LỜI MỞ ĐẦUSự bùng phát của đại dịch COVID-19 và công cuộc đối phó diễn ra song hành với mộtđại dịch thông tin ở quy mô chưa từng có: đó là sự tràn lan của các thông tin liên quan –một số
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và Thể Chất
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ HK2 - NĂM HỌC 2022-2023
Môn học : GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH 2
Đề tài ĐẢNG VIỆT TÂN VÀ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT TRONG ĐẠI
DỊCH COVID 19 Giảng viên phụ trách VÕ TRẦN PHƯỚC NGUYÊN :
Trang 2Phạm Viết Thanh Trang 22692511
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN I: THÔNG TIN SAI SỰ THẬT TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19
7
1.1 Khái quát diễễn biễến s vi c ự ệ 7
1.2 Nhận định của bản thân về covid 19 9
1.2.1 Tính chất về tin giả Covid 19 9
1.2.2 Mức độ nghiêm trọng của tin giả về Covid 19 10
1.2.3 Ảnh hưởng của việc tung tin sai sự thật trong đại dịch covid 19: 11
1.3 Đưa ra lời khuyên cho mọi người 16
PHẦN II: ĐẢNG VIỆT TÂN 17
2.1 Khái quát diễn biến sự việc 17
2.1.1 Kế hoạch ngông cuồng 18
2.1.2 Khủng bố “phiên bản 2.0” 19
2.1.3 Hoạt động Tại Việt Nam 20
2.1.4 Tại Mỹ và các nước khác 21
2.1.5 Những mâu thuẫn nội bộ 22
2.1.6 Mục đích 22
2.2 Tính chất, mức độ nguy hiểm, ảnh hưởng của sự việc này đối với dư luận và bản thân em?.22 2.2.1 Tính chất của Đảng Việt Tân 22
2.2.2 Mức độ nghiêm trọng của sự việc: 23
2.2.3 Ảnh hưởng của sự việc này đối với dư luận và bản thân các em: 24
2.3 Đưa ra lời khuyên cho mọi người từ sự việc trên 24
2.4 Kết luận 26
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tiểu luận, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ từ
cô Trước tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên bộ mônquốc phòng an ninh – cô Võ Trần Phước Nguyên đã giảng dạy và truyền đạt nhiều kiếnthức bổ ích và luôn quan tâm tận tình chỉ bảo để chúng em có thể hoàn thành tiểu luậncủa mình
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trongbài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, góp
ý chân thành từ Cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 04 năm 2023
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 và công cuộc đối phó diễn ra song hành với mộtđại dịch thông tin ở quy mô chưa từng có: đó là sự tràn lan của các thông tin liên quan –một số đúng sự thật, đa phần thì không – khiến người dân khó tìm được những nguồn tintin cậy và chỉ dẫn chính xác khi cần Đại dịch thông tin chỉ sự gia tăng với số lượng lớnnhững thông tin liên quan đến một chủ đề cụ thể và có thể có mức tăng đột biến trongmột khoảng thời gian ngắn trong thời gian diễn ra sự kiện, chẳng hạn như trong tình hìnhdịch bệnh hiện tại Trong bối cảnh này, thông tin sai sự thật và các tin đồn xuất hiện phổbiến, cùng với đó là hành vi thao túng, bóp méo thông tin nhằm chủ đích không ai biếttrước Trong thời đại thông tin, hiện tượng này càng được nhân rộng thông qua các trangmạng xã hội, phát tán và lan truyền thậm chí còn nhanh hơn cả virus
Thông tin sai sự thật trong bối cảnh đại dịch có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe conngười Nhiều câu chuyện giả hoặc sai sự thật được thêu dệt và chia sẻ mà không hề có cơ
sở hay được kiểm chứng Phần lớn thông tin sai sự thật này được dựa trên thuyết âmmưu, một số còn được lồng ghép vào những thông tin chính thống Thông tin giả mạo vàsai lệch đã được lan tỏa trên khắp các khía cạnh của dịch bệnh: quá trình khởi phát củavirus, nguyên nhân, cách điều trị và cơ chế lây nhiễm Thông tin sai sự thật có thể đượclan truyền và tiếp thu rất nhanh, làm thay đổi hành vi của con người, và có thể khiến nạnnhân chịu phải rủi ro lớn hơn Tất cả những điều này làm cho đại dịch trở nên nghiêmtrọng hơn, gây tổn hại tới nhiều người hơn và hủy hoại nỗ lực duy trì hệ thống y tế toàncầu
Khả năng kết nối Internet trên toàn cầu thông qua điện thoại di động, cũng như mạng xãhội, đã tạo ra cơ hội sản xuất nội dung đột biến cũng như các hình thức tiếp nhận thôngtin dễ dàng, tạo thành nền tàng cho đại dịch thông tin Nói cách khác, tình huống màchúng ta đang đối mặt là có rất nhiều thông tin được tạo ra và chia sẻ tới khắp các ngõngách trên thế giới, tiếp cận hàng tỷ người Có bao nhiêu trong số đó là thông tin chínhxác? Rất ít!
