I. Bối cảnh tiếp nhận Haruki Murakami ở Việt Nam 1. Bối cảnh lịch sử - xã hội Kể từ sau năm 1975, hai miền Nam Bắc thống nhất, đất nước ta bước vào thời kì khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng, phát triển xã hội. Dẫu trải qua nhiều biến động, khó khăn thời hậu chiến, song nhìn chung, thời kì này đánh dấu quá trình chuyển mình của đất nước về mọi mặt, đặc biệt là văn hóa, xã hội. Đỉnh điểm của sự thay đổi phải kể đến dấu mốc Đổi Mới năm 1986. Có thể nói, các điều chỉnh kịp thời trong chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo ra một làn sóng hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ chưa từng có với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này đã thúc đẩy sự tương tác, giao thoa, học hỏi các nền văn hóa đa dạng để tự làm giàu có thêm bản sắc văn hóa dân tộc; trong đó có văn hóa Nhật Bản – một nền văn hóa lớn với những di sản vật thể và phi vật thể độc đáo, phong phú. Đây là tiền đề đầu tiên để tiếp nhận văn học Nhật Bản nói riêng và văn hóa Nhật Bản nói chung tại Việt Nam mà Haruki Murakami là một tác giả tiêu biểu đại diện do giai đoạn văn học đương đại thế kỉ XXI. Vào thời kì này, việc tiếp nhận và nghiên cứu văn hóa Nhật Bản ở nước ta diễn ra rất mạnh mẽ về cả bề rộng lẫn chiều sâu, diễn ra thành một hệ thống nhất quán theo tiến trình lịch sử. Năm 1973, Việt Nam đã đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản; thành lập Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, trực thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia vào năm 1993. Các sự kiện quan trọng này đã dẫn tới việc hình thành một đội ngũ các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa Nhật Bản tại các cơ sở nghiên cứu lớn, nhỏ trên khắp cả nước. Nổi bật trong số đó là Viện Văn học, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, Viện Sử học cùng các trường Đại học, các khối ngành đào tạo về Khoa học xã hội và Nhân văn. Chính những tiền đề này đã thúc đẩy các hoạt động dịch thuật, nghiên cứu và truyền bá văn hóa – văn học Nhật Bản tại Việt Nam, cũng là cơ sở để văn chương của Haruki Murakami được giới thiệu và có chỗ đứng nhất định trong lòng độc giả ở nước ta. Hàng năm, có đến hàng chục công trình nghiên cứu và hội thảo khoa học về văn học Nhật Bản nói chung và Murakami nói riêng ở Việt Nam. Đặc biệt, hội thảo ngày 17 tháng 3 năm 2007 mang tên “Thế giới của Haruki Murakami và Yoshimoto Banana” diễn ra tại Trung tâm Hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các dịch giả, nhà phê bình, báo giới và bạn đọc cả nước. Điều này đủ cho thấy sự quan tâm, đón nhận của không chỉ các độc giả mà còn cả giới nghiên cứu nước ta về hiện tượng văn học này. Bên cạnh đó, song hành cùng những đổi thay của lịch sử và chủ trương giao lưu văn hóa đa phương mở đường cho sự thâm nhập của văn hóa Nhật Bản vào nước ta; tâm tư của con người thời đại mới cũng có sự khác biệt rõ rệt so với thời đại trước. Bước ra khỏi chiến tranh, con người bắt đầu có những nhu cầu tinh thần đa dạng, đặc biệt là nhu cầu giải trí, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật. Để đáp ứng nhu cầu bức thiết của thời đại và con người, kể từ sau năm 1986, nền văn học nước nhà đã bắt đầu được “cởi trói” khỏi tiếng nói bổn phận, tập trung hướng tới những tự sự cá nhân phức tạp thay vì phát ngôn cho tập thể đơn thuần. Các sáng tạo mang tính thử nghiệm bước đầu của nhiều tác giả Việt Nam mặc dù đã có tác động nhất định đến đời sống xã hội, phản ánh được tâm tư con người đương đại; song phần lớn vẫn chỉ tồn tại một cách manh mún và chưa có nhiều đột phá so với văn học thế giới. Do đó, trong khi nền văn học nội địa cần thêm thời gian cho những bước chuyển mình mạnh mẽ, bắt kịp với nhịp sống sôi động của văn chương toàn cầu; các tác giả trong nước vẫn cần phải học hỏi, tìm tòi và nỗ lực trau dồi nhiều hơn để phản ánh được những vấn đề phức tạp, cất lên “tiếng lòng” của một thế hệ độc giả mới; thì việc tiếp nhận các tác phẩm văn học nước ngoài, trong đó có văn học Nhật Bản nói chung và Haruki Murakami nói riêng là một xu hướng tất yếu. Là một trong những cây bút tiêu biểu của văn chương Nhật Bản đương đại, lại chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học – văn hóa phương Tây, thế giới nghệ thuật của Haruki Murakami chính là thế giới hiện đại với tất cả sự bộn bề, phức tạp của nó được khúc xạ qua lăng kính văn chương. Nhân vật trong tác phẩm của ông chính là những “người đương thời” cùng các vấn đề, các trạng thái tâm lý của con người hiện đại được trình hiện một cách sống động, chân thực và đầy tinh tế. Do đó, các tác phẩm của Murakami rất dễ “bắt sóng” với những thay đổi trong tâm tư, tình cảm, nhu cầu, thị hiếu của lớp độc giả Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI và trở nên phổ biến, được ưa chuộng khi vừa được giới thiệu ở nước ta trong một khoảng thời gian không lâu.
