1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ 5 6 tuổi

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Sử Dụng Đồ Dùng, Đồ Chơi Nhằm Phát Huy Tính Sáng Tạo Của Trẻ 5 - 6 Tuổi
Tác giả Tác giả
Trường học Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Huyện Ba Vì
Chuyên ngành Giáo Dục Mầm Non
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2016-2017
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 8,07 MB

Nội dung

Từ những lí do trên, năm học này tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp sử dụng đồ dùng,đồ chơi nhằm phát huy tính sáng tạo ở trẻ mầm non 5-6Tuổi” làm đề tài của năm học 2016-2017 2.Mục đíc

Trang 2

Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài:

Đối với trẻ mầm non đồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, vì thông qua tròchơi trẻ học mà chơi,chơi mà học Để phát huy được tính sáng tạo của trẻđòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng,đồ chơi phùhợp với nội dung bài dạy,phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạtđộng

Từ những lí do trên, năm học này tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp

sử dụng đồ dùng,đồ chơi nhằm phát huy tính sáng tạo ở trẻ mầm non 5-6Tuổi” làm đề tài của năm học 2016-2017

2.Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về: “ Một số biện pháp sử dụng đồ dùng,đồ chơi nhằm pháthuy tính sáng tạo ở trẻ mầm non 5-6 Tuổi” nhằm giúp trẻ phát triển toàndiện, tìm ra biện pháp để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ

3.Đối tượng nghiên cứu:

“Một số biện pháp sử dụng đồ dùng,đồ chơi nhằm phát huy tính sángtạo ở trẻ mầm non 5-6 Tuổi”

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:

Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Số trẻ nghiên cứu là 33 trẻ

5.phương pháp nghiên cứu:

a.Nhóm thu thập xử lý thông tin lý thuyết

Tìm tài liệu

Phân tích tổng quát hoá cơ sở lý luận

Trang 3

Phương pháp tuyên truyền

6 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:

Đề tài thực hiện và áp dụng tại trường mầm non nơi tôi công tác

Thời gian từ tháng 9/2016 đến tháng 5/2017

Trang 4

Phần thứ hai: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN

ĐỀ

1 Cơ sở lý luận:

Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non làphát triển tất cả khả năng của trẻ phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu vềnhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giaiđoạn tiếp theo, vì thế giáo dục mầm non hiện nay đó và đang tiếp tục tìm ranhững phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi là chủđạo

Thông qua hoạt động vui chơi, học tập, hoạt động góc còn giúp trẻ hiểuđược nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện được Còn giúptrẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng Khi chơixong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ.Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và

có ý thức giữ gin đồ chơi, cất dọn đúng nơi quy định

Giờ chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp cái xấu của nội dung tròchơi, giúp trẻ phát triển óc thầm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cáiđẹp Thông qua các hoạt động hàng ngày ở trường mầm non dần dần giúp trẻhình thành thói quen, hành vi văn minh trong giao tiếp, thông qua việc chơigiúp trẻ phát huy được tính sáng tạo của trẻ

2.Khảo sát thực trạng:

*Khảo sát thực tế:

33 cháu, lớp 5 tuổi- Trường Mầm non nơi tôi công tác

a.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện:

Đầu năm học tôi tiến hành khảo sát thực tế về các hoạt động vui chơi,

Trang 5

được tính hiệu quả của đồ dùng đó trong từng hoạt động để linh hoạt bổsung, hoàn chỉnh.

* Khó khăn

Trường Mầm non nơi tôi công tác là trường chuẩn quốc gia mức độ 1,đơn vị văn hóa vì thế đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học đã được cấpphát khá phong phú Tuy nhiên nếu thống kê theo danh mục đồ dùng đồchơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non chuẩn đồ dùngcủa ngành học Mầm non thì vẫn chưa đủ

Do đó tôi nhận thức được sự cần thiết của đồ dùng học tập trong mọihoạt động của trẻ, trong đó giáo viên phải là người huớng dẫn, đưa đồdùng,đồ chơi đúng nơi, đúng lúc, sáng tạo để trẻ được thoả mãn nhu cầu vuichơi và phát huy hết khả năng sáng tạo của trẻ

2 Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài:

Khắc sâu biểu tượng về

đối tượng tìm hiểu 4/33 12,2%

3.Những biện pháp thực hiện:

3.1: Trang trí môi trường lớp học

3.2: Làm và sử dụng đồ dùng tự tạo phù hợp với các hoạt động của lớp.

