Việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch đã trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong phát triển kinh tế, xã hội của một vùng đất, đồng thời có thể thu hút khách du lịch , thúc đẩy sự phát t
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH5
Các khái niệm cơ bản về du lịch
Con người vốn tò mò về thế giới xung quanh, muốn có thêm nhiều hiểu biết về cảnh quan, địa hình, hệ động thực vật các nền văn hóa của những nơi khác Vì vậy, đến nay du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng khá quan trọng trong đời sống con người Đến nay du lịch không phải là một khái niệm mới lạ Tuy nhiên, dưới mỗi góc độ độ nghiên cứu và tiếp cận khác nhau sẽ có những cách hiểu khác nhau về du lịch Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội và hoạt động du lịch đã và đang được phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới Du lịch góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho người dân
Theo khoản 1, điều 4 của luật du lịch “ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một quãng thời gian nhất định”
Theo tổ chức Du lịch Thế giới: “ Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”
Theo liên đoàn Quốc tế các Tổ chức lữ hành: “ Du lịch là hành động du hành đến một nơi khác với địa với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc để kiếm tiền sinh sống” b) Khách du lịch
Theo luật du lịch 2017: khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến Khách du lịch gồm có hai loại là khách nội địa và khách quốc tế
Khách du lịch nội địa: là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Đặc điểm du lịch
Thứ nhất: du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng đặc biệt, bao gồm nhu cầu ăn ở, đi lại của con người nhưng mục đích chính của chuyến đi không phải để thỏa mãn nhu cầu ấy mà để giải trí, tìm hiểu, nâng cao hiểu biết, Chính vì vậy cần phải chú ý vào nhu cầu của khách để họ cảm thấy được hài lòng khi trải nghiệm
Du lịch gồm những đặc điểm cơ bản:
Thứ hai: du lịch để thỏa mãn những nhu cầu thứ yếu của con người Đời sống phát triển nhu cầu của con người ngày càng cao và du lịch là nhu cầu thiết yếu được phát sinh sau nhu cầu ăn, mặc của con người Nhu cầu du lịch chỉ xảy ra khi người ta có thời gian rảnh rỗi và có thu nhập cao
Thứ ba: du lịch là không cụ thể, do đó không đặt ra vấn đề nhãn hiệu như hàng hóa vì vậy mà dịch vụ du lịch rất dễ bị bắt chước, cụ thể là sao chép các chương tình du lịch, cách bày trí và sắp xếp đón tiếp và phục vụ khách
Thứ tư: việc tiêu dùng dịch vụ du lịch xảy ra cùng một thời gian, địa điểm và nơi sản xuất ra chúng Tính chất của du lịch là không thể dự trữ
Thứ năm: việc tiêu dùng dịch vụ du lịch có tính thời vụ Đây là hiện tượng có lúc cung không đáp ứng được cầu, hoặc cầu quá thấp so với cung, nguyên nhân chính ở đây là trong du lịch lượng cung khá ổn định còn nhu cầu của con người thì thường xuyên thay đổi vì vậy mới có sự chênh lệch cung và cầu.
Vai trò của du lịch
Du lịch góp phần làm tăng hiểu biết chung về xã hội của người dân địa phương qua khách du lịch đến từ địa phương khác và từ nước ngoài
Du lịch thúc đẩy và tạo cơ hội cho việc giao lưu, trao đổi giữa các nền văn hóa trên thế giới, làm tăng tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau và gắn kết nhau hơn
Du lịch góp phần vảo tồn các di sản văn hóa và thúc đẩy các hoạt động văn hóa có quy mô và chất lượng.
Khái niệm, vai trò của phát triển du lịch
Phát triển du lịch là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tuy nhiên phát triển du lịch phải quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn và đảm bảo sựu đóng góp cho công tác bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, cho công tác bảo vệ môi trường để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương
- Vai trò của phát triển du lịch đối với kinh tế
Du lịch có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mang lại nhiều nguồn thu ngân sách quốc gia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mang lại nhiều lợi nhuận Tác độngt ích cực đối với ựu phát triển các ngành kinh tế khác có liên quan ( các ngành bảo hiểm, tài chính, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi ) du lịch đã và đang thay đổi từng ngày để phát triển lớn mạnh và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới
Du lịch thúc đẩy các ngành nghề khác cùng phát triển, kích thích các hoạt động đầu tư, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm tăng thu nhập về thuế cho Nhà nước, tạo cơ sở phát triển các vùng đặc biệt, quảng bá cho các sản phẩm du lịch địa phương
- Vai trò của phát triển du lịch đối với xã hội
Về xã hội du lịch là một hoạt động nghỉ ngơi,thư giãn, giải trí và khám phá Đây là một nhu cầu tất yếu và rất phổ biến, mức thu nhập ngày càng cao đời sống ngày càng được cải thiện, cuộc sống đổi thay dẫn đến nhu cầu du lịch của con người ngày càng lớn Du lịch là tận hưởng cuộc sống, ngoài ra giúp con người có thêm nhiều hiểu biết mới, nâng cao chất lượng cuộc sống, có thêm nhiều mối quan hệ xã hội
Thúc đẩy việc giữ gìn và phát huy các tiềm năng của tài nguyên du lịch, tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới, nâng cao lòng tự hào dân tộc, quyền lợi của người dân để phục hồi và phát triển bản thân
Ngành du lịch phát triển kéo theo cơ hội việc làm ngày càng lớn cho người lao động Ngành du lịch tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân ở nông thôn, tạo ra những chuyển biến tích cực trong xã hội, mức sống của người dân được nâng cao Chuyển dịch cơ cấu từ nông- lâm- ngư nghiệp sang công nghiệp- dịch vụ, góp phần làm giảm tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa, cơ sở hạ tầng được nâng cao, dân cư phân bố cân bằng góp phần giảm những gánh nặng tiêu cực do đô thị hóa gây ra Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, tuy nhiên nhân lực của ngành này vẫn còn khá hạn chế vì vậy vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu du lịch của người dân Chính vì vậy nếu phát triển đúng với khả năng vốn có của mình và nguồn nhân lực được đáp ứng đầy đủ thì du lịch chắc chắn sẽ là cơ hội tốt để phát triển kinh tế trong tương lai
- Vai trò của phát triển du lịch đối với môi trường sinh thái
Phát triển du lịch kích thích việc giữ gìn, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần tích cực vào việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Hoạt động phát triển du lịch cũng tác động đến việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch.
