1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng giai đoạn 2016-2020”

89 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020
Thể loại Báo cáo tổng hợp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Sự cần thiết của việc thực hiện nhiệm vụ Thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 143, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 và phần VI, Quyết định số 3450 QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 n

Trang 1

0.1 Thông tin chung 1

0.2 Sự cần thiết của việc thực hiện nhiệm vụ 1

0.3 Cơ sở pháp lý 2

0.4 Mục tiêu của nhiệm vụ 2

0.5 Phương pháp thực hiện 2

0.6 Phạm vi của hế hoạch bảo vệ môi trường 3

0.7 Nội dung thực hiện 3

0.7.1 Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại huyện Phú Giáo 3

0.7.1.1 Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 3

0.7.1.2.Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường 3

0.7.1.3 Đánh giá hiện trạng tài nguyên – môi trường huyện Phú Giáo 3

0.7.1.4 Dự báo xu thế biến đổi môi trường 3

0.7.1.5 Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ tài nguyên-môi trường của huyện giai đoạn năm 2016-2020 4

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG HUYỆN PHÚ GIÁO 5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 5

2.3 Phát triển nông nghiệp 15

2.4 Phát triển công nghiệp 17

PHẦN II: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN PHÚ GIÁO 22

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN HUYỆN PHÚ GIÁO 22

3.1 Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất 22

3.1.1 Tài nguyên đất 22

3.1.2 Tình hình sử dụng đất 25

Trang 2

ii

3.2 Tài nguyên nước 27

3.2.1 Tài nguyên nước mặt 27

3.2.2 Tài nguyên nước dưới đất 32

3.3 Tài nguyên khoáng sản và tình hình khai thác sử dụng 33

4.4 Hiện trạng môi trường khu vực khai thác khoáng sản 45

4.6 Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải y tế 47

CHƯƠNG 5 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 49

5.1 Hiện trạng nguồn nhân lực 49

5.2 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện 49

5.3 Công tác cải cách hành chính 49

5.4 Công tác khảo sát địa điểm đăng ký đầu tư 50

5.5 Công tác thẩm định, cấp giấy xác nhận hồ sơ môi trường 50

5.6 Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực môi trường 51 5.6.1 Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm 51

5.6.2 Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực môi trường 52

5.7 Tình hình thực hiện các công trình, dự án bảo vệ môi trường 52

5.8 Kết quả đạt được và các tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường 52

5.8.1 Kết quả đạt được 52

5.8.2 Những vấn đề tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường 53

5.8.3 Nguyên nhân của những tồn tại – hạn chế 53

CHƯƠNG 6 : DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI HUYỆN PHÚ GIÁO ĐẾN NĂM 2020 55

6.1 Định hướng phát triển KTXH huyện Phú Giáo đến năm 2020 55

6.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển 55

6.1.2 Định hướng phát triển ngành và lĩnh vực 55

6.2 Dự báo tác động của quy hoạch phát triển đến môi trường 57

6.2.1 Dự báo tác động của quy hoạch phát triển đến môi trường nước 57

6.2.1.1 Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt 57

6.2.1.2 Dự báo tác động đến môi trường nước 58

6.2.2 Dự báo tác động của quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường không khí 59

6.2.2.1 Các nguồn gây ô nhiễm không khí 59

6.3 Dự báo tác động của quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường đất 60

6.3.1 Các nguồn ô nhiễm và suy thoái đất 60

6.3.2 Dự báo tác động của quy hoạch phát triển liên quan đến môi trường đất 61

CHƯƠNG 7: KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG HUYỆN PHÚ GIÁO GIAI ĐOẠN 2016-2020 62

Trang 3

7.3 Xác định các vấn đề môi trường trọng tâm huyện Phú Giáo đến năm 2020 63

7.4 Nội dung KHNVMT huyện Phú Giáo giai đoạn 2016-2020 64

7.4.1 Đối với môi trường nông nghiệp 64

7.4.2 Đối với môi trường nông thôn 66

7.4.2.1 Mục tiêu 66

7.4.2.2 Giải pháp thực hiện 66

7.4.3 Đối với môi trường công nghiệp và khai thác khoáng sản 70

7.4.4 Kế hoạch Bảo vệ môi trường đô thị 71

7.4.5 Tăng cường năng lực quản lý môi trường và nâng cao nhận thức cộng đồng 73

7.4.6 Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn huyện 74

7.5 Đề xuất các chương trình, nhiệm vụ bảo vệ môi trường ưu tiên giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn huyện Phú Giáo 74

7.5.1 Nhóm giải pháp 1: Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm 74

7.5.2 Nhóm giải pháp 2: Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường 75

7.5.3 Nhóm giải pháp 3: Tăng cường năng lực quản lý môi trường 75

7.5.4 Nhóm giải pháp 4: Truyền thông môi trường 75

7.5.5 Kế hoạch thực hiện các chương trình nhiệm vụ ưu tiên 76

CHƯƠNG 8: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CẦN THIẾT CHO VIỆC THỰC HIỆN KHBVMT HUYỆN PHÚ GIÁO GIAI ĐOẠN 2016- 2020 80

8.1 Đề xuất các giải pháp tăng cường năng lực quản lý 80

8.1.1 Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý môi trương địa phương 80

8.1.2 Tăng cường hiệu quả của việc phối hợp giải quyết đồng bộ các vấn đề môi trường mang tính vùng (liên huyện, toàn tỉnh) 80

8.2 Các giải pháp và công cụ hỗ trợ khác 81

8.2.1 Giải pháp hỗ trợ về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ BVMT 81

8.2.2 Các giải pháp hỗ trợ đa dạng hóa nguồn vốn cho nhiệm vụ BVMT 81

8.2.3 Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường 81

8.2.4 Xã hội hóa công tác truyền thông bảo vệ môi trường 81

8.3 Tổ chức thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường 82

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 83

KẾT LUẬN 83

KIẾN NGHỊ 83

Trang 4

iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1: Các đơn vị hành chính cấp xã huyện Phú Giáo 5

Bảng 1 2: Diện tích đất huyện Phú Giáo chia theo dạng địa hình 8

Bảng 2 1: Dân số lao động huyện Phú Giáo giai đoạn 2011-2015 15

Bảng 2 2: Giá trị nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 16

Bảng 2 3: Giá trị công nghiệp giai đoạn 2011-2015 17

Bảng 2 4: Giá trị thương mại-dịch vụ giai đoạn 2011-2015 19

Bảng 2 5: Lưu lượng và tải lượng các nguồn gây ô nhiễm nước mặt 20

Bảng 3 1: Diện tích các loại đất huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 22

Bảng 3 2: Sự phân bố của nhóm đất phù sa trên địa bàn huyện Phú Giáo 23

Bảng 3 3: Sự phân bố của nhóm đất xám trên địa bàn huyện Phú Giáo 24

Bảng 3 4: Sự phân bố của nhóm đất đỏ vàng trên địa bàn huyện Phú Giáo 24

Bảng 3 5: Diện tích và biến động sử dụng đất huyện Phú Giáo năm 2015 25

Bảng 3 6: Diện tích các loại đất nông nghiệp năm 2015 25

Bảng 3 7: Diện tích các loại đất phi nông nghiệp năm 2015 26

Bảng 3 8: Một số đặc trưng của sông B trên địa bàn huyện 27

Bảng 3 9: Kết quả tính WQI tại suối Giai 28

Bảng 3 10: Một số điểm ngập tại các tuyến suối chính trên địa bàn huyện 30

Bảng 3 11: Bảng tổng hợp tình hình sử dụng các giếng trên địa bàn huyện Phú Giáo 32

Bảng 3 12: Tiềm năng, tài nguyên, trữ lượng khoáng sản huyện Phú Giáo 33

Bảng 3 13: Tình hình thăm dò, cấp ph p khoáng sản trên địa bàn huyện Phú Giáo 33

Bảng 3 14: Tổng hợp các mỏ khai thác khoáng sản đang hoạt động tại Phú Giáo 34

Bảng 4 1: Kết quả phân tích mẫu đất nông nghiệp 45

Bảng 4 2: Khối lượng phát sinh chất thải rắn y tế 47

Bảng 4 3: Lưu lượng nước thải y tế phát sinh trên địa bàn huyện 48

Bảng 6 1: Lưu lượng và thải lượng chất ô nhiễm nước thải trên địa bàn huyện Phú Giáo đến năm 2020 58

Bảng 6 2: Khối lượng chất thải rắn trên địa bàn huyện Phú Giáo đến năm 2020 58

Bảng 6 3: Lưu lượng và thải lượng chất ô nhiễm không khí trên địa bàn huyện đến năm 2020 60

Bảng 7 1: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ ưu tiên 77

Trang 5

v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Vị trí huyện Phú Giáo 6

Hình 1 2: Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo 7

Hình 1 3: Hiện trạng sông B và kênh rạch trên địa bàn huyện Phú Giáo 9

Hình 2 1:Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Phú Giáo giai đoạn 2011-2015 13

Hình 2 2:Cơ cấu kinh tế huyện Phú Giáo giai đoạn 2011-2015 14

Hình 2 3:Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành giai đoạn 2011-2015 14

Hình 2 4: Tỷ lệ thành phần dân cư giai đoạn 2011-2015 15

Hình 2 5:Tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 16

Hình 2 6:Cơ cấu sản xuất nông nghiệp 16

Hình 2 7:Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2011-2015 17

Hình 2 8:Biểu đồ tỷ trọng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Giáo năm 2015 18