Vì sao đại dịch thông tin khiến Covid-19 trầm trọng hơn?
Trang 6Gây khó khăn cho người dân, các nhà quyết sách và các nhân viên y tế trong việc tìmđược những nguồn tin tin cậy và chỉ dẫn chính xác khi cần Đó có thể là các nguồn từ ứngdụng, tổ chức khoa học, trang web, blog, nhân vật có tầm ảnh hưởng và vân vân.Khiến người dân cảm thấy lo lắng, phiền muộn, ngợp thông tin, suy kiệt cảm xúc vàkhông thể đáp ứng những nhu cầu quan trọng.
Ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định khi cần đưa ra câu trả lời ngay và không có đủ thờigian phân tích bằng chứng kỹ lưỡng
Không có sự kiểm chứng đối với những gì được đăng tải, và đôi khi là đối với những gìđược sử dụng để làm căn cứ hành động và ra quyết định
Bất kỳ ai cũng có thể viết hoặc đăng tải bất kỳ nội dung nào lên web (podcast, bài viết,v.v.) nhất là trên các kênh mạng xã hội (tài khoản cá nhân hoặc tổ chức)
Do đó nhóm em lựa chọn chủ đề THÔNG TIN SAI SỰ THẬT TRONG ĐẠI DỊCHCOVID 19 để giúp người dân hiểu về dịch covid 19, và định hướng người dân tìm cáctrang mạng chính thống để đọc như báo thanh niên, VTV 3… Trước khi đọc 1 trang nào
đó thì phải xem xét tin đó có đúng sự thật chưa, trước khi lan truyền cho người mọi ngườixung quanh
Trang 7PHẦN I: THÔNG TIN SAI SỰ THẬT TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19
1.1 Khái quát diễn biến sự việc
Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đãchủ động, tích cực triển khai có hiệu quả hàng loạt biện pháp phòng, chống dịch Trongcuộc chiến với dịch COVID-19, nhiều thông tin chính xác, tích cực đã góp phần nhân lênquyết tâm chống dịch, lan tỏa những thông điệp nhân văn, tăng cường sức mạnh của khốiđại đoàn kết toàn dân tộc cùng chung sức, đồng lòng phòng, chống dịch COVID-19.Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít tin giả, tin sai sự thật liên quan đến dịchCOVID-19 được lan truyền một cách cố ý, nhất là trên không gian mạng Thời gian gầnđây, trong khi dịch COVID-19 liên tục có những diễn biến phức tạp, khó lường, thì trênkhông gian mạng, tình trạng phát tán tin giả, sai sự thật về tình hình dịch bệnh và côngtác phòng, chống dịch COVID-19 lại có dấu hiệu gia tăng Vấn nạn tin giả trên các trangmạng xã hội trở nên nhức nhối và gây bức xúc cho người dân Đặc biệt là từ khi ViệtNam có các ca mắc Covid-19 và khi cả nước đang gồng mình chống dịch, tập trung tối đanguồn lực, sức người, sức của cho cuộc chiến với Covid-19 thì những thông tin về tìnhhình dịch bệnh Covid-19 bị một số đối tượng đăng tải sai sự thật Hầu hết những thôngtin này được chia sẻ trên mạng xã hội có tác động tiêu cực vô cùng lớn, ảnh hưởng đếnhiệu quả của công tác phòng chống dịch của cơ quan chức năng
Tin giả (fake news) có thể được hiểu là những thông tin không chính xác, chưa đượckiểm chứng, kiểm duyệt, xuất hiện sai lệch về nội dung, được phát tán trên Internet vàcác phương tiện truyền thông Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là các mạng
xã hội như Zalo, Facebook,
YouTube , đã trở thành
mảnh đất màu mỡ để tin giả
xuất hiện và lan truyền Tin
giả nói chung, tin giả liên
Trang 8mất ổn định xã hội; hạn chế hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch của các địa phương vàcác lực lượng chức năng.
