Văn học, nghệ thuật là con đường ngắn nhất đưa ta tới một đất nước nào đó. Và tìm hiểu thơ haiku - gương mặt tinh thần của người Nhật Bản – ví như chúng ta bước qua cánh cổng torii để đến với nền văn hóa đặc sắc đậm màu sắc phương Đông huyền bí này. Người ta thường nói muốn tìm hiểu về tâm hồn người Nhật hãy tìm đến thơ haiku bởi nó phản ánh rõ nét trạng thái tinh thần người dân xứ Phù Tang. Đó là tâm hồn yêu thích thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên để đi tìm vẻ đẹp thuần khiết và và giải thoát tâm linh. Người Nhật yêu cái đẹp của thiên nhiên đến độ biến sở thích thành tín ngưỡng như hoa đạo, trà đạo… Thơ haiku thấm đẫm tinh thần Thiền tông - nhìn con người vạn vật trong mối tương quan. Thơ haiku là thứ thơ thuần khiết cảm xúc vừa bình dị, tinh tế vừa tạo sự liên tưởng sâu xa, chính vì thế người ta nói rằng đọc thơ haiku phải mở mắt mà nhìn, lắng tai mà nghe, trải lòng mà nhận biết. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin gợi ý thêm về cách hiểu hai bài thơ haiku tiêu biểu của Basho - người khai sinh ra thể thơ haiku, người được coi là “biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử thơ ca Nhật Bản” (nhà phê bình, nhà văn Noguchi
Trang 1Đi tìm vẻ đẹp văn chương
VỀ 2 BÀI THƠ HAIKU CỦA BASHO
Văn học, nghệ thuật là con đường ngắn nhất đưa ta tới một đất nước nào đó Và tìm hiểu thơ haiku - gương mặt tinh thần của người Nhật Bản –
ví như chúng ta bước qua cánh cổng torii để đến với nền văn hóa đặc sắc đậm màu sắc phương Đông huyền bí này
Người ta thường nói muốn tìm hiểu về tâm hồn người Nhật hãy tìm đến thơ haiku bởi nó phản ánh rõ nét trạng thái tinh thần người dân xứ Phù Tang Đó là tâm hồn yêu thích thiên nhiên, hòa nhập với thiên nhiên
để đi tìm vẻ đẹp thuần khiết và và giải thoát tâm linh Người Nhật yêu cái đẹp của thiên nhiên đến độ biến sở thích thành tín ngưỡng như hoa đạo, trà đạo…
Thơ haiku thấm đẫm tinh thần Thiền tông - nhìn con người vạn vật trong mối tương quan Thơ haiku là thứ thơ thuần khiết cảm xúc vừa bình dị, tinh tế vừa tạo sự liên tưởng sâu xa, chính vì thế người ta nói rằng đọc thơ haiku phải mở mắt mà nhìn, lắng tai mà nghe, trải lòng mà nhận biết Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin gợi ý thêm về cách hiểu hai bài thơ haiku tiêu biểu của Basho - người khai sinh ra thể thơ haiku, người được coi là “biến cố vĩ đại nhất trong lịch sử thơ ca Nhật Bản” (nhà phê bình, nhà văn Noguchi)
1 “Lệ trào nóng hổi
tan trên tay tóc mẹ
làn sương thu”
Muốn hiểu rõ về 1 bài thơ haiku, trước tiên người đọc cần tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nó Bài thơ này được sáng tác sau một thời gian dài
xa cách, Basho trở về thăm mẹ thì mới hay tin mẹ đã mất, chỉ còn lại di vật của mẹ là mớ tóc bạc Chính vì lẽ đó, mỗi con chữ của bài thơ như
được chắt ra từ những giọt nước mắt của Basho - đứa con sau bao năm lên
thác xuống ghềnh, phiêu du khắp mọi nẻo đường mới chợt nhận ra cái bến
bờ bình yên nhất là người mẹ mà nay đã không còn nữa Tất cả những gì thuộc về mẹ chỉ còn lại là mớ tóc bạc, màu bạc - màu sương gió, màu thời
Trang 2gian, màu của những khó nhọc đời người Đó là màu của đợi chờ mòn mỏi đứa con thân yêu chưa trở về
Người Nhật thường nghĩ tóc chính là nơi trú ngụ của linh hồn vì thế khi giọt lệ nóng hổi đầy xót thương, đau đớn và cả niềm ân hận của đứa con kia rơi xuống thì dường như lúc này nỗi niềm u uẩn, đợi chờ của người
mẹ được hóa giải và làn tóc kia tan vào trong sương thu đất trời để trở về với cõi vĩnh hằng Sự bao dung thứ tha của người mẹ đã làm cho những giọt nước mắt hay những giọt sương bay lên Đó cũng là khoảnh khắc cực
tả tình mẹ con thiêng liêng, tha thiết, là giây phút gặp gỡ của thế giới tâm linh con người
Chẳng biết sương thu hay nước mắt đọng trên mái tóc nhuộm màu sương gió của mẹ hay nước mắt con như sương mùa thu, hay cuộc đời như sương thu tan trong nắng gió cuộc đời Chẳng biết nữa, tất cả đều hư ảo, mơ hồ Chỉ biết trong thiên nhiên đất trời có mẹ, mẹ mênh mông bao la như thiên nhiên đất trời trong lòng nhà thơ Thơ haiku là vậy, những khoảng trống mênh mông, hoang hoải đằng sau vài con chữ ngắn ngủi như một nhận định “Thơ haiku đi từ những sự vật nhỏ bé, bình thường để dẫn người đọc
đi vào một cõi mênh mông, bát ngát không hình tượng.”