Hình 2 9:Tỷ lệ tăng trưởng thương mại-dịch vụ giai đoạn 2011-2015 19

Hình 3 1: Các loại đất trên địa bàn huyện Phú Giáo 22

Hình 3 2: Sự phân bố nhóm đất phù sa 23

Hình 3 3: Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo 24

Hình 3 4: Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo 24

Hình 3 5: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Giáo năm 2015 25

Hình 3 6: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 25

Hình 3 7: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015 26

Hình 3 8: Sơ đồ phân tích thủy văn huyện Phú Giáo 28

Hình 3 9: Tình hình diện tích khoáng sản đã thăm dò trên địa bàn huyện Phú Giáo 34

Hình 3 10: Tình hình diện tích khoáng sản đã cấp ph p trên địa bàn huyện Phú Giáo 34

Hình 4 1: Biểu diễn nồng độ các thông số ô nhiễm trên sông B (chương trình quan trắc tỉnh 37

Hình 4 2: Biểu diễn nồng độ pH các sông, suối, hồ trên địa bàn huyện 2016 38

Hình 4 3: Biểu diễn nồng độ COD các sông, suối, hồ trên địa bàn huyện 2016 38

Hình 4 4: Biểu diễn nồng độ NH3-N các sông, suối, hồ trên địa bàn huyện 2016 39

Hình 4 5: Biểu diễn nồng độ Fe các sông, suối, hồ trên địa bàn huyện 2016 39

Hình 4 6: Biểu diễn độ pH trong nước dưới đất trên địa bàn huyện Phú Giáo 41

Hình 4 7: Biểu diễn nồng độ Sắt trong nước dưới đất trên địa bàn huyện 41

Hình 4 8: Biểu diễn nồng độ amoni trong nước dưới đất trên địa bàn huyện 42

Hình 4 9: Biểu diễn nồng độ bụi trong môi trường không khí tại các khu tập trung dân cư 43

Hình 4 10: Biểu đồ gGiá trị độ ồn tại các khu vực đô thị, dân cư tập trung 44

Hình 4 11: Biểu diễn độ ồn trong môi trường không khí xung quanh 44

Hình 4 12: Hàm lượng bụi tại khu vực khai thác khoáng sản 46

Hình 4 13: Độ ồn tại khu vực khai thác khoáng sản 46

Trang 6

vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt CTRCN : Chất thải rắn công nghiệp CTNH : Chất thải nguy hại

QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

Trang 7

1

MỞ ĐẦU 0.1 Thông tin chung

- Tên nhiệm vụ: Kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 05 2016 đến tháng 8 2016 - Đơn vị chủ trì thực hiện : Uỷ ban nhân dân huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

- Đơn vị thực hiện: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

0.2 Sự cần thiết của việc thực hiện nhiệm vụ

Thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 143, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014 và phần VI, Quyết định số 3450 QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường xây dựng Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Phú Giáo giai đoạn 2016-2020” nhằm cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường huyện, cảnh báo những vấn đề môi trường cấp bách, xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn huyện Phú Giáo

Huyện Phú Giáo là một huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương và tiếp giáp với tỉnh Bình Phước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Toàn huyện có 11 đơn vị hành chính với 10 xã và 01 thị trấn

Huyện Phú Giáo với thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, hồ tiêu, điều, và các loại cây ăn quả lâu năm khác Một hướng phát triển khác của huyện là gắn trồng trọt với chăn nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao; trong đó có chăn nuôi gà, heo và nuôi ong lấy mật Riêng cây cao su, được xác định là cây kinh tế chiến lược hàng đầu Bên cạnh đó, một phần diện tích rất lớn trên địa bàn huyện cũng được ưu tiên để trồng cây ăn trái

Song song với việc phát triển kinh tế - xã hội, Phú Giáo đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường và khai thác, sử dụng tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước Trong đó vấn đề ô nhiễm chính nguồn nước mặt của các lưu vực sông, suối, kênh rạch trên địa bàn huyện là ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm hữu cơ Nguyên nhân gây ô nhiễm là do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu không hợp lý từ các trại chăn nuôi, rác công nghiệp và đô thị chưa được xử lý, nước thải từ khu dân cư tập trung, bệnh viện, chợ; Chất lượng nước dưới đất trên địa bàn huyện còn khá tốt, đều thấp hơn so với quy chuẩn cho ph p hoặc nằm dưới ngưỡng phát hiện; Chất lượng môi trường không khí xung quanh nhìn chung đều nằm trong tiêu chuẩn cho ph p Tuy nhiên, trên một số trục giao thông chính (như Tỉnh lộ 741) và một số điểm khai thác khoáng sản có thời điểm vượt quá tiêu chuẩn cho ph p; Chất lượng môi trường đất tại các vị trí quan trắc không biến động, nồng độ các kim loại nặng đạt tiêu chuẩn, nồng độ thuốc bảo vệ thực vật đều không phát hiện; Nồng độ kim loại nặng trầm tích đáy trên các sông rạch còn khá thấp, hầu hết các chi tiêu kim loại nặng đều dao động ở mức thấp hơn so với các tiêu chuẩn và quy chuẩn so sánh

Trang 8

2 Từ những nội dung trên, nhằm đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc về các vấn đề môi trường công nghiệp, đô thị, nông nghiệp, thiên tai và các sự cố môi trường phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục và giải quyết tốt các vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, đó chính là lý do kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Phú Giáo giai đoạn 2016-2020

- Các mục tiêu cụ thể thời kỳ 2016 - 2020 của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ IV Đảng bộ huyện Phú Giáo, các định hướng quy hoạch về sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

- Văn bản số 183 UBND-SX ngày 15 tháng 03 năm 2016 của Ủy ban nhân dân huyện Phú Giáo về việc thực hiện Nhiệm vụ “ Kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Phú Giáo giai đoạn 2016 – 2020”

0.4 Mục tiêu của nhiệm vụ

- Nhằm cung cấp các thông tin về hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường trên phạm vi toàn huyện, giai đoạn 2016 - 2020;

- Cảnh báo những vấn đề môi trường cấp bách; nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tác động của chúng tới sức khỏe con người, kinh tế - xã hội và môi trường tự nhiên của huyện; đánh giá hiệu quả công tác quản lý và bảo vệ môi trường của huyện giai đoạn 2011- 2016, từ đó đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện;

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Phú Giáo giai đoạn 2016-2020

0.5 Phương pháp thực hiện

1 Thu thập, kế thừa các thông tin có liên quan đến huyện Phú Giáo 2 Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các quy định và các chương trình hành động ưu tiên BVMT tỉnh Bình Dương và Quốc gia để áp dụng cho huyện Phú Giáo

3 Phương pháp điều tra khảo sát thu thập xử lý dữ liệu phục vụ quy hoạch môi trường

4 Phương pháp dự báo 5 Phương pháp chuyên gia phân tích và thảo luận 6 Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức y tế Thế giới (WHO) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động KT-XH

Trang 9

3 7 Phương pháp quản lý môi trường trên diện rộng (AEQM – Areawide Environment Quality Management)

8 Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí

0.6 Phạm vi của hế hoạch bảo vệ môi trường

Khảo sát, đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường huyện năm 2011-2016, từ đó xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường huyện Phú Giáo giai đoạn 2016-2020

0.7 Nội dung thực hiện

0.7.1 Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại huyện Phú Giáo

0.7.1.1 Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

- Tài nguyên đất, hiện trạng và sử dụng đất - Tài nguyên nước, hiện trạng sử dụng và bảo vệ - Tài nguyên khoáng sản

- Báo cáo tình hình phát triển dân số, kinh tế, xã hội - Báo cáo về các hoạt động sản xuất công - nông - ngư nghiệp

0.7.1.2.Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường

- Chất lượng nước mặt - Chất lượng nước ngầm - Vấn đề nước thải - Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn - Vấn đề chất thải rắn, chất thải nguy hại

0.7.1.3 Đánh giá hiện trạng tài nguyên – môi trường huyện Phú Giáo

- Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội huyện Phú Giáo - Đánh giá hiện trạng tài nguyên - môi trường đất, nước, không khí, chất thải rắn

và nguy hại huyện Phú Giáo - Đánh giá tổng hợp hiện trạng tài nguyên - môi trường huyện Phú Giáo

0.7.1.4 Dự báo xu thế biến đổi môi trường

- Dựa vào các số liệu đã có, tiến hành xác định các vấn đề tài nguyên và môi trường cấp bách, các vùng ô nhiễm và suy thoái trọng điểm Từ đó, xác định mục tiêu bảo vệ môi trường của huyện Phú Giáo

Trang 10

4 - Dựa vào kết quả thu thập được, tiến hành dự báo xu thế biến đổi tài nguyên và môi trường dưới tác động của quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa

- hiện đại hóa đất nước đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020 0.7.1.5 Đề xuất quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ tài nguyên- môi trường của huyện giai đoạn năm 2016-2020

Đề xuất kế hoạch bảo vệ tài nguyên-môi trường bao gồm: - Kế hoạch bảo vệ môi trường nông thôn

- Kế hoạch bảo vệ môi trường khu vực khoáng sản - Kế hoạch bảo vệ môi trường công nghiệp

- Kế hoạch nâng cao nhận thức môi trường, tăng cường năng lực quản lý môi

trường

Từ đó, đề xuất các chương trình, nhiệm vụ ưu tiên thực hiện năm 2016-2020

Trang 11

5

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI MÔI TRƯỜNG HUYỆN PHÚ GIÁO CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1.1 Vị trí địa lý

Huyện Phú Giáo nằm về phía Đông Bắc tỉnh Bình Dương, với diện tích tự nhiên 54.443,9 ha, là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 3 của tỉnh, đồng thời là cửa ngõ lưu thông kinh tế giữa 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai Địa giới hành chình của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) - Phía Tây Bắc giáp huyện Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) - Phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai)