3.3:Tuyên truyền để phụ huynh cùng hưởng ứng

3.4 Quản lý đồ dùng và trao đổi đồ dùng giữa các lớp.

4.Biện pháp thực hiện:

4.1.Trang trí môi trường lớp học:

Tôi luôn chú ý trang trí lớp học đúng chủ đề,phù hợp,gọn gàng,sạchđẹp.Chú ý tận dụng hiệu quả môi trường lớp học cũng như các đồ dùng khác

Trang 6

trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ Ví dụ: Trong lớp học, tôi thường tậndụng các khung cửa, cửa sổ, cạnh góc tường để làm khung rối, hoặc tạo cáctình huống gợi mở vấn đề cho trẻ hoạt động; Sử dụng thùng chứa nước lọc

để tổ chức các thì nghiệm về nước như “Nước chảy đi đâu?”, sự bốc hơi củanước,…; Sử dụng khăn cho trẻ làm búp bê; Ngoài ra, tôi còn sử dụng giácốc, giá dép vào các hoạt động khám phá của trẻ như các hoạt động tìm hiểu,phân loại các nhóm thực phẩm, đồ dùng gia đình, quá trình phát triển của

cây,…

Trang 9

Khi tổ chức hoạt động, tôi thường tận dụng tối đa không gian lớp để trẻđược hoạt động thoải mái, với từng nội dung hoạt động, tôi thường định hình

Trang 10

trước khoảng không gian cần cho trẻ hoạt động, bố trí các đồ dùng tạo chotrẻ sự thuận lợi trong hoạt động.

4.2 Làm và sử dụng đồ dùng tự tạo đối với các hoạt động của lớp:

Muốn sử dụng đồ dùng tự tạo hiệu quả thì phải tính toán ngay từ khâuchuẩn bị làm đồ dùng đó để tranh lãng phí thời gian và công sức Tôi thườnglàm những đồ dùng, đồ chơi mà thật sự lớp không có hoặc không thay thếđược Đồ chơi được làm cũng tính nhiều đến tính hiệu quả, tần suất sử dụng

đồ dùng để tránh lãng phí thời gian và công sức Một đồ dùng tôi làm ra cóthể phục vụ được nhiều hoạt động

Khi bắt tay vào làm đồ dùng, tôi thường chú ý đến tính sư phạm, tính

mỹ thuật,tính kinh tế, tính sáng tạo của đồ dùng.

Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vậtliệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton xốp, đĩa video

cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựngcơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ,

… tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn về tính mạng, khônggây độc hại, không sắc nhọn,không nặng nề đối với trẻ Từ những nguyênvật liệu trên tôi làm ra rất nhiều đồ chơi ở các góc cho trẻ

Ví dụ: Tôi dùng đĩa video cũ cắt hình rẽ quạt, hình thoi,dùng bình nhựalàm ra một số đồ dùng trong gia đình như: Nồi cơm điện dùng con ốc gạoxếp hình ngôi nhà, Giấy bìa báo vò thành từng nắm nhỏ đắp núi, vỏ con traitrai gắn lại xếp thành hình con cá,con cua để trẻ hoạt động góc…

Trang 12

Ví dụ: Sự kiện Tết – Mùa xuân thì cô giáo cần chuẩn bị đồ dùng như:

Lon nước yến, hộp giấy hình vuông, lá chuối, cành cây khô, giấy màu, hồdán, tranh ảnh về ngày tết, bài hát, bài thơ về mùa xuân, … khi trẻ chơi ở cácgóc trẻ có đủ đồ dùng để thực hiện một số nội dung như: dán hoa ngày tết,hát múa về ngày tết, mùa xuân, xem tranh ảnh về ngày tết, mùa xuân; Tậndụng khối xốp để làm bánh sinh nhật để tổ chức sinh nhật cho những trẻ cóngày sinh trong mùa xuân; Tận dụng những cái quạt hư đem dán giấy lại đểlàm quạt cho những lúc chơi đóng kịch, cũng từ những chiếc quạt đó tôi có

thể hát múa sử dụng bằng quạt trong giờ hoạt động chung trẻ rất thích

Từ những nội dung đó, nhằm hỗ trợ cho giờ hoạt động chung giúp trẻsáng tạo hơn trong việc thực hiện một số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiếnthức hơn

Sử dụng những những chai nước ngọt đã dùng để trẻ có thể thao tác,chơi rất nhiều hoạt động khác nhau như xếp hàng rào, xếp sân khấu, chơibowling, chơi bán hàng,…

Trang 13

Tôi luôn chú trọng cho trẻ chơi các trò chơi dân gian, truyền thống từnhững đồ chơi sẵn có trong thiên nhiên hoặc làm các đồ chơi truyền thốngnhư chơi nhảy lò cò, làm tò he bằng đất nặn, làm con trâu bằng lá mít, làmkèn,… Các hoạt động này không mất của tôi nhiều thời gian, công sức đểchuẩn bị đồ chơi nhưng mang đến hiệu quả giáo dục, phát triển rất tốt chotrẻ.

Từ những nguyên vật liệu nguyên sơ, dễ tìm đó, tôi tạo ra những đồchơi khác nhau dựa trên những ý tưởng từ các ý tưởng từ các gameshowtruyền hình.Tôi làm những đồ chơi đơn giản, tạo hình ngoài tiết học, đó lànhững đồ dùng tôi đã thực hiện như: Lọ hoa, tranh sáng tạo, búp bê, chiếchộp nhiều ngăn, đồng hồ số, các hình hình học,… Với những đồ dùng nàytôi chỉ cần chuẩn bị các hộp sữa to xin ở các quán tạp hóa, vòng bánh sinhnhật, muỗng sữa chua, đĩa CD, lon bia, gáo dừa, quả cau già, nhánh cây khô,

vỏ bút chì sau khi gọt vỏ,… Và với những đồ chơi này, trẻ đã chơi được rấtlâu, sử dụng được tất cả trong những hoạt động làm quen môi trường xungquanh, làm quen với toán,…

Với những đồ chơi tự tạo trẻ có thể sử dụng vào nhiều hoạt động chơi

theo ý thích của trẻ Thông qua những đồ chơi đó trẻ được tự mình tìm tòikhám phá và phát huy khả năng sáng tạo của trẻ

4.3 Tuyên truyền để phụ huynh cùng hưởng ứng :

Trang 14

Đầu tiên là việc tuyên truyền đến phụ huynh về ý nghĩa của các đồ chơigắn với trò chơi dân gian, gần gũi, sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có, rẻtiền

Đồ chơi, trò chơi truyền thống chính là một phần của văn hoá dân tộc

Từ việc giáo dục cho trẻ hiểu biết về bản sắc văn hoá dân tộc qua đồ chơi,trò chơi dân gian Việt Nam, những đồ chơi, trò chơi dân gian được phục hồi

sẽ giúp cho trẻ có cơ hội được tiếp cận với văn hoá cổ truyền và có thêm đồchơi, trò chơi, thêm niềm vui từ khả năng kinh tế còn hạn hẹp của cha mẹ.Với các trò chơi như thả diều, thổi sáo, đu tiên, ném còn, pháo đất, đèn trời,chọi gà, chọi chim, đánh quay, đánh đáo, chơi ô ăn quan, nhảy dây, đá cầuv.v không cần những đồ chơi tốn kém mà chỉ tận dụng những vật liệu sẵn

có, và tốn rất ít công sức là có thể làm được một đồ chơi rất vui cho trẻ,những đồ chơi cho các trò chơi này trẻ cũng có thể tự chuẩn bị được

