1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn hệ thống ngữ Âm tiếng thái yo qua các biến Đổi lịch sử và Địa bàn phân bố

169 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống ngữ âm tiếng Thái Yo
Tác giả Sầm Công Danh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Bình
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 8,49 MB

Nội dung

Những ngữ liệu đó được thể hiện bằng các hình thức trực quan thông qua cách làm của phương ngữ học địa lí như bản đồ phân bố biến thể, bản đồ đặc trưng đánh dấu.. Bố cục dự kiến của đề t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC BÌNH

Hà Nội-2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi thực hiện Những thông tin, số liệu, bảng biểu, hình ảnh được trích dẫn trong luận văn này đều trung thực Nếu có điều gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung luận văn này

Tác giả luận văn

Sầm Công Danh

Trang 4

1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

QUY ƯỚC 3

DANH MỤC BẢNG 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH 6

MỞ ĐẦU 7

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN 13

1.1.Lí thuyết khái quát về phương ngữ địa lí 13

1.1.1 Khái niệm “phương ngữ học” 13

1.1.2 Phương ngữ học địa lí 13

1.1.3 Hướng tiếp cận: đồng đại hay lịch đại 15

1.2.Một số khái niệm trong phân chia phương ngữ 16

1.2.1 “Ngữ thể” và các thuật ngữ phái xuất 17

1.2.2 Các đường ranh phân chia 19

1.3.Một số khái niệm ngữ âm liên quan 21

1.3.1 Thành phần đoạn tính 21

1.3.2 Thành phần siêu đoạn tính 23

1.4.Phân loại ngôn ngữ Tai và Tay Dọ 23

1.4.1 Khái lược về phân loại các ngôn ngữ Tai 23

1.4.2 Phân loại sơ bộ ngôn ngữ Tay Dọ 30

1.4.3 Cảnh huống ngôn ngữ khu vực khảo sát 31

CHƯƠNG 2 - NGỮ ÂM TIẾNG TAY DỌ HIỆN ĐẠI: TỪ CỤ THỂ ĐẾN KHÁI QUÁT 35

2.1 Sơ lược về các địa điểm khảo sát 35

2.1.1 Danh sách địa điểm khảo sát 35

2.1.2 Độ nổi bật của điểm khảo sát 36

2.2 Trạng thái ngữ âm tại các cụm địa điểm 38

2.2.1 Thông tin về các cộng tác viên 38

2.2.1 Trạng thái ngữ âm ở cụm cụ thể 39

2.3 Mô tả ngữ âm khái quát của ngôn ngữ Tay Dọ 45

Trang 5

2

2.3.1 Cấu trúc âm tiết chủ đạo 45

2.3.2 Trạng thái ngữ âm hiện thực của hệ thống âm vị Tay Dọ 50

2.4 Tiểu kết 69

CHƯƠNG 3 - NHỮNG DIỄN BIẾN TỪ NGÔN NGỮ TAI NGUYÊN THUỶ ĐẾN TAY DỌ HIỆN ĐẠI 70

3.1.Những kết quả tái lập Proto-Tai tiêu biểu 70

3.1.1 Tái lập Proto-Tai của Lí Phương Quế (1977) 70

3.1.2 Tái lập Proto-Thai-Yay của Michel Ferlus (1990) 73

3.1.3 Kết quả tái lập Proto-Tai của P Pittayaporn (2009) 76

3.2.Những biến đổi ngữ âm và quy luật biến đổi từ Proto-Tai đến Tay Dọ hiện đại 79 3.2.1 Biến đổi ngữ âm và quy luật biến đổi ở thành phần khởi âm 80

3.2.2 Biến đổi ngữ âm ở thành phần hạt nhân 84

3.2.3 Biến đổi ngữ âm ở thành phần kết âm 86

3.2.4 Biến đổi ngữ âm ở thành phần thanh điệu 87

3.3.Tiểu kết 88

CHƯƠNG 4 - PHÂN CHIA ĐỊA LÍ GIỮA CÁC PHƯƠNG NGỮ TAY DỌ 89

4.1 Những khác biệt đồng đại về các thành phần trong hệ thống ngữ âm 89

4.1.1 Khác biệt về thành phần khởi âm 89

4.1.2 Khác biệt về thành phần hạt nhân 92

4.1.3 Khác biệt về thành phần kết âm 94

4.1.4 Khác biệt về thanh điệu 95

4.2 Phân loại các thổ ngữ Tay Dọ dựa trên một số biến thể đánh dấu tiêu biểu 98

4.2.1 Bản đồ phân bố một số biến thể tiêu biểu 99

4.2.2 Phân chia các phương ngữ Dọ ở Nghệ An 113

4.3.Tiểu kết 115

KẾT LUẬN 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC

Trang 6

3

QUY ƯỚC

Kí hiệu:

Phiên âm ngữ âm [ ]

Phiên âm âm vị / /

Chiều diễn biến ngữ âm >, <

Phương ngữ học địa lí PNHĐL

Các tác giả có tên Hán-Việt và nguyên mẫu:

Lí Phương Quế 李方桂 Li Fangkuei

La Vĩnh Hiền 羅永賢 Luo Yongxian Liệu Hán Ba 廖汉波 Liao Hanbo Đái Trung Phái 戴忠沛 Tai Chung-pui Lương Mẫn 梁敏 Liang Min Trương Quân Như 张均如 Zhang Junru

Trang 7

4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Hệ thống ngữ âm các ngữ thể Tay Dọ qua một số công trình 9

Bảng 2.1: Danh sách địa điểm khảo sát cụ thể 35

Bảng 2.2: Danh sách các cộng tác viên 39

Bảng 2.3: Khởi âm của Cụm 1 41

Bảng 2.4: Nguyên âm hạt nhân của Cụm 1 41

Bảng 2.5: Kết âm của Cụm 1 41

Bảng 2.6: Khởi âm của Cụm 2 42

Bảng 2.7: Nguyên âm hạt nhân của Cụm 2 42

Bảng 2.8: Kết âm của Cụm 2 42

Bảng 2.9: Khởi âm của Cụm 3 43

Bảng 2.10: Nguyên âm hạt nhân của Cụm 3 43

Bảng 2.11: Kết âm của Cụm 3 43

Bảng 2.12: Khởi âm của cụm 4 44

Bảng 2.13: Nguyên âm hạt nhân của Cụm 4 44

Bảng 2.14: Kết âm của Cụm 4 44

Bảng 2.15: Các cấu trúc âm tiết khả dĩ của Proto-Tai theo P Pittayaporn (2009) 47

Bảng 2.16: Hệ thống âm vị khái quát của khởi âm tiếng Tay Dọ 50

Bảng 2.17: Hệ thống âm vị khái quát của thành phần hạt nhân tiếng Tay Dọ 58

Bảng 2.18: Hệ thống âm vị khái quát của các kết âm tiếng Tay Dọ 62

Bảng 2.19: Hệ thống thanh điệu khái quát của tiếng Tay Dọ 64

Bảng 3.1: Các phụ âm đầu đơn trong tái lập của Lí Phương Quế (1977) 71

Bảng 3.2: Các thanh vị nguyên thuỷ trong tái lập của Lí Phương Quế (1977) 72

Bảng 3.3: Hiệu chỉnh phụ âm đầu đơn của M Ferlus (1990) dựa trên tái lập của Lí Phương Quế (1977) 75

Bảng 3.4: Hiệu chỉnh các phụ âm đầu kép của M Ferlus (1990) dựa trên tái lập của Lí Phương Quế (1977) 75

Bảng 3.5: Phụ âm đầu đơn Proto-Tai theo tái lập của P Pittayaporn (2009) 77

Bảng 3.6: Phụ âm cuối Proto-Tai theo tái lập của P Pittayaporn (2009) 78

Bảng 3.7: Các thanh vị Proto-Tai và các đặc trưng thanh theo P Pittayaporn (2009) 79

Bảng 4.1: Đối chiếu âm vị khởi âm giữa các thổ ngữ Dọ được khảo sát 90

Bảng 4.2: Ma trận tương đồng về khởi âm ở các thổ ngữ Dọ được khảo sát 90

Bảng 4.3: Đối chiếu âm vị phần hạt nhân giữa các thổ ngữ Dọ được khảo sát 92

Bảng 4.4: Ma trận tương đồng về hạt nhân ở các thổ ngữ Dọ được khảo sát 92

Bảng 4.5: Đối chiếu âm vị kết âm giữa các thổ ngữ Dọ được khảo sát 94

Bảng 4.6: Ma trận tương đồng về kết âm ở các thổ ngữ Dọ được khảo sát 94

Bảng 4.7: Đối chiếu xu hướng thanh giữa các thổ ngữ Dọ được khảo sát 96

Bảng 4.8: Ma trận tương đồng về xu hướng thanh ở các thổ ngữ Dọ được khảo sát 96

Bảng 4.9: Đối chiếu mô hình thanh điệu giữa các thổ ngữ Dọ được khảo sát 98

Bảng 4.10: Bảng phân chia các phương ngữ Tay Dọ ở Nghệ An được đề xuất 114

Trang 8

5

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Góc nhìn đối với phương ngữ học địa lí trong luận văn 16

Sơ đồ 1.2: Quan điểm phân loại Dong-Tai của L Mẫn & T.Q Như (1996) 24

Sơ đồ 1.3: Quan điểm phân loại Kadai của J Edmonson & Solnit (1997) 24

Sơ đồ 1.4: Quan điểm phân loại Tai-Kadai của A Diller (2008) 24

Sơ đồ 1.5: Quan điểm phân loại Kra-Dai của W Ostapirat (2005) 25

Sơ đồ 1.6: Quan điểm phân loại Kra-Dai của P Norquest (2021) 25

Sơ đồ 1.7: Quan điểm phân loại chi Tai của A Haudricourt (1956) 27

Sơ đồ 1.8: Quan điểm phân loại chi Tai của Lí Phương Quế (1960, 1977) 27

Sơ đồ 1.9: Quan điểm phân loại chi Tai của W Gedney (1989) 27

Sơ đồ 1.10: Quan điểm phân loại chi Tai của La Vĩnh Hiền (2001) 28

Sơ đồ 1.11: Kết quả phân loại chi Tai của P Pittayaporn (2009) 28

Sơ đồ 1.12: Kết quả phân loại chi Tai của J Edmonson (2013) 29

Sơ đồ 1.13: Quan điểm phân loại chi Tai của L.H Ba & Đ.C Phái (2019) 30

Sơ đồ 1.14: Phân loại ngôn ngữ Tay Dọ trong nội bộ SWT (Glottolog, 2024) 31

Sơ đồ 1.15: Địa bàn truyền thống của các ngôn ngữ Tai và phi Tai ở Nghệ An 34

Sơ đồ 2.1: Cấu trúc âm tiết khái quát của tiếng Tay Dọ 49

Sơ đồ 4.1: Mức độ tương đồng về khởi âm giữa các thổ ngữ Dọ được khảo sát 91

Sơ đồ 4.2: Mức độ tương đồng về hạt nhân giữa các thổ ngữ Dọ được khảo sát 93

Sơ đồ 4.3: Mức độ tương đồng về xu hướng thanh giữa các thổ ngữ Dọ được khảo sát 97