Các tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch địa phương
1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch tự nhiên về cơ bản được hiểu là các thành phần và tổng thể của tự nhiên tổng hợp được trước tiếp hoặc dán tiếp khai thác, sử dụng nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm du lịch phục vụ mục tiêu phát triển du lịch quốc gia và địa phương Tài nguyên du lịch tự nhiên như tên gọi sẽ gắn liền với điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện lịch sử, kinh tế- xã hội
Theo luật du lịch “ Tài nguyên tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể sử dụng cho mục đích du lịch”
Từ đó có thể thấy các thành phần tự nhiên tác động rất mạnh đến du lịch là địa hình, khí hậu, nguồn nước và tài nguyên động thực vật
- Địa hình: địa hình của bề mặt trái đất là sản phẩm của quá trình địa chất lậu dài, mọi hoạt động sống của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình tùy theo mục đích hoạt động cụ thể Đối với du lịch địa hình có sức hấp dẫn rất lớn phục vụ cho việc khai thác du lịch, có hai dạng đị hình chính là đồi núi và đồng bằng, vùng đồi núi thường được du khách ưa thích hơn với đa dạng các loại phong cảnh đẹp, đa dạng và thoáng đãng, còn vùng đồng bằng có phần tẻ nhạt và đơn điệu hơn
- Khí hậu: đây là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với du lịch, tiềm năng tài nguyên khí hậu là nhiệt độ và độ ẩm không khí Nó thu hút nhiều người tham gia và tổ chức hoạt động du lịch
- Nguồn nước: tài nguyên nước bao gồm nước chảy và nước ngầm Đối với du lịch thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn, bao gồm ở đó có các loại như biển, ao, hồ, sông, suối, thác, tài nguyên nước là thành phần quan trọng để hình thành nên các loại hình du lịch thể thao nước và du lịch biển Ngoài ra còn có nguồn tài nguyên nước khoáng có giá trị nghỉ dưỡng và chữa bệnh
- Hệ động thực vật: ngày nay các loại hình du lịch càng ngày càng đa dạng và phong phú Ngoài một số loại hình du lịch truyền thống đã xuất hiện một số loại hình du lịch mới có sức hấp dẫn là du lịch bảo tồn thiên nhiên, tham quan thế giới động thực vật làm cho con người càng thêm yêu quý thiên nhiên
1.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là loại tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo, do con người sáng tạo ra Tuy nhiên để được coi là tài nguyên du lịch nhân văn, các loại tài nguyên này cần phải thỏa mãn điều kiện có sức hấp dẫn với du khách và có khả năng khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả về kinh tế- xã hội, môi trường
Theo luật du lịch “ Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm các di tích lịch sử- văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ học, kiến trúc và các giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ, văn hóa dân gian và các giá trị văn hóa khác, sáng tạo của con người có thể sử dụng được”
- Di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử văn hóa: đây là nguồn lực để phát triển và mở rộng hoạt động du lịch gắn với môi trường xung quanh
Các di sản văn hóa thế giới là những kỳ quan do bàn tay con người tạo ra và có ý nghĩa rất to lớn trong việc thu hút khách du lịch
- Lễ hội: là hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp, đa dạng và phong phú của nhân dân sau quãng thời gian lao động mệt mỏi và là dịp để con người hướng về nguồn cội Khách du lịch thường có nhu cầu tham gia các lễ hội để hành hương trở về với nguồn cội và gốc rễ của mình
- Dân cư và dân tộc: những điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa và các phong tục tập quán mỗi dân tộc mang một bản sắc riêng biệt và có sức hấp dẫn đối với du khách thập phương có mong muốn tìm hiểu.
Nội dung phát triển du lịch
1.4.1 Xây dựng chiến lược phát triển du lịch
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khảng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh
Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài
Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tôc, giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có của quốc gia để tăng cường phát triển du lịch mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai
Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng và đầy hiệu quả, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
1.4.2 Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là toàn bộ các phương tiện vật chất kĩ thuật do các tổ chức du lịch tạo ra nhằm khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa cung cấp và làm thỏa mãn nhu cầu của du khách Chúng bao gồm hệ thống các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển, đây là các yếu tố đặc trưng trong hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch, điều này khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa ngành du lịch với các ngành khác trong mối quan hệ liên ngành
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được tạo ra là yếu tố qun trọng tác động đến mức độ thỏa mãn của du khách bởi năng lực và tính tiện ích của nó
Cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất, kỹ thuật không phải do các tổ chức du lịch dựng lên mà nó thuộc về toàn xã hội Bao gồm có hệ thống đường xá, sân bay, bến cảng, đối với ngành du lịch thì cớ sở vật chất xã hội là yếu tố quan trọng để khai thác tiềm năng du lịch
Ngành du lịch muốn phát triển và bền vững cần đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất, kĩ thuật vượt trội
Kỹ thuật cũng tạo nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn với dịch vụ du lịch Mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp muốn phát triển tốt ngành du lịch tốt và lớn mạnh thì cần phải đầu tư một hệ thống cơ sở vật chất tốt
1.4.3 Phát triển quy mô du lịch
Nước ta có tiềm năng lớn về phát triển du lịch với điều kiện tự nhiên phong phú, thảm thực vật hết sức đa dạng, với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng, nhiều lễ hội, phong tục tập quán, tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, nguồn nhân lực dồi dào cần cù, siêng năng Trong những năm gần đây du lịch đã phát triển đổi thay từng ngày, sau giai đoạn dịch bệnh covid kéo dài đã gây không ít những khó khăn cho ngành du lịch và để hồi phục lại được như trước đây ngành du lịch đã không ngừng trở mình thay đổi, sáng tạo nhằm cung cấp những dịch vụ mới lạ độc đáo để thu hút du khách trong và ngoài nước Đến nay, ngành du lịch dường như đã lấy lại được vị thế vốn có trước đó và thậm chí là còn phát triển hơn trước đây Lượng khách trong nước và quốc tế ngày càng được gia tăng kéo theo đó du lịch Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn, với nhiều điểm đến được bình chọn là địa điểm yêu thích không thể bỏ lỡ khi đặt chân đến đất nước hình chữ S