Bên cạnh việc tuyên tuyền về đồ chơi, trò chơi truyền thông, đồ chơi tựtạo là loại đồ chơi làm bằng nguyên vật liệu đơn giản, dư thừa mà ở bất cứđâu cũng có Thông qua hoạt động chơi với các đồ chơi tự tạo giúp các em

tự mình sáng tạo trong quá trình học mà chơi, chơi mà học

Với việc trò chuyện với trẻ về các nguyên vật liệu làm ra đồ dùng đồchơi và cách làm ra đồ dùng đồ chơi đó, trẻ đã trờ thành một tuyên truyềnviên tích cực cho việc tuyên truyền đến phụ huynh về các đồ dùng đồ chơi

có tính chất giáo dục phù hợp với trẻ Từ đó, phụ huynh tích cực hơn trongviệc hỗ trợ các nguyên vật liệu phế thải, và nguồn nguyên vật liệu này rất

Trang 15

phong phú, có nhiều vật liệu là phế thải từ đặc thù ngành nghề của phụ

huynh

Tôi thường trưng bày đồ dùng, đồ chơi mình đã làm được ở những nơiphụ huynh dễ nhìn thấy, tôi giải thích với phụ huynh về cách làm đồ dùng, ýnghĩa của đồ dùng như: đồ dùng tự tạo sẽ an toàn hơn, vệ sinh hơn các đồdùng đồ chơi trôi nổi, không rõ nguồn gốc như hiện nay, mặt khác đồ dùng

đồ chơi tự làm có tác dụng giáo dục trẻ mang tính tích cực hơn, đồng thờigóp phần bảo vệ môi trường, phát triển tính sáng tạo của trẻ

4.4 Quản lý đồ dùng và trao đổi đồ dùng giữa các lớp.

Với những đồ dùng được cấp phát cũng như tự tạo tôi làm được cũngnhư phụ huynh hỗ trợ, tôi đều cập nhật đầy đủ vào sổ tài sản của lớp, có ghichú rõ ràng

Các lớp trong tổ khi cần đồ dùng nào sẽ mượn đồ dùng đó, có ký mượn,

ký trả rõ ràng Hoạt động này đã giúp các lớp trong tổ tôi thuận lợi hơn trongviệc quản lý và làm đồ dùng

Việc mượn, trả đồ dùng được thực hiện nghiêm túc, nhiệt tình Các lớpđảm bảo mượn và trả đúng đồ dùng, đúng thời gian quy định, không làmhỏng hay tổn thất đồ dùng

Đối với các đồ dùng còn thiếu để phục vụ cho chủ đề, tôi vận động cácgiáo viên trong tổ sẽ cùng nhau phối hợp, sưu tầm thêm đồ dùng phục vụcho chủ đề, đề tài đó Khi chọn tranh ảnh, vật thật, tài liệu phục vụ cho chủ

đề, đề tài chú ý đến tính điển hình, phản ánh trung thực và chính xác, đảm

Trang 16

bảo tính khoa học, tính sư phạm và tính mỹ thuật để không mất thời gian vàcông sức sưu tầm đồ dùng.

5.Kết quả thực hiện:

a.Kết quả đạt được:

Qua việc ứng dụng thực tiễn trong công tác, qua các hoạt động học,hoạtđộng góc và hoạt động ngoài trời trẻ rất hứng thú học Được trải nghiệmnhiều hơn,phát huy tính tích cực sáng tạo ở trẻ

Bản thân hoàn thành nhiều đồ dùng đảm bảo các tiêu chí của đồ dùng,

đồ chơi, sử dụng hiệu quả, chất lượng cũng như trao đổi cùng đồng nghiệp

để rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu

Việc chuẩn bị đồ dùng cho hoạt động không còn là gánh nặng hay áplực lớn cho tôi

Đối với kết quả trên trẻ:

Trẻ hứng thú, tích cực hơn và nhớ lâu hơn

Trẻ dần thích chơi các đồ chơi ở lớp hơn các đồ chơi bên ngoài nhưsúng, gươm, siêu nhân,…

