1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh

135 1,4K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

Nhưng hiện nay, thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như: nguồn lợi hải sản đang có xu hướng giảm dần, việc tăng tr ưởng với tốc độ cao liên tục về diện tích và sản lượng

Trang 1

Lời Cảm Ơn

Sau một thời gian học tập và rèn luyện dưới mái trường Đại học Nha Trang, được sự tận tâm hướng dẫn giảng dạy của thầy cô Em đã hoàn thành khóa học của mình đồng thời hoàn thành đồ án tốt nghiệp này Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời biết ơn đến toàn thể thầy cô trường Đại học – Nha Trang đã truyền đạt cho em kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em có thể trưởng thành và vững tin khi bước vào đời

Đồng thời em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Dương Trí Thảo

và cô Đỗ Thị Thanh Vinh đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo cho em rất nhiều trong việc tiếp cận nghiên cứu và hoàn thành đồ án này

Nhân đây, cháu cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến ban lãnh đạo Sở thủy sản Hà Tĩnh mà đặc biệt là Phó giám đốc Trần Văn Liễu đã tạo điều kiện, giúp

đỡ cháu nhiều trong quá trình thực tập và tiếp xúc thực tiễn

Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn thành kính và sâu sắc tới bố mẹ và những người trong gia đình, những người đã nuôi dưỡng, chăm sóc, động viên và tạo mọi điều kiện cho con học tập và được như ngày hôm nay

Sinh viên thực hiện

Võ Thị Cẩm Hiếu

Trang 2

MỤC LỤC

Quyết định thực tập

Nhận xét của cơ sở thực tập

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Lời cảm ơn

Lời nói đầu

Danh mục viết tắt

Danh mục các bảng và biểu đồ

Chương 1: Tổng Quan Và Phương Pháp Nghiên Cứu 1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài 1

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Nội dung và kết cấu của đề tài 4

Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Bền Vững Ngành Thủy Sản 2.1 Phát triển bền vững .6

2.2 Bối cảnh toàn cầu sự phát triển ngành thủy sản và những vấn đề đặt ra 8

2.3 Phát triển bền vững ngành thủy sản 13

2.4 Các chỉ tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản 17

2.6.1 Lĩnh vực kinh tế 18

2.6.2 Lĩnh vực xã hội 18

2.6.3 Lĩnh vực tài nguyên môi trường 18

2.6.4 Lĩnh vực thể chế 18

2.5 Phương hướng phát triển bền vững ngành thủy sản nước ta 18

2.6 Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản 21

2.6.1 Vị trí và vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản 21

2.6.2 Đặc điểm của ngành nuôi trồng 22

2.6.3 Hiện trạng ngành nuôi trồng thủy sản nước ta 24

2.6.4 Các chỉ tiêu phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản 25

2.6.4.1 Về Kinh tế, xã hội 25

2.6.4.2 Về môi trường và nguồn lợi 28

Trang 3

2.6.4.3 Về thể chế 30

Chương 3: Thực Trạng Phát Triển Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Hà Tĩnh 3.1 Điều kiện tự nhiên và các đặc điểm kinh tế xã hội Hà Tĩnh 32

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32

3.1.1.1 Vị trí địa lý 32

3.1.1.2 Địa hình 32

3.1.1.3 Khí tượng thủy văn 33

3.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 35

3.1.3 Đặc điểm môi trường 39

3.1.3.1 Hiện trạng môi trường nước sông 39

3.1.3.2 Môi trường trầm tích 39

3.1.4 Đặc điểm kinh tế xã hội Hà Tĩnh 39

3.1.4.1 Dân số - Lao động 39

3.1.4.2 Cơ cấu GDP của tỉnh 40

3.1.4.3 Văn hóa – xã hội 42

3.1.4.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 42

3.1.4.5 Hiện trạng phát triển một số ngành 43

3.1.4.6 Cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS 46

3.1.4.7 Những khó khăn và thuận lợi chính về điều kiện tự nhiên môi trường và kinh tế xã hội đối với phát triển NTTS Hà Tĩnh 47

3.2 Khái quát chung về ngành thủy sản Hà Tĩnh 48

3.2.1 Cơ cấu bộ máy hành chính quản lý thủy sản 48

3.2.2 Khái quát chung 50

3.3 Thực trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh dưới góc độ phát triển bền vững 52

3.3.1 Về kinh tế xã hội 52

3.3.1.1 Các hình thức và phương pháp NTTS 52

3.3.1.2 Tiềm năng và việc sử dụng diện tích mặt nước 54

3.3.1.3 Sản lượng và năng suất NTTS các năm 64

3.3.1.4 Hiệu quả kinh doanh nuôi trồng 72

3.3.1.5 Việc làm và các vấn đề kinh tế xã hội trong lĩnh vực nuôi trồng 79

3.3.2 Về môi trường và nguồn lợi 82

Trang 4

3.3.2.1 Các tác động của nuôi trồng đến môi trường, nguồn lợi 82

3.3.2.2 Các mô hình thực hành nuôi tốt(GAP) 84

3.3.3 Về thể chế 84

3.3.3.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch NTTS 84

3.3.3.2 Các chính sách, quy định của Nhà nước và địa phương áp dụng đối với ngành NTTS Hà Tĩnh 85

3.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển ngành thủy sản Hà Tĩnh 87

3.4.1 Những thành tựu nổi bật 87

3.4.2 Những vấn đề đặt ra với sự phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh 88

Chương 4: Phương Hướng Và Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Nhằm Phát Triển Bền Vững Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản Hà Tĩnh 4.1 Phương hướng chung 91

4.1.1 Phương hướng phát triển ngành NTTS Việt Nam 91

4.1.2 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh 92

4.1.3 Định hướng phát triển NTTS Hà Tĩnh 92

4.2 Một số giải pháp cụ thể 96

Giải pháp 1: Các giải pháp về kỹ thuật 96

Giải pháp 2: Về quy hoạch và thực hiện quy hoạch 103

Giải pháp 3: Các giải pháp về chính sách 105

Giải pháp 4: Một số giải pháp phát triển các dịch vụ hỗ trợ NTTS 107

Kết luận 111

Kiến nghị 112

Tài liệu tham khảo 113

Phụ lục

Trang 5

Bảng 3.3 : Phương thức chủ yếu trong nuôi cá nước ngọt năm 2006

Bảng 3.4 : Phương thức chủ yếu trong nuôi tôm năm 2006

Bảng 3.5 : Diện tích có khả năng NTTS mặn, lợ đến năm 2015

Bảng 3.6: Diện tích có khả năng phát triển NTTS nước ngọt đến 2015

Bảng 3.7 : Diện tích NTTS nước ngọt phân theo Huyện

Bảng 3.8:Tốc độ phát triển diện tích NTTS nước ngọt phân theo Huyện

Bảng 3.9: Diễn biến sử dụng diện tích NTTS nước ngọt

Bảng 3.10: Kế hoạch và thực hiện kế hoạch diện tích NTTS nước ngọt đến 2006 theo địa phương

Bảng 3.11: Kế hoạch và thực hiện kế hoạch diện tích NTTS nước ngọt đến 2006 theo loại hình

Bảng 3.12 : Diện tích NTTS mặn, lợ phân theo loại hình

Bảng 3.13 : Tốc độ phát triển diện tích NTTS mặn, lợ theo loại hình

Bảng 3.14 : Diện tích NTTS mặn, lợ phân theo đối tượng

Bảng 3.15: Kế hoạch và thực hiện kế hoạch diện tích NTTS mặn lợ đến 2006

Bảng 3.16: Tốc độ phát triển diện tích NTTS mặn, lợ phân theo đối tượng

Bảng 3.17: Sản lượng NTTS nước ngọt phân theo Huyện

Bảng 3.18: Tốc độ phát triển sản lượng NTTS nước ngọt phân theo Huyện

Bảng 3.19: Sản lượng NTTS nước ngọt theo loại hình thủy vực

Bảng 3.20: Năng suất NTTS nước ngọt theo loại hình thủy vực

Bảng 3.21: Năng suất NTTS nước ngọt

Bảng 3.22 : Sản lượng NTTS mặn, lợ phân theo đối tượng

Bảng 3.23: Tốc độ phát triển sản lượng NTTS mặn, lợ phân theo đối tượng

Bảng 3.24 : Năng suất NTTS mặn, lợ

Bảng 3.25: Tình hình dịch bệnh trong nuôi tôm sú

Trang 6

Bảng 3.26: Hiệu quả cho 1 ha cá – lúa

Bảng 3.27: Kết quả mô hình nuôi cá ruộng lúa năm 2006 của chủ hộ Ph an Duy Đồng Bảng 3.28: Kết quả mô hình nuôi cá lóc bông năm 2006 của chủ hộ Hoàng Ngọc Trà Bảng 3.29: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi ếch trong 1 năm

Bảng 3.30: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi ba ba trong 1 năm

Bảng 3.31: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi tôm sú trong 1 vụ

Bảng 3.32: Chi phí, doanh thu cho 1 ha nuôi cá mú

Bảng 4.1: Kế hoạch nuôi trồng nước mặn, lợ 2010

Bảng 4.2: Kế hoạch diện tích nước ngọt 2010 phân theo đối tượng

Danh mục biểu đồ

Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt nội dung và trình tự nghiên cứu

Hình 2.1: Sơ đồ quan hệ cốt lõi trong phát triển bền vững

Hình 2.2: Sơ đồ 5 thành phần liên quan Phát triển bền vững ngành thủy sản

Hình 3.1: Bản đồ hành chính Tỉnh Hà Tĩnh

Hình 3.2: Biểu đồ giá trị tổng sản phẩm phân theo ngành kinh tế

Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy hành chính quản lý thủy sản tỉnh Hà Tĩnh