Chỉ trong năm 2020, cơ quan chức năng đã xác định khoảng 100 hội nhóm trên mạng xãhội Facebook, 14.000 chuyên trang Facebook; hơn 80 kênh YouTube chống phá với tầnsuất cao, khoảng trên 54.000 video vi phạm thường xuyên tán phát tin giả có ảnh hưởngtới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội Trong đó, xử phạt hành chính hơn 1.000 đốitượng có hoạt động đăng tải thông tin chưa chính xác về dịch COVID-19
Trong thời điểm bệnh dịch, rất nhiều thông tin phỏng đoán về diễn biến dịch, số canhiễm, số ca tử vong trên địa bàn gia tăng đáng kể Ngay từ khi đợt dịch đầu tiên bùngphát ở nước ta, trên mạng xã hội đã tràn lan những “thuyết âm mưu” về nguồn gốc dịch,
có người cho rằng đó là một loại vũ khí sinh học của nước ngoài, hay là sự trừng phạt củathần linh, là dấu hiệu tận thế,… Các thông tin đó không chỉ gây tâm lí bất an, lo sợ cho xãhội, làm suy giảm tinh thần chống dịch Ngoài ra hưởng ứng những lời kêu gọi tích trữlương thực từ các tài khoản mạng, người dân đổ xô đi mua sắm, làm khan hiếm nguồnhàng hóa, thậm chí khi là lãng phí khi không kịp sử dụng hết các sản phẩm ngắn hạn.Kèm theo các suy đoán về nguồn dịch, là những bài thuốc không có cơ sở nghiên cứu rõràng được lan truyền tràn lan, làm ảnh hưởng công tác phòng, chống dịch của nhà nước.Mặc dù các thống kê về tình hình dịch bệnh vẫn được cơ quan y tế cập nhật thườngxuyên, nhưng vẫn có những đối tượng đưa lên những số liệu không rõ ràng, gây tâm línghi ngờ chính quyền trong nhân dân Trong đó có những vụ việc như hình ảnh xác chếtnằm la liệt trong bệnh viện chợ Rẫy thực ra là những hình ảnh được chụp tại Myanmar,thông tin 12 shipper dương tính ở Hồ Chí Minh đã được công an Quận 7 xác nhận là tingiả,… Gần đây nhất, loạt tin bài về mức độ nguy hiểm của biến thể virus mới Omicronkhiến dư luận lo lắng được các chuyên gia y tế nhận định là không chính xác
Để “thuyết phục” người dân, một số đối tượng đã tung ra ra hình ảnh các tin nhắn của bác
sĩ, cán bộ UBND Thành phố Hồ Chí Minh với nội dung đại loại như: Tình hình Thànhphố Hồ Chí Minh không còn kiểm soát, không khống chế được đại dịch Covid-19; dịchbệnh ở đây không thua Ấn Độ và hai tuần nữa sẽ rất thê thảm… Đây là những hình ảnhđược cắt ghép để xuyên tạc sự thật, đánh lừa dư luận Chính vì sự tinh vi, xảo quyệt đó,rất nhiều người dân đã mắc bẫy, đổ xô đi mua hàng hóa để tích trữ, khiến tình hình trởnên phức tạp, khan hiếm hàng hóa cục bộ…
Việc xuất hiện nhiều bài viết, thông tin thiếu căn cứ về hiệu quả của vắc xin, tùy tiệncông kích nguồn gốc một số loại vắc xin, hình thành tâm lý so đo, kén chọn trong cộngđồng Trong khi dịch bệnh chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì việc tăng cường tiêm vắc xin chotoàn dân để tạo miễn dịch cộng đồng là việc cấp bách lúc này Thế nhưng, những ý kiến
Trang 9cực đoan, vô căn cứ, sai sự thật lan truyền trong cộng đồng thời gian qua đã khiến chocông tác phòng chống dịch bệnh càng khó khăn hơn…