Trang 1Tiếp nhận Haruki Murakami ở Việt Nam
I Bối cảnh tiếp nhận Haruki Murakami ở Việt Nam
1 Bối cảnh lịch sử - xã hội
Kể từ sau năm 1975, hai miền Nam Bắc thống nhất, đất nước ta bước vào thời kì khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng, phát triển xã hội Dẫu trải qua nhiều biến động, khó khăn thời hậu chiến, song nhìn chung, thời kì này đánh dấu quá trình chuyển mình của đất nước về mọi mặt, đặc biệt là văn hóa, xã hội Đỉnh điểm của sự thay đổi phải kể đến dấu mốc Đổi Mới năm 1986 Có thể nói, các điều chỉnh kịp thời trong chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo ra một làn sóng hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ chưa từng có với các nước trong khu vực và trên thế giới Điều này đã thúc đẩy sự tương tác, giao thoa, học hỏi các nền văn hóa đa dạng để tự làm giàu có thêm bản sắc văn hóa dân tộc; trong đó có văn hóa Nhật Bản – một nền văn hóa lớn với những di sản vật thể và phi vật thể độc đáo, phong phú Đây là tiền đề đầu tiên để tiếp nhận văn học Nhật Bản nói riêng và văn hóa Nhật Bản nói chung tại Việt Nam mà Haruki Murakami là một tác giả tiêu biểu đại diện do giai đoạn văn học đương đại thế kỉ XXI
Vào thời kì này, việc tiếp nhận và nghiên cứu văn hóa Nhật Bản ở nước ta diễn ra rất mạnh mẽ về cả bề rộng lẫn chiều sâu, diễn ra thành một hệ thống nhất quán theo tiến trình lịch sử Năm 1973, Việt Nam đã đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Nhật Bản; thành lập Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, trực thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia vào năm 1993 Các sự kiện quan trọng này đã dẫn tới việc hình thành một đội ngũ các nhà nghiên cứu văn học, văn hóa Nhật Bản tại các cơ sở nghiên cứu lớn, nhỏ trên khắp cả nước Nổi bật trong số đó là Viện Văn học, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc
Á, Viện Sử học cùng các trường Đại học, các khối ngành đào tạo về Khoa học xã hội và Nhân văn Chính những tiền đề này đã thúc đẩy các hoạt động dịch thuật, nghiên cứu và truyền bá văn hóa – văn học Nhật Bản tại Việt Nam, cũng là cơ sở
để văn chương của Haruki Murakami được giới thiệu và có chỗ đứng nhất định trong lòng độc giả ở nước ta Hàng năm, có đến hàng chục công trình nghiên cứu
và hội thảo khoa học về văn học Nhật Bản nói chung và Murakami nói riêng ở Việt Nam Đặc biệt, hội thảo ngày 17 tháng 3 năm 2007 mang tên “Thế giới của
Trang 2Haruki Murakami và Yoshimoto Banana” diễn ra tại Trung tâm Hợp tác phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - Nhật Bản đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các dịch giả, nhà phê bình, báo giới và bạn đọc cả nước Điều này đủ cho thấy sự quan tâm, đón nhận của không chỉ các độc giả mà còn cả giới nghiên cứu nước
ta về hiện tượng văn học này
Bên cạnh đó, song hành cùng những đổi thay của lịch sử và chủ trương giao lưu văn hóa đa phương mở đường cho sự thâm nhập của văn hóa Nhật Bản vào nước ta; tâm tư của con người thời đại mới cũng có sự khác biệt rõ rệt so với thời đại trước Bước ra khỏi chiến tranh, con người bắt đầu có những nhu cầu tinh thần đa dạng, đặc biệt là nhu cầu giải trí, thưởng thức văn hóa, nghệ thuật Để đáp ứng nhu cầu bức thiết của thời đại và con người, kể từ sau năm 1986, nền văn học nước nhà đã bắt đầu được “cởi trói” khỏi tiếng nói bổn phận, tập trung hướng tới những tự sự cá nhân phức tạp thay vì phát ngôn cho tập thể đơn thuần Các sáng tạo mang tính thử nghiệm bước đầu của nhiều tác giả Việt Nam mặc dù