Hình 3.4: Phương thức nuôi cá nước ngọt năm 2006

Hình 3.5 : Diện tích nuôi trồng của Tỉnh 2001 – 2006

Hình 3.6: Biểu đồ sản lượng nuôi trồng của Tỉnh 2001 – 2006

Hình 3.7: Năng suất nuôi trồng của Tỉnh 2001 – 2006

Hình 3.8: Lao động trong ngành NTTS 2001 - 2006

Trang 7

Danh Mục Viết Tắt

NTTS: Nuôi trồng thủy sản

BTC: Bán thâm canh

QCCT: Quảng canh cải tiến

UBND: Ủy ban nhân dân

XNK: Xuất nhập khẩu

HTX: Hợp tác xã

CNH: Công nghiệp hóa

HĐH: Hiện đại hóa

VAC: Vườn ao chuồng

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội là sự thay đổi nhu cầu thực phẩm và sự gia tăng tiêu dùng sản phẩm thủy sản của con người Ở Việt Nam, việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm thủy sản từ nghề đánh bắt hải sản ngày càng hạn chế do đã khai thác quá mức trữ lượng nguồn lợi cho phép Để

bù đắp vào sự thiếu hụt đó thì nuôi trồng thủy sản phải được phát triển

Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản cung cấp một khối lượng lớn thực phẩm thủy sản và góp phần giảm bớt áp lực khai thác thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường sinh thái, đồng thời giải quyết nhiều vấn đề xã hội phức tạp như: giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự di cư từ nông thôn ra thành thị và từ vùng này đến vùng khác, đem lại sự thịnh vượng cho cộng đồng dân cư và xã hội

Hà Tĩnh là một tỉnh ven biển miền trung, có tiềm năng đất và mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn Phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi trồng thủy sản mặn, lợ được coi là hướng phát triển mũi nhọn để tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông nghiệp của Tỉnh nhà Nuôi trồng mấy năm qua thực sự đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân và góp phần quan trọng phát triển kinh tế của tỉnh Tuy nhiên sự phát triển nuôi trồng thủy sản hiện nay của tỉnh còn mang tính tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng, nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là chủ yếu nên năng suất thấp, chưa có nhiều vùng nuôi tập trung, ô nhiễm môi trường, rủi ro trong nuôi trồng cao… tóm lại là nuôi trồng thủy sản còn thiếu bền vững

Xuất phát từ thực trạng trên, em đã chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát

triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh ” Những vấn đề được đề cập

trong đồ án này không ngoài mục đích tự trang bị thêm cho mình những kiến thức thực tế, đồng thời đề xuất hướng và một số giải pháp góp phần phát triển bền vững ngành NTTS Hà Tĩnh trong thời gian tới

Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu tìm hiểu nhưng đây vẫn còn là vấn đề mới ở Việt Nam Hơn nữa, thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm thực tiễn thiếu thốn đồng thời kiến thức còn hạn chế nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính

Trang 9

mong nhận được sự chia sẻ, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bác, cô, chú, anh, chị trong Sở thủy sản Hà Tĩnh để đồ án được hoàn thiện hơn

Đồ án này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy Dương Trí Thảo, cô Đỗ Thị Thanh Vinh, cùng sự giúp đỡ của lãnh đạo và nhân viên trong Sở thủy sản Hà Tĩnh đã cung cấp tài liệu, thông tin để em hoàn thành cuốn đồ án này

Em xin chân thành cảm ơn

Nha Trang, ngày 25 tháng 11 năm 2007

Sinh viên thực hiện

Võ Thị Cẩm Hiếu

Trang 10

Chương 1: Tổng Quan Và Phương Pháp Nghiên Cứu

1.1 Sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài

Trong thời gian qua, ngành thủy sản ngày càng phát triển và dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho cộng đồng các dân cư trên toàn thế giới

Tuy nhiên theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), hiện có khoảng 50% nguồn lợi thủy sản thế giới đã bị khai thác đến mức tới hạn Trong khi các nguồn tài nguyên thủy sản đang giảm mà nhu cầu sử dụng ngày càng cao Do đó chỉ dựa vào nguồn thủy sản tự nhiên chắc chắn không thể đáp ứng được nhu cầu cần thiết Để có đủ nguyên liệu thủy sản sử dụng và chế biến ở thế kỷ 21, chủ yếu phải dựa vào sự tích cực phát triển các nghề NTTS Việc tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động nuôi trồng trong hai thập niên gần đây đã mang lại một sự mở rộng diện tích nuôi trên toàn cầu, làm thay đổi nhanh chóng công nghệ nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên xu hướng tăng trưởng của hoạt động nuôi trong thập kỷ 80 đã không còn tiếp tục sang thập niên 90 và bắt đầu có những giao động từ giữa thập niên 90 cho tới ngày nay Những vấn đề xuất hiện và ngăn cản sự phát triển của hoạt động nuôi trồng bao gồm bùng phát bệnh dịch do virus, sự xuống cấp của môi trường, triệt phá rừng ngập mặn Ngoài ra, việc thay đổi môi trường tự nhiên ven biển đã làm xuất hiện những lo ngại liên quan tới chất lượng nước và đất, sự cân bằng môi trường Vấn đề này càng trở nên quan trọng hơn ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là ở tỉnh

Hà Tĩnh nói riêng khi mà thủy sản có vai trò to lớn đối với công tác xoá đói giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững và việc làm ổn định cho người dân khu vực ven biển

Nhưng hiện nay, thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như: nguồn lợi hải sản đang có xu hướng giảm dần, việc tăng tr ưởng với tốc độ cao liên tục về diện tích

và sản lượng đang phải đối mặt với tình trạng yếu kém trong xây dựng và quản lý quy hoạch, hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được đáp ứng kịp thời, môi trường nuôi ở một số vùng đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp, t ình trạng sử dụng hóa chất kháng sinh bị cấm, việc mở rộng tuỳ tiện diện tích nuôi đã gặm nhấm gần hết các vùng rừng ngập mặn, che kín các cửa sông, lấp kín các đầm phá, l àm cho hệ sinh thái ven bờ bị phá hủy mạnh, gây tổn hại lớn cho tài nguyên môi trường sinh học, sinh thái biển và những vùng đất ngập nước ven biển vẫn đang diễn ra

Bên cạnh đó thủy sản nước ta lại mang đặc tính của mộ t ngành kinh tế có hoạt động sản xuất đa dạng, chịu nhiều rủi ro về mặt thị trường và môi trường, trong bối cảnh hội

Trang 11

nhập kinh tế thế giới và gia tăng các tác động xấu từ các hoạt động của con người Do vậy, để ổn định mức tăng trưởng kinh tế của ngành trong thời gian dài, không có cách nào khác là phải đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển

Phát triển bền vững là xu thế tất yếu, là vấn đề sống còn trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy đã được toàn thể thế giới quan tâm và trở thành một mục tiêu quan trọng trong các chương trình nghị sự của các địa phương, các quốc gia và quốc tế Đến nay đã có nhiều nghiên cứu khoa học được tiến hành nhằm xây dựng các tiêu chí PTBV, trong đó nghiên cứu về PTBV cũng đã được triển khai trong ngành nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, nhìn chung các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là thao tác hóa khái ni ệm phát triển bền vững theo Brundtland, còn mang tính liệt

kê, tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn chưa được làm rõ Do

đó việc nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp chính trong công tác NTTS theo hướng bền vững là yêu cầu hết sức cần thiết tại Việt Nam nói chung và trên từng địa phương

cụ thể nói riêng Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó em thực hiện đề tài: “Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với sự p hát triển bền vữn g ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh ”

1.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Phát triển bền vững là vấn đề được toàn thế giới quan tâm, được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử kể từ khi Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (Uỷ ban Brundland) đưa ra khái niệm phát triển bền vững (1987) Liên tiếp sau đó là những hội nghị thảo luận về vấn đề này diễn ra ở nhiều nước trên thế giới như: năm 1992, tại Rio de Janeiro Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc; Năm

2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững…

Khái niệm “Phát triển bền vững” được biến đến ở Việt Nam vào những khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan

mà đầu tiên phải kể đến là công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như

“Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành

“Một số vấn đề về phát triển bền vững đối với ngành thủy sản” - Chu Hồi - Hà

Nội, 2004

Trang 12

Đề tài “Sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản Việt Nam” của Nguyễn Thị Thu Hương - Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng Nhưng đó chỉ là đánh giá khá tổng quát về tình trạng nguồn lợi biển Việt Nam tr ong bối cảnh toàn khu vực Tác giả đã đưa

ra những định hướng chung để duy trì và phát triển ngày càng nhiều sản phẩm từ thủy sản có giá trị kinh tế cao cho các thị trường trong nước và quốc tế, chống lại sự giảm sút của nguồn lợi biển nhưng vẫn duy trì được tốc độ phát triển

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh miền Trung chưa có một đề tài nghiên cứu nào về

sự phát triển bền vững ngành NTTS Do vậy, đề tài sẽ đi nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển ngành NTTS Hà Tĩnh từ đó đưa ra một số giải pháp để phát triển NTTS bền vững cho Tỉnh nhà

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa lý luận chung về phát triển bền vững, cụ thể hóa lý luận đối với phát triển bền vững ngành thủy sản

Phân tích thực trạng phát triển ngành NTTS Hà Tĩnh dưới góc độ phát triển bền vững (Kinh tế, xã hội, môi trường, nguồn lợi và thể chế) từ đó rút ra một số vấn đề quan trọng đã và đang đặt ra đối với sự phát triển bề n vững ngành NTTS Hà Tĩnh Trên cơ sở Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế xã hội Hà Tĩnh và những vấn đề đặt ra ở trên, đề xuất hướng và một số giải pháp góp phần phát triển bền vững ngành NTTS Hà Tĩnh trong thời gian tới

1.4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng

Đề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh của sự phát triển bền vững đối với NTTS trên địa bàn Hà Tĩnh gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

1.4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

 Nguồn dữ liệu thứ cấp: Bao gồm các số liệu thống kê của các cơ quan quản lý

Nhà nước ( Niên giám thống kê, số liệu thống kê của các sở, UBND Tỉnh…)

 Nguồn dữ liệu sơ cấp: Bao gồm các số liệu, tài liệu, thông tin của các doanh nghiệp, hộ gia đình ngư dân (doanh thu, chi phí…), chưa có trong các tài liệu thứ cấp được tiến hành điều tra trực tiếp thông qua phỏng vấn

1.4.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Phương pháp hệ thống hóa và tổng hợp cơ sở lý thuyết

Sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp tình hình kinh tế xã hội(điều kiện

tự nhiên, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, tài nguyên đất, tài nguyên sinh