Trang 9

6

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1: Minh hoạ về isogloss (trái) và heterogloss (phải) từ J.Chambers & P Trudgill 20

Hình 1.2: Phân bố địa lí của các ngôn ngữ Kra-Dai 26

Hình 2.1: Các địa điểm khảo sát trong nghiên cứu 38

Hình 2.2: Khoanh vùng các cụm ngữ âm cụ thể 40

Hình 2.3: Cấu trúc âm tiết của dạng thức /*ʰmaːA/ “chó” 48

Hình 2.4: Cấu trúc âm tiết của dạng thức /*ɓloːkD/ “hoa” 48

Hình 2.5: Cấu trúc âm tiết của dạng thức /*p.taːA/ “mắt” 48

Hình 2.6: Cấu trúc âm tiết của dạng thức /*k.temA/ “đầy” 48

Hình 2.7: Sự khác biệt trong sóng âm giữa ɓ- (a) và b- (b) trong tiếng Degema từ Mona Lindau [39, tr 149] 52

Hình 2.8: Khái quát đường nét thanh vị A123 64

Hình 2.9: Khái quát đường nét thanh vị A4 65

Hình 2.10: Khái quát đường nét thanh vị B123 66

Hình 2.11: Khái quát đường nét thanh vị B4 67

Hình 2.12: Khái quát đường nét thanh vị C123 67

Hình 2.13: Khái quát đường nét thanh vị C4 68

Hình 2.14: Khái quát đường nét thanh vị DS123 68

Hình 3.1: Phân loại nội bộ Proto-Thai-Yay theo Michel Ferlus 74

Hình 4.1: Sự phân bố các biến thể khởi âm /pʰ/=/f/ và /pʰ/≠/f/ 100

Hình 4.2: Sự phân bố các biến thể khởi âm /v/=/ɓ/ và /v/≠/ɓ/ 101

Hình 4.3: Sự phân bố các biến thể khởi âm /c/=[c] và /c/=[s] 102

Hình 4.4: Sự phân bố các biến thể khởi âm /ŋV̘/, /ɲV̘/ 103

Hình 4.5: Sự phân bố các biến thể hạt nhân /ɨə/≠/iə/ và /ɨə/=/iə/ 104

Hình 4.6: Sự phân bố các biến thể hạt nhân /uə/>[uə] và /uə/=[u̯ə] 105

Hình 4.7: Sự phân bố các biến thể vần /-iəC/>[-iəC] và /-iəC/>[-eC] 106

Hình 4.8: Sự phân bố các biến thể vần /uəj/>[uəj], /uəj/>[oːj], /uəj/>[u̯əj] và /uəj/>[uəj], [oːj] 107

Hình 4.9: Sự phân bố các biến thể vần /ɨəj/>[ɨəj], /ɨəj/>[əj] và /ɨəj/>[əːj] 108

Hình 4.10: Sự phân bố các biến thể vần /əːj/>[əːj] và /əːj/>[əj] 109

Hình 4.11: Sự phân bố các biến thể phân chia thanh điệu loạt A 110

Hình 4.12: Sự phân bố các biến thể phân chia thanh điệu loạt B 111

Hình 4.13: Bản đồ tổng hợp các đường đồng ngữ được khảo sát 112

Hình 4.14: Bản đồ các phân chia phương ngữ Tay Dọ ở Nghệ An 115

Trang 10

7

MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

1.1 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Trong những chuyến điền dã của mình trước khi xây dựng luận văn này, chúng tôi đã ghé thăm và làm việc nhiều lần với bà con là người Thái thuộc nhóm Tay Dọ1

ở các địa bàn thuộc hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An Bản thân chúng tôi, vốn là người bản ngữ, đã vô cùng háo hức trước mỗi một chuyến đi đến các địa phương đó Sự háo hức xuất phát từ việc cá nhân chúng tôi vào thời điểm đó hiếm khi có trải nghiệm nào

về mặt ngôn ngữ đối với những người bản ngữ khác – những người thuộc về cùng một nhóm địa phương tộc người nhưng lại có sự cách biệt về mặt địa lí

Quả thực, những chuyến đi và những lần tiếp xúc như vậy đã mở rộng trước mắt chúng tôi rất nhiều điều mới mẻ về ngôn ngữ của cộng đồng mình Bởi vậy, xuất phát từ những quan sát thực tiễn đó, chúng tôi muốn tìm hiểu và làm sáng tỏ về những nét khác biệt

1.2 Cơ sở khoa học của đề tài

Từ góc độ khoa học, chúng tôi dự đoán rằng sự khác biệt trong hệ thống ngữ

âm của tiếng Tay Dọ qua các thổ ngữ chắc chắn có tồn tại Tuy nhiên, khác với góc nhìn thực tiễn, chúng tôi muốn làm rõ xem những khác biệt đó thực sự là những sự kiện ngữ âm nào, đồng thời những sự kiện ngữ âm đó phân bố cụ thể ra sao ở những khu vực mà người Tay Dọ sinh sống

Và liệu những sự kiện ngữ âm đó có phản ánh điều gì trong quá trình biến đổi ngữ âm của tiếng Tay Dọ nói chung hay không, nếu có, thì quá trình biến đổi đó đã diễn ra như thế nào tính đến thời điểm hiện tại

2 Mục tiêu của đề tài

1 Xuyên suốt luận văn này, chúng tôi sử dụng cách ghi tên Tay Dọ cho ngữ thể Tai này Các cách gọi khác đồng nghĩa bao gồm Thái Yo, Tai Yo

Trang 11

8

Thông qua những thông tin được cung cấp và trình bày trong luận văn này, chúng tôi mong muốn cung cấp một kết quả nghiên cứu xác đáng về mặt khoa học dựa trên cơ sở ngữ liệu mới về các thổ ngữ Tay Dọ nói riêng hay tiếng Tay Dọ nói chung Những ngữ liệu đó được thể hiện bằng các hình thức trực quan thông qua cách làm của phương ngữ học địa lí như bản đồ phân bố biến thể, bản đồ đặc trưng đánh dấu Hơn hết, bước đầu xác định được các thay đổi mấu chốt trong hệ thống ngữ âm của Tay Dọ về mặt lịch đại so với trạng thái đồng đại nói chung

Cụ thể, chúng tôi đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu lớn như sau:

- Thứ nhất, hệ thống ngữ âm của các thổ ngữ Tay Dọ sẽ có diện mạo về mặt địa

lí như thế nào, có thể thiết lập các đường đồng ngữ hay phân chia nhóm thổ ngữ cho chúng hay không?

- Thứ hai, từ trạng thái ngữ âm của tiếng Tay Dọ hiện nay, có thể chỉ ra được những biến đổi nào đã xảy ra từ giai đoạn Proto-Tai?

3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Về hệ thống ngữ âm của ngôn ngữ Tay Dọ, dù chưa phải nhiều, nhưng cũng đã từng được một số nghiên cứu cụ thể đề cập đến Song, điểm chung của các nghiên cứu này là chỉ cung cấp dữ liệu ngữ âm tại một hoặc hai địa điểm nghiên cứu nhất định, và dĩ nhiên thông tin ngữ âm có được chỉ mang tính đại diện cho các vị trí xác định đó Chẳng hạn, công trình về các “phương ngữ” Thái tại Nghệ An của Michel Ferlus [24] với hai ngữ thể thuộc về ngôn ngữ Tay Dọ được tác giả gọi là “Tay Yo”

và “Tay Muong”

Trước Michel Ferlus [24], Nguyễn Ngọc Bình [2] cũng đã mô tả hệ thống ngữ

âm của ngôn ngữ Tay Dọ tại địa điểm huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An Sớm hơn nữa, trong một bài viết của mình về chữ viết dựa trên bộ sưu tập bản thảo của Henri Maspero, Michel Ferlus [21] cũng đã đề cập đến một hệ thống ngữ âm của Tay Dọ dưới tên gọi cho ngữ thể trong tài liệu là “Tai de Qui Châu” Tuy nhiên, trong thời điểm ấy, hệ thống mà ông trình bày trong nghiên cứu đó chỉ dựa hoàn toàn vào chữ

Trang 12

9

viết để đoán định, chứ chưa phải là kết quả điều tra điền dã của một thổ ngữ thực tế nào Ngoài ra, cũng có công trình chỉ nhắc đến một dạng ngữ âm Tay Dọ một cách chung chung như công trình về ngữ âm “tiếng Thái” ở miền Bắc Việt Nam của Nguyễn Khắc Toàn [9] với mục đích nhằm phân loại ngôn ngữ của toàn bộ các cư dân thuộc dân tộc Thái với cách tiếp cận đó chỉ là các “phương ngữ” của chung một thứ “tiếng Thái”, đã có nhắc đến một đối tượng ngôn ngữ gọi là “Quì Châu”

M Ferlus

(1993)

M Ferlus (2008)

N Ngọc Bình (2002)

N Khắc Toàn (1972)

i ɯ u

e ɤ o

ɛ a ă ɔ i͜e ɯ͜ɤ u͜o

Bảng 1.1: Hệ thống ngữ âm các ngữ thể Tay Dọ qua một số công trình

Ở một khía cạnh khác, trong số các công trình kể trên thì chỉ có một số nghiên cứu của Michel Ferlus có sự so sánh để tìm ra biến đổi giữa trạng thái ngữ âm hiện đại của ngữ thể đối với Proto-Tai như Ferlus [24], Ferlus [21], Ferlus [23] Nhưng cũng cần phải nói rằng, kết quả tái lập Proto-Tai lúc đó mà Ferlus sử dụng để đối chiếu chủ yếu là của Lí Phương Quế [36], kết quả tái lập này hiện nay đã không còn cập nhật được những kết quả nghiên cứu mới về ngữ âm của các Tai hiện đại gần đây

Trang 13

4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

4.1 Liên quan đến đối tượng nghiên cứu

Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chính là các đặc trưng

trong hệ thống ngữ âm của tiếng Tay Dọ, được phản ánh qua hình thức ngữ âm của các đơn vị từ vựng được khảo sát

Về phạm vi nghiên cứu: các mẫu ghi âm và tiếp xúc trực tiếp của tác giả luận

văn với bảng từ vựng khảo sát và quá trình thu thập dữ liệu Bảng từ này được chúng tôi thiết kế dựa trên sự tích hợp từ các công trình nghiên cứu về Proto-Tai (P Pittayaporn [47], Lí Phương Quế [36], Thomas J Hudak [32]) cùng với phiên bản mới nhất của bảng từ khảo sát các ngôn ngữ Đông Nam Á của EFEO-CNRS-SOAS (Frederic Pain và cộng sự [43]) Mặt khác, cũng có sự bổ sung những từ vựng dựa trên trải nghiệm ngôn ngữ của cá nhân chúng tôi2