đã có tác động nhất định đến đời sống xã hội, phản ánh được tâm tư con người đương đại; song phần lớn vẫn chỉ tồn tại một cách manh mún và chưa có nhiều đột phá so với văn học thế giới Do đó, trong khi nền văn học nội địa cần thêm thời gian cho những bước chuyển mình mạnh mẽ, bắt kịp với nhịp sống sôi động của văn chương toàn cầu; các tác giả trong nước vẫn cần phải học hỏi, tìm tòi và
nỗ lực trau dồi nhiều hơn để phản ánh được những vấn đề phức tạp, cất lên
“tiếng lòng” của một thế hệ độc giả mới; thì việc tiếp nhận các tác phẩm văn học nước ngoài, trong đó có văn học Nhật Bản nói chung và Haruki Murakami nói riêng là một xu hướng tất yếu
Là một trong những cây bút tiêu biểu của văn chương Nhật Bản đương đại, lại chịu nhiều ảnh hưởng từ văn học – văn hóa phương Tây, thế giới nghệ thuật của Haruki Murakami chính là thế giới hiện đại với tất cả sự bộn bề, phức tạp của nó được khúc xạ qua lăng kính văn chương Nhân vật trong tác phẩm của ông chính là những “người đương thời” cùng các vấn đề, các trạng thái tâm lý của con người hiện đại được trình hiện một cách sống động, chân thực và đầy tinh tế Do đó, các tác phẩm của Murakami rất dễ “bắt sóng” với những thay đổi trong tâm tư, tình cảm, nhu cầu, thị hiếu của lớp độc giả Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI và trở nên phổ biến, được ưa chuộng khi vừa được giới thiệu ở nước ta trong một khoảng thời gian không lâu
Trang 32 Bối cảnh dịch thuật – xuất bản
Các tác phẩm văn học Nhật Bản đã có mặt ở nước ta từ rất sớm; song chủ yếu được xuất bản và giới thiệu tại khu vực miền Nam trước năm 1975 Sau khi đất nước thống nhất, bước vào công cuộc xây dựng, phát triển văn hóa – xã hội
và hợp tác đa phương với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, hàng loạt tác phẩm nổi tiếng của các tác giả Nhật Bản đã nhanh chóng được dịch sang tiếng Việt và giới thiệu đến bạn đọc cả nước Số lượng sách được xuất bản và tái bản có xu hướng tăng lên mỗi năm, đặc biệt là trong những thập niên cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXI Có thể nói, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, toàn bộ những tinh hoa của văn học Nhật Bản theo tiến trình từ cổ đại đến hiện đương đại đã được dịch thuật và giới thiệu tại Việt Nam một cách hết sức bài bản, có hệ thống với nhiều bản dịch tác phẩm có giá trị So với giai đoạn trước, tình hình du nhập, tiếp nhận văn học Nhật Bản ở nước ta đã tiến một bước rất xa và thu được nhiều thành tựu đáng kể Trong toàn bộ di sản văn chương Nhật Bản đã được giới thiệu tại Việt Nam, các tác phẩm văn xuôi chiếm đến hơn 70% với nhiều thể loại, bao gồm tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn và cực ngắn…[3] Các tên tuổi kinh điển của văn học Nhật Bản, bao gồm cả hai nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương danh giá là Yasunari Kawabata và Kenzaburo Oe, cũng đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt từ rất sớm với những bản dịch xuất sắc của Nhật Chiêu, Lê Ký Thương, Uyên Thiểm, Lam Anh, Hoàng Long
Dễ nhận thấy, kể từ những năm cuối thế kỷ XX, ý thức tiếp nhận văn học Nhật Bản ở Việt Nam đã bắt đầu phát triển một cách hết sức sôi động, tạo thành một trào lưu dịch thuật và xuất bản hứa hẹn sự bùng nổ ở giai đoạn sau Nhiều nhà xuất bản lớn nhỏ ở các địa phương cho tới Hội Nhà Văn liên tiếp cho ra đời những xuất bản phẩm là các sáng tác văn chương đến từ xứ sở Phù Tang, đủ cho thấy “sức nóng”, độ phủ sóng và sự quan tâm nồng nhiệt của độc giả Việt Nam đối với nền văn học này đã manh nha từ rất sớm, đồng thời có quá trình phát triển lâu dài, càng ngày càng mạnh mẽ và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt” Có thể điểm qua một vài xuất bản phẩm văn học Nhật Bản theo từng giai