Các đối tượng đưa tin giả còn xuyên tạc về những chủ trương, chính sách của nhà nước
và biện pháp phòng chống dịch của cơ quan các cấp Trong đó điển hình gần đây là vụviệc lan truyền thông tin giả mạo phát ngôn chỉ đạo chống dịch COVID-19 của Phó Thủtướng Vũ Đức Đam để đưa ra những thông tin suy diễn vô căn cứ như: “dịch bùng ra mộtcái, chắc chắn Việt Nam sẽ bứt lên Top 1 ngay”; Ngay sau đó, các lực lượng chức năng
đã nhanh chóng vào cuộc, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã xử phạt mỗi cá nhân12,5 triệu đồng và yêu cầu gỡ bỏ thông tin vi phạm Tuy nhiên vẫn còn nhiều người bịảnh hưởng từ các thông tin sai lệch đó Hay như bài viết “Bức xúc trước cách thức chốngdịch… một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh đã tự thiêu…” Đây là nội dung mộtđoạn tin giả đã lan truyền trên Facebook khiến không ít người hoang mang Nhưng khingười phát tán tin giả này phải đối mặt với cơ quan công an thì sự thực lại hoàn toànkhác: “Người đàn ông tự thiêu không phải do nhiễm COVID, mà là do tâm thần nên dẫnđến hành động trên…” – Theo lời chủ tài khoản tung tin giả trình bày trước báo giới Bêncạnh đó, còn là hàng loạt thông tin giả kết hợp với các luận điệu kích động người dânnhằm gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch; những tin giả núp dưới bóng nhữngviệc làm tích cực, nghĩa hiệp (không có thực) để định hướng dư luận một cách tinh vihoặc nhằm mục đích trục lợi cá nhân Điển hình là tin giả về việc “Người dân quận 12,Thành phố Hồ Chí Minh bỏ về khi biết tiêm vắc xin Trung Quốc"
Chỉ tính từ năm 2020 đến nay, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạmcông nghệcao đã phối hợp với Công an các địa phương triệu tập đấu tranh hơn 1.800 đối tượng,khởi tố xử lý hình sự 21 đối tượng, xử phạt vi phạm hành chính 466 đối tượng, nộp ngânsách Nhà nước hơn 5 tỷ đồng; chỉ tính riêng trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 hiện nay,Cục đã phối hợp xử lý hành chính 82 đối tượng, xử lý hình sự 1 đối tượng ở thành phố
Hồ Chí Minh và tiếp tục theo dõi, nhận diện, xử lý các đối tượng khác theo quy địnhpháp luật
1.2 Nhận định của bản thân về covid 19
1.2.1 Tính chất về tin giả Covid 19
Tin giả (hoặc còn gọi là tin đồn, tin tức sai sự thật, hoặc tin mạng) về Covid-19 là nhữngthông tin không chính xác, không được xác nhận hoặc không đúng sự thật, không có căn
cứ khoa học, thường có tính chất lợi ích cá nhân hoặc chính trị, và dễ dàng lan truyền trên
Trang 10mạng xã hội, gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe và tâm lý của người dân liênquan đến đại dịch Covid-19 Tính chất của tin giả về Covid-19 bao gồm:
- Không có căn cứ khoa học: Tin giả về Covid-19 thường không được xác nhận bởi cácnhà khoa học hoặc các tổ chức y tế uy tín Những thông tin này có thể không có căn cứkhoa học và có thể không chính xác, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏecủa người dân
- Tồn tại để tạo ra sự hoang mang và lo sợ: Tin giả về Covid-19 thường được lan truyền