- Phía Tây giáp huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương) - Phía Nam giáp huyện Bắc Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) Tọa độ địa lý của huyện (theo hệ tọa độ VN 2000, múi 3) như sau: - Từ 11o 11’ 21” đến 11o 29’ 33” vĩ độ Bắc;

- Từ 106o 38’30” đến 106o

57’02” kinh độ Đông Toàn huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm:

Bảng 1 1: Các đơn vị hành chính cấp xã huyện Phú Giáo

Trang 12

6

Hình 1 1: Vị trí huyện Phú Giáo

Trang 13

7

Hình 1 2: Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo

H Bắc Tân Uyên H Bàu

Bàng

Trang 14

8

1.2 Đặc điểm địa hình

Theo phân cấp độ dốc trong Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn của Bộ Nông Nghiệp (10 TCN 68-84), đồng thời căn cứ vào cấu trúc hình thể và độ nghiêng dốc của bề mặt đất, yếu tố địa hình có thể phân chia ra 3 dạng chính với 4 cấp độ dốc, quy mô diện tích của từng cấp địa hình như sau (bảng 1.2), trong đó:

(1) Địa hình đồng bằng và thung lũng: có diện tích là 2.237 ha (chiếm 4,11 DTTN); phân bố tập trung ven sông B và rải rác xen k trong dạng địa hình bậc thềm và đồi thấp Đây là vùng địa hình thấp khá bằng phẳng, thuộc dạng bề mặt tích tụ, với các đất phù sa và xám glây, khá thích hợp cho bố trí các cây hàng năm

Bảng 1 2: Diện tích đất huyện Phú Giáo chia theo dạng địa hình

(3) Địa hình đồi thấp: có diện tích 3.416 ha (6,28 DTTN); phân bố tập trung ở khu vực phía đông huyện thuộc địa bàn xã Tam Lập và rải rác ven thềm sông B Địa hình có dạng đồi thấp nhấp nhô và dạng giải k o dài; độ dốc phổ biến 8- 20o, độ cao phổ biến từ 50- 60m; đất phổ biến là đất nâu vàng trên phù sa cổ; hầu hết đất có tầng mỏng, độ phì thấp, ít thích hợp cho sử dụng sản xuất nông nghiệp

1.3 Nguồn nước, sông suối và thủy văn

Huyện Phú Giáo có mạng lưới sông suối, ao, hồ khá phong phú Hệ thống sông suối được cung cấp nước bởi con sông chính là Sông Bé

Trang 15

9 Sông Bé thuộc lưu vực sông Đồng Nai, bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của Nam Tây Nguyên (Đắc Lắc) ở độ cao 650-900 m Sông có diện tích lưu vực khoảng 7.502 km2, chiều dài 385 km trải dài qua địa phận Bình Phước, Bình Dương trước khi đổ vào sông Đồng Nai Đoạn qua huyện Phú Giáo dài khoảng 96 km về phía Tây Nam của huyện

Ngoài con sông nói trên hệ thống thuỷ văn của huyện còn bao gồm các con suối chính như: Suối Giai, suối Nước Trong, suối Xa Mách, suối Rạc và một số sông suối nhỏ khác Trong đó Suối Giai, suối Vàm Vá chảy qua khu đô thị Các sông suối này vào mùa khô thì hầu như không có nước Để khai thác và sử dụng nguồn nước này cần đầu tư các công trình thuỷ lợi với các hồ đập vừa và nhỏ tuy nhiên cần cân nhắc hiệu quả kinh tế và môi trường Dự án thuỷ lợi cấp nhà nước hồ Phước Hoà được hình thành trong khu vực hứa hẹn tiềm năng tốt cung cấp nước cho địa bàn huyện

Hình 1 3: Hiện trạng sông Bé và kênh rạch trên địa bàn huyện Phú Giáo

1.4 Đặc điểm khí hậu

Theo số liệu quan trắc khí tượng, khí hậu từ năm 2010-2015 ở Bình Dương cho thấy: Bình Dương nói chung và huyện Phú Giáo nói riêng nằm trong vùng nhiệt đới cận xích đạo, khí hậu có những đặc trưng chính như sau:

Phú Giáo nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung nằm trong khu vực có nền nhiệt độ cao đều quanh năm: Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 26,0-27,0o

C Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 3,5oC

Tổng nhiệt độ trung bình năm khá lớn, lên đến 9.400- 9.500oC năm, lượng nhiệt bức xạ cao và ổn định, bức xạ còn lại lên đến 75- 80 Kcal/cm2 năm, nắng nhiều (2.500-2.800 giờ năm), trong năm có đến 8 tháng có số giờ nắng 150 giờ tháng

Nhìn chung, nguồn nhiệt lượng và thời gian nắng của khu vực khá dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho động thái phát triển của thực vật cũng như quá trình phân giải hữu cơ và biến đổi trạng thái vật chất trong đất

Mưa phân bố theo mùa rõ rệt, lượng mưa khá cao và mùa mưa k o dài, tính trung bình năm, lượng mưa và số ngày mưa đều khá cao, lên đến 1.900-2.100 mm và 140- 160 ngày có mưa Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của các tỉnh phía nam, sự phân bố lượng mưa trong năm không đều, có đến 84-90 tổng lượng mưa năm được rơi vào các tháng mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) Mưa tập trung làm cho một số khu vực đất thấp trong vùng bị ngập úng; ngoài ra, ở các khu vực có địa hình cao, quá trình rửa

Trang 16

10 trôi các cation kiềm và một số yếu tố dinh dưỡng xảy ra mạnh mẽ, dẫn đến chua hoá và giảm thấp dinh dưỡng trong đất

Mùa khô, từ đầu tháng 11 đến đầu tháng 4 năm sau, k o dài 130 - 150 ngày song mưa rất ít chỉ chiếm khoảng 10 - 16 tổng lượng mưa năm Mưa ít, nắng nóng nhiều, bề mặt đất thường khô làm cho các quá trình phân hủy chất hữu cơ và quá trình bốc thoát hơi nước bề mặt càng thêm mãnh liệt

Lượng bốc hơi hàng năm tương đối lớn, trung bình năm vào khoảng 1.000-1.100 mm Tuy nhiên tổng lượng bốc hơi trong các tháng mùa khô (tháng 11-4) lớn hơn nhiều so với các tháng mùa mưa Tổng lượng bốc hơi các tháng mùa khô lên đến 730-800 mm chiếm khoảng 66-67 tổng lượng bốc hơi năm Trong các tháng mùa mưa (tháng 5-10), trong khi lượng mưa rơi lên đến 1.600-2.400 mm, lượng bốc hơi chỉ khoảng 350-400 mm, làm cho chỉ số ẩm lên đến 4,0-6,0 lần

Ẩm độ không khí khá cao: Trung bình các tháng trong năm là 79-91 và có sự biến đổi theo mùa khá rõ, chênh lệch độ ẩm giữa hai mùa khoảng 9-10 Độ ẩm không khí trung bình các tháng mùa mưa đạt khoảng 80-91% và trung bình các tháng mùa khô là 70-82 Tuy nhiên cần chú ý là vào các tháng mùa khô, độ ẩm thấp nhất có thể xuống <30 , có khi vào giữa trưa ẩm độ không khí chỉ còn 16 có thể gây bất lợi cho cây cối, động vật và sức khỏe của con người

Chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão và áp thấp nhiệt đới: Phú Giáo cũng như Bình Dương và Đông Nam Bộ nói chung có hai hướng gió chủ đạo trong năm là gió tây nam thịnh hành trong mùa mưa với tốc độ trung bình là 1,6-1,7 m s và gió nam, đông nam thịnh hành trong mùa khô với tốc độ trung bình là 1,7-2,0 m s Gió mạnh nhất trong ngày chiếm tần suất lớn nhất là từ cấp 3 đến cấp 5, tương đương với tốc độ 3,4-10,7 m s Gió mạnh từ cấp 6 trở lên ( 10,8 m s) chiếm tỷ lệ không đáng kể

1.5 Thảm thực vật 1.5.1 Thảm thực vật rừng:

Theo kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp có rừng trên địa bàn toàn huyện là 5.634,0ha, chiếm 11,72% diện tích tự nhiên, trong đó toàn bộ là rừng sản xuất; phân bố tập trung ở phía đông xã Tam Lập

Trong mối quan hệ đến phát sinh phát triển đất, rừng được xem x t về thành phần chủng loại và mức độ che phủ đất Thực tế khảo sát cho thấy đất rừng trên địa bàn huyện Phú Giáo hầu hết là rừng trồng Thành phần thực vật gồm cao su (hevea), điều (casher), bạch đàn lá nhỏ (eucalyptus umbellata), bạch đàn Úc (eucalyptus marginata), tràm bông vàng (acacia auriculiformis), v.v Nhìn chung chúng có mức độ che phủ đất khá tốt

1.5.2 Thảm cây trồng nông nghiệp:

Phần lớn diện tích đất huyện Phú Giáo đang được sử dụng trồng trọt Theo số liệu thống kê năm 2015, diện tích đất có thảm cây trồng nông nghiệp là 41.707,2ha, chiếm 86,79 DTTN Trong đó, thảm cây lâu năm là 40.991,3ha, chiếm 85,30 diện tích thảm cây trồng nông nghiệp, chúng phân bố trên hầu khắp địa bàn huyện Thảm

Trang 17

11 cây trồng hàng năm chỉ khoảng 715,9 ha, chiếm 1,49 diện tích thảm cây trồng nông nghiệp