đoạn, đến từ các Nhà xuất bản trên khắp đất nước Việt Nam như: Cố đô (Y.Kawabata, Nxb Hải Phòng, 1988); Một nỗi đau riêng (K.Oe, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1997); Cậu ấm ngây thơ (Natsume Soseki, Nxb Hội Nhà Văn, 2006); Sau nửa đêm (Haruki Murakami, Nxb Công an Nhân dân,
Trang 42007), Thất lạc cõi người (Osamu Dazai, Nxb Hội Nhà Văn, 2015), Nắp biển
(Banana Yoshimoto, Nxb Hội Nhà Văn, 2018)… Văn học Nhật cũng được đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam kể từ đợt cải cách giáo dục năm 1991 và tiếp tục trở thành một nội dung học tập bắt buộc trong chương trình sách giáo khoa tính đến thời điểm hiện tại Đây là những tiền đề mở đường cho việc tiếp nhận Haruki Murakami – tác giả hàng đầu của nền văn học Nhật Bản đương đại trong những thập niên đầu thế kỷ XXI
Ở giai đoạn này, giữa kỉ nguyên của công nghệ 4.0 nơi mạng Internet và hệ thống truyền thông đa phương tiện bùng nổ mạnh mẽ, độc giả Việt Nam có thể được tiếp cận với văn học Nhật theo nhiều cách khác nhau, qua các bản dịch tiếng nước ngoài lẫn bản dịch tiếng Việt Thị trường xuất bản trở nên sôi động chưa từng có, cũng là lúc các Nhà xuất bản và các công ty truyền thông đua nhau cho ra đời các tác phẩm văn học đương đại thuộc hạng “best-seller” mà Haruki Murakami chính là một “cơn sốt” không thể không nhắc tới trong địa hạt văn học Nhật Bản Bên cạnh nữ tác giả văn xuôi đương đại nổi tiếng Banana Yoshimoto, tên tuổi của Haruki Murakami cũng đã sớm trở nên quen thuộc với giới độc giả đại chúng ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung Trước khi được giới thiệu ở nước ta, Murakami đã trở thành một hiện tượng xuất bản tại nhiều quốc gia với những con số kỉ lục: 2.800.000 cuốn trong hơn 15 năm phát hành tại Trung Quốc, 4.000.000 cuốn trong lần đầu tiên xuất bản tại Nhật vào năm 1987 và thật không ngoa khi nói rằng, “ở Nhật Bản, cứ 7 người thì có 1 người đọc Rừng Nauy” – tác phẩm đầu tay và cũng là tác phẩm nổi tiếng bán chạy nhất trong gia tài văn chương của Haruki Murakami
Tại Việt Nam, mặc dù cái tên Murakami lần đầu tiên xuất hiện với cuốn
Rừng Nauy “kinh điển” và ngay lập tức vấp phải những lệnh cấm xuất bản vào
năm 1997 vì những nguyên do khách quan; song tính từ lần trở lại “ngoạn mục” của tác phẩm này vào năm 2006, tên tuổi của Murakami đã nhanh chóng “phủ sóng” trong lĩnh vực xuất bản với số lượng tác phẩm được chuyển ngữ và xuất bản, tái bản dày đặc Tuy rằng con số thống kê 1000 bản mỗi năm cho tác phẩm
Rừng Nauy không thật sự đầy đủ và chính xác cho những lần tái bản liên tiếp do
sự kiểm soát chưa chặt chẽ đối với thị trường sách lậu, sách điện tử trôi nổi… tại Việt Nam; song nhìn vào thực tế, chỉ tính riêng trong hai năm 2006 - 2007, đã có tới 10 cuốn tiểu thuyết của Murakami được dịch sang tiếng Việt từ nguyên tác
Trang 5Nhật ngữ Bắt đầu từ cột mốc Rừng Nauy vào năm 2006 gắn liền với bản dịch
nổi tiếng của dịch giả Trịnh Lữ, các tác phẩm tiêu biểu khác của Haruki
Murakami liên tục được dịch và xuất bản trong khoảng thời gian kế tiếp: Biên niên kí chim vặn dây cót (Trần Tiễn Cao Đăng dịch, 2006), Phía Nam biên giới, phía Tây mặt trời (Cao Việt Dũng dịch, 2007), Kafka bên bờ biển (Dương Tường dịch, 2007), Sau nửa đêm (Huỳnh Thanh Xuân dịch, 2007) và Người tình Sputnik (Ngân Xuyên dịch, 2008) cùng 5 tập truyện ngắn (chủ yếu do Phạm