Trang 13

vật…) Thống kê và so sánh số liệu theo thời gian Sử dụng phần mềm Excel để xử

lý dữ liệu thu thập được

1.5 Nội dung và kết cấu của đề tài

Tóm tắt nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện ở hình sau

Hình 1.1 : Sơ đồ tóm tắt nội dung và trình tự nghiên cứu

- Tài nguyên, khí hậu, đất, nước

- Tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên có th ể P/Triển NTTS

- Kinh tế, dân số, tập quán

Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành

Phương hướng phát triển KTXH địa phương

Phương hướng phát triển NTTS

Các giải pháp kỹ thuật

Mô hình nuôi

Kỹ thuật nuôi

Kỹ thuật xử lý chất thải

Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngành NTTS

Các chỉ tiêu phát triển bền vững NTTS

Phương pháp phân tích

Những tồn tại

Vấn đề đặt ra đối với phát triển bền vững ngành NTTS

Trang 14

Đề tài gồm 4 chương

Chương 1: Tổng Quan Và Phương Pháp Nghiên Cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững ngành thủy sản

Chương 3: Thực trạng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh

Chương 4: Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh

Trang 15

Chương 2: Cơ Sở Lý Luận Về Phát Triển Bền Vững

Ngành Thủy Sản

2.1 Phát triển bền vững

Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”

Trong lời nói đầu của Chương trình nghị sự 21 toàn cầu ( Agenda 21 ) tại Rio de Janeiro 1992 đã viết: “Để đảm bảo có một tương lai an toàn hơn, phồn vinh hơn, chúng ta chỉ có một con đường là giải quyết một con đường là giải quyết một cách cân đối các vấn đề về môi trường và phát triển cùng một lúc” Đó chính là phát triển bền vững

Một cách tổng quát nhất, theo Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED, 1987) nay là Ủy ban Brundtland: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”

Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật Qua các bản tuyên bố quan trọng, khái niệm này tiếp tục mở rộng thêm và nội hàm của nó không chỉ dừng lại ở nhân tố sinh thái mà còn đi vào các nhân tố xã hội, con người, nó hàm chứa sự bình đẳng giữa những nước giàu và nghèo, và giữa các thế hệ

Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả,

xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung h òa 3 lĩnh vực chính: kinh tế - xã hội - môi trường

Như vậy, khái niệm “Phát triển bền vững” được đề cập trong báo cáo Brundtland với một nội hàm rộng, nó không chỉ là nỗ lực nhằm hoà giải kinh tế và môi trường, hay thậm chí phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Nội dung

Trang 16

khái niệm còn bao hàm những khía cạnh chính trị xã hội, đặc biệt là bình đẳng xã hội Với ý nghĩa này, nó được xem là “tiếng chuông” hay nói cách khác là “tấm biển hiệu” cảnh báo hành vi của loài người trong thế giới đương đại

Theo Hội đồng Chính phủ Australia (1992) đĩnh nghĩa Phát triển bền vững là “

Sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn lợi của cộng đồng sao cho các quá trình sinh thái mà con người phụ thuộc vào được giữ gìn, và chất lượng chung của cuộc sống con người trong hiện tại và tương lai có thể cải thiện được”

Hội đồng của FAO (1988 ) định nghĩa Phát triển bền vững là “ Quản lý và bảo tồn các nguồn lợi tự nhiên và hướng tới thay đổi về kỹ thuật và thể chế nhằm đảm bảo đạt được sự thỏa mãn các nhu cầu thường xuyên của con người cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau Phát triển bền vững bảo tồn nguồn lợi ở đất , nước, nguồn gen động, thực vật, là thân thiện với môi trường và không làm môi trường bị suy thoái, phù hợp về công nghệ, thích hợp về kinh tế và được xã hội chấp nhận” Định nghĩa của FAO về phát triển bền vững có thể được xem là khung chung nhất cho phát triển bền vững nghề cá của mỗi quốc gia

Như vậy, phát triển bền vững có nghĩa là cả ba khía cạnh chủ yếu liên quan đến đời sống con người là: kinh tế, xã hội và môi trường phải được tổng hòa, kết hợp lồng ghép khi có thể và được cân đối một cách có hiệu quả qua các cơ chế, công cụ

và quá trình thực hiện các chính sách

Phát triển bền vững giống như việc xây dựng một tòa nhà kinh tế-xã hội trên nền móng hệ môi trường sinh thái tòa nhà chỉ bền vững khi cả khung nhà, mái nhà và nền móng đều vững chắc, gắn kết chặt chẽ và hài hòa với nhau

Quan hệ cốt lõi trong phát triển bền vững là mối quan hệ giữa Con người (Human)

và Môi trường (Environment)

Hình 2.1: Sơ đồ quan hệ cốt lõi trong phát triển bền vững

Mục tiêu

Xã hội

Bảo vệ Môi trường

PT

BV

Mục tiêu Kinh tế

Kinh tế

MÔI TRƯỜNG Đời sống

Trang 17

2.2 Bối cảnh toàn cầu sự phát triển ngành thủy sản và những vấn đề đặt ra

Song, đem cả lịch sử hình thành của một dân tộc, một quốc gia gắn với những huyền thoại về nghề sông nước, với các loài thủy tộc, thì có lẽ chỉ có một Việt Nam

Đó là câu chuyện về năm mươi người con của Mẹ Âu Cơ đã theo Cha Lạc Long Quân ra biển mở mang bờ cõi Đó cũng là Chử Đồng Tử, con trai người đánh dặm,

đã trở thành một trong những vị thần hộ mệnh quốc gia, được phong vào hàng bốn

vị thánh Bất Tử của nước Nam Từ những đề tài về công cuộc xây thành, dựng nước của Thục phán An Dương Vương, đến cuộc chiến tranh gian khổ để giành độc lập chủ quyền của Lê Thái Tổ đều gắn với một vị thần thủy tộc - Kim Quy - Rùa Vàng Cho đến cả cái kết cục đắng cay của câu chuyện tình lầm lỡ kinh điển giữa nàng công chúa Mỵ Châu với chàng hoàng tử - gián điệp - Trọng Thủy cũng kết tinh lại thành những hạt ngọc trai để còn mãi làm đẹp cho đời

Có lẽ, câu thành ngữ dân dã của người dân miền Trung “Cơm với cá như Mạ với Con” (Mạ - cách gọi Mẹ của người bắc Trung Bộ) đã tổng quát hóa thật đầy đủ sự gắn bó của cá - thủy sản - với đời sống của người dân Việt Nghĩa là, không cần phải là dân của những đảo quốc như Inđônêxia, Nhật Bản … mới có tập quán ăn cá

từ lâu đời, mà người Việt cũng đã thân quen với nguồn thực phẩm này từ thuở khai sinh lập địa Thật khó tưởng tượng nổi một “nhà bếp Việt Nam” thiếu hương vị của nước mắm! Không chỉ là nguồn thực phẩm quý giá để thoả mãn sự “No”, các loài thủy sinh còn là kho tàng những thần dược để làm vững bền thêm sự “Khỏe” cho con người Thêm vào đó, chúng còn mang theo vẻ kiều diễm có thể tôn thêm cái

Trang 18

“Đẹp” cho ngay cả Hoa hậu Hoàn vũ Chính vì thế, nghề cá - nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản - ở Việt Nam cũng có lịch sử dài lâu như bản thân dân tộc vậy

Đến lẽ tự nhiên

Sự gắn bó ấy giữa người Việt với nghề cá là kết quả của lẽ tự nhiên Ở một vùng đất nhiều sông, hồ, đầm, phá, kênh rạch chi chít, lại thêm có một bờ biển dài với vùng biển dồi dào nguồn lợi, lẽ nào người dân không thân thuộc với thủy sản

Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) Diện tích vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226 nghìn km2, diện tích vùng biển đặc quyền kinh tế hơn 1 triệu km2 Vùng biển Việt Nam có nguồn lợi sinh vật phong phú, đa dạng, là một trong những ngư trường có trữ lượng hàng đầu trong các vùng biển trên thế giới

Bên cạnh điều kiện tự nhiên vùng biển, Việt Nam còn có nguồn lợi thủy sản nước ngọt ở trong 2,860 con sông lớn nhỏ, nhiều triệu ha đất ngập nước, ao hồ, ruộng trũng, rừng ngập mặn, đặc biệt là ở lưu vực sông Hồng và sông Cửu Long, v.v… đó là nguồn thực phẩm chính hằng ngày của hầu hết ngư dân vùng nông thôn Việt Nam

Để hình thành một nghề cá có quản lý

Dẫu ra đời từ rất sớm, nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên theo kiểu “hái, lượm”, tự cấp tự túc với trình độ hết sức lạc hậu Hoạt động nghề cá được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp

Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp

mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục

và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này

Từ đó, nghề cá - ngành Thủy sản - đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước Quá trình ấy

có thể phân chia một cách tương đối thành 3 giai đoạn chủ yếu :

Giai đoạn 1954 - 1960 là thời kỳ kinh tế thủy sản bắt đầu được chăm lo phát triển để manh nha một ngành kinh tế kỹ thuật

Trang 19

Trong những năm 1960 - 1980, thủy sản có những giai đoạn phát triển khác nhau với diễn biến của lịch sử đất nước Những năm 1960 - 1975, đất nước có chiến tranh, cán bộ và ngư dân ngành thủy sản “vững tay lưới, chắc tay súng”, hăng hái thi đua lao động sản xuất với tinh thần “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc

Mỹ, giải phóng miền Nam” Mặc dù tổ chức quản lý ngành được thành lập (Tổng cục thủy sản năm 1960, Bộ Hải sản năm 1976, Bộ Thủy sản năm 1981), nhưng do đất nước có chiến tranh và sau đó là những năm khôi phục hậu quả nặng nề của chiến tranh và phần nào hậu quả cơ chế quản lý chưa phù hợp nên vào cuối giai đoạn này, kinh tế thủy sản lâm vào sa sút nghiêm trọng

Năm 1981, với sự ra đời của Công ty XNK thủy sản Seaprdex Việt Nam, ngành

đã chủ động đề xuất và được nhà nước cho phép áp dụng thử nghiệm cơ chế gắn sản xuất với thị trường, được gọi là cơ chế “tự cân đối, tự trạng trải” Việc áp dụng thành công cơ chế mới gắn sản xuất với thị trường đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế thủy sản, mở đường cho sự tăng trưởng liên tục suốt hơn 23 năm qua