1.4.4 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, ngành du lịch đang gặp những thách thức không nhỏ về nhiều mặt, trong đó có yếu tố nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có vai trò quyết định đến chất lượng dịch vụ du lịch Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, đang là thách thức không nhỏ đối với ngành du lịch
Phát triển đào tạo nguồn nhân lực bao gồm quá trình giáo dục, dạy nghề, huấn luyện và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch về kiến thức chung liên quan đến nghề nghiệp và kĩ năng nghề, văn hóa, thái độ, sức khỏe
Tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các vị trí làm việc ở tất cả các nhóm nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, nhân lực sự nghiệp du lịch, nhân lực quản trị kinh doanh và nhân lực tác nghiệp
Bố trí nguồn nhân lực du lịch chất lương cao phù hợp với chức danh và vị trí cần thiết cho hoạt động du lịch.Dãi ngộ, trả lương bảo hiểm xã hội đối với nguồn nhân lực du lịch
Trong du lịch con người vừa là chủ thể sản xuất vừa là đối tượng phục vụ, do đó chất lượng dịch vụ du lịch phụ thuộc hàng đầu vào kiến thức, kĩ năng tay nghề và trình độ chuyên nghiệp của đội ngũ lao động trong ngành du lịch
1.4.5 Nâng cao năng lực liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia hoạt động du lịch
Xây dựng mối quan hệ giữa các đối tác, tạo lập môi trường làm việc lành mạnh, thúc đẩy các mối quan hệ giữa các đối tác trong ngành du lịch, các cơ quan, doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
1.5.1 Thể chế và chính sách phát triển du lịch
Thể chế, chính sách là toàn bộ những quy định, luật lệ, các hiến pháp hay bộ luật, chính sách, nhằm thỏa mãn các quyền lợi, trách nhiệm của mỗi công dân, hay một tổ chức trong xã hội để làm hài hòa các lợi ích của cộng đồng Vì vậy thể chế, chính sách đóng vai trò là một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế- xã hội nói chung và toàn ngành du lịch nói riêng
Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch, hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, bố trí ngân sách hỗ trợ hoạt động xúc tiến du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch
Bên cạnh đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế về du lịch
Theo dự thảo, Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước Chính phủ quy định cụ thể việc thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
Tài nguyên du lịch là điều kiện, là yếu tố đầu vào quan trọng của hoạt động du lịch, đồng thời cũng là yếu tố tác động đến phát triển du lịch Số lượng, chủng loại, cơ cấu, mức độ đa dạng, vị trí và khả năng khai thác có tác động trực tiếp và rất lớn đến việc xác định mục tiêu phát triển, lựa chọn ản phẩm du lịch đặc trưng, xác định các giải pháp phát triển du lịch, đến hiệu quả kinh tế- xã hội và khả năng phát triển của du lịch theo hướng tương ứng
Nguồn tài nguyên là yếu tố cơ bản, là nguồn lực cơ bản, quan trọng để tạo ra sản phẩm du lịch Hoạt động du lịch phải dựa trên việc khai thác và sử dụng tài nguyên Quy mô càng lớn, chất lượng càng cao thì càng có điều kiện trở thành những điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách trong và ngoài nước, giúp mở rộng và phát triển thị trường du lịch ngày càng lớn mạnh và phát triển Hoạt động du lịch phải dựa trên việc khai thác và sử dụng tài nguyên
1.5.3 Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội a) Kinh tế- xã hội
Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành du lịch Ngày nay, điều kiện kinh tế của con người được nâng cao rõ rệt về vấn đề ăn, mặc, ở đã trở thành thứ yếu Nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm được xuất hiện Trên thế giới, các nước có nền kinh tế phát triển thì nhu cầu du lịch đối với họ là thứ không thể thiếu b) Văn hóa
Trình độ văn hóa tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành du lịch, văn hóa, phong tục là đa dạng thêm vào đó con người chúng ta có tính tò mò, mong muốn được tìm hiểu, khám phá từ đó thu hút một lượng lớn du khách Văn hóa thực sự là nội lực bên trong của phát triển kinh tế chính vì vậy yêu cầu thúc đẩy loại hình du lịch văn hóa là vấn đề cần được quan tâm Trình độ văn hóa, truyền thống lâu đời và bề dày lịch sử sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển du lịch nói riêng, kinh tế- xã hội nói chung Nếu xem xết kĩ hơn, ta có thể thấy ảnh hưởng của văn hóa lên hầu hết các khía cạnh của du lịch Điều này tạo ra một khác biệt rất lớn và cũng chính là sự cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước sẽ thực hiện chức năng quy hoạch ngành Du lịch để từ đó có sự đầu tư theo lộ trình, đảm bảo đầu tư hiệu quả, phân bổ nguồn lực hợp lý cho từng giai đoạn, lựa chọn phát triển đúng hướng các dự án đầu tư Chú trọng đến công tác bảo tồn, duy tu các công trình văn hóa, ban hành các quy định, cơ chế chính sách khuyến khích sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào hoạt động phát triển du lịch Cần có chính sách ưu tiên đối với những dự án đầu tư du lịch có các giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu của tác động du lịch đến môi trường; tạo cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông, thông tin và dịch vụ tài chính thuận lợi, hiện đại đáp ứng ngày càng cao cho du khách, đây cũng là điều kiện hỗ trợ cần thiết cho việc thu hút đầu tư phát triển du lịch, xã hội hóa trong việc tạo sản phẩm du lịch nhằm mang lại chất lượng, giá cả đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo sản phẩm du lịch độc đáo để tăng lợi thế cạnh tranh trong du lịch, tập trung vào công tác thông
Quản lý ở gốc độ vĩ mô bao gồm: cấp Trung ương và cấp địa phương Cấp Trung ương có các Bộ thuộc chủ quản, Tổng cục, các phòng ban trực thuộc Chính phủ có liên quan đến du lịch Cấp địa phương gồm có chính quyền địa phương, Sở du lịch Hệ thống các thể chế, quản lý, các chính sách, và các cơ chế quản lý
Quản lý ở gốc độ vi mô: sự có mặt của các tổ chức, doanh nghiệp chuyên trách về du lịch Các tổ chức này ảnh hưởng từ việc đi lại, ăn uống và lưu trú của của khách du lịch Phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp bao gồm các cơ sở kinh doanh du lich, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách và kinh doanh các dịch vụ khác
Các cơ quan quản lý nhà nước giữ vai trò cân đối mọi nguồn lực để hướng sự phát triển của du lịch đạt đến các mục tiêu bền vững Do đó,
“trình độ tổ chức quản lí ngành du lịch” là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường lối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển Đường lối phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung về phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội.