Vũ Thịnh dịch) Chưa kể, nhiều tác phẩm cho đến nay vẫn liên tục được tái bản, chứng tỏ sức hút của tác giả này tại Việt Nam là rất lớn, thậm chí có thể vượt xa
cả những tên tuổi đoạt giải Nobel về số lượng xuất bản và tái bản trên thị trường
Có thể nói, chính tiền đề dịch thuật – xuất bản trong giai đoạn cuối thế kỷ XX – đầu thế kỷ XXI đã đặt nền móng quan trọng cho hoạt động tiếp nhận Haruki Murakami ở nước ta Bên cạnh đó, công tác truyền thông, quảng bá tác phẩm đã
và đang được một số nhà phát hành như Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, Công ty Cổ phần Sách Tao Đàn… đẩy mạnh trong thời gian gần đây với nhiều nội dung đa dạng, phong phú càng tạo được động lực lớn cho việc truyền bá, tiếp nhận các tác phẩm văn học của tác giả đương đại hàng đầu Nhật Bản này tại Việt Nam
II Đặc điểm tiếp nhận Haruki Murakami ở Việt Nam
1 “Cơn sốt” văn học đại chúng cao cấp mang tên Haruki Murakami
Mặc dù là tác giả có số lượng người hâm mộ đông đảo khắp toàn cầu song Haruki Murakami cũng là một trong những hiện tượng gây tranh cãi bậc nhất, đặc biệt là trong giới phê bình Học giả người Hà Lan Aurelie van‘t Slot cho biết
ở quốc gia này, số lượng độc giả trung thành của Murakami đã lên tới 2000 người và luôn luôn sẵn sàng đón đợi các tác phẩm mới của ông Giáo sư Barbara Thornbury, Đại học Temple nhận định “Đây là kỷ nguyên đắm đuối Murakami” [4] Chính văn chương Murakami đã “dẫn dụ” nhiều người tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản, và thậm chí một Trung tâm Nghiên cứu Murakami đã được thành lập
ở Đài Loan trong khuôn khổ chương trình giảng dạy và nghiên cứu Nhật Bản
học Tuy nhiên, trong một diễn biến khác, nhiều nhà phê bình lại đánh giá thấp
và coi văn chương Murakami chỉ là một thứ văn học kiểu “mì ăn liền” và gọi ông là “một nhà văn hạng nhẹ, một nhà cung cấp văn chương tồi toàn cầu, thiếu hẳn sức nặng như các nhà văn vĩ đại thời hậu chiến Nhật Bản như Yasunari
Trang 6Kawabata (1899 – 1972), Junichiro Tanizaki (1886 – 1965) và Yuko Mishima (1925 – 1970)” [4] Năm 2010, nhà văn Tim Parks gọi tiểu thuyết của Murakami là “tiểu thuyết ngu đần mới toàn cầu” [4] Và ngay chính trên đất nươc Nhật, các nhà phê bình và giới nghiên cứu cũng không mấy mặn mà với
“hiện tượng Murakami” Nhà nhà phê bình nổi tiếng người Nhật Shigehiko Hasumi đã coi tiểu thuyết của nhà văn này như một “trò gian lận” Những người đánh giá thấp văn chương Haruki Murakami phần lớn đều ủng hộ một lập luận rằng đây là kiểu văn chương hấp thu hổ lốn nguồn văn hóa đại chúng lẫn kinh điển trong sáng tạo của mình, và ngay cả những vay mượn, kế thừa từ văn chương kinh điển cũng chỉ giống như một lớp áo màu mè, tầm thường mang dáng dấp đại chúng Chính điểm gây tranh cãi này đã góp phần giải thích lí do
mà Murakami nhận được sự quan tâm, yêu mến từ cả độc giả đại chúng cho đến những nhà nghiên cứu, những người tiếp nhận ở tầm sâu hơn
Năm 2016, trên trang cá nhân của mình, nhà văn Thuận đã sử dụng cụm từ
“văn học đại chúng cao cấp” (nguyên văn: “pop cao cấp”) để nói về văn chương của Haruki Murakami Theo đó, thứ văn chương này là sự kết hợp giữa các yếu