Về không gian nghiên cứu: chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát ở các địa điểm gắn

liền với nơi sinh sống của người Tay Dọ Cụ thể, ở Thanh Hóa gồm hai huyện Thường Xuân và Như Xuân (từng thuộc về địa bàn châu Thường Xuân trước đây); ở Nghệ

An, đó là địa bàn thuộc các huyện miền Tây của tỉnh bao gồm: Quế Phong, Quỳ Châu,

2 Số lượng chi tiết mục từ, các mục từ xin xem ở Phụ lục

Trang 14

11

Quỳ Hợp (tất cả thuộc phủ Quỳ Châu cũ) và các huyện Con Cuông, Tương Dương (thuộc phủ Tương Dương cũ)

4.2 Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu

Với đề tài này, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây để tiếp cận:

Thứ nhất, phương pháp nghiên cứu điền dã Đây là phương pháp chủ chốt và

quan trọng của đề tài này Chúng tôi sẽ tiến hành điền dã tại các địa điểm mà người Tay Dọ sống tập trung Quá trình điền dã sẽ gồm các thao tác quan sát, tiếp xúc bằng tai cũng như ghi âm bằng máy tính để nghe lại về sau đối với nguồn ngữ liệu xuất phát từ giọng nói của các cộng tác viên Sau đó, những dữ liệu này sẽ được ghi lại bằng kí hiệu phiên âm quốc tế (IPA) vào bảng từ làm việc ngay trong lúc điều tra Phiên âm đó sau này sẽ đối chiếu với nguồn giọng nói đã thu thập, từ đó tiến hành kiểm tra một lần nữa trước khi đi đến một phiên bản IPA cuối cùng cho các mẫu ghi

âm đó

Thứ hai, đó là phương pháp nghiên cứu mô tả Trong phương pháp này, để tiến

hành mô tả, chúng tôi sẽ sử dụng các thủ pháp như sau:

- Thủ pháp thực nghiệm: nguồn ngữ liệu thô ban đầu (giọng nói) sẽ được ghi

âm bằng máy tính ACER và phần mềm PRAAT Mặt khác, khi cần kiểm chứng các thành phần trong hệ thống ngữ âm để đảm bảo độ chính xác, phần mềm PRAAT cũng được sử dụng với mục đích này

- Thủ pháp xử lí số liệu: các dữ liệu về tọa độ địa lí, biến thể đánh dấu hay nhiều

thông tin nền khác ở dạng liệt kê sẽ được số hóa và quản lí bằng một số phần mềm của Microsoft như Excel, Word và COG Hơn nữa, để vẽ được bản đồ số các biến thể, chúng tôi sử dụng phần mềm chạy trên nền tảng trực tuyến là Arc-GIS Online

- Thủ pháp phân tích tài liệu: dữ liệu từ các nghiên cứu đi trước cũng là một cơ

sở tiền trạm phong phú mà chúng tôi có tham khảo trong nghiên cứu này Cụ thể bao gồm: các bài viết về ngữ âm Tay Dọ và các thổ ngữ của nó (M Ferlus [24]; J Chamberlain [15]; Nguyễn Ngọc Bình [2]); một số tài liệu về dạy và học chữ Tay Dọ

Trang 15

12

như Sầm Văn Bình [3], Vi Tân Hợi và cộng sự [6] Các công trình về các ngôn ngữ Tai nguyên thủy như P Pittayaporn [46] [47], Lí Phương Quế [36] …v.v

Thứ ba, phương pháp so sánh lịch sử: trong việc xử lí và xem xét các biến thể

hiện đại trong tương quan với hình thức tái lập, từ đó bước đầu xem xét quá trình biến đổi ngữ âm tương ứng

5 Bố cục dự kiến của đề tài

Bên cạnh các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì phần Nội dung chính của luận văn gồm có bốn chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lí thuyết liên quan

- Chương 2: Ngữ âm tiếng Tay Dọ hiện đại – từ cụ thể đến khái quát

- Chương 3: Những diễn biến từ ngôn ngữ Tai Nguyên thủy đến Tay Dọ hiện đại

- Chương 4: Phân chia địa lí giữa các phương ngữ Tay Dọ

Trang 16

13

CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN

1.1 Lí thuyết khái quát về phương ngữ địa lí

1.1.1 Khái niệm “phương ngữ học”

Phương ngữ học (dialectology) là một phân ngành điển hình của Ngôn ngữ học

hiện đại Bởi vậy, khái niệm phương ngữ (dialect) đóng vai trò là đối tượng nghiên

cứu tiên quyết đối với phân ngành này David Crystal [17, tr.142] cung cấp một định

nghĩa tương đối toàn diện về khái niệm này như sau: phương ngữ là “các biến thể có

tính khu biệt của ngôn ngữ về mặt địa lí hay xã hội, được xác định thông qua một tập hợp cụ thể các TỪ VỰNG và CẤU TRÚC NGỮ PHÁP [ ]”

Xuất phát từ định nghĩa trên, ta xác định phương ngữ học có đối tượng nghiên

cứu là các biến thể ngôn ngữ (linguistic variation) Tuy nhiên, diễn giải của David

Crystal [17, tr.142] cũng phản ánh xu hướng nghiên cứu phương ngữ học hiện nay:

không chỉ dừng lại đơn thuần ở các biến thể địa lí – đối tượng nghiên cứu của phương

ngữ học địa lí (dialect geography) mà còn mở rộng sang các biến thể xã hội – đối

tượng nghiên cứu của phương ngữ học xã hội (socialect), riêng khía cạnh này có

chồng lấn một phần đối với Ngôn ngữ học Xã hội (sociolinguistics)

1.1.2 Phương ngữ học địa lí

Phương ngữ học địa lí - thường gọi tắt là “phương ngữ học” [17, tr 143] Do vậy, có thể hiểu rằng đây là khái niệm phương ngữ học hiểu theo nghĩa hẹp Về cơ

bản, PNHĐL là “một phương pháp luận hay một tập hợp các phương pháp thu thập

bằng chứng về những khác biệt phương ngữ mang tính hệ thống” [16] Như vậy,

PNHĐL quan tâm chủ yếu đến các biến thể ngôn ngữ mang tính chất đồng đại, trên một phạm vi không-thời gian cụ thể, và các biến thể này cũng không phải là những hiện tượng cá biệt, chúng xuất hiện trải dài và có thể rút ra được những quy luật biến đổi tương quan Dĩ nhiên, không thể hiểu một cách cứng nhắc rằng tự thân những

“phương pháp thu thập bằng chứng” là toàn bộ bộ mặt của PNHĐL, mà đó chỉ là

Trang 17

khi thu thập chứng cứ dữ liệu là nhằm “cung cấp một cơ sở thực nghiệm (empirical

basis) về biến thể ngôn ngữ xuất hiện tại một địa điểm xác định” Dữ liệu thu thập và

xử lí được càng nhiều bao nhiêu, độ tin cậy của các nghiên cứu theo sau khi sử dụng

dữ liệu đã công bố ấy sẽ càng sát với thực tế bấy nhiêu

Theo đó, hai tác giả cho biết các nhà phương ngữ học sử dụng những công cụ sau để tiến hành tổ chức dữ liệu:

1 Bảng hỏi (questionnaire): đảm bảo dữ liệu từ khảo sát có thể so sánh được giữa

những cộng tác viên sau quá trình phỏng vấn Quá trình hỏi-đáp các câu hỏi trong

thực tế có thể diễn đạt theo cách trực tiếp (đề cập đối tượng) hoặc gián tiếp (mô tả

đối tượng) Tuỳ vào cộng tác viên được khảo sát, các câu hỏi có thể được chỉ định theo lối hỏi “trang trọng” hoặc “không trang trọng”, điều này có thể giúp dữ liệu thu

thập tiệm cận nhất với ngôn ngữ tự nhiên Các kiểu câu hỏi định danh (naming question) và câu hỏi hoàn thiện (completing question) thuộc loại điển hình nhất, được

sử dụng nhiều nhất trong quá trình khảo sát Ngoài ra, quá trình phỏng vấn có thể phát sinh các tình huống không mong muốn từ ngoại cảnh, bản thân cộng tác viên đối với nội dung cũng là điều mà người thu thập cần lưu ý

2 Bản đồ ngôn ngữ (linguistic map): khi quá trình phỏng vấn và thu thập, mã

hoá dữ liệu thô đã hoàn thành thì quá trình xuất bản kết quả cũng bắt đầu Các biến thể phương ngữ (dialectal variation) được chuyển thành các đề mục (item) trong xuất

bản Có hai loại bản đồ ngôn ngữ gồm bản đồ hiển thị (display map) và bản đồ diễn

giải (interpretive map) Bản đồ hiển thị sắp xếp các điểm mã hoá biến thể theo phân

bố địa lí, còn bản đồ diễn giải sẽ kèm theo nhiều loại thông tin khác về dữ liệu (chẳng hạn như các đường đồng ngữ, chú thích thông tin ) bên cạnh việc biểu diễn điểm

Trang 18

15

3 Lựa chọn cộng tác viên (selection of informant): không kém phần quan trọng,

trong nhiều trường hợp khác nhau thì các tiêu chí lựa chọn cộng tác viên mặc định sẽ

là người già (older), di chuyển hạn chế (nonmobile), nam giới nông thôn (rural males)

Sự lựa chọn này bất chấp những điều kiện ngoại cảnh như sự lan toả văn hoá, sự đa dạng địa hình, Những đặc điểm mặc định (NORMs) trên, dù vậy đều có những cơ

sở nhất định Những tiêu chí này dù mặc định nhưng có thể thay đổi, bổ sung một cách linh hoạt phụ thuộc vào từng nghiên cứu cụ thể

1.1.3 Hướng tiếp cận: đồng đại hay lịch đại

Mặc dù các phương pháp thu thập dữ liệu của PNHĐL cho thấy rõ cách tiếp cận thiên về đồng đại như đã nói ở trước đó Song khi xét ở một góc độ khác, các biến thể phương ngữ dù có vẻ đang trong trạng thái “tĩnh”, tại một thời điểm “xác định”,

kì thực lại là kết quả tương tác của rất nhiều yếu tố “động” Những yếu tố động này (thay đổi văn hoá, biến động cư dân, giao thoa ngôn ngữ ) đều là chỉ tố của những quá trình biến đổi đã và đang diễn ra Đến lúc này, thật khó có thể xem các biến thể tĩnh tại kia lại không phải là những hiện trạng lịch đại