Đặc điểm tự nhiên
Huyện Vĩnh Linh là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Trị, có tọa độ địa lý 16 độ 53’- 17 độ 10’ vĩ độ Bắc, 106 độ 42’- 107 độ 07’ kinh độ Đông, cách thành phố Đông Hà 30 km về phía Bắc và cách thành phố Hà Nội
Huyện Vĩnh Linh có lợi thế về địa lý và kinh tế, là đầu mối giao thông nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng điểm đầu của tuyến huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông- Tây nối với Lào, Thái Lan, Myanmar Đây là điều kiện thuận lợi cho huyện Vĩnh Linh mở rộng hợp tác kinh tế cho phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch
Huyện Vĩnh Linh có điều kiện thuận lợi về cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, chạy dọc qua huyện và quốc lộ 1A cho phép huyện giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng
Hình 2 1 Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Linh
Tổng diện tích tự nhiên: 61.998,6 ha
Phía Đông giáp biển Đông, có đường bờ biển dài gần 40 km
Phía Tây giáp xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa
Phía Nam giáp các xã Linh Thượng, Vĩnh Trường, Trung Sơn, Trung Hải và Trung Giang thuộc huyện Gio Linh
Phía Bắc giáp với các xã Kim Thủy, Sen Thủy và Ngư Thủy Nam thuộc huyện Lệ Thủy ( Quảng Bình)
Huyện Vĩnh Linh gồm 3 thị trấn ( Bến Quan, Cửa Tùng, Hồ Xá) và
15 xã, 195 làng bản, khóm, phố
Huyện Vĩnh Linh: do cấu tạo củ dãy Trường Sơn, địa hình huyện Vĩnh
Linh thấp dần từ Tây sang Đông, Đông Nam chia thành 3 dạng địa hình là vùng gò, đồi núi thấp, đồng bằng, kế đến là vùng cát nội đồng và ven biển Do địa hình phía Tây núi cao, chiều ngang nhỏ hẹp nên hệ thống sông, suối đều ngắn và dốc
Vùng núi cao phía Tây với độ chia cắt sâu, độ dốc lớn, địa hình hiểm trở nên dân cư thưa thớt và tình hình kinh tế- xã hội có những bước phát triển chậm
Phía nam của huyện là vùng đồng bằng ven biển, có nhiều diện tích đất canh tác và đồng ruộng với năng suất lúa và hoa màu cao
Huyện Vĩnh Linh có đường bờ biển dài khoảng 25km, có nhiều vùng cát và đá vôi, các đảo nhỏ cũng nằm trong vùng biển này
Với địa hình đa dạng, huyện Vĩnh Linh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp và chế biến thủy hải sản
Các dạng địa hình chính:
- Địa hình núi cao Phân bố ở phía Tây từ dãy Trường Sơn đến miền đồi bát úp, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000 m, độ dốc 20-300 Địa hình phân cắt mạnh, độ dốc lớn, quá trình xâm thực và rửa trôi mạnh Địa hình vùng núi có thể phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc Tuy nhiên phần lớn địa hình bị chia cắt mạnh, sông suối, đèo dốc nên đi lại khó khăn, làm hạn chế trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện cũng như tổ chức đời sống xã hội và sản xuất Tuy nhiên có tiềm năng thủy điện nhỏ khá phong phú
- Địa hình gò đồi, núi thấp.Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đồng bằng, chạy dài dọc theo tỉnh Có độ cao từ 50-250m, một vài nơi có độ cao trên 500 m Địa hình gò đồi, núi thấp (vùng gò đồi trung du) tạo nên các dải thoải, lượn sóng, độ phân cắt từ sâu đến trung bình, khối bazan Vĩnh Linh nằm sát ven biển, có độ cao tuyệt đối từ 50-100m Địa hình gò đồi, núi thấp thích hợp cho trồng cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu, cây ăn quả lâu năm
- Địa hình đồng bằng là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông Sa Lung, Bến Hải, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30 m Đây là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, nhất là sản xuất lúa
- Địa hình ven biển.Chủ yếu là các cồn cát, đụn cát phân bố dọc ven biển Địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc phân bố dân cư Một số khu vực có địa hình phân hóa thành các bồn trũng cục bộ dễ bị ngập úng khi có mưa lớn hoặc một số khu vực chỉ là các cồn cát khô hạn, sản xuất chưa thuận lợi, làm cho đời sống dân cư thiếu ổn định
Nhìn chung với địa hình đa dạng, phân hoá thành các tiểu khu vực, nhiều vùng sinh thái khác nhau tạo cho Vĩnh Linh có thể phát triển toàn diện các ngành kinh tế, đặc biệt là tạo nên các vùng tiểu khí hậu rất thuận lợi cho đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
2.1.3 Khí hậu, thủy văn a) Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao, có lượng mưa, ẩm dồi dào, thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp Khí hậu khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường xuyên gây hạn hán Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây ra lũ lụt
Khí hậu có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động du lịch, nắng nóng gây những rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe, khiến khách du lịch không thể ra ngoài khám phá, cản trở các hoạt động sôi động thường thấy của ngành Hiện tượng thời tiết cực đoan lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động du lịch Mưa nhiều gây nên tình trạng bờ biển bị sạt lở, cơ sở hạ tầng bị ngập lụt có thể làm giảm giá trị của các điểm du lịch nằm ven biển, có khả năng ảnh hưởng đến các đơn vị vận hành kinh doanh, chẳng hạn như các công ty nghỉ dưỡng và khách sạn Làm giảm số ngày khai thác các hoạt động du lịch Bên cạnh đó thì khí hậu của huyện Vĩnh Linh cũng rất lý tưởng để phát triển du lịch biển, với nhiều bãi biển khác nhau, làm cho nơi đây trở thành một điểm đến lý tưởng cho du khách thập phương trong kỳ nghỉ hè
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình cả năm từ 24-25°C Mùa lạnh có 3 tháng
(11, 12 và tháng 1 năm sau), nhiệt độ xuống thấp, tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 18°C Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình đến 28°C, tháng nóng nhất là tháng 6, 7, nhiệt độ cao có thể lên tới 40-42°C Biên độ nhiệt giữa các tháng có thể chênh lệch 7-9°C
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình ở huyện Vĩnh Linh khoảng 2.200-
2.500 mm/năm, số ngày dao động từ 154-190 ngày/năm Chế độ mưa biến động rất mạnh theo các mùa và các năm Hơn 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 10, 11,12 Có năm lượng mưa trong 1 tháng vào mùa mưa chiếm khoảng 65% lượng mưa trung bình nhiều năm, lượng mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn thường gây lũ lụt Vào mùa hè, thời gian mưa ít kéo dài thường gây nên thiếu nước, khô cạn a) Thủy văn
Đặc điểm về kinh tế, xã hội
2.2.1 Dân số và lao động a) Dân số
Bảng 2 2 Dân số huyện Vĩnh Linh năm 2023
TT Chỉ tiêu ĐVT Huyện Vĩnh
2 Số hộ gia đình Hộ 25.151 100
Nguồn UBND huyện Vĩnh Linh