tố đại chúng, có tính giải trí lẫn các yếu tố hàn lâm “nghiêm túc” Đây là sản phẩm của thời đại công nghệ bùng nổ, đòi hỏi thông tin vừa phải được tiếp cận, nắm bắt một cách nhanh chóng, “dễ hiểu” về mặt sơ bộ song cũng cần phải được lên ý tưởng, triển khai với những dụng ý nghệ thuật nhất định, sao cho tương xứng với trình độ học vấn lẫn thị hiếu, văn hóa đọc đã đạt đến một mức độ tương đối cao của đại bộ phận độc giả đương thời, trong đó có độc giả Việt Nam Nhiều năm trở lại đây, khi kinh tế, khoa học, công nghệ, giáo dục ở nước ta đã
có sự phát triển và tiến bộ rõ rệt so với giai đoạn trước, con người bắt đầu dành nhiều thời gian để chăm lo cho đời sống tinh thần hơn, cũng là lúc các độc giả văn nghệ, từ độc giả đại chúng cho đến lớp độc giả tinh hoa, đều đòi các tác phẩm mà họ thưởng thức phải sở hữu những thử nghiệm nhất định cả về mặt nội dung lẫn nghệ thuật Nói cách khác, cách thức xử lý chất liệu cũng như các khía cạnh thi pháp, cụ thể là thi pháp văn xuôi tự sự, bao gồm cốt truyện, trần thuật… vừa phải đảm bảo được sự cuốn hút, thời thượng, dễ tiếp thu; song cũng vừa phải
có những sáng tạo đột phá, sao cho càng nảy sinh nhiều điểm khó lí giải, thách thức và nằm ngoài tầm đón đợi của độc giả thì càng được đánh giá cao Bên cạnh
đó, những tác phẩm đương thời càng sở hữu nhiều điểm tương đồng, gần gũi với
Trang 7các tác phẩm vĩ đại, kinh điển của văn chương thế giới thì càng được đánh giá cao Đây là tâm lý của lớp bạn đọc đã được học tập, giáo dục và tiếp xúc với văn chương kinh điển trong nhà trường, đồng thời lại muốn được thư giãn, giải trí và mong muốn tìm một món ăn tinh thần gần gũi, mới mẻ, có thể tiếp nhận và đồng cảm ngay lập tức
Dễ nhận thấy, nét “cao cấp” trong các sáng tác của Murakami thể hiện ở chỗ, ông đã tiếp thu một cách triệt để những chi tiết, không gian nghệ thuật, kiểu cốt truyện, nhân vật… của một số tác giả phương Tây hiện đại để làm giàu có cho các sáng tác của mình Đây cũng là lí do khiến các nhà phê bình và những người yêu văn học Nhật truyền thống tỏ ra “dị ứng” với sự vay mượn quá mức các yếu tố ngoại lai để đem vào văn chương Nhật Tuy nhiên, tính Nhật trong văn chương Murakami vẫn không hề bị mai một, mà được thể hiện một cách hết sức tinh tế trong nhiều tác phẩm của ông Chính sự giao thoa giữa văn hóa Nhật Bản truyền thống và sự học tập, tiếp thu kĩ thuật viết từ văn chương kinh điển phương Tây đã đem đến cho những tác phẩm mang tên Murakami một vẻ sang trọng và tính thách thức nhất định đối với nhiều độc giả
Trong số những tác giả văn học Âu Mỹ mà Murakami kính trọng, đồng thời chịu nhiều ảnh hưởng nhất, không thể không kể đến Franz Kafka Những vay mượn Kafkaesque dày đặc trong văn chương Murakami, với kiểu nhân vật mất tích, motif hóa thân, giấc mơ huyền ảo, mê cung phi lý, sự mơ hồ về căn tính thật của nhân vật,… và nhiều chi tiết gợi nhắc chúng ta đến thế giới nghệ thuật của thiên tài văn chương người Séc này Không phải ngẫu nhiên mà Murakami dành
cả một cuốn tiểu thuyết mang tên “Kafka bên bờ biển” với nhân vật chính Kafka Tamura như một sự đồng điệu và đối thoại với tiền nhân Trong tập truyện
“Những người đàn ông không có đàn bà”, truyện ngắn “Samsa đang yêu” mở đầu khi “gã phát hiện ra mình đang ở trên giường và biến thành Gregor Samsa” [1; 205] – nhân vật chính trong truyện “Hóa thân” của Franz Kafka Trạng thái này không chỉ gợi nhắc đến tác phẩm “Hóa thân” kinh điển, mà còn là một trạng thái “lưu đày” điển hình của văn chương Kafka, khi nhân vật bất ngờ bị đặt vào một tình thế bị động mà không thể vùng vẫy để thoát ra được, buộc phải thích nghi với nó “Samsa không biết đây là đâu, gã cần phải làm gì Gã chỉ biết duy
nhất một điều rằng giờ gã đã trở thành người có tên Gregor Samsa” [1; 207].