Qua thành công bước đầu của cơ chế mới, năm 1993, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nhà nước, phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập đất nước, ngành luôn coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này Ngành đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những năm cuối thế kỳ XX, ngành thủy sản đã thu được những kết quả quan trọng Đến năm 2000, tổng sản lượng thủy sản đã vượt qua mức 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu 1.475 tỷ USD, đến năm 2002 xuất khẩu thủy sản vượt qua mốc 2 tỷ USD (đạt 2.014 tỷ USD) Năm 2005, ngành thủy sản bằng sự nỗ lực phấn đấu liên tục, không mệt mỏi, vượt qua những khó khăn khách quan và chủ quan, đã hoàn thành một cách vẻ vang các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản mà ngành đã xây dựng và

Trang 20

được Đại hội Đảng toàn quốc lần thư IX ghi nhận trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005 : Tổng sản lượng đạt 3.43 triệu tấn, tăng 9.24% so với năm

2004 Kim ngạch xuất khẩu đạt 2.74 tỉ USD, đi qua mốc 2.5 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2004 và bằng 185% so với năm 2000 Tính chung năm năm 2001 - 2005, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 11 tỉ USD, chiếm khoảng 9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước Đặc biệt cơ cấu sản phẩm của kinh tế thủy sản cũng được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu

Tiến tới nghề cá công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Quá trình CNH, HĐH ngành thủy sản, trước hết trên lĩnh vực khai thác và chế biến hải sản, trên thực tế đã diễn ra trước những năm 1970 qua quá trình động cơ hóa tàu cá, ni lon hóa ngư cụ và xây dựng các cơ sở chế biến đông lạnh Quá trình CNH, HĐH đã khởi động, tuy chưa thực sự sâu sắc và toàn diện nhưng kết quả của quá trình đó đã mang lại sự phát triển đáng kể cho nghề cá nước ta Và đến năm

1981, sau khi được áp dụng cơ chế mới “tự cân đối, tự trang trải”, thực chất là bước đầu tiếp cận cơ chế thị trường, nối liền các khâu sản xuất - lưu thông - tiêu thụ, hướng về xuất khẩu, ngành mới thực sự tạo được đà tăng trưởng và duy trì liên tục

từ đó đến nay

Trong khai thác hải sản, từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới

Nghề nuôi trồng thủy sản từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp

tự túc đã trở thành một ngành sản xuất hàng hóa tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thủy vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hóa với các ngành kinh tế khác, từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hóa chủ lực

Chế biến xuất khẩu là lĩnh vực phát triển rất nhanh, Việt Nam đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến thủy sản, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới Các cơ sở sản xuất không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới

Trang 21

Thách thức và triển vọng

Từ những chặng đường trưởng thành, phát triển đã qua, có thể thấy ngành thủy sản đã liên tục phấn đấu, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn, để lại dấu ấn đậm nét trong nền kinh tế

- xã hội nói chung của đất nước Đó là những thuận lợi cơ bản, tạo nên tiền đề vững chắc cho ngành tiếp tục đi lên trong tương lai

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được, cũng cần phải nhận thấy sự phát triển của ngành Thủy sản nước ta còn bộc lộ khá nhiều những tồn tại, yếu kém và những vấn đề cần phải giải quyết một cách có hệ thống để có thể đưa ngành Thủy sản tiếp tục phát triển trong những năm tới một cách bền vững Cụ thể: Khai thác: Sản lượng đạt trên 50% mức nguồn lợi cho phép chủ yếu ở vùng gần

bờ Phương án khai thác vùng khơi chưa có hiệu quả, vấn đề khai thác chưa đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, có nhiều nơi hoạt động khai thác còn mang tính chất hủy diệt, triệt phá nguồn lợi Tàu thuyền có số lượng lớn nhưng hầu hết công suất nhỏ, một

số có công suất lớn thì nay đã cũ, tiêu hao nhiều nguyên liệu do đó năng suất đánh bắt thấp và kém hiệu quả

Nuôi trồng: Đã đưa được hơn 1/3 diện tích mặt nước vào nuôi trồng thủy sản nhưng dưới hình thức quảng canh là chủ yếu, do đó năng suất thấp Việc nuôi các đặc sản xuất khẩu chưa được quan tâm đúng mức Do đó chưa tạo được giống để đáp ứng nhu cầu, chưa có biện pháp hữu hiệu kiểm soát dịch bệnh trên các vùng nuôi

Chế biến: Mặt hàng chế biến cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu tuy có phát triển nhưng còn nghèo về chủng loại, chất lượng chưa cao, thất thoát sau thu hoạch còn lớn Tổ chức quản lý trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản chưa chuyển biến kịp thời với tình hình thực tế, thiếu thông tin đặc biệt là thông tin về thị trường

Cơ sở hậu cần và dịch vụ nghề cá: Chưa đồng bộ, trang bị lạc hậu, hệ thống cầu cảng, bến cá còn thiếu, đời sống vật chất văn hóa tinh thần của người dân còn thấp Như vậy, thách thức lớn nhất của ngành trong giai đoạn sắp tới là sự chuyển mình từ quá trình “tăng trưởng” sang quá trình “phát triển” Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là phải cải thiện “chất lượng của sự phát triển”, đảm bảo đáp ứng yêu cầu

“nhanh, hiệu quả, bền vững với sức cạnh tranh cao”, khi mà ngành thủy sản Việt

Trang 22

Nam đã có một quy mô đáng kể trên bản đồ thủy sản toàn cầu, trong những biến đổi khôn lường của bức tranh kinh tế thế giới mà chúng ta đang hội nhập, trong sự hạn chế về tài nguyên, các cảnh báo, về suy thoái môi trường, trong những đòi hỏi bức xúc gắn liền sự phát triển của ngành với tiến trình công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng, với tổ chức lại sản xuất để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của các thành phần kinh tế, tham gia thực sự vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo và làm giàu cho đất nước, biến “huyền thoại” thành thực tiễn, đóng góp xứng đáng để xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh”

2.3 Phát triển bền vững ngành thủy sản

Thủy sản là một trong những ngành kinh tế rất quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam, có vai trò to lớn đối với công tác xoá đói giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững và việc làm ổn định cho người dân khu vực ven biển Tuy nhiên, để ngành thủy sản Việt Nam thực sự có bước đi bền vững đã và đang là vấn đề đặt ra đối với ngành trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay

Những năm qua, ngành thủy sản đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh

tế, hàng năm sản lượng đánh bắt thủy sản trung bình đạt 1.5 triệu tấn, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn (từ 740 ngàn lao động năm 1985 lên đến 4 triệu người năm 2005) Thủy sản Việt Nam đã xuất đi 105 thị trường trên thế giới, với tổng kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, năm 2005 đạt 2,740 triệu USD, trong 5 tháng đầu năm 2006 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 1,095 tỷ USD Việc nuôi trồng thủy sản đã thực sự trở thành hoạt động sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập và việc làm cho đông đảo người dân vùng nông thôn, góp phần từng bước xoá đói giảm nghèo

Song thực tế, thủy sản nước ta lại mang đặc tính của một ngành kinh tế có hoạt động sản xuất đa dạng, chịu nhiều rủi ro về mặt thị trường và môi trường, trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và gia tăng các tác động xấu từ các hoạt động của con người Do vậy, để ổn định mức tăng trưởng kinh tế của ngành trong thời gian dài, không có cách nào khác là phải đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển Bắt đầu từ năm 2005, mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản đã được đẩy mạnh, Bộ Thủy sản đã tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tăng cường rà

Trang 23

soát lại các tiêu chuẩn kỹ thuật, xây dựng bổ sung các tiêu chuẩn mới theo yêu cầu của thị trường, tiến hành thử nghiệm tổ chức các mô hình sản xuất nuôi trồng thủy sản theo cộng đồng từ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, sản xuất thức ăn, quản lý

và sử dụng thuốc kháng sinh, quản lý môi trường vùng nước nuôi, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu

Tuy nhiên, phải nói rằng, kết hợp được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững là một nhiệm vụ hết sức nặng nề Bởi hiện nay, thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức như: nguồn lợi hải sản đang có xu hướng giảm dần, việc tăng trưởng với tốc độ cao liên tục về diện tích và sản lượng đang phải đối mặt với tình trạng yếu kém trong xây dựng và quản lý quy hoạch, hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được đáp ứng kịp thời, môi trường nuôi ở một số vùng đã xuất hiện dấu hiệu xuống cấp, tình trạng sử dụng hóa chất kháng sinh bị cấm vẫn đang là vấn đề nổi cộm gây khó khăn cho việc xuất khẩu, năng lực của cán bộ trong ngành thủy sản còn hạn chế…

Như trên đã nói, phát triển bền vững, về bản chất phản ánh mối quan hệ cốt lõi giữa con người (H) và môi trường (E) Ngành Thủy sản là ngành sản xuất ra đời và phát triển trên nền tảng của tài nguyên, nguồn lợi thủy sản để đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, đồng thời sự phát triển của các hoạt động thủy sản có tác động rất lớn đến sự phục hồi, tái tạo nguồn lợi và qua đó là sự tác động đến các yếu tố môi trường sinh thái

Do đó, phát triển bền vững ngành thủy sản là sự phát triển các hoạt động của ngành sao cho có thể tận dụng tối đa tài nguyên, nguồn lợi tự nhiên đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế hiện tại mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của các mảng hoạt động khác của con người cũng như cho hoạt động tái sản xuất nguồn lợi của tự nhiên phục vụ cho lợi ích lâu dài trong tương lai

Tuy nhiên, theo báo cáo gần đây của FAO (cũng như các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác), ngày càng có nhiều sự quan ngại về các kết quả của tăng trưởng nghề cá đối với sự phát triển bền vững Nhiều nghề cá đã hoạt động khai thác quá mức và/hoặc nguồn lợi thủy sản đã bị suy kiệt, gây ra những lãng phí về lợi ích tiềm năng của các nghề cá