Qua bảng 2.2 cho thấy dân số huyện Vĩnh Linh năm 2023 là khoảng 87.451 người (2023) cho thấy dân số trên địa bàn huyện là tương đối cao, số hộ gia đình trên địa bàn huyện Vĩnh Linh là 25.151, trong đó thành thị 23.122 người (26,5%), nông thôn 64.329 người (83,5%) số hộ dân làm nông nghiệp trên địa bàn huyện còn khá cao chiếm 69,46%, trọng khi đó số hộ dân phi nông nghiệp chiếm 30,54% nhìn chung là rất thấp Qua đây ta thấy được tỷ lệ hộ dân làm nông nghiệp trên địa bàn huyện còn cao, số hộ gia đình phi nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá thấp b) Lao động
Bảng 2 3 Lao động huyện Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Trị năm 2023
TT Hạng mục Tỉnh Quảng
Tỷ lệ % so với toàn tỉnh
1 Dân số trong độ tuổi lao động (người)
2 Tỷ lệ người thất nghiệp(%)
Nguồn UBND huyện Vĩnh Linh
Trong những năm gần đây, việc dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ Qua bảng 2.3 cho thấy lao động của huyện Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Trị năm
2023, dân số trong độ tuổi lao động của huyện Vĩnh Linh là 51.595 chiếm 14,67% so với toàn tỉnh Quảng Trị Tỷ lệ người thất nghiệp của tỉnh là 3,51% và huyện Vĩnh Linh là 2,42% cho thấy được số người thất nghiệp của huyện còn rất cao, nhiều lao động đang trong tình trạng thiếu việc làm Tỷ lệ lao động nam và lao động nữ có sự chênh lệch tuy không đáng kể
2.2.2 Đặc điểm phát triển kinh tế, xã hội của huyện Vĩnh Linh
Cùng với xu thế đổi mới, và mở cửa của cả nước, sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của huyện Vĩnh Linh trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực nền kinh tế đang từng bước phát huy các thế mạnh về phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghệ chế biến,… mở rộng giao lưu kinh tế với trong nước và nước ngoài Tiềm lực kinh tế được củng cố và phát triển, đang tạo ra những nền tảng cơ bản cho giai đoạn phát triển tiếp theo
Nền kinh tế chủ yếu của huyện là nền kinh tế nông nghiệp, đánh bắt hải sản, chế biến gỗ và một số ngành công nghiệp khác Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới đã hình thành được cơ cấu kinh tế: nông- lâm- ngư nghiệp- công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp- dịch vụ thương mại
Về nông nghiệp: có đất phù sa màu mỡ, thích hợp cho việc trồng trọt, chủ yếu ở đây là trồng lúa, mía và các loại hoa màu Ngoài ra, còn có nhiều ao, hồ, canh rạch thuận lợi cho việc đánh bắt thủy, hải sản như tôm, cá tra, cá rô phi,
Về công nghiệp: chế biến gỗ cũng là ngành kinh tế khá phát triển ở đây Các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu ơt các khu công nghiệp, khu chế xuất Ngoài ra huyện còn có một số ngành công nghiệp khác như sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất đồ mộc,
Ngoài các ngành kinh tế trên, huyện Vĩnh Linh còn có tiềm năng phát triển du lịch, và hiện tại đã và đang được quy hoạch đầu tư trên đà phát triển, nhờ có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp bền cạnh đó là một số các di tích mang dấu ấn lịch sử sâu nặng, huyện hiện đạng có 68 di tích lịch sử văn hóa được Trung ương, tỉnh xếp hạng, tiêu biểu là cụm di tích lịch sử quốc gia đặc biệt đôi bờ
Hiền Lương - Bến Hải, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, khu phi quân sự vĩ tuyến 17 và các di tích lịch sử khác đã được xếp hạng cấp quốc gia như Địa đạo Vĩnh Mốc, bến Tùng Luật
2.2.3 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng a) Đặc điểm về giao thông
Có thể nói trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng giao thông của huyện được đầu tư xây dựng Giao thông đường bộ được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là trên các tuyến quốc lộ chính Nhiều dự án cảng biển, cảng hàng không được đầu tư xây dựng có vai rò cực kì quan trọng đối với việc phát triển du lịch của huyện, đồng thời có vai trò đầu mối tiếp nhận luồng khách lớn đến với huyện Vĩnh Linh
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện Vĩnh Linh khá phát triển và thuận lợi cho nhu cầu đi lại, giao thương buôn bán với các khu vực lân cận Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam, đường quốc lộ 1A, quốc lộ 9D, đường
Hồ Chí Minh, tỉnh lộ 571, 572, 573, 574 chạy qua b) Đặc điểm về thông tin liên lạc
Bưu chính viễn thông phát triển khá đồng bộ Hoàn thành phát triển mạng lưới và phát triển rộng khắp các dịch vụ chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, dịch vụ tài chính, mở rộng lĩnh vực cung cấp dịch vụ theo hướng cung cấp ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực và giải trí Xây dựng và phát triển cơ sơt hạ tầng viễn thông có công nghệ hiện đại, độ phủ sống rộng khắp, có tốc độ và chất lượng cao và có thể đảm bảo an toàn thông tin
Hoạt động bưu chính, viễn thông tăng trưởng ngày một ổn định Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông không ngừng đa dạng hóa các gói dịch vụ, đảm bảo an toàn thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng c) Nhà hàng, khách sạn
Tính đến năm 2023 địa bàn huyện có gần 42 cơ sở dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, ăn uống Trong đó có 13 khách sạn, với 306 giường, 32 nhà nghỉ, với 356 giường Đẩy mạnh xây dựng các khu đô thị sinh thái, resort, và các khu nghỉ dưỡng biển, các dự án này sẽ tạo ra một diện mạo mới, hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng du lịch của huyện trong tương lai
Huyện đẩy mạnh công tác quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng phát triển du lịch, dịch vụ kết hợp với nghỉ dưỡng, gắn liền với bảo vệ môi trường thiên nhiên và giữ gìn cân bằng sinh thái
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
Tài nguyên du lịch của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
3.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Huyện Vĩnh Linh là một huyện có địa hình đa dạng, vừa có gồ đồi, có sông, có biển với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp có thể khai thác phục vụ du lịch như: bãi tắm Cửa Tùng, biển Vĩnh Thái, Mũi Trèo- Rú Bàu xã Kim Thạch, rừng nguyên sinh Rú Lịnh, bến sông Sà Lung xã Vĩnh Long, bàu sên xã Trung Nam, thác nước xã Vĩnh Ô, với việc hoàn thành cải tạo, nâng cấp cũng như xây dựng mới hứa hẹn sẽ là điểm nhấn quan trọng của huyện trong việc thu hút đầu tư và du lịch
Tài nguyên biển: với đường bờ biển dài gần 40 km, huyện Vĩnh Linh được thiên nhiên ưu đãi với nhiều bãi biển sạch, đẹp và nguồn hải sản phong phú như biển Cửa Tùng, Vĩnh Thái, Mũi Si, Mũi Trèo, Mũi Lay, trong đó biển Cửa Tùng được mệnh danh là “ Nữ hoàng của các bãi tắm”, Mũi Trèo, Mũi Si, Mũi Lay là một điểm du lịch dã ngoại với những điểm check-in cực đẹp và hệ thống rừng cùng thảm thực vật nguyên sinh đã tạo nên những cảnh quan hùng vĩ mang vẻ đẹp của cả núi và biển Vĩnh Thái cũng là một địa điểm được nhiều du khách nhắc đến là một trong 6 điểm du lịch biển hoang sơ đẹp nhất của tỉnh Quảng Trị, có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý để đầu tư phát triển du lịch Với những điều kiện thuận lợi đó nhưng các tài nguyên trên vẫn đang ở dạng tiềm năng do chưa được khai thác và đầu tư đúng cách