Motif mất tích cũng hiện diện ở khắp các tác phẩm của ông, song hành với các
Trang 8chủ đề về sự bất ổn của danh tính, căn tính; sự xa lạ, cô đơn trong các trải
nghiệm hiện sinh của con người Có thể kể đến “Quốc xã” trong Rừng Nauy, trong Kafka bên bờ biển hay cả con mèo của Toru và Kumiko trong Biên niên kí chim vặn dây cót Những giấc mơ và các ám ảnh, phức cảm cũng là một yếu tố
mà Haruki Murakami kế thừa từ Kafka nói riêng và văn học phương Tây nói chung Nhân vật Kafka trong Kafka bên bờ biển không những sở hữu cái tên của một nhà văn thiên tài, mà còn mang trong mình mặc cảm Oedipus khi “giết cha, ngủ với mẹ và chị gái”, cho thấy sự kế thừa phân tâm học của S Freud ở văn chương Murakami
Tuy nhiên, người ta vẫn dễ dàng tìm được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các giá trị kinh điển phương Tây với chiều sâu văn hóa Á Đông, văn hóa Nhật trong các tác phẩm của ông Xuyên suốt nhiều tiểu thuyết mang tên Murakami,
dễ dàng nhận thấy chủ đề “sự cứu rỗi của tính nữ” là một mạch nguồn đậm chất
Á Đông Ths Nguyễn Bích Nhã Trúc trong bài viết Tiếp biến Franz Kafka trong tiểu thuyết Haruki Murakami đã phân tích mối quan hệ giữa nhân vật người mẹ Saeki và Kafka ở tiểu thuyết Kafka bên bờ biển nhằm chỉ rõ tính Nhật, tính Á
Đông trong văn chương Murakami như một công cụ để đối thoại và sáng tạo lại chính những kĩ thuật phương Tây mà mình đã vay mượn: “Văn hóa phương Đông đề cao hình ảnh của người phụ nữ với tình yêu thương bao la, chở che, hi sinh tận hiến Nữ thần Mặt trời Amaterasu là thủy tổ của dân tộc Nhật, tất cả các Thiên Hoàng sau này đều là hậu duệ của bà Dấu vết của sự ảnh hưởng, vai trò của nữ thần Amaterasu cho đến nay, vẫn còn lưu lại rất nhiều trong văn hóa Nhật
Bản […] Đó cũng là lí do vì sao người đọc sẽ nhận thấy motif mối quan hệ cha - con mượn từ Franz Kafka và bi kịch Oedipus của Hy Lạp, thực chất chỉ là
những lớp vỏ hình thức để Murakami triển khai chiều kích sâu xa, bí ẩn trong
tâm lý con người hiện đại Và theo chúng tôi, có thể đi đến nhận xét rằng Kafka bên bờ biển chính là một phản đề, một tác phẩm mang tính chất “phản Kafka” rất tinh vi và xuất sắc của Murakami” [5] Tương tự, đối lập với một Midori mạnh mẽ, cá tính đầy chất “Tây” thì nhân vật Naoko trong Rừng Nauy lại
là một thiếu nữ Nhật điển hình Tác giả đã xây dựng Naoko như một hình tượng mang đậm mỹ cảm “aware” trong văn hóa Nhật bằng những câu văn tinh tế và giàu chất thơ: “Tôi quàng tay ôm nàng cẩn thận như đang ôm một tác phẩm nghệ thuật rất tinh tế bằng thủy tinh” [2; 434]; “Tắm trong ánh trăng dìu dịu, thân thể
Trang 9của Naoko ánh lên như da thịt sơ sinh khiến tôi thấy tan nát cả cõi lòng Khi nàng cử động – và nàng cử động nhẹ đến mức hầu như không thấy được – những chỗ sáng tối trên người nàng di động thật tinh tế […] Thật là một tòa thiên nhiên hoàn hảo!” [2; 251] Nỗi buồn trong sáng, vẻ ngây thơ đến mong manh của Naoko trở đi trở lại trong dáng dấp một nỗi ám ảnh, song cũng là một sự cứu rỗi tinh thần đối với Toru Watanabe – nhân vật chính của truyện
Rõ ràng, nếu người đọc không có một vốn kiến văn, vốn đọc đủ sâu và rộng
sẽ không thể hiểu và yêu thích những câu văn, những văn bản ngồn ngộn các mã văn hóa Đông – Tây như các tác phẩm của Murakami Đặc biệt, với lớp độc giả được tiếp nhận các tác phẩm kinh điển phương Tây lẫn Nhật Bản đa dạng vào những thập niên cuối thế kỷ XX ở Việt Nam, sự học tập, vay mượn và tiếp thu những tinh hoa văn học “cao cấp” này lại càng quan trọng hơn bao giờ hết Có thể nói, chính tính chất hàn lâm nói trên đã góp phần tạo nên sức hút, mời gọi những người đọc và các nhà nghiên cứu Việt Nam vào cuộc chơi “giải mã” đầy hấp dẫn khi Haruki Murakami được giới thiệu ở nước ta Do đó, hoàn toàn có cơ