Trang 24

Sự thay đổi hệ sinh thái do con người gây ra gồm cả sự thay đổi mà nguồn gốc

là do đánh bắt thủy sản đang gây ra những tác động nguy hiểm đến phúc lợi của các thế hệ hiện tại và tương lai Công nghiệp đánh bắt cá đang sử dụng năng lực đánh bắt vượt quá mức sản xuất thủy sản của hệ sinh thái, kết quả là các nguồn tài nguyên thiên nhiên (cá và các nguồn tài nguyên tự nhiên khác như dầu khí và các nguồn năng lượng không tái tạo khác) cũng như các nguồn nhân lực và vốn nhân tạo không được sử dụng một cách hiệu quả (ở mức độ toàn cầu, khu vực và quốc gia) Thêm vào đó là việc phát triển NTTS ồ ạt hiện nay đã thu hẹp quy mô các hệ sinh thái và phá hủy các nơi sinh cư quan trọng như rừng ngập mặn, các bãi triều lầy, các đầm phá, vùng đất ngập nước, làm cho môi trường khu vực nuôi bị ô nhiễm, dịch bệnh có điều kiện lây lan …

Toàn cầu hóa thương mại thủy sản đã làm chệnh hướng một phần quan trọng của việc sản xuất thủy sản từ các thị trường nội địa đến thị trường xuất khẩu và làm gia tăng mối lo ngại về việc phân phối một cách có hiệu quả các lợi ích liên quan đến phúc lợi của một bộ phận lớn dân cư

Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) đã đề ra quá trình thực hiện thông qua ủy ban Phát triển bền vững (CSD), ủy ban này đã thông qua việc Phát triển và ứng dụng các chỉ số phát triển bền vững cho các quy mô khác nhau, trong đó nghề cá biển là một trong những ưu tiên hàng đầu

Các yêu cầu để phát triển bền vững ngành thủy sản đã được đề cập và chứa đựng trong Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS, 1982) của UNCED (United Nations Conference on Environment and Development) và thể hiện rõ trong Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO năm 1995 (CoC) Chính Bộ quy tắc này đã làm cho khái niệm và các nguyên tắc trở nên rõ ràng và có thể ứng dụng để thực hiện tại các quốc gia khác nhau

Có 5 thành phần liên quan đến sự phát triển bền vững Đó là:

 Nguồn lợi: bao gồm sự phong phú đa dạng và tính bền vững, phục hồi

 Môi trường: các điều kiện như nguyên trạng

 Công nghệ: khả năng công nghệ và tác động môi trường

 Con người: như nguồn thực phẩm, việc làm, thu nhập, giá thành, giá cả, tham gia công tác xã hội, vv…

Trang 25

 Thể chế: quyền khai thác và hệ thống thi hành pháp luật

Hình 2.2: Sơ đồ 5 thành phần liên quan Phát triển bền vững ngành thủy sản

Sơ đồ trên cho thấy, hai thực thể chính của Phát triển bền vững nghề cá nhằm đạt tới là:

Môi trường trong sạch (E): trong đó bao gồm cả tài nguyên nguồn lợi

Cuộc sống của con người (H): hạnh phúc, sức khỏe và của cải, bao gồm cả con người, công nghệ và thể chế

Sự phát triển bền vững được quyết định bằng mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường

Định nghĩa nói trên của FAO về phát triển bền vững là khá rộng, có thể áp dụng cho tất cả các ngành khác nhau, tuy nhiên nó chưa đưa ra các chi tiết để xác định các mục tiêu cụ thể, các tiêu chí cũng như các chỉ số Vì vậy, để giải quyết các vấn

đề này, trong ngành thủy sản mà trước hết là trong khai thác thủy sản, năm 1995 FAO đã xây dựng và thông qua Bộ quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm (gọi tắt

là CoC – Code of Conduct for Responsible Fisheries)

Bộ quy tắc được tất cả các nước có nghề cá xem như là cơ sở thực tiễn để thiết lập phát triển nghề cá bền vững Thay vì chỉ xem xét sự hài hòa giữa môi trường và cuộc sống con người, Bộ quy tắc chia ra thành các vấn đề thực tiễn như sau:

Phát triển bền vững nghề cá đòi hỏi phải có sự đổi mới trong quản lý tập trung vào các kết quả đầu ra mang tính dài hạn Cụ thể là:

 Tăng cường nhận thức về các yếu tố liên quan đến quản lý nghề cá

Thể chế

Trang 26

 Hòa nhập tốt hơn quản lý nghề cá và quản lý tổng hợp ven bờ

 Kiểm soát các hoạt động trên đất liền có thể gây ô nhiễm tới môi trường biển

 Có thể chế và khung pháp lý mạnh hơn

 Các bên liên quan phải được tham gia nhiều hơn trong quá trình quản lý nghề cá

 Việc thu thập và chia sẻ thông tin về hoạt động của nghề cá và môi trường phải được cải thiện

 Sự hiểu biết về các đặc điểm kinh tế xã hội nghề cá phải được nâng cao

 Phải có các hệ thống giám sát và thực thi pháp luật mạnh mẽ hơn

 Có các biện pháp hữu hiệu liên quan đến biến động của nguồn lợi và các hệ sinh thái tự nhiên

 Tăng cường sự cam kết của cộng đồng trong việc sử dụng có trách nhiệm các nguồn lợi tự nhiên

Mục tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản quốc gia là:

Các hoạt động khai thác nguồn lợi và sau thu hoạch được bền vững trên cơ sở các hệ sinh thái đặc trưng và nguồn lợi cụ thể đã xác định;

Đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của nguồn lợi để duy trì các hoạt động nói trên

Duy trì đa dạng sinh học và sự thống nhất hài hòa của các hệ sinh thái vì lợi ích của các mục đích sử dụng khác nhau và của người sử dụng bao gồm các đa dạng sinh học, mục tiêu khoa học, giá trị thật, cấu trúc dinh dưỡng và các lợi ích kinh tế khác như du lịch, giải trí, v v

2.4 Các chỉ tiêu phát triển bền vững ngành thủy sản

Dựa trên các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 –

2010, chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo cùng với những định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam), các nhà nghiên cứu đã kiến nghị bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam bao gồm 29 chỉ tiêu Và ngành thủy sản coi bộ chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá sự phát triển của ngành và đã được FAO xây dựng thành các chỉ số phát triển bền vững cho ngành Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững xem xét trên 4 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế

Trang 27

2.4.1 Lĩnh vực kinh tế: gồm 7 chỉ tiêu

Phản ánh GDP bình quân đầu người, tăng trưởng GDP Cơ cấu ngành nghề, đóng góp của các ngành vào thu nhập quốc dân Tỷ lệ lao động nông nghiệp, tỷ lệ thu chi ngân sách, kim ngạch xuất khẩu, vốn đầu tư nước ngoài

2.4.2 Lĩnh vực xã hội: gồm 14 chỉ tiêu

Xem xét tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, mức sống của người dân, trình

độ học vấn, khả năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, vấn đề việc làm…

2.4.3 Lĩnh vực tài nguyên môi trường: gồm 6 chỉ tiêu

Đánh giá khả năng bảo vệ, phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường

2.4.4 Lĩnh vực thể chế: gồm 2 chỉ tiêu chủ yếu xem xét chiến lược phát triển của

địa phương và công cụ để thực hiện chiến lược đó

2.5 Phương hướng phát triển bền vững ngành thủy sản nước ta

Như chúng ta đã biết, từ tháng 8 năm 2004, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 Việt Nam), trong đó đã nêu ra những quan điểm mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và các hoạt động ưu tiên để thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam Trong đó, hoạt động thủy sản là một trong các hoạt động ưu tiên được thể hiện trong nội dung Bảo

vệ môi trường biển Tại đây, Chương trình đã khẳng định:

Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, thu hút gần 9 triệu lao động và là ngành đứng thứ 3 về giá trị xuất khẩu Tiềm năng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam còn rất lớn nếu được quản lý và điều hành theo hướng phát triển bền vững Phát triển nuôi trồng thủy sản đã chứng tỏ một hướng quan trọng và hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư

Song hiện tại việc phát triển ngành thủy sản còn nhiều hạn chế về quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi và bảo vệ môi trường, trình độ áp dụng khoa học công nghệ, nguồn vốn đầu tư, tổ chức và sản xuất kinh doanh

Vùng bờ biển chịu nhiều tác động xấu của thiên tai như bão, lụt, xói lở

Sức ép dân số và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh ở các vùng ven biển

và trong lòng biển Các thành phố, khu công nghiệp vùng ven biển đổ một lượng nước thải không qua xử lý và một phần chất thải rắn và sông, biển, gây nên ô nhiễm

Trang 28

môi trường nước Đặc biệt, các trung tâm du lịch nằm ven biển cũng là những nguồn xả lớn nước thải và rác thải ra biển Các cảng sông, cảng biển công nghiệp khai thác dầu khí; các sự cố môi trường như tràn dầu, đắm tàu… và thiên tai thường xuyên xảy ra đều là những tác nhân gây ô nhiễm và làm suy thoái môi trường biển Hậu quả là các hệ sinh thái biển và ven biển bị suy thoái nghiêm trọng Đa dạng sinh học bị đe dọa và suy thoái, diện tích rất lớn rừng ngập mặn bị triệt phá để nuôi tôm, các rạn san hô ven bờ bị khai thác một cách hủy diệt, đưa Việt Nam vào danh sách của những vùng có mức độ đe dọa cao nhất thế giới Nhiều nhóm động vật quý hiếm như thú biển, đồi mồi, chim biển, các thảm thực vật ven biển và dưới nước như san hô, cỏ biển bị thu hẹp dần Chất lượng môi trường sống trong các hệ sinh thái bị suy giảm, bị thay đổi theo chiều hướng xấu; đa dạng loài và nguồn gen đặc hữu bị tổn thất hoặc suy thoái, có nơi đến mức nghiêm trọng

Vì vậy để sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên biển nói chung và phát triển bền vững ngành thủy sản nói riêng, những hoạt động ưu tiên cần được tiến hành trong lĩnh vực này là:

 Tiến dần đến khoán, giao quyền sử dụng mặt biển trong phạm vi cho phép cho người sản xuất nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nghề nuôi trồng phát triển

 Tham gia và lập kế hoạch thực hiện các hiệp định và chương trình hành động quốc tế và khu vực về đánh cá, sử dụng bền vững và bảo vệ nguồn lợi biển, bảo vệ