Cây trồng trong vùng hầu hết là cao su (khoảng 95,6%), ngoài ra có điều, tiêu, cây ăn quả các loại và lúa nước

Nhìn chung trong các vùng đất sản xuất nông nghiệp, mức độ che phủ đất của thảm cây trồng khá tốt Đặc biệt hầu hết diện tích các đất đồi núi và các bậc thềm phù sa cổ có tầng đất hữu hiệu dày đều được sử dụng để trồng những loại cây lâu năm có độ che phủ tốt như cao su, điều, cây ăn quả

1.6 Đánh giá chung 1.6.1 Những thuận lợi

Huyện Phú Giáo là nơi có hệ thống giao thông thuận lợi, có hệ thống thương mại dịch vụ ngày một phát triển và là vùng có số lượng và mật độ dân số cao, có thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, đặc biệt là mặt hàng nông, lâm, thủy sản Vì vậy, huyện Phú Giáo không những là nơi đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của vùng, đặc biệt với những sản phẩm nông nghiệp chủ lực có tỷ suất hàng hoá cao dẫn đầu toàn vùng như: cao su, tiêu, điều, mà còn có nhiều lợi thế cho phát triển các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ

Huyện Phú Giáo cách không xa Tp Hồ Chí Minh và Tp Biên Hoà, thuộc vành đai sau của vùng phát triển công nghiệp Nam Bình Dương và vùng Kinh Tế Trọng Điểm phía Nam Đường tỉnh ĐT.741 là tuyến giao thông quan trọng của vùng chạy qua địa bàn huyện theo hướng Bắc Nam, nối với QL 13 về Tp HCM, từ đây có thể tiếp cận thuận lợi với các khu vực phát triển kinh tế của tỉnh và vùng phụ cận

Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, huyện Phú Giáo nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, có nguồn năng lượng dồi dào, thời tiết khá ôn hòa; địa hình khá bằng phẳng; phần lớn diện tích đất trên địa bàn là những đất xám, là những loại đất tuy ngh o dinh dưỡng nhưng dễ cải tạo sử dụng; những điều kiện khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng như vậy rất phù hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, điều, tiêu và một số cây trồng hàng năm như bắp, mì, đậu đỗ Đây là yếu tố cơ bản nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú để phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu

1.6.2 Hạn chế và thách thức

Về vị trí địa lý, tuy có những thuận lợi như đã nêu trên, song so với các khu vực khác ở vùng Đông Nam Bộ, huyện Phú Giáo nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung là khu vực xa cảng biển và sân bay Vì vậy, tính hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư, nhất là đầu tư phát triển công nghiệp trong một tương lai gần còn k m hơn so với các khu vực trong tỉnh Bình Dương

Nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi có tốc độ phát triển cao, sẽ có nhiều lợi thế cho địa phương, song cũng có những thách thức gay gắt và những sức p mạnh mẽ đến vấn đề bố trí khai thác sử dụng tài nguyên đất Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của đô thị hóa, của việc xây dựng và vận hành các khu, cụm công nghiệp tập trung trong tương lai sẽ làm cho đất sản xuất nông lâm nghiệp bị thu hẹp và có thể sẽ

Trang 18

12 gây ra một số khó khăn trong phát triển sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường đất nói chung

Ngoài ra, về mùa khô ở Phú Giáo không khí thường khô và nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa trong cùng thời đoạn, cấu tạo địa chất của các tầng chứa nước trên địa bàn không đồng đều, một số xã bề dày tầng chứa nước mỏng gây nên sự thiếu hụt nước trầm trọng cho hoạt động sinh hoạt và canh tác nông nghiệp Sự phân bố lượng mưa không đều trong năm cũng góp phần thúc đẩy một số quá trình phát triển đất theo hướng bất lợi như xói mòn, rửa trôi và khoáng hóa, xảy ra mạnh mẽ

Trang 19

13

CHƯƠNG 2: SỨC ÉP CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI MÔI

TRƯỜNG HUYỆN PHÚ GIÁO 2.1 Tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm của huyện là 12,77 Tổng thu ngân sách đến cuối năm 2015 đạt 168,292 tỷ đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2011 Thu nhập bình quân đầu người tính đến cuối năm 2015 đạt 36,9 triệu đồng người năm, gấp 2,46 lần so với năm 2011

Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2011-2015 là Nông lâm nghiệp - Công nghiệp - Thương mại, dịch vụ với tỷ trọng tương ứng đến cuối năm 2015 là 40% - 31,6% - 28,1 , trong đó ngành nông lâm nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế huyện

Hình 2 1:Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Phú Giáo giai đoạn 2011-2015

13,10%

12,67% 12,53% 12,52%

13,02% 13,00%

12,00% 12,20% 12,40% 12,60% 12,80% 13,00% 13,20%

2011 2012 2013 2014 2015 Dự ước

2016

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%)

Nguồn: Báo cáo KTXH an ninh, quốc phòng

huyện Phú Giáo năm 2011-2015

Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - thương mại, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Công nghiệp ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong ngành kinh tế, k o theo là sự phát triển của ngành dịch vụ để phục vụ cho sự phát triển công nghiệp và đô thị Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các thời kỳ như sau:

- Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng chậm từ 30,4 (năm 2011) lên 31,9% (năm 2015)

- Tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ tăng từ 25,6 (năm 2011) lên 28,1% (năm 2015)

- Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 44 (năm 2011) xuống 40 (năm 2015)

Trang 20

0,0% 5,0% 10,0% 15,0% 20,0% 25,0% 30,0% 35,0% 40,0% 45,0% 50,0%

Nông lâm nghiệp Công nghiệp Thương mại-dịch vụ

Nguồn: Báo cáo KTXH an ninh, quốc phòng huyện Phú Giáo năm 2011-2015

Hình 2 3:Tỷ lệ tăng trưởng của các ngành giai đoạn 2011-2015

5,76% 5,61% 5,57% 5,01% 5,06%13,51%

12,55% 12,06% 12,25%

7,33% 22,30%

21,27% 18,36% 19,05% 19,18%

0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00%

Nông lâm nghiệp Công nghiệp Thương mại-dịch vụ

Nguồn: Báo cáo KTXH an ninh, quốc phòng huyện Phú Giáo năm 2011-2015

Huyện Phú Giáo có tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng khá nhanh Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2015 đạt 12,77 Nhịp độ tăng trưởng kinh tế ngày một tăng Cơ cấu kinh tế huyện Phú Giáo là Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ với tỷ trọng tương ứng 40 - 31,6% - 28,1 Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ tăng và giảm tỷ trọng nông nghiệp, tuy nhiên nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế huyện

2.2 Dân số và vấn đề di cư

Huyện Phú Giáo bao gồm 10 xã, 01 thị trấn Trong giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng dân số bình quân là 2,28 năm, cao hơn so với thời kỳ 2005-2010 Tính đến 31 12 2015, dân số huyện có khoảng 95.109 người, tăng gấp 1,07 lần so với năm 2011, mật độ dân số trung bình hiện nay là 175 người km2

Trang 21

15

Bảng 2 1: Dân số lao động huyện Phú Giáo giai đoạn 2011-2015

1 Dân số người 88.501 90.315 91.819 93.174 95.109 2 Giới tính: - Nam người 44.121 47.848 47.266 45.748 47.483

3 Khu vực: - Thành thị người 15.330 15.633 15.783 15.908 16.058 - Nông thôn người 73.171 74.682 76.036 77.266 78.110

Nguồn: Niên Giám Thống Kê, năm 2011-2015

Dân cư phân bố trên toàn huyện không đồng đều, tập trung chủ yếu tại vùng trung tâm huyện gồm thị trấn Phước Vĩnh và các xã Phước Hòa, Vĩnh Hòa, An Bình, đây là những nơi phát triển công nghiệp, khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện

Cơ cấu dân số trên địa bàn huyện chủ yếu là dân nông thôn do ngành nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ dân thành thị chiếm rất nhỏ Năm 2015, dân số nông thôn chiếm 82,13 , dân số thành thị chỉ chiếm 17,87 Cơ cấu dân số huyện Phú Giáo chưa có sự chuyển dịch giữa nông thôn và thành thị

2011-2015

2.3 Phát triển nông nghiệp

Khu vực kinh tế nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện, chiếm tỷ trọng 40 nền kinh tế năm 2015, đặc biệt ở địa bàn nông thôn Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngày càng giảm, tuy nhiên tốc độ chậm và vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định khoảng 5,04 năm, ngành nông nghiệp vẫn phát triển theo chiều sâu, áp dụng các mô hình công nghệ cao

Trang 22

tế-Hình 2 5:Tỷ lệ tăng trưởng nông nghiệp giai đoạn 2011-2015

5,76%

5,61% 5,57%

5,01% 5,06%

4,60% 4,80% 5,00% 5,20% 5,40% 5,60% 5,80% 6,00%

Hình 2 6:Cơ cấu sản xuất nông nghiệp

72.90% 72.00% 71.60% 70.40%

69.80%

27.10% 28.00% 28.40% 29.60% 30.20%

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00%

2011 2012 2013 2014 2015

Trồng trọt Chăn nuôi

Nguồn: Báo cáo KTXH an ninh, quốc phòng huyện Phú Giáo, năm 2011-2015

Ngành trồng trọt trên địa bàn huyện phát triển mạnh, đặc biệt chuyên canh cây lâu năm, trong đó cây cao su là chủ lực Nhờ triển khai các chương trình áp dụng khoa học kỹ thuật và các mô hình, dự án sản xuất trong nông nghiệp được thường xuyên đầu tư, khảo nghiệm, trình diễn nên năng suất và sản lượng các loại cây trồng chủ yếu đều tăng; thu nhập bình quân ha đất nông nghiệp đạt 100 triệu đồng ha năm Giai đoạn 2011-2015, diện tích cây lâu năm không ngừng mở rộng, diện tích cây cao su liên tục tăng , diện tích tiêu và điều liên tục giảm, tuy nhiên năm 2014-2015 diện tích trồng tiêu được khôi phục do giá hạt tiêu cao