Quả thực, các nghiên cứu về văn hoá, lịch sử dẫn xuất từ ngôn ngữ học hay thậm chí như ngữ âm học lịch sử đều cần dữ liệu biến thể phương ngữ ở trạng thái đồng đại tương đối mới có thể tiến hành so sánh, thiết lập quan hệ họ hàng hay tái lập âm

vị proto cũng như nhiều thao tác khác

Thật vậy, có thể thấy điều đó qua Andrea Hoà Phạm [45] khi bàn về sự biến đổi phần vần của tiếng Quảng Nam hiện đại và truy vết nguồn gốc những vần này từ một

số thổ ngữ tiếng Việt ở Thanh Hoá, Hà Tĩnh; Alexis Michaud, Michel Ferlus & Nguyễn Thị Minh Châu3 về cơ tầng tiếng Việt phổ thông trong thổ ngữ Phong Nha ở tỉnh Quảng Bình; hay nhận xét về ngữ âm thổ ngữ Cao Lao Hạ ở Quảng Bình của Michel Ferlus

3 Michaud Alexis, Ferlus Michel, & Nguyễn Minh-Châu (2015), Strata of standardization,

Linguistics of the Tibeto-Burman Area, 38(1), 124–162

Trang 19

16

1 v.v Hoàng Thị Châu [4, tr 282-9] trong trường hợp của phương ngữ địa lí tiếng

Việt cũng nhận định rằng: “Có thể nói không ngoa là lịch sử tiếng Việt tìm thấy trên

bản đồ phương ngữ sự ánh xạ trong không gian của sự diễn biến của nó trong thời gian Chính phương ngữ cấp cho anh ta tài liệu xác nhận sự có mặt của những giai đoạn ấy”

Như vậy, dù trên tinh thần đồng đại nhưng PNHĐL vốn đã chứa trong nó, và có thể mở rộng xem xét, các biến thể phương ngữ ấy về mặt lịch đại, hay chính là sự kết nối với ngôn ngữ học so sánh lịch sử

Trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi sử dụng điểm nhìn từ phía phương ngữ địa lí đối trong thao tác với dữ liệu đã thu thập, đồng thời kết hợp với tính chất phản ánh lịch đại của biến thể phương ngữ để tiến hành phân tích đối với ngôn ngữ Tay Dọ

Sơ đồ 1.1: Góc nhìn đối với phương ngữ học địa lí trong luận văn

1.2 Một số khái niệm trong phân chia phương ngữ

Một trong những đầu ra quan trọng trong nghiên cứu phương ngữ chính là xác lập hay phân loại các đối tượng ngôn ngữ cụ thể thành những tập hợp cùng chia sẻ một đặc điểm nào đó về các khía cạnh từ vựng, ngữ âm và thậm chí là cả ngữ pháp Những tập hợp này thực chất là các cộng đồng ngôn ngữ có điểm chung, được phân

1 Ferlus Michel (1996), Un cas de vietnamisation d’un dialecte vietnamien hétérodoxe du

Quảng Bình (Vietnam), Onzièmes Journées de Linguistique d’Asie Orientale, Paris,

France

Trang 20

17

chia dựa trên các “ranh giới vô hình” mà nhà ngôn ngữ xác lập được Vì vậy, để kết quả phân chia phương ngữ được thống nhất, các khái niệm đầu vào được sử dụng để sắp xếp cũng cần được làm rõ

1.2.1 “Ngữ thể” và các thuật ngữ phái xuất

Ngữ thể ở đây là khái niệm được chúng tôi dịch từ lect trong tiếng Anh Khái

niệm này được sử dụng khi đề cập đến một thực thể ngôn ngữ nhất định, ở trong một bối cảnh cụ thể mà nhà nghiên cứu có sự phân vân trong việc xác định tư cách của

thực thể đó là thổ ngữ, phương ngữ hay ngôn ngữ Do vậy, lect hay ngữ thể thường

được sử dụng cho các ngôn ngữ chưa được chuẩn hoá hay có một phiên bản tiêu

chuẩn nào đó Trong ngữ cảnh này, có thể nói lect là một khái niệm rộng hơn “variety”

(biến thể ngôn ngữ) Hiện nay, cách dùng này trong các tài liệu tiếng Việt vẫn chưa phổ biến

Một ví dụ về cách dùng của ngữ thể - lect: chẳng hạn với danh sách các thứ tiếng Mường tại nhiều địa điểm khác nhau, trong bối cảnh nhà ngôn ngữ không thể xác nhận rằng chúng là các ngôn ngữ gần gũi hay phương ngữ của cùng một thứ tiếng chung Vì vậy, trong bài nghiên cứu có sử dụng ngữ liệu này thì cách tốt nhất chính

là xem chúng như những “ngữ thể Mường” (Mường lects) Còn nếu muốn đề cập đến từng đối tượng cụ thể trong danh sách, có thể sử dụng dạng số ít như “ngữ thể Mường Thải” (Mường Thải lect), “ngữ thể Mường Dồ” (Mường Dồ lect)

Trong tiếng Anh, khái niệm lect còn rất linh hoạt khi có thể phái sinh tạo ra các thuật ngữ phản ánh được bối cảnh đề cập của đối tượng ngôn ngữ Chẳng hạn như là các thuật ngữ “topolect” ~ “geolect” ~ “regiolect” ~ “regionalect” (tương đương với thổ ngữ vùng hay cách nói “tiếng vùng X” trong tiếng Việt), “doculect” (tức là đối tượng ngôn ngữ đang được thể hiện trong tài liệu), sociolect (biến thể ngôn ngữ về mặt xã hội) v.v

Cũng từ lect, ta có hai khái niệm quan trọng và thuộc các khái niệm lõi của

phương ngữ học địa lí chính là phương ngữ (dialect) và thổ ngữ (subdialect) Như đã

Trang 21

18

trình bày ở 1.1.1, đề cập đến phương ngữ của một ngôn ngữ nói chung tức là đề cập

đến các biến thể có tính đánh dấu sự khác biệt giữa các đối tượng ngôn ngữ ở các khu vực địa lí khác nhau Khái niệm này rộng hơn so với khái niệm phương ngữ “là biến thể của ngôn ngữ toàn dân tại một khu vực” của Hoàng Thị Châu [4] khi bà chỉ bó hẹp trong trường hợp của tiếng Việt – một ngôn ngữ có tư cách ngôn ngữ quốc gia và được chuẩn hoá Tuy nhiên, khái niệm phương ngữ cũng có những giới hạn của nó khi đề cập đến các ngôn ngữ thông hiểu lẫn nhau nhưng lại bị “ngăn cách” bởi biên giới chính trị như trường hợp của các tiếng Thuỵ Điển, Na Uy [16, tr 6-8] Do vậy,

thực tế khái niệm “phương ngữ” cũng được sử dụng theo một cách rất tình thế (ad

hoc) trong các nghiên cứu Điều đó, theo chúng tôi, phụ thuộc vào quy ước được làm

rõ từ đầu của nhà ngôn ngữ

Phương ngữ 1 + Phương ngữ 2 + Phương ngữ n = Ngôn ngữ

Còn đối với “thổ ngữ” (subdialect), khi đã thống nhất được cách hiểu về phương ngữ thì việc hiểu khái niệm này cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn Thổ ngữ thực chất chính

là biểu hiện cụ thể của phương ngữ tại một địa điểm nhất định Nói cách khác, phương ngữ thường được hiểu là tập hợp các biến thể ngôn ngữ nằm trên những khu vực/những vùng/những diện tích bao phủ rộng chứ không phải là những đối tượng đơn lẻ, nhỏ hẹp như thổ ngữ Tuy nhiên, cái “nhỏ” và “cụ thể” của địa điểm mà thổ ngữ phản ánh rất tương đối, chẳng hạn như một xã, một làng, thậm chí là một huyện cũng có thể được xem là thổ ngữ Như vậy, việc gọi tên thổ ngữ phụ thuộc vào việc xác định trước đó xem biến thể ngôn ngữ ở đó được xếp vào phương ngữ nào Một lần nữa, quy ước từ đầu của người nghiên cứu tiếp tục đóng vai trò quan trọng

Thổ ngữ 1 + Thổ ngữ 2 + Thổ ngữ n = Phương ngữ

Lớn hơn các phương ngữ và dưới cấp độ ngôn ngữ có thể là các vùng phương

ngữ, khái niệm vùng phương ngữ là tập hợp một loạt các phương ngữ có cùng một

hoặc nhiều hơn các đặc điểm nào đó về từ vựng hoặc ngữ pháp Chẳng hạn như vùng phương ngữ Trung, vùng phương ngữ Bắc, vùng phương ngữ Nam của tiếng Việt

Trang 22

19

Tuy vậy, khái niệm vùng phương ngữ thường ít được sử dụng hoặc được đồng nhất với khái niệm phương ngữ

1.2.2 Các đường ranh phân chia

Trong phân loại phương ngữ học địa lí, khi đã xác lập và phân loại được các tập hợp cùng chia sẻ một hay nhiều đặc điểm với nhau theo các cấp độ đã nhắc đến ở tiểu

mục 1.2.1, nhà nghiên cứu thường sử dụng một công cụ nữa để trực quan hoá các kết

quả thu được, giúp làm nổi bật những gì “giống” và “khác” có tính khu biệt cao giữa

các đối tượng ngôn ngữ Công cụ đó chính là đường đồng ngữ – isogloss hay

isoglottic line, isograph

Theo David Crystal [17, tr 255], mỗi đường đồng ngữ: là một đường kẻ được

vẽ trên bản đồ, nhằm đánh dấu ranh giới một khu vực có sử dụng một đặc trưng ngôn ngữ cụ thể Một lượng lớn các đường đồng ngữ cùng đổ dồn về một địa điểm có thể

gợi ý về sự tồn tại của ranh giới phương ngữ (dialect boundary) Thật vậy, đường

đồng ngữ chính là những ranh giới có thể vạch ra được trên lí thuyết dựa vào những

dữ liệu thực tế Chia sẻ quan điểm này, Hoàng Thị Châu [4, tr 67] cũng cho biết

“đường đồng ngữ” hay “đồng ngữ tuyến” là “giới hạn về mặt địa lí của những sự khác nhau” trong bộ mặt ngôn ngữ, khi vượt ra khỏi giới hạn ấy thì sẽ có sự thay đổi dù cùng chung một thứ tiếng Thêm vào đó, cần phải dựa vào những đặc điểm trong ngôn ngữ dựa vào các khía cạnh ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, hay chính là xác lập tiêu chí để hình dung những tương đồng biến thể, từ đó kết hợp với dữ liệu địa lí để

vẽ đường đồng ngữ

Mặc dù theo tên gọi là “đường đồng ngữ” (iso-), song theo Jack Chambers & Peter Trudgill [16, tr 89-91] thì các nhà phương ngữ học lại thường sử dụng chúng trong bản đồ biểu diễn theo hai cách khác nhau Cách thứ nhất, đó là đường đồng ngữ

- isogloss dùng để biểu diễn các đặc trưng ngôn ngữ cùng chia sẻ Và cách thứ hai,