Trẻ có những sáng tạo rõ nét với các đồ dùng, đồ chơi, cách chơi, cóthể tự tạo nhiều đồ chơi cho mình từ các nguyên vật liệu và đồ chơi ở lớp.Trẻ thể hiện vai chơi và sử dụng đồ chơi rất sáng tạo Ví dụ như đối với

“tiền” ở góc phân vai, trẻ phân loại “tiền” từ tờ lịch là “tiền đôla”, tiền từ cácthẻ số là “tiền Việt Nam”, hay việc trả giá, kỳ kèo; đóng giả là người ViệtNam hay người nước ngoài, thể hiện cử chỉ, điệu bộ rất dễ thương, sáng tạo

Trang 17

Số trẻ hứng thú ,tích cực hơn: tăng lên 70%

Thể hiện vai chơi tốt: tăng 78 %

Trẻ có kỹ năng tốt: tăng lên 72 %

Trẻ có sự sáng tạo, đề xuất ý kiến trong quá trình hoạt động: tăng 74%.Trẻ khấc sâu biểu tượng về đối tượng tìm hiểu: tăng 85 %

Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

để trẻ được thao tác, được hoạt động nhiều trên đồ dùng, đồ chơi, nghĩ ra cáccách chơi khác nhau với đồ dùng, đồ chơi đó chứ không phải là cầm lênquan sát rồi đặt vào vị trí

Khi chuẩn bị đồ dùng, ngoài yếu tố thẩm mỹ còn cần chú ý nhiều đếncông năng sử dụng đồ dùng, hạn chế làm những đồ dùng chỉ có thể phục vụcho một hay hai hoạt động nhất định rồi không dùng đến nữa Lúc này cầnnghĩ đến đồ dùng thay thế để không phải mất công làm đồ dùng

Giáo viên cần có tinh thần học hỏi, trau dồi kinh nghiệm về việc sửdụng đồ dùng giữa các lớp, các trường

Trang 18

Cần phối hợp thường xuyên và liên tục giữa gia đình và nhà trườngtrong việc quan tâm chăm sóc trẻ.

Qua đề tài vừa áp dụng tại nơi tôi công tác, tôi nhận thấy là một giáoviên mầm non thì đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực đềcao lương tâm và nhân cách nhà giáo, lòng nhân ái tận tụy thương yêu trẻthể hiện ở tinh thần học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn để tìm ra những biệnpháp chăm sóc giáo dục trẻ một cách toàn diện

đó có sự tham gia của phụ huynh, triển lãm và khuyến khích tinh thần hỗ trợlàm đồ dùng đồ chơi của phụ huynh, trong đó có hoạt động thực tế bằng việccho trẻ tham quan, vui chơi với những đồ chơi triển lãm đó

Muốn trẻ phát huy được khả năng sáng tạo thì trước hết cần phải có đồdùng đồ chơi phù hợp, đồ dùng có bao gồm cả đồ dùng đồ chơi cấp phát và

tự tạo Vì vậy mong rằng nghành giáo dục thường xuyên mở thêm nhiềuphong trào , cuộc thi về làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi để cho giáo viên vàhọc sinh được tham gia

Nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiện hơn nữa đầu tư cơ sởvật chất cho các nhóm lớp, để trẻ được tham gia vào các hoạt động tìm tòikhám phá nhiều hơn

Nhà trường chăm lo bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn cho giáo viên,

để họ có tay nghề cao trong công tác, chất lượng dạy học đạt hiệu quả hơn.Trên đây là một số biện pháp của tôi khi thực hiện đề tài: “Một số biệnpháp sử dụng đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy tính sáng tạo của trẻ” áp dụng

Trang 19

Xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Ba vì, ngày tháng năm 2017

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,

không sao chép nội dung của người khác

Trang 21

Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ

Ngày…… tháng…….năm 2017 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN

Ngày……tháng… năm 2017

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Ngày đăng: 29/07/2024, 18:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w