Chăn nuôi cũng ngày càng phát triển, chủ yếu là chăn nuôi quy mô tập trung với các loại hình chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp và gia công cho các công ty

Trang 23

17 chăn nuôi trong và ngoài nước Đa số các trang trại chăn nuôi tập trung đều có ứng dụng nông nghiệp kỹ thuật cao trong chăn nuôi như mô hình trại lạnh, hệ thống máng ăn, uống tự động, có hệ thống xử lý chất thải; đặc biệt có trại xử lý chất thải bằng công nghệ Biogas phục vụ lại cho việc chăn nuôi Tổ chức chăn nuôi theo mô hình trang trại quy mô lớn bước đầu đã đem lại hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chính

Trong xây dựng nông thôn mới đã hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng cơ sở phát triển đồng bộ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Qua rà soát, đánh giá hiện trạng nông thôn mới theo các tiêu chí của Chính phủ thì hiện nay có 07/10 xã đạt 19 19 tiêu chí, bao gồm các xã An Linh, An Long, An Thái, Phước Sang, Tân Hiệp, Tân Long và Tam Lập Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt quy hoạch chung đô thị Phước Vĩnh - Vĩnh Hòa

2.4 Phát triển công nghiệp

Khu vực kinh tế công nghiệp hiện tỷ trọng chiếm 31,9 Giá trị sản xuất công nghiệp của huyện giai đoạn 2011-2015 liên tục tăng, ngành công nghiệp có bước phát triển nhưng tăng chậm và giảm dần qua các năm, mức tăng trưởng bình quân khoảng 1,8%

Bảng 2 3: Giá trị công nghiệp

giai đoạn 2011-2015

Stt Năm

Giá trị so sánh năm 2010

tế-Hình 2 7:Tỷ lệ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 2011-2015

13.51% 12.55% 12.06% 12.25%

7.33%

0.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00%

Trang 24

18

Hình 2 8:Biểu đồ tỷ trọng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Giáo năm 2015

Đến nay, huyện đã phê quyệt Quy hoạch chi tiết 1 500 Cụm công nghiệp Tam Lập, tại ấp Đồng Tâm, xã Tam Lập do Công Ty cổ phần Hưng Hải Thịnh làm chủ đầu tư và đã động thổ, khởi công xây dựng vào tháng 11 2015

Nhìn chung, ngành công nghiệp-TTCN của huyện trong thời gian qua đã có bước phát triển khá và liên tục, tuy nhiên quy mô không lớn, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện, tốc độ chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế còn chậm

2.5 Phát triển đô thị

Thị trấn Phước Vĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Phú Giáo, diện tích tự nhiên 3.252,14 ha, dân số 14.269 người (chiếm 17,44 ) Tỷ lệ đô thị hóa thấp hơn bình quân chung cả nước khoảng 29,6%, tỉnh Bình Dương khoảng 29,95 và thấp hơn nhiều so với vùng Đông Nam Bộ khoảng 57,1 Thị trấn có đường ĐT.741 là tuyến đường bộ liên tỉnh dài 152km chạy qua các tỉnh Bình Dương, Bình Phước và ĐăkNông, là đầu mối giao thông giữa các xã trong huyện nên thương mại dịch vụ khá phát triển Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông nội tị tương đối tốt, từng bước được bê tông hóa Thị trấn Phước Vĩnh là đô thị loại V, các khu dân cư trong thị trấn ngày càng có xu hướng mở rộng bám theo các trục đường giao thông với mật độ xây dựng khá nhanh Đất xây dựng bình quân 127 m2 người

Mạng lưới đường ống cấp nước được phủ kín các khu dân cư hiện hữu trong thị trấn bằng tuyến ống dẫn từ nhà máy nước nằm trên đường Độc Lập, nguồn nước cấp cho thị trấn là nước suối Giai với tổng công suất hiện tại 1.200m3 ngàyđêm Tuy nhiên, chất lượng nước suối Giai hiện nay bị ô nhiễm amoni vượt 4,4 lần và hàm lượng Fe vượt 1,23 lần Chất lượng nước suối Giai được đánh giá vẫn có khả năng dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải qua xử lý

Hệ thống mương cống hiện hữu trong thị trấn Phước Vĩnh là hệ thống thoát chung nước thải và nước mưa, chủ yếu trên các trục đường nội thị, khu trung tâm hành chính và 2 bên đường ĐT741 Nước thải sinh hoạt của người dân được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và thải ra ngoài Các khu vực khác trong thị trấn chưa có hệ thống thoát nước, nước mưa hiện thoát theo hệ thống mương tự nhiên

Trang 25

19 Đối với khu vực xã khác thì hiện nay có 09/10 xã có trạm cấp nước sinh hoạt cho người dân, xã không có trạm cấp nước là xã Tam Lập

Toàn huyện có 10 xã với dân số 95.109 người Tỷ trọng dân số ở nông thôn có xu hướng giảm từ năm 2011 đến nay, tuy nhiên tốc độ giảm chậm Dân cư nông thôn sống theo các cụm điểm, xóm ấp, kinh tế chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế vườn, với các hoạt động sản xuất tập trung trong lĩnh vực nông lâm thủy sản

Kết cấu hạ tầng nông thôn được chú trọng, tăng cường Trong 5 năm qua huyện đã tập trung đẩy mạnh việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân trong chương trình xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tạo điều kiện phát triển sản xuất, giảm cách biệt giữa nông thôn và thành thị Đến nay, 100 số xã có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, mạng lưới sóng vô tuyến điện phủ đều phục vụ tốt nhu cầu liên lạc của người dân 100 các xã có trạm truyền thanh, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 94,5 Đầu tư mở rộng, nâng cấp 249 tuyến đường giao thông nông thôn, 6 10 xã có chợ, 100 trường lớp học được xây dựng kiên cố đáp ứng nhu cầu học tập của con em nông dân, 100 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế Đời sống vật chất và tinh thần của nông thôn được nâng cao

Một số vị trí trung tâm xã có vị trí thuận lợi dọc theo hành lang kinh tế kỹ thuật đường ĐT.741 nên tương đối phát triển với quy mô dân số 1.500-2.000 dân như trung tâm xã An Bình, Vĩnh Hòa, Phước Hòa, tương lai sẽ hình thành nên các thị trấn đô thị loại V, tạo động lực và hỗ trợ sự phát triển của đô thị Phước Vĩnh thành đô thị loại IV

2.6 Phát triển dịch vụ- thương mại

Khu vực kinh tế dịch vụ trên địa bàn huyện chuyển biến khá nhanh, tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2015 cao nhất trong 03 lĩnh vực Nông nghiệp-công nghiệp-Thương mại-dịch vụ, đạt 20,03 năm Trong đó nổi bật là dịch vụ thương mại và dịch vụ du lịch

Bảng 2 4: Giá trị thương mại-dịch vụ

Hình 2 9:Tỷ lệ tăng trưởng thương mại-dịch vụ giai đoạn 2011-2015

22,30%

21,27%

0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00%

Nguồn: Hệ thống chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu của huyện Phú Giáo, năm 2011- 2015

Trang 26

20

Dịch vụ thương mại: Là ngành đang phát triển mạnh trong lĩnh vực dịch vụ của

huyện, nhưng nhìn chung hình thức kinh doanh còn khá đơn giản, quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít Đến cuối năm 2015 có 3.618 cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ, chủ yếu là của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, những mặt hàng chủ yếu như xăng, dầu, nhà hàng, du lịch phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện Tổng mức bán l hàng hóa và dịch vụ năm 2015 đạt 2.890 tỷ đồng

Dịch vụ du lịch: Hoạt động du lịch chưa có bước phát triển đột phá, hiện trên địa

bàn có 3 điểm du lịch sinh thái nhưng chưa hoàn thiện (khu du lịch Hang Cọp ấp Đồng Tâm, khu du lịch sinh thái ấp Đồng Chinh, khu du lịch suối Rạc) Ngoài ra, huyện còn có 3 di tích cấp tỉnh như di tích Dinh tỉnh trưởng tỉnh Phước Thành, cầu gãy Phước Hòa và di tích Chùa Bửu Phước Huyện có khả năng phát triển hình thức du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh, tuy nhiên địa phương chưa có chính sách thu hút đầu tư đối với lĩnh vực du lịch, do đó chưa hấp dẫn khách du lịch

Chợ và cơ sở dịch vụ: Mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Phú Giáo thuộc vùng

phía Bắc của tỉnh, số chợ hiện hữu gồm 6 chợ (Phước Vĩnh, Phước Hoà, An Bình, An Linh, Tân Long và Tân Hiệp), không tính chợ tạm ở KP.7 thị trấn Phước Vĩnh, trong đó 1 chợ loại 2 (chợ Phước Vĩnh) còn lại là các chợ loại 4

2.7 Đánh giá chung

Quá trình tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh trong thời gian qua đã tạo ra một sức p không nhỏ đến môi trường của huyện Sự gia tăng một lượng lớn nước thải, khí thải và chất thải rắn từ quá trình phát triển nông nghiệp, đô thị, công nghiệp, dịch vụ, các hoạt động giao thông vận tải, sự gia tăng dân số, đe doạ gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất trên địa bàn huyện Theo số liệu điều tra, khảo sát và thống kê cho thấy môi trường huyện hiện nay phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải, khí thải và chất thải rắn, cụ thể:

- Tổng lượng nước thải trên địa bàn huyện hiện nay là 30.813,000 m3 ngày.đêm tăng gấp 2,6 lần so với năm 2011 trong đó nước thải công nghiệp là 10.242m3 ng.đêm, nước thải sinh hoạt 4770,416 m3 ngày.đêm, nước thải y tế 103 m3 ngày.đêm, nước thải nông nghiệp là 15.697,6 m3 ngày.đêm Lưu lượng và thải lượng các chất ô nhiễm trên địa bàn huyện hiện nay như sau:

Bảng 2 5: Lưu lượng và tải lượng các nguồn gây ô nhiễm nước mặt

Stt Loại nước thải Lưu lượng

(m3/ngày)

Các chất ô nhiễm (tấn ngày) BOD 5 COD Tổng N Tổng P

1 Nước thải nông nghiệp 15.697,6 17,794 32,029 14,760 0,86931 2 Nước thải công nghiệp 10.242 0,215082 0,51722 0,15107 0,0135 3 Nước thải sinh hoạt 4770,416 4,661 8,805 0,851 0,24

Tổng 30.813,000 22,67 41,35 15,762 1,1225

Trang 27

21 - Tổng tải lượng các chất ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông, xây dựng và sinh hoạt là: bụi là 7,933 tấn ngày, SO2 là 80,108 tấn ngày, NOx là 18,283 tấn ngày, CO là 39,092 tấn ngày So với năm 2011 thì bụi tăng 1,21 lần, SO2 và NOx tăng 1,1 lần, CO tăng 1,2 lần

- Tổng lượng chất thải rắn là 301,065 tấn ngày tăng gấp 1,46 lần so với năm 2011, trong đó chất thải rắn công nghiệp không nguy hại 240,4 tấn ngày, chất thải công nghiệp nguy hại 16 tấn ngày, chất thải rắn sinh hoạt 44,138 tấn ngày, chất thải y tế 0,149 tấn ngày, chất thải rắn nông nghiệp 0,378 tấn ngày

Theo Cơ quan bảo vệ môi trường liên hợp quốc (UNEP), GDP tăng gấp đôi thì lượng chất thải tăng từ 3-5 lần Như vậy, với tốc độ tăng trưởng kinh tế theo như dự báo thì lượng chất thải đến năm 2020 sẽ tăng tối thiểu 3 lần so với hiện nay Nếu không có chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường quyết liệt và thích hợp thì môi trường huyện đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm do sự gia tăng nhanh số lượng chất thải

Trang 28

22

PHẦN II: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG HUYỆN PHÚ GIÁO CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN HUYỆN PHÚ GIÁO 3.1 Tài nguyên đất và tình hình sử dụng đất

3.1.1 Tài nguyên đất

Căn cứ Kết quả thống kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Phú Giáo Trên địa bàn huyện Phú Giáo có 3 nhóm loại đất chính sau:

Bảng 3 1: Diện tích các loại đất huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương

Stt Tên đất Diện tích

(ha)

1 Nhóm đất phù sa 1.866,42 2 Nhóm đất xám 38.848,61 3 Nhóm đất đỏ

(1) Nhóm đất phù sa: Có diện tích là 1.866,42 ha, chiếm 3,43 tổng diện tích tự

nhiên, gồm 01 đơn vị phân loại chính là đất phù sa không được bồi Về đặc điểm hình thái, nhìn chung, phẫu diện đất có kiểu hình thái A-AB-C hoặc A-AB-BC-C Theo phân loại của FAO WRB, đất phù sa không được bồi tương đương với đơn vị đất Fluvic Cambisols (Eutric, Siltic) Về tính chất lý hóa học, đất phù sa có thành phần cơ giới trung bình, ít chua, dung tích hấp thu và độ no bazơ khá cao, hữu cơ và đạm tổng số khá đến giàu, lân và kali trung bình khá đến giàu; các độc chất trong đất hầu như không thấy, đáng kể chỉ có sắt hòa tan nhưng cũng ở mức thấp không gây độc hại cho cây trồng

Về phân bố: Đất phù sa thường phân bố dọc theo thung lũng các sông, suối chính

ở huyện, độ dốc địa hình nhỏ (< 30) Sự phân bố của nhóm đất phù sa trên địa bàn huyện Phú Giáo như sau:

Trang 29

23

Bảng 3 2: Sự phân bố của nhóm đất phù sa trên địa bàn huyện Phú Giáo

Stt Đơn vị hành

chính

Diện tích (ha)

1 Xã Vĩnh Hòa 294,10 2 Xã Tam Lập 343,20 3 Xã An Linh 625,05 4 Xã An Long 19,71 5 Xã An Thái 161,53 6 Xã Phước Hòa 238,39 7 Xã Tân Hiệp 57,57 8 Xã Tân Long 126,89

Toàn huyện 1.866,42

Hình 3 2: Sự phân bố nhóm đất phù sa

Về tiềm năng sử dụng: Đất phù sa rất thích hợp cho phát triển nông ngiệp, đặc

biệt là trồng lúa rau màu và cây ăn trái, điều kiện tưới tương đối thuận lợi hơn các nhóm đất khác

(2) Nhóm đất xám: Nhóm đất này có diện tích là 38.849,61 ha, chiếm 71,36%

diện tích tự nhiên Trong nhóm đất này được chia ra làm 2 loại đất chính là đất xám trên phù sa cổ và đất xám Gley Trong đó: Đất xám trên phù sa cổ chiếm diện tích lớn nhất: 35.482 ha (65,25 diện tích toàn huyện, và chiếm trên 91,33 diện tích nhóm

đất xám và đất xám Gley có diện tích 3.366 ha (6,19 diện tích toàn huyện và chiếm

8,67 diện tích nhóm đất xám) Về tính chất lý hóa học, đất xám có thành phần cơ giới nhẹ, chua và thường có hàm lượng dinh dưỡng thấp Tỷ lệ cấp hạt cát ở tầng đất mặt trong các phẫu diện có thể đến 57-77 , trong khi đó cấp hạt s t chỉ khoảng 10-20%

Về phân bố: Đất thường được phân bố ở địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho

việc cung cấp nguồn nước tưới cũng như thực hiện các biện pháp canh tác

Về tiềm năng sử dụng: Đất xám rất thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn nhiệt

đới như cây công nghiệp và cây ăn quả, có nhiều tiềm năng cho sản xuất nông nghiệp

Trang 30

24

Bảng 3 3: Sự phân bố của nhóm đất xám trên địa bàn huyện Phú Giáo

Hình 3 3: Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo

(3) Nhóm đất đ vàng: Có một đơn vị đất là đất nâu vàng trên phù sa cổ với diện

tích là 11.996,15ha, chiếm 22,03 diện tích tự nhiên toàn huyện Đất có hình thái phẫu diện với 3 kiểu đặc trưng là A-AB-Bt1-Bt2, A-AB-Bt-Btc và A-ABc-Btc Theo phân loại của FAO WRB, đất nâu vàng trên phù sa cổ tương đương với đơn vị đất Haplic Acrisols (Chromic) Đất đỏ vàng có cơ giới nhẹ, dễ cải tạo, lại lại hầu như không chứa độc chất

Về phân bố: Đất thường được phân bố ở địa hình khá bằng phẳng thuận lợi cho

việc thực hiện các biện pháp canh tác

Về tiềm năng sử dụng: Đất đỏ vàng rất thích hợp ở mức khá cao với nhiều loại

cây trồng cạn nhiệt đới

Bảng 3 4: Sự phân bố của nhóm đất đ vàng trên địa bàn huyện Phú Giáo

Stt Đơn vị hành

chính

Diện tích (ha)

2 Xã Tam Lập 7.862 3 Xã An Bình 1.019 4 Xã Phước Hòa 1.872 5 Xã Tân Long 1.242 ,15

Toàn huyện 11.996,15

Hình 3 4: Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo

Stt Đơn vị hành

chính

Diện tích (ha)

1 TT Phước

2 Xã Vĩnh Hòa 3.963 3 Xã Tam Lập 3.209 4 Xã An Linh 1.731,61 5 Xã An Long 2.548 6 Xã An Thái 6.150 7 Xã Phước Hòa 3.796 8 Xã Tân Hiệp 2.849 9 Xã Tân Long 3.442 10 Xã An Bình 5.193 11 Xã Phước sang 2.782

Toàn huyện 38.848,61

Trang 31

25

3.1.2 Tình hình sử dụng đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2015, tổng diện tích tự nhiên của huyện Phú Giáo là 54.443,9ha (chiếm 20,20 tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Bình Dương), trong đó đất nông nghiệp chiếm 88,26 , đất phi nông nghiệp chiếm 11,69 và đất chưa sử dụng chiếm 0,05 Cơ cấu các loại đất hiện nay trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

Bảng 3 5: Diện tích và biến động sử dụng đất huyện Phú Giáo năm 2015

Stt Chỉ tiêu Diện tích

(ha)

Tỷ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp 48.053,2 88,26 2 Đất phi nông

Hình 3 5: Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất huyện Phú Giáo năm 2015

Trang 32

26 Theo Quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Giáo, đến năm 2020 diện tích đất nông nghiệp giảm còn 43.095,11ha (chiếm 79,25 tổng diện tích đất tự nhiên)