đó là đường dị ngữ - heterogloss sử dụng trong phân tách các nhóm đặc điểm khác

nhau Nói một cách đơn giản hơn, isogloss dùng ranh giới để cho biết cái tương đồng, còn heterogloss dùng ranh giới để cho biết cái khác biệt

Trang 23

20

Hình 1.1: Minh hoạ về isogloss (trái) và heterogloss (phải) từ J.Chambers & P Trudgill

Ngoài ra, hai tác giả còn cho biết có ba mô hình đường đồng ngữ căn bản, bao gồm:

- Đường đồng ngữ chồng chéo (criss-cross): miêu tả các khu vực địa lí với

những đường đồng ngữ giao thoa với nhau, thậm chí là lộn xộn về mặt trật tự

- Đường đồng ngữ chuyển tiếp (transitions): đề cập đến các đường đồng ngữ có

xu hướng dày lên, biến mất dần dần hay hoà vào nhau (trạng thái chuyển tiếp) giữa các khu vực điều tra

- Đường đồng ngữ khu vực tàn dư (relic areas): khoanh vùng các “ốc đảo thổ

ngữ” hay “thổ ngữ biệt lập” với các đặc điểm tàn dư (relic feature) hay các đặc điểm bảo thủ còn lưu giữ lại được và chưa chịu ảnh hưởng của quá trình cách tân rộng rãi xung quanh

Về mặt trình bày, đường đồng ngữ có thể được thể hiện bằng các đường kẻ liền, đường kẻ đứt và màu sắc khác nhau tuỳ vào quy ước của nhà nghiên cứu phương ngữ Bên cạnh cách thể hiện truyền thống như vậy, hiện nay các nghiên cứu phương ngữ còn sử dụng đa dạng cả bản đồ nhiệt, bản đồ màu, bản đồ biểu tượng, như một cách thể hiện các đặc trưng tương đồng được lựa chọn

Dù vậy, thực tế “đường đồng ngữ” không luôn luôn là những ranh giới rạch ròi

và dứt điểm, hay như cách nói của Hoàng Thị Châu [4, tr 68] là “bất khả xâm phạm”

Sự phân bố và quan hệ tiếp xúc phức tạp giữa các vùng thổ ngữ, phương ngữ với nhau trong thực tế luôn luôn khiến cho bức tranh về những đường đồng ngữ xuyên suốt và liên tục chỉ nằm trong dự tính lí tưởng của nhà nghiên cứu Sẽ có những vùng chuyển

Trang 24

21

tiếp khiến cho việc phân định các phương ngữ với nhau trở nên khó khăn hơn Một trong số những khái niệm quan trọng được đặt ra trong tình huống này chính là khái

niệm vùng chuyển tiếp – transition zone

Về mặt địa lí, đó thường là khu vực giáp ranh giữa hai phương ngữ/thổ ngữ khác nhau về một đặc điểm nào đó đang xét, và ở vùng chuyển tiếp này, tồn tại theo dạng tổng hoà hoặc tích hợp các đặc điểm thuộc cùng một tiêu chí nhưng khác nhau ở hai phương ngữ/thổ ngữ đó Một ví dụ điển hình là trường hợp của tiếng Việt tại Huế, Hoàng Thị Châu [4, tr 69] cho biết nó vừa mang đặc điểm “thanh điệu trầm” tương tự như các khu vực miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế), nhưng lại cũng mang đặc điểm âm cuối lẫn lộn giữa -n/-ŋ và -t/-

k như nhóm phương ngữ miền Nam

Các đặc điểm chuyển tiếp như vậy, rất có thể phản ánh những lớp sự kiện ngôn ngữ khác nhau đã từng xảy ra đối với bản thân ngữ thể của khu vực chuyển tiếp Cách nhìn nhận vùng chuyển tiếp hợp lí chính là không chỉ xem chúng đơn thuần là những khu vực giáp ranh, mà phải khai thác tính chất phân bố biến thể của chúng có những ngụ ý gì đối với sự phát triển của một phương ngữ/thổ ngữ

1.3 Một số khái niệm ngữ âm liên quan

Như đã đề cập ở phần Mở đầu, các đặc trưng trong hệ thống ngữ âm tiếng Tay

Dọ là đối tượng nghiên cứu của đề tài Do vậy, các khái niệm chung liên quan đến hệ thống ngữ âm cũng sẽ được đề cập Cụ thể, các khái niệm này được phân chia dựa theo thành phần cấu tạo nên âm tiết: các thành phần đoạn tính (segmental) và siêu đoạn tính (superasegmental)

1.3.1 Thành phần đoạn tính

Các thành phần được đề cập ở đây bao gồm khởi âm (onset), hạt nhân (nucleus), kết

âm (coda) và khái niệm về vần (rime)

Trang 25

22

Đối với khởi âm, [17, tr 339] cho biết: đây là một thuật ngữ thuộc phạm trù ngữ

âm học và âm vị học, đề cập đến các thành phần có chức năng khai mở âm tiết với tư cách là một đơn vị ngôn ngữ học Khởi âm thường được sử dụng trong quá trình miêu

tả cấu trúc âm tiết Theo cách hiểu này, khởi âm là có thể bao trùm “phụ âm đầu” (initial consonant, thường được hiểu là kiểu cấu tạo C-) và còn vượt hơn khỏi phạm

vi đó khi cho phép đưa vào nhiều kiểu cấu tạo phức tạp như CvC-, C.C-, CC-

Tiếp theo là khái niệm hạt nhân, [17, tr 334-335] cho biết đây là thành phần

của âm tiết trong một đơn vị mang thanh tính (tone unit) – tức thành phần tập trung

độ nổi bật (prominence) lớn nhất của âm tiết Nói cách khác, khái niệm này bao trùm lên khái niệm “nguyên âm”, bởi vì nguyên âm thường chính là đỉnh của âm tiết, và

do đó, tập trung năng lượng nhiều nhất, tạo nên âm sắc chủ đạo cho âm tiết Tuy nhiên, hạt nhân rộng hơn khái niệm nguyên âm ở chỗ nó còn có thể xuất hiện ở các bối cảnh

âm vị học khác (các đơn vị điệu tính khác như ngữ điệu, trọng âm)

Tương tự như khởi âm, kết âm cũng là một khái niệm ngữ âm học và âm vị học

đề cập đến cấu phần âm tiết theo sau thành phần hạt nhân ở trên [17, tr 82], có vai trò kết thúc một âm tiết Một lần nữa, khái niệm này bao trùm lên khái niệm về “phụ

âm cuối” (thường được hiểu là dạng kết âm đơn -C) khi cho phép sự xuất hiện của cả

các kết âm đơn lẫn các kết âm phức tạp (chẳng hạn như trong tiếng Anh: CC task, CCC desks…)

-Chính vì sự bao hàm của ba thuật ngữ trên đối với các khái niệm phụ âm đầu,

nguyên âm và phụ âm cuối, việc sử dụng tương ứng với chúng là khởi âm, hạt nhân

và kết âm nhằm thống nhất một cách gọi và hiểu chung trong diện mạo cấu trúc âm

tiết của tiếng Tay Dọ hiện đại cũng như với trạng thái Proto-Tai khi mà giữa chúng

có những khác biệt ở hình thức tuyến tính

Cuối cùng, khái niệm vần trong luận văn được hiểu là sự kết hợp giữa thành

phần hạt nhân và kết âm, hay sâu xa hơn [17, tr 417] khái quát rằng đó là “sự kết hợp giữa chiết đoạn phi phụ âm (non-consonantal segments) và bộ phận cuối cùng của

Trang 26

1.4 Phân loại ngôn ngữ Tai và Tay Dọ

1.4.1 Khái lược về phân loại các ngôn ngữ Tai

Các ngôn ngữ Tai, hay còn được gọi chung là chi Tai (Daic) Đây là cấp độ phân loại bao gồm nhiều ngôn ngữ hay phương ngữ còn tồn tại trải dài trên một vùng diện tích lớn của Đông Nam Á và Nam Trung Hoa Cụ thể, xa nhất về phía tây thuộc bang Assam của Ấn Độ (các Tai Ahom, Khamti, Khamyang, Aiton ) và xa nhất về phía đông thuộc các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Quốc (gồm các nhóm Zhuang, Puyi )

Về mặt lãnh thổ, các ngôn ngữ Tai xuất hiện ở sáu quốc gia chủ yếu là Ấn Độ, Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc Riêng tại Việt Nam, cộng đồng nói các ngôn ngữ Tai được phân chia thành các dân tộc khác nhau gồm: Tày (bao gồm

cả Pa Dí, Ngạn, Thu Lao), Thái, Nùng, Lào, Lự, Bố Y và Giáy

Đến lượt mình, chi Tai lại nằm trong một tập hợp lớn hơn là họ Kra-Dai (tên gọi khác ít dùng hơn hiện nay là Tai-Kadai, và một số tên gọi cũ như Kadai, Dong-Tai, Kam-Tai) Mặc dù có nhiều sự thay đổi và biến động trong cách phân loại nội bộ họ Kra-Dai của các tác giả khác nhau nhưng chi Tai luôn luôn hiện diện như một bậc

Trang 27

24

phân loại độc lập Dưới đây chúng tôi sẽ điểm qua về một số phân loại khác nhau đã

và đang có hiện nay đối với họ Kra-Dai nói chung và chi Tai nói riêng

*Phân loại nội bộ họ Kra-Dai:

Trước hết, đối với nội bộ họ Kra-Dai, không khó để nhận thấy rằng những quan điểm phân loại khác nhau chủ yếu về số lượng các chi cũng như vị trí của các chi đó

có quan hệ cội nguồn với nhau như thế nào Theo đó, một số phân loại nổi bật về nội

bộ họ Kra-Dai như sau1:

Lương Mẫn & Trương Quân Như (1996):

Sơ đồ 1.2: Quan điểm phân loại Dong-Tai của L Mẫn & T.Q Như (1996)

J Edmonson & Solnit (1997):

Sơ đồ 1.3: Quan điểm phân loại Kadai của J Edmonson & Solnit (1997)

Trang 28

25

Weera Ostapirat (2005):

Sơ đồ 1.5: Quan điểm phân loại Kra-Dai của W Ostapirat (2005)

Peter Norquest (2021):

Sơ đồ 1.6: Quan điểm phân loại Kra-Dai của P Norquest (2021)

Trong luận văn này, chúng tôi chấp nhận cách phân loại nội bộ họ Kra-Dai (hay Tai-Kadai như chữ dùng của tác giả) từ Anthony Diller nhằm đơn giản việc phân loại chứ chưa tiến hành phân tích kĩ lưỡng để nghiêng hẳn về một quan điểm nào đó

*Phân loại nội bộ chi Tai:

Cũng tương tự như phân loại nội bộ họ Kra-Dai, nội bộ chi Tai phân loại theo quan hệ cội nguồn cũng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau Song tất cả các cách phân loại này vẫn có một điểm chung gần như không thay đổi nằm ở chỗ: các nhà ngôn ngữ đều có xu hướng phân loại các ngôn ngữ Tai hiện đại vào ba nhánh căn bản là

Tai Bắc (NT - Northern Tai), Tai Trung tâm (CT - Central Tai) và Tai Tây Nam (SWT

- Southwestern Tai) Cách đặt tên này dựa theo cụm vị trí địa lí mà các ngôn ngữ cụ thể được nhóm lại, xin xem bản đồ dưới đây để rõ hơn về điều này

Trang 29

26

Hình 1.2: Phân bố địa lí của các ngôn ngữ Kra-Dai 1

Về các mô hình phân loại cụ thể, André-Georges Haudricourt [28] là người đầu

tiên đề xuất một sơ đồ phân loại các ngôn ngữ Tai với hai nhánh chính: Dioi (gồm các nhóm Yei Zhuang, Yongbei Zhuang, Youjiang Zhuang và Bouyei) và Tai Proper

(gồm các ngôn ngữ Ahom, Shan, Siam, Lao, White Tai, Black Tai, Southern Zhuang, Tho, Nung) Mặc dù cách phân loại này của Haudricourt chưa sử dụng các thuật ngữ Tai Bắc, Tai Trung tâm và Tai Tây Nam nhưng từ cách sắp xếp các nhóm ngôn ngữ,

có thể suy ra tương đương với SWT, CT theo cách hiểu hiện tại chính là bộ phận Tai Proper, và NT tương đương với khái niệm nhóm Dioi của ông

1 Tiêu đề gốc: Map of Tai languages Nguồn: Encyclopædia Britannica, Inc Tại đường dẫn: https://www.britannica.com/topic/Tai-languages#/media/1/580547/2106 Truy cập ngày 10/4/2024

Trang 30

27

Sơ đồ 1.7: Quan điểm phân loại chi Tai của A Haudricourt (1956)

Lí Phương Quế [35] [36] đã chia Proto-Tai thành ba nhánh đồng đẳng từ một gốc:

Sơ đồ 1.8: Quan điểm phân loại chi Tai của Lí Phương Quế (1960, 1977)

Khác với Lí Phương Quế nhưng lại tương tự như André-Georges Haudricourt [28], William Gedney [25] cho rằng nhánh Tai Trung tâm và Tai Tây Nam thuộc chung một nhánh và trạng thái hiện đại là khi phân tách thành hai tiểu nhánh khác nhau:

Sơ đồ 1.9: Quan điểm phân loại chi Tai của W Gedney (1989)

Trang 31

28

Với nền tảng là cách phân loại của Lí Phương Quế, nhưng La Vĩnh Hiền [55] khi tiến hành xem xét đặc điểm của các ngôn ngữ Tai ở khu vực Ấn Độ, Myanmar và Vân Nam (Trung Quốc) cho rằng nên tách các ngôn ngữ Tai ở khu vực này thành một

nhánh riêng là nhánh Tây Bắc (Northwestern Tai):

Sơ đồ 1.10: Quan điểm phân loại chi Tai của La Vĩnh Hiền (2001)

Hơi khác với cách phân loại thành ba nhánh, Pittayawat Pittayaporn [47] dựa vào các đặc điểm cách tân trong ngữ âm Proto-Tai để phân loại các ngữ thể Tai được điều tra trong công trình của mình Tác giả đã sử dụng các chữ cái theo thứ tự từ A,

B, C, đến Q để phân các ngôn ngữ thành những nhóm tương ứng

Kết quả thu được của Pittayaporn không được thể hiện thành ba nhánh như truyền thống Dù vậy dựa theo các ngôn ngữ theo từng nhóm chữ cái, có thể thấy kết quả phân loại này ủng hộ và gần với quan điểm phân loại của André-Georges Haudricourt [28] & W Gedney [25]:

Sơ đồ 1.11: Kết quả phân loại chi Tai của P Pittayaporn (2009)

Trang 32

29

Chú thích: Các khoanh do chúng tôi thêm vào để làm rõ hơn với khoanh đứt đoạn ngoài cùng bên trái là nhóm tương ứng với các ngôn ngữ nhánh Tai Tây Nam Khoanh liền ở giữa ứng với các ngôn ngữ nhánh Tai Trung tâm Khoanh đứt liền ngoài cùng bên phải ứng với các ngôn ngữ nhánh Tai Bắc

Sau phân loại của Pittayaporn, Jerold Edmonson [19] sử dụng cách tiếp cận ước

tính phát sinh di truyền (phylogenetic estimation) với ngữ liệu từ 29 ngữ thể Tai

Trong phạm vi đó, kết quả thu được cho thấy: Dữ liệu có thể phân thành các cụm NT, SWT, CT (và một cụm mà Edmonson kí hiệu là CT’ (Tày, Nùng) Đặc biệt, kết quả phân nhóm này cũng cho thấy SWT và CT có một điểm tổ tiên chung, trong khi đó

NT là một nhánh phân tách từ Proto-Tai với tổ tiên chung của SWT và CT Một lần nữa, quan điểm phân loại của André-Georges Haudricourt [28], William Gedney [25] lại được củng cố và hỗ trợ

Sơ đồ 1.12: Kết quả phân loại chi Tai của J Edmonson (2013)

Cuối cùng, mới đây nhất là mô hình phân loại nội bộ chi Tai của Liệu Hán Ba

và Đái Trung Phái [37] với tổ tiên Tai được chia thành hai tiểu chi lớn gồm: Tai Nam

(Southern Tai, hay Tai Proper – tạm dịch: kiểu Tai thực) và Tai Bắc (Northern Tai, hay Yay Proper – tạm dịch: kiểu Yay thực) Dưới cấp độ của Tai Nam bao gồm Tai

Tây Nam và Tai Trung tâm Ở phía còn lại, dưới Tai Bắc là nhóm các phương ngữ

Zhuang Bắc, Zhuang Ung Nam (邕南壯 Yongnan Zhuang) và tiếng Saek Như vậy,

về cơ bản quan điểm phân loại này có thể xem là tương tự với quan điểm của Georges Haudricourt [28] & William Gedney [25] khi vẫn cho rằng SWT và CT có quan hệ gần nhau hơn so với NT

Trang 33

André-30

Sơ đồ 1.13: Quan điểm phân loại chi Tai của L.H Ba & Đ.C Phái (2019)

Trong luận văn này, bằng sự chứng thực từ các kết quả phân loại gần đây như

đã điểm lược, chúng tôi chấp nhận quan điểm phân loại nội bộ chi Tai của William Gedney

1.4.2 Phân loại sơ bộ ngôn ngữ Tay Dọ

Michel Ferlus [24] dù không chỉ ra một cách hiển ngôn nhưng đã có ý phân loại tiếng Tay Dọ vào nhánh Tai Tây Nam và đồng thời phản bác lại quan điểm của James

R Chamberlain [15] khi xếp loại một thổ ngữ của tiếng Tay Dọ là Tay Men (cũng như các ngữ thể tương tự tiếng Tay Men) vào nhánh Tai Bắc vì một số từ vựng có lưu tích Tai Bắc chưa thể giải thích được Căn cứ để Michel Ferlus phân loại tiếng Tay

Dọ là một ngôn ngữ Tai Tây Nam chính là dựa vào các tương ứng từ vựng đều đặn

và kiểm chứng được khi so sánh Tay Dọ với các Tai Tây Nam khác1

Mặc dù như vậy, Michel Ferlus vẫn để ngỏ khả năng giải thích cũng như cho rằng cần phải làm sáng tỏ được vốn từ vựng “khác lạ” ấy ở tiếng Tay Dọ Điều này cho thấy có việc phân loại ngôn ngữ Tay Dọ ở bề mặt có thể dễ dàng quy nó vào một ngôn ngữ Tai Tây Nam, song việc tìm câu trả lời cho bản chất hình thành của ngôn ngữ Tai này là một quá trình phức tạp và còn cần nghiên cứu thêm Trong bối cảnh

1 Nguyên văn trong Michel Ferlus [24, tr 309]: “ J R Chamberlain (1991), à qui ces problèmes n’ont pas échappé, en a conclu un peu hâtivement à propos du Tay Maen que cette

langue devait être classée dans le northern tai Il faut objecter que, mis à part une courte liste

de mots, le vocabulaire du Tay Yo relève bien de la branche thai selon des correspondances régulières.”

Trang 34

31

như vậy, cách phân loại Tai Bắc dành cho Tay Dọ và các thổ ngữ của nó của James

R Chamberlain hoàn toàn không hề vô căn cứ một chút nào Góc nhìn đó của Chamberlain thực sự cần được lưu tâm và đào sâu hơn

Đối với bề mặt Tai Tây Nam của ngôn ngữ Tay Dọ, theo cách phân loại lưỡng phân của James R Chamberlain [13] thì Tay Dọ là một ngôn ngữ SWT thuộc nhóm

P Tuy nhiên, thực tế có những từ vựng rải rác ở các thổ ngữ Dọ khác nhau tồn tại cả dạng PH lẫn P, điều đó cho ta thấy một hiện thực phức tạp hơn Ví dụ: /pʰaːtᴰᴸ⁴/ ~ /paːtᴰᴸ⁴/ “tuột, trật”, /taːC⁴/ ~ /tʰaːC⁴/ “đố, thách”, /kɔːŋᴬ⁴/ ~ /kʰɔːŋᴬ⁴/ “ngóng, mong” Trang phân loại ngôn ngữ Glottolog [27] hiện đang xếp tiếng Tay Dọ như một phần tử nằm trong nút tập hợp Red Tai của tiểu nhóm Chiềng Xen (Chiang Saen) trong nhóm P của Tai Tây Nam Cách phân loại này được rút ra từ kết quả của Michel Ferlus [24], vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết trong cách phân loại này:

Sơ đồ 1.14: Phân loại ngôn ngữ Tay Dọ trong nội bộ SWT (Glottolog, 2024)

Do vậy, trong luận văn này, chúng tôi chấp nhận quan điểm phân loại Tay Dọ là một ngôn ngữ với bề mặt thuộc về nhóm P, nhánh Tai Tây Nam, chi Tai, họ Kra-Dai

và tạm không đi sâu vào hay chấp nhận cấp phân loại thấp hơn điểm nút nhóm P

1.4.3 Cảnh huống ngôn ngữ khu vực khảo sát

Một cách bao quát, cảnh huống ngôn ngữ tại khu vực miền Tây Nghệ An và phía nam Thanh Hoá tương đối đa dạng Ngôn ngữ Tay Dọ cùng với các thứ tiếng

Trang 35

32

khác (hoặc cùng là Tai, hoặc phi Tai) trong quá khứ đến hiện tại xảy ra nhiều hoạt động tương tác lẫn chiều tác động cũng khác nhau