để tạo ra sự hoang mang và lo sợ trong cộng đồng Những tin tức này thường có tính chấtđáng sợ và có thể khiến người đọc hoang mang, không tin vào các biện pháp phòngchống dịch bệnh, hoặc không biết cách đối phó với tình hình dịch bệnh Chúng thường lànhững thông tin nóng hổi được mọi người quan tâm đến
- Thường có tính chất lợi ích cá nhân hoặc chính trị: Tin giả về Covid-19 thường có tínhchất lợi ích cá nhân hoặc chính trị Có thể là các tổ chức hoặc cá nhân muốn tạo ra lợinhuận, hoặc các chính trị gia muốn tạo ra ảnh hưởng chính trị hoặc gây thù hằn giữa cácnước
- Dễ dàng được lan truyền trên mạng xã hội: Tin giả về Covid-19 dễ dàng lan truyền trênmạng xã hội, do đó chúng có thể phủ sóng rộng rãi và lan rộng nhanh chóng Một số tingiả được tạo ra nhằm mục đích tạo ra sự chú ý trên mạng xã hội, dẫn đến việc lan truyềncác tin tức không chính xác
1.2.2 Mức độ nghiêm trọng của tin giả về Covid 19
Dù có những biểu hiện khác nhau, song điểm chung nhất của tin giả đó là tính chất thôngtin đưa ra không đúng với toàn bộ hoặc một phần sự thật Với đặc tính lan truyền thôngtin mạnh mẽ trên mạng xã hội, điều này là hết sức nguy hiểm, nhất là đối với những tingiả liên quan đến dịch COVID-19 Tin giả về Covid-19 có mức độ nghiêm trọng rất cao
vì chúng có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, an ninh, và kinh tế củamọi người Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra, tin giả về bệnh dịchnày có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Bởi thực tế, việc những tin giả, tin sai sự thật phát tán tràn lan trên không gian mạng gắnvới các tính năng của mạng xã hội như bình luận, chia sẻ, phát trực tiếp (livestream), chỉtrong thời gian rất ngắn, những thông tin này đã trực tiếp tác động đến nhận thức, suynghĩ, tình cảm và hành vi của người dùng mạng xã hội Trong khi đó, Việt Nam hiện cókhoảng 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, tương đương 73% dân số Điều này lý giải
vì sao, sự xuất hiện, lan truyền các tin giả đã và đang tác động không nhỏ đến tâm lý, đời
Trang 11sống cộng đồng Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, sự hoảng hốt, lo
sợ thái quá dễ gây phản ứng tiêu cực mang tính dây chuyền, không đáng có; dẫn đếnnguy cơ gây khó kiểm soát tình hình và những hậu quả khó lường
Tin giả về covid 19 sẽ gây nên sự hoang mang và lo lắng cho dư luận, khiến họ cảm thấybất an và không biết đâu là sự thật; Tin giả về Covid-19 có thể đưa ra những thông tin sailệch về cách phòng ngừa và điều trị bệnh, dẫn đến việc mọi người không thực hiện đúngcách và gây nguy hiểm đến sức khỏe của họ; khiến mọi người lo sợ bởi không có thựcphẩm trong giai đoạn cách ly dẫn đến tình trạng mua ham, làm cho nguồn cung cấpkhông đáp ứng nổi và đẩy giá cả lên cao; Những tin giả về Covid-19 có thể khiến mọingười tin vào những thuyết âm mưu và giả thiết hoang đường, gây ra tình trạng hoangtưởng và đánh mất sự tin tưởng vào các nhà chức trách và các tổ chức y tế