 Đất phi nông nghiệp

Đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay 6.364,9ha, chiếm 11,69 tổng diện tích tự nhiên

Bảng 3 7: Diện tích các loại đất phi nông nghiệp năm 2015

Stt Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

2 Đất chuyên dụng 4.050,7 63,64 3 Đất cơ sở tôn giáo 19,6 0,31 4 Đất cơ sở tín

5 Đất làm nghĩa trang,

6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 1.568,9 24,65

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp

6.364,9 100

Hình 3 7: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2015

Theo Quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Giáo, đến năm 2020 diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 11.283,05ha (chiếm 20,75 tổng diện tích đất tự nhiên) do chuyển từ đất nông nghiệp sang

Huyện có lợi thế về mặt đất đai, phù hợp phát triển cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và chăn nuôi có tài nguyên khoáng sản, rừng, đất đai tốt Phú Giáo nằm trong vùng có nền địa chất công trình tốt, ổn định có nhiều khả năng khai thác các vật liệu xây dựng tại chỗ và xuất khẩu Tuy vậy trữ lượng vẫn chưa được đánh giá chính xác Khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất cần phải đặc biệt chú ý cả kinh tế và môi trường để sự phát triển được bền vững

Trang 33

27

3.2 Tài nguyên nước 3.2.1 Tài nguyên nước mặt

Huyện Phú Giáo có mạng lưới sông suối, ao, hồ khá phong phú Hệ thống sông suối được cung cấp nước bởi con sông chính là Sông B

Sông Bé bắt nguồn từ vùng núi phía Tây – Nam của Tây Nguyên, diện tích toàn lưu vực 7.650 km2, dài 350 km, đoạn chảy qua Bình Dương 80 km, hợp với sông Đồng Nai ở khu vực Trị An Do lòng sông hẹp, dốc và ít nước vào mùa khô nên khó sử dụng cho phát triển giao thông thủy Ở thượng lưu đã xây dựng hồ thủy điện Thác Mơ và đang xây dựng hồ Phước Hòa tại khu vực giáp ranh giữa Phú Giáo và Bình Phước Công trình hồ Phước Hòa sẽ có tác động tích cực đến cải thiện điều kiện khí hậu và nước ngầm khu vực Phú Giáo và Dầu Tiếng, là nguồn bổ sung nước cho phát triển kinh tế - xã hội cũng như mở thêm diện tích tưới cho sản xuất nông nghiệp Ngày 10 12 2011, đã khánh thành và đưa vào sử dụng hồ Phước Hòa giai đoạn 1

Bảng 3 8: Một số đặc trưng của sông Bé trên địa bàn huyện

Tên sông – vị trí Flv (km2) M0

(l/s/km2)

Q0 (m3/s)

W0 (106m3)

Nguồn: Viện uy hoạch Thủy lợi miền Nam

Ngoài con sông nói trên hệ thống thuỷ văn của huyện còn bao gồm các con suối chính như: Suối Giai, suối Nước Trong, suối Xa Mách, suối Rạc và một số sông suối nhỏ khác Các sông suối này vào mùa khô thì hầu như không có nước Để khai thác và sử dụng nguồn nước này cần đầu tư các công trình thuỷ lợi với các hồ đập vừa và nhỏ tuy nhiên cần cân nhắc hiệu quả kinh tế và môi trường Dự án thuỷ lợi cấp nhà nước hồ Phước Hoà được hình thành trong khu vực hứa hẹn tiềm năng tốt cung cấp nước cho địa bàn huyện

Trang 34

28

Hình 3 8: Sơ đồ phân tích thủy văn huyện Phú Giáo

Hiện nay, nhà máy nước Phước Vĩnh lấy nước từ suối Giai với công xuất 1.200 m3 ngày đêm sản xuất nước cấp cho sinh hoạt và các nhu cầu khác trên địa bàn huyện Phú Giáo chất lượng nước suối Giai hiện nay bị ô nhiễm amoni vượt 4,4 lần và hàm lượng Fe vượt 1,23 lần Chất lượng nước suối Giai được đánh giá vẫn có khả năng dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải có biện pháp xử lý phù hợp

Đánh giá mức độ ô nhiễm trên suối Giai năm 2016 thông qua kết quả tính WQI như sau:

Bảng 3 9: Kết quả tính W I tại suối Giai

Trang 35

29 Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu như:

+ Hồ Phước Hoà (Bộ NN& PTNT quản lý): Cấp nước công nghiệp và dân sinh, cấp nước tưới cho 58.360 ha đất nông nghiệp, xả đẩy mặn cho sông Sài Gòn, tạo nguồn tưới cho 58.000 ha ven sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông

+ Hệ thống thủy lợi suối Giai (Phước Sang): Năng lực tưới thiết kế là 600 ha Huyện Phú Giáo có địa hình cao, hệ thống thoát nước mưa chảy theo địa hình tự nhiên xuống các suối, rạch thoát ra sông B Do chưa có hệ thống thoát nước dọc đường, và các tuyến suối thoát nước quy mô nhỏ, bị bồi lắng lâu năm không nạo v t nên có xảy ra ngập úng tại một số điểm Các điểm ngập tại một số tuyến suối chính trên địa bàn huyện như sau:

Trang 36

30

Bảng 3 10: Một số điểm ngập tại các tuyến suối chính trên địa bàn huyện

T T Tên suối Hiện trạng Vị trí ngập ảnh hưởng Đối tượng

Diện tích ngập

(ha)

Mức độ (m)

Nguyên nhân ngập

1 Suối Thôn

Suối Thôn có chiều dài suối khoảng 6.2km ,cây tạp hai bờ nhiều, với bề rộng suối từ 5÷7m, chiều sâu của suối từ 1÷2m

Dọc tuyến suối đi qua xã An Long và Tân Long Cây cao su 80 1-3

Do mưa lớn k o dài nhiều ngày, đồng thời nước ở các tuyến sông B bị dâng lên do mưa và xả lũ ở các hồ chứa Cần Đơn, Phước Hòa làm nước suối thoát chậm và ứ đọng lại

2 Suối Nước Trong

Tổng chiều dài của suối khoảng 25km Suối có bề rộng từ 3÷5m, sâu từ 1÷3m

Dọc tuyến Suối (đặc biệt

Vào mùa mưa hàng năm (Tháng 7 tới tháng 10 ), những đợt mưa lớn k o dài kết hợp với xả lũ các hồ chứa suối Giai, hồ Phước Hòa, hồ Srok Phu Miêng gây ngập dọc 2 bên bờ suối, ngập nặng về phía hạ lưu giáp sông b ( xã Tân Hiệp)

3 Suối Vàm Vá (Suối Giai)

Suối Giai (từ cầu Vàm Vá trở về thượng nguồn gọi là Suối Giai, từ cầu Vàm Vá ra đến sông B gọi là suối Vàm Vá) có tổng chiều dài khoảng 32.5km, bề rộng từ 4÷5m, độ sâu mực nước

Dọc tuyến suối đi qua xã An Bình, Phước Sang

Cây nông nghiệp + cao su

Mưa lớn k o dài kết hợp với xả lũ hồ chứa suối Giai, các hồ khác vào sông B , hồ Trị An xả lũ làm nước sông b dâng cao khiến nước suối dâng theo gây ngập

Kp3, Kp4, Thị trấn Phước Vĩnh, Ấp Lễ Trang, ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hòa

Cây nông nghiệp + cao su

Trang 37

31

Tâm của xã Tam Lập

Cây nông nghiệp + cao su

4 Suối Nước Vàng

Suối Nước Vàng có chiều dài khoảng 14km, bề rộng trung bình 7m, sâu 0.4÷1.5m

Dọc tuyến suối (đặc biệt Ấp Nước Vàng, Xã An Bình)

Vào mùa mưa hàng năm (Tháng 7 tới tháng 10), những đợt mưa lớn k o dài kết hợp với xả lũ hồ chứa suối Giai, và các hồ khác vào sông B làm nước sông b dâng cao khiến nước suối bị dâng và gây ngập những vùng trũng thấp ở xã An Bình trong thời gian khoảng 2 ngày

5 Suối Rạc

Suối Rạc có chiều dài khoảng 25.3km, bề rộng lớn từ 15÷25m, mực nước suối khoảng 2m

Toàn tuyến suối Cây cao su 400 2-2,5

Vào những năm xảy ra mưa rất lớn trên diện rộng , kết hợp với nước sông B bị dâng cao do xả lũ hồ Trị An, thì nước suối bị dâng lên gây ngập rừng cao su dọc suối, mỗi bên bờ ngập vào khoảng 80m, chiều sâu ngập từ 2÷2.5m Thời gian ngập k o

dài từ 10÷20 ngày

Nguồn: Dự án Khảo sát lập kế hoạch nâng cấp hệ thống đê bao Xác định sông, kênh mương, suối trên địa bàn tỉnh cần nạo vét, khai thông dòng chảy, Viện khoa học và Thủy lợi, năm 2015

Trang 38

32

Đánh giá chung

Tài nguyên nước mặt trên địa bàn huyện tương đối phong phú với các con sông, suối chảy qua địa bàn Nước mặt giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của huyện, cung cấp nước phục vụ nông nghiệp và công nghiệp đặc biệt cung cấp nước phục vụ cho ngành nông nghiệp Do đó, việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp phải đi đôi với việc xử lý chất thải triệt để từ các hoạt động này phát sinh để tránh gây ô nhiễm môi trường nước mặt

Bên cạnh đó, cần quy hoạch hệ thống thu gom nước thải phát sinh từ dân sinh để tránh làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm do hiện nay trên địa bàn nước thải sinh hoạt chủ yếu tự thấm