Khoảnh khắc cực tả nỗi đau mất mẹ ấy khiến tâm thức chúng ta cũng chợt bừng ngộ Phải chăng cuộc đời con người thật ngắn ngủi, mong manh, hữu hạn trước cái vĩnh hằng, vô thường của vũ trụ này? Và con người là một phần của vũ trụ, con người có mối tương giao, hòa nhập với thế giới tự nhiên như Trang Tử nói “ta với trời đất cùng sinh ra”
2 Nếu ở bài thơ trên cho ta thấy chiều sâu tình cảm, tâm hồn Basho nói riêng và người dân Nhật Bản nói chung thì ở văn bản tiếp theo này người đọc sẽ được cảm nhận triết lí sống của người dân xứ Phù Tang, có thể nói bài thơ này mang màu sắc văn hóa Nhật Bản hơn cả
“Từ bốn phương trời xa
Cánh hoa đào lả tả
Gợn sóng hồ Bi-oa?
Nhật Bản còn được gọi với cái tên xứ sở hoa anh đào bởi lẽ cây hoa anh đào mọc trên khắp đất nước Nhật Bản từ Bắc xuống Nam, những cánh hoa thoắt nở thoắt tàn được người Nhật yêu thích Hoa đào vốn tượng trưng
Trang 3cho vẻ đẹp của vũ trụ theo quan niệm của người Nhật và nó phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp, sống chết đều quyết liệt của dân tộc họ
Trước hết xét trên khía cạnh thuần chữ nghĩa, ta thấy bài thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên với vẻ đẹp nguyên sơ, dung dị, Basho đã ghi lại một khoảnh khắc của thiên nhiên như bao đời nay nó vẫn như thế: những cánh hoa đào theo gió từ bốn phương rụng xuống làm gợn sóng mặt hồ Ở tầng nghĩa thứ hai, gắn với đặc trưng thơ haiku, người đọc sẽ dần cảm nhận ý nghĩa triết lí đằng sau đó Như một biểu tượng, hoa anh đào nở rộ gợi về vẻ đẹp tuổi xuân, tuổi trẻ Nhưng cái đẹp thường mỏng manh, ngắn ngủi vô cùng Điều này thực ra cũng xuất phát từ văn hóa của người Nhật, người Nhật yêu cái đẹp trong từng khoảnh khắc chứ không hướng đến cái đẹp trường tồn, vĩnh cửu Hình ảnh hoa anh đào rụng làm gợn mặt hồ còn hàm chứa cái nhìn của người Nhật đối với vạn vật: thế giới tự nhiên dù nhỏ
bé cũng có mối liên hệ tương giao, chuyển hóa lẫn nhau
Đặc biệt trong hình ảnh đơn sơ ấy còn chất chứa triết lí: nước vốn là biểu tượng của sự sống, ngọn nguồn của sự sống vì thế ở đây còn có thể hiểu cánh hoa anh đào rụng xuống, chết đi để trở về, trở về để bắt đầu một đời sống khác… và hành trình của hoa cũng chính là hành trình con đường sâu thẳm kiếm tìm ý nghĩa đích thực của đời sống trong thiên nhiên đất trời Vì một lẽ tất nhiên tất cả sự sống trong vũ trụ này cuối cùng đều trở về với thiên nhiên vô thường
“Một bài thơ haiku hay là bài thơ làm sống lại những gì chôn sâu trong kí ức và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc”(Tôn Quang Minh) Có phải vì thế
mà người dân Nhật tự hào rằng thể thơ haiku đã được độc giả khắp nơi trên thế giới đón nhận như một cách đến gần với văn hóa xứ Phù Tang hơn nữa
Trần Phương Thanh