Đặc biệt, đối với công tác phòng, chống dịch COVID-19, những tin giả, tin thiếu kiểmchứng cũng tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng Nội dung thông tin không đúng sự thật
dễ làm người dân hiểu sai chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch của cấp ủy, chínhquyền các cấp; làm giảm sự đồng thuận trong xã hội; gây khó khăn cho công tác phòng,chống dịch bệnh trên phạm vi rộng; cản trở việc khơi dậy và phát huy sức mạnh tổnghợp, tinh thần đoàn kết toàn dân trong "cuộc chiến" chống dịch COVID-19 hiện nay.Tin giả liên quan đến dịch COVID-19 sẽ càng trở lên nguy hại khi bị các thế lực thù địch,phản động khai thác, lợi dụng Trong bối cảnh cuộc chiến chống đại dịch COVID-19đang diễn biến phức tạp, cam go, tin giả đã được các thế lực thù địch, phần tử phản độngtriệt để khai thác như một chiêu bài để chống phá Đảng, phá hoại khối đại đoàn kết toàndân Tin giả đã thực sự trở thành những loại “virus độc hại”, là công cụ hết sức nguyhiểm của một số đối tượng cực đoan, chống đối Đơn cử như mới đây, lợi dụng sự phứctạp của tình hình dịch COVID-19, đối tượng Phan Vũ Điệp Anh, sinh năm 1961 (thườngtrú tại phường 19, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) đã tung tin giả về vụ
“người dân tự thiêu để phản đối chính sách của Đảng, Nhà nước trong phòng, chốngCOVID-19” Với hành vi này, Phan Vũ Điệp Anh đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công
an quận Bình Thạnh ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam hai tháng
1.2.3 Ảnh hưởng của việc tung tin sai sự thật trong đại dịch covid 19:
1.2.3.1 Đối với dư luận
- Tác động tới hành động của người đọc: Không chỉ tác động tới tâm lý mà tin giả cònkhiến người đọc có các hành động sai lệch
Ví dụ: Còn nhớ, trong đợt dịch COVID-19 đầu tiên ở nước ta, những thông tin dạng nhưthế này đã tạo ra tâm lý bất ổn trong một bộ phận nhân dân Nhiều người đã ra sức tíchtrữ lương thực, thực phẩm; tạo ra tình trạng khan hiếm hàng hóa cục bộ; gây ảnh hưởng
Trang 12tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa tại nhiều địa phương.Gần đây nhất, thời điểm cuối tháng 7/2021,
khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở nhiều
tỉnh, thành phố phía Nam, các đối tượng tung
tin giả đã xoáy sâu vào nỗi lo lắng, sợ hãi, bất
an của người dân bằng thủ đoạn cắt, ghép
hình ảnh kèm theo những thông tin sai sự
thật như “xác người chết vì COVID-19
chất đầy trong phòng” hay “người dân tự
thiêu để phản đối công tác phòng, chống
dịch COVID-19 ở Thủ Đức”
- Gây tâm lí hoang mang và sợ hãi trong dư
luận xã hội, tác động đến tâm lí, cảm xúc
người đọc: Tung tin sai sự thật về Covid-19
có thể khiến người dân lo lắng, hoang
mang và sợ hãi Việc này có thể dẫn
đến tình trạng hoảng loạn và gây ra
hậu quả nghiêm trọng cho tâm lý và
sức khỏe của người dân
Vào tháng 08/2021 thông tin về việc
“Bác sỹ Khoa rút máy thở của mẹ để
nhường cho sản phụ” gây xôn xao
trong dư luận Đây là sự việc hoàn
toàn không có thật Hệ quả là, nhiều