*Đối với các ngôn ngữ Tai:

Ngoài tiếng Tay Dọ là ngôn ngữ có sự phân bố rộng rãi nhất, những ngôn ngữ Tai “hàng xóm” nổi bật có thể kể đến là tiếng Tay Nhài /tajᴬ⁴ ɲaːjᴮ⁴ ~ jaːjᴮ⁴/và tiếng Tay Mươi /tajᴬ⁴ mɨəjC¹²³ ~ məːjC¹²³/ Ở Nghệ An, địa bàn phân bố của tiếng Tay Nhài mặc dù ít hơn nhưng gần như cộng đồng ngôn ngữ này sống xen kẽ với người Tay

Dọ Một điểm đáng chú ý là đa số những người Tay Nhài đều có thể nói tiếng Tay Dọ thành thạo, song ở chiều ngược lại lại không phổ biến Ngoài tên gọi Tay Nhài, cộng đồng này và ngôn ngữ của họ còn có tên gọi khác là Tay Thanh /tajᴬ⁴ tʰɛːŋᴬ¹²³/ Đối với tiếng Tay Mươi, cộng đồng ngôn ngữ này chỉ phân bố tập trung ở khu vực Tương Dương, Con Cuông của Nghệ An Số lượng người nói ngôn ngữ này không nhiều Qua điền dã ở khu vực này, chúng tôi được biết rằng họ có thể sử dụng ngôn ngữ của mình để giao tiếp với cả người Tay Dọ và Tay Nhài mà không nhất thiết phải chuyển mã Ấn tượng này được những người Tay Dọ và Tay Nhài ở khu vực này tổng kết là “tiếng Tay Mươi vừa giống Tay Dọ, vừa giống Tay Nhài”

Một điều đáng chú ý: Đối với người Tay Dọ ở nam Thanh Hoá, những người nói ngôn ngữ tương tự như Tay Nhài ở Nghệ An lại được gọi (và cũng tự gọi chính họ) là Tay Mươi Điều này cũng được ghi nhận trong ghi chép của Romain Robert (1941: 8) Như vậy, đã có một sự chồng chéo phức tạp về tộc danh diễn ra ở hai khu vực này

Ngoài Tay Nhài và Tay Mươi, ở Nghệ An còn có một bộ phận nhỏ người Tay Khằng /tajᴬ⁴ kʰaŋᴮ⁴/ Cộng đồng ngôn ngữ này chỉ phân bố ít ỏi ở một số địa điểm thuộc huyện Kỳ Sơn Ngôn ngữ của họ hầu như vẫn chưa được nghiên cứu

*Đối với các ngôn ngữ phi Tai:

Các ngôn ngữ phi Tai có sự tiếp xúc với Tay Dọ chủ yếu là các thứ tiếng thuộc

họ Nam Á và họ Mông-Miền

Trang 36

33

Về họ Nam Á, thứ tiếng tiếp xúc và có thể nói là chịu ảnh hưởng lớn từ các ngôn ngữ Tai nói chung (trong đó Tay Dọ ở khu vực này cũng là một thành tố quan trọng) là tiếng Khmú Địa bàn ở Nghệ An của người Khmú chỉ phân bố chủ yếu ở khu vực cận biên giới hoặc biên giới các huyện Quế Phong, Kỳ Sơn Ngoài ra họ phân bố tản mạn hơn ở một số xã thuộc huyện Tương Dương Gần như tất cả những người Khmú đều có khả năng nói các tiếng Tai một cách thành thạo, bản thân ngôn ngữ của họ cũng chịu ảnh hưởng mạnh về mặt từ vựng từ các ngôn ngữ này (Gordon Downer, 1990) Chẳng hạn, tiếng Khmú ở Nghệ An chỉ còn giữ được số đếm thuần Khmú đến /moːj/ “một” và /baːr/ “hai”, còn lại đều là mượn từ tiếng Tai [48] Một ngôn ngữ thuộc chi Khmuic đã từng có mặt ở Nghệ An là tiếng Ơđu, song ngôn ngữ này trên thực tế đã tuyệt chủng và chỉ được phục hưng một cách yếu ớt trong thời gian gần đây

Ngoài tiếng Khmú, sẽ là thiếu sót vô cùng lớn nếu bỏ qua các ngôn ngữ Vietic Ngoại trừ tiếng Việt với độ bao phủ lớn và sâu rộng như hiện nay, các ngôn ngữ Vietic khác cũng có quá trình tiếp xúc đa dạng với các ngôn ngữ Tai ở khu vực này Đó là các thứ tiếng của những cộng đồng ngôn ngữ nằm trong một tập hợp lớn là dân tộc Thổ gồm: Pọng, Cuối, Mọn, Thổ Đặc biệt, khu vực Tương Dương, Quỳ Hợp, Tân

Kỳ ở Nghệ An là những nơi có tiếp xúc mạnh mẽ với các thứ tiếng Vietic kể trên Ngay cả với người Tay Dọ ở Thanh Hoá cũng nằm trong khu vực có tiếp xúc với tiếng Thổ tương tự như ở Nghệ An

Về họ Mông-Miền, tiếp xúc với các ngôn ngữ Tai ở Nghệ An chỉ có một đại diện là tiếng Mông Người Mông trước kia có thể nói và hiểu được các thứ tiếng Thái

mà họ tiếp xúc gần nhất Tuy vậy, ngày nay thì điều đó gần như không còn tồn tại mà thay vào đó, người Mông sẽ sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với cộng đồng khác tộc Tựu trung, các ngôn ngữ Tai ở khu vực Tây Nghệ An trước kia từng đóng vai

trò là ngôn ngữ vùng/ngôn ngữ phổ thông và có uy thế lớn (high prestige) Điều này

giải thích tại sao các tộc người hay các cộng đồng ngôn ngữ phi Tai đều ít nhiều có khả năng sử dụng tiếng Tai để giao tiếp (chủ yếu trong các hoạt động thương mại)

Trang 37

34

Uy thế này chỉ thay đổi sau khi tiếng Việt được phổ biến và nhanh chóng chiếm vị trí

áp đảo của không chỉ các Tai mà còn nhiều ngôn ngữ khác trong khu vực

Sơ đồ 1.15: Địa bàn truyền thống của các ngôn ngữ Tai và phi Tai ở Nghệ An

Trang 38

35

CHƯƠNG 2 - NGỮ ÂM TIẾNG TAY DỌ HIỆN ĐẠI: TỪ CỤ THỂ ĐẾN

KHÁI QUÁT

2.1 Sơ lược về các địa điểm khảo sát

Trong luận văn này, như đã nói ở phần Mở đầu, chúng tôi lựa chọn các địa điểm

khảo sát thuộc hai tỉnh Nghệ An và phía nam tỉnh Thanh Hoá Đây vốn là những khu vực cư trú lâu đời và có thể nói là ổn định của người Tay Dọ

2.1.1 Danh sách địa điểm khảo sát

1 Xuân Lẹ Mươ̄ng Lě Thường Xuân Thanh Hoá

2 Thanh Quân Mươ̄ng Chāng Như Xuân Thanh Hoá

3 Mường Nọc Mươ̄ng Nòk Quế Phong Nghệ An

4 Cắm Muộn Mươ̄ng Kwāng Quế Phong Nghệ An

5 Châu Tiến Mươ̄ng Chiê̄ng Ngām Quỳ Châu Nghệ An

6 Châu Hạnh Mươ̄ng Miếng Quỳ Châu Nghệ An

7 Châu Bình Mươ̄ng Kồ Bá Quỳ Châu Nghệ An

8 Châu Hoàn Mươ̄ng Chōn Quỳ Châu Nghệ An

9 Châu Lộc Mươ̄ng Ngình Quỳ Hợp Nghệ An

10 Châu Quang Mươ̄ng Hám Quỳ Hợp Nghệ An

11 Châu Lý Mươ̄ng Chǒng Quỳ Hợp Nghệ An

12 Chi Khê Mươ̄ng Chai Con Cuông Nghệ An

13 Yên Hoà Mươ̄ng Xiê̄ng Mēn Tương Dương Nghệ An

Bảng 2.1: Danh sách địa điểm khảo sát cụ thể

Trong thời kì nhà Nguyễn, các địa điểm khảo sát thuộc về ba vùng địa lí chính trước đây và tương ứng với hiện nay như sau:

- Châu Thường Xuân (gọi tắt là Châu Thường) thuộc Phủ Thọ Xuân, gồm các

huyện Thường Xuân và Như Xuân hiện nay thuộc tỉnh Thanh Hoá

Trang 39

36

- Phủ Quỳ Châu (gọi tắt là Phủ Quỳ): địa danh này đã xuất hiện chậm nhất là từ

thời Hậu Lê Gồm các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp và một phần đất các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn hiện nay của tỉnh Nghệ An

- Phủ Tương Dương (gọi tắt là Phủ Tương): thời Hậu Lê từng mang tên Trà

Long, sau đổi thành Trà Lân Gồm phần đất các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông hiện nay thuộc tỉnh Nghệ An

Ba vùng địa lí này có thể xem như ba tiểu vùng ngôn ngữ - văn hoá Tay Dọ Ứng với mỗi vùng, có đủ tối thiểu một số đặc trưng nhất định nằm trong ngôn ngữ và về các yếu tố văn hoá khác Tuy nhiên, do khuôn khổ của luận văn, chúng tôi sẽ không đề cập thêm về vấn đề này

Ngoài ra cũng cần nói thêm, nghiên cứu này sẽ chủ yếu tập trung vào các thổ ngữ Tay Dọ ở tỉnh Nghệ An, hai thổ ngữ Thanh Hoá được thu thập do vậy sẽ đóng vai trò như dữ liệu bổ sung, chủ yếu là mang tính tham khảo Trong tương lai, sẽ cần

có nhiều dữ liệu hơn từ khu vực Thanh Hoá nói riêng và các khu vực khác nữa nói chung, để bức tranh về ngôn ngữ Tay Dọ hiện đại thêm phần hoàn thiện

2.1.2 Độ nổi bật của điểm khảo sát

Cả ba khu vực này đều là những nơi mà người Tay Dọ cũng như ngôn ngữ của

họ có độ bao phủ rộng nhất so với các ngôn ngữ Thái khác kề cận Trước khi tiếng Việt có vị thế như ngôn ngữ phổ thông vùng như bây giờ, ở các địa điểm này thì tiếng Tay Dọ đã từng có vai trò như vậy Những người nói tiếng Thái khác, những người không phải Thái (như Khmú, Mông và thậm chí là người Kinh di cư lên buôn bán ở miền núi) có thể nói tiếng Tay Dọ một cách thông thạo ở nhiều mức độ khác nhau Ngoài ra, các địa điểm được chúng tôi lựa chọn đều là những địa điểm có dấu

ấn văn hoá – tức các thổ ngữ này đủ độ nổi bật Dấu ấn văn hoá đó thường được lưu giữ trong các văn bản văn học dân gian truyền miệng và lưu hành rộng rãi giữa các mường Thái với nhau, bất chấp những cách trở về mặt địa lí trong điều kiện giao thông ngày trước

Trang 40

37

Chẳng hạn, các ngữ liệu dân gian đối với một số địa điểm có thể kể đến như:

- Điểm khảo sát Châu Hạnh vốn thuộc Mường Miêng:

Tă̄i Mươ̄ng Miếng mī xiếng yượk khăw

Tiêng chīnh chǔ Nờ Pọn Mươ̄ng Miếng

“Người Mường Miêng mang tiếng đói khát Người Kẻ Bọn xứ Miêng có tiếng tranh tình”

- Điểm khảo sát Châu Tiến vốn thuộc Mường Chiềng Ngàm:

Mươ̄ng Chiê̄ng Ngām kī pá xám nă̌m

Nă̌m Hàt kiw Nă̌m Viềk lắi kái

“Dân Chiềng Ngàm ăn cá ba sông Sông Hạt cùng Sông Việc quấn dòng”

- Điểm khảo sát Yên Hoà vốn thuộc Mường Xiềng Mèn:

Mươ̄ng Xiê̄ng Mēn hín xā phá lǒm

Pơ̄ bọ xàng yon kīnh kǒm huố hặw būp kă̄m

“Xứ Xiềng Mèn ngổn đá lắm lèn

Ai vụng lách dễ đầu gối đụng vàng”

- Điểm khảo sát Cắm Muộn thuộc Mường Quàng:

Tă̄i Mươ̄ng Kwāng hạp hāng mo tẹch

Khẹch hăw ban chă̄k tồ hươ̄n lơ̄

“Dân Mường Quàng quảy gánh trĩu hàng Khách vào làng biết lựa ghé nhà ai”

Tựu trung lại, việc lựa chọn các địa điểm nằm thuộc về những nơi mà người Tay

Dọ chiếm số lượng áp đảo, kèm theo tự sự dân gian mang tính thành ngữ thuộc về địa điểm sẽ đảm bảo được độ phủ tương đối rộng cho kết quả nghiên cứu

Ngày đăng: 11/10/2024, 16:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Ngọc Bình (2002), Bước đầu miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng Thái Quỳ Châu, Nghệ An, LVTS Ngôn ngữ học - ĐHKHXH&amp;NV (ĐHQGHN), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu miêu tả hệ thống ngữ âm tiếng Thái Quỳ Châu
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bình
Năm: 2002
3. Sầm Văn Bình (2014), Tài liệu dạy học chữ Thái (Hệ Lai Tay) – Sách giáo khoa, NXB Đại học Vinh, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu dạy học chữ Thái (Hệ Lai Tay) – Sách giáo khoa
Tác giả: Sầm Văn Bình
Nhà XB: NXB Đại học Vinh
Năm: 2014
6. Vi Tân Hợi - Lô May Hằng, Vi Khăm Mun (2019), Tài liệu giảng dạy tiếng Thái Nghệ An (Hệ chữ Lai Pao), NXB Nghệ An, Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu giảng dạy tiếng Thái Nghệ An (Hệ chữ Lai Pao)
Tác giả: Vi Tân Hợi - Lô May Hằng, Vi Khăm Mun
Nhà XB: NXB Nghệ An
Năm: 2019
7. Tạ Thành Tấn (2021), Cơ chế luồng hơi, thời gian khởi thanh và những ứng dụng thực tiễn của chúng, Ngôn ngữ, 7, 12–32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Tạ Thành Tấn
Năm: 2021
8. Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin và cộng sự. (2003), Đồng Khánh địa dư chí (bản dịch tiếng Việt), NXB Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng Khánh địa dư chí
Tác giả: Ngô Đức Thọ, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin và cộng sự
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2003
9. Nguyễn Khắc Toàn (1972), Về hệ thống ngữ âm tiếng Thái ở miền Bắc Việt Nam, in trong: Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc, Viện Ngôn ngữ học – Uỷ ban KHXHVN xuất bản, 49-70 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc
Tác giả: Nguyễn Khắc Toàn
Năm: 1972
10. Ferdinand de Saussure (2004), Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương (Cao Xuân Hạo dịch), NXB Khoa học Xã hội.Tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngôn ngữ học Đại cương
Tác giả: Ferdinand de Saussure
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội. Tiếng nước ngoài
Năm: 2004
11. Benedict Paul K. (1942), Thai, Kadai, and Indonesian: A new alignment in Southeastern Asia, American Anthropologist, 44(4), 576–601 Sách, tạp chí
Tiêu đề: American Anthropologist
Tác giả: Benedict Paul K
Năm: 1942
13. Chamberlain James R. (1972), The Origin of the Southwestern Tai, Bulletin des Amis du Laos, 7(8), 233–244 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bulletin des Amis du Laos
Tác giả: Chamberlain James R
Năm: 1972
14. Chamberlain James R. (1984), The Tai dialects of Khammouan Province: their diversity and origins, Science of Language Papers, 4, 62–95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Science of Language Papers
Tác giả: Chamberlain James R
Năm: 1984
15. Chamberlain James R. (1991), Mène: A Tai dialect originally spoken in Nghê An (Nghê Tinh), Vietnam – Preliminary Linguistic Observations and Historical Implications, Journal of the Siam Society, 79(2), 103–123 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of the Siam Society
Tác giả: Chamberlain James R
Năm: 1991
16. Chambers John K. &amp; Trudgill Peter (1998), Dialectology, Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dialectology
Tác giả: Chambers John K. &amp; Trudgill Peter
Năm: 1998
17. Crystal David (2008), A Dictionary of Linguistics and Phonetics, Wiley Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Dictionary of Linguistics and Phonetics
Tác giả: Crystal David
Năm: 2008
18. Downer Gordon (1990), The Tai Element in Khmuʔ, Mon-Khmer Studies, 18(19), 44–51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mon-Khmer Studies
Tác giả: Downer Gordon
Năm: 1990
19. Edmondson Jerold A. (2013), Tai subgrouping using phylogenetic estimation, Paper presented at the 46th International Conference on Sino-Tibetan Languages and Linguistics (ICSTLL 46) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tai subgrouping using phylogenetic estimation
Tác giả: Edmondson Jerold A
Năm: 2013
20. Ferlus Michel (1990), Remarques sur le consonantisme du Proto Thai-Yay (Révision du proto-Tai de Li Fangkuei), 23rd International Conference on Sino-Tibetan Languages and Linguistics, Arlington, TX, United States Sách, tạp chí
Tiêu đề: Remarques sur le consonantisme du Proto Thai-Yay (Révision du proto-Tai de Li Fangkuei)
Tác giả: Ferlus Michel
Năm: 1990
21. Ferlus Michel (1993), Phonétique et écriture du Tai de Qui Châu (Vietnam), Cahiers de Linguistique – Asie Orientale, 22 (1), 87-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cahiers de Linguistique – Asie Orientale
Tác giả: Ferlus Michel
Năm: 1993
22. Ferlus Michel (1994), L’évolution des fricatives vélaires *x et *ɣ dans les langues Thai, Cahiers de Linguistique - Asie Orientale, 23(1), 129–139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cahiers de Linguistique - Asie Orientale
Tác giả: Ferlus Michel
Năm: 1994
1. Dữ liệu tiếng Lào từ SEAlang Library Lao Dictionary Resources, Truy cập tại địa chỉ: http://sealang.net/lao/dictionary.htm Link
2. Dữ liệu tiếng Thái Lan từ SEAlang Library Thai Dictionary Resources. Truy cập tại địa chỉ: http://sealang.net/thai/dictionary.htm Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Phân bố địa lí của các ngôn ngữ Kra-Dai 1 - Luận văn hệ thống ngữ Âm tiếng thái yo qua các biến Đổi lịch sử và Địa bàn phân bố
Hình 1.2 Phân bố địa lí của các ngôn ngữ Kra-Dai 1 (Trang 29)
Hình 2.1: Các địa điểm khảo sát trong nghiên cứu - Luận văn hệ thống ngữ Âm tiếng thái yo qua các biến Đổi lịch sử và Địa bàn phân bố
Hình 2.1 Các địa điểm khảo sát trong nghiên cứu (Trang 41)
Hình 4.1: Sự phân bố các biến thể khởi âm /pʰ/=/f/ và /pʰ/≠/f/ - Luận văn hệ thống ngữ Âm tiếng thái yo qua các biến Đổi lịch sử và Địa bàn phân bố
Hình 4.1 Sự phân bố các biến thể khởi âm /pʰ/=/f/ và /pʰ/≠/f/ (Trang 103)
Hình 4.2: Sự phân bố các biến thể khởi âm /v/=/ɓ/ và /v/≠/ɓ/ - Luận văn hệ thống ngữ Âm tiếng thái yo qua các biến Đổi lịch sử và Địa bàn phân bố
Hình 4.2 Sự phân bố các biến thể khởi âm /v/=/ɓ/ và /v/≠/ɓ/ (Trang 104)
Hình 4.3: Sự phân bố các biến thể khởi âm /c/=[c] và /c/=[s] - Luận văn hệ thống ngữ Âm tiếng thái yo qua các biến Đổi lịch sử và Địa bàn phân bố
Hình 4.3 Sự phân bố các biến thể khởi âm /c/=[c] và /c/=[s] (Trang 105)
Hình 4.4: Sự phân bố các biến thể khởi âm /ŋV̘/, /ɲV̘/ - Luận văn hệ thống ngữ Âm tiếng thái yo qua các biến Đổi lịch sử và Địa bàn phân bố
Hình 4.4 Sự phân bố các biến thể khởi âm /ŋV̘/, /ɲV̘/ (Trang 106)
Hình 4.7: Sự phân bố các biến thể vần /-iəC/&gt;[-iəC] và /-iəC/&gt;[-eC] - Luận văn hệ thống ngữ Âm tiếng thái yo qua các biến Đổi lịch sử và Địa bàn phân bố
Hình 4.7 Sự phân bố các biến thể vần /-iəC/&gt;[-iəC] và /-iəC/&gt;[-eC] (Trang 109)
Hình 4.10: Sự phân bố các biến thể vần /əːj/&gt;[əːj] và /əːj/&gt;[əj] - Luận văn hệ thống ngữ Âm tiếng thái yo qua các biến Đổi lịch sử và Địa bàn phân bố
Hình 4.10 Sự phân bố các biến thể vần /əːj/&gt;[əːj] và /əːj/&gt;[əj] (Trang 112)
Hình 4.14: Bản đồ các phân chia phương ngữ Tay Dọ ở Nghệ An - Luận văn hệ thống ngữ Âm tiếng thái yo qua các biến Đổi lịch sử và Địa bàn phân bố
Hình 4.14 Bản đồ các phân chia phương ngữ Tay Dọ ở Nghệ An (Trang 118)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w