Tài nguyên rừng: Vĩnh Linh là vùng đất có diện tích rừng khá rộng, năm 2022 có 33.368,61 ha là diện tích đất trồng rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 13.160,49 ha, rừng trồng chiếm 20.208,12 ha Những đáng kể nhất phải nói đến là rừng nguyên sinh Rú Lịnh rộng
100 ha ở phía đông huyện Vĩnh Linh nằm giữa hai xã Vĩnh Hòa và
Hiền Thành Nơi đây được xem là lá phổi xanh của tỉnh Quảng Trị nói chung và huyện Vĩnh Linh nói riêng, bên cạnh đó còn đem lại nguồn sinh kế và bảo vệ cho người dân khỏi những tác động từ thiên nhiên Rừng Rú Lịnh vẫn còn khá xa lạ với du khách và chưa có đơn vị đầu tư khai thác du lịch Mới đây, một công ty trên địa bàn khởi công xây dựng du lịch sinh thái đã được UNND tỉnh cấp phép, tương lai đây sẽ là khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch cho huyện Vĩnh
Hệ thống đồi cát: nằm giữa giải đất miền trung đầy nắng và gió, quanh năm gánh chịu nhiều thiên tai, nhưng mẹ thiên nhiên đã tạo hóa ban tặng cho nơi đây những đồi cát hoang sơ rộng bất tận Đặc sắc nhất phải kể đến đó là động Ba cao, động có diện tích rộng lớn, cao đến 43m Cát ở đây sạch, trắng, mịn hòa Đứng trên đồi cát ta có thể ngắm được trọn vẹn làng quê thôn Thủy Trung cũng như biển Vĩnh Thái, vào ngày đẹp trời bạn có thể thấy được đảo Cồn cỏ - hải đảo tiền tiêu của
Tổ quốc Với những đụn cát có độ dốc vừa phải, khu vực này rất thích hợp để chơi những trò chơi mạo hiểm trong đó có trượt cát, moto trên cát Bên cạnh đó cũng có một số những dốc cao phù hợp với các hoạt động leo trèo, đòi hỏi người trải nghiệm phải có sức khỏe
Một số tài nguyên du lịch thiên nhiên nổi tiếng
Hình 3 1 Biển Cửa Tùng Bãi biển Cửa Tùng: thuộc thị trấn Cửa tùng, huyện Vĩnh Linh,tỉnh
Quảng Trị, là một bãi biển đẹp trải dài gần 1 km, giáp với địa đạo Vĩnh Mốc và sông Bến Hải tạo nên một bãi tắm đẹp rộng rãi và thoáng mát Bãi biển này được người Pháp đặt tên là “ Nữ hoàng của các bãi biển” bởi những nét đặc trưng mà chỉ có ở nơi đây Biển Cửa Tùng còn có nhiều loại hải sản quý và ngon nức tiếng với cách chế biến của người dân địa phương Bãi tắm Cửa Tùng là một trong những điểm đến hấp dẫn của du khách trên bản đồ du lịch Việt Nam
Ngay từ thời xưa, bãi biển Cửa Tùng luôn được đánh giá cao bởi vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ, người Pháp cho xây dựng tại đây nhiều biệt thự nghỉ dưỡng có kiến trúc theo phong cách cổ điển Đến nay, các khu nghỉ dưỡng còn được gìn giữ khá nguyên vẹn và bãi biển Cửa Tùng vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách
Bãi biển Cửa Tùng nằm thoai thoải trên nền đất đỏ bazan, phủ bên trên là lớp cát trắng, sóng biển rì rào êm đềm như những bản tình ca ngọt ngào dành cho người lữ khách Trong những ngày nắng sớm, bầu trời ở biển Cửa Tùng trong xanh không một gợn mây, sắc nước như sắc trời hòa cùng một màu xanh đầy cuốn hút
Hình 3 2 Mũi trèo Biển Mũi Trèo: điểm đặc biệt chỉ có ở biển Mũi Trèo chính là không gian thiên nhiên thơ mộng, thoáng mát khi đây là nơi giao nhau giữa cánh rừng nguyên sinh bát ngát và bãi biển xanh bao la Du khách có thể tổ chức cắm trại, nghỉ ngơi, chụp ảnh kỉ niệm hoặc chỉ đơn giản là tận hưởng vẻ đẹp hùng vĩ của nơi Mũi Đến với Mũi Trèo, du khách sẽ được trải nghiệm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ, một bên là núi rừng trùng điệp, một bên là biển xanh bao la, cát trắng, nắng vàng ngút tầm mắt Để đến với Mũi Trèo, du khách sẽ đi khoảng
10 km đường rải nhựa từ Quốc lộ 1A qua trấn Hồ Xá (huyện Vĩnh Linh) đi vào xã Vĩnh Kim, vượt qua vài trăm mét đường đất quanh co, khúc khuỷu và hoang sơ, dưới những tán rừng nguyên sinh hầu như chưa có sự tác động của con người Vượt qua khu rừng rậm, du khách mới đến được địa danh Mũi Trèo nên thơ với mũi đá lớn vươn ra biển, có độ cao vài chục mét so với mặt nước biển
Hình 3 3 Mũi si Mũi Si: Mũi Si là mũi đất từ đất liền nhô ra biển thuộc xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị [1] Đây là mũi đất liền được cấu tạo bởi đá bazan Bờ và biển ở đây gồm đá và cát xen lẫn nhau, bãi cát dài và thoải, thuận lợi cho việc tắm biển Quang cảnh ở đây mang nét đẹp hoang sơ, hùng vĩ, có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.Dưới chân Mũi Si sẽ là bãi biển hoang sơ cùng với bãi đá tuyệt đẹp có rêu xanh ngát nhô ra ở biển tạo nên những tác phẩm lực thạch khối như được điêu khắc chuyên nghiệp
Hình 3 4 Khu sinh thái Rú Đưng Khu sinh thái Rú Đưng: Rú Đưng - Khu du lịch sinh thái nằm ở thôn
An Đông, làng An Sơn, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Như một “pháo đài xanh” với hệ thực vật phong phú, đa dạng, Rú Đưng bao đời nay vững chãi, hiên ngang trước biển, che chở cho người con Quảng Trị nằm trên trục đường biển nối liền giữa địa đạo Vĩnh Mốc và biển Cửa Tùng, khu sinh thái Rú Đưng là một mảnh rừng nguyên sinh xanh mát tạo nên một điểm nhấn cho cả một khu vực rộng lớn Tại đây du khách có thể cùng nhau tản bộ dưới những cánh rừng, câu cá thư giãn trong lồng hồ rộng rãi và được thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương
Hình 3 5 Biển Vĩnh Thái Biển Vĩnh Thái: Xã Vĩnh Thái có đường bờ biển kéo dài 14 km Điểm thu hút du khách của bãi biển này chính là bãi cát trắng, chạy dài, dòng nước mát, trong xanh Du khách cũng sẽ có những trải nghiệm thú vị với những món ăn ngon do chính người dân nơi đây đánh bắt và chế biến Đấy là một trong ba vùng biển đẹp nhất của tỉnh Quảng Trị, thuộc xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh Cũng như những bãi biển khác nằm dọc theo tỉnh Quảng Trị, bãi biển Vĩnh Thái với cát trắng mịn thoai thoải, nước trong xanh màu ngọc bích Ở đây cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên nơi đây vẫn còn hoang sơ, nghèo nàn, nhưng chính vì sự hoang sơ đó đã mang lại cho biển Vĩnh Thái một vẻ đẹp rất tự nhiên
Hình 3 6 Hải đăng Mũi Lay Hải đăngMũi Lay: nằm ở đầu mỏm phía Đông bắc Mũi Lay thuộc xã
Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng trị Thuộc vĩ độ 17, hải đăng Mũi Lay có tháp đèn hình trụ, công trình hình khối hộp, tháp đèn màu trắng, công trình màu vàng Chiều cao toàn bộ là 37,9m, chiều cao tâm sáng là 37,5m, chiều cao công trình là 12,5m, chiều rộng trung bình là 3,2m Tầm nhìn địa lý và tầm hiệu lực của ánh sáng khoảng 18 hải lý Ban đêm đèn có ánh sáng trắng, phạm vi chiếu sáng khoảng 210 độ
Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