“anh hùng bàn phím” đã chia sẻ
thông tin này kèm theo những bình
luận sai trái, phiến diện như “Thành
phố Hồ Chí Minh thiếu máy thở để điều trị bệnh nhân COVID-19”, “Nhiều bệnh nhânCOVID-19 tử vong do không được cứu chữa kịp thời” Câu chuyện bi ai này đã gâychấn động nhận về hàng chục ngàn lượt chia sẻ, thả cảm xúc với hàng ngàn lượt bìnhluận, hầu hết đều tỏ ra thương xót, cảm động Tuy nhiên, sau quá trình điều tra và làm rõ,thực chất đây chỉ là câu chuyện bịa đặt
Trang 13- Gây ra sự không tin tưởng đối với thông tin chính thống: Việc tung tin sai sự thật có thểlàm cho người dân mất niềm tin vào các nguồn tin chính thống và cảm thấy khó tin bất kỳthông tin nào về Covid-19 mà được đưa ra Điều này có thể làm cho người dân trở nênchủ quan và không chấp nhận các biện pháp phòng chống dịch bệnh một cách đầy đủ.
Ví dụ: Điển hình là tin giả về việc “Người dân quận 12,
Thành phố Hồ Chí Minh bỏ về khi biết tiêm vắc xin
Trung Quốc" Nhưng thực tế, tại thời điểm thông tin này
được lan truyền (ngày 13/8), thì hoàn toàn không có việc
tổ chức tiêm vắc xin phòng ngừa COVID-19 trên địa bàn
quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh Qua kiểm tra, xác
minh từ cơ quan chức năng TP HCM, Trung tâm xử lý
tin giả Việt Nam khẳng định nội dung thông tin trên là tin
giả, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác
phòng chống dịch bệnh Covid-19
- Làm suy yếu các nỗ lực phòng chống Covid-19, gây rối
loạn trật tự xã hội, an ninh quốc gia: Việc tung tin sai sự
thật có thể làm suy yếu các nỗ lực phòng chống Covid-19 của cộng đồng Nếu người dânkhông tin tưởng vào các biện pháp phòng chống dịch bệnh và không tuân thủ các quyđịnh và chỉ thị của chính quyền, dịch bệnh sẽ tiếp tục lan rộng và gây ra những tác độngtiêu cực đến sức khỏe và kinh tế của toàn xã hội
Ví dụ: Lợi dụng thời điểm dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp tại ViệtNam,hàng loạt các bài viết mang tính chất kích động, phản đối các chính sách của Chínhphủ,xuyên tạc lời nói của các cấp lãnh đạo đã gây không ít những khó khăn trong nỗlựcphòng chống dịch của Nhà nước.Trên mạng xã hội đã từng lan truyền dòng trạng tháicủa một facebooker xuyên tạc phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Ðức Ðam tại cuộc họpBan Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 để đưa ra những thông tin suy diễn
vô căn cứ như: “dịch bùng ra một cái, chắc chắn Việt Nam sẽ bứt lên Top 1 ngay”;
“không có việc Nhà nước lo và ra viện được tặng hoa nữa đâu”; “Hà Nội 11 triệu dân chỉ
có khoảng 300 cái (máy thở)” Hay mới đây, khi Quân đội huy động cán bộ, chiến sĩtham gia công tác phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân TP Hồ Chí Minh bảo đảm nhu cầucuộc sống trong thời gian giãn cách xã hội, một số đối tượng đã cố tình tung tin sai sựthật trên mạng xã hội về việc “Quân đội thực hiện thiết quân luật tại TP Hồ Chí Minh”.Cùng với thông tin này là hình ảnh “xe thiết giáp chắn đường”, “quân đội mặc đồ bảo hộcầm súng”