đa dạng sinh học biển

 Về kinh tế:

 Đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý

 Phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản trong nước lợ, nước mặn ven biển theo hướng hài hòa với môi trường, đồng thời với việc phát triển và ứng dụng công

Trang 29

nghệ sau thu hoạch nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm sản phẩm của nghề thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm và tăng thu nhập ngoại tệ qua xuất khẩu

 Phát triển hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá

 Phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề để tăng khả năng tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho cộng đồng ngư dân ven biển, giúp cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển và ven biển được tốt hơn

 Thiết lập và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển và ven biển

 Đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn môi trường ngành và quốc gia

 Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường biển và ven biển, công nghệ ứng cứu sự cố môi trường biển (tràn dầu, đắm tàu, ngập mặn…)

 Để triển khai các định hướng trên đây, ngành thủy sản đã xây dựng và thực thi nhiều nội dung nhằm phát triển bền vững như:

 Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành đến 2020

 Xây dựng chiến lược và Kế hoạch hành động bảo vệ môi trường ngành thủy sản đến 2010 và 2020

 Quy hoạch các Khu bảo tồn biển và khu bảo tồn thủy sản nội địa đến 2010 và

2015

 Luật thủy sản, một số nghị định và văn bản dưới luật có liên quan

 Một số định hướng phát triển bền vững ngành thủy sản

 Một số tiêu chuẩn môi trường ngành

 Mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững

 Hướng dẫn quy hoạch nuôi trồng thủy sản bền vững cấp địa phương

 Kiến tạo bộ chỉ số ngư trại bền vững (ASI)

Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững ngành thủy sản là: nguồn lợi thủy sản phải được sử dụng lâu dài để vừa thỏa mãn được nhu cầu tăng thị phần xuất khẩu và mức tiêu thụ thủy sản nội địa trước mắt, vừa duy trì được nguồn lợi cho các

kế hoạch phát triển kinh tế thủy sản trong tương lai và cho các thế hệ mai sau Cụ thể hơn, phát triển bền vững ngành thủy sản phải đảm bảo:

Trang 30

 Duy trì chất lượng môi trường và bảo toàn chức năng của các hệ sinh thái có tầm quan trọng quyết định đối với sự phát triển ngành thủy sản hiện nay và trong tương lai

 Phát triển ngành kinh tế thủy sản hiệu quả, bảo đảm lợi ích lâu dài và một nghề

cá có trách nhiệm mà nước ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế

 Bảo đảm quyền lợi cho các cộng đồng dân cư - những người có quyền hưởng dụng nguồn lợi thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo

 Tối ưu hóa việc sử dụng đa mục tiêu các hệ thống tài nguyên biển và đất ngập nước có liên quan tới thủy sản, giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích và các tác động của các ngành khác đến tính bền vững của nguồn lợi thủy sản

2.6 Phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản

2.6.1 Vị trí và vai trò của ngành nuôi trồng thủy sản

Ngành nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong hệ thống kinh tế thủy sản cũng như trong toàn bộ hệ thống nền kinh tế quốc dân Nó có nhiệm vụ: tái tạo, bổ sung và ngày càng phát triển nguồn lợi thủy sản để cung cấp ngày càng nhiều hàng hóa cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản

Dựa và quy luật sinh trưởng và phát triển của các động thực vật thủy sản ngành nuôi trồng thủy sản thúc đẩy và tạo các điều kiện cần thiết để đảm bảo tái tạo lại nguồn lợi nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển tự nhiên của chúng

Bên cạnh đó, dựa vào các thành tựu khoa học kỹ thuật mà chủ yếu trong lĩnh vực sinh học và kỹ thuật nuôi trồng, với các phương pháp như lai tạo, nhân giống, chọn giống tạo ra giống mới, ngành nuôi trồng thủy sản còn bổ sung thêm vào nguồn lợi các giống loài động thực vật thủy sản có năng suất cao, chất lượng tốt, phát triển nguồn lợi thủy sản về số lượng và chủng loại để cung cấp và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển kinh tế nông thôn và nông nghiệp trên các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với sự phát triển của các loài động thực vật thủy sản Do đó, lúc mới ra đời nghề nuôi trồng thủy sản cũng như nông nghiệp nói chung là mang tính chất tự cung, tự cấp

Trang 31

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của sản xuất và kinh tế - xã hội, nhu cầu của con người về thực phẩm mà đặc biệt là thực phẩm thủy sản ngày càng tăng lên về chất lượng, số lượng, chủng loại Sự tăng lên này là do: một mặt do sự gia tăng dân

số, bên cạnh đó là sự chuyển hướng của nhu cầu từ thực phẩm và các động thực vật nói chung chuyển sang các loại thực phẩm thủy sản ngày càng phổ biến Trong lúc

đó, sản lượng thủy sản khai thác được từ môi trường tự nhiên của ngành công nghiệp khai thác thủy sản ở một số ngư trường có xu hướng ngày càng giảm do sự suy giảm về môi trường sinh thái nói chung và môi trường sống của các loài thủy sản nói riêng cùng với sự khai thác ồ ạt của con người

Trước tình hình đó, bên cạnh việc bảo vệ duy trì nguồn lợi tự nhiên sẵn có thì việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản chuyển từ giai đoạn nuôi tự nhiên sang giai đoạn sản xuất hàng hóa là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo tiền đề cho việc phát triển ngành thủy sản nói chung một cách lâu dài và vững chắc, đưa ngành nuôi trồng thủy sản lên ngành sản xuất chính trong toàn bộ hệ thống kinh tế thủy sản

2.6.2 Đặc điểm của ngành nuôi trồng

Nếu xét ngành nuôi trồng thủy sản trong hệ thống các ngành kinh tế thủy sản thì nuôi trồng là khâu để tạo ra nguồn nguyên liệu quan trọng nhất Nhưng nếu xét trong phạm vi rộng hơn thì nuôi trồng thủy sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp Do đó nuôi trồng thủy sản mang đầy đủ các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

 Nuôi trồng thủy sản nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, phức tạp và còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên Do đó mang tính chất khu vực rõ rệt

 Có thể nói ở nơi nào có diện tích mặt nước, lao động thì ở đó có thể tiến hành nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên, mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện về đất đai, mặt nước, thời tiết khí hậu và điều kiện thủy sản khác nhau Đặc điểm này đòi hỏi trong quá trình tổ chức và chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản cần phải lưu ý các vấn đề

có tính chất kinh tế kỹ thuật sau:

Tổ chức tốt việc điều tra các tài nguyên, nguồn lợi ở mỗi vùng để có các quy hoạch và bố trí các cây trồng và vật nuôi thích hợp

Trang 32

Việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật để phục vụ cho nuôi trồng phải được tiến hành phù hợp với các đặc điểm sinh học với từng giống loài thủy sản và phù hợp với điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi vùng

Cần có hệ thống các chính sách phù hợp cho điều kiện từng vùng, từng khu vực nhất định, đặc biệt là chính sách đất đai, mặt nước, chính sách đầu tư và chính sách thuế

 Trong nuôi trồng thủy sản, đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu

và không thể thay thế được Đất đai và diện tích mặt nước là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành trong nền kinh tế Nhưng nội dung kinh tế của nó đối với các ngành lại rất khác nhau Trong công nghiệp phục vụ cho sản xuất kinh doanh hoặc nền móng xây dựng công trình Ngược lại, trong nuôi trồng thủy sản đất đai và diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất và không thể thay thế được bởi vì đất đai, diện tích mặt nước có giới hạn về diện tích, cố định về vị trí nhưng sức sản xuất của nó thì không

có giới hạn và nếu biết sử dụng hợp lý thì đất đai không bị hao mòn đi mà còn tốt hơn lên Chất lượng đất đai (độ phì nhiêu của đất đai) không đồng nhất do cấu tạo địa hình thổ nhưỡng, vị trí các vùng khác nhau là khác nhau

 Nuôi trồng thủy sản gắn với các cơ chế sống:

Các giống loài thủy sản và đối tượng của nuôi trồng là những cơ thể sống sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học nhất định Đồng thời chúng rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên Do đó, mỗi sự thay đổi về khí hậu, thời tiết, sự chăm sóc của con người đều trực tiếp tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng và từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cuối cùng của sản xuất Mặt khác, các cây trồng vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất được tái sản xuất trong bản thân của ngành nuôi bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm của chu trình sản xuất trước làm tư liệu cho sản xuất chu trình tiếp theo

 Nuôi trồng thủy sản có tính thời vụ cao:

Cũng như trong sản xuất nông nghiệp nói chung, trong nuôi trồng thủy sản nói riêng ngoài các tác động trực tiếp của con người cần phải có thời gian tác động của các yếu tố tự nhiên và thời gian lao động xen kẽ với thời gian sản xuất và chính sự không trùng khớp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất đã đẻ ra tính thời vụ trong nuôi trồng thủy sản

Trang 33

Ngoài 4 đặc điểm trên thì nuôi trồng thủy sản nước ta được phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới pha trộn tính chất ôn đới của miền Bắc cho nên các giống loài thủy sản đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng Tuy nhiên, điều kiện này cũng gây không ít khó khăn cho các loại bệnh dịch phá hoại thường xuyên Mặt khác, sản xuất nước ta còn lạc hậu, mang tính tự nhiên cao

và chủ yếu thực hiện bởi các hộ gia đình

2.6.3 Hiện trạng ngành nuôi trồng thủy sản nước ta

Trong phạm vi cả nước, ngành nuôi trồng thủy sản đã phát triển một cách rộng rãi và đang từng bước chuyển từ sản xuất tự nhiên sang sản xuất hàng hóa Giống loài và phương thức nuôi ngày càng phong phú đa dạng

Năm 2005 đã có 959,900 ha (năm 1996 là 600,000 ha; 2001 là 840,000 ha) diện tích nuôi trồng (chiếm 51% diện tích tiềm năng), trong đó có 619,598 ha nuôi nước mặn và lợ (chủ yếu là nuôi tôm xuất khẩu), tăng gấp 2 lần so với năm 2000; với

sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam đạt 1.67 triệu tấn với giá trị xuất khẩu đạt 1.7 tỷ USD (năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn ngành đạt 3.35

tỷ USD)