3.2.1 Số lượng khách du lịch của huyện Vĩnh Linh
Thị trường khách du lịch của tỉnh Quảng Trị và huyện Vĩnh Linh đa dạng, tăng dần qua các năm được thể hiện qua bảng sau đây:
Bảng 3 1 Thống kê lượt khách du lịch của huyện Vĩnh Linh giai đoạn
Số lượng khách lưu trú
Nguồn: Phòng Văn hóa và thông tin huyện Vĩnh Linh
Bảng 3.1 cho thấy những năm gần đây khách du lịch đến huyện Vĩnh Linh có xu hướng tăng tuy vẫn còn khá chậm Khách du lịch của huyện chủ yếu là khách nội địa đây cũng là nguồn khách chính giúp doanh thu của huyện ôn định Khách nội địa của huyện Vĩnh Linh năm 2023 là 71.265 người, còn số khách quốc tế của huyện năm 2023 là 10.131 người nhìn chung còn khá ít Để thu hút được lượng lớn du khách quốc tế huyện cần phải có thêm nhiều chính sách thu hút khách hơn nữa để làm tăng thêm nguồn kinh tế cho toàn huyện
Phát triển du lịch tiếp tục được huyện Vĩnh Linh chú trọng đầu tư xây dựng và có nhiều chuyển biến tích cực hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành du lịch được tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại
Giai đoạn 2021-2025, huyện Vĩnh Linh xác định rõ mục tiêu để đưa ngành du lịch phát triển toàn diện, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Trong giai đoạn này huyện phấn đấu hình thành 3 đến 5 điểm du lịch sinh thái, cộng đồng kết hợp mô hình dịch vụ homestay ở các xã có thế mạnh văn hóa truyền thống Đến năm 2025 sẽ thu hút 150.000 lượt khách, trong đó có 30.000 lượt khách quốc tế, tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 220 tỉ đồng Đến năm 2030, thu hút 400.000 lượt khách, doanh thu trên 450 tỉ đồng
Trong những năm vừa qua sở Văn hóa và thể thao và du lịch đã triển khai xây dựng nhiều dự án mang quy mô lớn về văn hóa, thể thao và du lịch, sở đã tham mưu cho huyện tổ chức nhiều sự kiện lớn góp phần quảng bá hình ảnh huyện Vĩnh Linh
3.2.2 Thực trạng cơ sở vật chất cho phát triển du lịch
Hiện trạng phát triển du lịch ở huyện Vĩnh Linh đang phát triển tuy nhiên còn khá chậm Hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ đang còn khá thưa thớt Ở một số điểm du lịch khách sạn và nhà nghỉ chưa đáp ứng được hết nhu cầu mong muốn của du khách Các hệ thống cửa hàng, siêu thị, chợ đêm và các khu ẩm thực dần được mọc lên phục vụ nhu cầu của khách tham quan
Cơ sở lưu trú: hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện khá đa dạng với
42 khách sạn, nhà nghỉ, tuy vậy trong những năm gần đây do yếu tố khách quan nên lượng khách lưu trú còn thấp, vì vậy các cơ sở kinh doanh còn e ngại trong việc tái đầu tư dẫn đến chất lượng chưa cao, chưa phục vụ chuyên nghiệp
Dịch vụ vui chơi giải trí: các loại hình dịch vụ phục vụ cho hoạt động vui chơi giải trí ở địa phương còn khá hạn chế, hiện mới chỉ có 2 sân bóng nhân tạo, 4 khu vui chơi trẻ em và 33 cơ sở hát karaoke Tính đến năm 2022 trên địa bàn huyện có gần 600 cơ sở dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, ăn uống
Dịch vụ bán hàng lưu niệm: chưa được đầu tư một cách bài bản, chuyên nghiệp, chưa mang tương hiệu đặc trưng của điểm đến là du lịch huyện Vĩnh Linh Toàn huyện có 167 cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh chế biến thực phẩm, sản phẩm du lịch gồm có các loại như: củ ném Vĩnh Kim, hạt tiêu thương hiệu Vĩnh Linh, nước mắm, các loại khô thủy hải sản mang thương hiệu các cơ sở Tùng vân, Huỳnh Kế Cửa Tùng, tuy nhiên các sản phẩm này vẫn đang còn còn điệu chưa tạo được sức hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu của du khách thập phương
Bảng 3 2 Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2021- 2023
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023 Tốc độ PTBQ
Tổng số cơ sở lưu trú 39 42 42 103,77
Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vĩnh Linh
Từ bảng trên cho ta thấy là tổng số cơ sở lưu trú trong 3 năm qua tốc độ PTBQ là 103,77% Cho ta thấy qua 3 năm số lượng lưu trú đang có tăng lên và số lượng khách sạn qua các năm cũng tăng lên với tốc độ PTBQ qua 3 năm là 127,48% Với số lượng nhà nghỉ tại huyện vĩnh linh qua 3 năm cũng có số lượng tăng lên nhưng không tăng đáng kể với tốc độ phát triển bình quân là 101,60% Từ đó cho ta thấy số cơ sở lưu trú của huyện cũng có xu hướng tăng lên
3.2.3 Thực trạng nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch
Trên địa bàn huyện có gần 5.000 lao động đang trực tiếp và gián tiếp tham gia vào hoạt động du lịch Lao động ngành du lịch làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch, phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể kinh doanh lưu trú du lịch, tại các khu vực vui chơi giải trí các dịch vụ bổ sung khác
Do đặc thù tính chất nghề nghiệp nên trong cơ cấu lao động du lịch phân theo giới tính thì tỉ lệ lao động nữ luôn cao hơn lao động nam
Bảng 3 3 Nguồn nhân lực du lịch huyện Vĩnh Linh giai đoạn 2021-2023
STT Chỉ tiêu ĐVT 2021 2022 2023 TĐPTBQ
1 Tổng số lao động Người 5.329 5.511 5.637
2 Lao động đã qua đào tạo Người 2.332 2.578 2.712
Lao động chưa qua đào tạo
Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Vĩnh Linh
Qua bảng 3.3 ta thấy được tổng số lao động trên địa bàn huyện có xu hướng tăng dần theo các năm nhưng vẫn còn khá chậm, trong đó số lao động chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá cao so với số lao động đã được đào tạo bài bản
Nhìn chung, nhân lực du lịch huyện Vĩnh Linh vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành du lịch Số lao động có đào tạo chuyên ngành về du lịch còn thấp, phần lớn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn, số lao động phổ thông chiếm tỉ lệ cao Đội ngũ hướng dẫn viên phần lớn từ các trường đại học mới ra chưa có kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ còn hạn chế nên hiện nay đội ngũ này được bổ sung khá nhiều nhưng vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu đề ra Tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng còn rất nhiều hạn chế trong quy trình phục vụ khách, chuyên môn nghiệp vụ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thực tiễn là chính, do đó cưa thể đảmbảo phục vụ khách theo đúng tiêu chuẩn, đặc biệt là đối với khách quốc tế
3.2.4 Thực trạng tổ chức quản lý và quy hoạch du lịch
Quy hoạch xây dựng và phát triển các khu vực trên địa bàn huyện Vĩnh Linh phù hợp với quy hoạch sản xuất,phát triển kinh tế- xã hội , đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững
Ngày 27- 12 Phó thủ tướng kí quyết định số 1694/ QĐ- TTg phê duyện nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, đặc biệt là di tích quốc gia đặc biệt Địa đạo Vĩnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị Phạm vi quy hoạch thuộc các xã Kim Thạch, Trung Nam, Vĩnh Hòa và thị trấn Cửa Tùng Trong đó, khu vực bảo vệ I và II của di tích là 31,08 ha
