này chính là vùng chuyển tiếp – transition zone

1.3 Một số khái niệm ngữ âm liên quan

1.3.1 Thành phần đoạn tính

Các thành phần được đề cập ở đây bao gồm khởi âm (onset), hạt

nhân (nucleus), kết âm (coda) và khái niệm về vần (rime)

1.3.2 Thành phần siêu đoạn tính

Đối với siêu đoạn tính, chỉ có một đơn vị được đề cập đến ở đây là

thanh điệu

1.4 Phân loại ngôn ngữ Tai và Tay Dọ

1.4.1 Khái lược về phân loại các ngôn ngữ Tai

Các ngôn ngữ Tai, hay còn được gọi chung là chi Tai (Daic) Đây

Trang 10

là cấp độ phân loại bao gồm nhiều ngôn ngữ hay phương ngữ còn tồn tại trải dài trên một vùng diện tích lớn của Đông Nam Á và Nam Trung Hoa Chi Tai lại nằm trong một tập hợp lớn hơn là họ Kra-Dai

1.4.2 Phân loại sơ bộ ngôn ngữ Tay Dọ

Michel Ferlus dù không chỉ ra một cách hiển ngôn nhưng đã có ý phân loại tiếng Tay Dọ vào nhánh Tai Tây Nam và đồng thời phản bác lại quan điểm của James R Chamberlain khi xếp loại một thổ ngữ của tiếng Tay Dọ là Tay Men (cũng như các ngữ thể tương tự tiếng Tay Men) vào nhánh Tai Bắc Trang phân loại ngôn ngữ Glottolog hiện đang xếp tiếng Tay Dọ như một phần tử nằm trong nút tập hợp Red Tai của tiểu nhóm Chiềng Xen (Chiang Saen) trong nhóm P của Tai Tây Nam

1.4.3 Cảnh huống ngôn ngữ khu vực khảo sát

Một cách bao quát, cảnh huống ngôn ngữ tại khu vực miền Tây Nghệ An và phía nam Thanh Hoá tương đối đa dạng Ngôn ngữ Tay

Dọ cùng với các thứ tiếng khác (hoặc cùng là Tai, hoặc phi Tai) trong quá khứ đến hiện tại xảy ra nhiều hoạt động tương tác lẫn chiều tác động cũng khác nhau

CHƯƠNG 2: NGỮ ÂM TIẾNG TAY DỌ HIỆN ĐẠI

– TỪ CỤ THỂ ĐẾN KHÁI QUÁT 2.1 Sơ lược về các địa điểm khảo sát

2.1.1 Danh sách địa điểm khảo sát

Gồm 13 địa điểm thuộc địa 3 địa bàn: Châu Thường Xuân (gồm Thường Xuân, Như Xuân – Thanh Hoá), Phủ Quỳ Châu (gồm Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp – Nghệ An), Phủ Tương Dương (gồm

Tương Dương, Con Cuông – Nghệ An)

2.1.2 Độ nổi bật của điểm khảo sát

Trang 11

Cả ba khu vực này đều là những nơi mà người Tay Dọ cũng như ngôn ngữ của họ có độ bao phủ rộng nhất so với các ngôn ngữ Thái khác kề cận Ngoài ra, các địa điểm lựa chọn đều là những nơi có dấu

ấn văn hoá

2.2 Trạng thái ngữ âm tại các cụm địa điểm

2.2.1 Thông tin về các cộng tác viên

Ứng với 13 địa điểm là 13 CTV bản ngữ Tay Dọ theo một số tiêu chí Bên cạnh đó, ngoài các CTV cụ thể, chúng tôi vẫn ghi nhận và quan sát cộng đồng rộng hơn tại địa điểm khảo sát để có kết quả tốt nhất

2.3 Mô tả ngữ âm khái quát của ngôn ngữ Tay Dọ

2.3.1 Cấu trúc âm tiết chủ đạo

Tiếng Tay Dọ về cơ bản cũng là một ngôn ngữ đơn âm tiết với cấu

trúc từ âm vị học chủ đạo có dạng đầy đủ là: C(G)V(V)(C)ᵀ

Trong đó: C (consonant) là phụ âm; V (vowel) là nguyên âm đơn ngắn, VV bao gồm cả nguyên âm đôi và nguyên âm đơn dài; G (glide)

là âm đệm, trong cấu trúc này chỉ có một giá trị là /w/; T (tone) là thanh điệu

2.3.2 Trạng thái ngữ âm hiện thực của hệ thống âm vị Tay Dọ

Trang 12

Ngạc mềm

Thanh hầu

Trang 13

*Thành phần thanh điệu:

CHƯƠNG 3: NHỮNG DIỄN BIẾN TỪ NGÔN NGỮ TAI NGUYÊN THUỶ ĐẾN TAY DỌ HIỆN ĐẠI 3.1 Những kết quả tái lập Proto-Tai tiêu biểu

3.1.1 Tái lập Proto-Tai của Lí Phương Quế (1977)

Được đánh giá là một trong những cột mốc quan trọng đặt nền móng cho quá trình nghiên cứu ngữ âm học lịch sử của các ngôn ngữ Tai Lần đầu tiên, hệ thống âm vị học của ngôn ngữ Tai Nguyên thuỷ được khảo cứu và tái lập một cách có hệ thống, dựa trên chất nền tư liệu mà tác giả có được vào thời điểm đó

3.1.2 Tái lập Proto-Thai-Yay của Michel Ferlus (1990)

Về mặt lí thuyết, đây là một hiệu chỉnh (révision) của Michel Ferlus đối với kết quả tái lập Proto-Tai của Lí Phương Quế đã công bố trước

đó Đối với bản hiệu chỉnh này, hai ngôn ngữ Tai mới được Michel Ferlus bổ sung là Tay Đeng (Tai Daeng) và Saek

3.1.3 Kết quả tái lập Proto-Tai của P Pittayaporn (2009)

Kế thừa những đóng góp của các công trình đi trước cộng với nguồn ngữ liệu mới đầy đủ hơn rất nhiều, kết quả tái lập Proto-Tai của Pittayawat Pittayaporn cho đến thời điểm này vẫn được xem là bản

Ngày đăng: 11/10/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w