Hiện nay việc thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo đã phần nào tác động không thuận đến NTTS ven biển bền vững Mặc dù Bộ Thủy sản đã xây dựng chiến lược SAPA - “Phát triển bền vững NTTS phục vụ xoá đói giảm nghèo”, song, tỷ lệ

hộ nghèo ở vùng ven biển còn khá lớn Do vậy, phát triển NTTS ven biển sẽ tác động trực tiếp, gián tiếp, có tính tích cực hoặc tiêu cực đến xoá đói giảm nghèo vùng ven biển Ai cũng biết, nuôi tôm là nghề siêu lợi nhuận, song, độ rủi ro rất cao Bên cạnh đó, việc NTTS ven biển không theo quy hoạch khiến cho dịch bệnh bùng phát và tác động ngược trở lại môi trường, như làm thay đổi các bãi triều, đầm phá hoang hóa hay bãi cát ven biển Gần đây, thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cả diện tích trồng lúa, làm muối hoặc trồng cói năng suất thấp ven biển cũng được đưa vào NTTS Phát triển NTTS dẫn đến mất rừng ngập mặn, mất bãi đẻ

tự nhiên của các loài thủy sinh vật và phá vỡ cảnh quan vùng ven biển

Ở một cách tiếp cận khác, vùng ven biển lại ít có cơ hội sinh kế Nếu không phát triển nghề NTTS ven biển, người dân quay lại đánh bắt và khai thác tài nguyên tự

Trang 34

nhiên Với áp lực dân số ngày càng tăng, việc khai thác này có thể dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường Do đó, cần thiết phải phát triển NTTS, cải tiến phương pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên, song phát triển và cải tiến như thế nào là điều đáng bàn

Sự phát triển không ngừng của NTTS đang làm cho hệ thống quản lý nhà nước

về NTTS ven biển trở nên bất cập Đa số các địa phương không có đủ biên chế cán

bộ với năng lực phù hợp để thực hiện tốt công tác quản lý NTTS bền vững Với đặc trưng sản xuất hộ gia đình quy mô nhỏ, nếu không kịp thời phát triển hình thức quản lý NTTS dựa vào cộng đồng và đồng quản lý để hỗ trợ cho quản lý nhà nước thì nghề NTTS ven biển Việt Nam sẽ gặp rất nhiều vấn đề nan giải về dịch bệnh, ô nhiễm và suy thoái môi trường

2.6.4 Các chỉ tiêu phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản

Trên cơ sở các khái niệm phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững ngành thủy sản nói riêng ta có thể hiểu: Phát triển bền vững ngành NTTS là sự phát triển các hoạt động của ngành sao cho có thể tận dụng tối đa tài nguyên, nguồn lợi tự nhiên đáp ứng nhu cầu của sự phát triển kinh tế hiện tại mà không gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển các mảng hoạt động khác của con người, không làm cho các điều kiện tự nhiên, yếu tố sinh thái, điều kiện tổng hợp nói chung có thay đổi, và không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai

Như vậy, tính bền vững trong các hoạt động NTTS được xem là độ đo mức cân bằng giữa ba mảng phúc lợi: kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như mức độ trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với các thế hệ con cháu mai sau

Dựa vào các chỉ tiêu phát triển bền vững (trong giáo trình Kinh tế thủy sản 2) trên cơ sở hiểu biết của bản thân và sự hướng dẫn của thầy Dương Trí Thảo, đề tài

đã đưa được các chỉ tiêu phát triển bền vững ngành NTTS như sau:

2.6.4.1 Về Kinh tế, xã hội

Xem xét trên các mặt:

 Các hình thức và phương pháp nuôi trồng thủy sản

Trong NTTS thì việc áp dụng hình thức và phương pháp nuôi trồng sẽ phản ánh đúng thực lực, trình độ của người tham gia NTTS hiện nay

Trang 35

Qua đó ta cũng thấy được mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản, căn cứ theo hình thức và phương pháp nuôi, chia thành hai nhóm chính : nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến; nuôi bán thâm canh và thâm canh

Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến: là nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít

có tác động của con người đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi, cũng có thể thả giống (chủ yếu là giống tự nhiên), cho ăn nhưng chưa theo một quy trình nhất định Nước được đưa vào ao thông qua các cửa cống

Nuôi bán thâm canh và thâm canh: là nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ theo quy tắc kỹ thuật chặt chẽ, có tác động mạnh của con người vào quá trình phát triển

và sinh trưởng của đối tượng nuôi: Chọn giống theo tiêu chuẩn kỹ thuật (kích cỡ, sạch bệnh, chất lượng, ); Môi trường nuôi được chuẩn bị chu đáo trước khi thả giống; Mật độ thả nuôi theo quy định; Có sự quản lý và chăm sóc thường xuyên; Sử dụng thức ăn công nghiệp; Hệ thống cung cấp nước và mương dẫn bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với sự phát triển của đối tượng nuôi

Ta sẽ xem xét

DT nuôi QCCT *100%

Tỷ lệ nuôi QCCT =

Tổng DT nuôi

DT nuôi thâm canh *100%

Tỷ lệ nuôi thâm canh =

Tổng DT nuôi

DT nuôi bán thâm canh *100%

Tỷ lệ nuôi bán thâm canh =

Tổng DT nuôi

Như vậy nếu nuôi thâm canh và bán thâm canh chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng trong các hình thức và phương pháp nuôi trồng thì đó có thể là một hướng bền vững, đồng thời chứng tỏ việc nuôi trồng đã theo hướng ngày càng đầu tư theo chiều sâu

 Tiềm năng và việc sử dụng diện tích mặt nước NTTS

Các chỉ tiêu làm căn cứ đánh giá là:

Trang 36

DT thả nuôi

Hệ số sử dụng DT nuôi =

Tổng DT có khả năng Trong đó:

Hệ số sử dụng DT nuôi: cho biết trong tổng số diện tích mặt nước có khả năng

và sẵn sàng nuôi trồng thủy sản đã đưa vào nuôi thủy sản bao nhiêu, còn bao nhiêu chưa đưa vào nuôi

Diện tích thả nuôi: là diện tích thực tế đang sử dụng để nuôi thủy sản và có thu hoạch vào tháng điều tra

Số Ao/hồ nhỏ/ruộng: kết hợp với thông tin về diện tích nuôi cho biết quy mô nuôi trồng thủy sản

Diện tích có khả năng nuôi: là tổng số diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản (bao gồm cả diện tích đang sử dụng để nuôi và diện tích không sử dụng hoặc chưa sử dụng để nuôi)

 Nếu hệ số này  1 chứng tỏ việc phát triển nuôi trồng hiện tại đã sử dụng cả diện tích cho sự phát triển của tương lai, như vậy việc ngành NTTS đã không bền vững

 Nếu hệ số này < 1, để đánh giá đã thực sự bền vững hay chưa chúng ta phải xem xét: Diện tích nuôi hiện tại là hoàn toàn trong quy hoạch của địa phương hay người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng của các vùng cát, các vùng trồng lúa, làm muối, triệt phá rừng ngập mặn để nuôi trồng

DT thả nuôi năm sau Tốc độ phát triển DT nuôi =

DT thả nuôi năm trước Qua chỉ tiêu này ta có thể thấy được sự biến động diện tích nuôi của địa phương năm sau so với năm trước và khi đối chiếu với quy hoạch của địa phương chúng ta

sẽ biết được người dân có mở rộng diện tích một cách tràn lan, bừa bãi hay không Ngoài ra, kết hợp với việc phân tích sản lượng nuôi ta sẽ thấy được việc sử dụng diện tích nuôi có hiệu quả không

 Sản lượng và năng suất NTTS các năm

Khi xem xét sản lượng nuôi ta sẽ đi phân tích tốc độ tăng sản lượng qua các năm

Sản lượng nuôi năm sau Tốc độ phát triển sản lượng nuôi =

Sản lượng nuôi năm trước

Trang 37

Nếu tốc độ phát triển sản lượng nuôi thấp hơn tốc độ phát triển diện tích thì có thể thấy sản lượng tăng là do mở rộng diện tích chứ chưa phải là kết quả của việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới phương pháp nuôi trồng Ngược lại, nếu như tốc độ phát triển sản lượng nuôi cao hơn thì chứng tỏ hoạt động nuôi trồng của người dân đã có cải tiến do đó năng suất nuôi cũng sẽ tăng theo Bởi như chúng ta đã biết:

Sản lượng nuôi thực tế Năng suất NTTS bình quân =

DT thả nuôi Năng suất nuôi trồng phụ thuộc rất nhiều các yếu tố khác nhau như: chất lượng con giống, hình thức, kỹ thuật, công nghệ nuôi, cơ sở hạ tầng, thiên tai, dịch bệnh…

Do đó khi xem xét năng suất nuôi trồng qua các năm chúng ta sẽ nhìn thấy được phần nào trình độ của người nuôi, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiên tiến đến đâu và hơn nữa là thấy được việc NTTS có bền vững hay không

 Hiệu quả kinh doanh nuôi trồng thủy sản (doanh thu, chi phí, lợi nhuận và thu nhập lao động nuôi trồng)

Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiến hành các hoạt động SXKD Nếu như hiệu quả kinh doanh không những ổn định mà ngày càng tăng thì chứng tỏ trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất càng cao và việc kinh doanh cũng được coi là bền vững Điều này càng đúng với hoạt động NTTS

 Việc làm và các vấn đề xã hội trong lĩnh vực nuôi trồng

Một khi ngành NTTS phát triển thì khả năng giải quyết việc làm cho người lao động cũng sẽ tăng Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy yếu tố con người, nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế, ổn định và lành mạnh hóa xã hội, đáp ứng nhu cầu bức xúc của nhân dân Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có mặt trái của nó, điều đó có nghĩa là nuôi trồng phát triển thì khả năng xảy ra những mâu thuẫn, những xung đột cũng không phải là hiếm gặp Vì vậy khi phân tích khía cạnh này chúng ta sẽ thấy đầy