3.2.2 Tài nguyên nước dưới đất

Theo kết quả nghiên cứu của Liên đoàn Địa chất Thủy văn- Địa chất Công trình Miền Nam, Phú Giáo nằm trong khu vực ngh o nguồn nước dưới đất (một phần thị xã Bến Cát, huyện Phú Giáo và Bắc Tân Uyên), lưu lượng nước nhỏ, bề dày tầng chứa nước mỏng, các giếng đào đạt lưu lượng khoảng 0,05- 4,00l s Với trữ lượng và lưu lượng nước như vậy, chỉ có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và một phần cho sản xuất nông nghiệp

Hiện tại trên địa bàn huyện có 50 dân số trên địa bàn huyện sử dụng nước cấp từ các trạm nước cấp nông thôn (10 11 xã, thị trấn có trạm cấp nước, xã Tam Lập chưa có trạm cấp nước), phần trăn dân số còn lại chủ yếu dùng giếng khoan + giếng đào khai thác phục vụ nước sinh hoạt và tỷ lệ rất nhỏ sử dụng cho tưới tiêu nông nghiệp

Hiện nay tổng số lượng giếng hư hỏng trên địa bàn huyện là 1.166 giếng, đến nay số lượng giếng được trám lấp là 48 giếng, 4 giếng sử dụng lại Số lượng giếng hư hỏng được thống kê trên địa bàn huyện như sau:

Bảng 3 11: Bảng tổng hợp tình hình sử dụng các giếng trên địa bàn huyện Phú Giáo

Stt Xã/thị trấn

Tổng số giếng hư hỏng, không

sử dụng

Số giếng trám lấp năm 2015

Số giếng sử dụng lại

năm 2015

Số giếng còn lại đến

Trang 39

33

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Giáo, năm 2015

3.3 Tài nguyên khoáng sản và tình hình khai thác sử dụng

Trên địa bàn huyện Phú Giáo có các loại khoáng sản thuộc phi kim loại, gồm có: đất s t, cao lanh, đá xây dựng, đá phún (sỏi đỏ), đá granit, cát Khoáng sản được phân bố ở khắp nơi trên địa bàn huyện, tập trung nhiều nhất ở các xã như: Phước Hoà, Vĩnh Hoà, Tam Lập, An Long, Tân Long, An Bình Trữ lượng khoáng sản trên địa bàn huyện như sau:

- Đá xây dựng: Có trữ lượng lớn khoảng 3.160.146.811m3 Phân bố tập trung tại An Bình, Phước Vĩnh và Tam Lập

- S t gạch ngói: Có trữ lượng khoảng 135.175.704m3 Phân bố chủ yếu ở xã Phước Hòa

Bảng 3 12: Tiềm năng, tài nguyên, trữ lượng khoáng sản huyện Phú Giáo

Stt Loại khoáng

sản

Tổng tiềm năng (m 3 )

Tài nguyên dự báo (m 3 )

Tài nguyên đã được điều tra

(m 3 )

Trữ lượng đã được thăm dò

(m 3 )

1 S t gạch ngói 135.175.704 113.214.570 8.500.000 13.461.134 2 Đá xây dựng 3.160.146.811 2.725.826.000 359.924.000 74.396.811

Nguồn: Đề tài uy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Bình Dương đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020

Theo Báo cáo tình hình hoạt động khai thác khoáng sản năm 2015 của Phòng Tài nguyên và Môi trường thì trên địa bàn huyện có 11 khu mỏ khoáng sản bao gồm: 4 mỏ s t gạch ngói, 7 mỏ đá xây dựng Tình hình thăm dò, cấp ph p khoáng sản của huyện như sau:

Bảng 3 13: Tình hình thăm dò, cấp phép khoáng sản trên địa bàn huyện Phú Giáo

Stt Loại khoáng sản Diện tích đã thăm dò

Trang 40

34

Hình 3 9: Tình hình diện tích khoáng sản đã thăm dò trên địa bàn huyện Phú

Giáo

Hình 3 10: Tình hình diện tích khoáng sản đã cấp phép trên địa bàn

huyện Phú Giáo

Hiện trạng khai thác các loại khoáng sản trên địa bàn huyện cụ thể như sau:

 S t gạch ngói: phân bố tại xã Phước Hòa với 4 khu mỏ với tổng diện tích thăm dò 118 ha tại xã chiếm 33,66 diện tích thăm dò mỏ s t gạch ngói của toàn tỉnh Đến nay đã cấp ph p khai thác 74,2 ha, trữ lượng 13,461 triệu m3 (chiếm 62,88% diện tích thăm dò sét gạch ngói của huyện) cho 2 đơn vị, 2 đơn vị chưa được cấp ph p khai

thác Nguồn s t gạch ngói của tỉnh chủ yếu phục vụ cho nhu cầu các nhà máy sản xuất gạch ngói trong nội bộ tỉnh, hạn chế việc xuất bán ra ngoài tỉnh

 Đá xây dựng: Phân bố ở xã An Bình, Phước Vĩnh và Tam Lập với tổng diện tích đã thăm dò là 182,16 ha, trữ lượng được đánh giá là 72,53 triệu m3 Đến nay, đã

cấp ph p khai thác cho 3 đơn vị với tổng diện tích khai thác là 107,36 ha (chiếm 58,94% diện tích thăm dò), gồm 4 giấy ph p, 3 đơn vị chưa được cấp ph p khai thác

Đá xây dựng tại khu vực Phú Giáo có chất lượng tốt, tiềm năng còn rất lớn và hiện mới chỉ thăm dò đến cote +11 đến -20 Do đó đây là khu vực được lựa chọn để phát triển vùng vật liệu xây dựng chủ yếu của tỉnh và cung ứng cho các vùng lân cận khi các mỏ ở thị xã Dĩ An đóng cửa sau năm 2015

Bảng 3 14: Tổng hợp các m khai thác khoáng sản đang hoạt động tại Phú Giáo

Stt Địa chỉ

mỏ Tên đơn vị

Số giấy phép

Diện tích thăm dò

(ha)

Diện tích cấp

phép (ha)

Bình Dương

UBND 10/12/2006

143/GP-GH 2648 QĐ-

UBND 23/10/2014

22,36 13,26 10/12/2017

02 giấy phép cùng một

mỏ Đang khai thác

42,55

Ngày đăng: 26/09/2024, 17:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. 1: Vị trí huyện Phú Giáo - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 1. 1: Vị trí huyện Phú Giáo (Trang 12)
Hình 1. 2: Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 1. 2: Bản đồ hành chính huyện Phú Giáo (Trang 13)
Hình 1. 3: Hiện trạng sông Bé và kênh rạch trên địa bàn huyện Phú Giáo - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 1. 3: Hiện trạng sông Bé và kênh rạch trên địa bàn huyện Phú Giáo (Trang 15)
Hình 2. 8:Biểu đồ tỷ trọng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Giáo năm 2015 - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 2. 8:Biểu đồ tỷ trọng ngành công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Giáo năm 2015 (Trang 24)
Bảng 3.  3:  Sự  phân bố của  nhóm  đất xám - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Bảng 3. 3: Sự phân bố của nhóm đất xám (Trang 30)
Hình 3. 8: Sơ đồ phân tích thủy văn huyện Phú Giáo - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 3. 8: Sơ đồ phân tích thủy văn huyện Phú Giáo (Trang 34)
Hình 3. 10: Tình hình diện tích  khoáng sản đã cấp phép trên địa bàn - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 3. 10: Tình hình diện tích khoáng sản đã cấp phép trên địa bàn (Trang 40)
Hình 4. 1: Biểu diễn nồng độ các thông số ô nhiễm trên sông Bé (chương trình quan  trắc tỉnh - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 4. 1: Biểu diễn nồng độ các thông số ô nhiễm trên sông Bé (chương trình quan trắc tỉnh (Trang 43)
Hình 4. 4: Biểu diễn nồng độ NH3-N các sông, suối, hồ trên địa bàn huyện 2016 - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 4. 4: Biểu diễn nồng độ NH3-N các sông, suối, hồ trên địa bàn huyện 2016 (Trang 45)
Hình 4. 5: Biểu diễn nồng độ Fe các sông, suối, hồ trên địa bàn huyện 2016 - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 4. 5: Biểu diễn nồng độ Fe các sông, suối, hồ trên địa bàn huyện 2016 (Trang 45)
Hình 4. 6: Biểu diễn độ pH trong nước dưới đất trên địa bàn huyện Phú Giáo - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 4. 6: Biểu diễn độ pH trong nước dưới đất trên địa bàn huyện Phú Giáo (Trang 47)
Hình 4. 7: Biểu diễn nồng độ Sắt trong nước dưới đất trên địa bàn huyện - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 4. 7: Biểu diễn nồng độ Sắt trong nước dưới đất trên địa bàn huyện (Trang 47)
Hình 4. 8: Biểu diễn nồng độ amoni trong nước dưới đất trên địa bàn huyện - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 4. 8: Biểu diễn nồng độ amoni trong nước dưới đất trên địa bàn huyện (Trang 48)
Hình 4. 9: Biểu diễn nồng độ bụi trong môi trường không khí tại các khu tập trung  dân cư - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 4. 9: Biểu diễn nồng độ bụi trong môi trường không khí tại các khu tập trung dân cư (Trang 49)
Hình 4. 11: Biểu diễn độ ồn trong môi trường không khí xung quanh - Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ “Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng huyện Phú Giáo, tỉnh Bình
Dƣơng giai đoạn 2016-2020”
Hình 4. 11: Biểu diễn độ ồn trong môi trường không khí xung quanh (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w