1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài giảng LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( combo full slides 12 chương )

144 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
Tác giả NGUYỄN MINH KIỀU, SỬ ĐÌNH THÀNH, VŨ THỊ MINH HẰNG, DƯƠNG THỊ BÌNH MINH
Chuyên ngành Tài chính Tiền tệ
Thể loại Bài giảng
Định dạng
Số trang 144
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Lý thuyết ưa thích tiền của J.M.Keynes Khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông mà dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước… cần để thỏa mãn các động cơ - Động

Trang 1

LÝ THUYẾT

TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

Trang 2

NỘI DUNG

1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ

2 CUNG VÀ CẦU TIỀN TỆ

3 HỆ THỐNG ĐỊNH CHẾ TRUNG GIAN TÀI CHÍNH

4 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Trang 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 NGUYỄN MINH KIỀU,

Giáo trình lý thuyết tiền tệ

Trang 4

1 ĐẠI CƯƠNG VỀ TIỀN TỆ

1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TIỀN

1.2 VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1.3 CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ

1.4 CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

Trang 5

1.1 LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA TIỀN

Tiền ra đời từ nền sản xuất h.hóa

- Nền sản xuất hàng hóa phát triển nên phải có sự phân công lao động xã hội

- Sự phân công lao động xã hội tạo nên: Có người thừa hàng hóa này nhưng thiếu hàng hóa khác

Hình thành nhu cầu trao đổi hàng hoá

- Ban đầu trao đổi hàng hóa trực tiếp Chuyển qua trao đổi bằng hàng hóa trung gian

- Khi hàng hóa trung gian trở thành vật trao đổi ngang giá chung, tiền ra đời Đây là thời kỳ hóa tệ.

Trang 6

1.2 VAI TRỊ VÀ CHỨC NĂNG

CỦA TIỀN TỆ

1.2.1 VAI TRỊ CỦA TIỀN

a Tiền là phương tiện để mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hóa

b Tiền là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế

c Tiền là phương tiện để phục vụ cho mục đích của người sở hữu chúng.

Trang 7

1.2.2 CHỨC NĂNG CỦA TIỀN

a Chức năng thước đo giá trị

Đơn vị thanh tóan và đo lường giá trị hàng hóa

b Chức năng phương tiện lưu thông

Tiền thực hiện chức năng lưu thông cần phải có sức

mua ổn định, đủ lượng tiền, nhiều loại tiền

c Chức năng phương tiện cất trữ giá trị

Tiền được rút khỏi lưu thông để dự trữ trong một thời gian.

Trang 8

d Chức năng phương tiện thanh toán

- Tiền dùng để trả nợ

- Tiền vận động độc lập tương đối so với sự vận

động của hàng hóa, dịch vụ cả về không gian lẫn thời gian

e Chức năng tiền tệ thế giới:

Vàng và một số ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi (USD, Euro ).

Hoặc tiền có 3 chức năng: Thước đo giá trị,

phương tiện cất trữ và phương tiện trao đổi

Trang 9

1.3 CÁC HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ

a Hình thái hóa tệ: Một số hàng hóa trung gian được sử dụng như vật trao đổi ngang giá và chúng trở thành tiền Các điều kiện để một hàng hóa có thể dùng làm vật trung gian trao đổi

Trang 10

b Hình thái kim tệ: Thời kỳ tiền bằng kim loại Ban đầu người ta dùng các kim loại thông thường như thép, kẽm, đồng, chì… dần dần các kim loại quý được sử dụng làm tiền như bạc, vàng

c Hình thái tín tệ: Vào cuối những năm 1600 tiền giấy ra đời, bắt đầu cho thời kỳ tín tệ Tiền giấy cũng được tiếp tục phát triển thành hệ thống tiền

tệ hiện đại ngày nay

Trang 11

1.4 CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

1.4.1 Chế độ lưu thơng tiền kim loại

- Chế độ đơn bản vị: Chỉ sử dụng một loại kim loại làm vật

ngang giá chung: đồng (tk 3 trước cơng nguyên), bạc (thời kỳ đầu CN tư bản), vàng (cuối thế kỷ 18)

- Chế độ song bản vị: Hai loại kim loại quý là vàng và bạc đều được chọn làm vật trao đổi ngang giá chung (những năm đầu tk 19), nên nhà nước quy định tỷ lệ quy đổi (Quy luật Gresham)

- Chế độ bản vị vàng: Chế độ bản vị vàng được Anh quốc áp dụng đầu tiên vào năm 1816, sau đó đến Đức (1872), Hoa

Kỳ (1873).

Trang 12

1.4.2 Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu (tiền giấy)

- Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu được đổi ra vàng:

+ Chế độ bản vị Bảng Anh sau thế chiến I đến năm 1931

+ Chế độ bản vị USD sau thế chiến II từ 1944 đến 1971

(Hệ thống tiền tệ Bretton Woods, tháng 7/1944 đến

tháng 8/1971)

- Chế độ lưu thông tiền dấu hiệu không được đổi ra vàng

Do NH TW phát hành (tiền pháp định) Tuy nhiên,

vàng vẫn còn là thước đo giá trị, phương tiện tích lũy và tiền tệ thế giới Các nước vẫn dự trữ vàng Chính phủ thực thi chính sách tiền tệ kiềm chế lạm phát bảo đảm lưu thông tiền tệ ổn định, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.

Trang 13

2 CUNG VÀ CẦU TIỀN TỆ

2.1 CÁC KHỐI TIỀN TRONG LƯU THÔNG 2.2 CẦU TIỀN TỆ

2.3 CÁC CHỦ THỂ CUNG ỨNG TIỀN

Trang 14

2.1 CÁC KHỐI TIỀN TRONG LƯU THƠNG

2.1.1 Các khái niệm của tiền

- Các nhà kinh tế địmh nghĩa tiền: “Tiền được coi là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc

thanh tốn cho hàng hĩa hoặc dịch vụ, hoặc trong việc hồn trả các mĩn nơ”

- Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “Tiền tệ là phương tiện thanh tốn, bao gồm tiền giấy, tiền kim loại

và các giấy tờ cĩ giá như tiền”

Trang 15

2.1.2 Hệ thống tiền tệ hiện nay

Hệ thống tiền tệ hiện nay dựa trên cơ sở tiền tệ bất khả hoán

a Tiền pháp định: Còn được gọi là tiền mặt do

NH Trung ương in, đúc và phát hành Pháp

luật quy định phải sử dụng

b Tiền chuyển khoản: Còn được gọi là tiền

ghi sổ (bút tệ) do các ngân hàng trung gian tạo

ra như séc, thẻ

Trang 16

2.1.3 Các khối tiền trong lưu thông

M1 = Tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn

+ Tiền gửi có thể phát hành séc

M2 = M1 + Tiền gửi có kỳ hạn (lượng nhỏ) + Tiền gửi tiết kiệm + Tiền gửi ở thị trường tiền tệ + Hợp đồng mua lại qua đêm + Đô

la châu Âu qua đêm

M3 = M2 + Tiền gửi có kỳ hạn (lượng lớn)+

Hợp đồng mua lại dài hạn + Đô la châu Âu

có kỳ hạn

L = M3 + Chứng khoán kho bạc ngắn hạn

+Thương phiếu + Trái phiếu.

Trang 17

2.2 CẦU TIỀN TỆ

2.2.1 Phái kinh tế học tân cổ điển

a Tốc độ chu chuyển của tiền và phương trình trao đổi: Irving Fisher (1887-1947)

V = P*Y / M

Trong đó: V : Tốc độ vòng quay của tiền

P*Y : Tổng giá cả hàng hóa và dịch vụ

M : Khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông

Trang 18

b Học thuyết số lượng tiền

Sự thay đổi giá cả (P) là do thay đổi khối lượng tiền trong lưu thông (M), do trong thời gian

ngắn tốc độ vòng quay của tiền (V) và tổng số lượng hàng hóa và dịch vụ (Y) không thay đổi

Trang 19

2.2.2 Q.luật lưu thông tiền của K.Mark

- Mark cho rằng số lượng tiền cần thiết cho lưu thông (cầu tiền: Kc) được xác định bởi tổng

giá cả hàng hóa (H) và tốc độ lưu thông tiền tệ

Trang 20

- Nếu gọi Kt là số lượng tiền thực tế có trong lưu thông (số lượng tiền cung ứng trong lưu thông, cung tiền tệ), quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu:

Trang 21

2.2.3 Lý thuyết ưa thích tiền của

J.M.Keynes

Khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông mà dân chúng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước… cần để thỏa mãn các động cơ

- Động cơ thanh tốn: chi trả (mua sắm hoặc trả nợ)

- Động cơ đầu cơ: cất trữ ( dự phòng khi bất trắc)

- Động cơ ng c ơ đầu cơ (tích lũy chờ mua sắm tài sản)

Trang 22

2.3 CÁC CHỦ THỂ CUNG ỨNG TIỀN

2.3.1 NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

NH trung ương cung ứng tiền pháp định (4 kênh)

(1) Phát hành qua kênh ngân sách Nhà nước: Do bội chi ngân sách, chính phủ phải vay của nước ngoài và vay của ngân

hàng trung ương

(2) Phát hành qua kênh tín dụng: Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian vay thông qua công cụ tái cấp

vốn, tái chiết khấu

(3) Phát hành qua nghiệp vụ thị trường mở: Ngân hàng trung ương mua chứng khoán

(4) Phát hành qua nghiệp vụ mua vàng và ngoại tệ: Ngân

hàng trung ương mua vàng và ngoại tệ

Trang 23

2.3.2 NGÂN HÀNG TRUNG GIAN

Ngân hàng trung gian cung ứng tiền ghi sổ theo

cơ chế tạo tiền

Thừa số tiền: T = 1/Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tiền do NH tạo ra M = Tiền gửi * T

3 điều kiện: (1) Tỷ lệ dự trữ > 0 (2) Thanh

toán không dùng tiền mặt: Mọi khoản cho vay đều được gửi về hệ thống NH (3) NH cho vay hết số tiền sau khi dự trữ

Trang 24

3 HỆ THỐNG ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

3.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI

CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

3.2 VAI TRÒ CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN

3.3 MỘT SỐ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG

GIAN

Trang 25

3.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ

PHÂN LOẠI CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI

- Mục đích lợi nhuận như các doanh nghiệp khác

- Qua 2 giai đoạn: (1) Huy động nguồn tiền; (2) Chuyển

số tiền huy động được đền những người cần tiền

Trang 26

3.1.3 Phân loại

- Các định chế nhận tiền gửi: Ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng, ngân hàng tiết kiệm tương trợ, ngân hàng xã hội

- Các định chế t.kiệm theo hợp đồng: Công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp hưu trí

- Các định chế trung gian đầu tư: Công ty tài

chính, quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư

Trang 27

3.2 VAI TRÒ CỦA CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI

CHÍNH TRUNG GIAN

a Thúc đẩy kinh tế phát triển:

b Chu chuyển các nguồn vốn

- Huy động nguồn vốn đầu tư trong nước

- Huy động nguồn vốn nước ngoài

c Giảm chi phí giao dịch của xã hội

Chi phí nghiên cứu thị trường, hoa hồng môi giới, chi phí quản lý, chi phí thông tin…

d Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng

- Lựa chọn đối nghịch - Rủi ro đạo đức

e Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn cuộc sống xã hội

- Lợi ích đối với người tiết kiệm

- Lợi ích đối với người vay tiền

Trang 28

3.3 MỘT SỐ ĐỊNH CHẾ T.CHÍNH

TRUNG GIAN

3.3.1 Các ngân hàng trung gian

- Ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng được

thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan

- Hoạt động ngân hàng: là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung

thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ

thanh toán.

Trang 29

3.3.2 Các định chế tài chính phi ngân

hàng

Định chế tài chính phi ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt

động ngân hàng như là nội dung kinh doanh

thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán

Ở Việt Nam Định chế tài chính phi NH được gọi là Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Trang 30

a Quỹ tín dụng

Quỹ tín dụng là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, sở hữu tập thể, hoạt động theo nguyên tắc

tự nguyện góp vốn, tự cho vay với nhau, tự

chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động kinh

doanh

Trang 31

b Quỹ đầu tư

Quỹ đầu tư là định chế tài chính trung gian thực hiện huy động vốn từ các nhà đầu tư

cá nhân thông qua phát hành chứng chỉ

góp vốn đầu tư để đầu tư chứng khoán,

bất động sản… Quỹ đầu tư được quản lý bởi một cty quản lý quỹ

Trang 32

c Công ty tài chính

Công ty tài chính là một định chế tài chính trung gian Cty tài chính không được nhận tiền gửi không kỳ hạn và thực hiện dịch vụ thanh toán Huy động tiền gửi có kỳ hạn, phát hành chứng khoán nợ… cung ứng

vốn ngắn, trung dài hạn

Trang 33

d Công ty bảo hiểm

Cty bảo hiểm là một định chế tài chính trung gian huy động nguồn vốn bằng cách thu phí bảo hiểm; dùng số tiền này để đầu tư sinh lời (mua chứng khoán), hoàn trả tiền cho khách hàng hoặc bồi

thường thiệt hại khi khách hàng gặp phải rủi ro, tổn thất

Trang 34

e Cơng ty cho thuê tài chính

+ Cty cho thuê tài chính là một định chế tài chính trung gian cĩ mục đích cho thuê tài sản

+ Cho thuê t.chính (tài sản) là h.động t.dụng

trung-dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê t.chính giữa bên cho thuê là TCTD(cty cho thuê t.chính) với khách hàng thuê

Trang 35

4 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

4.1 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHTM4.2 PHÂN LOẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

4.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NH THƯƠNG MẠI4.4 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NHTM

Trang 36

4.1 KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHTM

4.1.1 KHÁI NIỆM

Mục 3.3.1

NH thương mại là một trung gian tài chính, một doanh nghiệp hoạt động bằng các nguồn vốn: Tiền gửi, Nguồn vốn chủ sở hữu và Nguồn vốn vay Từ đó, các NHTM cho vay (chủ yếu cho vay ngắn hạn), đầu tư, mua chứng khoán, bất động sản

Trang 37

4.1.2 CHỨC NĂNG CỦA NH THƯƠNG MẠI

a Trung gian tín dụng: Huy động nguồn vốn và

cho vay Tạo lợi ích cho người gửi tiền, cho người vay, cho bản thân ngân hàng, cho nền kinh tế

b Trung gian thanh toán: Mở tài khoản; quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán; tổ chức và

kiểm soát quy trình thanh toán Tạo tiền

c Cung cấp các dịch vụ tài chính: NH thương

mại có ưu thế về cơ sở vật chất; tính chuyên môn hóa và ưu thế thông tin nên cung cấp các dịch vụ

tài chính như: Tư vấn t.chính, môi giới tài chính…

Trang 38

4.2 PHÂN LOẠI NH THƯƠNG MẠI

- NH thương mại nhà nước

- NH thương mại cổ phần

- NH thương mại liên doanh

- NH thương mại 100% vốn nước ngoài

- Chi nhánh NH nước ngoài

Trang 39

4.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA

Trang 40

4.4 CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

CỦA NHTM

4.4.1 Phân lọai và quản lý tài sản Nợ

a Huy động tiền gửi: Tiền gửi không kỳ hạn, Tiền gửi

có kỳ hạn và tiết kiệm

b Vay ngắn hạn: Như phát hành kỳ phiếu hoặc vay

ngắn hạn của các NH khác thông qua dự trữ tại

NHTƯ

c Các khoản vay dài hạn: Phát hành trái phiếu

d Vay của NHTƯ

e Vốn chủ sở hữu: Vốn cổ phần, Lợi nhuận chưa chia

Trang 41

4.4.2 Phân loại và quản lý tài sản Có

a Dự trữ tiền mặt : Bảo đảm an toàn thanh toán (Tiền mặt tại kho và Tiền gửi tại NHTƯ)

- Dự trữ và cơ chế tạo tiền của NHTM

- Dự trữ bắt buộc và thừa số tiền

Trang 42

5.4 KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI LÃI SUẤT

5.5 CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH LÃI SUẤT

THỊ TRƯỜNG

Trang 43

5.1 KHÁI NIỆM TÍN DỤNG

Tín dụng là quan hệ vay mượn mà quyền sử

dụng vốn được chuyển từ người cho vay

sang người đi vay và sẽ được người đi vay hoàn trả lại người cho vay cả quyền sử

dụng vốn gốc lẫn lãi trong một thời gian

định trước dựa trên cơ sở tín nhiệm với

nhau

Trang 44

5.2 CHỨC NĂNG VÀ VAI TRỊ CỦA

TÍN DỤNG

5.2.1 Chức năng

a Tập trung và phân phối lại vốn tạm thời nhàn rỗi trong

xã hội theo nguyên tắc hoàn trả

b Kiểm soát các h.động kinh tế thông qua tiền tệ

- Phản ảnh mức độ phát triển của nền kinh tế thông qua

nhu cầu vốn của nền kinh tế

- Các t chức tín dụng nắm được tình hình h at động của ổ chức tín dụng nắm được tình hình họat động của ọat động của doanh nghiệp: tài chính, vi phạm chế độ quản lý kinh tế

c Ti t kiệm tiền mặt và chi phí l ết kiệm tiền mặt và chi phí l ưu thông & tạo tiền ghi sổ (bút tệ)

Trang 45

5.2.2 Vai trị

a TD góp phần thúc đẩy sản xúât phát triển: Điều

tiết nguồn vốn cho SXKD không bị gián đoạn, đáp ứng nguồn vốn bổ sung cho đ u tư ầu tư phát

triển sản xúât kinh doanh

b TD góp phần thúc đẩy quá trình tích tụ và tập

trung vốn: nhằm cho vay phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ, ổn định giá cả

c TD góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông xã hội:

Thanh toán không dùng tiền mặt và bù trừ

d TD góp phần thực hiện chính sách xã hội: Mở

rộng và phát triển sản xuất nhằm thu hút lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giải quyết các vần đề xã hội.

Trang 47

5.3.2 CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG

(1) Tín dụng thương mại: Là quan hệ tín dụng

giữa các doanh nghiệp được thể hiện bằng

hình thức mua bán chịu hàng hóa

(2) Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng

giữa các NH, các TCTD với nhau; với các

doanh nghiệp, với các cá nhân

- Ngân hàng đi vay: huy động vốn nhàn rỗi

- Ngân hàng cho vay dưới dạng tiền tệ, bút tệ

- Ngân hàng cung ứng vốn ngắn hạn, trung dài

hạn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng

Trang 48

(3) Tín dụng nhà nước: Là quan hệ tín dụng giữa Nhà nước (đi vay) với dân chúng, các tổ chức

kinh tế, ngân hàng và nước ngoài (cho vay)

(4) Tín dụng cá nhân: Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu: tiêu dùng (mua nhà, xe, hàng hoá bằng tiền do ngân hàng cho vay hoặc bằng hàng bán chịu, bán trả góp do doanh nghiệp cho vay), sản xuất kinh doanh cá

thể/hộ gia đình

(5) Tín dụng quốc tế

Trang 49

5.4 KHÁI NIỆM VÀ CÁC LOẠI LÃI SUẤT

5.4.1 Khái niệm

- Lãi suất là tỷ lệ % giữa tiền lãi trên số vốn nhất định mà người sử dụng số vốn đó phải trả cho

người nhượng quyền sử dụng số vốn đó trong

một khoảng thời gian nhất định

- Lãi suất là giá cả của việc sử dụng vốn, thuê vốn

Trang 50

5.4.2 CÁC LOẠI LÃI SUẤT

a Lãi suất đơn và lãi suất kép

b Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực

rr = rn – peLãi suất thực=L.suất d.nghĩa – Tỷ lệ lạm phát d tính ự tính

c L.suất huy động vốn và l.suất cho vay

d L.suất ngắn hạn và l.suất trung dài hạn

Trang 51

e Các loại lãi suất của NHNhà nước

- Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng Nhà

nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín

dụng ấn định lãi suất kinh doanh

- Lãi suất tái cấp vốn là lãi suất do Ngân hàng

Nhà nước áp dụng khi tái cấp vốn

- Lãi suất tái chiết khấu là hình thức lãi suất tái cấp vốn được áp dụng khi Ngân hàng Nhà

nướcNgân hàng Nhà nước tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác cho các tổ

chức tín dụng.

Ngày đăng: 09/10/2024, 16:24

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thành nhu cầu trao đổi hàng hoá - Bài giảng LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( combo full slides 12 chương )
Hình th ành nhu cầu trao đổi hàng hoá (Trang 5)
HÌNH THỨC TÍN DỤNG - Bài giảng LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( combo full slides 12 chương )
HÌNH THỨC TÍN DỤNG (Trang 46)
Hình thức mua bán chịu hàng hóa - Bài giảng LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( combo full slides 12 chương )
Hình th ức mua bán chịu hàng hóa (Trang 47)
Hình thức giá trị giữa một quốc gia với các - Bài giảng LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ ( combo full slides 12 chương )
Hình th ức giá trị giữa một quốc gia với các (Trang 137)