đủ những đóng góp và những tác động mà ngành nuôi trồng mang lại cho xã hội

2.6.4.2 Về môi trường và nguồn lợi

 Các tác động của nuôi trồng đến môi trường, nguồn lợi

Như chúng ta đã biết, trong quá trình NTTS nói chung mà đại diện ở đây là quá trình nuôi tôm, thường diễn ra những hoạt động sau:

Trang 38

Nước thải từ khu nuôi tôm: Nước thải được thay định kỳ từ khu nuôi tôm với tần

suất trung bình 10 ngày/lần thay với lượng nước bằng 15% tổng lượng nước có trong

ao và 100% nước sau khi thu hoạch Trong nước thải có chứa một hàm lượng lớn các chất hữu cơ còn dư từ thức ăn như: Phốt pho, Ni tơ, Kali , H2S, sản phẩm bài tiết của tôm, hàm lượng COD, BOD cao, hàm lượng DO thấp, nước có thể chứa một dư lượng các loại chế phẩm vi sinh, giàu vi khuẩn kị khí và hiếu khí, nhất là sau vụ nuôi, nếu không xử lý thì khi xả ra môi trường sẽ gây tác động tiêu cực như làm giảm chất lượng nước, gây nạn phú dưỡng, giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi sinh vật

Tác động đến môi trường đất: Trong quá trình nuôi tôm cần sử dụng một lượng

nước ngọt để bổ sung cho các ao nuôi khi độ muối tăng cao, vì vậy lượng nước ngọt

sẽ phải sử dụng nhiều hơn so với khi không nuôi, nếu không có biện pháp tốt, sẽ xảy

ra hiện tượng xâm nhập mặn, ảnh hưởng tới tài nguyên đất ở khu vực xung quanh Bùn thải từ khu nuôi tôm: Bùn sau khi nạo vét từ khu nuôi tôm, nếu không xử lý khi bón cho cây trồng sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường đất trong khu vực như nhiễm mặn, vi khuẩn gây bệnh có trong bùn…

Tác động đến sức khoẻ cộng đồng: Chất lượng sản phẩm từ cây trồng có sử dụng

bùn từ khu nuôi tôm có thể gây ảnh hưởng đến người dân khi sử dụng những sản phẩm này hoặc dịch bệnh có thể bùng phát tại chỗ do điều kiện vệ sinh môi trường kém, nguy cơ gây bệnh từ các đầm nuôi tôm bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn dư thừa,

dư lượng các chế phẩm vi sinh, hoá chất khử trùng sử dụng trong quá trình nuôi …

Tác động tài nguyên nước: Sử dụng nguồn nước ngọt để bổ sung cho vùng nuôi

tôm nhằm giảm bớt độ mặn dẫn đến giảm lượng nước ngọt sử dụng trong nông nghiệp cũng như sinh hoạt trong khu vực này Việc khai thác quá mức nguồn nước mặt, nước ngầm dẫn đến nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn

Tác động tới tài nguyên sinh vật: Nơi tiếp nhận nguồn thải Nếu nước thải không

được xử lý tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của rừng ngập mặn vùng cửa sông, ven biển, đặc biệt là các loài sinh vật đang sống tại khu vực này

Trong khi đó, ngành Thủy sản vẫn đang tiếp tục phát triển một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiêu dùng Mà ngành càng phát triển thì nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên càng tăng, điều đó lại tỉ lệ thuận với thiệt hại do việc sử dụng nói trên Nhu cầu sử dụng tăng kéo theo

Trang 39

thiệt hại tăng, nhưng do tài nguyên thiên nhiên là cố định, đến một điểm nhất định nào đấy việc sử dụng sẽ gây ra các thiệt hại lớn vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường và gây hậu quả nghiêm trọng Vì vậy, để ngành có thể phát triển một cách bền vững và toàn diện thì yếu tố bảo vệ môi trường, nguồn lợi phải được quan tâm và phải được đặt vào vị trí xứng đáng của nó

Như vậy khi đánh giá tác động của nuôi trồng đến nguồn lợi chúng ta sẽ biết được: ngoài những lợi ích to lớn về mặt kinh tế mà nghề nuôi trồng thủy sản mang lại thì

có những tác động tiêu cực nào đến môi trường hay không? Và ở mức độ nào?

 Các mô hình thực hành nuôi tốt ( GAP)

GAP - viết tắt của cụm từ tiếng anh Good Aquaculture Practice Dịch là quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt

Nội dung: gồm 1 bộ quy phạm thực hành được xây dựng dựa trên những yêu cầu

cơ bản nhất của Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm – CoC (Điều 9 FAO-1995) nhằm phát triển NTTS bền vững (kiểm soát dịch bệnh,bảo vệ môi trường, đảm bảo

an toàn thực phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người ứng dụng GAP)

Ở đây, chúng ta sẽ xem xét chỉ tiêu:

Số hộ được công nhận GAP

Tỷ lệ áp dụng GAP =

Tổng số hộ nuôi

Nếu như tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ địa phương càng có nhiều mô hình nuôi tốt, điều đó sẽ góp phần đáng kể trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế và việc phát triển NTTS được đánh giá là bền vững

2.6.4.3 Về thể chế

 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản

Phong trào nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm sú, tôm he trong 10 năm trở lại đây đã có những bước phát triển đáng kể, góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống cho nhân dân vùng ven biển, tăng nguồn ngân sách cho địa phương, giảm bớt gánh nặng ngân sách cho nhà nước Đồng thời tận dụng được một lực lượng lao động dư thừa tại địa phương, giúp họ an

cư lập nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương mình Tuy nhiên, trên con đường phát triển của các hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng đã thu được nhiều bài học, cả

Trang 40

về thành công cũng như thất bại mà một trong những nguyên nhân của sự thành bại

đó là vấn đề quy hoạch bất hợp lý không phù hợp với về điều kiện tự nhiên cũng như môi trường ở mỗi khu vực, chưa nhận biết được tầm quan trọng giữa nuôi trồng thủy sản với môi trường, lợi về kinh tế nhưng cũng có khi hại về môi trường nếu chúng không được kiểm soát Vì thế, việc đánh giá quy hoạch và thực hiện quy là cần thiết để từ đó có được những nhận định chính xác về mức độ phù hợp của bản quy hoạch với thực tế và việc tuân thủ quy định của người nuôi

 Các chính sách, quy định của Nhà nước và của địa phương áp dụng đối với ngành nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh

Để việc nuôi trồng có điều kiện phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững thì các chính sách hỗ trợ, các quy định áp dụng của Nhà nước và địa phương đối với ngành NTTS là rất quan trọng

Ta có thể tổng hợp các chỉ tiêu phát triển NTTS bền vững qua bảng sau:

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phát triển NTTS bền vững

DT nuôi QCCT, BTC, TC Các hình thức và phương pháp nuôi

Tốc độ phát triển SL nuôi Sản lượng và năng suất NTTS

Năng suất NTTS bình quân

Kinh tế, xã hội

Các tác động của nuôi trồng đến môi trường, nguồn lợi

Ngày đăng: 28/06/2014, 14:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 : Sơ đồ tóm tắt nội dung và trình tự nghiên cứu - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Hình 1.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung và trình tự nghiên cứu (Trang 13)
Hỡnh 2.1: Sơ đồ quan hệ cốt lừi trong phỏt triển bền vữngMục - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
nh 2.1: Sơ đồ quan hệ cốt lừi trong phỏt triển bền vữngMục (Trang 16)
Hình 2.2: Sơ đồ 5 thành phần liên quan Phát triển bền vững ngành thủy sản - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Hình 2.2 Sơ đồ 5 thành phần liên quan Phát triển bền vững ngành thủy sản (Trang 25)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu phát triển NTTS bền vững - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu phát triển NTTS bền vững (Trang 40)
Hình 3.1: Bản đồ hành chính Tỉnh Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Hình 3.1 Bản đồ hành chính Tỉnh Hà Tĩnh (Trang 41)
Hình 3.2: Biểu đồ giá trị tổng sản phẩm phân theo ngành kinh tế - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Hình 3.2 Biểu đồ giá trị tổng sản phẩm phân theo ngành kinh tế (Trang 50)
Hình 3.3: Sơ đồ bộ máy hành chính quản lý thủy sản tỉnh Hà Tĩnh - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Hình 3.3 Sơ đồ bộ máy hành chính quản lý thủy sản tỉnh Hà Tĩnh (Trang 57)
Bảng 3.2 : Kết quả sản xuất thủy sản Hà Tĩnh từ năm 2004 - 2006 - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất thủy sản Hà Tĩnh từ năm 2004 - 2006 (Trang 59)
Hình 3.4: Phương thức nuôi cá nước ngọt năm 2006 - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Hình 3.4 Phương thức nuôi cá nước ngọt năm 2006 (Trang 61)
Bảng 3.3 : Phương thức chủ yếu trong nuôi cá nước ngọt năm 2006 - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Bảng 3.3 Phương thức chủ yếu trong nuôi cá nước ngọt năm 2006 (Trang 61)
Bảng 3.5 : Diện tích có khả năng NTTS mặn, lợ đến năm 2015 (ĐVT:ha) - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Bảng 3.5 Diện tích có khả năng NTTS mặn, lợ đến năm 2015 (ĐVT:ha) (Trang 63)
Bảng 3.6: Diện tích có khả năng phát triển NTTS nước ngọt - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Bảng 3.6 Diện tích có khả năng phát triển NTTS nước ngọt (Trang 64)
Hình 3.5: Diện tích nuôi trồng của Tỉnh 2001 - 2006 - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Hình 3.5 Diện tích nuôi trồng của Tỉnh 2001 - 2006 (Trang 65)
Bảng 3.7 : Diện tích NTTS nước ngọt phân theo Huyện (ĐVT: ha)  2005/2004  2006/2005  Địa phương  2001  2002  2003  2004  2005  2006 - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Bảng 3.7 Diện tích NTTS nước ngọt phân theo Huyện (ĐVT: ha) 2005/2004 2006/2005 Địa phương 2001 2002 2003 2004 2005 2006 (Trang 66)
Bảng 3.10: Kế hoạch và thực hiện kế hoạch diện tích   NTTS nước ngọt đến 2006 theo địa phương - thực trạng và giải pháp phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản hà tĩnh
Bảng 3.10 Kế hoạch và thực hiện kế hoạch diện tích NTTS nước ngọt đến 2006 theo địa phương (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w