sở khi nhiều diễn đàn độc giả, giới phê bình và người hâm mộ Haruki Murakami tại Việt Nam và trên khắp thế giới vẫn đưa ông vào danh sách dự đoán cũng như luôn tin tưởng, mong chờ về một giải thưởng Nobel văn chương cao quý cho
“thần tượng” của mình
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng Murakami trở thành một tác giả bán chạy hàng đầu của nền văn chương đương đại cũng bởi yếu tố giải trí, tính đại chúng tràn ngập trong sáng tác của ông Sinh ra và trưởng thành tại Nhật Bản vào những thập niên cuối thế kỷ XX, khi nước Nhật chứng kiến sự du nhập của hàng loạt các trào lưu văn hóa - nghệ thuật đại chúng Âu Mỹ, Murakami dĩ nhiên không thể không sống và tắm mình trong không khí của những quán bar với tiếng nhạc jazz và trải qua tuổi trẻ tự do cùng âm nhạc của Elvis, The Beatles, Beach Boys Thậm chí, ông đã từng bỏ học đại học để kết hôn với Takahashi Yoko – một người bạn học có cùng lí tưởng sống, và mở một quán rượu nhạc jazz của riêng mình, lấy tên là Peter Cat – tên con mèo mà hai người cùng nuôi
Là một dịch giả kì cựu và trung thành của Scott Fitzgerald, Raymond Carver…, Murakami không chỉ tiếp thu văn chương kinh điển mà còn đưa vào tác phẩm của mình hơi thở văn học đương đại Âu Mỹ, trình hiện cho người đọc không khí đời sống đô thị Nhật Bản những năm cuối thế kỷ XX - một nhịp sống trẻ trung,
Trang 10cởi mở với làn sóng văn hóa đại chúng phương Tây sôi động, phóng khoáng thay
vì khép mình với các quy chuẩn văn hóa truyền thống khuôn thước, nghiêm ngặt
Đó chính là yếu tố căn bản cấu thành tính đại chúng của văn chương Murakami
“Rừng Nauy” – tên tác phẩm đầu tay của ông cũng là tên một bản nhạc rất thịnh hành lúc bấy giờ của ban nhạc The Beatles Mở đầu cuốn tiểu thuyết, nhân vật Toru vừa đáp chuyến bay xuống sân bay Hamburg và nghe thấy tiếng nhạc phát
ra từ hệ thống loa trên máy bay, ca khúc “Rừng Nauy” (Norwegian wood) Từ
đó, biết bao kí ức tuổi trẻ sống động bắt đầu ùa về… Nhân vật Kino trong truyện ngắn cùng tên sau cú sốc trong hôn nhân đã dọn ra ngoài, mở quán bar ở cuối một con hẻm vắng, ngày ngày nghe nhạc, đọc sách và chăm sóc một chú mèo hoang Ở Việt Nam, giai đoạn tiếp nhận Murakami cũng là giai đoạn mà văn hóa nước nhà đón nhận các trào lưu âm nhạc, điện ảnh, văn hóa đại chúng phương Tây Do đó, độc giả trong nước dễ dàng hưởng ứng và nồng nhiệt đón đọc những tác phẩm của ông, xem chúng như một món ăn không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mình
Bên cạnh sự hiện diện của không gian văn hóa đại chúng đương thời, Murakami cũng kể những tự sự hiện đại tương đối dễ tiếp thu Tình yêu, hôn nhân, tình dục, các câu chuyện có yếu tố trinh thám, li kì… là những đề tài giải trí “hút khách” muôn thuở của không chỉ văn chương mà còn cả điện ảnh và nhiều loại hình nghệ thuật khác Các nhân vật trong tiểu thuyết của ông cũng là những “người đương thời” với đủ mọi lai lịch xuất thân, ngành nghề, tầng lớp trong xã hội hiện đại, từ những nhân viên văn phòng, các cô cậu sinh viên cho đến những người quét rác, những bà nội trợ… Tất cả đã tạo nên một “xã hội hiện đại thu nhỏ” trong thế giới nghệ thuật của Murakami, khiến cho người đọc sẽ luôn luôn tìm đến ông để thỏa mãn nhu cầu giải trí, thư giãn bằng những
“chuyện tầm phào”, gắn liền với cuộc sống thường ngày của họ mà không cần phải quá “căng não” để tư duy về những vấn đề trừu tượng hơn Không những thế, kế thừa chất “hài hước đen” của Kafka pha trộn với tinh thần văn học đại chúng, các yếu tố hài hước, sự nhẹ nhõm, dung dị cũng góp phần tạo nên vẻ gần gũi, chất đời thường trong văn chương Murakami Xung quanh các nhân vật như Quốc xã trong Rừng Nauy, Nakata trong Kafka bên bờ biển chứa đựng các yếu
tố gây cười, khiến người đọc luôn có cảm giác thư giãn thay vì quá đỗi u ám, nặng nề khi tiếp nhận tác phẩm của ông Tuy nhiên, có lẽ cũng chính những yếu