Định hướng phát triển kinh tế, xã hội và du lịch huyện Vĩnh Linh
3.3.1 Định hướng phát triển kinh tế, xã hội và du lịch của tỉnh Quảng Trị a) Kinh tế
Xây dựng tỉnh Quảng Trị thành một tỉnh phát triển vững mạnh, hài hòa giữa khu vực thành thị và nông thôn, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, trở thành động lực tăng trưởng của nền kinh tế Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế Xây dựng và phát triển mạnh các mô hình kinh tế có hiệu quả cao, các sản phẩm mang thương hiệu đặc sắc của tỉnh
Quảng trị phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm ( GRDP) bình quân giai đoạn 2021- 2030 đạt 8,2% Nông nghiệp chiếm khoảng 10,5%, phi nông nghiệp chiếm khoảng 84,5% GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 là 85- 90 triệu đồng b)Xã hội
Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm từ 1- 1,5%
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 là 75-80%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ trên 33% Số lao động được tạo việc làm mới bình quân hàng năm 12.000 lao động Đến năm 2025, trường học được công nhân đạt chuẩn quốc gia, cấp mầm non 70%, cấp tiểu học 80%, cấp THCS 80%, cấp THPT 60%, trường phổ thông có nhiều cấp học 60%
100% xã, phường, thị trấn duy trì vững chắc kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập THCS Đến năm 2025, đạt tỷ lệ 11 bác sĩ/ 1 vạn dân, 35 giường bệnh/ 1 vạn dân Phấn đấu có 1 bệnh viện ngoài công lập đạt chuẩn quốc tế
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến năm 2025 là 95% Tuổi thộ trung bình đến năm 2025 là 70 tuổi
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Đầu tư hoàn thiện kết cấu cơ sở hạ tầng kĩ thuật tại các điểm du lịch, các khu du lịch nghỉ dưỡng cấp cao Phát triển du lịch lịch sử- chiến tranh cách mạng trở thành thương hiệu du lịch vì hòa bình của cả nước, xây dựng và định hình thương hiệu “ Vì hòa bình” Phát triển du lịch gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, chú trọng phát triển sản phẩm chủ lực, thương hiệu của địa phương, hướng tới thương hiệu quốc gia, phát triển hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn, chợ chuyên doanh, trung tâm thương mại, siêu thị thông minh, hiện đại, phát triển hình thức dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa Logistic gần khu vực cảng biển vùng Đông Hà- Cam Lộ Phấn đấu đưa Quảng Trị trở thành điểm trung chuyển hàng hóa của các nước trong khu vực vào năm 2030
3.3.2 Định hướng phát triển kinh tế, xã hội và du lịch của huyện Vĩnh Linh a) Kinh tế
Vĩnh Linh là huyện trọng điểm phát triển kinh tế xã hội phía bắc của tỉnh Quảng Trị , trọng tâm là các ngành kinh tế công nghiệp, du lịch, trồng cây công nghiệp và cây ăn trái trên vùng đất đỏ bazan, sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao
Chú trọng khai thác các công trình hạ tầng của tỉnh, các hành lang hạ tầng quốc gia đi xuyên qua huyện để phát triển kinh tế - xã hội Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng Đẩy mạnh công tác quốc phòng an ninh Nâng cao vị thế của huyện trong toàn tỉnh b) Xã hội Đầu tư xây dựng, nâng cấp các phòng học, phòng chức năng đảm bảo giữ vững các trường đạt chuẩn quốc gia, đồng thời duy trì và nâng chuẩn trường học ở mức 100% Nâng cấp cơ sở vật chất trường học đảm bảo tốt yêu cầu dạy học
Củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở từ huyện đến xã Tiếp tục nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trung tâm y tế huyện, đảm bảo nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏa ban đầu cho người dân
Thu hút đầu tư xây dựng nhà văn hóa và quảng trường trung tâm của c) Du lịch Đối với các di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn huyện liên kết các đơn vị, trung tâm lữ hành , trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch nhằm kết nối các điểm du lịch trên địa bàn huyện Vĩnh Linh với các khu di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt trên địa bàn huyện Vĩnh Linh và tỉnh Quảng Trị
Xây dựng sản phẩm tour du lịch đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của du khách khi đến thăm huyện Vĩnh Linh Hình thành các điểm du lịch cộng đồng sinh thái trải nghiệm và kết hợp mô hình dịch zvụ Homestay Phát huy các giá trị văn hóa, lễ hội truyền thống kết hợp phát triển du lịch, duy trì khôi phục và phát huy các hoạt động lễ hội văn hóa dân gian đặc thù nhằm phát huy văn hóa dân gian truyền thống với việc quảng bá du lịch Chủ động khôi phục và phát triển một số nghề truyền thống
3.4 Giải pháp nhằm phát triển du lịch huyện Vĩnh Linh
3.4.1 Giải pháp về quy hoạch, đầu tư
Du lịch và một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng chính vì vậy cần chú trọng đầu tư hơn nữa trong việc xây dựng quy hoạch các mạng lưới đặc biệt là hạ tầng giao thông Xây dựng phát triển đô thị vững mạnh và ngày càng giàu đẹp, bên cạnh đó khu vực nông thôn cũng cần được chú trọng đổi mới Đầu tư xây dựng các ngành nghề có liên quan để tạo tiền đề hỗ trợ cho du lịch huyện Vĩnh Linh phát triển Tập trung đầu tư, xây dựng ở các vùng du lịch trọng điểm đã được quy hoạch
Việc chú trọng đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng có liên quan phục vụ cho ngành du lịch như điện, đường, trường, trạm, các công trình có liên quan sẽ góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch và thu hút được lượng lớn du khách trong và ngoài nước Đầu tư xây dựng quy hoạch, dự án trọng điểm phát triển du lịch nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và phát triển du lịch, làm cơ sở kêu gọi các nhà đầu tư Xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển du lịch lịch sử - cách mạng, du lịch tâm linh, du lịch biển đảo, các công trình vui chơi giải trí, thể thao
Nghiên cứu, cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hỗ trợ phát triển du lịch phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của tỉnh đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch; ưu tiên mời gọi nhà đầu tư chiến lược để thực hiện vai trò dẫn dắt đối với phát triển du lịch của huyện
Tăng cường cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực du lịch
Tập trung ngân sách đầu tư đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm để kích thích các nhà đầu tư Ưu tiên xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tại các điểm, khu du lịch của huyện Vĩnh Linh
Chú trọng đầu tư các sản phẩm đặc thù của huyện, phát triển nâng cao chất lượng thăm quan các di tích lịch sử văn hóa
3.4.2 Giải pháp tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch